1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 05/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hãy cho tôi một khẩu súng trường với nòng bị cong
    Chúng tôi thường hành quân ban đêm. Ban ngày, chúng tôi nghỉ chân trong rừng hoặc giữa những khe hẻm, gần một điểm dân cư nào đó. Hành quân đêm là một thử thách khắc nghiệt đối với những tân binh, bởi họ phải vừa giữ tỉnh táo trong khi phải cho ngựa ăn và chải lông chúng vào ban ngày, đồng thời phải lau chùi vũ khí. Những người đánh xe kéo pháo và xe chở đạn thậm chí còn phải làm nhiều việc hơn: mỗi người bọn họ phải chăm sóc cho hai tới ba con ngựa. Những người trong ca trực còn phải làm nhiều việc hơn nữa.
    Nếu chúng tôi có việc phải rời khu rừng vào ban ngày, chúng tôi phải thay chiếc cầu vai kỵ binh bằng những loại khác: loại của bộ binh có sọc màu đỏ tươi mâm xôi, hoặc loại của pháo binh có sọc đỏ. Bí mật như vậy là cần thiết nhằm che dấu hướng cuộc tấn công chính của lực lượng quân ta, để kẻ địch không kịp tổ chức phòng ngự. Điều này đặc biệt quan trọng để che đậy sự xuất hiện của kỵ binh, bởi chúng tôi có nhiệm vụ đặc biệt: vai trò của chúng tôi không phải giữ trong phòng thủ, mà là xông qua những lỗ hổng trên phòng tuyến Đức do cánh bộ binh tạo ra. Chúng tôi phải chạy càng nhanh càng tốt vào sâu hậu phương địch, khai thác thành quả của cuộc tấn công. Vì vậy, khi có một đơn vị kỵ binh lớn tập trung tại một điểm trên mặt trận, ta có thể đoán trước sẽ có một cuộc tấn công quy mô.
    Giữa một chặng nghỉ giữa ngày thông thường chúng tôi nhận được lệnh phải nộp lại tất cả những vũ khí cá nhân chiến lợi phẩm: chỉ có khẩu đội trưởng được phép giữ lại súng tiểu liên. Luôn luôn là như vậy. Ngay khi chúng tôi tiến vào một lỗ hổng trên chiến tuyến Đức và bước vào chiến đấu, chúng tôi sẽ chất hết súng carbine kỵ binh lên xe giàn và nhặt lấy những khẩu tiểu liên - bất kể là loại của Đức hay của Nga ngay trên chiến trường. Sau khi chiến đấu, chúng tôi luôn nhận được lệnh phải chuyển lại tất cả những vũ khí không phù hợp với điều lệ dã chiến và đổi lại sang súng carbine. Các xạ thủ pháo cũng được quy định phải có súng ngắn, nhưng họ không bao giờ nhận được chúng trong suốt cuộc chiến.
    Theo điều lệ thì chúng tôi phải dùng carbine, nhưng không có ai thích chúng. Tổ pháo thủ của khẩu đội 3 thậm chí còn có cả một khẩu trung liên. Khi tôi hỏi xạ thủ pháo Palanevich làm thế quái nào anh ta lại cần một khẩu súng máy, anh ta trả lời ?ochỉ đề phòng ngừa thôi?. Chúng tôi, các sĩ quan trong pháo đội, không cấm đoán điều này, bởi tiểu liên là vũ khí tốt nhất khi đánh cận chiến, và đạn thì rất dễ kiếm.
    Một người lính của tôi nhặt được một khẩu súng trường bắn tỉa có kính nhắm và tôi có dịp để bắn thử thứ vũ khí ấy trong chiến đấu, giết được một tên Đức đơn độc khi hắn bất cẩn đi bộ giữa tuyến phòng thủ quân Đức. Khoảng cách tới chỗ tên Đức tầm độ một cây số, nhưng có thể thấy hắn rất rõ qua ống ngắm. Tôi nhắm và bắn. Hắn ngã ra sau phát súng đầu tiên. Tôi quan sát hắn thêm năm phút nữa; hắn vẫn không động đậy và không có người nào lần tới chỗ hắn nữa.
    Thay cho đám vũ khí chúng tôi vừa giao nộp, tổ pháo và người đánh xe được nhận súng trường nòng dài bộ binh Model 1891 Mosin-Nagant không hợp chút nào cho kỵ binh. Nhưng mệnh lệnh là không thể cãi được và chúng tôi phải bắt đầu lau chùi vũ khí. Súng trường này khá cũ và lòng khòng. Một người lính trẻ đã thông nòng bằng que thông nòng và chọc nó mạnh đến nỗi anh ta không thể rút ra được. Anh ta suýt nữa thì phát khóc vì thất vọng. Tôi phải tới giúp thôi. Tôi ra lệnh cho anh ta lấy một viên đạn và tháo đầu ra khỏi cát tút. Tôi nhét viên đạn rỗng tự chế ấy vào ổ súng, gạt khóa và đi ra xa khỏi chỗ mọi người đang đứng. Rồi tôi nổ súng bắn cái thông nòng vào không trung. Cách này tất nhiên là phản lại các quy tắc nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi làm tất cả những chuyện ấy tại một điểm nằm giữa khu rừng và một con đường. Sau khi lau chùi súng, chúng tôi phải điều chỉnh thước ngắm bằng cách bắn thử. Chúng tôi bắn thử súng vào những mục tiêu dựng dưới sườn một quả đồi, giữa khu rừng và con đường. Sau khi chúng tôi bắn thử, một trung tá lạ mặt (hóa ra đó là sĩ quan NKVD của sư đoàn) cưỡi ngựa tới chỗ chúng tôi và quở mắng. Anh ta tuyên bố rằng khi anh ta đang cưỡi ngựa dọc con đường thì các viên đạn chúng tôi bắn bay rít qua cạnh anh. Chúng tôi nhìn lẫn nhau. Tôi chỉ hướng bắn của chúng tôi cho trung tá, nhưng anh ta không tin, giơ nắm đấm lên và phi đi. Vì ta không nên tranh cãi với sĩ quan NKVD sư đoàn cho nên tôi đành ngậm miệng.
    Khi kiểm tra bộ phận bên trong của một khẩu súng ?omới? kiểu đó, tôi thấy cái nòng không thẳng. Đó là tại sao các viên đạn bắn ra đã bị bay vặn về phía con đường. Trung đội phó của tôi không buồn lắm về chuyện đó và nói thêm rằng anh ấy biết ai là người cần dùng những khẩu súng ấy: có một tay lính trẻ trong đám mới bổ sung sẽ rất mừng khi được nấp sau góc nhà để bắn vào kẻ thù. Cứ như một câu chuyện cười của chúng tôi: ?oVâng tôi muốn đi chiến đấu! Tôi muốn được vào một đơn vị hậu cần trên chiếc xe ngựa đi cuối cùng của mặt trận! Vậy xin hãy cho tôi một khẩu súng trường với nòng bị cong để tôi có thể bắn vào kẻ thù từ sau góc nhà!? Sau đó mọi người bắt đầu thi nhau kể chuyện cười và chuyện đùa. Tay khẩu đội trưởng kể lại giai thoại sau: ?oTớ đã tận mắt thấy tình huống sau đây. Đơn vị hàng xóm của chúng ta là cánh bộ binh. Tay đại đội trưởng thúc anh em xông lên tấn công, hét lớn ?oTiến lên, hỡi những con đại bàng Nga của tôi!? Mọi người đứng dậy, ngoại trừ hai tay lính Do Thái. Chính trị viên họi họ: ?oTại sao các anh còn ngồi? Toàn đại đội đang tiến lên kìa!? Câu trả lời là: ?oChúng tôi là những con sư tử Zion ?" trong khi lệnh lại ra cho những con đại bàng Nga.?
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chậm thế bác ui.
    [​IMG]
    Pháo của Kỵ binh là sơn pháo. Hồi này, nghĩa "Kỵ Binh" không còn là những chàng Cô-dắc phi ngụa vung kiếm như Thế chiến 1 nữa. Khẩu pháo trong ảnh là sơn pháo, không biết loại gì. Khẩu súng thì Mosin
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hình dáng của một người lính
    Tới đây chúng tôi tiếp tục hành quân, lần này là ra chiến tuyến, chặng dừng cuối cùng trước khi chiến đấu. Chúng tôi khá gần với mặt trận và trung đoàn hành quân vào ban ngày - một điều hiếm hoi những khi tái bố trí đội hình. Mặt trời chiến sáng rõ, một cơn gió mát thổi trên cánh đồng. Bên trái chúng tôi là đội hình ồn ào của xe tăng và pháo tự hành của Quân đoàn Cơ giới III. Đội hình chúng tôi chậm dần rồi dừng hẳn lại. Lệnh ?oXuống ngựa? từ hàng đầu chuyển xuống, được nhắc lại bởi mọi người dọc theo đội hình trải dài. Các kỵ sĩ mau chóng nhảy xuống ngựa. Thật tốt khi được đứng trên đất cứng sau một chuyến đi dài.
    Khi xuống ngựa, chúng tôi nhìn thấy một dấu vết kỳ lạ trên mặt đường. Đó là hình dáng của một người lính, với hai tay hai chân duỗi sang hai bên, đầu quay về phía tây, hướng về chiến tuyến. Người lính đã bị nghiền nát trên mặt đường tới nỗi thân xác anh ấy chỉ còn mỏng dính không hơn một tờ giấy. Hàng trăm xe tăng và xe tải đã cán qua xác anh, nghiến anh dính chặt xuống con đường. Căn cứ theo những mảnh quân phục thì anh ta là một lính bộ binh. Chuyện gì đã xảy ra với người lính ấy? Có phải anh là một lính tùng thiết bị thương rồi ngã khỏi xe tăng? Hay anh bị giết ngay? Không thể trả lời được. Câu trả lời duy nhất là chiến đấu quyết liệt hơn, trả thù bọn Đức vì tất cả những thống khổ chúng đã đem tới mảnh Đất mẹ chịu nhiều đau khổ của chúng ta. Chúng ta phải trả thù cho tất cả những ai đã ngã xuống trong cuộc chiến thần thánh này.
    Đoạn văn trên có lẽ là một đoạn văn thường thấy trong các sổ tay cá nhân thời ấy (và cả trong CT VN), thể hiện tinh thần can trường, sẵn sàng hy sinh nhưng hơi bồng bột của các thanh niên, đồng thời hẳn có chút gì đó băn khoăn cho số phận bản thân - Danngoc.
    Đại đội trưởng của người lính ấy hẳn đã báo cáo về anh là ?ođã mất tích trong chiến đấu? ?" không có đủ thời gian để kiểm tra lại trong khi cuộc tiến công đang tiếp diễn, khi nhiệm vụ của anh ta là phải dấn lên không cho kẻ địch một chút nghỉ ngơi. Các đồng đội của người lính có lẽ đã uống một ngụm vodka cầu cho anh an nghĩ trên thiên đường rồi lại tiếp tục hành quân. Vậy thôi.
    Đội hình chúng tôi tiếp tục di chuyển. Mệnh lệnh ?oLên ngựa? một lần nữa truyền xuống mọi người dọc hàng quân. Trung đoàn chuyển sang phi nước kiệu và tiếp tục hành quân về phía tiền tuyến.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Một số đoạn trích không được xuất bản trong sách, lấy từ www.iremember.ru :
    Chiến dịch khủng bố của Stalin những năm 1930 và 1940
    Trong tòa nhà năm tầng của chúng tôi bên Kênh Griboyedova, có rất nhiều cư dân vốn từng thuộc tầng lớp thượng lưu thời trước Cách mạng ở Nga. Họ sống trong những căn hộ biệt lập, không phải những căn hộ chung như chúng tôi, những người thường, và là mục tiêu ngon lành cho đợt khủng bố của Stalin năm 1937. Tuy nhiên, thật kỳ lạ là trong toàn khối nhà của chúng tôi đã không có ai bị bắt!
    Trong Trung đoàn Cối 497, một trong những trung đội trưởng trung đội thông tin đã bị bắt thời trước chiến tranh, mặc dù không vì lý do chính trị, theo như tôi được biết khi trao đổi với anh ta. Khi chiến tranh nổ ra, anh ta tình nguyện ra mặt trận và được chỉ định làm trung đội trưởng trung đội thông tin.
    Sau khi chiến tranh kết thúc, khi Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 5 đã đóng ở Izyaslav, Tướng Cherpukhin, tư lệnh Sư đoàn, đã tổ chức một buổi lễ khi tất cả chúng tôi được giới thiệu trước ông. Chỉ trước đó một lát có một đại úy vừa chuyển tới trung đoàn tôi và được bổ nhiệm làm hiệu trưởng (commander) trường huấn luyện hạ sĩ quan của trung đoàn. Ông ta không kết thân với bất cứ ai trong số chúng tôi, và thậm chí ở căng tin sĩ quan ông cũng ngồi ăn một mình. Vậy là, tất cả chúng tôi đều đứng sắp hàng phía trước vị tướng. Từng người một chúng tôi bước đều tới trước mặt ông và trịnh trọng tự giới thiệu. Bản thân Cherpukhin bị thương ở tay phải trong chiến tranh và ngón trỏ của ông lúc nào cũng cong lại như một cái móc. Tôi cũng gặp vấn đề y như vậy với ngón trỏ sau khi bị thương ở Đông Phổ, vì thế khi tôi giới thiệu mình là chỉ huy trung đội pháo chống tăng và vị tướng bắt tay tôi, ngón trỏ của chúng tôi bèn móc vào nhau. Vị tướng hỏi tôi: ?oNgón trỏ của cậu bị cong như vậy ở đâu?? ?" ?oỞ Allenstein, Đông Phổ? ?" tôi trả lời. ?oỒ, tôi nhớ trận đánh đó rõ lắm!? ông tướng đáp.
    Rồi Tướng Cherpukhin đi tới chỗ người đại úy vừa chuyển tới, bắt tay ông ta và bảo ông: ?ochúng tôi sẽ rất vui khi được gặp anh và vợ anh cùng ăn tối ở chỗ chúng tôi tối nay?. Tất cả chúng tôi đều sốc ?" vị tướng của chúng tôi đang mời một đại úy tới ăn tối sao? Hóa ra người đại úy khiêm tốn đó đã là hiệu trưởng trường hạ sĩ quan trung đoàn khi Tướng Cherpukhin hãy còn là học viên hạ sĩ quan. Và rồi Cherpukhin thăng quan tiến chức nhanh chóng mặt và trở thành một sư đoàn trưởng, trong khi đại úy có lẽ đã bị bắt, mất hết chức vụ và chỉ là một đại úy thậm chí mãi đến năm 1945.

  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    NKVD, Ban Đặc biệt, SMERSH
    Như tôi đã đề cập, toàn bộ giấy tờ của Trung đoàn Cối 497 đã bị bọn Đức chiếm được, vì thế hồ sơ cá nhân của tôi cũng bị mất. Việc này gây cho tôi một số vấn đề khi sau này tôi ở trong kỵ binh. Một hôm có một sĩ quan NKVD thuộc trung đoàn tôi tới gặp tôi và nói: ?oAnh biết đấy, Thiếu úy, chúng tôi vẫn chưa nhận được hồ sơ của anh từ chỗ đơn vị cũ gửi tới?. Tôi cảm thấy không dễ chịu chút nào ?" thời đó các sĩ quan Hồng quân không có bất cứ giấy chứng minh nào, họ chỉ có một hồ sơ cá nhân đi theo cùng mỗi sĩ quan từ đơn vị này qua đơn vị khác. Vì thế sĩ quan NKVD có thể nghi ngờ tôi là một gián điệp hay bất cứ thứ gì! Một thời gian sau tôi đi tới chỗ thiếu tá đó và nói: ?oVậy tôi phải làm gì đây, thưa đồng chí thiếu tá?? ?" ?oĐừng lo, Thiếu úy, Bộ Quốc phòng đã gửi cho chúng tôi bản sao hồ sơ của anh? ?" anh ta trả lời. Đôi khi thiếu tá hỏi các sĩ quan chúng tôi phải nghe ngóng xem các binh lính đang nói chuyện về điều gì và báo cáo cho anh ta nếu nội dung nói chuyện của họ có gì chống Xô viết. Anh ta nói tôi phải đặc biệt cẩn thận với những tân binh tới từ những vùng vừa bị Đức tạm chiếm. Tuy nhiên, tôi luôn kể cho anh ta rằng mọi binh lính của tôi đều tốt, trung thành và chiến đấu tốt. Vì thế anh ta có nhiệm vụ theo dõi chúng tôi mọi lúc mọi nơi. Tôi không thể nói chúng tôi là bạn tốt với anh ta ?" khi chúng tôi đi vào chiến đấu, anh ta ở lại nơi hậu tuyến. Nhưng đồng thời, anh ta không bao giờ cố gắng gán tội ai không có căn cứ và không bao giờ tùy tiện bắt giữ hay hành quyết ai.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chiến thuật của pháo binh ngựa kéo và vai trò của trung đội trưởng trung đội pháo chống tăng
    Pháo đội chống tăng chúng tôi được sử dụng không chỉ trong vai trò chống tăng, mà cả bắn trực tiếp yểm trợ cho kỵ binh khi họ xuống ngựa chiến đấu. Pháo đội tôi thường được bố trí phối thuộc với các kỵ đội theo từng trung đội, vì thế tôi luôn đi cùng các kỵ sĩ. Có mặt tại chỗ nào là quyết định cá nhân của tôi, do tôi không thể đồng thời có mặt cùng cả hai khẩu pháo của trung đội. Tôi còn trẻ, nhiều tham vọng và khao khát chiến đấu, vì thế tôi luôn gắng chọn lấy vị trí nguy hiểm nhất. Ví dụ như khi một trong hai khẩu pháo được phối thuộc với trung đội tay kiếm (sabre platoon) mũi nhọn thì tôi luôn ở tuyến đầu với khẩu pháo và vài xe chở đạn. Không ai ra lệnh cho tôi phải làm thế, đó là quyết định của cá nhân tôi.
    Zozulya, trung đội trưởng trung đội pháo chống tăng số 2, là người lớn tuổi hơn tôi và đã có gia đình, luôn cố gắng có mặt ở nơi an toàn hơn. Trung đội phó của anh ấy là Trung sĩ Sukholovski thường thực hiện thay trách nhiệm của trung đội trưởng, trụ giữ ở vị trí nóng bỏng nhất của trận đánh. Anh ta là người dũng cảm đến đáng ngạc nhiên, và không có gì lạ khi anh được nhậncác Huân chương Vẻ vang hạng 1, hạng 2 và 3, trở thành đầy đủ bộ Hiệp sĩ Huân chương Vẻ vang. (full Knight of Order of Glory)
    Pháo chống tăng loại 45 mm và về sau là 57 mm của chúng tôi luôn có mặt trên tuyến đầu, chúng được sử dụng gần như là súng máy. Chúng tôi là hy vọng và sự cứu rỗi của đám kỵ sĩ xuống ngựa, do chúng tôi có thể tiêu diệt xe tăng, ụ súng máy và các loại hỏa điểm khác trên chiến trường, bởi thế các kỵ sĩ luôn vui mừng khi nhìn thấy chúng tôi.
    Loại pháo 76 mm thường ở tuyến hai khi tấn công, và chỉ bắn gián tiếp. Chúng không bao giờ phối thuộc với các kỵ đội và luôn chiến đấu theo toàn pháo đội. Chúng chủ yếu sử dụng khi phòng thủ, khi chúng có thời gian để xây dựng công sự. (Có lẽ đây chỉ là nhận xét phiếm diện của một chỉ huy pháo 57mm ?" Danngoc)

  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Lương bổng ngoài mặt trận
    Tôi có lương bình thường của một trung úy, nhưng ngoài ra tôi có thêm mọi loại phụ cấp, khiến lương của tôi khá cao. Tôi nhận lương cơ bản của một trung úy, nhưng tôi cũng được cấp:
    Phụ cấp 50 % lương do phục vụ trong một đơn vị Cận vệ
    50 % lương do ở trong pháo đội chống tăng
    50 % lương do phục vụ ở tiền tuyến
    Khi tôi còn đóng ở Đức, tôi nhận thêm 50 % lương vì đang phục vụ ở nước ngoài.
    Vì thế lương của chúng tôi ngoài mặt trận là khá ổn. Trung đội phó của tôi, Trung sĩ Chernov, nhận lương gần gấp đôi so với một trung úy phục vụ trong các đơn vị hỗ trợ và hậu cần ở hậu phương.
    Là một sị quan pháo binh chống tăng tôi cũng được phép nhận thưởng cho mỗi xe tăng địch bị tiêu diệt. Ngay sau chiến tranh tôi đã phải chiến đấu về chuyện đó với tay sĩ quan kế toán của trung đoàn ?" đó là về chiếc xe tăng cuối cùng mà tôi hạ gục ngày 1 tháng Năm 1945. Tôi tới gặp anh ta và nói: ?oTôi muốn nhận tiền thưởng cho chiếc xe tăng bị hạ? Tay sĩ quan kế toán nói: ?oTôi không trông thấy anh hạ bất cứ chiếc xe tăng nào!? - ?oTất nhiên là anh không! Anh không bao giờ xuất hiện ở mặt trận, lúc nào cũng ở chỗ nào đó an toàn ở hậu phương! Đi mà tận mắt nhìn thấy đi!? ?" ?oAnh có thể chứng minh chính anh là người hạ nó không?? ?" ?oĐi hỏi trung đoàn trưởng ấy! Anh ấy sẽ cho anh hay!?
    Sau cùng, sĩ quan kế toán nói với tôi: ?oThôi được. Lương của anh dù sao cũng đã quá cao rồi, bởi vậy tôi không trả tiền anh vì chiếc xe tăng ấy đâu? Tôi không quan tâm lắm bởi thực ra lương của tôi là rất cao.

  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Quân phục, quân hiệu và huấn luyện kỵ binh
    Là một đơn vị pháo chống tăng, chúng tôi trên lý thuyết được phép đeo quân hiệu đặc biệt của đơn vị pháo chống tăng ?" hai nòng pháo bắt chéo trên nền vải đen hình viên kim cương với sọc đỏ trên ống tay áo tunic. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ được nhận loại quân hiệu ấy; chúng hầu như chỉ giành cho các đơn vị pháo chống tăng độc lập, trong khi chúng tôi là pháo chống tăng phối thuộc cho Kỵ binh Cận vệ.
    Tôi rất tự hào vì bộ cầu vai pháo binh có sọc đỏ của mình và không muốn đổi nó lấy bộ cầu vai kỵ binh có sọc xanh da trời. Bằng cách ấy tôi nhấn mạnh mình thuộc về quân chủng pháo binh, một quân chủng cao quý. Dù vậy tôi phải đội mũ lưỡi trai kỵ binh do người ta không có loại mũ pháo binh trong trung đoàn. Không một sĩ quan nào để ý tới chuyện đó, các trận đánh nối tiếp diễn ra và mọi người đều bận rộn. Chỉ có mỗi trung đoàn trưởng chúng tôi, Trung tá Cận vệ Tkalenko, là để ý thấy. Khi gặp tôi, sau khi chào hỏi anh ấy hỏi tôi: ?oKhỏe không, anh bộ binh?? ?" Ý nói tới cầu vai pháo binh của tôi. Tôi phải giải thích cho anh hết lần này đến lần khác rằng tôi là lính pháo binh, bởi tôi có sọc đỏ trên cầu vai, trong khi bộ binh có sọc màu đỏ mâm xôi. ?oDù sao thì cậu cũng là bộ binh? ?" anh ta trả lời khi bỏ đi.
    Anh ta lại hòa thuận với tôi tới sau Chiến dịch Belorussia, khi tôi cuối cùng đã bỏ đôi cầu vai pháo binh và đeo bộ của kỵ binh. Tuy nhiên, tôi gắn thêm vào đó cái huy hiệu (emblem) pháo binh cũ từng được phát trong học viện pháo binh (hình hai nòng pháo bắt chéo). Tôi không gắn lên huy hiệu kỵ binh, hình hai thanh gươm bắt chéo trên cái móng ngựa.
    Chi nhiều năm sau tôi mới hiểu rằng chỉ huy của tôi đã cố gắng gieo vào tôi sự tôn trọng và tình yêu đối với Kỵ binh Cận vệ, vinh dự được đứng trong hàng ngũ một đơn vị ban đầu là quân đoàn kỵ binh dưới quyền của Chỉ huy Hồng quân huyền thoại Kotovski thời Nội chiến.
    Trong những chặng nghỉ giữa các trận đánh, Tkalenko thường tổ chức một khóa học cưỡi ngựa cho tất cả các sĩ quan trong trung đoàn. Anh ta ngồi trên lưng con ngựa của mình ở giữa vòng tròn các kỵ sĩ, quan sát những tay này cho ngựa đi vòng tròn quanh anh ta.
    Các bài tập thông thường là ngồi trên ngựa phi nước kiệu, phi nước kiệu không dùng bàn đạp, kỹ năng sử dụng gươm v.v.
    ?oNước kiệu, ha-a-ành qu-uân! Bỏ chân khỏi bàn đạp!? Tkalenko thường hét lên như vậy. Đó là khởi đầu cho mỗi lần ruột gan tôi lộn lên lộn xuống. Cứ như thể tôi đang dùng mông mình để đóng mấy cái đinh vào yên ngựa vậy. Người ta nói rằng các kỵ sĩ thường hiếm khi bị sỏi thận, bởi không còn gì tồn tại trong đó sau mỗi lần nhồi xóc như vậy.
    Tôi, một chàng trai thành phố, phải chịu đựng nhiều hơn những người khác, bởi tôi phải học mọi thứ tất cả từ đầu. Tôi phải chịu đựng vô số phê bình của trung đoàn trưởng: ?oÔi đám lính pháo này!? ?" Đó rõ ràng là lời phê bình giành cho tôi.
    Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, tôi cũng khá hơn. Những cuộc hành quân mệt lử kéo dài và các trận đánh là những trường học cưỡi ngựa tốt nhất của tôi. Con ngựa dần dần trở thành một phần gắn bó của đời tôi, là điều cần thiết trước hết, và không ai có thể phân biệt tôi với một kỵ sĩ chuyên môn.
    Thật thú vị khi mệnh lệnh phải đội mũ kubanka ban ra mặc dù chúng tôi là đơn vị kỵ binh chứ không phải đơn vị Cô-dắc truyền thống. Một thời gian sau trên đường chiến đấu chúng tôi có gặp Sư đoàn Cô-dắc số 5. Đó là lúc chúng tôi được thấy một sự pha trộn kỳ lạ các loại quân phục: họ mặc quần dài màu xanh dương truyền thống Cô-dắc với nẹp đỏ rộng, nhưng lại đội mũ mềm pilotka thông thường trong quân đội (mũ ca lô-Danngoc) và mũ lưỡi trai. Chúng tôi, Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ III (Corp), tất cả đều đội mũ kubanka truyền thống Cô-dắc nhưng lại mặc quần bộ binh thông thường.
    Khi chúng tôi tiến vào lãnh thổ Đức, có một mệnh lệnh ngầm hiểu rằng tất cả các đơn vị cần cố gắng lấy càng nhiều đồ dự trữ từ địa phương càng tốt. Vì thế, trong những ngày yên tĩnh chuẩn bị cho chiến dịch cuối cùng chúng tôi ra lệnh cho tất cả các thợ may Đức ở địa phương phải may cho các sĩ quan chúng tôi những bộ áo kitel tunic từ vải bông và len trắng. Màu trắng là màu truyền thống của các sĩ quan Quân đội Sa hoàng và chúng tôi rất tự hào được nối tiếp truyền thống ấy. Những áo tunic ấy được thấy trên hầu hết các bức ảnh chụp từ năm 1945 tới 1946.

  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
    Yakushin đứng ngoài bìa trái
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này