1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 05/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Casio

    Casio Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Hi vọng khi bác danngoc về, chúng ta sẽ được đọc thêm một hồi ký của một cựu quân nhân Nhật
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Vụ xuất bản cuốn này đang nhờ bác Đoàn. Trong khi chờ em post trích đoạn vậy:
    Một chút quà nữa cho chúng mày, lũ khốn khiếp!
    Ngày 28 tháng Sáu, lực lượng hỗn hợp kỵ binh và cơ giới của chúng tôi đã giải phóng Vilejko, cắt đứt tuyến đường sắt Vilnius-Minsk.
    Giờ đây tôi đi cùng với Khẩu đội 4, do Trung sĩ Cận vệ Petrenko chỉ huy, khẩu đội này được phối thuộc với kỵ đội đi tiên phong. Chúng tôi đi nhiều cây số qua những cánh đồng, cố gắng bắt kịp kỵ đội, nhưng nhóm dẫn đầu đã quành một cua rất gấp và phi nước kiệu vào một cánh rừng có thể thấy từ xa xa phía nam. Chúng tôi còn tụt lại phía sau khoảng 300 m.
    Khi cua vòng để đi theo kỵ đội, tôi phát hiện một đoàn vận tải lớn cách đó khoảng 500 m, di chuyển về phía hậu phương chúng tôi, song song với con đường. Trông thật đáng ngờ, do đó tôi liền nhấc ống nhòm lên. Tôi thấy rất rõ ràng đám lính Đức đi trong đội hình, nhưng hiển nhiên chúng đã nhầm chúng tôi là lính bạn và đang thanh thản di chuyển. Tôi quyết định nã đạn, nhằm không cho chúng cơ hội nào có thể tiến công bất ngờ vào hậu quân chúng tôi. Đồng thời, tôi cho một kỵ sĩ chạy tới chỗ chỉ huy kỵ đội để báo về quyết định của tôi: ?oChuẩn bị chiến đấu! Bọn Đức ở phía trái! Nhắm vào đội hình Đức, đạn mảnh, thước ngắm 10, một phát, bắn!? ?oĐã bắn!? Khẩu đội trưởng báo cáo, ?omột phát đạn trúng giữa đội hình!? Tôi ra lệnh bắn tốc độ nhanh bốn phát chuyển sang hai bên trái và phải.
    Không cần chờ lệnh tôi, người đánh xe Vedernikov đã đưa xe chở đạn tới chỗ pháo và bắt đầu dỡ thùng đạn xuống. Anh ấy thật tuyệt, nhưng đồng thời, đưa một xe đạn ra giữa vị trí bắn trống trải thật không thích hợp. Bọn Đức, trong lúc đó, đã tỉnh lại sau cơn sốc ban đầu, đang bắn đáp trả vào khẩu pháo chúng tôi. Vedernikov và chiếc xe đạn của anh ta có thể trông thấy từ cách cả dặm: anh đang mạo hiểm tính mạng của mình và cả lũ ngựa. ?oĐưa của quỷ ấy biến khỏi đây!? Tôi hét lên với anh trong khoảng khắc ngắn ngủi giữa hai phát đạn. Nhưng Vedernikov bình tĩnh dỡ đến thùng đạn cuối, như thể anh ta không nghe thấy lệnh tôi giữa tiếng đạn rít xung quanh. Và rồi anh ta nhặt lên tất cả những vỏ đạn rỗng, nhét chúng vào các thùng đạn rỗng và tới khi ấy mới chịu phóng đi. Anh làm tất cả chuyện ấy không chút hấp tấp, như thể anh đang làm việc trên cánh đồng trong nông trang kolkhoz làng mình vậy. Anh đánh xe Vedernikov là thế đó. Một người ít nói, chậm rãi và điềm tĩnh, không bao giờ mất tinh thần ?" thậm chí trong những tình huống xấu nhất ?" và luôn thực hiện nhiệm vụ của mình rất tốt: bất kể giữa trận đánh, khi hành quân hay lúc nghỉ chân.
    Khẩu pháo của tôi tiếp tục bắn. Tổ pháo thủ làm việc nhanh lẹ và phối hợp ăn ý với nhau với tinh thần rất cao. Petrenko vừa ra lệnh cho tổ pháo vừa đứng thẳng người, vui vẻ lặp lại mệnh lệnh của tôi và thêm vào đó vài câu rủa dành cho bọn Đức: ?oĐây là chút quà nhỏ dành cho lũ khốn khiếp chúng mày!? Khi bọn Đức ngưng bắn và bắt đầu tháo chạy, anh ấy hô lớn: ?oChúng mày không thích thế à? Thêm chút nữa đây, đồ phát xít cặn bã! Còn đây là cho thằng Führer chúng mày, thằng Hitler đấy!? Nòng khẩu pháo chúng tôi nóng đỏ lên vì bắn nhanh. Quân địch tan tác khắp cánh đồng, bỏ lại bọn bị chết và những chiếc xe bị phá huỷ trên đường. Trận đánh khá mạo hiểm về phía chúng tôi, do chúng tôi không có bộ binh yểm trợ. May thay, bọn Đức không có súng cối, pháo binh hay đại liên, hơn nữa chúng không thành công trong việc tổ chức một cuộc phản công bằng bộ binh vào vị trí chúng tôi. Vì vậy, chỉ với một khẩu pháo duy nhất, chúng tôi đã đánh tan cả một đoàn vận tải lớn. Bây giờ thì chúng tôi phải đuổi theo cho kịp kỵ đội.

  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bị chôn sống
    Vào buổi sáng đầy nắng ngày 4 tháng Bảy chúng tôi đã tới sát Krasnoe, một nút giao thông đường sắt lớn. Theo các báo cáo của đám trinh sát, một trung đoàn bộ binh Đức kèm theo xe tăng và pháo tự hành đang bảo vệ nơi này. Kỵ đội chúng tôi được giao nhiệm vụ vòng qua Krasnoe, xuyên ngang một khu rừng và đánh vào bọn Fritz từ phía sau. Chúng tôi cưỡi ngựa đi qua khu rừng một lúc và rồi kỵ đội vòng sang tay trái vào một vùng đất lầy lội.
    Những con ngựa tải nhẹ của kỵ đội và các xe chở súng máy dễ dàng vượt qua đầm lầy mà thậm chí không làm bới lộn mặt lầy, nhưng xe kéo pháo nặng nề của chúng tôi lập tức từ từ lún xuống. Chẳng mấy chốc lũ ngựa ngập trong bùn tới ngực và trục khẩu pháo biến mất dưới mặt bùn. Chúng tôi phải tháo ngựa ra và lôi chúng lên khỏi đám lầy từng con một. Sau đó chúng tôi kéo khẩu pháo ra khỏi vũng lầy. Tổng cộng chúng tôi mất khoảng ba tiếng đồng hồ cho việc giải cứu. Mọi người đều kiệt sức và bê bết bùn nhão khắp từ đỉnh đầu cho tới gót chân. May thay, các xe chở đạn tải nặng đi sau không bị trúng vào bãi lầy. Chúng tôi lau chùi khẩu pháo và cố gắng sửa soạn bản thân lại cho gọn gàng một chút, trước khi leo lên con đường chính và hướng về Krasnoe.
    Một lát sau, sĩ quan liên lạc của trung đoàn trưởng xuất hiện. Khi thấy tôi anh ta kêu lên ngạc nhiên: ?oYakushin! Cậu quay về từ ?ocõi bên kia? đấy à?? Tôi đang chẳng có tâm trạng nào để đùa bèn đáp: ?oHừ, vẫn còn đùa à? Tớ không về từ ?ocõi bên kia?, tớ vừa từ đầm lầy ra!?
    Trong khi chúng tôi còn bị kẹt ở đây trong đám lầy, Krasnoe đã được quân ta giải phóng. Không cần vội vàng gì nữa, chúng tôi từ tốn tiến vào khu làng. Bề ngoài trông vắng vẻ: chỉ ở một vài nơi chúng tôi thấy dấu vết của trận đánh vừa mới kết thúc. Nhưng các sĩ quan của trung đoàn lại chỗ chúng tôi đều hỏi một câu lạ lùng: ?oCậu vừa từ chỗ chết trở về à?? ?oYakushin, người ta đã chôn cất cậu đấy! Cậu vẫn còn sống sao?? Tôi choáng váng. Nhưng đến cuối buổi chiều hôm ấy thì mọi việc trở nên rõ ràng.
    Hóa ra Kỵ đội 3, có khẩu pháo chống tăng của Palanevich đi cùng, đã xông vào ngôi làng tiếp ngay sau một trung đoàn kỵ binh khác của sư đoàn tôi. Có cả mấy đơn vị bộ binh cùng tham gia cuộc tấn công. Một trong số các sĩ quan của trung đoàn đó bị thương nặng trong trận đánh. Palanevich đã băng bó cho anh ta và anh ta đã hy sinh trên tay anh. Một sĩ quan tham mưu của trung đoàn tôi cưỡi ngựa đi qua thấy chuyện này. Anh này biết Palanevich và hỏi xem anh đang ôm ai vậy. Palanevich đáp: ?oĐó là trung uý của chúng ta, anh ấy bị thương nặng ở đây và đã qua đời trong tay tôi?. Khi Palanevich nói ?ocủa chúng ta? có ý rằng đó là một trung uý thuộc sư đoàn kỵ binh của chúng tôi, không phải một sĩ quan bộ binh. Nhưng tay sĩ quan tham mưu nghĩ Palanevich muốn nói đến chính trung đội trưởng của mình, tức là tôi ?" Trung uý Cận vệ Yakushin. Anh ta báo cáo đầy đủ chuyện này lên ban chỉ huy trung đoàn. Nếu tôi bị kẹt trong vũng lầy kia lâu hơn, hẳn trung đoàn đã gửi một lá thư ?oĐã hy sinh trong chiến đấu? về cho gia đình tôi! Đó là lần đầu tiên người ta chôn tôi khi vẫn còn sống ? .
    Cuối ngày hôm đó, các kỵ sĩ bắt đầu các trận đánh giải phóng Molodechno và Lebedevo. Vùng phía bắc của Molodechno và nhà ga đường sắt đã bị đổi chủ nhiều lần. Tuy nhiên, sau khi giải phóng Krasnoe, đồn luỹ của quân Đức ở cả Molodechno và Lebedevo lâm vào tình thế chông chênh và do đó bị buộc phải rút lui. Những dân thường sống sót kể về các thống khổ của họ dưới ách chiếm đóng của quân Đức và về số phận của những người Do Thái. Ở Volozhin, một làng nhỏ gần Molodechno, bọn Đức đã giết chết toàn bộ cộng đồng Do Thái. Chúng nhét họ vào nhà kho và thiêu sống. Sau khi nghe những câu chuyện như thế, mong muốn trả thù của chúng tôi càng mạnh mẽ thêm. Mặc dù mệt mỏi và thiếu ngủ, chúng tôi vẫn sẵn sàng tiến tới, tiêu diệt kẻ thù cho tới khi toàn bộ mảnh đất Xôviết của ta được giải phóng khỏi bọn phát xít bẩn thỉu.
    Chúng tôi tiếp tục tấn công. Trung đoàn dễ dàng đánh bại và tiêu diệt những nhóm chặn hậu đơn lẻ của bọn Đức, tiến lên trước không ngừng. Chúng tôi chiếm nhiều đồn luỹ của bọn Đức mà chúng hoàn toàn bất ngờ. Có những trường hợp, trong lúc chúng tôi tiến vào làng, bọn Đức, bọn Polizei địa phương và những kẻ phản bội tổ quốc khác chạy tán loạn trên người mặc độc có bộ đồ lót. Khi trông thấy chúng tôi và nhận ra chống cự là vô ích, chúng giơ cao tay lên trời - thật là khoái đối với kỵ binh Cận vệ. Vẫn có những đồn luỹ được tổ chức tốt, phòng thủ vững chắc, và chống cự quyết liệt. Đó chính là trường hợp trận đánh mà tôi suýt chút nữa bị giết chết.
    Đám cảnh giới đi trước của chúng tôi cưỡi ngựa qua một vùng đất cát, chỉ có rừng thưa, và tới một bãi trống kéo dài tận một khu làng khác. Cánh trinh sát báo cáo thấy một đơn vị Đức lớn đóng ở đấy, cũng như có các chiến hào ở rìa khu làng. Đám trinh sát xuống ngựa và tiến công ngôi làng, nhưng mau chóng bị chặn lại bởi hỏa lực súng máy dữ dội. Một kỵ đội khác tiến đến hỗ trợ cũng không làm thay đổi tình thế. Các kỵ sĩ chúng tôi bị ghìm đầu xuống và buộc phải đào hào nấp.
    Tôi được giao nhiệm vụ tiến ra cánh đồng với khẩu pháo của mình và tiêu diệt mấy khẩu súng máy địch. Tôi không có đủ thời gian để chọn vị trí bắn tốt: thật ra, không có vị trí nào tốt trên cánh đồng đó - chỉ là một khe hẻm với bãi trống trải dài phía sau và không có chỗ ẩn nấp nào. Hơn nữa, bãi trống được mặt trời chiếu sáng rõ, và quân địch lại đóng quay lưng về phía mặt trời. Tôi chẳng thể làm gì ngoài việc đặt khẩu pháo ngoài chỗ trống, gần một cái cây. Cũng dễ để phát hiện vị trí đặt súng máy của địch: chúng luân phiên bắn vào đám kỵ sĩ của chúng tôi, ghìm đầu họ xuống. Tôi chỉ mục tiêu cho Trung sĩ Cận vệ Palanevich và ra lệnh cho anh lăn khẩu pháo vào vị trí rồi tiêu diệt các ổ súng máy. Tổ pháo thủ đã chuẩn bị kỹ cho những tình huống như vậy nhờ nhiều đợt huấn luyện ở hậu phương. Họ lăn khẩu pháo vào vị trí, nấp sau tấm lá chắn và chuẩn bị chiến đấu. Tất cả chỉ mất vài giây và khẩu pháo khai hỏa.
    Khẩu súng máy đầu tiên bị phá huỷ từ ngay phát đạn đầu. Khẩu thứ hai, tuy vậy, khó tiêu diệt hơn nhiều, do tổ xạ thủ súng máy Đức đã phát hiện khẩu pháo và trút đạn lên chúng tôi. Chúng ngắm chính xác và đạn bắn rất trúng lá chắn pháo. Phải mất nhiều nỗ lực để tiêu diệt khấu súng máy thứ hai đó, nhưng khi chúng tôi tiêu diệt xong thì pháo địch bắt đầu lên tiếng. Bất ngờ, đạn pháo nổ lung tung quanh khẩu pháo. Bọn Fritz bắn chính xác và chúng tôi phải vội vã ẩn nấp. Tôi thấy hỏa lực bọn Đức thật chết người và nhận ra rằng nếu cứ ở lại đây lâu hơn tất cả chúng tôi sẽ chết hết. Tôi ra lệnh cho tổ pháo rời khẩu pháo và ẩn nấp ở phía sau. Tôi ở lại với xạ thủ pháo và chúng tôi tiếp tục đào hào. Hóa ra đất ở đây nhiều cát và khá dễ đào. Cái hố của xạ thủ pháo ở bên trái của pháo, trong khi của tôi ở bên phải. Bọn Đức tập trung tòan bộ hỏa lực của chúng vào khẩu pháo của tôi. Sau mỗi cú nổ chúng tôi lại nhô khỏi hố và hỏi nhau: ?oCậu còn sống không đấy?? Cát từ vách cái hố của tôi rơi rào rào, hố không chắc cho lắm. Sau vài lần hỏi nhau như vậy tôi nghe có tiếng bang khủng khiếp, có gì đó rơi mạnh xuống tôi, và tôi bất tỉnh.
    Khi tỉnh lại, lính của tôi đang khiêng tôi trên tấm áo mưa plash-palatka trở về cái khe đất. Hóa ra khẩu pháo của tôi đã bị phá hủy vì một phát đạn trúng đích, đồng thời chôn sống tôi. Cái cây bị cắt đôi vì cú nổ và đổ xuống cái hố bị sụp của tôi. Xạ thủ pháo nhô khỏi hố sau cú nổ và chạy đến đào xuống cứu mạng tôi. Palanevich và tổ pháo của mình cũng thấy khẩu pháo bị trúng đạn và chạy đến. Họ làm cật lực để hồi tỉnh tôi, kéo tôi về hầm trú ẩn trên cái áo plash-palatka. May mắn cho tất cả là hỏa lực bọn Đức đã yếu đi, do lực lượng chính của trung đoàn đã bao vây bọn Đức trong làng.
    Đó là lần thứ hai tôi bị chôn sống: lần này trong một cái hố.
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Người chiến binh chiến đấu vì Tổ Quốc thật vinh quang, tự hào, dù Việt Nga khác nhau, chiến trường khác nhau, nhưng tinh thần chiến binh sao mà giống nhau thế, có lẽ thế mà những ca khúc Xô Viết, hình ảnh chiến binh Xô Viết thời Vệ Quốc luôn cùng theo chiến sỹ Giải Phóng Quân đi đánh giặc.
    Cám ơn danngoc, tớ đọc liền 1 mạch đến đây thì hết cái để đọc, lại phải chờ rồi.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chiến thắng, Hào hứng và Điên cuồng
    Mũi nhọn của trung đoàn ?" trung đội tay gươm, xe chở súng máy và khẩu pháo 45 mm của chúng tôi cùng xe chở đạn ?" đang lặng lẽ di chuyển qua đêm tối. Kẻ thù đang ở đâu? Hắn có thể ở bất cứ đâu. Phía trước và hai bên sườn chúng tôi là mấy cặp kỵ binh đi tuần trong khoảng cách tai nghe thấy được. Thật khó để giữ tỉnh táo khi luôn phải hành quân ban đêm và chiến đấu ban ngày. Ban đêm không khí ấm áp và yên tĩnh. Trời không có trăng. Ngồi trên ngựa giống như đang nằm trong nôi vậy: binh lính gần như ngủ gục và mất tập trung. Tôi đang ở cuối đội hình tiên phong với khẩu pháo số 4, do Trung sĩ Cận vệ Petrenko chỉ huy. Petrenko đã chiến đấu qua nhiều trận. Anh là một khẩu đội trưởng tốt và có kinh nghiệm, tôi có thể tin cậy ở anh. Tổ pháo gồm những lính mới bổ sung đến từ vùng Poltava sau chiến dịch Nevel: họ đã chứng kiến vài trận đánh.
    Tôi tranh luận về phối hợp trong chiến đấu với chỉ huy của đội tiên phong và thả mình trên chiếc xe chở đạn bên cạnh người đánh xe, Vedernikov. Chuyển động đều đều của chiếc xe khiến tôi buồn ngủ. Lũ ngựa trong đội hình hành quân đang đi tới với bước chân rất êm. Đội hình dừng lại, tôi nghe thấy ai đó nói tiếng Đức. Tôi nghĩ đám trinh sát đã bắt được một tù binh và chỉ huy đội tiên phong, một trung uý Cận vệ, đang thử nói chuyện với hắn. Một vài giây im lặng. Và rồi một tràng đạn bắn trúng chúng tôi ở tầm trực diện.
    Chúng tôi không thể nhìn thấy kẻ địch trong bóng tối. Chúng tôi không thể thấy chính lính của mình. Điều duy nhất chúng tôi có thể thấy là luồng đạn rít dọc con đường. Hỏa lực rất tập trung và bất ngờ làm mọi người mất tinh thần. Không ai còn buồn ngủ nữa. Ngựa đứng dựng trên hai chân sau, suýt chút nữa thì lật úp xe chở đạn. Trong nháy mắt Vedernikov và tôi đánh xe chở đạn rẽ khỏi con đường, cho lũ ngựa nhảy vào dọc một cái rãnh rộng. Khẩu đội trưởng cũng làm như vậy, cứu những con ngựa quý giá khỏi làn đạn. Trong những nhoáng lửa ngắn của làn đạn súng máy Đức tôi phát hiện cái bóng tối sẫm của khẩu pháo Petrenko nằm trên đường. Do xe chở đạn đánh một vòng ngoặt gấp chữ U trên đường, khẩu pháo đã tự rời ra và đang quay đối mặt với quân địch. Tôi hét hết sức, cố gắng nghe được tiếng mình giữa tiếng ồn ào của súng máy: ?oKhẩu đội tới chỗ pháo! Chuẩn bị chiến đấu!? Cùng với Petrenko, người đã chạy tới chỗ pháo, chúng tôi kéo càng pháo qua hai bên và chuẩn bị pháo để bắn. ?oĐạn mảnh!? Tôi hét. ?oKhông có đạn mảnh, chúng ở hết trong xe đạn rồi! Tôi chỉ có đạn xuyên giáp!? Petrenko hét trả lời. ?oĐược, vậy đưa tôi đạn xuyên giáp ? Nạp đạn!? Tôi bắn pháo, nhắm vào chớp đầu nòng của khẩu súng máy Đức, chỉ cách chúng tôi không hơn 50 m. Tiếng động sắc gọn, âm vang kim loại của phát đạn xuyên giáp đã thay đổi toàn bộ tình thế. Tất nhiên, một phát đạn mảnh có thể công phá nhiều hơn, nhưng hiệu quả tâm lý của đạn xuyên giáp thì mạnh hơn. Sau phát đạn thứ hai và thứ ba, quân địch ngưng bắn, và các kỵ sĩ khai hỏa tiểu liên. Binh nhất Cherkaschenko bò tới khẩu pháo cùng hòm đạn mảnh: các thành viên còn lại của tổ pháo bò tiếp sau anh ta. Tình thế đã chuyển sang có lợi cho chúng tôi. Và rồi khẩu pháo bắt đầu bắn nhanh. Tổ pháo hành động bình tĩnh, như trong các bài tập huấn luyện, phát này nối tiếp phát kia bắn vào họng bọn Đức. Trung đội tay gươm vùng dậy và chạy tới với tiếng hô lớn ?oHurrah!? Trong ánh trời sáng dần, họ đuổi theo bọn Đức đang tháo chạy.
    Chúng tôi trông thấy những khẩu súng máy bị bỏ lại và các thùng đạn trong chiến hào. Cách đó một quãng là xe chở đạn bị phá huỷ, một con ngựa chết và khoảng mười xác lính Đức. Sau tuyến phòng thủ bọn Đức là một khu làng lớn. Kỵ đội tay gươm của nhóm tiên phong đi ngang qua chúng tôi. Họ đang phi với gươm tuốt trần. Tôi ra lệnh: ?oNgưng bắn! Đưa ngựa tới pháo!? Bây giờ chúng tôi phải đuổi kịp kỵ đội đang xung phong để yểm trợ bằng hỏa lực. Bọn Đức đồn trú đã tháo chạy. Cuộc xung phong bằng gươm và truy đuổi tiếp tục sau khi chúng tôi đã băng xuyên qua khu làng.
    Nguyên tắc chính yếu là chúng tôi không được cho kẻ địch chỉ một giây ngơi nghỉ. Chúng tôi phải tước của chúng mọi cơ hội có thể ổn định và tổ chức vị trí phòng thủ. Chỉ có tiến lên!
    Cảm giác vui sướng của chiến thắng, hào hứng và điên cuồng chúng tôi có được khi đuổi theo kẻ thù đang tháo chạy khó có gì có thể so sánh được. Trong những khoảng khắc như thế, người ngựa như nhập thành một, không gì ngoài cái chết có thể ngăn cản cơn tuyết lở: cả hai cùng như say với chiến thắng và chỉ muốn phóng tới đập tan mọi vật cản.
    Cuối cùng chúng tôi bắt kịp với kỵ đội và có thể nã đạn yểm trợ khi cần thiết. Cuộc truy kích tiếp tục. Quân đoàn tôi tiếp tục đà tiến từ Minsk về phía tây. Phía trước chúng tôi là thị trấn Lida. Quân Đức mau chóng ổn định tuyến phòng thủ: các lực lượng đặc nhiệm của chúng với bộ binh có xe tăng và pháo binh hỗ trợ, xây dựng những cứ điểm mạnh trong các khu làng và chống trả quyết liệt. Chúng tôi vượt qua một trong những lực lượng đặc nhiệm như vậy trên tuyến đường Traby ?" Yuratishki, nơi có hai tiểu đoàn bộ binh Đức cùng với xe tăng, đã chiến đấu dữ dội. Phải sau một cuộc tấn công phối hợp tốt, có pháo kích chuẩn bị do các khẩu pháo 76 mm cấp trung đoàn, một pháo đội cối và pháo đội chống tăng chúng tôi tham gia, chúng mới bị chọc thủng. Quân Đức rút lui trong hoảng loạn. Chúng tôi đuổi theo chúng trên mọi ngả đường tới sông Gatia, chiếm giữ các điểm vượt sông.
    Bây giờ quân đoàn kỵ binh đã tiến quân quá xa, mất liên hệ với các đơn vị thiết giáp và bộ binh của ta. Tư lệnh quân đoàn không muốn mất thời gian đã ra lệnh lập tức tấn công Lida: Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6 tấn công thị trấn từ phía bắc; Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 5 chúng tôi đánh tan các nhóm chặn hậu của bọn Đức, vượt sông Lida và tấn công vùng ngoại vi phía đông của thị trấn; trong khi đó, Sư đoàn Kỵ binh Smolensk 32 đánh thị trấn từ phía nam. Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ 17 thuộc Sư đoàn tôi đã thể hiện sự nổi bật trong trận đánh đó. Họ đã tiến hành một cuộc xung phong bằng gươm bất ngờ và phóng giữa thành phố, hầu như không gặp phải sự kháng cự nào. Ngay khi vào được thành phố, các kỵ sĩ xuống ngựa và bắt đầu chiến đấu trên đường phố. Cuộc tấn công quá nhanh nên bọn Đức thất bại trong việc di tản cả một đoàn tàu chở trang thiết bị nặng quân sự trong nhà ga. Các trận đánh ở thị trấn đó đã lấy mất của chúng tôi nhiều người. Trung tá Cận vệ Trukhanov, chỉ huy trung đoàn bạn, đã tử thương tại Lida và được chôn cất tại đây. Giờ đây một trong những con đường của thành phố có mang tên anh. Ngày 9 tháng Bảy thị trấn được hoàn toàn giải phóng, và ngày 10 tháng Bảy các cuộc mít tinh được tổ chức tại mọi đơn vị của quân đoàn. Bộ chỉ huy tối cao đã bày tỏ lòng cảm ơn với các kỵ sĩ trong một mệnh lệnh toàn thể. Ba trung đoàn của quân đoàn tôi đã được nhận danh hiệu vinh dự ?oLida?.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Nguyền rủa Hitler và đám thợ đóng giầy của hắn
    Chúng tôi đang cưỡi ngựa về phía Augustov, một thị trấn ven biên giới với Đông Phổ. Thật tuyệt khi một lần nữa được cưỡi ngựa qua các khu rừng, được che chắn bởi đám cành lá khỏi các cuộc không kích. Mặc dù mệt mỏi và thiếu ngủ, tôi vẫn vui vẻ và hát một bài của Nikita Bogolovski:
    Nơi ấy lũ ngựa dẫm lên những xác chết,
    Nơi ấy khắp mặt đất phủ đẫm máu huyết,
    Chàng sẽ được che chở trước thần chết và đạn rít
    Bởi tình yêu trong trắng của em​
    Palanevich phóng tới chỗ tôi và hỏi: ?oỔn không, trung úy?? ?oKhông có gì, tớ chỉ hát thôi mà? ?oTốt thôi. Tôi đã nghĩ anh muốn gọi tôi đến, nhưng hóa ra anh chỉ hát. Vậy là tốt!? Sau khi nói vậy anh ta quay về chỗ khẩu pháo. Mặc cho mọi khiển trách của tôi, cả binh lính và hạ sĩ quan trung đội tôi đều gọi tôi là trung úy, mặc dù tôi chỉ mới là thiếu úy (Mladshưi Lejtenant). Tất nhiên, gọi tôi là trung úy (Lejtenant) thì gọn miệng hơn, đồng thời họ cũng ngụ ý mong tôi sẽ sớm được thăng chức.
    Trung đoàn đang phi tới, không có thời gian để dừng lại nghỉ và chúng tôi phải di chuyển càng nhanh càng tốt. Chúng tôi cho ngựa ăn ngay trong đội hình hành quân, giữa những chặng nghỉ ngắn. Ngay khi kỵ đội dừng lại tại chỗ có nước, các kỵ sĩ túm lấy xô vải dầu và chạy đi lấy chút nước cho ngựa của mình. Sau khi cho ngựa uống nước một lúc, binh lính sẽ đeo túi đựng yến mạch vào quanh cổ chúng. Mọi người ngóng tai chờ lệnh của các sĩ quan. Khi mệnh lệnh ?oThẳng tiến!? vang lên, mọi xô túi đều sẽ biến mất chỉ trong nháy mắt. Kỵ đội tiếp tục hành quân.
    Đột nhiên, khoảnh rừng kết thúc. Chúng tôi xuất hiện giữa một cánh đồng trống trải với một đoàn vận tải lớn của quân Đức trước mặt. Chúng đang chở thực phẩm, quân trang và mọi thứ mà bọn Fritz tìm cách cướp được từ dân thường. Đám đánh xe và bảo vệ bỏ chay, để lại cả một đoàn xe làm chiến lợi phẩm cho chúng tôi. Cùng lúc đó, máy bay tiêm kích Đức xuất hiện từ phía mặt trời. Chúng bay thẳng tới chỗ chúng tôi, giữ một đội hình chặt chẽ. Chỉ khi chiếc tiêm kích khạc đạn vào đoàn quân của chúng tôi thì báo động ?oKhông kích!? mới vang lên. Kỵ đội tản ra hai bên của con đường theo từng trung đội. Tôi cùng với khẩu đội của mình phóng tới một khu làng nhỏ có những bụi cây keo rậm rạp, lấp ló phía xa xa. Phóng qua một cánh đồng khoai tây mấp mô, chiếc xe kéo pháo hướng tới một dãy nhà kho. Nhưng chỉ có xe kéo pháo tới được chỗ nấp: mấy cái xe tải đạn nặng nề kẹt lại giữa cánh đồng khoai tây. Đám tiêm kích Đức bắn phá đội hình đã tản ra và chúng tôi nằm dưới làn đạn súng máy của chúng. Đạn bắn tung tóe dọc mặt đất, để lại hai con ngựa bị què mà sau đó chúng tôi quyết định phải giết bỏ.
    Sau đợt không kích đầu, tôi cố gắng đưa được xe chở đạn tới nấp dưới mấy bụi rậm, rồi phóng về phía khẩu pháo. Nhưng sau khi chạy được vài mét, tôi vấp chân và ngã nhào xuống mặt ruộng.
    Tiêm kích Đức oanh tạc chúng tôi mãi cho tới tối. Cứ một biên đội bay đi thì một biên đội khác lại tới ngay lập tức. Chúng không cho chúng tôi nghỉ một phút nào để đổi chỗ núp. Tôi nằm ngửa trên cánh đồng, xuyên qua những chiếc lá của bụi khoai tôi có thể thấy rõ mấy chiếc máy bay và thậm chí cả lũ phi công. Ngay từ hồi đầu chiến tranh tôi đã không chịu nổi tiếng đạn rít. Đối với tôi thật khó để kìm mình không nhào xuống tránh mỗi khi có tiếng đạn rít bay qua. Đám lính cựu bảo rằng nếu nghe thấy viên đạn bay rít qua thì không cần phải nhào tránh bởi nó sẽ không bắn trúng anh. Thay vì vậy, tôi cứ nhào xuống nấp ?" hoặc ?ocúi chào? như người ta thường nói ngoài mặt trận ?" trước mỗi tiếng rít của đạn bay qua. Tôi khá tự tin với bom, pháo và đạn cối, kể từ hồi bao vây Leningrad trở đi. Sự bình tĩnh ấy thậm chí còn cao hơn sau khi tôi đã ở trong đơn vị pháo binh. Nhưng tôi không thể nào quen với tiếng đạn rít, đặc biệt khi chúng bay từ trên trời xuống. Tôi cứ nằm đó mà nghĩ: ?oNgười kế tiếp sẽ là mình. Hắn sẽ dùng đạn đóng đinh mình xuống Đất Mẹ?.
    Khi trời tối, không kích dừng lại. Mặc dù bị không kích liên tục kéo dài tới ba bốn tiếng, thiệt hại của trung đoàn là không đáng kể. Trung đội tôi mất ba con ngựa và hai người bị thương nhẹ. Tôi nhận bổ sung hai con ngựa mới cho xe tải đạn và ra lệnh cho tổ pháo thủ nghỉ ngơi. Sau đó tôi đi tìm Khẩu đội 4 của Petrenko. Kỵ đội 4, có Khẩu đội 4 của Petrenko phối thuộc, đã cố gắng tới được khu rừng trước khi cuộc không kích bắt đầu, do vậy không bị thiệt hại gì. Rất khó để tìm ra anh ta trong khu rừng tối, nhưng các chiến sĩ của Kỵ đội 4 đã giúp tôi và tôi mau chóng tìm được Petrenko và tổ pháo thủ.
    Tổ pháo thủ của Petrenko đang nghỉ ngơi tại ngôi nhà của người gác rừng. Họ đang ngồi quanh một đống lửa, rán trứng trong một cái chảo lớn. Cầu thang bên ngoài của ngôi nhà trông như một hàng song cửa với vô số chai lọ có nhãn mác đủ màu đẹp mắt. Tổ pháo đã ăn xong và chuyển đến lượt những người đánh xe. Khi trung sĩ phát hiện thấy tôi, anh ta hô lệnh: ?oĐứng dậy! Nghiêm!? Tôi ngăn anh lại, bảo mọi người tiếp tục dùng bữa và yêu cầu trung sĩ báo cáo tình hình. Báo cáo của anh ta gắn ngọn: ?oKỵ đội đã chiếm được một đoàn vận tải lớn rồi chạm trán với một lực lượng Đức khá mạnh. Chúng tôi giao chiến với chúng và dừng lại, lập tuyến phòng ngự. Một phần của đoàn vận tải Đức vẫn nằm lại ở vùng trắng giữa hai bên. Khẩu pháo chúng tôi thuộc vành đai phòng thủ cách chỗ này khoảng 30 m. Có hai người đang gác ở đó, những người khác nghỉ ngơi tại đây. Bọn Fritz đang yên lặng. Thưa đồng chí trung úy, xin hãy thoải mái dùng thử món trứng rán của chúng tôi. Ở đây cũng có cả thức uống nữa.?
    Tôi đang rất đói. Tôi rửa tay bằng chút rượu vang Pháp ?" quanh đấy chẳng tìm đâu ra nước. Sau khi chiếm được đoàn vận tải, tổ pháo không chỉ tranh thủ được thực phẩm và đồ uống mà kiếm được cả đồ lót lụa, ủng cao cổ và vải quần áo làm xà cạp và chăn phủ lưng ngựa. Petrenko nhìn xuống đôi ủng kirsa mòn vẹt của tôi và đề nghị tôi đổi chúng lấy đôi ủng cao cổ bằng da của sĩ quan Đức. Đồ lót mới và vải quấn chân thì được, bởi đã cả tháng trời kể từ lần cuối cùng chúng tôi được tắm rửa trong nhà tắm hơi và thay quân phục mới. Tôi không thể không đồng ý với Petrenko. Tôi cố thử nhiều đôi ủng Đức nhưng không vừa đôi nào. Cuối cùng tôi tìm thấy một đôi trông như ủng cao cổ của Nga và đi vào, nhưng không phải là không có khó khăn. Ủng cao cổ Đức có cổ ống rộng loe để giắt băng đạn và hoàn toàn không hợp với kỵ binh hay bộ binh Nga. Chúng gây khó khăn cho kỵ sĩ và cọ vào sườn ngựa, còn bộ binh đi chúng thì gặp vấn đề khi bò trên mặt đất.
    Tôi kiểm tra khẩu pháo và tổ pháo cùng với Petrenko và bước về phía khẩu pháo của Palanevich. Tôi dừng lại giữa rừng và quyết định phải thay bộ đồ lót, thoải mái đặt mông lên một gốc cây. Tôi phải mất rất nhiều công để rút đôi ủng cao cổ của Đức ra và thay đồ: sau đó gặp vấn đề khi xỏ lại đôi ủng. Tôi dùng hết sức để xỏ lại đôi ủng, nhưng vô ích mặc dù đã thử nhiều lần: chúng bị ướt sương đêm nên không vừa chân nữa. Tôi rạch ống ủng ra bằng con dao và chỉ có thể xỏ đôi ủng đáng nguyền rủa vào khi đã rọc tới tận đế ủng. Và cứ thế tôi đi nhặt lại đôi ủng kirsa cũ từ chỗ khẩu pháo của Petrenko ?" với ống ủng bị rọc suốt! May thay, trời vẫn còn tối, không ai thấy tôi bò về khẩu pháo để nhặt đôi ủng cũ, vừa tìm vừa chửi rủa Hitler và lũ thợ giầy của hắn. Với chúng tôi, những người lính Nga, không có gì tốt hơn ủng cao cổ của Nga!
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chiến đấu cùng nhau thì có chết cũng thấy đời đẹp!
    Sau cái vận đen đủi của tôi với đôi ủng Đức, tôi đi tìm pháo đội trưởng, Agafonov, và báo cáo về tình trạng trung đội tôi. Agafonov bảo tôi chờ nhận các lệnh tiếp theo trong khi anh ta tới ban chỉ huy trung đoàn để xin chỉ thị mới. Nhưng ngay khi Agafonov chưa trở về, một kỵ sĩ đã xuất hiện đưa tôi tin nhắn yêu cầu lên báo cáo trung đoàn trưởng. Tôi gặp Agafonov trên đường, và anh ta cho tôi biết tình hình đang khá nghiêm trọng. Có lẽ chúng tôi một lần nữa lại lọt vào vòng vây của địch, và trung đoàn phải nỗ lực rút ra. Anh ta cũng bảo tôi rằng Kỵ đội 2 và trung đội chống tăng của tôi phải ở lại làm đội chặn hậu. Tôi nhớ là Kỵ đội 2 luôn được trung đội pháo chống tăng của Trung úy Cận vệ Zozulya hỗ trợ: ?oCậu ấy còn vợ và hai con ở Vinnitsa,? Agafonov trả lời. Tôi hiểu anh muốn nói gì: trong một số trường hợp đã có những đội chặn hậu không bao giờ trở về. Tôi đến báo cáo với trung đoàn trưởng.
    Buổi sáng trời đẹp và đầy nắng. Lũ chim hót ríu rít ?" chỉ có bọn Đức im lặng. Các sĩ quan đứng quanh trung đoàn trưởng thành nửa vòng tròn. Mọi người im lặng lắng nghe lời tham mưu trưởng, Đại úy Cận vệ Todchuk, người đang tóm tắt tình hình, và thấy rõ là tình hình không sáng sủa như trời đẹp hôm nay :
    - Trưa ngày 18 tháng Bảy, quân Đức đã phá được tuyến phòng thủ của các đơn vị bộ binh và chiếm lại được khu vực Loiki-Bela, Tserkevna-Kelbaski.
    - Quân địch cũng đã cắt đứt tuyến liên lạc của quân đoàn ta.
    - Bộ binh địch và các đơn vị của Sư đoàn Waffen-SS Totenkopf đã vượt qua một đội chặn hậu của sư đoàn ta ở Lipsk và chiếm lại được thị trấn.
    - Quân đoàn ta bị bao vây bởi lực lượng Đức vượt trội từ ba hướng: tây, nam và đông. Chỉ ở phía bắc còn lại một tuyến liên lạc yếu ớt với Sư đoàn bộ binh 174, vốn đang liên tục phải giao chiến dữ dội và đã chịu nhiều thiệt hại.
    - Tình hình của quân đoàn ngày càng xấu đi: chúng tôi có thể bị quân Đức hoàn toàn bao vây bất cứ lúc nào.
    - Sở chỉ huy quân đoàn đã quyết định thu gọn vành đai phòng ngự.
    Mọi người đều im lặng. Trung đoàn trưởng kết thúc cuộc họp, nói: ?oBây giờ trung đoàn sẽ rút khỏi khu vực đã được sư đoàn trưởng chỉ định. Để cuộc hành quân không bị cản trở, một đội chặn hậu phải ở lại đây trên đường quốc lộ. Đội chặn hậu bao gồm Kỵ đội 2 có sự phối thuộc của Trung đội pháo chống tăng 2 dưới quyền Thiếu úy Cận vệ Yakushin và trung đội cối của Thượng sĩ Cận vệ Vodzinski. Chúng tôi đang đặt hy vọng vào các anh. Các anh đã biết lệnh ?" chiến đấu tới viên đạn và chiến sĩ cuối cùng! Không được rút lui khi không có lệnh tôi! Còn câu hỏi nào không?? Tôi không có câu hỏi nào. ?oChúng tôi sẽ hoàn thành mệnh lệnh như các chiến sĩ Cận vệ!? chúng tôi cùng trả lời.
    Trung đoàn lặng lẽ và bí mật rút khỏi vị trí, biến mất trong màn sương sớm. Chúng tôi, một nhúm người, ở lại đơn độc để đối mặt với kẻ thù đông vượt trội. Phía trước là Augustov và Đông Phổ; đằng sau thì chẳng có gì ?" ngoại trừ những vật cản và bãi mìn mà trung đoàn để lại trong khi rút lui. Tất cả chúng tôi đều thấy chán nản. Chúng tôi biết rằng nếu quân Đức tấn công, đó sẽ là trận đánh cuối cùng: tất cả chúng tôi sẽ bị giết hay trở thành tù binh. Chúng tôi biết chắc điều đó. Cứ như đang đứng bên bờ hố chôn quan tài của mình vậy.
    Tôi đặt mấy khẩu pháo vào vị trí bắn rồi tới chỗ kỵ đội trưởng chịu trách nhiệm đội chặn hậu để bàn về cách hành động. Bọn Fritz đang im lặng, chốc chốc lại bắn quấy rối, giống như sự im lặng trước một cơn bão. Trận đánh sẽ nóng bỏng, và nhiệm vụ chính sẽ được giao cho chúng tôi ?" những người của pháo đội chống tăng. Tôi bàn luận xem sẽ làm gì trong tình huống này với kỵ đội trưởng. Cả hai chúng tôi đều đồng ý không nên khiêu khích bọn Đức: điều chủ yếu là ngăn chúng nhận ra lực lượng chính của trung đoàn đã rời đi. Chúng tôi cũng phải tiết kiệm đạn cho trận đánh quyết định. Trong khi chờ, chúng tôi quyết định tiến hành bắn quấy rối bằng vũ khí nhẹ, đặc biệt bởi súng cối của Vodzinski còn ít đạn và anh ta chỉ có thể bắn khi có chiến đấu.
    Tôi cảnh báo các khẩu đội trưởng là không được uống rượu, bởi những chiếc xe bọn Đức chất đầy rượu vang và các loại rượu mạnh khác vẫn còn đứng trên đường chưa hư hại gì. Tôi ra lệnh cho các khẩu đội trưởng phát 100 gram cồn cho mỗi tổ viên và cấm họ uống nhiều hơn. Tôi ngạc nhiên khi nghe thấy tất cả chiến sĩ của tôi đều thẳng thừng từ chối uống - trông mọi người đều dữ tợn và căng thẳng. Tôi nghĩ: ?oThật ngạc nhiên. Tại sao họ không uống khi đều biết chúng ta sắp chết hết, và chúng ta chẳng làm được gì nhiều để thay đổi chuyện đó?? Nhưng mọi người đang chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng trong danh dự, xác định phải giết càng nhiều kẻ thù càng tốt trước khi bị giết chết. Chúng tôi muốn đổi mạng mình với giá đắt nhất.
    Các khẩu đội trưởng kiểm tra lại pháo lần nữa. Thật ra, mỗi khi có cơ hội, chúng tôi đều kiểm tra lại mọi thứ: pháo, đạn dược, ngụy trang, chiến hào, vũ khí nhẹ, lựu đạn, các mốc chuẩn để xác định khoảng cách, mức độ sẵn sàng chuyển sang phòng ngự vòng tròn và v.v. Chúng tôi biết rằng trong một trận đánh chống lại lực lượng đông hơn chúng tôi không có thời gian để kiểm đi kiểm lại mọi thứ và mỗi sai lầm đều bắt chúng tôi trả giá đắt. Các tổ pháo đang hoàn thành vị trí bắn dự trữ và tạo đường dẫn vào rừng để sơ tán pháo khi cần thiết.
    Một máy bay trinh sát Đức có đầu cánh màu vàng đang bay rất thấp. Nó cố gắng làm chúng tôi bắn trả để tiết lộ vị trí. Tay phi công lượn một vòng trên tuyến phòng thủ của chúng tôi, và có lẽ không muốn mạo hiểm thêm nên sau đó hắn bay đi. Chúng tôi đang chờ bọn Đức bắt đầu tiến công, nhưng bọn Fritz không vội vàng, chúng đang chuyển tới các khí tài mạnh hơn ?" có thể nghe thấy thường xuyên tiếng gầm của động cơ và tiếng loảng xoảng của xích xe. Quân Đức đang chuẩn bị một cuộc tấn công mạnh mẽ bằng thiết giáp: ngay lính mới cũng nhận ra được điều đó. Ăn trưa mà miệng đắng nghét, tất cả suy nghĩ của chúng tôi đều xoay quanh trận đánh sắp tới.
    Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng móng lốp cốp của một con ngựa đơn độc. Nó đi tới từ phía trung đoàn khởi hành. Mọi người đều bị kích động ?" một kỵ sĩ đơn độc phi nước kiệu dài tới chỗ chúng tôi? Anh ta đem theo tin gì? Tôi bước ra con đường để gặp anh ta. Đó là sĩ quan liên lạc của ban tham mưu trung đoàn. Anh ta chúc mừng tôi và hỏi tìm chỉ huy đội chặn hậu. Tôi đáp rằng tôi là phó của anh ấy và sẽ đưa anh ta tới chỗ chỉ huy. ?oAnh đem tin gì cho chúng tôi đó?? Tôi lặng lẽ hỏi anh trong lúc chúng tôi đi bộ xuyên qua khu rừng. ?oRút lui!? anh ta trả lời cùng với giọng khe khẽ như thế. Những lời của anh ta tựa như một cú khoát tay xóa bỏ đi bản án tử và tôi cảm thấy như bia mộ đã rơi khỏi đôi vai mình. ?oVâng, tất cả những gì bây giờ chúng tôi phải làm là thoát khỏi bọn Fritz khốn khiếp, và vậy là chúng tôi sẽ được cứu sống!? tôi vừa nghĩ vừa đưa sĩ quan liên lạc tới chỗ kỵ đội trưởng.
    Khi kỵ đội trưởng nghe xong mệnh lệnh, anh ta lập tức chỉ huy chúng tôi hành quân. Trung đoàn trưởng đã đồng ý cho chúng tôi rút ra với hai lý do: một, trung đoàn đã thoát khỏi quân địch một cách thành công, kết quả là nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn thành; thứ đến, sự góp mặt của chúng tôi cũng cần thiết khi chọc thủng vòng vây.
    Tôi đề nghị một kế hoạch rút lui có tổ chức: tôi sẽ rút mấy khẩu pháo của mình khoảng 400 ?" 500 m tới một điểm ở phía sau và yểm hộ cho kỵ đội đi bộ theo sau tôi. Khi kỵ đội tới điểm hẹn, tôi tiếp tục rút xa hơn và lại yểm hộ cho họ khi họ lên ngựa. Chỉ huy kỵ đội khoái kế hoạch này và chúng tôi đã thực hiện như đề nghị của tôi. Nã đạn từ những vị trí tạm thời và luân phiên yểm hộ nhau, chúng tôi đã tới được điểm hẹn và chẳng mấy chốc mọi người đã lên ngựa, súng máy sẵn sàng trên xe, và kỵ đội lập thành một đội hình trên đường.
    Ở ban chỉ huy trung đoàn không ai trông chờ gặp lại chúng tôi: họ cho là giờ này chúng tôi đã chết cả rồi. Mọi người nhìn chúng tôi như thể vừa về từ ?ocõi bên kia?. Chúng tôi tham gia trận đánh đột phá vây khi vừa hành quân tới nơi: nhưng đó là một trận đánh quen thuộc, với bao đồng đội xung quanh. Bây giờ chúng tôi không còn đơn độc, chúng tôi chiến đấu như một thành phần của trung đoàn. Chiến đấu cùng nhau thì có chết cũng thấy đời đẹp.
    Ngày 21 tháng Bảy trận chiến đã tới đỉnh điểm. Quân đoàn tôi đã hoàn toàn bị bọn Đức bao vây. Những người bị thương phải sơ tán trên máy bay U-2 ?omáy bay ngô?. Các kỵ sĩ vừa hộ tống người bị thương tới sân bay tạm trên đường trở về đã bị phục kích và tàn sát. Trong khi đó, chúng tôi đã gần cạn đạn dược. Một kỵ đội của trung đoàn tôi tới được một ngôi làng đang bị bọn Đức chiếm giữ. Bọn này cho rằng ý chí chiến đấu của chúng tôi đã bị bẻ gãy nên tổ chức cuộc tấn công vào kỵ đội, có một xe tăng đi kèm. Khi bọn Fritz chỉ còn cách kỵ đội khoảng 30 m, bí thư đảng bộ trung đoàn, Thiếu tá Cận vệ Ostrovski hét lớn: ?oVì Tổ quốc!? và dẫn mọi người xông vào giáp lá cà. Kỵ đội vùng dậy và xông thẳng vào bọn Đức với tiếng hô lớn ?oHurrah!?. Chiếc tăng Đức bị hạ gục bởi lựu đạn. Ostrovski bắn hạ ba tên Đức ở tầm gần. Ngôi làng được chiếm trở lại.
    Sau hai ngày chiến đấu quyết liệt, các kỵ sĩ của quân đoàn đã chọc thủng vòng vây. Ngày 23 tháng Bảy quân đoàn nối lại được liên lạc với các đơn vị bộ binh: một lần nữa, chúng tôi đã giành lấy thế chủ động từ tay kẻ địch. Sau đó sư đoàn tôi tiến về phía nam, đuổi theo bọn Đức tháo chạy trong hơn hai ngày. Chúng tôi lại một lần nữa tiến về Augustov, đầu mối đường sắt quan trọng này nằm trên đường biên giới với Đông Phổ. Những trận đánh đã khiến chúng tôi mất đi nhiều sinh mạng và nhiều người bị thương. Ngày 25 tháng Bảy Thượng sĩ Cận vệ Vodzinski bị thương lần thứ ba kể từ chiến dịch Belorussia.
    Như thường lệ, bất ngờ quân đoàn tôi nhận lệnh rút ra, chuyển về dự bị và bàn giao chiến tuyến lại cho bộ binh. Đó là lúc chiến dịch Belorussia kết thúc đối với chúng tôi. Trong ba mươi lăm ngày chiến đấu chúng tôi đã tiến được 550 km về hướng tây. Nhưng nếu tính cả hành tiến thì thực ra chúng tôi đã cưỡi ngựa đi khoảng 900 km. Chúng tôi tiến quân khoảng 25 km mỗi ngày, giải phóng được mảnh đất phải chịu nhiều đau khổ Belorussia.
    Sau chiến dịch Bagration chúng tôi có dịp để chụp ảnh với các sĩ quan và chiến sĩ đã chiến đấu nổi bật trong cuộc giải phóng Belorussia. Zozulya và tôi đứng ở tận hàng cuối cùng, bởi chúng tôi đi ra mãi vào phút cuối cùng. Pháo đội trưởng của chúng tôi, Agafonov, loanh quanh ở ban chỉ huy và không kịp vào chụp ảnh. Bức ảnh ấy rất quý giá đối với tôi bởi nó lưu giữ hình ảnh duy nhất của Trung úy Kuchmar mà tôi còn lại được ?" anh ấy bị giết chết ngày 2 tháng Năm 1945.
    Quân đoàn trưởng chúng tôi ra lệnh cho tất cả sĩ quan và binh lính phải đội mũ kubanka truyền thống Cô dắc sau chiến dịch Bagration. Tôi nghĩ đó là vì truyền thống màu mè của kỵ binh, và do mong muốn có vẻ ngoài khác biệt với tất cả các quân chủng khác ?" đặc biệt là so với bộ binh. Chúng tôi có một câu nói vốn bắt nguồn từ thời Quân đội Sa hoàng trước kia:
    Thằng điệu phục vụ trong kỵ binh,
    Thằng lười ?" trong pháo binh;
    Thằng say phục vụ trong hải quân;
    Còn thằng ngốc ?" cho nó vào bộ binh.

  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Cái này hay thế!
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Những ngôi sao Giáng sinh
    Chúng tôi tiến vào Ba Lan. Đất nước ấy có vẻ khác lạ và bất thường với chúng tôi: những cánh đồng rộng được chia ra cho những nông dân cá thể của vùng Bialystok.
    Một lần nữa chúng tôi đi tiên phong, tiến vào mảnh đất Ba Lan trước các đơn vị khác. Đó là một buổi sáng sớm, các con đường của làng quê Ba Lan đều trống rỗng ?" các nông dân đang còn ngủ hay ẩn mình trong hầm nhà, chờ đợi trận đánh giữa chúng tôi và bọn Đức. Tại ngôi nhà ở cuối một làng nọ, chúng tôi nhìn thấy xác chết của cả một gia đình ?" ông bà, cha mẹ và bốn đứa nhỏ - sắp thành hàng trên mặt đất. Bọn Đức này không chừa ai hết. Tại sao chúng lại giết hại gia đình này? Và ai đã mất công sắp họ thành hàng đều đặn phía trước ngôi nhà như vậy?
    Chúng tôi rời làng và sa ngay xuống một con đường đầy bùn. Một nông dân già tiều tụy ló ra từ một ngôi nhà và chạy đến chỗ chúng tôi, la hét điều gì đó bằng tiếng Ba Lan. Chúng tôi chỉ hiểu được: ?oCác anh em! Các anh em!? Ông dừng lại trước đội hình chúng tôi với cặp mắt đẫm nước mắt và vui sướng. Rồi ông chạy về chỗ một đống rơm đã rút gần hết, vơ lấy một ít và ném lên xe chúng tôi. Cuộc gặp với người nông dân nghèo Ba Lan ấy, người đón mừng binh lính chúng tôi như những người giải phóng và cố gắng giúp chúng tôi tối thiểu một chút gì đó, đã làm chúng tôi cảm động sâu sắc. Nhưng không phải tất cả người Ba Lan đều đón chào chúng tôi theo cách ấy. Một số nấp trong hầm nhà của họ và tỏ ra ghê sợ với binh lính Xôviết chúng tôi.
    Sau khi hoàn tất việc giải phóng vùng Bialystok vào cuối năm 1944, quân đoàn được lệnh dừng lại nghỉ ngơi và nhận tiếp viện trước những trận đánh quyết định ở Đông Phổ. Trong thời kỳ này, chúng tôi được giao cho một khu vực tương đối yên tĩnh của mặt trận gần thị trấn Goniondz. Trung đoàn trưởng chúng tôi, Trung tá Cận vệ Tkalenko, dẫn tất cả sĩ quan của trung đoàn đi trinh sát bằng ngựa tới tuyến phòng ngự đầu tiên của quân ta. Chúng tôi dừng lại bên một sườn dốc nhỏ và Tkalenko bắt đầu giới thiệu cho chúng tôi. Phía trước là một cánh đồng lầy rộng 3 km, sau đấy là một dãy đồi do quân địch nắm giữ. Mặc dù khoảng cách tương đối xa, tuy nhiên nhóm người ngựa của tôi hiển nhiên có thể bị quan sát rõ ràng từ những ngọn đồi ấy, bởi bọn Fritz đã nã một đợt pháo kích dày đặc trước khi Tkalenko có thể kết thúc bài giới thiệu của mình. Chẳng mấy chốc mà đạn pháo đã nổ tung tóe khắp nơi. Tkalenko ra lệnh: ?oNấp đi!? và tất cả chúng tôi phi vào một khe đất nhỏ. Tôi quên mất mình đang đeo cái ống nhóm trên cổ, và khi tôi xuống ngựa, vẫn còn đang xoay người thì cái ống nhòm đập vào môi trên của tôi, xé rách nó. Cái chỗ ấy đau rát rất lâu và thậm chí cả sau khi đã liền miệng, ria mép tôi vẫn không mọc được ở đấy. Chuyện này làm tôi rất bực, vì hầu hết sĩ quan trung đoàn tôi đều thích để ria mép, sao cho trông như đám kỵ binh Cận vệ của Quân đội Sa hoàng.
    Chúng tôi được nhận loại pháo chống tăng 57 mm, có tầm bắn hiệu quả xa hơn và sức xuyên giáp mạnh hơn kiểu pháo cũ 45 mm vẫn còn khá hiệu quả. Chúng tôi cũng được nhận nhiều ngựa hơn, mỗi khẩu pháo được kéo bởi 6 ngựa, và thêm vào tổ pháo một người đánh xe phụ. Chúng tôi không có bất cứ cẩm nang hay quy tắc nào hướng dẫn về cách bắn dành cho loại pháo mới này: vì lý do nào đấy mà người ta không hề gửi đến cho chúng tôi! Nhưng chúng tôi vẫn phải học cách bắn. Về sau, tôi nhặt được một quyển sách Đức viết về pháo binh Xô viết, tìm thấy tại một trụ sở chỉ huy chiếm được từ tay bọn Fritz. Cuốn sách mô tả các tính năng chiến thuật của mọi loại pháo Xô viết, kể từ loại dã pháo 45 mm và 57 mm cho đến các loại lựu pháo hạng nặng. Thật tức cười là tôi phải dùng cuốn sách Đức ấy để huấn luyện các tổ pháo của mình, bởi không có trong tay bất cứ cẩm nang nào bằng tiếng Nga! Đó là một hạn chế trong sư đoàn tôi ?" họ hoặc là không có, hoặc là không muốn phát hành cẩm nang cho các khí tài mới.
    Chúng tôi đào vị trí bắn cho các khẩu pháo mới vào ban đêm để bọn Đức không thể phát hiện được. Chúng tôi cũng đào hầm trú cho cả pháo và tổ pháo thủ. Đất khá mềm và chúng tôi đào xong rồi ngụy trang mọi thứ từ trước lúc rạng đông. Chỉ có cánh lính gác là ở lại bên pháo vào ban ngày: các thành viên còn lại của tổ pháo đều đi ngủ. Mặc dù đây là khu vực khá yên tĩnh, chúng tôi đều biết là chẳng chóng thì chầy chúng tôi sẽ bắt đầu chiến đấu. Bởi chẳng ai muốn đi vào chiến đấu với thứ vũ khí còn chưa quen, khẩu đội trưởng của tôi đề nghị cho phép bắn thử vài phát: tôi đồng ý. Phát đạn thứ hai của chúng tôi bắn trúng bờ công sự của dãy chiến hào Đức, nhưng chúng tôi nhận được một loạt pháo bắn trả rất dày dặc và dữ dội, chúng tôi phải lăn khẩu pháo vào hầm và chạy đi ẩn nấp. Thêm vào đấy, chủ nhiệm pháo binh trung đoàn, Thiếu tá Cận vệ Sonin, đã chửi cho tôi một trận vì bắn mà không xin phép.
    Có một hầm nhà rất rộng gần vị trí bắn của tôi. Do nó xây bằng đá tảng lớn và trông có vẻ chống được đạn pháo, chúng tôi quyết định dời vào đó. Chẳng mấy chốc, đám trinh sát bộ binh bắt đầu ghé ngang qua, nghỉ trong hầm của chúng tôi cả trước và sau khi đi làm nhiệm vụ. Họ chia phần vodka, thịt hộp và các thực phẩm khác cho chúng tôi ?" họ được cung cấp rất đầy đủ: có lẽ đó là phần thưởng cho công việc nguy hiểm. Đám trinh sát luôn cho chúng tôi biết rõ họ sẽ lọt qua phòng tuyến quân Đức ở vị trí nào và sẽ quay trở về tại đâu. Họ chỉ đi thực hiện nhiệm vụ vào lúc trời tối sẫm: nếu trời có trăng, hay nếu bọn Fritz bắn pháo sáng, đám trinh sát sẽ nằm yên trên đất rất lâu, chờ tới khi tối trở lại. Khi bò trở về phòng tuyến quân ta, họ sẽ ra tín hiệu cho chúng tôi. Đôi khi họ đem về một ?ocái lưỡi? ?" một tù binh. Sĩ quan chỉ huy đám trinh sát phải báo cáo với chúng tôi bởi chúng tôi không có bộ binh hỗ trợ: chỉ có mình chúng tôi giữ tuyến phòng thủ tại khu vực này.
    Một hôm, có mấy con cừu xuất hiện tung tăng quanh vùng giữa chiến tuyến. Chuyện này làm đám lính trẻ của tôi phấn khích hết sức, và họ liên tục quấy rầy tôi với đề nghị được chui ra và bắt lấy món ?othịt nướng biết chạy? ấy. Không thể chui ra khu giữa chiến tuyến ấy vào ban ngày, bởi bọn Đức thấy rõ mọi thứ từ vị trí của chúng: nhưng sau khi trời tối, đám lính cả hai bên đều muốn ra đó. Tôi cho phép hai tay lính kinh nghiệm đi ra khu giữa chiến tuyến và đem về một con cừu. Họ mau chóng quay về, và trong suốt một tuần các tổ pháo của tôi chén món thịt cừu tươi.
    Thị trấn Goniondz ở bên cánh trái chúng tôi, không xa là mấy. Bọn Đức thường xuyên pháo kích thị trấn. Một đêm nọ, một panenka Ba Lan (cô gái trẻ) hoảng sợ chạy vào căn hầm của chúng tôi. Khi chúng tôi hỏi cô đến từ đâu và để làm gì, cô nói rất nhanh, không ai trong hiểu được gì. Tôi trả lời bằng tiếng Ba Lan mới tập tọng: ?omọi người không hiểu?, và đề nghị cô nói chậm lại. Cuối cùng, chúng tôi cũng ráng biết được là cô tới từ Goniondz, nơi đạn pháo cối nổ lung tung khắp nơi, và không có chỗ ẩn nấp, vì thế cô chạy qua chỗ chúng tôi. Chúng tôi trấn tĩnh cô gái, cho cô chút thức ăn và chuyển cô về hậu phương trung đoàn.
    Mùa thu càng lúc càng lạnh hơn. Cuối cùng, mùa đông đã tới xứ Ba Lan. Sau nhiều cuộc hành quân nối tiếp tại vùng Bialystok, chúng tôi dừng lại tại một ngôi làng yên tĩnh và ấm cúng có ngôi nhà thờ nho nhỏ. Chiến tuyến còn cách xa nơi chúng tôi. Thậm chí chúng tôi không nghe thấy cả tiếng pháo bắn. Bọn Đức đã không rút qua làng này nên không căn nhà nào bị hư hại hay đổ nát. Tôi cùng anh em dưới quyền vào ở trong một căn nhà xinh xắn và sạch sẽ. Bà chủ nhà sống cùng với cô con gái trẻ măng và bà mẹ già. Đám phụ nữ đón tiếp tôi rất nồng hậu: Zosia, cô gái nông dân xinh đẹp và khỏe mạnh, cho phép tôi ngủ trên giường cô, còn bản thân cô thì ngủ trên cái ghế sofa gỗ. Thật tuyệt khi được ngủ trên chiếc giường sạch sẽ, ấm áp và mềm mại sau khi phải sống ngoài trời và hành quân liên tục ban đêm.
    Tiếng Ba Lan có phần nào gần với tiếng Ukraina, và sau vài lần thử chúng tôi đã có thể nói chuyện với dân địa phương khá thoải mái. Bạn của Zosia, một cô gái hàng xóm gầy gò, ít nói và hay e thẹn, thường xuyên tới thăm ngôi nhà tôi ở. Cô ấy luôn tìm ra một lý do để đến thăm ?" hoặc là hỏi xin diêm, muối, hay chỉ cần chuyển một tin tức cho bà chủ nhà cô ở. Mỗi khi tới thăm nhà, cô cứ nhìn tôi mà cười tủm tỉm. Tôi thích cô ngay từ cái nhìn đầu tiên và dùng tất cả thời gian rỗi để tới nhà cô, khiến Zosia phát ghen lên.
    Tôi nhớ có hai sự kiện đáng kể xảy ra trong thời gian nghỉ chân: việc tôi được thăng chức trung úy Cận vệ và một Lễ Giáng sinh Ba Lan. Pháo đội trưởng của tôi, Thượng uý Cận vệ Agafonov, một hôm đến nhà và tuyên bố với bà chủ nhà cùng mọi người xung quanh: ?oCác bạn có thể chúc mừng vị khách của mình được rồi ?" bây giờ cậu ấy đã là trung uý Cận vệ và sẽ đeo hai ngôi sao trên cầu vai thay vì chỉ có một?. Agafonov, bà chủ nhà hiếu khách, pani Jadwiga, con gái bà Zosia, và cả bà cụ mẹ của chủ nhà, tất cả đều lần lượt chúc mừng tôi. Hôm sau, bà chủ nhà tổ chức một bữa tiệc để mừng dịp tôi được thăng chức. Bữa tối được làm theo kiểu Ba Lan, với vô số loại bánh nướng và bánh nướng ngọt, có gì đó pha trộn giữa bánh nướng nhân ngọt Ukraina và vằn thắn pelmeni vùng Siberia.
    Vài ngày sau toàn thể ngôi làng đều biến đổi ?" Giáng sinh đã tới. Mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Những người họ hàng ăn vận bảnh bao tới thăm bà chủ nhà vào ngày Giáng sinh, trong khi bà sắp xếp chuẩn bị lễ cầu kinh trong nhà mình. Lễ cầu kinh gồm những bài hát rất hay. Bà chủ điều khiển dàn đồng ca bằng giọng hát tuyệt vời của mình, những người còn lại hát theo bà. Sau lễ cầu kinh, Zosia và những cô gái trẻ khác đi tới từng ngôi nhà để hát đồng ca. Họ mời tôi cùng đi, nhưng tôi cảm ơn và nói rằng một sĩ quan Xôviết như tôi không tham gia lễ Giáng sinh được.
    Và thế là, chỉ còn lại một mình, tôi tập trung vào việc kiếm thêm ngôi sao đeo lên cầu vai mình. Bây giờ đã là trung uý Cận vệ, tôi cần tới bốn sao trên cầu vai áo tunic và bốn trên áo choàng. Nhưng không sĩ quan nào trong trung đoàn có thừa sao, vì thế tôi tạm chế chúng từ vỏ đồ hộp. Tôi gắn mấy ngôi sao xịn nhà máy làm lên áo tunic, và đính mấy ngôi sao tự chế lên cầu vai áo choàng. Khi vừa sẵn sàng để rời ngôi nhà, có ai đó gõ lên cửa sổ và một dàn đồng ca trẻ trung cất tiếng hát một bài ca chúc sức khoẻ. Bà chủ nhà giải thích rằng đó là những ca sĩ hát Giáng sinh đang xin phép được vào nhà. Bà xin phép tôi, và dẫn toàn thể ban nhạc thanh thiếu niên vào, cúi đầu xuống chào họ. Với những đôi má hồng lên vì giá rét, nhóm trai gái vui vẻ hạnh phúc đó, đem theo ngôi sao Giáng sinh lớn gắn trên một cây gậy và những túi quà, cùng nhau bước vào nhà ?" trong nhóm có cả Zosia và các bạn của cô. Các ca sĩ lập thành nửa vòng tròn trước mặt chủ nhà và bắt đầu hát với bà. Họ cũng chơi những nhạc cụ tự chế để đệm cho lời hát. Sau khi buổi biểu diễn kết thúc, tất cả ca sĩ từng người một đến trước chủ nhà, nhận những món quà khác nhau từ tay bà: bánh nướng, bánh nướng nhân ngọt và bánh ngọt mà bà đã nướng dành cho dịp này.
    Và rồi, vẫn cầm ngôi sao trên tay, bọn họ tới chỗ tôi. Bà chủ nhà nói tôi cần thưởng công hát cho họ. Nhưng tôi chẳng có bánh ngọt lẫn bánh nướng. Bà lại đỡ cho tôi lần nữa và nói rằng thay vì vậy tôi có thể biếu ít tiền z,oty. Tôi vừa nhận được tiền Ba Lan và thực sự không biết phải dùng làm gì, bởi đã có mọi thứ mình cần (người lính cũng chẳng cần gì nhiều). Hơn thế, cộng đồng địa phương cũng chưa quen loại tiền mới mà chúng tôi được phát. Đấy là lúc tôi dùng những đồng z,oty lần đầu tiên trong đời. Tôi hào phóng lấy tiền cắc z,oty thưởng cho cả nhóm ca sĩ.
    Hài lòng với món tiền thưởng, tất cả thành viên ban nhạc cây nhà lá vườn đó cúi xuống chào và nói ?orất cám ơn anh? bằng tiếng Ba Lan, rồi rời ngôi nhà. Bà chủ nhà rất vui khi giới thiệu được với tôi, một ?opan sĩ quan Nga?, về một tục lệ cổ truyền vui đến vậy của Ba Lan. Tôi rất thích cái nghi thức cổ xưa đó. Sau chiến tranh, khi quay về nhà tại Leningrad, tôi kể cho mẹ mọi chuyện về các bài ca Giáng sinh Ba Lan và tục lệ đến hát từng nhà, mẹ bảo tôi rằng ở các làng Nga thời trước Cách mạng cũng có tục lệ giống hệt vậy. Do tôi được sinh ra sau cách mạng nên không có dịp biết đến phong tục đó.
    Sau khi mừng Giáng sinh tại nhà, cả làng tập hợp lại làm lễ ở nhà thờ. Vị linh mục Thiên chúa giáo La Mã ?" không như linh mục Chính thống giáo Nga của ta ?" trông không khác những người thế tục là mấy. Điều duy nhất ông ta khác với mọi người là trình độ văn hoá cao. Ông cũng ăn mặc rất đẹp và cạo râu cẩn thận. Ông vui vẻ tiếp nhận sự tôn kính hết mực từ dân làng. Ông cũng vô cùng vui vẻ cởi mở với lính Nga chúng tôi. Vị linh mục Ba Lan tại làng ấy không lấy vợ: ông chỉ có một hầu gái rất trẻ phục vụ mình (*). Buổi lễ được tổ chức trong nhà thờ và giáo đoàn ngồi trên các băng ghế giống như đám học sinh trong lớp học: điều khác biệt duy nhất là họ đặt những cuốn thánh ca trước mặt thay vì vở học sinh.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Thời gian nghỉ chân của chúng tôi đã kết thúc. Mặt trận đang chờ đợi. Chúng tôi biến một bãi lầy đóng băng thành một trường bắn và tập bắn đạn thật. Việc tập bắn thực hiện nhằm giúp các tổ pháo nắm vững vũ khí và chuẩn bị tốt cho các trận chiến quyết định sắp diễn ra trên đất địch.
    Pani Jadwiga và đám nữ hàng xóm của bà bắt đầu bàn tán về chuyện chúng tôi rời làng: trung tâm tin đồn ở đây vận hành tốt y như tại Nga! Làm cách nào mà đám đàn bà nông dân ấy luôn biết trước ngày xuất phát của chúng tôi, trong khi chúng tôi chẳng biết gì cả? Có lẽ một sĩ quan tham mưu của chúng tôi đã không biết giữ mồm giữ miệng ?
    Vậy là ngày khởi hành của chúng tôi đã đến. Pani Jadwiga nướng bánh nhân ngọt nóng hổi cho tôi, ôm ghì và tiễn tôi đi như thể tiễn chính con trai của bà. Tôi ôm và hôn Zosia trên đường rời khỏi làng. Bạn của cô chạy khỏi nhà khi chúng tôi đã ngồi vững trên yên ngựa. Toàn thể dân làng ùa ra ngoài phố và chúc chúng tôi mau chóng chiến thắng. Ban ngày trời lạnh và trong vắt, tuyết trắng lấp lánh cót két dưới bánh xe ngựa. Chúng tôi đã sẵn sàng bước vào các trận đánh mới.
    Sau chặng hành quân tiếp theo, chúng tôi dừng nghỉ chân một quãng ngắn tại một ngôi làng yên tĩnh khác của vùng Bialystok. Tôi ra lệnh cho các trung sĩ chăm sóc lũ ngựa rồi đi bộ vào một ngôi nhà. Bà chủ nhà mời tôi ngủ một chút trên giường. Tôi cởi tấm áo choàng, ngả mình trên giường và mau chóng thiếp đi. Tôi bị đánh thức khi có gì đó chọc chọc lên mặt. Cho rằng đó là một con ruồi, tôi cố gắng xua đi mà không phải mở mắt, nhưng không ăn thua. Cuối cùng tôi đành hé mi mắt, và thấy không phải là ruồi mà là một panenka Ba Lan rất trẻ, đang lấy cọng cỏ khô khều khều trên mặt tôi. Tôi thử ôm lấy cô nhưng cô trượt ra nhanh như một con thằn lằn. Sau đó tôi ngay lưng lại và ngủ thiếp đi.
    Nhưng cô panenka Ba Lan ấy quay lại và thử khều phá tôi lần nữa. Nổi cáu, tôi tóm lấy tay cô và nhất định không thả ra. Cô phảt hoảng và xin tôi bỏ qua, hứa sẽ đoán hậu vận cho tôi để chuộc lại. Cô nắm tay tôi và bắt đầu kể tôi nghe. Tôi bảo là tôi không tin vào tướng số, nhưng cô cứ khăng khăng và đáp mình luôn nói đúng sự thật. Vậy là tôi hỏi: ?oThử nói tôi nghe, tôi có sống sót sau chiến tranh không?? Cô xăm xoi các chỉ tay một lúc rồi nói: ?opan trung uý sẽ sống sót, nhưng phải bị thương nhiều lần!? Lúc đó là tháng Giêng năm 1945, sau đó đúng là tôi sẽ bị thương hai lần trong các trận đánh tiếp theo tại Đông Phổ và Đức. Vậy là cô thầy bói Ba Lan trẻ trung ấy đã kể cho tôi sự thật: tôi bị thương hai lần nhưng vẫn sống sót!
    (*) Các linh mục Thiên chúa giáo La Mã phải từ bỏ hôn nhân và không được quan hệ luyến ái sau khi nhận Lễ Truyền chức

Chia sẻ trang này