1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên từng cây số - Các chính sách về giao thông - Bản tin...

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi khome, 25/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thinhnt83

    thinhnt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Thật Bó tay với các ông này, bòn rút dân tình quá:

    Người dân sẽ phải đóng phí lưu hành phương tiện
    "Ôtô cá nhân đăng ký mới sẽ thu 15 triệu đồng, xe đang lưu hành 10 triệu đồng một năm. Xe máy tùy theo phân khối thu từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng một năm", đó là một trong những đề xuất của Sở giao thông công chính TP HCM khi bàn về các phương án phòng chống ùn tắc giao thông, sáng 22/11.
    Trích: " theo trang nhất của VN Express "
    Được thinhnt83 sửa chữa / chuyển vào 19:55 ngày 22/11/2007
  2. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Bull**** thật, ô tô nào chả là ô tô, vậy ô tô biển xanh chở các ông nội đi nhậu, đi chơi g $@%%@##%@ không lẽ không góp phần làm tắc đường àh?
    Phen này xe biển tỉnh sẽ có giá đây, nghịch lý thật!
  3. thinhnt83

    thinhnt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Với chính sách này thì anh em môtô nhà mình mổi năm lại phải đóng tiền để đc đi xe
    Bà mẹ nó, tìm ra đồng tiền mua xe đã khó, nay lại phải nộp tiền lưu hành mới đc đi.
    Thử tính 1 bài toán nhé:
    Dân ta có 80 tr dân, tính trung bình 10 người tạo nên 1 gia đình, lại tính trung bình 1 gia đình 1 xe máy thôi ( trung bình cho thành thị và nông thôn )
    Như vậy trung bình có 8tr xe máy phân khối lớn nhỏ
    Thu phí từ 200K --> 3tr / 1xe / 1năm tuỳ phân khối ====> cho là trung bình 500k / năm cho các loại phân khối đi ( vì 50cc chắc giờ cũng ít lắm rồi )
    Vậy là số tiền chúng nó thu mỗi năm của anh em mình là:
    8.10^6 x 5.10^5 = 4.10^12 tức 4000 tỷ
    Quá bòn rút dân tình mà
  4. khoa9876

    khoa9876 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    3.536
    Đã được thích:
    0
    khg biết bọn SGTCC TPHCM ở không quá nên dường như bày ra lắm trò để muốn làm theo kiểu "luật vua thua lệ làng", "cầm đèn đi trước ô tô" đấy mà. Đến TW còn chưa nghĩ đến chuyện này vì không chừng nó không hiệu quả mà còn mất khối người vì tội tham ô cái khoản ấy thì chết.
    Đúng là dở hơi
  5. Chu_Quan_Vuong

    Chu_Quan_Vuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    3.246
    Đã được thích:
    0
    Thảm nào chiều nay em mua 30 ngèn cứ thấy nó in ít
    Nhưng anh ơi nếu như thế thì xăng A95 không tăng hay có tăng hả anh ?
  6. Chu_Quan_Vuong

    Chu_Quan_Vuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    3.246
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ chắc chắn không làm được đâu ạ
    Vì ví như mấy dòng xe lâu năm, giấy tờ mua đi chuyển lại còn chẳng biết đâu mà lần, thì thu kiểu gì ?
    Em chạy Hông Đa 67, đến thu em nói em bày cảnh cho quán cafe thì cũng đến thôi chứ thu như nào ?
    Chưa nói đến người nông dân mua được cái xe Tàu, vứt lăn vứt lóc, đi đồng áng, chưa nói đến xe không giấy và xe ăn trộm ăn cắp, chưa nói đến .......v.v...............
    Nhu cầu mà các anh, các Bác xe ôm, máy xe khoảng 100cm3 là toi luôn
    Chẳng thực hiện được đâu ạ
  7. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Dưới đây là những bài viết của bạn đọc báo Tuổi trẻ, mời các bác tham khảo
    Tăng lệ phí đăng ký xe: Chính sách xa rời cuộc sống
    (Phản hồi bài "Hạn chế xe cá nhân: nặng về cấm, thiếu giải pháp")

    Hạn chế xe cá nhân, liệu xe buýt có đáp ứng nổi nhu cầu đi lại của dân? Trong ảnh: Hàng đoàn xe buýt kẹt cứng giữa dòng xe gắn máy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    TT - Xe buýt có cáng đáng nổi không? * Trước hết phải nói ngay rằng đề xuất của Cục Đường bộ về việc tăng lệ phí đăng ký xe cá nhân bằng 30-50% giá trị phương tiện là không ổn.
    Chính sách này chỉ mang tính đối phó với áp lực của dư luận mà không hề nghĩ đến nhu cầu đi lại, kiếm sống của người dân.
    Đi làm, đi học, đưa đón người thân, đi chợ, thăm viếng bạn bè, đi thư giãn, đi giao dịch làm ăn..., tất cả đều là những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của người dân.
    Nếu hạn chế dân đi xe cá nhân thì xe buýt liệu có cáng đáng nổi không, khi mà tại TP.HCM chỉ có khoảng 14% diện tích đường sá phù hợp với xe buýt thông thường? Đặc thù không gian đô thị của TP.HCM và cả Hà Nội là những con hẻm nhỏ chỉ đủ cho xe hai bánh chạy, xe buýt không thể nào vào được.
    Hơn thế nữa, người dân có nhu cầu đi lại 24/24g trong khi xe buýt chủ yếu chạy giờ hành chính! Vả lại, kể cả trường hợp Nhà nước cung cấp đủ xe buýt thì với lượng cư dân và đường sá chật hẹp như hiện nay cũng rất khó đủ đường cho xe buýt chạy.
    Để thể nghiệm việc hạn chế xe cá nhân và chuyển sang đi xe buýt, theo tôi, trước khi "ép" cho toàn dân thì Nhà nước nên thử nghiệm cho khối cán bộ công chức tập đi xe buýt trước. Nếu thấy ổn mới nên áp dụng rộng rãi, nếu không ổn sẽ xem xét lại.
    Theo đó, tôi kiến nghị những tháng đầu tiên nên bắt buộc tất cả CB-CNV thuộc ngành GT-VT đi làm bằng xe buýt (kể cả bộ trưởng, các thứ trưởng cũng vi hành bằng xe buýt trong 24/24g luôn).
    NGUYỄN THANH BÌNH
    (xuanbinh7773@...)
    * Tôi thấy thật thất vọng khi lãnh đạo ngành giao thông kiến nghị các biện pháp đánh mạnh vào túi tiền của dân để dân "sợ" đi xe máy, chuyển qua đi xe buýt. Tại sao chỉ nhìn thấy xe máy làm tắc nghẽn giao thông rồi quyết định hạn chế, cấm đoán xe máy mà không thấy hệ thống giao thông công cộng (cụ thể là xe buýt) cho người dân đang quá kém.
    Hệ thống giao thông công cộng đang yếu kém mà lại hạn chế dân đi xe cá nhân thì nay mai dân sẽ đi lại bằng gì?
    Sao không giải quyết theo hướng có lợi cho dân?
    Gia đình tôi thuộc diện lao động nghèo, phải lo chạy ăn từng bữa mới sống tạm được. Tôi dành dụm mãi mới có được một số tiền nhỏ dự tính mua chiếc xe gắn máy cho đứa con gái đầu lòng mới đậu đại học.
    Nay nghe Nhà nước dự định tăng lệ phí đăng ký xe cá nhân bằng 30 - 50% giá trị của chiếc xe mà thật buồn lòng, bởi tôi phải tốn thêm một khoản tiền nữa mới mong mua được xe.
    Tôi không hiểu vì sao Nhà nước cứ hễ việc gì không quản được thì cấm? Tại sao không đề ra các biện pháp giải quyết theo hướng có lợi cho người dân?
    TRƯƠNG THỊ NGỌC ĐIỆP
    (Gò Vấp)

    Vì mưu sinh người dân phải lăn lộn ngoài đường. Vì vậy, dù phải bỏ ra 30-50% giá trị phương tiện hay hơn nữa cho chi phí đăng ký xe cá nhân, có lẽ người dân cũng phải cắn răng, buộc bụng mà nộp để có phương tiện đi lại.
    Hoặc người dân sẽ chuyển sang đi xe đạp nhiều hơn, đường phố sẽ lại càng tắc nghẽn khủng khiếp hơn khi mà dòng lưu thông bị chậm lại.
    Rốt cuộc, người dân đã vất vả vì kẹt xe, mai này sẽ càng vất vả hơn nếu như kiến nghị tăng lệ phí đăng ký xe cá nhân được chấp thuận.
    SỸ CÔNG (TP.HCM)
    Giải pháp vừa cũ vừa... "trên trời"!
    * Tôi không thể hiểu được vì sao các nhà quản lý giao thông chỉ đưa ra được các giải pháp vừa cũ vừa... "trên trời" như vậy!
    Trong lúc chưa chuẩn bị đầy đủ cầu đường và các loại phương tiện công cộng mà chủ trương hạn chế xe cá nhân thì người dân sẽ đi lại bằng gì?
    Tôi cũng không biết căn cứ vào đâu mà các nhà quản lý đưa ra mức lệ phí đăng ký xe cá nhân bằng 30-50% giá trị phương tiện? Và cơ quan chức năng sẽ làm như thế nào để thu phí trên một số tuyến đường trọng điểm?
    Ai cũng biết nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại TP.HCM và Hà Nội là do người đông đường thiếu, do công tác quản lý yếu kém và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của một bộ phận người đi đường chưa tốt.
    Để giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, trước hết phải có các cơ chế, chính sách để giãn dân. Về hạ tầng giao thông, phải mở rộng và xây dựng mới một số tuyến đường; xây dựng cho được hệ thống cầu vượt và hầm chui ở các giao lộ có mật độ phương tiện giao thông qua lại cao (thay vì nay mở rộng vòng xoay, mai lại giải tỏa mở rộng vòng xoay, cuối cùng tắc vẫn hoàn tắc như từ trước đến nay).
    K.C. (TP.HCM)
    * Theo tôi, ba giải pháp do Cục Đường bộ đưa ra trong hội thảo về kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông không có gì mới. Chính các giải pháp này cho thấy thái độ lúng túng của cơ quan làm tham mưu cho Bộ GT-VT trong việc kéo giảm tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
    Hiện trạng tai nạn và ùn tắc giao thông ngày hôm nay là hậu quả từ "tầm nhìn" của cơ quan này trong nhiều năm qua. Rất mong các vị chức sắc của ngành giao thông hãy chỉ ra những giải pháp mang tính "đột phá?, đừng làm theo cách cứ "bí? là cấm!
    NGUYỄN QUANG THẮNG
    Theo : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=230709&ChannelID=118
  8. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Chấm dứt sự kiện tăng phí xe máy - ô tô đang làm xôn xao dư luận
    Dừng đề xuất thu phí lưu thông xe cá nhân
    Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục phó Cục đường bộ cho biết, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia và nhân dân, Cục sẽ không đề xuất Bộ GTVT phương án thu phí phương tiện cá nhân.
    Theo ông Thanh, đề xuất thu phí phương tiện cá nhân vào giờ cao điểm chỉ được đưa ra tại hội thảo giải pháp giảm ùn tắc giao thông, để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, chưa phải kiến nghị gửi tới Bộ GTVT và Chính phủ.
    Tuy nhiên, Cục Đường bộ vẫn đang nghiên cứu các biện pháp hạn chế xe ngoại tỉnh vào thành phố bằng cách xây dựng những bãi đỗ xe ven đô để trung chuyển, yêu cầu học sinh cấp 3, sinh viên đi xe buýt đến trường (có trợ giá vé). Các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân sẽ được trình Bộ GTVT trước 15/12.
    "Một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông là phương tiện cá nhân tăng mạnh. Hạn chế phương tiện cá nhân là giải pháp cấp bách, bên cạnh những biện pháp lâu dài như đầu tư hạ tầng, tăng phương tiện công cộng...", ông Thanh nói.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN, ùn tắc giao thông chỉ diễn ra tại một số khu vực nội thành vào giờ cao điểm. Do vậy, cơ quan chức năng cần điều tra cụ thế về khu vực, phương tiện và thời gian ùn tắc để có giải pháp thích hợp, chưa nên thu phí phương tiện gây tốn kém và xáo trộn trong dân cư.
    Trước đó, ngày 22/11, Cục Đường bộ VN đã đưa ra các đề xuất để lấy ý kiến chuyên gia như tăng lệ phí đăng ký phương tiện tại Hà Nội và TP HCM tới 30-50% giá trị xe. Thu phí lưu hành vào giờ cao điểm trong nội đô theo ngày hoặc tháng, ví dụ: 20.000 đồng một ngày hoặc 500.000 đồng một tháng đối với ô tô và 10.000 đồng một ngày và 200.000 đồng một tháng đối với xe máy. Cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố; bắt buộc đi xe buýt đến trường đối với học sinh cấp 3 và sinh viên bằng cách phát vé hoặc trợ giá đi xe buýt...
    Theo khảo sát của VnExpress, trong số 8.190 ý kiến của độc giả, chỉ có 8,6% đồng ý với biện pháp thu phí phương tiện và cấm xe ngoại tỉnh vào trung tâm thành phố.
    Theo : http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/11/3B9FCBD5/
  9. poseidon0380

    poseidon0380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    nghe ứa gan, chỉ có mấy thằng thất học mới nghĩ ra những điều như vậy. For ex:
    - Kẹt xe do đông xe=======> cấm xe
    The same with:
    - Hãm hiếp phụ nữ gia tăng===> cấm đàn ông.
    Không hiểu nổi thằng nào lại cho phép xe bus lấn tuyến? thử bất kỳ con đường nào trong HCM 2 chiếc xe bus chạy song song coi có kẹt không? Tại sao không ra luật cấm xe bus nhỉ???
    Chuyện vậy mà cũng nghĩ ra được, mấy bác ở CP quả thật có kinh, nghiệm sử lý tình huống.
  10. khoa9876

    khoa9876 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    3.536
    Đã được thích:
    0
    ở nước ngoài các xe buýt đều đi đến từng bến khá đúng giờ, không có hiện tượng 2 xe cùng 1 lúc chen vào bến như VN mình. Giờ giấc cũng như số hiệu xe đều có trên bảng đồ ngay chổ ngồi đợi xe. Họ quản lý xe bus rất hiệu quả và văn minh, thậm chí cả GPS để dẫn đường nếu tuyến xe có kẹt xe.
    Ở Shanghai các chổ ngồi đợi xe bus lớn còn bố trí cả loa phát nhạc và tin tức.
    các ngõ vào trung tâm Tp đều có bảng điện báo hiệu tình trạng tốc độ quy định, tình trạng kẹt xe phía trước...để người dân tự giác đừng chun đầu vào.
    Nói cho cùng, nhiều giải pháp rất sáng kiến chứ không tối kiến như các cụ nhà mình

Chia sẻ trang này