1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 05/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    [​IMG]
    Còn ảnh của fanlong74 là pháo chống tăng, có thể như mô tả trên.
  2. Casio

    Casio Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Đọc thấy mấy cụ Nga ngố này hồi đó đánh nhau sướng nhỉ, bài bản, chính qui, chuyên nghiệp. Súng ống, ngựa nghẽo, xe cộ, đạn dược thừa thãi (trang bị rất khá). Họ đánh theo kiểu trọc phú.
    Chẳng bì với các cụ VN ta, quần đùi, gậy tầm vông, chai xăng, bom ba càng chống lại xe tăng, máy bay. Đánh theo kiểu bần cố nông
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    BỞi vì chiến tranh WW2 có chiến tuyến rõ ràng, chiến trường rộng và bằng phẳng, không gian trải dài. Nếu không đầy đủ bài bản thì đánh vào mắt?
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tuyết lở
    Đêm cuối cùng trước khi tiến vào lỗ hổng trên tuyến phòng ngự quân Đức. Chờ đợi tại khu vực chuẩn bị xuất phát là điều khó nhất đối với mỗi người lính. Binh lính và sĩ quan muốn bắt đầu chiến đấu càng sớm càng tốt. Mọi người đều biết rằng kết thúc chiến dịch sẽ chỉ còn một phần ba trung đoàn sống sót: hai phần ba còn lại sẽ hy sinh hoặc bị thương. Người chết sẽ mãi mãi nằm lại chiến trường và người bị thương sẽ tàn tật, một dấu hiệu của cuộc chiến thần thánh này cho đến lúc cuối đời. Chúng tôi nghe thấy tiếng pháo nổ xa xa. Không ai có thể ngủ được trong cái đêm cuối cùng ấy.
    Sáng ngày 23 tháng Sáu 1944, Cụm Kỵ binh Cơ giới hỗn hợp của chúng tôi (gồm Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ III và Quân đoàn Cơ giới Cận vệ III) tiến vào lỗ hổng được tạo ra trên tuyến phòng ngự Đức bởi các đơn vị xe tăng và bộ binh. Kỵ đội 2 của trung đoàn tôi là đơn vị đầu tiên đi vào chiến đấu tại Bogushevsk. Kỵ đội này, dưới quyền Thượng úy Cận vệ Oleinikov, ở tuyến đầu của trung đoàn và bất ngờ đâm thẳng vào vành đai phòng thủ của bọn Fritz xung quanh thị trấn. Oleinikov có một quyết định táo bạo: hai trung đội tay gươm (sabre platoon) xuống ngựa và bắt đầu bắn nhau với bọn Đức, thu hút sự chú ý của chúng, trong khi Oleinikov và hai trung đội tay gươm còn lại vòng qua tuyến phòng thủ của bọn Đức và ập vào chúng từ phía sau, từ trên lưng ngựa với tay gươm tuốt trần. Bọn Đức khiếp sợ bỏ chạy.
    Tiêp sau Bogushevsk là một ngôi làng lớn và một đầu mối đường sắt quan trọng có tên là Smolyany. Khi tiến đến chỗ này, ngôi làng đang bốc cháy, bị bọn Đức châm lửa đốt. Đó là trận đánh mà khẩu đội 2 của pháo đội tôi, dưới quyền Trung sĩ Cận vệ Malakhov, đã phải làm việc rất nhiều. Kỵ đội 2, đơn vị Malakhov đang phối thuộc yểm trợ, có nhiệm vụ phải chiếm được khu ngoại vi phía đông của làng. Tuyến phòng thủ ở đây do khoảng hai mươi tên Đức có trang bị một khẩu trung liên phụ trách. Kỵ đội ta bị ghìm đầu xuống. Khi Malakhov thấy vậy, anh liền lăn khẩu pháo của mình tới trước, tới một vị trí bắn trống trải. Bọn Đức phát hiện thấy khẩu pháo và tập trung mọi hỏa lực lên khẩu đội. Pháo binh Đức cũng tham gia nỗ lực nhằm tiêu diệt khẩu pháo 45 mm đơn độc của Malakhov, nhưng bọn Fritz bắn trượt và Malakhov khai hỏa. Anh tiêu diệt khẩu súng máy Đức và tiếp tục yểm trợ kỵ đội bằng hỏa lực trực tiếp. Anh cũng phá huỷ được một xe tải chở đạn của bọn Đức. Sau khi tiêu diệt khẩu súng máy, kỵ đội xung phong lên trước và dễ dàng chiếm được Smolyany. Malakhov đã được tặng Huân chương Sao Đỏ vì trận đánh đó.
    Nhưng chúng tôi đang tiến quân trong tuyến hai của trung đoàn và thoạt đầu không được chứng kiến nhiều trận chiến. Có tin đồn lan truyền trong sư đoàn rằng chúng tôi sẽ đối đầu với một quân đoàn (brigade) kỵ binh của bọn Vlasov - những kẻ đã phản bội đất nước ta và chấp nhận chiến đấu cùng phía với bọn Đức [Trung tướng A. A. Vlasov (1901-1946) là kẻ phản bội cao cấp nhất của Hồng quân trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Sau khi đầu hàng quân Đức năm 1942, y đã chấp thuận hợp tác với Wehrmacht, sau đó thành lập ?oQuân đoàn Giải phóng Nga? (ROA) bao gồm những tù binh chiến tranh. Vlasov cuối cùng bị Hồng quân bắt, kết án và xử treo cổ - Lời NXB]. Trong những khóa huấn luyện tôi đã từng thấy một cuộc xung phong bằng gươm do hai hoặc ba kỵ đội liên tục cùng lúc ?" đó là một cảnh đáng sợ. Một cuộc xung phong chớp nhoáng bởi khối đông các kỵ binh được gọi tên là ?otuyết lở? trong quân chủng kỵ binh Nga, và tôi nhận ra rằng nếu hai khẩu pháo 45 mm của tôi bị tấn công bởi lính Vlasov, chúng tôi sẽ không có cơ hội nào sống sót: chúng rất nhanh nên không thể dùng đạn mảnh (fragmentation shells) để chặn lại được. Vì thế tôi đề nghị kho đạn cấp cho loại đạn ghém (grapeshot shells). Nhưng các viên đạn loại này không có sẵn ở kho trung đoàn và tôi trở nên không yên tâm chút nào. Một hôm, trong khi hành quân ở tuyến hai, tôi nhận thấy có một khấu pháo Xôviết 45 mm bị bỏ lại bên đường. Có vẻ như bọn Đức từng chiếm được và sử dụng nó. Tôi cho hai người tới chỗ khẩu pháo đó và họ đem về hai quả đạn ghém. Tôi lập tức bảo người đánh xe chở đạn đi nhặt về tất cả đạn ghém mà anh ta có thể tìm thấy. Sau đó tôi cảm thấy an tâm hơn ?" trong trường hợp bị bọn kỵ binh Vlasov tấn công ?" nhưng trong suốt chiến dịch Belorussia chúng tôi không bao giờ chạm trán với lính Vlasov: có lẽ chúng đã rút lui về phía tây mà không tham chiến.
    Tại một ngôi làng nhỏ, hai kỵ đội đã phải chiến đấu ngay khi đang hành quân, và bắt đầu xua bọn Đức ra khỏi ngôi làng về một cánh đồng trống phía sau. Khẩu pháo của tôi, dưới sự chỉ huy của Trung sĩ Cận vệ Palanevich, đã khai hỏa bắn nhanh lên bọn Đức, khi đám này đang từ từ rút lui. Bọn bộ binh Đức rút lui nã đạn tiểu liên vào khẩu pháo chúng tôi từ bên sườn trái. Một cơn mưa đạn trút lên tấm lá chắn của khẩu pháo và vào sườn chiếc xe kéo pháo nhưng không bắn trúng người nào. Đó là lần đầu tiên đám tân binh của chúng tôi (những người đã gia nhập pháo đội sau chiến dịch Nevel) tham gia chiến đấu, và bọn họ phản ứng rất khác nhau.
    Khẩu đội trưởng, xạ thủ pháo (gun-layer) và người nạp đạn bình tĩnh khai hỏa khẩu pháo, trong khi người vác đạn, Chikhin, lại quyết định đấy là lúc phải đào hào trốn. Không có lệnh từ trung sĩ hay tôi, anh ta đã đào một chiến hào khá sâu để nấp kín mà không bị nhìn thấy. Anh ta ngồi đó như con thỏ, cho tới khi tôi ra lệnh cho một lính mới khác, Cherkaschenko, đi kéo anh ta lên. Trong những khóa huấn luyện, Chikhin chưa bao giờ đào hào nhanh như thế! Anh ta là một tay lính rất lười đặc biệt ghét đào hào và luôn tìm ra một lý do để không phải làm chuyện ấy: hoặc là đất quá cứng, hoặc và xẻng quá tệ, hoặc hắn ta bị đau bụng, hoặc có gì đó không ổn. Nhưng ở đây, giữa trận chiến, hắn ta đào cho mình một cái hố chỉ trong nháy mắt mà không cần chờ lệnh.
    Không như Chikhin, binh nhất Cherkaschenko và Balatski hành xử như những người lính có kinh nghiệm. Ngay sau khi khẩu pháo đã sẵn sàng khai hỏa, Cherkaschenko chạy tới xe chở đạn và đem về cả một thùng đạn, vừa túa mồ hôi vừa chửi thề. Balatski là người coi ngựa, và nhiệm vụ của anh ta trong trận đánh ?" sau khi đã đưa khẩu pháo tới vị trí bắn ?" là tháo ngựa khỏi xe kéo pháo tới nơi an toàn. Sau đó, công việc của anh ta là ở đấy với lũ ngựa cho tới khi có lệnh tôi: ?oĐưa ngựa tới chỗ pháo!?. Balatski không hề mất tinh thần. Anh ta đưa ngựa tới nơi trú và rồi nã đạn vào mấy tên Đức đang bắn vào khẩu pháo của tôi từ bên sườn và phía sau. Tôi không hề trông chờ ở người lính nhút nhát này những hành động cương quyết như vậy. Anh ta đã làm việc rất tốt!
    Một xe tăng T-34 Xôviết thận trọng xuất hiện từ khu rừng phía bên phải chúng tôi và dừng lại. Cửa nắp ra và người xa trưởng bắt đầu tìm hiểu địa hình. Tôi hét lớn với anh ta: ?oChạy tới trước, bọn Fritz đang bỏ chạy rồi!? Nhưng anh ta không nghe lời khuyên của tôi và đóng cửa lại, chọn cách chờ cho tiếp viện tới mà thậm chí không dám bắn về phía bọn Đức. Chỉ khi một đội hình thiết giáp Xôviết đã tới thì chiếc xe tăng mới vừa chạy lên, vừa nã pháo chính. Việc thiết giáp xuất hiện làm bọn Đức hốt hoảng và chúng mau chóng rút khỏi làng để tháo chạy tán loạn.
    Đồng thời với những chiếc xe tăng, tôi trông thấy Kỵ đội 3 và 4 của trung đoàn mình xuất hiện từ phía làng. Họ đang phi nước kiệu rất nhanh. Tôi ra lệnh: ?oNgưng bắn, đưa ngựa đến chỗ pháo!? và chúng tôi phi nước kiệu để bắt kịp với các kỵ đội đang xung phong.
    Có một đoàn thiết giáp của quân ta đang di chuyển về phía con đường bên trái chúng tôi. Họ nã pháo chính, nghiến xích ken két và rồ máy, nghe còn to hơn tất cả những tiếng động khác của trận đánh. Do tiếng ồn hỗn loạn kinh khủng ấy mà không thể ra lệnh bằng miệng được, và để điều chỉnh khẩu pháo, tôi rút thanh gươm của mình khỏi vỏ và giơ cao trên đầu mình, chỉ hướng cho khẩu đội trưởng và người đánh xe. Ở bên phải chúng tôi, trên cánh đồng, tôi nhìn thấy bộ binh Đức đang chạy ba chân bốn cẳng, trong khi hai kỵ đội của trung đoàn đang xông lên trước với gươm tuốt trần. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy một cuộc xung phong thực sự của kỵ binh và cảnh đó thật ấn tượng đến không thể quên được. Các kỵ sĩ chém liên tiếp vào đám lính Đức đang bỏ chạy ở hai bên trái phải. Những kỵ sĩ kinh nghiệm làm việc đó rất chuyên nghiệp, xả đầu người ra làm hai. Những tay trẻ hơn, cưỡi trên những con ngựa lùn Mông Cổ, không được hiệu quả như thế nhưng tôi vẫn thấy bọn Đức ngã xuống dưới những cú đánh của họ. Bọn Fritz ngày càng thưa dần trên cánh đồng. Những tên bị gươm chém và chẻ không bao giờ có thể ngóc lên khỏi mặt đất ướt lầy lội được nữa.
    Cuộc xung phong bằng gươm được yểm trợ tốt bởi hỏa lực từ thiết giáp và dã pháo. Khi chúng tôi phi nước đại qua chiến trường, có một tên Fritz phát điên vì sợ cố gắng chạy ngang qua con đường ngay trước mặt tôi. Con ngựa của tôi nhảy sang một bên và tôi tự động chém vào tên lính với thanh gươm trong tay. Sau trận đánh, người đánh xe kéo pháo kể lại cho tôi rằng tên Đức rơi vào một cái rãnh bên đường và không xuất hiện trở lại nữa.
    Cũng cần phải nói đôi lời về những con ngựa chiến của chúng tôi. Chúng là những chiến sĩ thực thụ như chúng tôi và hiểu rõ cần phải làm gì, trong hành quân cũng như trong xung phong. Chúng tôi không cần phải quất chúng bằng roi: tự chúng đã biết tình huống khi nào cần phi nước đại tới trước với tốc độ chóng mặt, không cần quan tâm tới súng đạn nổ xung quanh. Các kỵ sĩ yêu quý và tôn trọng con ngựa đã từng trải lửa đạn của họ, cứu mạng họ biết bao lần. Với chúng tôi, một con ngựa đã trải qua chiến đấu có giá trị hơn nhiều lần giống ngựa đua tốt nhất mà chưa từng phải chiến đấu. Ngựa đã trải qua chiến đấu không bao giờ hoảng sợ dưới làn đạn và có thể hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào trên chiến trường.
    Tôi cần nói rằng những cuộc xung phong bằng gươm như vậy không diễn ra nhiều, trong hầu hết các trận đánh những kỵ sĩ thường đi bộ, chỉ dùng ngựa làm phương tiện di chuyển. Khi chúng tôi đối diện với một cứ điểm mạnh của bọn Đức, chúng tôi sẽ xuống ngựa và chiến đấu như bộ binh, trong khi các quản ngựa (có khoảng mười người trong mỗi kỵ đội) sẽ tập hợp những con ngựa lại và đưa chúng tới chỗ an toàn. Chỉ khi nào bọn Đức hoảng sợ và bỏ chạy thì chúng tôi mới xung phong bằng gươm. Trong suốt hai năm chiến đấu trong trung đoàn kỵ binh, tôi chỉ thấy khoảng năm cuộc xung phong. Tuy nhiên, tất cả những cuộc xung phong ấy đều theo một cách giống nhau. Một trung đoàn kỵ binh tiến công trên lưng ngựa theo nhiều tuyến (echelon). Nếu nhóm tiên phong gặp phải một cụm phòng thủ của Đức ?" một đồn trú trong làng, một toán chặn hậu, hay cả một tuyến phòng ngự - các kỵ sĩ sẽ xuống ngựa và đi bộ như lính bộ binh thường. Nếu họ không thể xuyên thủng chiến tuyến Đức, một trong những kỵ đội đi đầu sẽ tới giúp họ. Trong khi đó, các kỵ đội khác cố gắng vòng qua túi phòng ngự và đột phá quân Đức bằng một cuộc tấn công bất ngờ từ bên sườn hoặc phía sau. Ngay khi quân địch mất tinh thần và bắt đầu rút lui, tất cả kỵ sĩ sẽ lên ngựa và đuổi theo, chém bằng gươm và phi theo cho tới khi gặp túi phòng ngự mới.
  5. tuantc88

    tuantc88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Mong bác dangoc nhanh chóng post tiếp cho anh em nhờ
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Vượt sông Berezina
    Lữ đoàn tiếp tục cuộc đột kích chớp nhoáng của mình tới sông Berezina. Nhiệm vụ là chiếm được một điểm vượt sông Berezina và băng qua dòng sông ở phía bắc thị trấn Borisov, đó là chìa khóa để chiếm thủ đô Minsk của Belorussia. Một đầu cầu trên bờ tây của sông Berezina sẽ cho phép binh lính của Phương diện quân Belorussia số 3 có cơ hội tiến quân về Molodechno và Vilejko.
    Thời tiết khá khô ráo. Trời đã không mưa một thời gian dài. Những đơn vị đầu tiên của lữ đoàn tôi đã tới Berezina là các kỵ sĩ của Sư đoàn Kỵ binh Smolensk số 32. Ngựa của họ đã uống nước sông từ ngày 28 tháng Sáu 1944. Tuy nhiên, không dễ để vượt sông và lập ở đấy một đầu cầu. Quân Đức đã chống cự một cách tuyệt vọng. Một trung đoàn của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6 bị Trung đoàn Cảnh vệ 120 thuộc Waffen-SS tấn công, có pháo tự hành yểm trợ. Một lực lượng đặc nhiệm Đức khá mạnh cũng tấn công đội hình chúng tôi, nhưng tư lệnh của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 5 chúng tôi, Tướng Cherpukhin, đã ra một quyết định liều lĩnh: ông để lại Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ 24 đánh trả những cuộc tấn công của kẻ thù và tiếp tục tiến lên trước với hai trung đoàn còn lại. Hai ngày sau, chúng tôi bắt kịp với sư đoàn mình. Tuy nhiên, trước đấy chúng tôi đã phải đánh lui những cuộc phản công dữ dội của những lực lượng Đức khá mạnh, và Kỵ đội 2 dưới quyền Thượng úy Cận vệ Oleinikov lại lần nữa giành được vinh quang. Họ chờ cho tới khi thiết giáp Đức phải dừng lại tiếp nhiên liệu trong một khu rừng thì bắt đầu xung phong tấn công bọn Fritz bằng gươm. Cuộc xung phong quá nhanh và bất ngờ nên bọn Đức không kịp trở tay. Khi các tổ lái tăng Đức nhận ra rằng đang lâm vào thế kẹt, chúng cho nổ tung xe tăng của mình. Cuộc xung phong kỵ binh này dược hỗ trợ bởi hỏa lực đại liên của các xe ngựa chở đại liên di động, y hệt thời Nội chiến Nga, và xạ thủ súng máy Davidenko vừa di chuyển vừa bắn khẩu Maxim của mình liên tục không ngừng vào bọn Đức. Một xạ thủ súng máy khác, Kuhlyanovski, ống tản nhiệt của khẩu Maxim bị trúng một viên đạn. Dưới làn đạn địch anh đã tìm lấy một mẩu xà phòng trong túi, rồi dùng nó bịt lỗ đạn lại. Sau đó anh xé một mảnh vải từ áo tunic để băng cái nòng khẩu súng. Một xạ thủ súng máy khác, Okunkov, đã bắn hết cả đạn của mình: anh lấy con ngựa của đồng đội đã hy sinh và xông lên với tay gươm tuốt trần.
    Sau khi những trận đánh đó kết thúc, chúng tôi phải gắng bắt kịp với sư đoàn mình. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, bởi trong hai ngày bọn họ đã di chuyển được 100 km về hướng tây.
    Chúng tôi tới Berezina vào sáng sớm. Dưới làn sương mù dày đặc hỗ trợ, chúng tôi tới được điểm vượt sông do cánh công binh thiết lập. Trung đội công binh chiến đấu, dưới quyền Trung úy Cận vệ M. F. Gribanov, vẫn đang làm việc để hoàn thành điểm vượt sông, quần quật với chiếc rìu, trong khi đội tiền tiêu của trung đoàn, đi theo sau là kỵ đội cùng khẩu pháo chống tăng của tôi, mau chóng tiến lên cây cầu. Trong những ngày ấy, chúng tôi không để ý đến đám công binh đã bỏ ra biết bao công sức, năng lực và kiến thức để xây dựng những chiếc cầu như vậy. Dưới làn đạn và các đợt không kích liên tục của bọn Đức, Trung úy Cận vệ Gribanov luôn làm việc cùng chiến sĩ của mình, hướng dẫn làm mẫu cho họ. Nhiều người trong trung đội anh bị thương tại Berezina, nhưng họ vẫn không rời vị trí cho tới khi chiếc xe cuối cùng của trung đoàn an toàn vượt qua bờ bên kia.
    Ngay sau chỗ vượt sông là đến một dải đất thấp, rồi một khu rừng nằm trên bãi đất cao, phía sau là một ngọn đồi. Nhóm tiền tiêu của chúng tôi đã đến được bìa rừng thì chúng tôi bị hỏa lực súng trường tấn công từ phía ngọn đồi ở cánh phải. Đó là một ổ chặn hậu ngầm dưới đất của quân Đức. Một con ngựa của chiếc xe bắn súng máy đi trước chúng tôi bị giết chết bởi làn đạn ấy. Việc này đã cản đà tiến của chúng tôi. Khẩu pháo và hai chiếc xe chở đạn của tôi bị kẹt giữa cầu và bọn Đức tập trung mọi hỏa lực lên chúng tôi.
    Khi cuối cùng chúng tôi cũng tới được bờ đối diện, tôi nhìn thấy chiếc cầu vẫn chưa được hoàn tất: một số tấm gỗ đã bị mất hay bị gãy khi kỵ đội phi qua. Để giúp những chiếc xe của tôi vượt qua an toàn, tôi nhảy khỏi xe kéo pháo và đưa người đánh xe vượt qua cầu. Sau khi chiếc xe cuối cùng băng qua, tôi hét lên với người đánh xe: ?oPhóng hết tốc lực!? Tôi hy vọng nhảy được lên chiếc xe chở súng máy đi liền sau, nhưng chẳng thấy nó đâu. Có gì đó đã xảy ra hồi nãy trên cầu: có lẽ nó đã trúng đạn của pháo đội Đức đang bắn cầu vồng vào chỗ vượt sông. Tôi nhảy khỏi cầu và chạy theo để bắt kịp mấy chiếc xe của mình, vốn đang phi nước kiệu rất nhanh. Nhưng điều này nói thì dễ hơn làm, bởi bọn Đức tập trung hết hỏa lực súng trường vào tôi. Đạn bắt đầu bay rít qua. Tôi bị ghìm đầu xuống.
    Giờ đây tôi phải bò về phía đám cỏ cao. Nhưng ngày càng khó hơn để trèo lên ngọn đồi dưới hỏa lực nhằm bắn cẩn thận ấy. Tôi nhớ lại khóa huấn luyện ở học viện pháo binh, nơi các trung đội trưởng của chúng tôi đặc biệt nghiêm khắc trong giờ học bò trườn. Nếu một học viên nhô đầu hay lưng khỏi mặt đất, anh ta sẽ bị điểm kém và sẽ phải thực hiện lại bài tập. Ở đây, trên cánh đồng này, thầy giáo của tôi là kẻ thù và điểm kém mà tôi nhận được sẽ là cái chết. Tận dụng mọi mô đất, mọi khe lõm và gò đụn, tôi bò tới trước ?" đôi khi bật phóng những quãng ngắn ?" lần nào cũng nguyền rủa bản thân vì đã không nhảy lên chiếc xe đi cuối.
    Tôi được giúp đỡ bởi chiếc xe chở súng máy mất tích hồi nãy, cuối cùng đã xuất hiện ở chỗ vượt sông: bọn Fritz tập turng mọi hỏa lực vào nó và để tôi yên. Tôi nhảy lên và chạy thẳng lưng về phía khu rừng, tới nơi tôi là vô địch trước làn đạn Đức. Trung đội tôi đang chờ tôi ở đấy. Họ đã chứng kiến trò chơi của tôi với thần chết, nhưng không thể giúp được bởi từ chỗ đó họ không thể nhìn thấy vị trí bọn Đức. Tim tôi đập rất to, tôi nghĩ nó có thể nhảy khỏi ***g ngực mất. Máu dồn lên đầu như điên, và tôi đổ mồ hôi như thể mình vừa rời khỏi nhà tắm hơi vậy.
    Tôi ngồi xuống xe kéo pháo, và không cần lấy lại hơi thở, ra lệnh: ?oThẳng tiến! Bắt kịp theo đội hình!? Tôi nhanh chóng lấy lại cảm giác nhờ phóng nhanh qua khu rừng. Tôi thấy đội hình hành quân của mình đã ngay phía trước mặt. Các xe chở súng máy đã bắt kịp với nước kiệu rất nhanh. Cuối cùng chúng tôi đã nhập lại được với trung đoàn.
  7. tuantc88

    tuantc88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 1 tháng ngày bác danngoc post bài gần nhất. Mặc dù rất hâm mộ bác nhưng sao bác cứ bỏ rơi topic của mình thế, trong khi vẫn thấy bác xuất hiện các nơi khác. Topic "Chiến tranh vệ quốc" cũng bị bác bỏ rơi, bác kô còn tư liệu hay bác ko hâm mộ Hồng quân nữa???
    Trong khi bác Tieungoclang và bác maseo vẫn chăm sóc topic của mình thì em phải đợi đến 1 tháng để chờ bác.
  8. binhcanhp

    binhcanhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Dạ tình hình là em đang thương lượng để xuất bản cuốn này. Các bác ủng hộ.
  10. tuantc88

    tuantc88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Thế thì em ủng hộ ngay. Chỉ góp ý nhỏ với bác là những cuốn sách bác phân phối qua bác Đoàn thì ký tặng anh em làm kỷ niệm nhé.

Chia sẻ trang này