1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên từng cây số - Các chính sách về giao thông - Bản tin...

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi khome, 25/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khoa9876

    khoa9876 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    3.536
    Đã được thích:
    0
    Bố này viết bài ngộ thật..cảnh sát lúc chạy theo thì tay đâu mà giơ điện thọai lên quay film??? chưa kể dùng dtdd khi đang đk xe là vi phạm PL..Cái đthọai kia có đủ nhanh để quay được hay không??
    Việc đuổi theo để bắt người VPPL là hòan tòan đúng, tuy nhiên cần phải xem xét cách không chế và truy đuổi thế nào để an tòan cho người đi đường cũng như cho bản thân CSGT, điều đó cần có sự phối hợp cả 01 đội tuần tra.
    mà mấy ông kia chạy thục mạng làm chi, chẳng thà dừng lại..hát bài ca con cá..hay bài ca...thì biết đâu lại êm đẹp hơn
  2. traitimvn79

    traitimvn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    2.168
    Đã được thích:
    1

    Việc đuổi theo để bắt người VPPL là hòan tòan đúng, tuy nhiên cần phải xem xét cách không chế và truy đuổi thế nào để an tòan cho người đi đường cũng như cho bản thân CSGT, điều đó cần có sự phối hợp cả 01 đội tuần tra.
    __________________________________________________
    Cái luật này hình như không chỉ việtnam có bác à.
    Đương nhiên truy đuổi là được phép nhưng không phải trong tình thế cấp bách mà làm ảnh hưởng tới an toàn của nhân dân là sai phép.
    Đúng sai,sai đúng.............
    Tối qua tự nhiên đi qua chỗ hai cậu thanh niên bị tai nạn sợ quá.Đường rộng vắng chẳng phải va quệt cũng phải đua xe thế mà hai đồng chí tử nạn vì nhỡ phi xe vào cột đèn.Một chết tại chỗ một thấy nghe kể đưa tới nơi cấp cứu cũng đi nốt.Đoạn đó đã có quá nhiều tai nạn sẩy ra mà không hề có biển báo chú ý.
    Thân mình mình lo thôi.
  3. traitimvn79

    traitimvn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    2.168
    Đã được thích:
    1
  4. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Buộc quay xe lại nếu không đội mũ bảo hiểm!
    00:32:12, 10/08/2007

    Phòng CSGT đường bộ Công an TP.HCM vừa sơ kết 1 tháng thực hiện kế hoạch tập trung xử lý người lưu thông bằng xe mô tô, gắn máy không đội mũ bảo hiểm (MBH) trên các tuyến quốc lộ cả ngày lẫn đêm, qua đó đề ra nhiều biện pháp mới trong công tác xử phạt. Thượng tá Thân Minh Khuya, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ cho biết:
    - Qua 1 tháng tập trung xử phạt người lưu thông bằng xe mô tô, gắn máy không đội MBH trên 7 tuyến đường gồm: quốc lộ (QL) 1, QL13, QL52 (xa lộ Hà Nội), QL22 (đường Xuyên Á), đường Huỳnh Tấn Phát, đường Nguyễn Văn Linh và tỉnh lộ 50, CSGT đã lập biên bản xử lý 9.582 trường hợp vi phạm, trong đó có hơn 2.700 trường hợp vừa không đội MBH vừa đi ngược chiều; tạm giữ 9.582 phương tiện theo quy định.
    Việc CSGT tăng cường xử phạt cả ngày lẫn đêm đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của người tham gia lưu thông, số người đội MBH trên các tuyến đường này đã tăng từ 30-40% trước đây lên 70-75%, cá biệt trên tuyến xa lộ Hà Nội chúng tôi ghi nhận con số này là 90-95%.
    * Nhưng trong thực tế việc xử phạt của CSGT có vẻ vẫn chưa quyết liệt như kế hoạch đề ra?
    - Thượng tá Thân Minh Khuya: Đúng là có tình trạng một số nơi CSGT xử phạt thiếu quyết liệt. Qua 1 tháng triển khai, chúng tôi thấy nơi nào CSGT tuần tra xử phạt mạnh, đúng kế hoạch thì nơi đó tai nạn giao thông (TNGT) được kéo giảm. Điển hình là trên địa bàn kiểm soát của Đội CSGT số 5 gồm 40 km đường thuộc các tuyến QL1, QL22, đường Trường Chinh...
    Trong 1 tháng qua, đội này đã lập biên bản xử phạt 3.498 trường hợp, chiếm hơn 36,5% tổng số vụ các đội, trạm CSGT xử phạt trên 7 tuyến trọng điểm. Hiệu quả là trong tháng qua, tại khu vực này chỉ xảy ra 5 vụ TNGT làm chết 3 người và bị thương 2 người; so với cùng kỳ đã giảm 9 vụ, giảm 9 người chết và giảm 2 người bị thương.
    Đối với một số đội, trạm tuần tra xử phạt còn thiếu quyết liệt, chúng tôi đã yêu cầu chấn chỉnh tác phong, tăng cường lực lượng để thực hiện đúng kế hoạch đề ra, đặc biệt là ban đêm; bởi đây là thời điểm dễ xảy ra TNGT vì nhiều người đi xe gắn máy chạy rất ẩu.
    * Lực lượng CSGT dù đã được tăng cường nhưng vẫn mỏng, trong khi số người vi phạm rất lớn. Có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này?
    - Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng, triển khai mạnh hơn công tác tuần tra, xử phạt cả ngày lẫn đêm. Mặt khác, mới đây Ban giám đốc Công an TP cũng chỉ đạo Phòng CSGT khảo sát các tuyến đường trọng điểm để lập chốt xử phạt người vi phạm quy định về đội MBH.
    Tại các chốt này, vào ban ngày trong quá trình xử phạt nếu lượng người vi phạm quá đông, không xử phạt xuể thì CSGT được phép yêu cầu người vi phạm phải đi vào các đường ngang không bắt buộc đội MBH. Trường hợp tại khu vực đặt chốt không có tuyến đường ngang, CSGT yêu cầu người vi phạm quay xe lại, không cho phép đi tiếp. Còn vào ban đêm, lượng người lưu thông bằng xe gắn máy ít hơn, CSGT phải kiên quyết lập biên bản, tạm giữ phương tiện của người vi phạm.
    Đức Trung
    Theo : http://www1.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/8/10/204450.tno

  5. CB125

    CB125 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    500 xe máy phân khối lớn về TP HCM
    Đây là số xe nhập qua các cảng ở thành phố kể từ khi Thông tư 06 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175 cm3 trở lên có hiệu lực (1/7/2007).
    Thông tin trên được Cục Hải quan TP HCM cho biết hôm qua.
    Trong số 500 xe đó, loại từ 300 cm3 trở xuống khoảng 480 chiếc, 300-750 cm3 là 20 chiếc (chủ yếu nhập từ Đài Loan). Theo một cán bộ Phòng Trị giá tính thuế, Cục Hải quan TP HCM, một chiếc mô tô phân khối lớn từ 300 - 750 cm3, sau khi cộng cả giá trị xe và các khoản thuế phải nộp có giá khoảng 10.000-12.000 USD.
    Nguồn: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/08/3B9F9862/
    ----------------------
    Nghĩa là chưa có em nào > 750cm3
  6. khoa9876

    khoa9876 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    3.536
    Đã được thích:
    0
    hic..giá thuế cao ngất ngưỡng thế này thì biết bao giờ mới dám chơi hàng "chính quy" mới 100% đây.
    Xe từ Đài Loan về mà có trên 300cc, kinh khủng thật..
  7. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Bãi giữ xe vi phạm sắp quá tải
    Một tuần nay, các điểm Tứ Kỳ, Dịch Vọng, Kim Ngưu (Hà Nội) kín đặc xe vi phạm, nhiều "xế nổ" vỡ đèn, gương, yếm thành nơi ?onương tựa? của cây leo. Các chủ bến cho biết, khó có thể tiếp nhận thêm phương tiện trong đợt cao điểm xử lý vi phạm giao thông.
    Từ 1/9, Hà Nội ra quân xử lý mạnh các vi phạm giao thông, đặc biệt là tạm giữ xe 90 ngày với học sinh đi xe máy. Lượng xe bị xử lý tăng, tuy nhiên, các bãi gửi lại đang quá tải.
    Tại điểm đỗ xe Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), hàng trăm chiếc xe máy, xe thồ, xích lô phủ đầy bụi đường ken kín trong những lán xe. Không ít chiếc xe máy vỡ đèn, gương, yếm thành nơi ?onương tựa? của những cây leo chằng chịt.
    [​IMG]
    Làm bạn với dây leo. Ảnh: Nguyễn Hưng.
    Một nhân viên bảo vệ ở đây cho biết, đó là các xe vi phạm giao thông được đưa về từ năm 2003 không người nhận ứ lại. Phía ngoài cổng, cảnh sát giao thông đang rục rịch cho ?onhập bến? gần 10 xe máy, xe xích lô.
    Tại Bến xe Kim Ngưu, hàng nghìn xe máy, đạp, xích lô, tự chế... được xếp ngăn nắp trong các lán che. Vòng ngoài được nhân viên bến khéo léo sắp đặt những chiếc xe tự chế, xích lô chồng lên nhau, cao ngất đầu người, tạo thành bức tường bao kín. Bên trong, xe gắn máy đủ loại ken đặc, thi thoảng vài chiếc ôtô ?oxịn?, bóng nhoáng lạc lõng giữa một rừng xe máy mốc meo.
    Mỗi cột quanh lán được treo một bình chữa cháy. Không một chỗ trống, ngay cả chỗ ngồi của nhân viên bến làm nhiệm vụ trả và nhập xe cũng chật ních.
    Dẫn phóng viên VnExpress ?omục sở thị? một vòng, ông Phạm Văn Chửng, Trưởng bến Kim Ngưu cho biết, so với thời điểm năm 2003 diện tích dùng để chứa xe vi phạm đã được mở rộng. Các điểm đã được trang bị mái che, bình chữa cháy cho nên không còn tình trạng xe phải chịu cảnh phơi mưa, nắng như trước.
    Tuy nhiên, theo ông Chửng, với diện tích 2.000 m2 và số xe ?otồn bến? luôn ở mức 500 chiếc, đơn vị khó để có thể tiếp nhận thêm trong đợt cao điểm xử lý vi phạm giao thông này.
    [​IMG]
    Kiếm tra xe khi nhập bến. Ảnh: Nguyễn Hưng.
    Cùng quan điểm, ông Đỗ Anh Tuấn, Trưởng bến Tứ Kỳ, cho rằng, nếu chỉ giữ xe trong thời hạn 3-5 ngày, bãi còn có khả năng đáp ứng, nhưng nếu giữ xe vi phạm 3 tháng thì đành "bó tay". ?oTrong 90 ngày ấy sẽ có hàng nghìn xe vi phạm mới được nhập về bến, chúng tôi khó có khả năng đáp ứng?, ông Tuấn cho biết.
    Theo ông Tuấn, Hà Nội mới chỉ ra quân xử lý an toàn giao thông khoảng 10 ngày, nhưng số xe vi phạm nhập bến đã tăng vọt. Trước đây mỗi tuần, bến nhập trung bình 70 xe, hiện con số này đã tăng lên 100. Nguồn xe vi phạm từ các đội tuần tra, cảnh sát cơ động thành phố, các quận, huyện lân cận, đội cảnh sát giao thông...
    ?oNếu chật quá chỉ còn cách báo lên phòng cảnh sát giao thông để họ điều chỉnh?, ông Tuấn nói.
    Theo ông Hoàng Duy Hùng, Giám đốc Công ty khai thác điểm đỗ Hà Nội, thành phố hiện có 5 điểm trông giữ xe vi phạm: Kim Ngưu, Dịch Vọng, Gia Thụy, Tứ Kỳ và Mỹ Đình. Nếu chỉ tập trung xe vi phạm về 5 điểm trên thì quá tải. Tuy nhiên, nếu huy động toàn bộ hệ thống bến, bãi xe hiện có (gần 120 bãi) của Công ty thì sẽ đủ chỗ.
    Ông Hùng cũng cho biết, đang tồn tại tình trạng cảnh sát giao thông bắt được xe vi phạm gần khu vực nào thì đem ?onhốt? ở bến gần đó. Đây là nguyên nhân quá tải ở một số bến, trong khi đó nhiều bến còn trống.
    Xuân Tùng - Nguyễn Hưng
    Theo : http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/09/3B9FA0DD/
  8. camapsaigon

    camapsaigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2005
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    1
    ... Hix... đến lúc lấy được xe ra thì phụ tùng bị tráo hết, xe Nhật xịn mà phụ tùng toàn là đồ Tầu thôi. Người nhà của các "chú" cả đấy (mỗi việc bé tí thế mà vẫn có tiêu cực ).
    Bác nào xui xẻo bị vịn thì ráng "năn nỉ" xin cho được tạm giam xe ở nhà nhé
  9. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Sắp hết đường cho xe chạy

    Trong mấy ngày qua, tình trạng ùn tắc giao thông tại TP HCM và Hà Nội bùng phát đột biến. Ngoài những điểm ùn tắc cũ đã xuất hiện nhiều điểm ùn tắc mới với quy mô lớn hơn; có những điểm ùn tắc kéo dài nhiều giờ liền. Xe máy, ôtô nhích trên đường chậm hơn người đi bộ.
    [​IMG]
    Ở TP HCM, tại tuyến đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh), vào giờ cao điểm gần như không có lối thoát. Các loại xe từ xe buýt, ôtô, xe gắn máy, xe đạp nhích từng bước. Nhiều đoạn gần như cả khối người và xe ?ođông? lại, không thể nhúc nhích. Các tuyến đường liền kề, đường cắt ngang, các con hẻm... cũng tắc.
    Anh Nam, ngụ phường 28, quận Bình Thạnh, chở con đi học qua khu vực cầu Thị Nghè bức xúc: ?oNhiều năm nay, tôi chở con đi học rất ít khi bị ùn tắc giao thông. Nhưng từ khi Sở Giao thông công chính TP HCM đặt dải phân cách, tình trạng ùn ứ xảy ra mỗi ngày. Cứ sáng thì hướng từ ngoài vào nội ô, chiều thì hướng trở ra?.
    Tương tự, theo người dân, dải phân cách vừa được lắp đặt ở tuyến đường mới mở Cộng Hòa cũng làm tăng ùn tắc giao thông hai chiều ở hai hướng từ Củ Chi, Hóc Môn vào thành phố buổi sáng và buổi chiều là hướng trở ra. Trong một tuần gần đây, khi học sinh tan trường, tình trạng ùn tắc trở nên kinh hoàng tại các đoạn Hoàng Hoa Thám kéo dài đến Lăng Cha Cả.
    Đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur lâu nay ít khi bị ùn tắc; nay ngày nào vào giờ cao điểm, lượng xe cũng dồn ứ đến nghẹt thở. Những giờ khác xe cũng phải nhích từng tí một tại những điểm ?othắt cổ chai? có hàng rào công trình giao thông.
    Điểm ùn nặng nhất trong những ngày gần đây có lẽ là giao lộ từ vòng xoay Hàng Xanh đến đầu đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh. Kể cả tuyến giao lộ Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo xưa nay ít tắc đường, bỗng dưng nay ?onghẽn mạch?.
    Tình trạng tê liệt giao thông cũng đang là vấn đề ?onóng? tại Hà Nội. Các tuyến đường chính như Cát Linh, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Trãi, Thái Hà, Láng Hạ, Giảng Võ, Chùa Bộc... ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài vào giờ cao điểm sáng và chiều. Tình trạng ùn tắc đường bắt đầu bùng phát từ những ngày đầu tháng 9, khi học sinh bắt đầu bước vào năm học mới.
    Các tuyến đường lớn ?ođặc quánh?, người đi đường rẽ lung tung vào các ngõ ngách khiến tình trạng giao thông hỗn loạn. Do ách tắc thường xảy ra vào giờ cao điểm nên người đi đường ai cũng mang tâm trạng vội vã, mạnh ai nấy đi khiến lực lượng CSGT rất vất vả trong việc giải tỏa ách tắc.
    Nếu năm 2000, tổng số phương tiện giao thông tại TP HCM khoảng 1,7 triệu chiếc thì đến nay con số này đã tăng gấp đôi. Thượng tá Võ Văn Vân, Phó phòng CSGT đường bộ, Công an TP HCM cho biết, bình quân mỗi ngày thành phố có khoảng 1.300 xe 2 bánh, 100 ôtô đăng ký mới.
    Ngoài lượng xe đăng ký tại TP HCM, mỗi ngày còn có 500.000 xe 2 bánh và 60.000 ôtô của khách vãng lai từ các tỉnh lân cận đổ dồn về. Số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng đột biến, nhưng tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng lại rất chậm.
    Theo thống kê của Sở GTCC, từ 2001 đến 2006, TP HCM chỉ cải tạo, nâng cấp được khoảng 20 tuyến đường, nút giao thông quan trọng; riêng những tuyến đường, cây cầu xây mới thì đếm được chưa hết đầu ngón tay. Ngoài ra, do hệ thống bến bãi đậu xe không kịp phát triển, thiếu chỗ đậu xe dẫn đến tình trạng dừng đậu xe tràn lan khiến đường sá đã hẹp càng trở nên chật chội.
    Phía ?ođầu cầu? Hà Nội, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên do khá nhiều nguyên nhân: Các công trình trọng điểm của TP đang trong quá trình thi công, tiến độ quá chậm; dân số tăng nhanh, trong đó, dân cư di dịch tự do tăng mạnh đến hơn 90.000 người (so với cùng kỳ hơn 8 tháng năm 2006; các phương tiện giao thông tăng đột biến...
    Theo Phòng CSGT, hiện toàn TP đã đăng ký và đưa vào sử dụng gần 100.900 phương tiện cơ giới, chưa kể phương tiện quân đội và các cơ quan TƯ.
    Trong khi TP HCM vẫn chưa đủ lực để đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng, thì giải pháp cần thực hiện trước mắt là hạn chế sự gia tăng của phương tiện xe cá nhân.
    Từ năm 2001-2002, thành phố tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo bàn về vấn đề này và nhận được các phương án như: Hạn chế xe 2 bánh lưu thông ở một số tuyến đường vào một thời gian nhất định trong ngày; đánh thuế trước bạ thật cao khi đăng ký mua xe mới; cấm xe 2 bánh từ các tỉnh đổ về TP HCM... kết hợp với phát triển mạnh vận tải công cộng.
    Các phương án đề xuất mang tính khả thi, song dư luận cho rằng, không thể áp dụng ngay vào thời điểm đó, mà cần có lộ trình cụ thể để thực hiện.
    Lúc đó, thành phố giao Sở GTCC làm ?ochủ xị? nghiên cứu đề án, trong đó vạch ra một lộ trình hẳn hoi thực hiện cho từng năm, nhưng đến nay vẫn không thấy đề án hạn chế xe cá nhân đâu cả.
    Trước thực trạng bùng nổ của lượng xe cá nhân, cuối tháng 6 vừa qua, thành phố đã ra tối hậu thư, yêu cầu ngành GTCC phải xây dựng đề án hạn chế xe cá nhân với lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2010, trình thành phố ban hành trong quý IV/2007.
    Trước mắt, Sở GTCC phải khẩn trương nghiên cứu các phương án hạn chế xe cá nhân lưu thông trên các tuyến đường trung tâm thành phố, để có thể triển khai thực hiện cuối năm nay.
    Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ban hành ngày 29/6/2007, đã giao:
    - Bộ Tài chính nghiên cứu việc tăng lệ phí trước bạ, tăng lệ phí đăng ký môtô và xe gắn máy ở các thành phố lớn.
    - UBND TP HCM và TP Hà Nội quy định việc cấm môtô và xe gắn máy lưu thông trên một số tuyến đường trong khoảng thời gian phù hợp, nhằm giảm ùn tắc giao thông.

    (Theo Lao Động, Tuổi Trẻ)
    Nguồn : http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/09/3B9C0D57/
  10. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Thu phí ôtô, xe máy:
    Người nghèo hao tiền, đường chưa chắc thông
    [​IMG]
    Xe cứu thương hụ còi inh ỏi nhưng cũng không thể nào thoát ra khỏi vòng vây dày đặc của xe cộ (ảnh chụp trên đường Đinh Bộ Lĩnh, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: N.C.T.
    TT - Dù rất ủng hộ chủ trương giảm phương tiện giao thông cá nhân nhưng không ít ý kiến băn khoăn về tính khả thi của biện pháp thu phí, đánh thuế hằng năm đối với ôtô, xe máy.
    Chiều 21-9, ông Trần Quang Phượng - giám đốc Sở Giao thông công chính (GTCC) TP.HCM - phân tích rằng việc hạn chế xe cá nhân lưu thông ở TP là việc làm lâu dài và biện pháp tăng phí đăng ký, thu phí hằng năm đối với ôtô, xe máy mới là ý kiến đề nghị của UBND TP.HCM với trung ương, còn việc thu phí hay không còn chờ trung ương quyết định. Khi được chấp thuận, lúc đó các cơ quan liên quan sẽ xem xét cụ thể mức thu phí.
    Người dân không phản ứng chủ trương hạn chế xe cá nhân để ?othông đường thoáng phố?. Tuy nhiên nhiều người lo ngại với cách làm như trên sẽ là kiểu tăng thu với phần đông người nghèo vẫn đang dựa vào chiếc xe gắn máy để đi lại, làm kế sinh nhai. Với thực trạng cuộc sống như hiện nay, người dân chắc sẽ phải bóp bụng vay mượn tiền đóng phí để được tiếp tục sử dụng chiếc xe gắn máy. Và như vậy, người dân nghèo bị thiệt hại nhiều nhất trong chủ trương thu phí trên.
    Cú sốc với người nghèo
    Ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND TP, cho rằng: ?oĐại đa số người dân là lao động nghèo, chiếc xe là phương tiện để kiếm sống. Nếu áp dụng mức thu như dự kiến của TP sẽ là cú sốc đối với họ. Tất nhiên, vì cuộc sống, vì gia đình rồi họ cũng phải đóng phí chứ biết làm sao?. Theo ông Đặng Văn Khoa, đây là một giải pháp ?ochẳng đặng đừng? chứ không phải là giải pháp hữu hiệu. ?oTheo tôi, nếu phải đóng 3-4 triệu đồng/năm/xe máy thì người dân vẫn phải cố gắng vì cuộc sống không thể làm khác hơn, hoặc họ sẽ chạy chọt về các tỉnh đăng ký xe, sau đó đưa vào TP sử dụng? - ông Khoa nhận định.
    Theo Công an TP.HCM, riêng trong năm 2006, ôtô đã tăng 32.000 chiếc. Tính đến nay, TP.HCM có hơn 310.000 ôtô các loại.
    Tại Hà Nội, từ cuối năm ngoái đến 6-2007 đã có thêm 21.000 ôtô đăng ký mới, nâng tổng số lên 193.000 ôtô.

    Ông Lê Hiếu Đằng, phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP, cùng chung quan điểm: ?oTôi không nghĩ làm như vậy sẽ giảm được xe gắn máy, ngược lại còn làm khổ người dân?. Theo ông Đằng, một bộ phận không nhỏ người dân đang đối diện với khó khăn trước mắt khi tới đây Nhà nước cấm xe xích lô, ba gác, lúc đó chắc chắn người dân sẽ chọn xe gắn máy là phương tiện ?ochạy chợ?.
    Câu hỏi người dân đặt ra là tại sao TP không phát triển vận tải công cộng và mở đường trước để giải quyết ách tắc giao thông. Đến lúc đó tổ chức thu phí thì hợp lý hơn và nên chăng cần có lộ trình thu phí. Ông Trần Quang Phượng phân tích: ?oThu phí là một biện pháp nhằm hạn chế xe cá nhân lưu thông trên đường. Chỉ khi hạn chế được xe cá nhân lưu thông thì lúc đó xe buýt mới có đường thông thoáng để phát triển. Tôi cho rằng đến khi nào được trung ương chấp thuận cho TP thu phí, lúc đó mới xác định được lộ trình thu phí cụ thể?.
    Ông Đặng Văn Khoa cho rằng đây là một chủ trương có thể ảnh hưởng đến nhiều người, TP cần phải lấy ý kiến phản biện từ Ủy ban MTTQ và xin ý kiến HĐND để chính sách, qui định đi vào cuộc sống được chấp nhận mà không gây sốc cho người dân. Và với một nguồn thu khổng lồ như vậy (nếu thực hiện) cũng cần một cơ chế kiểm soát việc thu chi như thế nào.
    Không cản nổi ?ocơn lốc? chơi xe hơi
    Một cảnh sát giao thông khẳng định với mức phí áp dụng cho ôtô như TP đề xuất chắc chắn không cản được cơn lốc chơi xe đang là phong trào của thời đại hiện nay. Người ta sẵn sàng bỏ ra 400 triệu đến 1 tỉ đồng để mua ôtô thì 5-10 triệu chi thêm chẳng là gì. Trong khi đó, theo cảnh sát giao thông này, tốc độ gia tăng ôtô mấy năm gần đây rất lớn, góp phần không nhỏ vào chuyện kẹt xe.
    Ông Đặng Văn Khoa cho rằng nếu phải thu phí phương tiện cá nhân thì nên ?ođánh? mạnh vào ôtô, nhất là xe 4-7 chỗ, ?ođánh? sao người ta thấy nản lòng không sắm xe thì thôi. Ông Lê Hiếu Đằng cũng ủng hộ: ?oThu phí gấp đôi, gấp rưỡi chiếc xe, ai đủ sức thì chơi?.
    Giờ cao điểm chỉ lo phân luồng
    Phòng cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã đề nghị UBND TP cho phép tổ chức lại giao thông ở một số tuyến đường. Ngoài ra, theo thượng tá Đào Công Hải - trưởng phòng CSGT (Công an Hà Nội), vào giờ cao điểm, lực lượng CSGT chỉ tập trung phân luồng, không kiểm tra giấy tờ, xử lý vi phạm và phải bố trí một cảnh sát trật tự phường cùng phối hợp. Công an TP sẽ trang bị bộ đàm cho cán bộ ứng trực tại 71 nút ùn tắc, từ đó thông báo về trung tâm chỉ huy giao thông để có biện pháp giải quyết.
    Thượng tá Đào Công Hải cho biết toàn TP hiện có 71 điểm đen thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, hầu hết các tuyến, nút giao thông khả năng đều cõng một lượng xe gấp đôi sức chịu đựng của nó. Ở Hà Nội, nếu chia đều cho các tuyến đường thì 1km có 540 ôtô và 5.900 xe máy. Vì vậy cần khoảng 2.500km đường để chống ùn tắc giao thông.
    T.PHÙNG

    LÊ ANH ĐỦ - NGỌC ẨN
    Theo : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=221043&ChannelID=3

Chia sẻ trang này