1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 05/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bệnh viện Lưu động đóng tại toà nhà lớn hai tầng bằng gỗ ở giữa một khu rừng. Có những chiếc giường kim loại có tủ quần áo ngay cạnh. Có khoảng mười lăm người bị thương trong một phòng: hầu hết những người bị thương có thể tự mình đi được. Tôi không được phép đi lại, thậm chí cả khi có nạng. Xung quanh bệnh viện thật im ắng, ta có thể nghe thấy bất cứ tiếng súng nào chứ đừng nói đến tiếng đại bác. Chỉ có tiếng thì thầm điềm tĩnh của gió giữa những hàng linh sam, xuyên qua những ô cửa số mở rộng. Mặc dù đau, vẫn thật thích khi được nằm trên giường êm ái và sạch sẽ. Điều duy nhất làm phiền chúng tôi là những nhóm lính Đức và Waffen-SS vẫn còn lang thang trong khu rừng. Chúng tôi không có bất cứ đội bảo vệ nào và không có đơn vị nào đóng gần đấy. Toà nhà gỗ của chúng tôi chỉ cần một loạt đạn lửa của tiểu liên cũng có thể bắt lửa và bốc cháy như ngọn đuốc.
    Trước khi chúng tôi có thể nghĩ ra bất cứ kế hoạch nào để tự phòng thủ trong trường hợp bị bọn Đức tấn công, một cuộc đấu súng nổ ra gần bệnh viện. Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng lạch tạch của đủ loại vũ khí cá nhân. Tiếng động của trận đánh ngày càng gần: dường như nó đang lan tới gần toà nhà chúng tôi. Không ai muốn bị giết hay thiêu sống trong những ngày cuối cuộc chiến tranh: căn phòng lập tức vắng người trong nháy mắt. Những người bị thương bỏ chạy khỏi toà nhà, đi theo đám cứu thương, những người đã chạy đi sớm hơn. Bản thân tôi và những người không thể di chuyển được là những kẻ duy nhất còn lại trong phòng. Chúng tôi không thể đi mà chỉ có thể bò trườn. Tôi trườn khỏi giường và rút khẩu súng lục khỏi cái túi đựng bản đồ (tôi cần nói thêm là tôi luôn lấy khẩu súng lục khỏi bao đeo sau khi bị thương, và nhét nó vào túi đựng bản đồ của mình, nhằm giữ nó luôn bên mình trong bệnh viện ?" các sĩ quan bị khám xét trong các bệnh viện và súng lục bị lấy đi, nhưng người ta không bao giờ khám đến túi đựng bản đồ). Thế là, y như vậy, mặc có quần áo lót và cầm khẩu súng lục trong tay, tôi luồn khỏi phòng và chui khỏi toà nhà. Tôi phải trườn càng xa càng tốt khỏi toà nhà gỗ, vốn có thể bắt lửa bất cứ lúc nào. Tôi trườn được khoảng 30 m khỏi toà nhà và nấp trong những bụi cây. Đó là chiều ngày 9 tháng Năm 1945.
    Khu rừng đã tối. Cuộc đấu súng không hề dịu đi. Tiếng súng bắn càng lúc càng gần hơn. Đột nhiên, một người lính Xô viết chạy tới bãi trống phía trước tôi. Anh ta nhấc khẩu tiểu liên lên bắn một loạt dài lên không trung. Tôi hét: ?oDừng lại! Bọn Đức đang ở đâu?? Người lính ngơ ngác. Chỉ khi nhìn thấy tôi ở giữa bụi rậm, anh ta mới hét lại đầy vui sướng và hân hoan: ?oBọn Đức nào? Chiến thắng! Chiến thắng!? Anh ta bắn thêm nhiều loạt nữa lên trời trước khi chạy đi để báo với đồng đội về tin mừng này. Chúng tôi tất cả đều trông chờ chiến thắng, nhưng không hề mong đợi nó đến sớm và bất ngờ như vậy. Tôi bò ngược về toà nhà, chui lại vào phòng mình. Phòng trống rỗng ngoại trừ một người nữa bị thương nặng không thể đi được, đang nấp dưới gầm giường. Tôi nhét lại khẩu súng lục vào chỗ của nó trong túi bản đồ. Và rồi tôi bắt đầu hét lớn: ?oHurrah! Hurrah! Chiến thắng! Chiến thắng ... ?o
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Phần kể thêm
    Trong tòa nhà năm tầng của chúng tôi bên Kênh Griboyedova, có rất nhiều cư dân vốn từng thuộc tầng lớp thượng lưu thời trước Cách mạng ở Nga. Họ sống trong những căn hộ biệt lập, không phải những căn hộ chung như chúng tôi, những người thường, và là mục tiêu ngon lành cho đợt khủng bố của Stalin năm 1937. Tuy nhiên, thật kỳ lạ khi trong toàn khối nhà của chúng tôi đã không có ai bị bắt!
    Trong Trung đoàn Cối 497, một trong những trung đội trưởng trung đội thông tin đã bị bắt thời trước chiến tranh, mặc dù không vì lý do chính trị, theo như tôi được biết khi trao đổi với anh ta. Khi chiến tranh nổ ra, anh ta tình nguyện ra trận và được chỉ định làm trung đội trưởng trung đội thông tin.
    Sau khi chiến tranh kết thúc, khi Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 5 đã đóng ở Izyaslav, Tướng Cherpukhin, tư lệnh Sư đoàn, đã tổ chức một buổi lễ khi tất cả chúng tôi được giới thiệu trước ông. Chỉ trước đó một lát có một đại úy vừa chuyển tới trung đoàn tôi và được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường huấn luyện hạ sĩ quan của trung đoàn. Ông ta không kết thân với bất cứ ai trong số chúng tôi, và thậm chí ở căng tin sĩ quan ông cũng ngồi ăn một mình. Vậy là, tất cả chúng tôi đều đứng sắp hàng phía trước vị tướng. Từng người một chúng tôi bước đều tới trước mặt ông và trịnh trọng tự giới thiệu. Bản thân Cherpukhin bị thương ở tay phải trong chiến tranh và ngón trỏ của ông lúc nào cũng cong lại như một cái móc. Tôi cũng gặp vấn đề y như vậy với ngón trỏ sau khi bị thương ở Đông Phổ, vì thế khi tôi giới thiệu mình là chỉ huy trung đội pháo chống tăng và vị tướng bắt tay tôi, ngón trỏ của chúng tôi bèn móc vào nhau. Vị tướng hỏi tôi: ?oNgón trỏ của cậu bị cong như vậy ở đâu?? ?" ?oỞ Allenstein, Đông Phổ? ?" tôi trả lời. ?oỒ, tôi nhớ trận đánh đó rõ lắm!? ông tướng đáp.
    Rồi Tướng Cherpukhin đi tới chỗ người đại úy vừa chuyển tới, bắt tay ông ta và bảo ông: ?ochúng tôi sẽ rất vui nếu anh và vợ anh cùng đến ăn tối ở chỗ chúng tôi tối nay?. Tất cả chúng tôi đều sốc ?" vị tướng của chúng tôi mời một đại úy tới ăn tối cùng sao? Hóa ra đại úy khiêm tốn đó đã là hiệu trưởng trường hạ sĩ quan trung đoàn khi Tướng Cherpukhin hãy còn là học viên hạ sĩ quan. Và rồi Cherpukhin thăng quan tiến chức nhanh chóng mặt và trở thành một sư đoàn trưởng, trong khi đại úy có lẽ đã bị bắt, mất hết chức vụ và chỉ là một đại úy thậm chí mãi đến năm 1945.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Phần kết
    Trong cuộc tấn công cuối cùng của Hồng quân vào Berlin, có ba Phương diện quân Xô viết đã tham dự, tổng cộng khoảng hai triệu rưởi người, 6.000 xe tăng, 42.000 pháo, trên 7.000 máy bay. Ngày 16 tháng Tư 1945, Phương diện quân Belorussia 1, dưới quyền Nguyên soái Zhukov, tiến hành tấn công mở màn, sau đó được Phương diện quân Ukraina 1 của Nguyên soái Konev hỗ trợ. Ngày 19 tháng Tư Zhukov tới được ngoại ô Berlin, trong khi Konev tiến xuống phía nam thành phố. Ngày 25 tháng Tư Berlin bị bao vây và trong cùng ngày, Phương diện quân Belorussia 2, dưới quyền Nguyên soái Rokossovski, đã chọc thủng phòng tuyến của Tập đoàn quân xe tăng III gần Stettin. Hitler, nấp trong boongke của mình ở Berlin, tiếp tục bố trí những tập đoàn quân hắn vẫn tưởng tượng là còn tồn tại, trong khi Hồng quân đã hoàn toàn tiêu diệt hệ thống phòng thủ của thành phố. Ngày 1 tháng Năm Hitler chết, tự sát, và Cờ Đỏ Xô viết tung bay trên Reichstag. Ngày 2 tháng Năm Berlin chính thức đầu hàng Hồng quân, và ngày 8 tháng Năm Nguyên soái Keitel ký biên bản đầu hàng vô điều kiện.
    Yakushin và các đồng đội thương binh ăn mừng Ngày Chiến thắng trong Bệnh viện Lưu động, uống say rượu vodka và rượu nặng. Ngày hôm sau, ông được đưa về phía đông tới Bệnh viện Dã chiến lưu động 93, một đơn vị trang bị tốt đóng trong nơi trước đây là một bệnh viện Đức. Sau đó ông được chuyển về một bệnh viện khác ở Prenzlau, ở đấy tới ngày 6 tháng Sáu 1945. Vào hôm ấy, sau khi nhận một bức thư từ pháo đội trưởng của mình, Agafonov, khuyên ông quay về đơn vị để nhận Huân chương Alexander Nevski (được trao vì những trận đánh cuối cùng tại Đức) đang chờ ông, Yakushin rời bệnh viện và đi nhờ xe tới biên giới Ba Lan. Sau khi gặp lại trung đoàn cũ, giờ đóng tại Ba Lan, Yakushin nhận được phép về nhà, và khởi hành đi Leningrad cuối tháng Sáu.

    Đoàn tàu rất chật chội đông người, không thể quay mình được. Tôi bị ép giữa một panenka Ba Lan xinh đẹp và bạn gái của một trung đoàn trưởng không quen biết. Cũng khá dễ chịu, dễ chịu hơn phải bị ép giữa những hành khách Ba Lan sặc mùi thuốc lá, mang theo những túi xách khổng lồ. Hầu hết khách người Ba Lan đều đi xuống tại một trạm dừng ngay trước khi qua biên giới: ít nhất như vậy khiến toa tàu rộng rãi hơn.
    Đoàn tàu dừng lại trước biên giới Liên Xô và không đi xa hơn. Cùng với hai sĩ quan khác, tôi tới chỗ đầu máy hơi nước để xem nguyên nhân chậm trễ. Người duy nhất có mặt trong đầu máy là một người đốt lò, anh ta nói lái tàu và phụ tá đã đi tìm bia uống. Đi theo chỉ dẫn của người đốt lò, chúng tôi tìm thấy nhóm lái tàu đang dựa vào một quầy bar thờ ơ uống bia và tham gia một cuộc trò chuyện bất tận. Chúng tôi cũng uống ít bia và quay về đoàn tàu. Một sĩ quan tới cảnh báo chúng tôi là lính biên phòng Xô viết sẽ tước súng ngắn của tất cả các sĩ quan. Tôi chẳng vui gì với tin ấy! Tôi nhét khẩu súng của mình vào túi đựng bản đồ - cũng như khi tôi ở trong bệnh viện. Khi lính biên phòng tới, tôi cho họ xem bao đựng súng lục rỗng, bảo họ tôi đã bỏ lại súng ở trung đoàn.
    Cuối cùng, người lái tàu và phụ tá đã quay trở lại đoàn tàu, một hồi còi dài vang lên, và chúng tôi vượt qua biên giới vào lãnh thổ Liên Xô. Tôi quay về đất nước mình, còn sống và khoẻ mạnh ?" không nói đến vết thương cuối cùng của tôi vẫn chưa lành ?" và quay về nhà ở Leningrad!
    Tới chiều chúng tôi về đến Lvov, chặng cuối của tuyến tàu Ba Lan đó. Nhà ga đầy người. Chẳng nơi nào có vé cả. Người ta ngủ trên sảnh chờ của ga, trên ghế dựa và trên sàn nhà. Hầu hết hành khách đều là quân nhân. Tin xấu: mọi người đều đã chờ đây từ ba ngày trời và không có hy vọng để lấy được vé. Chúng tôi qua đêm ngủ trên hành lý của mình.
    Hôm sau, tôi lang thang quanh Lvov, tham quan các kiến trúc của thành phố. Thành phố dường như không bị chiến tranh tàn phá nhiều lắm. Khi quay về nhà ga, tôi thấy chỉ hai sĩ quan cao cấp - từ thiếu tá trở lên ?" là có thể lấy vé đi Maskva. Tôi quyết định tiếp tục chuyến đi của mình trên một đoàn tàu hàng. Nửa tiếng sau, tôi đã trên đường tới Kiev và ngủ thiếp đi trong tiếng đều đều của bánh tàu nghiến lên đường ray. Gần chỗ tôi nằm có một thiếu niên khoảng mười sáu tuổi. Đột nhiên, cậu bé hốt hoảng kéo ống tay áo tôi, chỉ vào một sàn trống của toa tàu kế tiếp. Một người đàn ông đang đứng đấy, trên người mặc bộ quân phục không có phù hiệu. ?oXem kìa! Anh ta sắp ăn cắp cái cặp đấy!? Tôi không tin cậu bé và bảo nó rằng quân nhân không phải là trộm cắp: nhưng tôi chuẩn bị súng lục sẵn sàng và nhét súng dưới áo khoác để phòng hờ. Vừa lăn ra ngủ, cậu bé lại kéo tôi lần nữa. Tôi mở mắt và thấy người đàn ông mặc quân phục nhảy khỏi đoàn tàu với cái cặp của ai đó. Tôi rút súng lục ra và bắn. Người ?oquân nhân? lăn tròn trên bờ đường tàu cùng với cái cặp.
    Sau khi đi thêm khoảng 10 km nữa chúng tôi tới Fastov, một ga đường sắt lớn. Người trưởng tàu bảo tôi rằng thời gian dừng tàu sẽ kéo dài khoảng 30 phút. Tôi rời tàu để xuống duỗi chân duỗi cẳng. Có một chốt kiểm soát quân sự và tôi cho họ biết sự việc xảy ra với người đàn ông mặc quân phục ăn cắp chiếc cặp. Tay trung uý trưởng chốt kiểm soát bảo tôi rằng đó là chuyện thường. Anh ta nói thêm là tại vùng này các băng cướp có vũ khí thường chặn tàu lại cướp bóc hành khách. Tất cả chuyện này nghe thật kỳ dị với chúng tôi, cánh lính tiền tuyến frontovik. Chúng tôi không thể tưởng tượng được rằng trong khi những người tốt đi ra mặt trận, chiến đấu vì đất nước, lại có một số kẻ khốn khiếp ở hậu phương đang tâm đi cướp những hành khách không có gì tự vệ.
    Một lát sau, tàu chúng tôi tới Kiev. Không như Lvov, nhà ga ở đây vẫn trong cảnh bị tàn phá. Phòng bán vé đóng cửa, bị một đám đông nghìn nghịt xếp hàng vây quanh. Tôi vào thành phố, ăn trưa trong một căngtin rồi quay về nhà ga. Vẫn không có vé cho những chuyến tàu trung chuyển quá đông người chờ đi về Maskva. Tôi ở thêm một đêm tại nhà ga ấy.
    Tới sáng, tôi nghe thấy tiếng loa phóng thanh thông báo: ?oChuyến tàu tới Maskva đang được lập ... ?o Những chuyến tàu như vậy được mệnh danh là ?oĐoàn tàu Hạnh phúc thứ 500?. Chúng được ghép bằng những toa tàu chở gia súc, lắp tạm bợ những dãy giường tầng bằng gỗ cho hành khách. Các quân nhân thậm chí không cần vé vẫn được lên tàu ấy. Tàu đi rất chậm, dừng lại ở bất cứ ga nào để nhường cho những đoàn tàu quan trọng hơn vượt qua. Toa của tôi không đến nỗi đông hành khách. Thật tuyệt khi được ngủ trên chiếc giường ở tầng trên: cửa trượt cùa toa tàu luôn mở và không khí tràn ngập mùi hương thơm ngát của hoa cỏ. Tổ quốc thân thương của tôi! Điều duy nhất làm tôi buồn là tôi chỉ có mười lăm ngày phép, bất kể thời gian đi về Leningrad có chiếm mất bao nhiêu đi chăng nữa.
    Hai ngày sau tôi đã ở Maskva. Tôi ùa xuống metro và đi thẳng ra ga Leningrad. Thật lạ rằng ở đấy không có cảnh xếp hàng trước quầy vé. Tôi chìa tất cả giấy tờ của mình ra và chờ đợi được nghe câu trả lời quen thuộc: ?ohết vé?. Nhưng tôi mua được vé ngay lập tức, và người soát vé bảo tôi đi nhanh lên, bởi tàu đi Leningrad sắp khởi hành sau mười lăm phút nữa. Tôi chạy xô tới tàu. Cảnh bị hành hạ khi di chuyển trên những toa tàu đông nghẹt người đã kết thúc: tôi chui vào một khoang riêng thoải mái, đưa tôi về thành phố quê hương.
    Khi xuống tàu ở ga Maskva tại Leningrad, tôi suy nghĩ một lúc lâu xem nên về nhà như thế nào. Đã ba năm rưỡi từ khi tôi rời thành phố, ba năm rưỡi ấy như kéo dài vô tận. Chiến tranh đáng nguyền rủa chính là nguyên do. Tôi rời thành phố khi còn là một cậu học sinh và quay về như một sĩ quan đáng kính, một frontovik, với ba huân chương kiếm được trong chiến đấu. Để chắc ăn, tôi hỏi thăm một khách bộ hành đường về Quảng trường Pokrovskaia, lên một tàu điện và đi xuyên qua thành phố quê hương. Những người trên tàu nhận ra tôi là frontovik và gần nửa số hành khách xô tới quanh tôi, hỏi thăm về cha, anh hay con trai mình, những người đã ra trận. Họ hy vọng tôi đã cùng phục vụ trong đơn vị của người thân mình, hoặc nghe thấy tin gì về đơn vị của họ. Phụ nữ hỏi tôi xem khi nào người thân của họ được quay về nhà. Một núi câu hỏi tới tấp trút xuống đầu tôi. Tôi là một trong những frontovik đầu tiên về được đến Leningrad. Nhưng tôi có thể kể cho họ điều gì, các công dân Leningrad thân thương của tôi, những phụ nữ đang mòn mỏi thương nhớ người mình yêu quý? Có quá nhiều phương diện quân, tập đoàn quân, quân đoàn, sư đoàn, và trung đoàn trong cuộc chiến tranh này ...
    Nhưng vào tháng Sáu 1945, gần như không có frontovik nào trong số các quân nhân ở Leningrad. Phụ nữ đang mong chờ người thân của mình quay về. Việc cho phép sĩ quan và binh lính về nghỉ phép chỉ vừa mới bắt đầu, vì thế thật dễ hiểu rằng phụ nữ cứ tấn công bất kỳ tay frontovik nào bằng hàng đống câu hỏi. Thậm chí khi tôi bước xuống tàu điện, một vài phụ nữ vẫn đi theo tôi, tiếp tục hỏi về người thân của mình. Họ thực sự ghen tỵ với cha mẹ tôi, những người sẽ sớm được gặp con trai mình an toàn và khoẻ mạnh. Gia đình tôi ?" mẹ tôi, cha tôi và em trai không hề biết gì về việc tôi về phép. Tôi không thể thông tin cho họ trước, bởi việc tôi được nghỉ phép cũng rất bất ngờ. Điều duy nhất họ biết từ bức thư cuối cùng của tôi là tôi vẫn còn sống, bị thương trong trận đánh cuối cùng và đang hồi phục trong một bệnh viện ở Ba Lan.
    Tôi đi về nhà mình, leo lên cầu thang và bấm chuông cửa. Một phụ nữ lạ mở cửa và hỏi tôi: ?oCậu muốn tìm ai?? Bà ấy là hàng xóm mới của chúng tôi nên không biết mặt tôi. Tôi nghe tiếng bước chân quen thuộc của mẹ đằng sau lưng bà ta. Em tôi cũng tới bên cửa. Đó là một cuộc tái ngộ không thể tả thành lời. Tất cả chúng tôi đều thổn thức vì mừng, ôm ghì và hôn nhau. Tất cả hàng xóm đều chạy tới sảnh để nhìn tận mắt một lính frontovik còn sống sót trở về.
    Hết
    DepTraiDeu thích bài này.

Chia sẻ trang này