1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 05/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hề hề hề
    *******c nói đúng đấy. Xe trượt thì làm gì có bánh xe.
    Cái xe Nga nó có tên riêng, Bờ ri sờ ka thì phải (quên)
    LarvaNH thích bài này.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hế hế cảm ơn bác quạt-lông M74 và thân dậu tuất. Ku Khi xuất hiện đi chớ.
    Thể hiện lòng biết ơn bằng đoạn tiếp:
    Lính tiền tuyến (Frontovik)
    Vết thương của tôi cuối cùng lành hẳn ngày 21 tháng Mười Một. Tôi nhận lệnh chuyển tới làm sĩ quan dự bị cho một trung đoàn pháo binh ở Narofominsk. Tôi phải tới báo cáo trước trung đoàn sau năm ngày, do đó tôi có được năm ngày phép cùng lương khô. Leningrad vẫn trong vòng phong tỏa ?" tôi chẳng biết đi đâu hết ?" vì thể tôi đi thẳng tới chỗ trung đoàn đóng quân ở Narofominsk. Tôi báo cáo với trung đoàn cùng ngày hôm đó và nộp toàn bộ giấy tờ của mình. Tôi được chuyển tới một tiểu đoàn pháo binh đóng ở một lán trại lớn có sức chứa 100 người. Không một giường nào còn trống! Tóm lại là cứ hai sĩ quan ngủ chung một giường, vì thế tôi được mời qua đêm trên một bậu cửa sổ: cũng khá rộng, nhưng lạnh như băng do nó trát bằng xi măng và có gió lùa xuyên qua khe cửa.
    Các sĩ quan trong tiểu đoàn phải trực gác, thay phiên nhau lau chùi sàn nhà: tóm lại, họ phải làm mọi công việc của lính lác. Họ lập tức muốn tôi lau sàn, nhưng tôi chìa ra giấy tờ chứng nhận mình vẫn còn nghỉ phép, nên họ để tôi yên. Hôm đó tôi chẳng có bữa sáng và cũng đến quá trễ để ăn bữa trưa. Có lẽ tôi sẽ không được cấp phát thức ăn, do giấy tờ của tôi vẫn chưa được thông qua. Vì thế tôi xách lấy mớ lương khô và đi vào thành phố, hy vọng tìm được chỗ nào đó thích hợp để ăn.
    Tôi tới căn nhà gần nhất trong làng ?" thật ra là một phần của thị trấn nhỏ Narofominsk ?" và gõ cửa. Một phụ nữ mặc quân phục, đeo hàm trung sĩ, mở cửa và hỏi xem tôi cần gì. Tôi nói tôi muốn gặp bà chủ nhà. Cô ta cười và lui vào nhà. Một người phụ nữ khác xuất hiện, lần này là một thượng úy, và nói cô ta là chủ nhà. Tôi xin lỗi và chuẩn bị rút lui, nhưng cô hỏi tôi xem tại sao tôi cần gặp cô. Khi cô nhận ra là tôi chỉ muốn có chỗ để chuẩn bị ăn lương khô, cô trả lời rằng cũng chuẩn bị ăn tối và sẽ rất vui nếu tôi cùng ăn. Thật bất lịch sự nếu từ chối nên tôi liền bước vào trong nhà.
  3. anhhungquansu

    anhhungquansu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Bác Danngoc co em hỏi 1 câu ngoài chủ đề : Bác TNL dạo này đi đâu thế ạ?Quyển Red way from Stalingrad để trống không ai dịch cả
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Trong nhà còn có ba sĩ quan và hai trung sĩ khác, tất cả đều là nữ. Họ gọi nhau bằng tên riêng và không kèm theo cấp hiệu. Họ rất lịch thiệp và hỏi tôi vô số câu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Và vân vân. Khi câu chuyện đã bén, tôi biết được rằng các cô gái này cùng thuộc một trung đoàn tiểu liên đặc biệt đóng trong làng. Nhiều cô trong đó đã từng chiến đấu ngoài mặt trận và được thưởng huân chương. Bà chủ nhà, chính là cô thượng úy, mời tôi cứ tới thăm họ và có lẽ thậm chí có thể ở lại qua đêm. Tôi cám ơn họ và trở về trung đoàn mình.
    Có mọi loại người trong trung đoàn: có những sĩ quan như tôi, được chuyển tới trung đoàn dự bi sau khi hồi phục vết thương và mong muốn quay về mặt trận; nhưng cũng có những sĩ quan cố gắng ở lại càng xa mặt trận càng tốt. Tại đây tôi gặp một sĩ quan tốt nghiệp cùng học viện pháo binh như tôi. Hắn ta được chuyển tới trung đoàn dự bị sau khi tốt nghiệp năm 1942 và vẫn chưa hề phải ra mặt trận! Hắn ta phát biểu với vẻ phấn khích về chuyện được giao làm những nhiệm vụ khác nhau chỗ này chỗ nọ. Theo ý hắn, đời sống ở trung đoàn dự bị, với tất cả bất tiện của nó ?" như là thức ăn tệ hại ?" vẫn tốt hơn là sống ngoài chiến trường với hiểm nguy. Những người như hắn ưa sống mòn nhờ cọ rửa nhà xí hơn là đương đầu với cái chết hay bị thương khi chỉ huy một pháo đội trong chiến đấu. Nhưng lính tiền tuyến (frontovik ?" Danngoc) không ở lại lâu trong trung đoàn: họ tình nguyện ra mặt trận và mau chóng chuyển sang chiến đấu (đặc biệt là các đại diện trung đoàn, tới để chọn những sĩ quan thay thế, rất thích tuyển những người đã có kinh nghiệm chiến trường). Tôi cũng vậy, viết ngay một lá đơn cho tiểu đoàn trưởng, đề nghị chuyển tôi trở lại mặt trận. Anh ta hứa sẽ chuyển tôi đi càng sớm càng tốt.
    Đêm đó tôi ngủ trằn trọc. Cửa sổ chỗ tôi nằm, trái ngược với chiếc giường bệnh viện êm ái, lạnh, cứng và ẩm ướt. Tôi trở mình liên tục nhưng không thể dễ chịu hơn. Rốt cuộc, tôi rơi vào giấc ngủ chập chờn ?" được ru trong dàn đồng ca ngáy của các sĩ quan ?" và mơ về việc nhận lệnh gia nhập một đơn vị tiền tuyến, đi ngang qua Maskva vài ngày để thăm bạn gái tôi, rồi ra mặt trận. Tới lúc gần sáng tôi mới cố gắng ngủ được thực sự.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hỡi những kỵ binh Kotovski, lên ngựa!
    Ngày thứ hai của tôi tại trung đoàn sĩ quan dự bị không có gì khác biệt. Tôi lang thang quanh Narofominsk suốt buổi sáng trước khi trở về ăn trưa tại nhà ăn trung đoàn. Buổi trưa tôi ngủ vặt trên chiếc giường trống trong trại. Chiều tối cũng thế - trống rỗng và tẻ ngắt. Khi tất cả sĩ quan trở về trại thì tôi lui qua chiếc bậu cửa sổ của mình, bởi không còn chiếc giường trống nào. Sĩ quan trực đánh thức tôi dậy vào giữa đêm, ra lệnh cho tôi tới báo cáo ban chỉ huy tiểu đoàn ngay lập tức. Tôi chỉnh đốn trang phục và đi tới ban chỉ huy, tại đó tôi gặp bảy sĩ quan khác cũng được gọi lên như tôi. Sĩ quan trực đọc một mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng, chấp thuận ước vọng của chúng tôi muốn ra mặt trận: chúng tôi sẽ được chuyển qua Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ số 3 (Corp). Viên sĩ quan nói thêm rằng chúng tôi nên vui mừng bởi sẽ chiến đấu trong một đơn vị nổi tiếng và có uy tín như thế.
    Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chẳng ngạc nhiên nếu được chuyển tới một đơn vị súng cối sau khi học xong một trường pháo binh, nhưng đây lại là một đơn vị kỵ binh! Đơn giản là tôi không thể chấp nhận được! ?oCó câu hỏi gì khác không?? Đại diện của Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ số 3 hỏi, một trung tá trẻ tuổi, anh ta hay gõ lách cách đôi cựa thúc ngựa của đôi ủng cao cổ mỗi khi nói chuyện. Mọi người đều im lặng. Tôi hỏi viên trung tá rằng trong lữ đoàn có pháo binh hay không. Anh ta đáp lữ đoàn có cả pháo, xe tăng, dàn phóng hỏa tiễn Katyusha và thậm chí cả không quân trực thuộc. Có ai đó hỏi khi nào thì chúng tôi phải tới trình diện lữ đoàn. ?oNgay lập tức, xe tải Studebaker đang chờ chúng ta ngoài kia ...?
    Những sự việc xảy ra sau đó diễn biến nhanh như chớp. Chúng tôi được chất lên một chiếc xe tải và nhiều giờ sau đã có mặt tại sở chỉ huy lữ đoàn, báo cáo với viên tư lệnh pháo binh. Chỉ trong vài phút chúng tôi đã được phân về những sư đoàn khác nhau, và tôi được chuyển tới Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ số 5. Từ Sở chỉ huy sư đoàn tôi được phân xuống Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ số 24. Tại Sở chỉ huy trung đoàn tôi được đón tiếp bởi V. F. Todchuk, một đại úy Cận vệ có văn hóa có và trong mình đầy đủ những phẩm chất xuất sắc nhất của một sĩ quan kỵ binh. Với một nụ cười thân thiện, anh cho tôi biết không có vị trí sĩ quan pháo binh nào còn trống trong trung đoàn, nhưng trong thời gian hành quân ra mặt trận và chuẩn bị tham chiến chắc chắn họ sẽ tìm ra một chỗ cho tôi. Tôi không thích thú gì với tin này, nhưng Todchuk nói thêm: ?oĐừng bi quan, chuyên gia pháo binh à. Cậu giờ đây đang ở trong Trung đoàn Cận vệ Cờ đỏ nổi tiếng nhất, là thành phần của một đơn vị còn danh tiếng hơn nữa là Sư đoàn Cận vệ Cờ đỏ Huân chương Lenin Bessarabiya Kotovski. Từ giờ trở đi cậu sẽ thuộc một pháo đội trung đoàn 76 mm và chúng tớ sẽ xem phải làm gì với cậu sau này.? (Mặc dù dưới con mắt phương Tây có vẻ lạ lùng, nhưng một tên hiệu lòng thòng như vậy với một đơn vị Hồng quân không có gì là lạ. Mọi danh hiệu tước hiệu danh dự cần phải đi cùng với nhau, do đó làm cho tên chính thức của một đơn vị dài lê thê. Nó cũng nói lên uy tín của đơn vị: tên càng dài, đơn vị càng vẻ vang. Do đó, mặc dù được biết đến với tên Kỵ binh Cận vệ số 5, tên đầy đủ của đơn vị năm 1945 là Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ Cờ đỏ Huân chương Lenin Huân chương Suvorov hạng 2 Bessarabiya-Tannenberg Kotovski ?" Lời NXB).
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Anh ta kể cho tôi lịch sử của sư đoàn, bắt đầu là một quân đoàn kỵ binh dưới sự chỉ huy của Kotovski, một chỉ huy Hồng quân huyền thoại thời Nội chiến, về sau được đổi thành Sư đoàn Kỵ binh số 3. Sư đoàn chiến đấu từ giai đoạn đầu Cuộc Chiến tranh Vệ quốc, tham gia những trận đánh kìm chân năm 1941, cũng như tiến hành đột kích phía sau phòng tuyến Đức. Sư đoàn nhận danh hiệu Cận vệ vì những trận đánh đó và được đổi tên thành Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ số 5, trong khi trung đoàn chúng tôi ?" trước đây là Trung đoàn Kỵ binh 158 ?" trở thành Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ số 24. Sau khi đổi tên, sư đoàn đã tham gia chiến đấu trong trận Stalingrad. Hầu hết sĩ quan và chiến sĩ đều được trao huy chương chiến dịch: ?oVì đã Bảo vệ Stalingrad?. Tôi bị ấn tượng với nguồn gốc, truyền thống và danh hiệu đơn vị mới của mình. Tuy nhiên, tôi nghĩ kỵ binh không có vai trò gì trong chiến tranh hiện đại và quyết định sẽ rời đơn vị này lập tức ngay sau khi phải nhận vết thương kế tiếp. Tuy nhiên, sau này ý kiến của tôi đã thay đổi và tôi luôn trở về với kỵ binh sau khi hồi phục các vết thương.
    Sau buổi gặp gỡ đó, đại úy luôn luôn gọi tôi là ?ochuyên gia pháo binh?. Tôi vẫn không biết được tại sao anh ta lại gọi vậy: có lẽ do có ghi chú trong giấy tờ của tôi, ghi rằng tôi tốt nghiệp từ Trường Chuyên môn Pháo binh Leningrad và Học viện Pháo binh Tomsk. Đại úy gọi tới một liên lạc viên và ra lệnh cho anh ta đưa tôi tới chỗ pháo đội trưởng pháo đội trung đoàn. Anh ta bắt tay tôi, chúc tôi may mắn, gõ đôi cựa thúc ngựa và bỏ đi. Người liên lạc viên tới đi tìm ai đó trong pháo đội trung đoàn, trong khi tôi quan sát cuộc sống thường nhật của một trung đoàn kỵ binh: một điều hoàn toàn mới mẻ với tôi.
    Trung đoàn đang trong thời gian nghỉ giữa ngày và mau chóng chuẩn bị cho cuộc hành quân. Có thể thấy các kỵ sĩ đang ra vào sở chỉ huy. Không như lính bộ binh, kỵ binh đi ủng cao cổ và áo khoác của họ có tà dài xẻ sau lưng để có thể mặc khi lên yên. Cầu vai của họ có sọc xanh dương nhạt với quân hiệu kỵ binh ?" một cái móng ngựa với hai thanh gươm bắt chéo ?" đặt ở giữa. Ngoài súng cá nhân, kỵ binh còn trang bị thêm gươm. Mặc dù đang tiết trời bẩn thỉu tháng Mười Một, các kỵ binh trông vẫn bảnh bao và sung sức.
    Liên lạc viên quay về vài phút sau và báo cáo rằng xe ngựa của thượng sĩ pháo đội đã đến sở chỉ huy, và thượng sĩ sẽ chở tôi về pháo đội. Thượng sĩ là một kỵ binh cao và lắm mồm, vốn đã tham gia quân ngũ từ trước chiến tranh. Phát âm pha lẫn tiếng Nga và Ukrain, anh hỏi tôi mọi chuyện về bản thân: từ đâu tới, đã sống ở đâu và tôi đã từng chiến đấu ở đâu. Khi nghe kể là tôi vốn là một thanh niên thành thị và chưa từng phục vụ trong kỵ binh, anh ta giải thích rằng yếu tố quan trọng nhất của kỵ binh là con ngựa: bạn chiến đấu của mọi lính kỵ binh. Con ngựa, anh ta tiếp tục, chính là Alnpha và Omega ?" khởi đầu và kết thúc của mọi thứ - đối với một người kỵ binh. Không nhiệm vụ nào có thể hoàn thành mà thiếu nó; và trách nhiệm chủ yếu của cả sĩ quan lẫn chiến sĩ là quan tâm chăm sóc vật cưỡi của mình. Một kỵ binh, anh nói thêm, không được lơ là với con ngựa của mình, và như thế thì con ngựa sẽ không bỏ quên anh trong trận đánh.
  7. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Cũng như các sư đoàn kỵ binh soviet khác, sư đoàn 5 kỵ binh cận vệ không phải chỉ thuần kỵ binh cossack từ vùng sông Đông. Bên cạnh những đơn vị kỵ binh cossack luôn giữ vững truyền thống lâu đời của họ, các đơn vị kỵ binh có binh sĩ xuất thân từ các vùng khác cũng có chất lượng không hề thua kém
    Một đơn vị kỵ binh cossack cận vệ trong chiến tranh vệ quốc với thanh gươm kỵ binh nổi tiếng
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một tổ trinh sát của kỵ binh
    [​IMG]
    khẩu howitzer 76,2 mm của trung đoàn kỵ binh
    [​IMG]
    Khẩu đội pháo 76,2 mm thuộc sư đoàn 5 kỵ binh cận vệ giữa hai trận đánh, một bức ảnh hiếm hoi của đơn vị tác giả
    [​IMG]
    Tết nhất đến nơi rồi, cố lên danngoc
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 26/01/2008
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Khi chúng tôi đến pháo đội, tôi tìm pháo đội trưởng và báo cáo nhận nhiệm vụ làm sĩ quan dự bị. Pháo đội trưởng, một sĩ quan trẻ chỉ khoảng hai lăm tuổi, đón tiếp tôi nồng nhiệt và giới thiệu tôi với các trung đội trưởng, những người mà tôi lập tức kết bạn và tìm thấy sự hòa hợp. Trung úy Cận vệ Kuchmar quan tâm đặc biệt tới tôi, giải thích vai trò đặc biệt của pháo đội pháo binh trong một trung đoàn kỵ binh. Vừa hút tẩu vừa mỉm cười, anh đề nghị tôi ở lại với trung đội của anh. Tôi vui vẻ tán thành lời mời. Pháo đội đóng tại bìa một khu rừng và đang chuẩn bị cho cuộc hành quân đêm. Pháo đội này có trang bị chính là dã pháo 76 mm (Model 1939); mỗi khẩu do sáu ngựa kéo. Tại các sư đoàn bộ binh cùng là loại pháo này chỉ có hai ngựa kéo, nhưng sự khác biệt này có thể dễ dàng giải thích bởi thực tế rằng các khẩu đội phải giữ kịp tốc độ với các kiếm đội của trung đoàn.
    Thời tiết buổi chiều trở nên tệ hơn, bắt đầu có mưa. Mưa phùn không dày nhưng có vẻ như kéo dài bất tận. Một anh nuôi xuất hiện cùng ?opháo phòng không? (đó là biệt hiệu riêng của đơn vị cho chiếc xe nhà bếp) của mình và bắt đầu chia phát bữa tối. Bữa tối được chia thành từng cà mèn ?" mỗi cái chứa hai tới ba phần ăn. Trà được chia vào cùng cái cà mèn ấy sau khi được mau chóng rửa sạch. Người đánh xe của Kuchmar đem bữa tối cho hai sĩ quan chúng tôi trong hai chiếc cà mèn. Anh ta trải tấm áo mưa plash-palatka ra khoảnh đất dưới một gốc cây, bày đám cà mèn ra đấy, xếp thêm mấy miếng bánh mì và đưa tôi chiếc thìa của anh (anh ta rút nó từ ống ủng cao cổ của mình), mời chúng tôi ăn. Mặc cho cơn mưa đang rắc hạt xuống cổ áo khoác, bữa ăn và nước trà của mình, chúng tôi ăn hết sạch một cách rất ngon miệng.
    Trước khi kết thúc bữa ăn, một hồi kèn cất lên từ phía ban chỉ huy trung đoàn. ?oThế đấy ?" mệnh lệnh thắng yên và lên ngựa,? Kuchmar vừa nói vừa đứng thẳng trên tấm áo mưa. Trời mau chóng tối sẫm, nhưng các kỵ sĩ, sĩ quan và người đánh xe bình thản thắng yên lũ ngựa và chuẩn bị xe ngựa và pháo cho hành quân đêm. Tín hiệu ?othắng yên? được phát đi nhiều lần theo nhiều âm độ khác nhau: có lúc thì ồn và gắt cụt, có lúc lại du dương và ngân dài. ?oCác kỵ binh Kotovski, thắng yên ngựa...? tín hiệu đó hứa hẹn một chuyến hành quân dài và khó khăn.
    Pháo đội kéo thành hàng dài trên đường và hòa vào đội hình của trung đoàn. Màn đêm buông xuống, chỉ còn tiếng móng ngựa gõ lộp cộp cho biết cả một lữ đoàn đang hành quân. Mưa kéo dài suốt đêm không ngớt. Bánh xe và móng ngựa trộn nước mưa và đất mặt đường thành một suối bùn. Xe ngựa kéo pháo ngập tới trục và trôi đi đúng hơn là lăn, xuyên qua vũng lầy. Mặc dù có áo mưa phủ ngoài áo khoác, chúng tôi vẫn ướt tới xương. Tới mờ sáng nhiệt độ tụt xuống và thay cho mưa là những bông tuyết buốt giá, đông cứng mũ và áo khoác, biến chúng thành những tấm giáp băng. Cuộc hành quân càng lúc càng khó khăn và chúng tôi đều lạnh buốt cho tới xương. Người và ngựa bồn chồn chờ cho tới khi được nghỉ: thậm chí không một ai buồn hút thuốc trong cái thời tiết khủng khiếp thế này. Cuối cùng, hồi kèn tín hiệu được trông chờ từ lâu cũng cất lên: ?oCác chỉ huy, tập hợp.? ?oCác chỉ huy... các chỉ huy ... tập hợp, tập hợp!? hồi kèn kéo dài, do người thổi đang phi dọc hàng quân. Tín hiệu này có nghĩa chúng tôi phải mau chóng dừng và có dịp đổi quần áo và hong khô quân phục.
  9. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    6 ngựa 1 pháo, vùng Krivoi Rog năm 1943
    [​IMG]
    căn cứ theo mô tả của tác giả, khẩu 76mm trong biên chế đơn vị là 76,2mm F22 USV.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tới đây tôi xin nói thêm về hai hiệu kèn chính của kỵ binh Hồng quân trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc. Hiệu kèn phổ biến nhất là ?oThắng yên!? ?" một âm thanh du dương kéo dài đánh thức các kỵ sĩ và buộc họ đi thắng yên ngựa và đóng chúng vào những xe chở súng máy, kéo pháo và chở đạn. Hiệu kèn đầu tiên cất lên tại ban chỉ huy trung đoàn và sau đó được lặp lại bởi tất cả lính kèn của trung đoàn: ?oCác kỵ binh Kotovski, thắng yên ngựa...? Giai điệu của nó là vậy. Loại hiệu kèn thứ hai là ?oCác chỉ huy, tập hợp.? Hiệu kèn này thì nghe vui hơn. Thông thường nó có nghĩa là chuẩn bị có một chặng nghỉ giữa đường. Nó thường cất lên khi còn cách chỗ nghỉ chân chừng 5 km. Các sĩ quan thúc ngựa và phi vội lên đầu đội hình hành quân. ?oCác chỉ huy... các chỉ huy ... tập hợp, tập hợp!? tín hiệu cất lên. Đôi khi khúc cuối của hiệu kèn có thêm đoạn: ?olưu ý tất cả các chỉ huy!?
    Pháo đội tôi được phân chỗ nghỉ cho chặng dừng một ngày gần chỗ có hai ngôi nhà liền nhau trong làng. Do tôi vẫn chưa được phân nhiệm vụ cụ thể, Kuchmar đề nghị tôi tới nghỉ tại một trong hai ngôi nhà ấy. Tôi rất biết ơn anh về điều này, và bước vào ngôi nhà gần nhất. Các kỵ sĩ của chi đội tới trước đang nằm chen chúc trên sàn của túp lều nông dân như cá mòi trong hộp. Trong nhà ấm áp, nhưng không khí ngột ngạt như bị bịt trong chăn. Mái đầu của hai đứa bé nhô ra khỏi chiếc giường phía trên cái bếp lò kiểu Nga. Lũ nhóc đang tìm hiểu đám lính say ngủ kia với vẻ tò mò. Một bà chủ nhà hiếu khác khuyên tôi cởi quần áo và hong chúng gần bếp lò: ?oCậu cũng sẽ ấm người lên ?" đi mà ngủ trên bếp lò gần chỗ lũ trẻ của tôi trong lúc quần áo cậu khô đi.? Tôi không đợi phải mời tới lần thứ hai, và bước tránh những thân hình đang ngủ, leo lên bếp lò chỉ bằng hai bước. Không thể tả được niềm vui của tôi trên ấy, nằm trên bếp lò ấm áp: thoải mái và dễ chịu, tôi mau chóng ngủ thiếp.

Chia sẻ trang này