1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TREO DỌC NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi lady_in_red82, 12/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Mọi người tạm dừng chủ đề này rồi à? Sao thế, thật chẳng cái gì đến nơi đến chốn cả. Chẳng nhẽ NHHM lại không đáng ồn ào hơn một tí nữa à?
    Thế thì tôi xin được lập danh mục kê cứu các văn bản của NHHM,
    Xin mọi người góp ý tiếp cho để danh sách được hoàn thiện
    -Chất trụ do NXB Thuận Hoá in năm 2002, số lượng 500 bản
    -Bài viết về ?oTừ trường Lê Đạt? in trên Tia Sáng số 8 tháng 5 năm 2003.
    -Các bài trả lời phỏng vấn, tưởng niệm Trần Dần, truyện ngắn trên mạng www.talawas.org , www.tienve.org.
    Ngoài ra, vì tôi không sẵn có nên không biết các tập trước của NHHM, cũng như các bài đăng báo của chú ấy.
    Mong các bạn bổ xung thêm thông tin gì bạn biết về tác giả đi.
    Ai đời đánh trống bỏ dùi hết cả thế này.
    Bibliophile tập sự
  2. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Có một đoạn này trong Hoa lá xanh tươi của Minh đăng trên tienve.org cũng rất mơ hồ, gửi lên anh em đọc chơi
    Anh hỏi tại sao tôi lại chọn cái nghề này ư? Một câu hỏi khó trả lời đấy. Có bao giờ anh lý giải một cách tất yếu rằng nguyên cớ nào đã khiến anh phải cầm cây bút viết văn không? Tại sao anh phải ráp những trang đầy chữ và vắt cạn linh hồn mình vào trong đó? Tại sao khi ngoài cửa sổ bóng đêm đang rụng dần, bình minh một ngày mới đang lên riêng anh chỉ còn lại nụ cười dở sống dở chết? Nhà văn phải ráp chữ như ráp xác. Nghệ thuật: một cái xác. Nghệ thuật: một cái chết. Anh không cắt nghĩa được ư? Nếu tôi trả lời tôi yêu nghề thì hóa ra tôi lại yêu những cái xác chết hay sao? Nhưng còn nếu như tôi trả lời không thì chắc anh sẽ thấy ngạc nhiên vì khó hiểu bởi như thế thì tôi còn ở lại với công việc kì dị này mà làm gì? Cuộc đời còn biết bao công việc khác. Xin lỗi anh, tôi không thể trả lời rành mạch được. Mơ hồ. Rất mơ hồ. Giống một nhà văn không thể không lắng nghe lời thì thầm của trái tim trong ***g ngực cũng như không thể rời cây bút trên tay. Như ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết, giữa cái ác và cái thiện. Chúng ta mong manh đi tìm hoa lá xanh tươi giữa hai thái cực đó. Trong chừng mực nào đó tôi yêu công việc của tôi. Cũng như một nhà văn yêu trang viết của họ. Cho dù phải mổ xẻ đến tận cùng nỗi buồn phi lí vẫn với mục đích duy nhất: Ca ngợi cuộc sống! Và nếu như nhà văn các anh vẫn còn miệt mài nỗ lực với từng con chữ thì chúng tôi vẫn còn âm thầm nỗ lực với từng xác chết.
    Bibliophile tập sự
  3. xanxan

    xanxan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Chào Bạch,
    Quái chiêu? Có thể lắm, đối với nhiều người ! Còn riêng tôi, tôi đồng cảm được với cái bài "Treo dọc" ấy ở cả ý nghĩa lẫn câu chữ, các từ như "bưng bít, bệnh lậu, mưng mủ, mù loà" quả là có mạnh thật, nhưng theo tôi là đúng tầm với cái ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn (hay tôi nghĩ là ông ấy muốn) đề cập, không phải là sự khoa trương về ngôn ngữ hay đại ngôn (kiểu Vi Linh).
    Những bài khác đôi khi tù mù thật, nhưng túm lại là NHHM đôi khi cố phức tạp, nhưng thật ra NHHM theo tôi không hay chưa đến phức tạp.
    Và cái câu "Chúng ta nhị nguyên" của NHHM, bạn Bạch nghĩ thế nào nhỉ?
    ... Hãy đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, để thấy rằng tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...
  4. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Vâng, chúng ta nhị nguyên nhưng chúng ta còn cả mơ hồ nữa.
    Bác chẳng trả lời em gì cả mà toàn hỏi thôi thì em hỏi được ai bi rừ
    Bibliophile tập sự
  5. xanxan

    xanxan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Cái bác Bạch này cắc cớ ấm ớ quá nhỉ? Thì em trả lời bác rồi, à, còn câu "Chất Trụ" chứ gì?
    Theo em thì chất trụ chính là một chất mà NHHM coi là tựu trung của những chất khác, là chất cốt lõi hay gì gì đó làm nên thơ lão ấy.
    Nếu thơ lão ấy là những xác chết thì chất trụ này là gì, bác Bạch cùng nghĩ với em xem sao?
    Cứ kiểu bác thì topic này có mà lăn lông lốc vào quên lãng trong cái Thi Ca trùng dương tốp (pít) sau xô tốp trước này thôi.
    ... Hãy đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, để thấy rằng tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...
  6. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Vào đây thật lại muốn nổi nóng lên nữa mất thôi
    tưởng gặp được những dân mê NHHM thực thụ, ai dè....
    Không ai trả lời câu CHẤT TRỤ LÀ GÌ À?Ai trả lời hay được câu này, tôi xin biếu một tặng phẩm nho nhỏ mà bây giờ vẫn chưa biết là gì. Nhưng cũng cứ xin tặng
    Bibliophile tập sự
  7. nhungtamhonlangman

    nhungtamhonlangman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    " Gửi chú Trịnh Tuấn: Chú nói nhiều câu Hán khó hiểu quá. Giá chú dịch Việt hộ thì zui.
    Cả NHHM và Văn Cầm Hải đều sinh năm 72, Hải gây ồn ào một cách sâu lắng hơn vì Hải không chỉ có ý định riêng sống với thơ.
    -Chú có thể cho bạn đọc ít cảm nghĩ của chú không? "
    ********************************************************************
    Bạn Bạch thân mến!
    Trước tiên, tôi xin được nói lời cảm ơn đến với bạn, cùng các thân hữu đã góp phần dựng lên một topic hay như thế này. Vì đây là cơ hội tốt để tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích và lí thú.
    Về phần câu hỏi của bạn, tôi xin không đi thẳng vào vấn đề, mà trả lời bạn bằng một vài suy ngẫm như sau:
    1. Có một cuốn sách dạy làm người, viết rằng : " Người ta sống không đơn thuần chỉ cần rượu ngọt và bánh mì." Tôi xin được suy rộng câu ấy, có nghĩa rằng, con người ta không đơn thuần chỉ có su hướng tiến tới vật chất no đủ. mà bên cạnh đó, còn cần thiết đến những vai trò của tinh thần. Văn Chương là một loại hình nghệ thuật được ví như là món ăn tinh thần cho nhu cầu đó. Vì vậy mà ngày càng nhiều có những con người đem tài năng và tâm huyết của mình kiến tạo những món ăn ấy cho nhân loại.
    2. Tôi xin phép mở rộng vấn đề bằng một ví dụ nho nhỏ, đó là ví dụ về loài chim. Cụ thể nói về loài Chim Vẹt và Chim Yến.
    Chim Vẹt có thể bắt chước được tiếng người qua một thời gian nào đó. Và tiếng hót của nó có thể làm vui tai chủ nhân của nó, đồng thời có thể mua vui cho nhiều người bởi tiếng hót đã được dị dạng bởi sự bắt chước của tiếng người. Còn loài Chim Yến, nó sống cô độc riêng lẻ nơi nghìn trùng vách đảo giữa trùng khơi. Ngày đêm chúng tự chắt máu mình làm tổ, xây nên những tổ ấm bằng chính máu thịt của mình. Dẫu nhỏ bé nhưng là máu thịt, và chúng không hề so cùng ai kiểu dáng, tự do tự tại hót giữa trời xanh. Và chúng cũng không thể ngờ rằng, cái nhỏ nhoi mà chúng chắt ra từ máu thịt của mình đã trở thành quà tặng cho cả nhân gian.
    Tóm lại, loài Vẹt cũng như loài Yến, mỗi loài đều có cách thức riêng biệt trong quá trình thể hiện khả năng ảnh hưởng của mình trong trời đất. Không thể vì loài chim Yến cho nhân gian những tổ Yến quý giá mà khinh khi loài Vẹt chỉ biết múa vui và bắt chước giọng người!
    3. Trở lại vấn đề ban đầu, tôi nghĩ rằng, Nguyễn Hữu Hồng Minh hay Văn Cầm Hải - đều là những người cầm bút bởi CÁI TÂM, CÁI TẦM & CÁI TÀI của họ. Mỗi người một vẻ, không thể đánh đồng hoặc so sánh theo lối cảm tính được. Cách thể hiện của người này khác hẳn so với người kia, đó là tư tưởng, tính cách của mỗi con người. Nếu trong chúng ta, đều có một chuẩn mực nào đó đã được định hình trong cách nghĩ, cách cảm và cách đánh giá về những Tác gia văn học, thì vấn đề bạn hỏi sẽ trở nên dễ dàng rất nhiều. Vì thế, sẽ là cảm tính và thiếu cơ sở nếu chúng ta chỉ nhìn nhận vấn đề trên phương diện nổi của các tác giả đó. Chân lý thuộc về mọi người và cái gì vượt qua được sự khắc nghiệt của Thời gian, cái đó sẽ có cơ hội tiến tới sự bất tử.
    4. Kết thúc vấn đề, tôi xin được mượn lời một nhà phê bình văn học Trung Quốc rằng, nhân loại có thể 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa không có văn học. Thì con người vẫn sống, vẫn cười, vẫn khóc và vẫn yêu thương nhau, lấy nhau và sinh con đẻ cái. Vì văn học không thể là cánh tay đủ mạnh để xoay thời đổi thế, cũng không đủ lượng từ bi như Bồ tát để cứu nhân độ thế. Nhưng thiếu đi văn học thì nhân loại sẽ trở nên khô cứng, chai lì, bàng quan, băng giá trong những góc gách của tâm hồn. Vì vậy, thiết nghĩ, nên chăng chúng ta nên dành nhiều thời gian, dành nhiều tâm huyết cho những việc bổ ích hơn như góp phần kiến tạo vẻ đẹp muôn thủa của Thi Ca, hơn là những việc thọc sâu vào thế giới riêng tư của những người đã làm nên điều vừ nói (?)...(!). Xin gửi câu hỏi cảm vấn này đến bạn Bạch, cùng toàn thể thân hữu, xem như là việc Lễ đi lễ hoàn lễ vậy.
    ********************
    Để trả lời bạn Bạch một cách nhanh chóng, tôi không có sự chuẩn bị trước, nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Có gì mong được lượng thứ và xin hồi âm trở lại. Xin trân trọng lĩnh ý các thân hữu.
    Kính!

    Nếu bây giờ bất thần em trở lại
    Ta làm sao khôn được trước tình yêu?
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn!
    Cho kẻ ngoại đạo này tham gia một chút nhé. Thú thực là đọc thơ của NHHM tôi cũng thấy thích và quả thật, thấy đồng cảm.
    Nếu bảo như thế là hay thì OK. Nhưng sao tôi thấy (bài Treo dọc) đúng là tư duy và cảm xúc theo chiều đứng thật, mà cảm xúc lại đứng ở đáy (tương đối thôi nhé),mà lại rất "nặng", con tư duy duy lý lại đứng cao hơn (chưa đến đỉnh, theo tôi). Về mặt treo dọc, bài thơ thành công. Về mặt lay động người đọc, cũng có thể nói như vậy. Nhưng nếu bảo nó là độc đáo, theo tôi, là chưa. Nếu các bạn đọc truyện của Nguyễn Bình Phương hay Phan Thị Vàng Anh, sẽ thấy sự đồng điều. Như vậy chưa hẳn là độc đáo.
    Thứ hai, thơ gọi là hay, còn phải là sự dao động rộng của tư duy, cảm xúc theo nhiều chiều, để phát hiện các ý bất ngờ, và các cách thể hiện độc đáo.
    Còn nói về hình thức thể hiện, tôi thấy hao hao như một số nhà thơ, tạm gọi là hiện đại khác.
    Tuy nhiên, như vậy cũng có thể gọi là hay và sáng tạo, so với nhiều cây bút khác.
    Đây hoàn toàn là cảm nhận cá nhân của một người chưa học qua bất cứ trường lớp nào về thơ văn, nếu có gì hồ đồ, mong lượng thứ.
    Thân!
    Nhahk
  9. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    He he, chú Tuấn mấy hôm nay chạy đâu thế?
    Cháu lên chẳng hỏi được ai, đang chán, định bỏ cái trang thơ thẩn này đi mấy hôm đây!
    Dạ, chú chưa có ý định viết gì thì viết làm gì? Cháu chỉ thích đọc những gạch đầu dòng thôi. Chứ đọc như thế này. Ngại quá.
    (Để lúc khác zậy, chào các bác nhá)
    Bibliophile tập sự
  10. bach

    bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Về bài Cát lầy của NHHM (báo Thanh Niên) đăng trên Lao động cuối tuần trước:
    Tôi đọc thấy từ suy nghĩ của em
    Những ước mơ bình dị nhưng lớn lao
    Một cuộc đời tương xứng như giá trị của một cuộc đời
    Lửa phải cháy, ngày tháng trôi
    Và con người phải sống cho ra một Con Người
    Ở thế kỷ khốn khó này
    Lửa không cháy, thời giờ không trôi
    Bóng tối và cát lầy
    Mặt trời hoen gỉ
    Dòng nhựa phản lực
    Viết như loài cầm thú?
    Hát như tiếng thép câm trong lửa?
    Hay ước mơ của em quá lạ kì ư?
    Khi cuộc đời tương xứng như giá trị của cuộc đời
    Con người phải sống cho ra một Con Người?
    Những năm 2000.
    Này, tôi đã sống xứng đáng với giá trị mình chưa? Bao nhiêu lần tôi tự hỏi. Và trả lời: Tôi bé tí trong giá trị mình. Và nói chung chúng ta đều thế cả: Lũ chúng ta bé tí trong giá trị mình. Tôi cho rằng: mỗi một lứa tuổi là một giá trị. Nhiều khi chúng ta cứ để tháng ngày trôi, giá trị đó qua đi và ta không sống trọn hẹn với giá trị đó. Những điều ta đạt được không tương xứng với những năm tháng tuổi trẻ một đi không trở lại này. Đó là khi cuộc đời ta chưa tương xứng với giá trị của cuộc đời. Thế thì ta sống cho ra một Con Người thế nào được? đành ngậm ngùi: con người phải sống cho ra một Con Người. Khó lắm. Phải nhiều nhiệt tình lắm, mà nhiều lúc tôi thấy mình như tháng ngày trôi. Không buồn, không vui?
    Này, hãy nghe:
    Lửa phải cháy, ngày tháng trôi
    Và con người phải sống cho ra một Con Người.
    Tôi nhập tâm câu này rồi đấy. Còn bạn, bạn thuộc chưa?
    Bibliophile tập sự

Chia sẻ trang này