1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TREO DỌC NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi lady_in_red82, 12/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xanxan

    xanxan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Bài Treo dọc tôi thấy không có gì khó hiểu cả (?).
    Thơ vầy là dễ đọc rồi, khó đọc thì còn vô khối cái không cảm nổi bên Tiền Vệ.
    Tôi ghét thơ mà làm màu, nhưng NHHM không vậy, là một trong những giọng tôi thích (cùng với Inrasara).
    Thêm một bài cho mọi người đọc, thảnh thơi cuộc đời nhé!
    ---------------------------------------------------------
    Giữa chúng ta
    Giữa chúng ta là những tiếng nói
    trong khoảng cách
    Đã có những khoảng cách
    trong tiếng nói
    của chúng ta

    Giữa chúng ta không nghệ thuật
    Không đồng hiện
    không cấu trúc
    không khúc xạ

    Giữa chúng ta những nguyên tử
    trong nguyên tố
    Những nguyên tố hợp thành
    bởi nguyên tử

    Giữa chúng ta những bến không bờ
    Những bờ không bến

    Chúng ta nhị nguyên

    1998
    ... Hãy đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, để thấy rằng tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...
  2. nhungtamhonlangman

    nhungtamhonlangman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    **********
    "Nếu là nhà thơ chuyên nghiệp thì phải có một lớp bạn đọc chuyên nghiệp, việc đó khó vì hình như chưa có nhà phê bình chuyên nghiệp cho dòng thơ trẻ bây giờ để định hướng bạn đọc." ( Trích bài viết của bạn Bạch.)
    ***********
    Tôi quen và biết Nguyễn Hữu Hồng Minh đến nay gần được 4 năm. Nhớ lại những ngày tôi còn học tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP.TP HCM, lúc đó, khoa Ngữ văn của trường cũng có một CLB Thơ Văn. Chúng tôi thường tổ chức giao lưu với các CLB văn học của các trường ĐH trong Thành phố. Nguyễn Hữu Hồng Minh lúc bấy giờ là Phóng viên trang Văn nghệ của báo Tuổi Trẻ. Anh là người thường lui tới và đi cùng những chuyến giao lưu như vậy. Nếu xét nghĩa "Chuyên nghiệp" trong thơ, thì có lẽ, chúng tôi không giám nói chuyện với anh. Vì, thiết nghĩ: " Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu" - ( Phạm Ngũ Lão). Còn nói đến việc Nhà thơ chuyên nghiệp, thì phải cần có độc giả chuyên nghiệp, thì tôi chưa nghe câu này bao giờ. Văn học là một quá trình sáng tạo gồm ba thành tố: Nhà văn, tác phẩm và công chúng.Trước hết, không phải vì nếu không có người nghe, nghe đọc thì tác phẩm văn học không biết để làm gì, mà điều quan trọng còn là ở chỗ, tác phẩm văn học chính là cầu nối giữa nhà văn và công chúng, với độc giả.
    Còn việc đề cập đến vấn đề phải có sự tham gia của giới Phê Bình, định hướng, thì người đọc mới có thể đến được với những tác phẩm " chuyên nghiệp" thì, e rằng, suy nghĩ như vậy chưa thoả đáng. Nhà phê bình văn học có nhiệm vụ đánh giá, bình phẩm về tất cả hình thức lẫn nội dung tác phẩm, dưới ánh sáng của Lí luận văn học, cùng với sự nhận xét của cá nhân. (đúng, sai, hay, dở, xấu, tốt...), giúo cho người đọc hiểu rộng, hiểu sâu hơn về tác phẩm. Chứ nói định hướng này, định hướng kia, thì cần xem xét lại.
    Thơ NHHM cũng vậy. Nếu chỉ là "Đọc" mà chưa "Tiếp nhận" văn học nói chung, và Thơ NHHM nói riêng, thì chưa thể nói lên được điều gì. Văn chương là cái hình như nói " không" với sự khẳng định. Vì thế, việc phủ định nó dù ở góc độ nào cũng là việc nên nói chữ " không" thì có lẽ tốt hơn.

    Thời lai đồ điếu thành công dị
    Vận khứ anh hùng ẩm hận đa!
  3. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Cháu đọc bài chú Tamhonlangman thay co nhieu dieu muon hoi them, nhưng cứ mời chú đọc trước hộ mấy đoạn cháu viết trong lúc bị ...quản thúc.
  4. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    PHẦN I: BÙNG NỔ TỪ CÁC GHI CHÚ
    Vào đây tôi có cảm giác là trong một bữa tiệc văn thơ chung, mọi người dường như ít để ý đến các món ăn, đến chủ đề mà ông chủ nhà tốt bụng đưa ra mà mải tò mò theo dõi những vị khách lạ mà mình mới gặp. Chúng ta cứ thích chằm chằm nhìn vào cách cư xử của nhau hơn là cùng nhìn nhận một vấn đề chung, đại loại thế.
    Khi người ta dọn cho bạn một món nào đó, bạn có quyền thích hoặc không thích chứ. Và có thích đi chăng nữa thì mỗi người cũng lại có cách khen ngợi hoặc góp ý riêng cơ mà. Đừng vì một tiếng nói để quên mất bữa đại tiệc. Nếu tôi sai, các bạn cứ góp ý, PM nhưng trên cơ sở những gì tôi nói chứ không phải là cái thái độ tôi nói. Điều đó dễ gây ra ngộ nhận.
    Vào việc:
    Tôi luôn nghĩ rằng: Một nhà thơ chuyên nghiệp phải có một lớp độc giả của riêng mình. Lớp độc giả đó có thể gọi là độc giả của một nhà hoặc độc giả chuyên nghiệp khi anh ta, độc giả đó, hiểu được hệ thống chữ, cấu trúc, nhạc điệu, hình ảnh do tác giả đưa ra. Trước tiên chỉ yêu cầu thế thôi. Không thể bảo một người chỉ đơn thuần cảm tác phẩm của ai đó là người đọc chuyên nghiệp được. Cảm là khái niệm rất mơ hồ. Nhiều khi chúng ta cứ nhầm lẫn cái cảm của mình với cái cảm của những người đọc trước đó. Trước khi tiếp xúc với văn bản, chúng ta đã phải đi qua bao nhiêu lời phê bình, ngợi khen xung quanh tác phẩm đấy rồi nên cái nhìn vào tác phẩm của ta nó không còn được bàng quan nữa và nó không thực gây được đúng cái cảm xúc của ta nữa. Phải là quá trình đọc đi đọc lại nhiều lần, tìm hiểu cặn kẽ các tác phẩm trước nữa của chính tác giả đó, phải tìm ra các chữ mà tác giả hay dùng, các ý tưởng lặp lại ? để nhận ra vân chữ, từ trường của tác giả (nói theo cách nói của Lê Đạt). Lại phải nên tìm cách phân biệt thơ và những đoạn văn xuôi có chất thơ hoặc những ý tưởng nảy sinh trong quá trình làm thơ mà chưa dựng được tứ để thành bài (Chỗ này xin được chỉ giáo của những người đang làm thơ)?
    I don't know much, but I know I love you
  5. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    PHẦN II: GIÁC QUAN TIA CHỚP
    Tôi mới được tiếp xúc với tập Chất Trụ của Nguyễn Hữu Hồng Minh (NHHM) ngày 2 tháng 6 năm nay (theo sổ tay theo dõi sách đã mua). Trước đó đã đọc những bài phê bình về tập này mà cái nhìn đầu tiên của tôi (khi chưa đọc bài nào) là:
    Về khen:
    -Đây có thể là nhà thơ đầu tiên khai phá giòng thơ siêu hình ở Việt Nam, kẻ dấn thân quyết liệt (theo talawas.org).
    -Thơ có nhiều sức nén của dữ liệu trực cảm (theo Ngô Tự Lập trên Tia Sáng), tức là những cảm xúc mà tôi hiểu như một dạng đốn ngộ của tác giả trong quá trình tiếp cận thơ.
    -Tác phẩm đa nghĩa phụ thuộc cách đọc và lúc đọc, vân vân và vân vân?
    Về chê:
    -Ngôn ngữ rắc rối, giả tạo, chất phác? (vẫn theo Ngô Tự Lập)
    -Triết lý lẻ tẻ.
    -Vẫn tiếp nối mạch các tập trước của NHHM (nghĩa là chẳng có ý gì mới) , vân vân và vân vân?
    Tôi đọc. Và thiên về chê hơn. Sau đây là cảm nhận của tôi đối với một số bài:
    Lời đề từ: Tôi mất, cái tên tôi còn/ Cái tên ở ngoài tôi/ Câu này xuất phát từ một lý thuyết kinh điển: Khi tác giả đưa tác phẩm đến với độc giả thì tác phẩm chịu một đời sống hoàn toàn không còn phụ thuộc vào tác giả nữa. Độc giả đón nhận nó và cho nó một sức sống mới. Hiểu thế thì những câu Tôi thuộc về tôi /không thuộc về nó chỉ là một cách nói ra vẻ chối đây đẩy để ném đứa con mình (nó) vào đời sống mà thôi. Và câu Tôi từ tên tôi lại cũng chỉ là một cách nói dỗi.
    Hiểu thế, thử xem tiếp tác giả ném đứa con tinh thần của mình ra tự lập sớm như thế nào:
    Đa số các bài trong tập là những tuyên ngôn về mình, về dạng thơ của mình, ví dụ hai bài đầu là bài Khoảng 3h sáng ngày 23 tháng 10 và bài Cái tôi có là cái tôi là. Tự nhận mình là kẻ đến hơi sớm so với tương lai rồi phưu lưu mạo hiểm. Điều đó chẳng có gì là thơ cả. Đó là định hướng thơ, là áp đặt độc giả vào một hình ảnh NHHM muốn tạo dựng. Điều đó dễ hơn nhiều so với việc bắt độc giả phải tự mình tìm ra chân dung thi sĩ qua chữ của họ. Phải không?
    Tự nhận thơ mình là một trường phái mới, cố tìm cách diễn tả giản dị nhưng bị mất đi vẻ giản dị khi cố nói về giản dị (?!). Điều đó lại càng dễ. Bài Dự cảm cây liễu có mấy câu tôi cảm giác NHHM lấy nguyên ý từ một tác phẩm dịch viết về Thiền. Không biết có đúng không thì phải hỏi chính tác giả (có ai biết liên hệ với tác giả ở đâu không? chứ cứ bàn xuông về một người cùng thời mà không trực tiếp thử đối thoại với họ thì để làm cái gì cơ chứ?) Nhiều ghi chú cũng có cùng cách nói nước đôi nhoè lẫn của Thiền, nhưng như tôi nói, chỉ đủ là ý phát sinh thôi chứ không phải là dù chỉ là một ý thơ. Mà các ý tưởng nảy sinh, tôi chắc ngồi một lúc tổng kết lại, bạn cũng có một đống!
    Bỏ qua một phần lớn những bài như thế, để được đọc một số bài như bài Treo dọc, Ăn hải cảng, Người đi lễ sáng? và liệu còn bài nào nữa nhỉ? Chẳng nhớ nổi nếu không mở lại tập thơ đó ra. Có nghĩa là những bài giàu hình ảnh, liên tưởng (đọc Treo dọc tôi có được nhiều liên tưởng đẹp nhưng tôi chẳng muốn nói ra vì tôi không thích tán lắm) càng đọc càng có thêm được một số ám tượng. Nhưng chỉ có thế thôi. Và bạn phải cất ngay tập thơ đó đi. Thỉnh thoảng mở lại xem xem suy nghĩ mình đã thay đổi chưa. Bài mình thích đó nó còn cho mình liên tưởng nào khác không. Nếu nó vẫn còn đáng để bạn suy nghĩ, thì nên đọc lại để hiểu thêm về NHHM. Chứ còn cứ đọc, hay lắm, nhưng chẳng tự kiểm xem hay ở chỗ nào, khen lẫn với nhau bằng vài từ rất nhàm tai, nói với tập thơ nào cũng được thì bạn mãi chỉ là một người đọc vuốt đuôi thôi.
    Nói túm lại là: Cái từ trường do NHHM tạo ra mờ mịt, nhiều tạp vị đáng ra có thể thanh lọc bớt để tập thơ xinh gọn hơn. Nhưng những bài đỉnh thì vẫn cứ là đỉnh với nhiều liên tưởng mạnh rất thú, mặc dù một số bài tôi chưa thấy thực sự đáng gây ồn ào đến thế. Riêng như câu gì về chăn dắt những mùa màng tương lai í nhỉ? bạn nào nhớ nhắc lại hộ cái, mà các vị cũng cãi nhau to được kể cũng tài.
    I don't know much, but I know I love you
  6. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    PHẦN III: NHÂN CHỨNG THỜI ĐẠI
    Tôi không phải là người đọc chuyên nghiệp như bạn nào đó ngộ nhận. Tôi cho rằng chúng ta không để ý chứ ở nước ta, Xuân Sách hay Dương Tường (còn ai nữa mà bạn biết không?) đã là người đọc chuyên nghiệp. Họ có cách đọc sâu sắc, hiểu thấu đáo tác phẩm và nhận định được tác giả theo cách nghĩ của mình mà không ai chối cãi được như trường hợp Xuân Sách. Họ có cách hướng dẫn độc giả cách đọc như trường hợp Dương Tường khi mời độc giả thưởng thức những tác gia khó hiểu vì có phải với tác phẩm nào chúng ta cũng hiểu được đâu, mà cảm lại lù mù, chưa định hình. Phải có những nhà phê bình chuyên nghiệp phân hoá lớp bạn đọc theo từng dòng thơ cụ thể thì mới mong có thơ ca chuyên nghiệp được chứ ai đời đọc hết tác giả này đến tác giả khác đều cảm được cả thì dân trí nước mình đỉnh cao thế sao? Hay là do sự chuyên nghiệp hoá thơ ca của các thi sĩ cũng tầm thường thôi và anh em có thể dễ dàng hiểu ngay được?
    À mà tiện thể nói thêm, những tác gia lớn, đã được khẳng định như Chế Lan Viên, Tố Hữu hay Xuân Quỳnh? đố ai mà dám khẳng định họ không phải là nhà thơ chuyên nghiệp, nhưng mục đích làm thơ của họ khác, thời của họ khác. Thơ họ làm ra cốt để mọi người cùng hiểu nên chẳng anh độc giả nào tự khoe mình là độc giả chuyên nghiệp khi đọc thơ của họ cả. Chỉ là độc giả của một nhà thôi, như nhiều người chuyên chỉ đọc Tố Hữu, hoặc chuyên đọc nhà thơ họ Chế mà chẳng coi ai đáng đọc hơn nữa. Còn với dòng thơ mới bây giờ, siêu hình, trừu tượng, cô đọng, khó đọc khó hiểu, anh nào mà thấy mình cảm được, cao hơn nữa là hiểu được, thì có thể không xấu hổ khi nhận mình là người đọc chuyên nghiệp. Nói vào trường hợp NHHM. Tôi cho rằng hai bạn Lady in red 82 & xương rồng đang trong quá trình trở thành độc giả chuyên nghiệp của nhà thơ chuyên nghiệp NHHM (vì ngoài thơ ra tôi chưa nghe thấy NHHM làm nghề gì khác?) khi đã có sự chú ý theo dõi sự phát triển của tác giả từ khi bắt đầu vào nghề viết (những tác phẩm ban đầu của nhà thơ khi đến với độc giả là những văn bản quan trọng, biết được sẽ rõ thêm nhiều nét trong sự trở lại hoặc phát triển trong tư tưởng, phong cách). Thế thôi.
    Viết trong những giờ bị bạn bè la ó; mod xua đuổi và 1h miễn phí lang thang chẳng biết tìm gì.
    I don't know much, but I know I love you
  7. lady_in_red82

    lady_in_red82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các mods, nhưng tôi thấy hình như các bạn có quá khích đối với bác Bạch thì phải. Bác Bạch "thiếu tinh thần xây dựng" ( như trong "lời tuyên án" đỏ đỏ phía dưới nick bác ấy mấy ngày qua) ở đâu thì tôi không biết, nhưng ít nhất trong cái topic này tôi thấy bác Bach viết rất nghiêm túc, kể cả mấy bài post đầu. Lỗi ở mấy post đầu đó chỉ là bác Bach đưa ý ra mà không đưa lý lẽ, dẫn chứng. Ý kiến khác nhau đối với một vấn đề là chuyện đương nhiên.Tôi thích sự phong phú.
    ---------------------
    Bác Bạch à, ở đây mọi người chủ yếu "cãi nhau" với bác xung quanh cụm từ "người đọc chuyên nghiệp". Hình như bác có sự lẫn lộn giữa khái niệm người đọc với khái niệm nhà phê bình thì phải. Xin trích dẫn lại lời bác ở hai bài post trên:
    Một nhà thơ chuyên nghiệp phải có một lớp độc giả của riêng mình. Lớp độc giả đó có thể gọi là độc giả của một nhà hoặc độc giả chuyên nghiệp khi anh ta, độc giả đó, hiểu được hệ thống chữ, cấu trúc, nhạc điệu, hình ảnh do tác giả đưa ra
    và ở nước ta, Xuân Sách hay Dương Tường (còn ai nữa mà bạn biết không?) đã là người đọc chuyên nghiệp. Họ có cách đọc sâu sắc, hiểu thấu đáo tác phẩm và nhận định được tác giả theo cách nghĩ của mình mà không ai chối cãi được như trường hợp Xuân Sách. Họ có cách hướng dẫn độc giả cách đọc như trường hợp Dương Tường khi mời độc giả thưởng thức những tác gia khó hiểu vì có phải với tác phẩm nào chúng ta cũng hiểu được đâu, mà cảm lại lù mù, chưa định hình. Phải có những nhà phê bình chuyên nghiệp phân hoá lớp bạn đọc theo từng dòng thơ cụ thể thì mới mong có thơ ca chuyên nghiệp
    Như vậy, việc bác đòi hòi "một nhà thơ chuyên nghiệp là người phải có được một lớp độc giả chuyên nghiệp" là quá nhiều. Nếu hiểu ý "độc giả chuyên nghiệp" chính là những nhà "phê bình chuyên nghiệp" như ý bác, thì tôi nghĩ một nhà thơ chỉ cần một vài độc giả chuyên nghiệp là đủ. Vai trò định hướng và phân hoá lớp bạn đọc, chỉ cần vài người đủ trình độ, đủ độ cảm, đủ khả năng diễn đạt, thuyết phục người khác cái hiểu và cái cảm của mình là có lý và tiệm cận với tư tưởng tác giả ...là đủ. Chứ còn, lắm thầy thối ma, phỏng ạ
    Ở trên kia, bác cũng mơ hồ phân chia độc giả thành hai loại : thứ nhất là độc giả mà bác gọi là "độc giả chuyên nghiệp" ( mà tôi nghĩ ý bác chỉ các nhà phê bình) có vài trò định hướng và phân hoá loại bạn đọc thứ hai - số còn lại. Đó đó, nếu bác diễn nôm ra "như vầy, như vầy..." mà không phải là buông một vài lời nhận xét thiếu lý lẽ lập luận trên kia, thì có phải là mọi người đỡ tăng nhiệt lên không. Bác nói thế, đâm ra mọi người lại hiểu : Nếu không là người đọc chuyên nghiệp, đừng hòng rờ đến được một tác giả chuyên nghiệp !
    Tôi đồng ý với cách phân chia độc giả thành 2 lớp trên kia như bác Bạch. Nhưng có vẻ bác đánh giá quá cao tính "chuyên nghiệp" Tôi thì đánh giá cái cảm của lớp độc giả thứ 2 - những độc giả amateur , có tôi trong đó, là tương đương. Bởi vì, hì hì, giữa một ông Freud hiểu ngọn nguồn ẩn ức *** với một kẻ "chỉ biết yêu thôi chẳng hiểu gì" - chẳng biết ai thấy thú vị hơn ai nhỉ. Huống hồ xã hội ngày càng chuyên môn hoá, thì với nhiều người, họ chỉ có thể đến với niềm đam mê của mình như một kẻ nghiệp dư.. Nghiệp dư mà đam mê thực thu, tôi nghĩ cũng đáng nể chẳng kém chuyên nghiệp đâu bác à.
    -------
    Ngoài cái tranh luận ngoài lề ấy ra, tôi thấy bác Bạch viết có lý. Những bài của NHHM tôi thích và post ở trên đây hầu hết là những bài dễ đọc nhất trong tập thơ của anh. Chứ quả thực, nhiều bài khác đọc mờ mịt quá
    *****************
    Tôi là khách qua đường. Em hãy nhận lấy ...
    ****************
  8. Hoabaoxuan

    Hoabaoxuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Hihi... cái bà Lady này lại bắt chước được cái từ "Phỏng ạ" của cô Đạo đức rồi hả? Thuộc bài ghê, chắc là qua môn này rồi đấy.
    Nhưng mà ấy nói chí lý , tớ thấy lỗi này một phần là thuộc về Mod, phiến diện quá... không nên thế nữa nhé Mod ơi không thì mọi người lại chạy mất đó .
    Hi hi.. (...) đừng giận HBX mà tội nghiệp nhé! Nói thật lòng mờ
    *********
    Có chiếc lá bay ngược chiều gió thổi
    Mềm như em và xao xác như em!...
  9. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Vâng, có vẻ như tôi diễn đạt hơi tù mù làm các bạn khó hiểu. Nhưng túm lại thì những gì tôi muốn nói có thể gạch đầu dòng như sau:
    -Một tác giả luôn có vô số độc giả của mình. Nhưng trong đó có dăm ba người đọc chuyên nghiệp của tác giả đó. Họ có sức thẩm định, đánh giá con đường sáng tác của tác giả. Đại loại như trường hợp cổ động viên chuyên nghiệp cho bóng đá hoặc bóng rổ?
    -Một nhà phê bình chuyên nghiệp không phải là người chỉ làm mỗi nhiệm vụ là phân tích cái hay cái đẹp, ý tưởng của tác phẩm cho bạn đọc. Loại đấy tôi cho rằng cũng chẳng khác người đọc chuyên nghiệp mấy. Mà mang danh là nhà phê bình, anh còn nên biết gánh lấy nhiệm vụ dẫn đường cho bạn đọc tiếp cận với một loại hình thơ mới. Nghĩa là anh giống một cái bảng chỉ đường cho độc giả trước nhiều ngã rẽ trong thơ ca.
    -Có nghĩa là về số lượng thì độc giả nhiều hơn độc giả chuyên nghiệp và gấp nhiều lần nhà phê bình chuyên nghiệp. Đại loại thế.
    Tôi nghĩ rằng nếu cứ mong muốn giản dị làm một độc giả bình thường thôi thì mãi mãi chúng ta cũng chỉ thưởng thức được những gì thường thường thôi. Phải say mê một dòng thơ nào đó, một tác giả nào đó thì mới có thể vỡ vạc ra cái gì đó.
    Đó đó. Đại loại là thế đó.
    Và tôi không thích phải phân tích nhiều đâu. Tôi chỉ thích các gạch đầu dòng thôi và mong các bạn đừng vội nổ máy khi nhìn thấy tên tôi. Cám ơn
    Bibliophile tập sự
  10. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Xanxan
    -Bác nghĩ sao khi Minh kêu các con chữ mình mưng mủ, mù loà và lại còn mang bệnh lậu nữa? Quái chiêu.
    Và theo các bác, Chất Trụ của Minh thực chất là cái zầy?
    Gửi chú Trịnh Tuấn: Chú nói nhiều câu Hán khó hiểu quá. Giá chú dịch Việt hộ thì zui.
    Cả NHHM và Văn Cầm Hải đều sinh năm 72, Hải gây ồn ào một cách sâu lắng hơn vì Hải không chỉ có ý định riêng sống với thơ.
    -Chú có thể cho bạn đọc ít cảm nghĩ của chú không?
    Bibliophile tập sự

Chia sẻ trang này