1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên giá sách (Sách mới: Trư cuồng-Nguyễn Xuân Khánh, Vô đề - Dương Thu Hương)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi codet, 20/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ld3i

    ld3i Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Không để trong tủ những cuốn như thế này. Vứt xuống gầm giường, đọc trong wc rồi đem cho ngay người nào muốn đọc. Ai đời đã ra được đến hoang đảo với hai chị em xinh đẹp rồi được coi trọng đến thế mà vẫn cứ muốn về. Để làm một gã quèn trong cái xã hội đã ruồng bỏ mình. Chẳng để làm j` cả. Lạ thế
  2. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Nếu cuộc sống cứ dừng lại ngay khi được thoả mãn một phần và nếu ai cũng biết dừng lại ngay lúc đó thì...
    Cái khao khát của Papillon là cái khao khát chinh phục, cái khao khát được chứng tỏ cho XH đã ruồng bỏ mình rằng anh ta sẽ trở lại cùng với những ý nghĩ trả thù (đã dần mai một theo thời gian). Đó thực sự là khát vọng và cái đáng đọc và đáng trân trọng cũng ở chỗ đó. Thà cho tôi ăn thịt con hổ đã vồ tôi suýt chết còn hơn là bày cho tôi bữa thịt hổ ngon lành giữa một khách sạn năm sao. Thế đấy!
  3. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Nếu cuộc sống cứ dừng lại ngay khi được thoả mãn một phần và nếu ai cũng biết dừng lại ngay lúc đó thì...
    Cái khao khát của Papillon là cái khao khát chinh phục, cái khao khát được chứng tỏ cho XH đã ruồng bỏ mình rằng anh ta sẽ trở lại cùng với những ý nghĩ trả thù (đã dần mai một theo thời gian). Đó thực sự là khát vọng và cái đáng đọc và đáng trân trọng cũng ở chỗ đó. Thà cho tôi ăn thịt con hổ đã vồ tôi suýt chết còn hơn là bày cho tôi bữa thịt hổ ngon lành giữa một khách sạn năm sao. Thế đấy!
  4. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0

    Nỗi đau lòng mẹ-
    Helen Grace Carlisle.
    ( Nguyễn Văn Qua dịch- NXB Văn Hoá- Thông Tin- H- 2001)
    Nguyên bản: Chair De Ma Chair, Paris, 1958. ( tái bản lần thứ 20)
    Cuốn sách được viết dưới dạng tiểu thuyết tự thuật. Tôi đã đọc một mạch. Truyện dễ vào, không khó khăn như một số những cuốn sách khác. Cả cuốn sách không cần phải đề cập đến nghệ thuật. Tất cả, chỉ là lời thủ thỉ, tâm sự, thuật, kể lại cuộc đời một ngưòi phụ nữ Mỹ những năm đầu thế kỉ 20. Bà đã có một tình yêu, một cuộc hôn nhân tuyệt diệu, nếu như chồng không mất do một tai nạn xe điện. Một thân nuôi 4 đứa con. Và như nhiều người Việt Nam ta nhận định, gia đình nhiều con, thế nào cũng có một đứa có số phận không xuôn xẻ. Đeni, đứa con trai đầu tiên đã trở nên bất trị, nhưng bù lại, bà mẹ Mery cũng có một Acti thông minh tài ba trong Kiến Trúc.
    Sự nhẫn nhục của mẹ Mery khiến tôi liên tưởng đến những bà mẹ Việt. Đôn hậu chăm chỉ, chịu thưng chịu khó, biết nhẫn nại đến mức không ngờ. Bà không nỡ ruồng bỏ đứa con tội lỗi Đeni nghiện ngập, cờ bạc, bệnh tật, thô bỉ, luôn ăn cắp tiền của gia đình. Sự mâu thuẫn giữa Deni và người em gái, cũng là một chi tiết tiêu biểu mâu thuẫn trong gia đình. Sự căm giận người anh luôn làm khổ gia đình, Bitti- cô gái có tính cách khá đặc biệt, cô luôn tiếp nhận sự việc một cách tuyệt đối và cũng đã nhận phải những thất bại đau đớn, nhưng Bitti khá mạnh mẽ và nhân hậu. ?o Bitti- được học hành và có taì năng thì lại bị những mớ triết lý không tưởng, mơ mộng viển vông, đầy ảo vọng..?.
    Anh trai Đeni đã giết em gái Bitti và cái thai gần đến ngày sinh- chỉ vì chiếm đoạt 25000$- số tiền do Haman, người đàn ông lừa tình Bitti dền bù chuyện nuôi con. Đeni bị Tử Hình trên ghế điện, và Acti phải nghe theo lời mẹ- từ bỏ gia đình, để khỏi ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của mình. Và người mẹ- sống trong cô đơn.
    Lời kết:
    Tôi nghĩ rằng, tất cả các bà mẹ đều muốn dạy cho con cái mình sự lương thiện , thuỷ chung, tìnhyêu, lòng nhân hậu,nhưng muốn có được những nhân cách đó thì phải loại trừ được mọi sự phản bội, tội ác, nghèo nàn và công viêc đó chỉ riêng các bà mẹ thì không thể làm nổi, mà còn phải là công việc chung của toàn thể cộng đồng./.

  5. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0

    Nỗi đau lòng mẹ-
    Helen Grace Carlisle.
    ( Nguyễn Văn Qua dịch- NXB Văn Hoá- Thông Tin- H- 2001)
    Nguyên bản: Chair De Ma Chair, Paris, 1958. ( tái bản lần thứ 20)
    Cuốn sách được viết dưới dạng tiểu thuyết tự thuật. Tôi đã đọc một mạch. Truyện dễ vào, không khó khăn như một số những cuốn sách khác. Cả cuốn sách không cần phải đề cập đến nghệ thuật. Tất cả, chỉ là lời thủ thỉ, tâm sự, thuật, kể lại cuộc đời một ngưòi phụ nữ Mỹ những năm đầu thế kỉ 20. Bà đã có một tình yêu, một cuộc hôn nhân tuyệt diệu, nếu như chồng không mất do một tai nạn xe điện. Một thân nuôi 4 đứa con. Và như nhiều người Việt Nam ta nhận định, gia đình nhiều con, thế nào cũng có một đứa có số phận không xuôn xẻ. Đeni, đứa con trai đầu tiên đã trở nên bất trị, nhưng bù lại, bà mẹ Mery cũng có một Acti thông minh tài ba trong Kiến Trúc.
    Sự nhẫn nhục của mẹ Mery khiến tôi liên tưởng đến những bà mẹ Việt. Đôn hậu chăm chỉ, chịu thưng chịu khó, biết nhẫn nại đến mức không ngờ. Bà không nỡ ruồng bỏ đứa con tội lỗi Đeni nghiện ngập, cờ bạc, bệnh tật, thô bỉ, luôn ăn cắp tiền của gia đình. Sự mâu thuẫn giữa Deni và người em gái, cũng là một chi tiết tiêu biểu mâu thuẫn trong gia đình. Sự căm giận người anh luôn làm khổ gia đình, Bitti- cô gái có tính cách khá đặc biệt, cô luôn tiếp nhận sự việc một cách tuyệt đối và cũng đã nhận phải những thất bại đau đớn, nhưng Bitti khá mạnh mẽ và nhân hậu. ?o Bitti- được học hành và có taì năng thì lại bị những mớ triết lý không tưởng, mơ mộng viển vông, đầy ảo vọng..?.
    Anh trai Đeni đã giết em gái Bitti và cái thai gần đến ngày sinh- chỉ vì chiếm đoạt 25000$- số tiền do Haman, người đàn ông lừa tình Bitti dền bù chuyện nuôi con. Đeni bị Tử Hình trên ghế điện, và Acti phải nghe theo lời mẹ- từ bỏ gia đình, để khỏi ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của mình. Và người mẹ- sống trong cô đơn.
    Lời kết:
    Tôi nghĩ rằng, tất cả các bà mẹ đều muốn dạy cho con cái mình sự lương thiện , thuỷ chung, tìnhyêu, lòng nhân hậu,nhưng muốn có được những nhân cách đó thì phải loại trừ được mọi sự phản bội, tội ác, nghèo nàn và công viêc đó chỉ riêng các bà mẹ thì không thể làm nổi, mà còn phải là công việc chung của toàn thể cộng đồng./.

  6. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm sự thật biết cười.
    Umberto Eco
    NXB Hội Nhà Văn, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây.
    Umberto Eco là một nhà nghiên cứu kí hiệu học, triết học, lịch sử, mĩ học, kiến trúc.
    ông sở hữu trên 50.000 cuốn sách quý hiếm.
    Cuốn sách tập hợp các bài viết, tiểu luận như: Cái đẹp siêu nghiệm, Diễn giải và lịch sử, Tính đổi mới và tính lặp lại, Làm thế nào để bắt đầu, làm thế nào để kết thúc, Làm thế nào để sử dụng thời giờ? Làm thế nào để ăn cây kem, Làm thế nào để khỏi nói chuyện bóng đá. Tản mạn: Tiên phong , hiện đại, hậu hiện đại; Nghệ thuật tạo một huyền thoại...
    Trích một đoạn về Mật ngộ giáo:
    ?o Nhà mật ngộ giáo nhìn chính mình như một người lưu vong trong thế giới, như nạn nhân của chính thân xác của mình, cái mà họ định nghĩa như một ngôi mộ hoặc một nhà tù. Nhà mật ngộ giáo bị quăng vào thế giới, từ trong đó, họ phải tìm một con đường thoát thân . Tồn tại là một căn bệnh, và chúng ta biết điều đó. Càng cảm thấy thất vọng nơi đây, chúng ta càng điên cuồng về một quyền lực vạn năng với những khát vọng cần được đền đáp...?
    Giá 35000đ
  7. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm sự thật biết cười.
    Umberto Eco
    NXB Hội Nhà Văn, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây.
    Umberto Eco là một nhà nghiên cứu kí hiệu học, triết học, lịch sử, mĩ học, kiến trúc.
    ông sở hữu trên 50.000 cuốn sách quý hiếm.
    Cuốn sách tập hợp các bài viết, tiểu luận như: Cái đẹp siêu nghiệm, Diễn giải và lịch sử, Tính đổi mới và tính lặp lại, Làm thế nào để bắt đầu, làm thế nào để kết thúc, Làm thế nào để sử dụng thời giờ? Làm thế nào để ăn cây kem, Làm thế nào để khỏi nói chuyện bóng đá. Tản mạn: Tiên phong , hiện đại, hậu hiện đại; Nghệ thuật tạo một huyền thoại...
    Trích một đoạn về Mật ngộ giáo:
    ?o Nhà mật ngộ giáo nhìn chính mình như một người lưu vong trong thế giới, như nạn nhân của chính thân xác của mình, cái mà họ định nghĩa như một ngôi mộ hoặc một nhà tù. Nhà mật ngộ giáo bị quăng vào thế giới, từ trong đó, họ phải tìm một con đường thoát thân . Tồn tại là một căn bệnh, và chúng ta biết điều đó. Càng cảm thấy thất vọng nơi đây, chúng ta càng điên cuồng về một quyền lực vạn năng với những khát vọng cần được đền đáp...?
    Giá 35000đ
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Ban nào đã từng đọc qua " Tên của đoá hồng" cũng của nhà tâm lý, nhà văn, nhà giáo dục... người ý này chắc sẽ thích ngay.
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Ban nào đã từng đọc qua " Tên của đoá hồng" cũng của nhà tâm lý, nhà văn, nhà giáo dục... người ý này chắc sẽ thích ngay.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Y Ban - "Đàn bà xấu thì không có quà"
    Một cô nàng tật nguyền nhưng được tạo hóa ban cho trí tuệ sáng lán. Nàng xấu đến nỗi khi một đồng nghiệp say rượu lột truồng ra, nhìn kỹ, tỉnh cả rượu, vái ba vái rồi bỏ đi. Xấu đến mức khi nàng nhìn người anh rể với ánh mắt khao khát, anh rể lại có cảm giác kinh tởm. "Đàn bà xấu thì không có quà", nhà văn Y Ban đã viết thế.
    - Có mối liên hệ nào giữa nàng Nấm xấu xí và nhà văn Y Ban?
    - Tôi tự biết mình không xấu như nàng Nấm, nhưng tôi và nàng Nấm đều hay viết văn về đêm và dằn vặt trăn trở với chính những con chữ của mình.
    - Vì sao chị khẳng định có đàn bà xấu, và đàn bà xấu thì không có quà?
    - Tôi dứt khoát khẳng định có đàn bà xấu. Có đàn bà xấu thì mới có đàn bà đẹp chứ. Sự khác biệt giữa người đàn bà xấu và người đàn bà đẹp lớn đến nỗi nó tạo ra hai số phận. Sắc đẹp là một vốn quý của phụ nữ để bước vào đời, có quyền lực ghê gớm lắm, đàn ông thì si mê, đàn bà thì ghen tỵ. Nhiều khi sắc đẹp còn hơn cả trí thông minh. Ai đó đã nói: "Cái đẹp cứu rỗi thế giới".
    - Vậy còn câu: "Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp" thì sao?
    - Câu này chỉ đúng với những người phụ nữ tự làm xấu mình, vì họ không biết làm đẹp đó thôi. Đó là những người phụ nữ xấu ở mức độ trung bình, nên có thể cải thiện được hình ảnh. Còn đối với những phụ nữ xấu như nàng Nấm thì có trang điểm cũng đành bất lực.
    - Vậy cứu cánh của nàng Nấm là gì?
    - Cứu cánh của Nấm ở chỗ nàng biết cách nhận chân tình yêu, biết gìn giữ cái mà nàng đang có và tự giải phóng cho nàng bằng trí tuệ của mình. Người phụ nữ bình thường khi nhìn một người đàn ông bằng ánh mắt khao khát nhưng anh ta lại cảm thấy ghê tởm thì có thể treo cổ lên ngay. Nhưng nàng Nấm nhờ thông minh nên đã tìm được lối thoát, tìm được một nẻo cho riêng mình.
    - Nhưng trên thực tế, xấu như Thị Nở vẫn còn có tình yêu là Chí Phèo. Chị nghĩ sao mà để nhân vật Nấm của mình tội nghiệp đến vậy?
    - Đến giờ phút này tôi cũng chỉ nghĩ được kết cục như vậy cho nàng Nấm. Nếu tìm được lối thoát nào thì tôi đã giải thoát cho nàng rồi. Nấm sẽ có một người bạn đời nếu như nàng chấp nhận sự lệch lạc. Nghĩa là nàng chấp nhận lấy một người không bình thường về mặt thẩm mỹ hoặc tính cách, nhưng đằng này nàng lại chỉ muốn một người đàn ông bình thường.
    - Có cảm giác câu chuyện của chị đề cao nước sơn mà quên mất sức mạnh của gỗ. Vì sao vậy?
    - Cuộc sống đang diễn ra với nhịp độ rất gấp gáp, mọi thứ trôi đi rất nhanh, cái đập vào mắt con người nhiều nhất vẫn là hình thức bên ngoài. Người ta không có thời gian ngồi tâm sự với nhau hàng giờ, không có thời gian để cho những vẻ đẹp nội tâm bộc lộ. Người ta bắt chước nhau nhanh lắm, để tìm được cô này khác với cô kia chỗ nào rất khó. Ngay cả các nhà văn nữ cũng bắt chước nhau rất nhanh. Nhưng chắc chắn, cái gọi là bản sắc, cá tính, vẻ đẹp nội tâm vẫn luôn là hằng giá trị trong thế giới này.
    - Vậy thông điệp của chị thông qua "Đàn bà xấu thì không có quà" là gì?
    - Thỉnh thoảng đừng quên tặng quà cho người phụ nữ mình yêu quý, việc này tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại đem đến những cảm xúc vô cùng lớn với phụ nữ. Quan trọng là quà tặng của ai, và tặng như thế nào. Nhiều khi cuộc sống tất bật, gấp gáp hôm nay đã làm cho người đàn ông mất đi thói quen đáng yêu đó. Thỉnh thoảng hãy tặng quà cho nhau.
    Và đừng bao giờ nghĩ: "Đàn bà xấu thì không có quà".

Chia sẻ trang này