1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 05/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Nhưng con người có thể thích nghi với mọi thứ - thậm chí cả với những cuộc không kích và pháo kích diễn ra hàng ngày. Chủ nhân của những khu nhà rốt cuộc trở nên ngại phải đi xuống hầm trú ẩn mỗi khi có tiếng còi báo động. Các đơn vị MPVO lôi từng người mà họ tìm thấy trên phố vào hầm trú ẩn trong những đợt oanh tạc, nhưng họ không thể kiểm soát hết những người ở lì trong căn hộ của mình. Mặc cho kế đó là Nhà máy Marti rất nguy hiểm, bởi nó luôn là mục tiêu của máy bay ném bom Đức, vào cái ngày đáng nguyền rủa 30 tháng Mười 1941, mẹ tôi và em trai Nikolai quyết định thử thách vận may và không rời khỏi căn hộ khi còi báo động cất lên. Họ hy vọng tòa nhà của mình không bị trúng bom. Mỗi ngày tôi từ trường trở về nhà sau mỗi cuộc không kích, tôi rất lo lắng: ?oĐiều gì xảy ra nếu nhà của mình bị đánh trúng? Nó quá gần Nhà máy Marti! Nếu thế thì gia đình mình sẽ ra sao?? Vào cái ngày hôm đó tôi đặc biệt bồn chồn. Trên đường về nhà, chỗ Cầu Alarchin, tôi va ngay phải người hàng xóm, Elizabeth. Cố ghìm nước mắt, cô cho tôi hay rằng ngôi nhà của chúng tôi bị trúng một quả bom và mẹ tôi cùng em trai đã bị đưa vào bệnh viện. Tôi vội chạy hết tốc lực về ngôi nhà. Mảng tường mặt tiền nhà, đối diện với con kênh, vẫn còn nguyên : quả bom hạng nặng rơi xuống sân sau nhà. Tất cả cửa sổ và cửa đi đều bay mất. Có một cái hố khổng lồ ở sân sau, và mọi mảng tường đều nứt toác ra. May mắn thay, cầu thang vẫn nguyên vẹn, và tôi chạy lên lầu một vào căn hộ của mình. Căn hộ trống trơn. Gió thổi xuyên qua nó. Cửa đi và cửa sổ biến mất. Tất cả đồ đạc đã bị thổi tung vì vụ nổ. ?oLàm sao mà mẹ mình và Nikolai có thể sống sót sau cú nổ như vậy chứ? Điều gì đã xảy ra với họ? Họ giờ đang ở đâu??
    Ở sân sau tôi tìm thấy dì Nuysha, mẹ của Sergei Egorov bạn tôi. Bà đang ca trực hầm trú ẩn và đã chuyển tất cả những người bị thương, bao gồm cả mẹ và em tôi, tới bệnh viện. Bà xoa dịu tôi, nói rằng mẹ và em tôi chỉ bị thương nhẹ; họ có thể rời bệnh viện sau vài tuần nữa. Khi cha đi làm về, ông lập tức đi thẳng tới bệnh viện, trong khi tôi khuân những thứ đồ đạc còn lại xuống hầm trú bom. Và chúng tôi ở lại trong đó suốt nhiều ngày.
    Khi mẹ và em tôi từ bệnh viện trở về, chúng tôi tìm được một căn hộ mới tại chính con kênh đó, trong khu nhà số 156. Mẹ và em tôi đã sống sót hoàn toàn nhờ vào một phép màu. Khi quả bom nổ thì mẹ đang quỳ xuống lau sàn nhà gần cửa sổ, được một bức tường gạch dày che chắn. Em trai tôi đang ở trong hành lang, cũng được một bức tường bảo vệ. Mẹ bị thương nặng ở lưng vì mảnh kính bay vào phòng do lực nổ. Toàn bộ lưng mẹ nhầy nhụa đầy máu, và các bác sĩ đã phải vất vả lấy ra từng mảnh thủy tinh nhỏ. Em tôi bị trúng một mảnh nhỏ vào đầu.
    Nhiều ngôi nhà ở quận tôi đã bị phá hủy và hư hại. Ngôi nhà kế cận trên phố Kênh Griboyedova, số 154, bị trúng hai lần. Trong khi đang ca trực giữa một đợt không kích, tôi trông thấy quả bom đầu tiên ném trúng tòa nhà ấy. Trong khi đó, một quả đạn pháo hạng nặng bắn trúng Cầu Alarchin và xuyên thủng nó. Trong cùng đợt pháo kích ấy người hàng xóm và là họ hàng vợ tương lai của tôi, kỹ sư quân đội Nikolai Fedorov, bị tử thương vì một mảnh pháo và chết giữa phố trên tay mẹ tôi. Vợ của ông, Lubov Fedorova, chết vì đói trong mùa đông tiếp theo.
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 07:55 ngày 10/01/2008
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tối Giao thừa Năm mới 1942, tất cả học sinh Trường Chuyên môn Pháo binh số 9 được mời tới Nhà hát Gorky dự buổi diễn kịch. Mặc cho giá lạnh cực độ, chúng tôi vẫn giữ vững kỷ luật quân sự và mặc cùng đồng phục như thường ngày: áo khoác, áo tunic, quần dài xanh dương sậm có sọc đỏ và đi giầy bốt. Khán phòng băng giá của nhà hát cũng lạnh buốt như ở ngoài phố. Chúng tôi mặc nguyên áo khoác ngồi trong khán phòng, run rẩy vì lạnh. Đôi chân chúng tôi đặc biệt bị cóng, nhưng chúng tôi cố gắng không giẫm chân và theo dõi vở kịch trên sân khấu. Đó là vở Vườn Anh đào của Chekhov. Các diễn viên, quấn trong áo khoác lông thú, diễn vai của mình với lòng cảm hứng và dũng cảm tột độ - bản thân các diễn viên đang tái nhợt và gầy khẳng vì đói và lạnh. Xin Anton Chekhov và các diễn viên hãy tha thứ cho chúng tôi, nhưng tâm trí chúng tôi chẳng quan tâm mấy tới nỗi lo âu của Ranevskaya, tới sự kết thúc của cái thế giới nhỏ bé của cô, và cái chết của Già Firs. Có thảm kịch nào so sánh được với bi kịch của chúng tôi chăng? Già Firs, vai chính của vở kịch, chết già, trong khi rất nhiều người trong số chúng tôi có nguy cơ chết trẻ, nếu không giữa thành Leningrad bị phong tỏa, thì cũng giữa các trận đánh ngoài mặt trận. Chúng tôi trông thấy người chết trên đường phố hàng ngày, nguyên những tòa nhà đổ sập thành mảnh vụn dưới bom đạn quân Đức. Nhưng cuối mỗi màn kịch chúng tôi vỗ tay và giậm chân như điên: có dịp để làm ấm một chút đôi tay đôi chân cóng lạnh. Tôi nghĩ rằng mọi người ?" cả khán giả lẫn diễn viên đang trông chờ khi buổi kịch kết thúc, do tất cả chúng tôi đều được mời dự một bữa tối có đồ ăn nóng. Không gì có thể sánh bằng một bữa ăn nóng đối với những cư dân đói khát, lạnh cóng và bị loạn dưỡng của Leningrad. Đó là niềm vui sướng sau cùng. Chúng tôi không còn nghĩ gì khác nữa. Đó chỉ là chúng tôi và thứ ăn. Mọi thứ khác đều không còn quan trọng.
    Thế là, cuối cùng, buổi kịch đã kết thúc. Hoan hô! Từng trung đội một, chúng tôi đều bước tới sảnh giải lao của nhà hát, nơi những dãy bàn đã sẵn sàng chờ đợi. Bữa tối gồm ba món: súp nóng, mì sợi với thịt và món thạch trái cây để tráng miệng. Tất cả chúng tôi đều được phát thêm một thanh sôcôla nhỏ - hiệu ?oCánh buồm Vàng? - để đem về nhà. Không ai mơ được một bữa đại tiệc như vậy. Đó quả là một buổi thết đãi sang trọng và chúng tôi cảm thấy ấm áp cả trong cơ thể lẫn tâm hồn.
    Sau bữa tối tất cả chúng tôi đi bộ về nhà, thanh sôcôla quý giá cất trong túi áo ngực. Chúng tôi đi từng người theo một hàng dọc dài, trong tuyết sâu, trên hữu ngạn của sông Fontanka. Chúng tôi nghe thấy tiếng đạn pháo xa xa, nhưng tại đây, giữa thành phố, tất cả đều yên tĩnh. Không có ánh sáng, không có khách bộ hành. Thành phố như đã chết. Trăng tròn trên bầu trời là nguồn sáng duy nhất trong đêm đó. Tất cả đám học sinh chúng tôi, những người sống sót qua chiến tranh và cuộc phong tỏa, đều nhớ rõ đêm Giao thừa 1942 đó cho tới cuối cuộc đời mình.
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 10/01/2008
  3. dube

    dube Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ bác topic rất hay ,em đợi bác xong xuôi hết in ra đọc cho sướng
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Vùng Đất hứa
    Người ta bắt đầu nói về chuyện sơ tán chúng tôi vào đầu tháng Giêng 1942. Những người yếu nhất trong số chúng tôi, những học sinh, bắt đầu chết vì loạn dưỡng. Hầu hết chúng tôi đều phù người vì uống nước thay cho ăn, để làm đầy dạ dày của mình. Căn bệnh này có thể phát hiện dễ dàng từ những vết lõm nhỏ trên da nếu ta ấn lên một cánh tay bị phù. Những vết lõm này chỉ dần dần biến mất.
    Đất nước cần phải sơ tán những học viên Spets từ trường pháo binh để huấn luyện họ thay thế những mất mát trong đội ngũ sĩ quan của Hồng quân. Việc sơ tán khỏi Leningrad cũng cho chúng tôi một cơ hội để sống sót. Ngày sơ tán cuối cùng đã tới. Chúng tôi được cho phép đem theo quần áo ấm và valenki (ủng dạ). Chỉ mẹ chúng tôi đi tiễn, tất cả cha chúng tôi đang lao động trong những nhà máy hay đang chiến đấu ngoài mặt trận. Chúng tôi được phát 700 gram bánh mì cho đi đường. Trong khi chờ phương tiện vận chuyển tới, tôi bắt đầu cắn từng miếng nhỏ cho tới khi mẩu bánh hết hẳn. Tôi vẫn đói nguyên và bắt đầu lo rằng không có gì để ăn đường, chặng đường rất dài. Sáng hôm sau tôi lại tiếc rằng đã không đưa miếng bánh ấy cho mẹ tôi, do tất cả chúng tôi đều nhận được đủ thực phẩm và bánh mì sau khi vượt qua được bờ bên kia của Hồ Ladoga, trong khi gia đình chúng tôi, những người còn lại trong vòng vây, có rất ít cơ hội sống sót.
    Mẹ chúng tôi đều nửa mừng nửa buồn về chúng tôi. Họ mừng vì họ biết rằng chúng tôi sẽ không chết vì đói, nhưng buồn vì chúng tôi đang phải xa họ. Chúng tôi có thể gặp lại nhau hay không? Họ phải sống sót được qua cuộc phong tỏa; chúng tôi buộc phải sống sót ngoài mặt trận. Chiến tranh là thế! Và trước mắt chẳng có vẻ gì là nó sẽ kết thúc. Quân Đức vẫn đang đứng trước cửa ngõ Maskva.
    Chúng tôi được đưa đến Ga Phần Lan và chuyển lên một đoàn tàu địa phương. Người ta nhét quá nhiều học sinh vào toa tàu đến nỗi trong nhiều phút không có cả không khí để thở. Để có được chút không khí trong lành chúng tôi bắn vỡ cửa sổ bằng súng trường cỡ nhỏ của mình. Tuy nhiên, điều này cũng chẳng giúp gì nhiều cho tới khi đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh.
    Có xe tải chờ chúng tôi trên bờ Hồ Ladoga. Chúng tôi ngồi trên băng ghế ở thùng xe tải, ngồi gọn hết mức có thể. Trời đã tối. Một trận bão tuyết nổi lên. Chúng tôi ép sát người vào nhau, cố gắng giữ chút hơi ấm còn sót lại từ trên tàu. Tôi ngồi trên băng ghế gần đầu xe nhất, ngay sau lưng tài xế. Chúng tôi ngồi quay lưng về phía trước. Một cơn gió mạnh thổi xuyên quá áo khoác của tôi và dường như xuyên qua cơ thể tôi tới từng đốt xương. Tôi cắn chặt răng để đừng va lập cập, cố gắng nhớ tới lời mẹ nói: ?oở Siberia người ta sẽ cho con ăn bánh mì trắng và bao nhiêu bánh ngọt tùy thích.?
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chúng tôi đi không ngừng nghỉ. Phía trên chúng tôi, là bầu trời tối sẫm với những bông tuyết khô rơi lất phất; phía dưới là mặt băng trắng vô tận của chiếc hồ. Sau nhiều cây số người tài xế nhấn phanh và làm một vòng ngoặt gấp sang trái đường Một xe tải phía trước đã chìm nghỉm qua một cái hố trên băng. Có nhiều người đang vây quanh nó. Người tài xế không dừng xe lại mà quay xe về đường chính. Tất cả mọi người đều im lặng.
    Một cuộc đời mới đang chờ chúng tôi ở bờ bên kia của Hồ Ladoga. Chúng tôi leo lên một con dốc nhỏ và chiếc xe dừng lại, tới đây chúng tôi gặp lại mặt đất cứng. Gần đấy là một cái lán gỗ nhỏ không chút ánh đèn. Chúng tôi có thể ngửi thấy mùi vị dễ chịu của một căn bếp. ?oXuống xe!? Lệnh ban ra và chúng tôi nhảy xuống xe, tê cứng tới tận xương vì lạnh. Chúng tôi duỗi chân cẳng và cẩn thận bước tới điểm tập hợp. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có thể tới được Vùng Đất hứa: một học sinh, không thể chịu được cái lạnh và đói của chuyến đi xuyên qua mặt băng, đã chết trước khi tới được bờ. Anh ta mở đầu cho bản danh sách dài những học sinh Spets chết trong cuộc sơ tản.
    Cái dãy nhà tối sẫm kia hóa ra là một căng tin và phòng chờ. Bên trong nhà rất ấm áp. Chúng tôi có thể cảm thấy thức ăn nóng đốt tan cái lạnh trong cơ thể cóng buốt của chúng tôi, cấp năng lượng cho cơ bắp chúng tôi và khiến chúng tôi vui lên.
    Chỉ huy chúng tôi nhận các phiếu thực phẩm cho căngtin, nhưng rất nhiều học sinh cố gắng kiếm thêm một phiếu thêm bằng bất cứ cách nào. Điều đó dẫn họ tới cái chết, bởi kẻ thù chính của chúng tôi lúc này là thức ăn quá béo và ăn quá nhiều. Những dạ dày kiệt quệ không thể tiêu hóa lượng thức ăn nhiều như vậy: người ta bắt đầu ỉa chảy ra máu và điều này dẫn tới nhiều cái chết tiếp theo trên đường sơ tán.
    Một đoàn tàu hàng đang chờ chúng tôi. Chúng tôi được di chuyển trên những toa chở gia súc có gắn những dãy giường tầng xiêu vẹo hai bên có cửa trượt. Có một lò sưởi sắt đặt giữa toa tàu. Chúng tôi thuộc Trung đội 1 của Pháo đội 1, bao gồm những thiếu niên mười sáu tới mười bảy tuổi. Chúng tôi là những lứa lớn tuổi nhất của Trường Chuyên môn Pháo binh và dĩ nhiên chúng tôi nhận được ít quan tâm hơn Pháo đội 2 và 3, những cậu trẻ tuổi hơn. ?oLên tàu!? Mệnh lệnh ban ra và bánh xe tàu bắt đầu loảng xoảng trên đường ray.
    Cái thiếu chính của những toa chở gia súc là thiếu nhà vệ sinh. Chúng tôi trở nên đặc biệt lo lắng về điều này do những dạ dày loạn dưỡng của mình đang khó chịu, và đoàn tàu thì rất hiếm khi dừng lại. Đầu tiên, các học sinh chỉ đơn giản là gắng chịu cơn đau bụng, chỉ trút dạ trong những chặng dừng ngắn, trên đường ray ngay gần đoàn tàu. Nhưng tình thế ngày càng tệ hơn. Đoàn tàu chúng tôi bắt đầu càng lúc càng ít dừng hơn, và bệnh ỉa chảy ra máu lấy đi sinh mạng của ngày càng nhiều học sinh Spets. Cuối cùng, không thể chờ tàu dừng nữa, các học sinh chỉ mở cửa toa và tháo dạ trong khi tàu đang chạy hết tốc lực.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Mặc cho tình hình khó khăn, chúng tôi vẫn không mất đi tính hài hước. Vào một trong những cuộc tháo dạ như vậy, Spets Petrov đột nhiên chui tuột vào trong toa và hét lớn: ?oCác cậu, tớ nghĩ là mông tớ đã quất đổ một cái cột điện thoại rồi!? Khi nhìn ra ngoài cửa, chúng tôi thấy một nữ công nhân đường sắt đang cầm chiếc cờ hiệu nhỏ trong tay. Cô ta đã dùng cái cán cờ ấy quất vào sau mông trần của cậu Petrov.
    Những người yếu nhất cố gắng ở gần chỗ lò sưởi. Nhưng từ chỗ ấy họ chỉ có thể rời toa tàu khi đã chết hay trong tình trạng sắp chết. Tôi vẫn còn nhớ tư thế của những thiếu niên đã chết ấy cạnh lò sưởi: cánh tay giang ra và ngón tay xòe rộng, tư thế tốt nhất để nhận lấy hơi ấm. Nhưng người ta phải vận động để có thể sống sót: tước củi cho lò sưởi, đi lại mỗi khi tàu dừng, chuyển xác chết ra khỏi toa tàu. Còn điều cốt yếu là gì? Đừng có ăn quá nhiều!
    Trong những chặng dừng những nhân viên nhà ga luôn nói với chúng tôi: ?oCó ai bị bệnh ở đây không?? Câu trả lời luôn luôn là lạc quan. Và cũng vẫn có rất nhiều xác chết được đưa ra khỏi tàu. Các công nhân nhà ga sẽ chuyển xác chết và những học sinh không thể di chuyển được ra khỏi tàu. Hầu hết những thiếu niên bị bệnh đều không sống nổi và mồ của họ rải khắp dọc tuyến đường đi của chúng tôi.
    Một nạn nhân khác của lò sưởi là trung đội trưởng của chúng tôi. Viên trung úy trẻ ấy không thể chịu nổi thử thách của cuộc phong tỏa. Anh ta bắt đầu nói lảm nhảm về chuyện mảnh thủy tinh có thể tiêu hóa được như thế nào, đặc biệt với những người bị loạn dưỡng. Anh ta bảo chúng tôi nên ăn bất cứ thứ gì làm từ thủy tinh! Chúng tôi chuyển anh ấy cho các nhân viên nhà ga tại trạm dừng kế tiếp và anh ấy vĩnh viễn không bao giờ quay lại với chúng tôi nữa.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Khi tới được rặng Ural, hai đầu tàu hơi nước cỡ khỏe bắt đầu đến kéo đoàn tàu chúng tôi, khiến hầu như tăng gấp đôi tốc độ. Có một trạm dừng khá lâu tại Novosibirsk. Sergei Zorin và tôi không thể kìm được sự cám dỗ đã đi tới căng tin nhà ga để ăn chút đồ nóng. Căng tin khá ấm cúng và thức ăn ngon miệng, nhưng những bao tử loạn dưỡng của chúng tôi không chấp nhận được chúng. Cả hai chúng tôi sau đó đều thấy khó ở, nhưng chúng tôi được cứu bởi thực tế là điểm đến cuối cùng của chúng tôi đã gần kề.
    Chúng tôi tới Mundy-Bash, một thị trấn nhỏ trên dãy núi Altai. Chúng tôi được tiếp nhận ân cần và xếp cho ở trong một khu nhà ấm áp sáng sủa, với tất cả điều kiện cần thiết để mau chóng hồi phục. Sergei và tôi nằm khoảng một tuần trong bệnh viện địa phương, rồi quay trở về trung đội. Thức ăn tuyệt vời và chúng tôi bắt đầu lên cân nhanh chóng trong không khí trong lành vùng núi. Nhưng mặc dù chúng tôi tăng cân nhanh, sức khỏe quay về khá chậm. Thời gian trôi qua và lớp của tôi bắt đầu học trở lại.
    Lớp chúng tôi kết thúc vào mùa xuân và chúng tôi hoàn tất tất cả bài kiểm tra theo yêu cầu của Bằng Tốt nghiệp Phổ thông. Kỳ nghỉ hè bắt đầu. Mùa xuân và mùa hè tại Rặng Altai đặc biệt đẹp, nơi thiên nhiên vẫn hoang sơ. Chúng tôi có thể trông thấy Belukha, ngọn núi cao nhất của vùng Siberia, từ đằng xa. Có một khu mỏ cách chúng tôi không xa, và chúng tôi có thể nhìn thấy những đoàn tàu chở đầy quặng chạy từ đó tới nhà ga. Chúng tôi đi nhờ xe rất nhiều quanh vùng Taiga. Trong một trong những chuyến đi nhờ ấy chúng tôi tìm thấy túp lều của những người Cựu giáo nằm giữa một bãi trống. Một ông già sống ở đấy ra đón mừng chúng tôi và hỏi: ?oTại sao thanh niên các cậu lại mặc quân phục?? Ông cụ thậm chí còn không biết là đang có chiến tranh. Chúng tôi đang khát nước. Ông cụ lấy nước cho chúng tôi từ chiếc giếng của mình, nhưng khi chúng tôi chuẩn bị rời đi thì ném bỏ chiếc cốc mà chúng tôi đã dùng để uống. Đó là tục lệ của người Cựu giáo, những người không sử dụng chén đĩa bị ?oxâm phạm? bởi những loại người khác. Niềm vui và chuyến đi chơi vô tư của chúng tôi mau chóng biến mất.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ai đã bắn vào bọn Fritz?
    Cối trung đoàn 120 mm có thể hoạt động với chốt bắn gạt ở cấp ?ocứng? hoặc ?omềm?. Trong trường hợp đầu, viên đạn sẽ được bắn ra khỏi ống ngay sau khi thả vào, còn ở trường hợp sau viên đạn sẽ bắn ra khi người ta giật một sợi dây. Một viên đạn nặng 15,9 kg và có thể bay xa tới 5,7 km. Ngòi nổ của đạn có thể gài ở chế độ nổ mảnh (nổ khi va chạm) hay nổ phá (nổ chậm, dùng khi bắn phá các công sự). Một pháo đội cối (battery) có thể bắn theo loạt, phù hợp với lý thuyết pháo binh tôi được biết ở Học viện. Điều duy nhất mà súng cối không thể làm được đó là bắn trực tiếp vào xe tăng địch: bởi vậy mỗi tổ cối đều có súng chống tăng để phòng ngự chống thiết giáp địch.
    Nhưng tại khu vực chúng tôi không có nhiều hoạt động chiến sự: hầu hết là pháo kích qua lại bằng pháo và cối cùng một số cuộc không kích. Bọn Fritz giữ yên lặng. Chúng bắn pháo sáng ban đêm và duy trì hỏa lực quấy rối bằng pháo và cối, buộc chúng tôi phải dùng hệ thống hầm hào và tránh đi lại nơi quang quẻ. Vào ban ngày, chúng cho máy bay trinh sát pháo binh bay lượn rất cao trên trời. Đó là loại hai thân Focke-Wulf 189, vốn được chúng tôi đặt tên là Rama (Cái khung), do hình dáng độc đáo của nó. Có lẽ thân nó được bọc thép nên rất khó bắn hạ nó.
    Tôi đã mau chóng nắm bắt nhiệm vụ của một trung đội trưởng, và hai tuần sau khi tôi đến mặt trận, tôi đã thực hiện tốt các nhiệm vụ pháo kích ban đêm từ một ?okhấu cối lưu động?. Chúng tôi sử dụng chiến thuật này nhằm không làm lộ vị trí đặt súng chính của mình. Một tổ cối sẽ bò ra xa vị trí đặt súng chính để bắn vào những ổ súng máy Đức đã được phát hiện ra trong ngày. Chúng tôi bắn từ nhiều điểm khác nhau, mau chóng thay đổi vị trí sau đó. Đến sáng, bọn Đức sẽ bắn vào những nơi mà tổ cối đã đóng: nhưng chúng tôi không còn ở đó nữa! Nhằm khiến bọn Đức rối hơn nữa, chúng tôi thường để lại một khẩu cối giả - hoặc cả một pháo đội cối giả làm bằng gỗ - tại nơi từ đó khẩu cối lưu động đã bắn. Kết quả vượt ngoài mong đợi của chúng tôi. Không quân Đức và pháo binh đã nỗ lực vô số để hủy diệt những cụm cối giả ấy, trong khi chúng tôi bình yên ngồi trong chiến hào của mình. Chúng tôi quyết định sử dụng mẹo gạt ấy mỗi lần chúng tôi bắn từ khẩu cối lưu động và nó luôn đạt hiệu quả. Vấn đề duy nhất là đi tìm những khúc gỗ mới, do pháo đội giả sẽ bị phá hủy hoàn toàn sau cuộc oanh tạc của bọn Đức. Rất ít quả đạn rơi đúng xuống vị trí chính của chúng tôi: những phát đạn như vậy là do bắn phá quấy rối.
    Một hôm chúng tôi trông thấy chiếc Rama của bọn Đức bay ở tầm thấp về hướng Kursk. Có một đơn vị bộ binh đóng gần chỗ chúng tôi. Một người lính chộp lấy khẩu súng trường của mình và nã đạn vào chiếc Rama. Sau vài phát đạn, chiếc máy bay bắt đầu xoay tròn trên trời và rơi xuống vị trí phía trước đám bộ binh và trạm quan trắc. Có lẽ nó đã bị bắn trúng trước khi người lính kia bắn vào nó, nhưng thực tế là nó rơi sau khi tay bộ binh bắn nó. Tôi trông thấy các sĩ quan chạy về phía vị trí chúng tôi, hỏi lớn: ?oAi đã bắn vào chiếc Rama? Ai đã bắn vào bọn Fritz? Ai đã bắn vào chiếc máy bay Đức?? Chúng tôi chỉ ra người lính bộ binh cho họ. Tay bộ binh sợ, chờ đợi sẽ bị các sĩ quan khiển trách. Nhưng trái lại, họ chúc mừng anh ta và cho biết anh ta sẽ được thưởng Huân chương Cờ Đỏ vì đã hạ chiếc máy bay. Tôi quyết định chúng tôi cũng sẽ thử kiếm vài phần thưởng theo cách ấy, do chúng tôi có hỏa lực mạnh hơn, gồm sáu khẩu chống tăng 14,5 mm. Chúng tôi lắp chúng lên các bánh xe của một chiếc xe kéo cũ và bắn vào bất cứ chiếc máy bay Đức nào mà minh thấy. Nhưng mọi cố gắng của chúng tôi đều vô ích, và chúng tôi không thể hạ nổi chỉ một tên Fritz!
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Các bác tìm ảnh minh họa giúp em với. Tks
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bệnh sốt phát ban
    Cuối tháng Sáu, tôi được lệnh tới Sở chỉ huy Tập đoàn quân để gửi một báo cáo. Trong khi đi bộ qua một ngôi làng, tôi quyết định phải hỏi đường và chui vào một túp lều nông dân. Lều trống trơn. Khi tôi cất tiếng hỏi: ?oCó ai ở đây không?? cái đầu của một bà nông dân nhô ra khỏi chiếc bếp lò kiểu Nga! Người đàn bà nói bà ta đang tắm hơi bên trong bếp lò! Tôi vội rút lui và hỏi thăm đường từ vài người bộ hành trên phố...
    Sau khi quay về từ Sở chỉ huy Tập đoàn quân tôi lăn ra ốm. Tôi thấy lạnh và toàn thân run lẩy bẩy. Mặc dù đang mùa hè nóng bức, tôi vẫn không thấy ấm. Cần vụ của tôi làm một lò sưởi trong hầm nhưng tôi vẫn run lập cập. Đến chiều tôi ngất đi. Người ta đưa tôi đi bệnh viện vào đêm hôm ấy, và tôi được chẩn đoán bị sốt phát ban. Đây là một trường hợp khẩn cấp trong toàn quân. Những bác sĩ quân y không hiểu từ đâu có thể xuất hiện virus: tất cả binh lính chúng tôi đều đang trong trạng thái phòng thủ và mọi nhân sự đều được kiểm tra định kỳ và tắm rửa trong những nhà tắm hơi lưu động hàng tuần. Tôi đã lây bệnh khi tôi chui vào túp lều đó để hỏi đường!
    Căn bệnh quật tôi ở dạng khá nặng: cơn sốt khoảng 40 độ C. Tôi thường bị ngất đi và mê sảng. Tóm lại, đó là cơn ác mộng. Rốt cuộc cơn bệnh cũng hết, cơn sốt hạ, tôi lại ăn ngon miệng. Cơ thể trẻ trung của tôi mau phục hồi ?" cùng với nỗ lực của các bác sĩ ?" giúp tôi mau khỏi bệnh. Sau hai tuần hồi phục tôi đã có thể đi lại, nhưng vẫn chưa vững. Thật ra tôi yếu tới nỗi khi trèo xuống sông Seim, tôi không thể leo nổi lên bờ dốc, và các y tá phải xốc tôi về bệnh viện. Khi lấy lại được sức lực, tôi xin các bác sĩ cho trở về pháo đội: tôi được toại nguyện, nhưng tôi được miễn làm việc nặng tại pháo đội trong hai tuần.

Chia sẻ trang này