1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường màu trắng

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 12/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Trên những nẻo đường màu trắng

    Lúc đó, Ivan và Natasha ngồi cách tôi một bàn. Tôi ăn món bún măng ngan, còn họ thì mỗi người làm một bát phở bò. Cả hai đều ăn phở bằng đũa rất thành thạo. Ivan độ ba mươi tuổi, gương mặt cương nghị. Natasha ít tuổi hơn một chút, tóc vàng mắt xanh đúng cataloge. Họ vừa ăn vừa nói chuyện với nhau, về một vấn đề có lẽ đang rất nóng hổi đối với họ. Thỉnh thoảng tôi nghe thấy Ivan buông một tiếng chửi thề, bằng tiếng Việt hẳn hoi, giọng Hà Nội rất chuẩn.

    Không có gì đáng để ngạc nhiên. Bởi vì chúng tôi đang ngồi ăn trong một quán ăn Việt, tại đồi Thanh Nga, chợ Vòm Matxcơva. Còn Ivan và Natasha chắc chắn là dân buôn bán ở đây, có nhiều mối quan hệ công việc với người Việt Nam.

    Matxcơva, những Ivan, những Natasha, đối với tôi vẫn còn là những điều mới lạ. Tôi mới sống ở mảnh đất này hơn bốn tháng. Tôi mới ăn cái tết xa nhà đầu tiên. Tôi vẫn đang trong quá trình hoà nhập. Tuy nhiên những gì nhìn thấy khiến tôi nghĩ cộng đồng Việt Nam ở Matxcơva là một cộng đồng đặc biệt so với ở các nước khác. Đông đúc bậc nhất, phức tạp bậc nhất, gian truân bậc nhất. Không biết có đúng vậy không?


    Đồng đôla vùi trong tuyết


    Trời rất lạnh. Có lẽ nhiệt độ đã xuống dưới ?"20. Băng trơn nhẵn trên mặt đường, đi trên đó cứ như trượt băng nghệ thuật. Vậy mà những tay cửu vạn vẫn kéo xe hàng chạy ầm ầm. Bọn họ chủ yếu là người từ các nước cộng hoà Trung Á đến, không cao to nhưng rất khoẻ. Mỗi người kéo một chiếc xe cút kít to tướng chất đầy hàng hoá, vừa kéo vừa la hét dẹp đường. Ai không tránh đường lập tức sẽ ăn chửi. Lần trước đến đây, tôi đã bị chửi cho một câu như vậy, và đó là câu chửi thề tiếng Nga đầu tiên tôi học được.

    Bước vào khu có vòm tôi thấy đỡ lạnh đôi chút. Cái tên chợ Vòm chắc bắt nguồn từ những mái vòm này. Mái vòm che được mưa, nắng, tuyết, nhưng không cản được gió lùa. Tôi phải cố đi thật nhanh để cho nóng người và đỡ cóng chân. Thế mà những người bán hàng, họ có thể đứng một chỗ từ năm giờ sáng cho tới chiều.

    Chợ Vòm rất rộng. Có người bảo tôi đây là quần thể chợ trời lớn nhất Nga, lớn nhất châu Âu. Trong chợ ngưòi ta chủ yếu bán buôn. Hàng hóa từ khắp nơi ùn ùn đổ về đây, để sau một hai ngày lại lên đường phát tán đi khắp ngả. Ở đây có rất nhiều dân tộc. Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên. Dân Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, dân các nước cộng hoà thuộc Nga, dân Hồi giáo Arập? và những chú da đen vui tính đi bán nước hoa dạo.

    Tôi chú ý tới những người Việt đứng sau quầy hàng của họ. Mỗi một gian hàng như vậy được gọi là một ?ocông?. Người ta bày hàng ra phía ngoài để bán, bên trong công chủ yếu để làm kho. Thường thì một nam một nữ cùng làm chung. Phụ nữ bán hàng còn đàn ông đảm trách các việc nặng nhọc. Ngày làm việc của họ bắt đầu từ rất sớm. Sáu giờ sáng, thậm chí có nhiều người làm việc từ 4 giờ (trong trường học, tiết đầu của chúng tôi bắt đầu lúc 10h). Họ làm việc ở ngoài chợ từ tinh mơ sáng cho tới chiều. Về ăn uống xong thì cũng thấm mệt, thường ngủ rất sớm và thậm chí không buồn xem tivi.

    Tôi được biết giá thuê một công ở chợ Vòm vào khoảng 1500-2000USD/tháng. Tiền thuế cũng khoảng đó. Tiền thuê nhà ở cũng rất đắt, tiền ăn uống sinh hoạt phí, rồi còn tiền đi tăcxi mỗi ngày (dân đi chợ ít ai đi phưong tiện công cộng), tiền nộp cho công an (giấy tờ đầy đủ nộp ít, giấy tờ thiếu nộp nhiều)? Đồng tiền kiếm được cũng lắm mà tiêu đi cũng nhiều, nếu không khéo thì lời lãi chả được bao lăm. Thông thường, người ta chỉ trông chờ vào vụ hè. Mùa đông hàng hoá bán rất ế ẩm, thường là thua lỗ và cùng lắm là hoà. Mùa đông vất vả khổ sở nhất, nhưng lại là mùa không kiếm ra tiền, cố gắng đi làm cốt để đừng bị lỗ nhiều quá.

    Để kiếm ra đồng tiền ở đây, lao động nặng nhọc chỉ là điều thứ yếu. Người đi chợ phải chịu đựng sự chèn ép tứ khắp các phía. Cần phải có sự kiên trì, thậm chí là ngoan cố, cộng thêm ý thức sẵn sàng làm lại từ đầu bất cứ lúc nào. Vì bất cứ lúc nào anh cũng có thể trở nên trắng tay, chỉ sau một đêm hoặc sau một giờ. Bố mẹ một cậu sinh viên trong trường tôi vừa mới bị kẻ gian đốt cháy công, hàng hoá tiền bạc mất hết. ?oChỉ khi nào đồng tiền đã nằm ở Việt Nam, mới có thể coi đó là tiền của mình?.

    Và tất nhiên, chưa hẳn đó là tất cả. Còn điều nữa, đó là sự nguy hiểm đối với sức khoẻ và tính mạng. Đất này dường như đã qua cơn loạn lạc, nhưng đối với người Việt thì chưa. Tôi nghe được một câu này, nghe rồi cứ nhớ mãi dù nó có vẻ thổi phồng hơi quá. ?oCó thể lập được một nghĩa trang cho người Việt ở chợ Vòm, tưởng nhớ những xác người vùi dưới tuyết, lộ ra mỗi mùa băng tan trong cánh rừng cạnh đó?.

    Tôi không biết gì mấy về chợ Vòm. Tận mắt nhìn thì ít, còn lại toàn nghe kể.

    Quay lại cái địa danh mà tôi cho là đặc sắc nhất ở đây, nơi tôi ngồi ăn bát bún măng ngan còn Ivan và Natasha ăn phở. Đó là đồi Thanh Nga, một cái tên rất kêu. Vì cái tên quá kêu nên tôi đã phì cười khi đến tận nơi chiêm ngưỡng. Đó là cái mô đất bé tí, cao chừng hai ba mét, đầy phế thải và tuyết bẩn. Toạ lạc trên mô đất thảm hại đó là một quán ăn Việt Nam.

    Đồi Thanh Nga. Rồi lại đến Nhà Vàng (một cái nhà cực xấu xí được quét vôi vàng khè)? Những cái tên đẹp đẽ cần thiết phải được đặt ra và gọi lên mỗi ngày. Có lẽ cũng để làm đối trọng cho sự vất vả và bất an của cuộc sống.



    Tequila Sunrise
  2. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Tổ ong
    Đây là câu chuyện về Ivan, Natasha và những người Việt Nam ở Matxcơva. Nó hoàn toàn mang tính chủ quan. Có thể tôi thấy như thế này, nhưng người khác lại nghĩ như thế khác. Cũng giống như tôi không thể biết đích xác hai người đàn ông trên xe buýt kia đang nghĩ gì.
    Khi tôi bước lên xe buýt để đi từ metro **itơrốp về Xalut 2, ngay lập tức tôi nhận ra họ, hai người đàn ông Việt khoảng trung niên. Họ cũng nhận ra tôi. Chúng tôi nhìn nhau trong một phần mười giây. Rất khó diễn tả cái nhìn của những người đồng bào trên mảnh đất băng tuyết trời tây. Nhận ra nhau, chú ý đến nhau, cảm thấy một chút gần gũi, bình an, nhưng đó không phải là một lời chào, càng không phải là sự thân ái.
    Tôi đứng ở cửa trước, gần chỗ người lái xe, sát cạnh chỗ ngồi của Natasha. Nàng vào khoảng hai sáu hai bảy tuổi, tóc buộc sau gáy, mặc một áo choàng dài màu nâu sẫm. Pechia, con trai nàng, đang nói năng bi bô. Khi thằng bé tò mò đưa bàn tay nhỏ xíu chạm vào tay tôi, tôi cúi xuống mỉm cười với nó. Pechia ngượng nghịu cười chào lại. Tất cả trẻ con đều cười giống nhau, không phân biệt da trắng hay da vàng. Natasha cũng cười chào tôi. Tuy nhiên, đó là nụ cười của một Natasha dành cho một anh chàng Việt Nam trên xe buýt. Thân thiện nhưng mà vẫn đề phòng.
    Đã đến Xalut 2, tôi xuống xe và vẫy tay chào thằng nhóc Pechia dễ thương.
    Xalut 2 là một tòa nhà khá to, cao khoảng chín mười tầng. Trong mỗi tầng là năm sáu chục căn phòng chật hẹp. Trong mỗi căn phòng là ba bốn người Việt Nam. Một phần trong số họ là các chiến sĩ chợ Vòm. Một phần khác bán hàng ngay trong Xalut, hoặc làm các dịch vụ như ăn uống, cắt tóc gội đầu, kinh doanh card điện thoại gọi về Việt Nam.
    Tôi đến chơi theo lời mời tết nhất của ông bố một thằng em cùng trường. Ông chú tầm năm mươi tuổi, thấp bé, hay nói vuốt đuôi và không có gì cá tính. Thế mà cũng đã bám trụ ở đất này tới 8 năm, tiếng Nga không đủ để xem phim hành động nhưng vẫn thừa sức kiếm tiền để nuôi vợ con ở nhà và cho thằng con lớn sang đây ăn học. Trước đây, ông ta làm ăn trong Xalut 3. Sau vụ Xalut 3 sập, gần như trắng tay và hiện nay đang nằm đây chờ thời.
    Tôi có nghe một câu chuyện nhỏ. Cộng đồng người Việt ít ra cũng có một vài đóng góp cho xã hội. Họ góp tiền quyên cho các tổ chức từ thiện, quyên cho các nhà dưỡng lão, các trại trẻ mồ côi. Thế nhưng báo chí Nga không bao giờ đả động đến chuyện đó. Ngược lại, một lần truyền hình Nga làm phóng sự, đến tận chỗ ở của người Việt, trong các Xalut, để nói lên tình trạng sống tạm bợ, mất vệ sinh. Không ai có còn chút thiện cảm nào, nếu ngồi xem những thước phim đó.
    Của đáng tội, đó cũng chính là sự thật. Mỗi tầng nhà có một phòng giặt giũ quần áo, nước lênh láng, bồn rửa cáu bẩn bừa bãi và hôi hám. Một hai cái bếp nhỏ nhỏ, nhìn giống như bếp của một quán cơm bình dân, nhớp nháp. Phía cuối hành lang, một bà tây già già ngồi trông một cánh cửa. Ai đi vào phải trả 1 rúp. Có nhiều từ để gọi cái gian nhà ấy. Nhà vệ sinh, toalet, restroom? nhưng chính xác nhất là từ ?ochuồng xí?. Vân vân và vân vân?
    Phương tây với hững toà cao ốc sừng sững, những đại lộ thênh thang, những cánh rừng ôn đới trong lành, những công viên rộng rãi sạch sẽ. Matxcơva này cũng vậy, một thành phố rất lớn và đẹp có tiếng. Nhiều người Việt da vàng tóc đen sang đây, sống trong những tổ ong chật hẹp, trong nỗi lo lắng nơm nớp, trong cái bất an chênh vênh. Như một sự tự kỷ ám thị, rất nhiều người trong số họ kêu ca Việt Nam quê hương mình nhỏ nhoi nghèo nàn với những căn nhà lụp xụp.
    Tất nhiên, mỗi người một số phận, mỗi người một cảnh ngộ, mỗi người một mục tiêu. Người may mắn cảm thấy thoả mãn với cuộc sống nơi đây, với những đồng đôla tích cóp được, với những chuyến về thăm quê trong sự vẻ vang trước xóm làng. Còn nhiều những người khác, họ chịu đựng và chống chọi một cách can đảm để bảo vệ hình ảnh tươi sáng về một ngày về trong tương lai. Một phần không nhỏ trong số họ chấp nhận hiện thực và cứ biết rằng ngày hôm nay là ngày hôm nay.

    Tequila Sunrise
  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Những mét vuông Tổ quốc
    Xuống khỏi tăcxi, thấy tay Ivan cao to lực lưỡng mặc quân phục vác súng không hỏi han gì, tôi vào thẳng bên trong. Quốc huy và quốc kỳ Việt Nam nổi bật trên tiền sảnh của căn nhà. Một cảm giác thật dễ chịu. Đứng trong Sứ quán, tức là đứng trên đất Việt Nam.
    Tôi ngồi vào một cái ghế còn trống trong hội trường. Cách bài trí đặc chất Việt Nam, cũng không rõ chất đó là cái gì, nhưng hội trường này có phong cách giống y như những gì tôi quen nhìn. Vị đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Nga đang đọc bài diễn văn tổng kết năm.
    Trong hội trường có nhiều thành phần khác nhau. Quan chức, người của các hội các đoàn thể, chủ doanh nghiệp, giám đốc các Xalut, và một số dân đi học? Mỗi thành phần lên trình bày về một vấn đề. Quả thực là nhiều vấn đề.
    Mang tính thời sự nhất là vấn đề chính phủ Nga ban hành luật về người nước ngoài. Họ sẽ làm rắn đối với dân cư trú trái phép. Đa phần người Việt ở Matxcơva không có giấy tờ hợp lệ. Đối với họ ?onộp tiền phạt cho cảnh sát còn rẻ hơn nộp tiền làm giấy tờ?. Sứ quán đang làm nhiều việc để phía Nga cấp giấy tờ cho dân mình dễ dàng hơn. Nhưng đó là điều rất khó khăn. Người ta còn đang muốn đuổi mình đi kia mà, đuổi càng nhiều càng tốt và càng nhanh càng tốt. Giấy tờ không hợp pháp, tức là chẳng được pháp luật nào bảo hộ. Cảnh sát không đảm bảo an ninh cho chúng ta, và mặt khác cảnh sát coi chúng ta là một mảnh đất màu mỡ để kiếm chác.
    Thị trưởng Matxcơva đã trả lời sứ quán VN rất thẳng thắn. Ông ta không muốn thấy nhiều người VN cư trú trái phép như hiện nay nữa. Ông ta sẽ làm thẳng tay. Nước Nga đang ổn định dần và họ muốn có một nền kinh tế khoẻ mạnh trung thực. Đại sứ cho rằng cách làm ăn chợ trời của dân mình không còn tồn tại được lâu nữa, hiện đã trở nên lạc hậu. Sứ quán ủng hộ những cơ sở thực sự đi vào sản xuất kinh doanh, tham gia vào thị trường một cách lành mạnh. Nhưng điều đó có thể phát triển đến đâu? Người VN sang đây hầu như để buôn bán chợ búa và lao động giản đơn. Những ông chủ bé bé của chúng ta sẽ phải lớn lên đến tầm cỡ như thế nào để có thể gánh vác công ăn việc làm cho từng ấy con người?
    Trong buổi tổng kết cuối năm hôm đó, tôi nhớ có một chi tiết. Một anh nghiên cứu sinh (tuổi tầm gần 40) đứng lên phát biểu. Anh ta phê phán tình trạng học hành thiếu nghiêm túc và tư cách thấp của du học sinh hiện nay (du học sinh diện tự túc). ?oTôi học đại học tại đây trong những năm cuối thập kỷ 70. Chúng tôi học hành rất nghiêm túc. Người VN chúng ta học giỏi hơn người Nga, thậm chí giỏi hơn người Đức và chỉ kém mỗi dân Do Thái. Sinh viên diện nhà nước hiện nay học vẫn tốt. Nhưng sinh viên tự túc thì quá kém, thi lại và đúp liên miên, sống bừa bãi buông thả, ảnh hưởng đến cái nhìn của người Nga đối với chúng ta. Tôi và các anh em đang phát động phong trào nếp sống văn hoá lành mạnh trong sinh viên trường tôi??
    Trong hội trường nhiều người gật gù tâm đắc, một số mỉm cười. Tôi cũng mỉm cười. Anh nghiên cứu sinh này nói không sai. Tôi nghĩ đến một khía cạnh khác. Chúng ta học giỏi hơn người Nga, thậm chí giỏi hơn người Đức và chỉ kém mỗi dân Do Thái! Chúng ta giỏi vậy sao? Có thể lắm.
    Nhưng chúng ta chỉ học giỏi thôi.

    Tequila Sunrise
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Giảng đường
    Lớp học tiếng của tôi có hai bà giáo. Một là Natasha, giáo viên trẻ mới vào nghề. Hai là Nhina, giáo viên lớn tuổi rất kinh nghiệm.
    Tất cả các sinh viên VN học dự bị tiếng đều yêu mến Natasha. Đó là một cô gái xinh đẹp, nhỏ nhắn duyên dáng và hết sức quý sinh viên. Cô chịu khó học cả một vài từ tiếng Việt để có thể gần gũi hơn với chúng tôi, rất quan tâm đến văn hóa và lịch sử cũng như bất cứ điều gì liên quan đến VN. Cô rất sung sướng nếu khi thấy tình cảm của sinh viên VN dành cho mình, cũng như khi nhận được một lời khen tặng. Tôi nhận thấy đó là một cô gái Nga chuẩn mực theo kiểu tiểu thuyết cổ điển.
    Nhưng Natasha dạy không tốt lắm, có thể do thiếu kinh nghiệm. Giáo viên thiếu kinh nghiệm tuy nhiệt tình nhưng không hiệu quả. Còn giáo viên giỏi như bà Nhina thường nói ít nhưng nói đâu rõ ràng đến đó.
    Chúng tôi rất nể Nhina, nhưng không ai quý bà. Vì một điều tưởng nhỏ bé nhưng lại không dễ chịu chút nào. Trong lớp có mấy cậu vừa tốt nghiệp lớp 12, trẻ con hiếu động hay nghịch ngợm nói chuyện phiếm. Khi mắng học trò, bà Nhina thường nói: ?oĐây là Nga, là Matxcơva, không phải là Việt Nam của các anh, không phải là Hà Nội của các anh! Sinh viên Việt hả, về Việt Nam mà học!?
    Tất cả đều đã quen với những câu nói như vậy, những cái nhìn như vậy khi đi ở ngoài đường. Nhưng chẳng có ai muốn nghe điều đó trong lớp học.
    Tôi nhìn những sinh viên Nga trong trường, kết bạn với một vài tay sống cùng KTX. Tôi không hề nhận thấy họ có điểm gì vượt trội so với chúng ta. Họ học cũng như thế thôi. Họ cũng bình thường thôi. Nhiều người cũng thi lại, một số ít cũng mua bán điểm chác (giáo viên cần tiền để sống).
    Vậy tại sao bọn Ivan này lại giỏi thế! Tại sao nước Nga lại hùng mạnh thế? Tại sao sau thời gian loạn lạc họ lại đang phục hồi nhanh chóng và vững vàng như thế? Tại sao trong XHCN cũng như bây giờ, họ luôn luôn là đối thủ ngang tầm (đôi khi vượt) về khoa học kỹ thuật với mấy anh Mỹ kiêu căng? Tại sao họ phóng được tàu vũ trụ, đi lên được mặt trăng, mò mẫm dưới lòng biển? Tại sao? Và chúng ta thì tại sao?
    Ở nhà tôi có nghe một anh bạn nói câu này: ?oBọn tây, chúng nó từ thằng giỏi đến thằng tầm tầm đến thằng dốt đều làm được tốt công việc dành cho mình. Còn chúng ta? Thằng nào giỏi thì biết làm tất (dĩ nhiên biết làm nhưng làm một mình thì làm sao đặng), còn thằng tầm tầm với thằng dốt thì chả biết làm cái gì ra hồn?.
    Tôi chưa thể kiểm chứng điều đó. Nhưng dù sao, cái gì cũng có lý do của nó. Bọn Ivan ngốc nghếch này, bọn họ có thể tập trung nguồn lực giỏi như vậy để làm được mọi chuyện. Bọn Sam, bọn Giôn, bọn Frăngxoa, bọn Takesi, nhiều bọn linh tinh khác, làm được quá nhiều việc. Còn chúng ta, nguồn lực dành hết đi đâu? Và thực tế chúng ta có nguồn lực gì đáng kể hay không?
    Tôi không muốn nói đến những lý do lịch sử hay ngoại cảnh. Nói đến những lý do đó khác gì bảo ?otớ nghèo vì số tớ nó nghèo, tớ kém vì thầy bói bảo tớ chẳng bao giờ ngóc đầu lên được?.

    Tequila Sunrise
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Chiều cao
    Dân Nga Bắc Âu cao to lực lưỡng. Chiều cao 171cm của tôi ở nhà là tầm thước trung bình, sang đây là chú lùn đi cạnh những dũng sĩ khổng lồ Mura và những nàng Bạch Tuyết. Khi nhìn họ tôi phải ngước đầu lên, còn họ nhìn tôi từ trên xuống.
    Họ nhìn tôi từ trên xuống.
    Khi tôi cầm tiền đi mua máy tính. Tay Ivan bán máy tính nhất định không chịu nhận những tờ 100USD phát hành năm 1996, chỉ nhận những tờ phát hành năm 2001. Vì sao? Tôi thắc mắc. Rồi tự nhận ra câu trả lời. Ivan này lo lắng những tờ 1996 có thể là tiền giả. Tất nhiên nếu tôi là người Nga thì Ivan khỏi quan tâm. Nhưng tôi chính hiệu đến từ Việt Nam hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương. Thế còn dễ chịu. Sang cửa hàng khác, tay Ivan thứ hai không thèm nhận 2001, ?ođi đổi sang tiền rúp rồi quay lại?.
    Khi tôi vào siêu thị lớn, tôi lượn quanh những giá treo quần áo đắt tiền. Ivan bảo vệ lập tức đứng dậy, bỏ tất cả khách hàng khác không quan tâm đến nữa, rất lịch sự theo hộ tống tôi từng bước một.
    Khi tôi hỏi đường một bà chủ hiệu bánh ngọt trên cửa metro: ?oLàm ơn cho tôi hỏi đường này có phải là đường A không?? Bà ta nhăn mặt lắc đầu ngay tắp lự. Tôi thắc mắc, giở bản đồ ra xem xét. Thì ra mình không lên nhầm metro, nơi tôi đứng chính xác là đường A.
    Vân vân và vân vân. Xin giải thích thêm rằng khi ra đường tôi rất chú ý ăn mặc lịch sự, tác phong đàng hoàng và ăn nói lễ độ như SGK đã dạy. Và khi còn ở nhà, không phải là tôi không biết thế nào là ăn mặc bảnh bao tác phong lịch thiệp để đến những nơi sang trọng.
    Lẽ dĩ nhiên, những chuyện đó không phải bao giờ cũng xảy ra. Chỉ là nhiều khi xảy ra thôi, thường xuyên xảy ra thôi. Còn thì tôi vẫn nhận được sự đối xử tốt đẹp, tôn trọng. Thậm chí nhờ sự hào hiệp của những Ivan và tình thương của những bà mẹ người Nga mà tôi đã một lần thoát hiểm.
    Tôi nhớ như in những cái nhìn thiện cảm, những nụ cười thân ái và những cái bắt tay bằng hữu. Tôi vẫn nhớ rõ mặt mũi cái anh chàng công chức, khi nói chuyện tình cờ trên phố đã vồn vã cười nói bày tỏ niềm khâm phục sự anh dũng trong chiến tranh của dân VN. Tôi vẫn nhớ rõ điệu cười nhăn nhở của mấy ông ôn choai choai gặp trên Quảng trường đỏ, đầu tiên định xin đểu nhưng cuối cùng lại mời tôi thuốc lá và đưa tôi đến tận nơi có bến metro. ?oTớ là người Việt Nam nhưng hiện tại tớ cóc có tiền và tớ đang không biết metro nằm ở đâu?.
    Một trăm người xử đẹp với mình nhưng chỉ cần có một hai người nhìn mình bằng sự kỳ thị, không khí xung quanh lập tức trở nên ngột ngạt. Tôi không thích cách người ta nhìn tôi từ trên xuống không phải vì chiều cao mà vì da mình vàng tóc mình đen. Tôi không thích những tay cảnh sát khi hỏi giấy tờ tôi đã không thèm giơ tay chào theo đúng quy định nghề nghiệp. Tôi không thích cái mặt sặc hơi rượu gí sát vào mặt tôi mà chửi bởi. Tôi không thích bàn tay nắm lại chĩa về phía mình với ngón tay giữa chọc thẳng lên trời.
    Đó cũng là chuyện nhỏ thôi. Những bạn bè của tôi ở nước ngoài chắc cũng hay gặp những chuyện như thế. Dù sao tôi vẫn cảm thấy ở đây những cái nhìn từ trên cao xuống nó nặng nề và thẳng thắn hơn thì phải.
    Tôi có thử phân tích một vài lý do cho chuyện đó. Người Việt ở đây phần đông buộc phải chui lủi vì thiếu giấy tờ hợp pháp. Đi đâu cũng nơm nớp lẩn lẩn trốn trốn. Những cái tổ ong chật chội thiếu vệ sinh, những cách làm ăn chụp giật, những ứng xử và tác phong gai mắt đối với người Âu?
    Có thể có một lý do khác là nước Nga chưa giàu. Ngưòi Matxcơva chưa đủ tự tin và chưa đủ kiêu ngạo. Họ sẽ lại hào hiệp và lịch thiệp như ngày hôm qua, nếu ngày mai họ lại hoàn toàn thoả mãn với vị thế của mình.

    Tequila Sunrise
  6. Malchik

    Malchik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Thiên đường mù
    Trời trong xanh và nắng, nhìn qua cửa sổ thì tưởng là ấm áp, nhưng nhìn vào nhiệt kế thì -18độ, Nắng ở đây thường làm người ta ảo tưởng..... Nhưng dù sao nhìn trời đất cũng bớt u ám, những thảm tuyết lấp lánh và rực rỡ......
    Tự dưng định viết về cái ngày mình sang bên này thì mình lại nhớ đến truyện Thiên đường mù của Dương Thu Hương.... đoạn cô gái trong chuyện sống những ngày trên đất Nga. Ngày ấy chắc cách đây khoảng 15 năm gì đấy, khi những người Việt Nam sang đây học và lao động có một nhiệm vụ thiêng liêng là cứu nước cứu nhà. Trong truyện sao mà lãng mạn thế, nhất là cái chàng trai chẳng có tên, chỉ biết giống chàng Lãng tử Yến Thanh...........
    Để thực hiện cái nghĩa vụ thiêng liêng đấy, người ta mang đi theo mình nào là áo phông cá sấu, những thỏi son đỏ choe đỏ choét Thái Lan, những cân bột nghệ...... và trên người không ít hơn 3 cái quần bò mài, gần một chục cái áo phông xanh đỏ.... Và ở đây họ xếp thành những hàng dài quanh các cửa hàng để mua những chiếc bàn là hoa dâu, nồi áp suất, ấm điện hai xoắn kép, nồi niêu xoong chảo..... Và chắc chắn một điều là rất nhiều người, nhiều gia đình đã qua những ngày khó khăn đó bằng những chiếc ấm điện, những chiếc bàn là ...... này.
    Không biết những con người của những năm ấy, bao nhiêu phần ở lại tiếp, bao nhiêu phần về..... chỉ biết giờ đây cộng đồng Việt Nam ở Nga là cộng đồng vào loại đông nhất, có truyền thống nhất trong số những cộng đồng người nước ngoài ở đây..... Người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung, hình như đều chung một truyền thống sống tụ tập quanh nhau. Ở đây cũng vậy.......
    Một địa điểm tập trung nhiều người Việt nhất ở thời điểm hiện tại, và cũng nổi tiếng nhất là Saliut 2.... Ở Việt Nam nghe Saliut, ai cũng nghĩ đấy là một trung tâm thương mại to lớn sầm uất, không được đẹp như Daewoo thì chí ít ra cũng bằng Trung tâm thương mại Tràng tiền mới xây trên cái nền cái nhà Bahoatôhô cũ chứ..... đây lại là trung tâm thương mại quốc tế tận trời tây. (Thế mới biết các bác nhà báo mình tuyên truyền giỏi thật.....) Chứ nào ai biết Saliut thực chất là những khu Kí túc xá cho sinh viên hay công nhân gì đấy, sau khi Liên xô tan rã, những nhà máy kiểu Liênxô cũng tan theo, những khu nhà KTX như vậy nhiều như..... đất, Vài bác Việt nam có tí tiền thuê lại, và cho dân thuê..... Saliut 2 từng một thời vàng kim, nhưng sau thời gian, giờ đây nó chỉ là ốp ở (Ốp là gọi tắt từ tiếng Nga từ KTX).
    Thiên đường ở trời tây..... trong phim, ở tây, người ta sống trong những khu biệt thự, xung quanh có rừng, có cây, có hồ nước, có .....có..... Còn ở đây, thiên đường là một toà nhà 6-7 tầng, chia ra làm 2 dãy hành lang, một thang máy, một thang bộ. Mỗi hành lang dài khoảng 20 m, rẽ vào các phòng san sát nhau, mỗi phòng rộng khoảng 15m vuông..... Để dễ hình dung nhất, thì hãy đến khu chung cư lắp ghép Thành công hay Kim liên, nó chỉ có khác chăng một điều ở đây lạnh nên hành lang được nhét vào giữa nhà ......
    Còn cuộc sống thì không khác một khu tập thể của Việt Nam. Ở Việt Nam, tầng 1 là nơi người ta bán đủ các loại hàng hóa thì ở đây cũng vậy , nhưng các cửa hàng tập trung quanh cái cầu thang máy, chỗ có nhiều người qua lại và cái nhà VS (chỗ cũng có nhiều người qua lại). Ở đây có gì? Cắt tóc gội đầu, Karaoke, hàng ăn, cafe, và cả những cái gì gì nữa........ còn ở phía xa cầu thang là các phòng ở. Mỗi căn phòng rộng 15m vuông có ít nhất 3-4 người. Đấy là những nhà giầu có...... còn lại ...... không biết nó có còn được gọi là nhà nữa hay gọi là...... cái chuồng thì đúng hơn. Căn phòng được thiết kế thêm 2 tấm phản rộng bằng chiều rộng của phòng, tấm thứ nhất kê cách mặt sàn khoảng 90cm, dưới tấm phản này là kho chứa đồ lí tưởng...... Tấm phản thứ 2 kê trên....... tấm phản thứ nhất và cách tấm phản thứ nhất khoảng 1,3m...... Trên mỗi tấm phản này lại được ngăn đôi thành hai ô, phía bên ngoài kéo một cái rido bằng vải...... Thế theo mọi người, chỗ này gọi là gì ngoài từ ..... chuồng. Trong mỗi ô đấy sống 2 cá thể, cái được gọi là những .......CON NGƯỜI, Và những con người này tất nhiên là có kèm theo một vài ......CON NGƯỜI BÉ BỎNG. (Nếu có một tấm hình thì tốt, nhưng không dám chụp sợ chạm đến nỗi đau của họ nên thôi.....) Làm như vậy để những con người này san sẻ bớt cho nhau gánh nặng .... tiền nhà......
    Đấy, đấy mới chỉ là một phần của thiên đường....... Chắc những cái thiên đường như thế này, chẳng mấy ai có thể hình dung được, và nếu có nghe kể thì cũng không tin......Tây mà lại thế á.....
    -------------------------
    Cái này Malchik đã post vào chỗ khác, nhưng chẳng ai hưởng ứng, nên không muốn viết nữa, Vào đây thấy cùng một suy nghĩ, cho phép tớ post lại.
    Được Malchik sửa chữa / chuyển vào 02:49 ngày 14/03/2003
  7. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    Một trăm người xử đẹp với mình nhưng chỉ cần có một hai người nhìn mình bằng sự kỳ thị, không khí xung quanh lập tức trở nên ngột ngạt. Tôi không thích cách người ta nhìn tôi từ trên xuống không phải vì chiều cao mà vì da mình vàng tóc mình đen. Tôi không thích những tay cảnh sát khi hỏi giấy tờ tôi đã không thèm giơ tay chào theo đúng quy định nghề nghiệp. Tôi không thích cái mặt sặc hơi rượu gí sát vào mặt tôi mà chửi bởi. Tôi không thích bàn tay nắm lại chĩa về phía mình với ngón tay giữa chọc thẳng lên trời.
    thế mới thấy những chương trình (VTV) thể hiện tình anh em Việt _Nga xem xong thấy nhục nhục .
    Mày viết đọc mới hiểu thêm nhiều thứ ! Nhưng sao dạo này mày hay viết về phân biệt chủng tộc thế ? Mặc cha cái chuyện phân biệt đấy đi may ra mới sống nổi ở những nơi như thế . NHững thứ phân biệt chủng tộc , bạo lực hay chiến tranh ... là những thứ cần có để giúp chúng ta thấy cuộc sống này tươi đẹp đấy !
    Được daysleeper__ sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 18/03/2003
  8. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Tươi đẹp cái con khỉ. Tươi đẹp ở chỗ khác không phải mấy chỗ ấy. Tiếp.

    Tequila Sunrise
  9. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Một Matxcơva mộng mơ và thanh bình
    Chiều tối hôm đó, cũng lâu lâu rồi, tôi đang nằm đọc sách nghe nhạc thì nghe tiếng Q gọi. Rồi hắn đẩy cửa bước vào. Tôi quay đầu nhìn, bất giác bật tung chăn đứng dậy, buột miệng chửi tục om sòm. Cảm giác thật khó tả, như một món hổ lốn pha lẫn sự căm hận, nỗi kinh sợ, xót xa, nhục nhã?
    Q quấn băng kín đầu kín mặt, loang chỗ trắng chỗ vàng vì máu. Dưới lớp băng dày tôi vẫn nhận thấy những vết thương khiến khuôn mặt hắn méo mó. ?oEm bị trọc đánh, muốn hỏi anh địa cái bệnh xá lần trước anh đến, chỗ đó có vẻ tử tế?. Tôi đưa Q địa chỉ cái nơi mà cách đó một tháng tôi đã phải tới, cũng vì một lý do tương tự.
    Sự thể rất dài dòng. Chiều hôm trước Q đi học về, một mình, xuống metro. Hắn chẳng phải lính mới, đã dầy dạn kinh nghiệm trong việc sắm vai hành động Hồng Kông, tức là vừa đi vừa soi đường nhận dạng những phần tử nguy hiểm. Tuy nhiên, hắn dính đòn khi đang bước vào trong toa metro, lúc đó xung quanh rất đông người, chen chúc nhau. Hắn lĩnh hai chai bia vào đầu, đòn bất ngờ từ phía sau, ngã gục vào trong toa xe. Đòn nặng, chai vỡ, mảnh chai cào toạc nhiều chỗ trên mặt, máu ra từ vết thương trên đỉnh đầu thấm đẫm cái mũ len dày. Q nằm gục trong toa xe đông người, không một cánh tay đưa ra cứu giúp, hình như vì máu ra nhiều quá khiến tất cả đều kinh sợ, hoặc vì nhiều lý do khác nữa. ?oLúc đó em không nghĩ mình qua được?. Lát sau máu đỡ chảy, Q lết được dậy và ngồi vào ghế, nhận thấy đến bến metro tiếp theo thì hành khách đều lảng đi hết cả, trong toa chỉ còn lại vài người. Q cứ ngồi lả đi trên ghế, qua không biết là mấy bến. Về sau, có một ông già, một người Nga của thời cộng sản, đưa Q ra khỏi toa xe, lên mặt đất, gọi cấp cứu, rồi biến mất. Đến bệnh viện, trước khi được băng bó tử tế, Q còn phải tiếp đón cảnh sát, gọi điện cho bạn mang tiền viện phí đến? Sau vận hạn này, trong người Q phát ra đủ mọi thứ bệnh tật.
    Nạn skinhead, hooligan, say rượu, đầu gấu mất dạy (danh từ gọi chung là ?otrọc?) đánh người nước ngoài, là một bóng ma luôn thường trực phủ lên cuộc sống của người Việt ở đây, từ người lao động cho tới giới sinh viên. Nhiều khi nó là tin đồn, hoặc sự phóng đại quá trớn, nhưng đó là sự phóng đại xuất phát từ những trường hợp như Q. Chuyện bị đánh không diễn ra thường xuyên, thực tế là hiếm. Nhưng KTX nơi tôi ở, không hiểu sao, mật độ tương đối dày đặc.
    T, sinh viên dự bị, từng có một năm chiến đấu ngoài chợ Vòm, cũng dính một lần. Buổi chiều sẽ bay về VN chơi, buổi sáng vui vẻ đi ra đường tìm hàng café internet viết mail cho bạn bè, buổi trưa bị đánh. T bị một đám ranh con lau nhau mười ba mười bốn cầm tuýp nước rượt đánh, đỡ không lại bị ăn đòn rất nặng. ?oMình ở đây, ra đường, mất hết cả tự do, mất hết cả nhân phẩm, nhục còn hơn con chó. Chúng nó ra cái gì mà chúng khinh bỉ mình thế. Ức nhất là bị ăn đòn chỉ vì tóc đen da vàng?. ?oNhục như chó? chỉ là một thành ngữ thông thưòng. Bởi vì dân Nga yêu súc vật, chó hoang đi lại lăng xăng không có nguy hiểm gì. Còn chúng ta, cần phải nhìn trước ngó sau, tai bay vạ gió không biết lúc nào đến.
    Cảm giác sợ hãi là một cảm giác tồi tệ. Ai tự cho mình bản lĩnh thì không cần phải sợ hãi, nhưng vẫn phải đủ thông minh để đề phòng. Chẳng hạn nhập nhoạng tối thấy hai ba Ivan trẻ tuổi đang đứng bên vệ đường nốc votka, thì ta cần phải nhìn qua bọn họ một cái. Đương nhiên 99,99% là không có chuyện gì. Nhưng rủi ro thì có thể ta nhận được một chai votka nhằm đầu bay vèo tới.
    Tôi hay lang thang, và nhiều khi về rất muộn. Thành phố nào cũng đẹp hơn khi đêm xuống. Nhưng chỉ khi ngồi trong tăcxi thì tôi mới có thể thưởng thức nó một cách trọn vẹn. Dùng bất cứ phương tiện công cộng nào cũng bị bóng ma kia ám ảnh đôi chút. Đó là một cảm giác mất an toàn, cứ đi lăng xăng rồi thỉnh thoảng lại phải nhớ ra để nhắc mình cẩn trọng. Cái đó rất mệt. Nếu để ý thì có thể nhận thấy, suốt cả chục bến metro, chỉ có mình mình là da vàng tóc đen. Giờ này còn ai muốn mò ra đường, còn ai muốn xuống metro hay đi tàu điện? Thú thực tôi không thích cái bóng ma ấy, và cố gắng càng ít nghĩ đến nó càng tốt, tôi vẫn một mình đi khắp nơi bất kể sáng tối. Tuy nhiên có hôm tự dưng thấy bất an kinh khủng, ma quái như một linh cảm, tôi căng thẳng trong suốt cả chặng về. Giải pháp an toàn nhất là cứ bám theo đi cạnh một anh lính cao hai mét to như gấu. Về đến nhà, đóng cửa lại sau lưng mới cảm thấy nhẹ nhõm cả người.
    Tôi hỏi một cậu sinh viên. ?oVề thăm nhà, cảm giác đầu tiên khi bước chân xuống sân bay là gì?? Cậu ta trả lời: ?oCảm giác bình an?.
    Giờ này thì C đã được hưởng cảm giác bình an. Hắn bỏ dở tất cả, dù mới sang được có nửa năm. Hôm qua C vừa mời anh em một trận bia rượu để chia tay. ?oQuá đủ rồi!?. Sau lưng C, mọi người đem ra hắn làm trò cười, vì việc hắn sợ quá đến nỗi về ngay lập tức. Của đáng tội, C rất nhát.
    Nhập nhoạng tối C về đến gần KTX thì bị mấy thằng choai choai chặn lại, doạ nạt linh tinh rồi phang cho một gậy vào vai. Nhẹ thôi, xoa dầu hai hôm là khỏi hẳn. Nhưng C không chịu được. Cùng hôm đó trong KTX có vài người nữa bị đánh, ai cũng nhẹ nhàng một hai gậy hoặc một hai nắm đấm. Chẳng ai coi chuyện đó là nghiêm trọng.
    Tuy nhiên, tôi để ý thấy sau cánh cửa chính vào KTX của tôi, đã được xếp sẵn vài ba cây gậy nặng tay. Chúng được dựng ở đấy, để sẵn sàng giúp đỡ anh em tham chiến ngay tức khắc, nếu mấy thằng choai choai kia còn quay lại. Có một giao ước được tất cả đồng lòng nhất trí: có ai bị trọc đánh là tất cả xuất quân. Mặc dù, sinh viên thì không phải ai cũng lì, cũng máu, cũng nhanh nhẹn cũng thiện chiến.
    Tôi nhớ lại lời giáo huấn đầu tiên nhận được, khi bắt đầu sống trên đất Moscow. ?oThứ tự xã hội ở đây là: đàn bà, đàn ông, con chó, rồi mới đến người nước ngoài?.

    Tequila Sunrise
  10. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    đấy đấy !! bắt đầu tươi đẹp rồi đấy !

Chia sẻ trang này