1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 05/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
    Cụ Ivan Yakushin khi mới nhập ngũ năm 1943
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Mùa đông 1941-1942 thần chết đã quét quang cư dân của thành Leningrad với tốc độ nhanh như chớp. Tôi còn nhớ như in cái ngày tôi giúp một người đàn ông đã hoàn toàn kiệt sức leo qua một đống tuyết giữa phố. Tôi không thấy rõ mặt ông, do nó bị một chiếc khăn choàng che mất: nhưng tôi nhìn thấy ông trên đường quay về trường ?" ông nằm chết trên phố ở góc đường Maklin và Sadovaya, bên ngoài một tiệm dược phẩm. Chiếc khăn tuột khỏi mặt, làm lộ ra một khuôn mặt râu ria không cạo khô kiệt. Tôi đi ngang qua chỗ xác ông nằm mỗi ngày. Không ai còn đủ sức để mang cái xác ra khỏi khu phố. Cũng như vậy, các cư dân của Leningrad chết lặng lẽ vì đói, người này nối tiếp người khác, hiến đời mình cho thành phố. Tuyết mau chóng phủ lên xác chết của người đàn ông, biến nó thành một cái đụn nhỏ bạc trắng.
    Cha tôi có một chiếc xe trượt nhẹ với những bánh xe tròn rộng từ thời trước chiến tranh (có lẽ là Thế chiến I ?" Danngoc). Nó được xích trong sân nhà. Sau khi tôi đi sơ tán (qua bên kia hồ Ladoga. ?" Danngoc) cha tôi đã thu gom chút sức tàn và kiếm sống chút ít nhờ vận chuyển hàng hóa và củi đốt tới các cửa hàng, nhận công bằng bánh mì và các thực phẩm khác. Mẹ tôi được nhận vào làm việc mùa hè năm 1942, sau khi em trai tôi được sơ tán khỏi Leningrad và cuộc sống của cha mẹ trở nên dễ thở hơn. Họ cũng được nhận một khoảnh đất nhỏ gần Nhà máy Kirovski và một củ khoai tây để bắt đầu trồng trọt. Họ đã gây được cả một cánh đồng khoai từ củ khoai ấy. Năm 1946, khi tôi giải ngũ trở về, chúng tôi đã bới được ba mươi bao tải lớn khoai tây và vài thứ rau khác từ cánh đồng ấy. Nhưng đó là năm 1946, trong khi mùa đông năm 1941-1942 mọi người gục như ruồi vì đói.
  3. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Sống ở đất Nga 7 năm được nghe nhiều truyện khổ cực thời hiện đại(nhặt thức ăn ở đống rác - tận mắt chứng kiến) và quá khứ (tán phét với mấy ông già thôi ) nhưng chuyện nhặt xương từ cống lên mới nghe thấy lần đầu . Chả hiểu ông ấy làm thế nào mà hay thế cống bọn Nga làm sâu lắm, lại nhiều bùn đất .
    xin sửa lại chút đoạn này
    không phải là từ thế chiến thứ 1 đâu , xe trượt tuyết thọ làm sao được lâu đến vậy chứ . Ông tác giả nói trước thế chiến là trước thế chiến thứ 2 đó (có lẽ trước đó 1 -2 năm )
    Được hohakb sửa chữa / chuyển vào 07:20 ngày 09/01/2008
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Cáo lỗi các bác, cái này là carriage (xe ngựa kéo) chứ không phải xe trượt. Xe ngựa kéo thì trước TC I rồi ạ? Lỗi do em dịch vội.
    Cái vụ cống rãnh thì em nghĩ mùa đông phương Bắc có lẽ giữ xương thịt cũng tạm ổn như tủ lạnh.
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 07:51 ngày 09/01/2008
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chương trình học tại Trường Chuyên môn Pháo binh vẫn tiếp tục, nhưng cái lạnh cực độ, cái đói, các cuộc không kích và pháo kích thường xuyên cản trở những cố gắng học hành của tôi. Cuối tháng Giêng năm 1942 đám học sinh chúng tôi đã dỡ những ngôi nhà gỗ ra làm củi đốt, nhưng do chúng tôi yếu đi từng ngày, tình trạng loạn dưỡng đã ảnh hưởng tới chúng tôi: cơ thể chúng tôi phù thũng vì uống quá nhiều nước.
    Dưới đây là những người thân của tôi đã qua đời vì đói tại Leningrad trong mùa đông 1941-1942:
    Bác tôi Ivan Ivanovich Yakushin, sinh năm 1873
    Vợ của bác, Anastasia Yakushina, sinh năm 1880
    Con gái bác, Maria Yakushina, sinh năm 1924
    Con gái bác, Evdokiya Yakushina, sinh năm 1920 (xác chị ấy không bao giờ được tìm thấy)
    Người bác thứ hai của tôi, Timofey Yakushin, sinh năm 1878
    Vậy là toàn bộ gia đình bác Ivan Yakushin đã chết vì đói trong mùa đông đầu tiên và khủng khiếp nhất của cuộc phong tỏa. Bác Ivan Yakushin là anh cả của cha tôi, do vậy cha tôi phải lo đám tang cho bác. Có một cái chợ nhỏ nằm gần Nhà thờ Ba ngôi, nơi chúng tôi thường đi đều bước cùng anh em Trường Chuyên môn Pháo binh. Trong mùa đông 1941-1942 chợ này được chuyển thành một nhà xác. Những xác chết được xếp nằm ở đấy thành đống. Cha tôi đóng được một cái áo quan cho bác, một chiếc hộp gỗ đơn giản, và chở cái xác tới đó bằng một xe trượt nhỏ. Nhiều tay đô tùy đang sưởi quanh một đám lửa. Khi cha tôi đưa xác của bác trong quan tài tới, những đô tùy kéo xác bác Ivan Yakushin khỏi chiếc hộp và chất lên một đống xác khác, và ném chiếc quan tài tạm bợ kia vào đống lửa, cám ơn cha tôi vì đã đem củi sưởi cho họ. Tôi không biết cha tôi đã lo chôn cất cho những người họ hàng khác của mình như thế nào. Theo lời vợ tôi, người đã sống sót trong cuộc phong tỏa khi đang ở tuổi thiếu niên, có những xe tải chạy vòng quanh thành phố để thu nhặt xác chết, nhưng tôi chưa lần nào thấy những chiếc xe đó.
    Có những tin đồn lan trong thành phố về nạn ăn thịt người, nhưng tôi không tận mắt chứng kiến điều gì liên quan tới việc này. Khi chúng tôi học lớp chính trị tại Trường Chuyên môn Pháo binh, người chính trị viên (politruk) có bảo chúng tôi rằng những kẻ ăn thịt người bị hành quyết ngay bất cần quan tâm tới lý do họ đói hay địa vị xã hội của họ. Tôi không biết điều đó có thật hay không. Sau này vợ tôi có kể rằng cô ấy trông thấy những xác trẻ em trên đường phố bị thiếu mất chân hoặc tay, nhưng bản thân tôi thì không trông thấy những cảnh ấy.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. Tide

    Tide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Chuyện đói kém trong thời gian Leningrad bị vây nghe thảm quá các bác nhỉ. Trong "Những ngôi sao ban ngày" của Olga Berggolts có nhắc tới việc một kho chứa đường bị bom. Người ta cắt đất nền kho ra từng viên như viên gạch để bán. Đất mua về được nấu lên chắt nước ngọt chảy ra.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Cha tôi chỉ là một công nhân thường, đã từng tham gia Thế chiến I và bị quân Đức bắt làm tù binh. Cha tôi không phải là Đảng viên; ông chỉ là một người Nga bình thường. Tuy nhiên, ngay cả từ ông tôi cũng chưa từng nghe một lời nào về chuyện đầu hàng và trao thành phố cho quân Đức. Tất cả những gì ông nói đó là chúng ta phải giữ vững và tồn tại vượt qua cuộc phong tỏa và cuộc chiến tranh.
    Khối nhà của chúng tôi tại số 160 phố Kênh Griboyedova từng thuộc về Nhà thờ Pokrovskaya thời trước Cách mạng. Chúng tôi sống chung với nhiều loại người khác nhau trong ngôi nhà, cả những người đáng kính trọng thuộc tầng lớp trên thời trước Cách mạng sống trong những căn hộ riêng rẽ, cho tới những người lao động thông thường sống chung trong những căn hộ với nhiều người khác. Chúng tôi sống yên bình và quan hệ tốt với tất cả hàng xóm; chúng tôi biết rõ từng người và cố gắng giúp đỡ mọi người, nếu là cần thiết. Trong toàn khối nhà chỉ có mỗi một người nát rượu, một họa sĩ tên là Belkin, nhưng ông ấy khá lặng lẽ. Những khi không say xỉn, ông làm việc rất mau chóng, vì thế chúng tôi đều gắng tìm cách mời ông tới sơn vẽ cho căn hộ của mình.
    Trước chiến tranh tại đây có một hầm tránh bom và hơi độc rất chắc chắn xây trong khoảnh sân nhà chúng tôi. Nó hoàn toàn biệt lập, có cả hệ thống thông hơi, lọc hóa học và gắn cửa sắt rất vững chắc. Khi chiến tranh nổ ra, tất cả những ai chưa ra mặt trận đều được phát mặt nạ phòng độc và được yêu cầu phải che cửa sổ của mình bằng chăn và dán những băng giấy báo chéo lên đó. Chúng tôi thay phiên nhau những khi có không kích để đứng gác ở cửa hầm và trên mái nhà. Bọn Đức đã ném rất nhiều ống bom cháy xuống thành phố. Nam giới tham gia những đơn vị dân vệ của thành phố (MPVO), rất nhiều trong số đó hãy còn là trẻ con hay thiếu niên, chịu trách nhiệm dùng những chiếc kìm đặc biệt đem những ống bom cháy ném vào một thùng đầy cát, hoặc đơn giản là ném chúng từ trên mái nhà xuống dưới phố.

Chia sẻ trang này