1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trị liệu tâm lý - một phương pháp không còn là mới mẻ ở VN

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dinhhungtt, 08/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Trị liệu tâm lý - một phương pháp không còn là mới mẻ ở VN

    Thuật ngữ ?otrị liệu tâm lý? được dịch từ Psychotherapy (spycho - tâm lý, therapy - điều trị). Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1872 trong cuốn sách ?oẢnh hưởng của tâm lý lên cơ thể? của D.Tuke. Mặc dù với lịch sử rất lâu đời nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong định nghĩa và hiện tại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trị liệu tâm lý của các tác giả khác nhau ở các trường phái khác nhau {20, 28}
    Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra các định nghĩa chung nhất, triết chung nhất.
    Trị liệu tâm lý hay tâm lý trị liệu pháp (Psychotherapy) khác với trị liệu y sinh học (Biomedical Therapy) và cũng khác với các kỹ thuật điều chỉnh hành vi khác như phẫu thuật tâm lý (Psycho surge?Try) hay tâm dược trị liệu (Psychodrug therapy).
    Nếu sử dụng mô hình máy tính để mô phỏng hoạt động của bộ não, ta có thể nói rằng những vấn đề về tâm trí hoặc có thể xảy ra trong phần cứng (thành phần, cấu trúc) hoặc ở phần mềm (các chương trình). Hai hướng điều trị chủ yếu đối với các chứng rối nhiễu tâm lý nhằm vào phần cứng hoặc phần mềm là trị liệu y sinh và trị liệu tâm lý. Để hiểu được rõ hơn trị liệu tâm lý, ta cũng cần phải hiểu trị liệu y sinh để có thể phân biệt rõ ràng hai liệu pháp này.
    - Liệu pháp y sinh học: Nhằm trực tiếp vào việc thay đổi phần cứng ?" phần cơ chế bộ phận vận hành hệ thống thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và chuyển hóa? Những liệu pháp điều trị y sinh học nhằm thay đổi các hoạt động của não bộ với sự can thiệp của thuốc (hoá chất) hoặc vật lý. Chỉ có những nhà tâm thần học và các chuyên gia y học (bác sĩ) mới có quyền tiến hành điều trị y sinh học.
    - Liệu pháp tâm lý nhằm thay đổi phần mềm - đó là thay đổi cảm xúc, cảm giác, nhận thức - hành vi, những yếu tố đang duy trì trạng thái tâm lý bất ổn của cá nhân. Đó là quá trình tương tác qua lại giữa nhà trị liệu (với tư cách người thầy có kỹ năng, kinh nghiệm, được huấn luyện) và thân chủ (là chủ thể đang có những vướng mắc không thể tự giải quyết được). Trong đó, nhà trị liệu lắng nghe, thấu hiểu, nhạy cảm với những vấn đề của thân chủ, thông qua mối quan hệ đồng cảm. Bằng kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, nhà trị liệu giúp tháo gỡ, giải toả những vướng mắc trói buộc về cơ thể, xúc cảm tình cảm, tư tưởng nhận thức do những stress, nếp nghĩ, thói quen tập nhiễm tạo ra. Các liệu pháp tâm lý bao giờ cũng liên quan tới việc sử dụng một hệ thống những biện pháp, những ?okỹ thuật? tác động, điều chỉnh tiếp cận theo hướng động thái tâm lý, nhận thức ?" hành vi, hiện tượng học hay hoạt động liên cá nhân? để đạt được những hiệu qủa nào đó lên một chứng bệnh hoặc một rối nhiễu tâm trí. Tuy nhiên có những ràng buộc về mặt pháp lý và nghề nghiệp liên quan tới việc thực hành các kỹ thuật trị liệu tâm lý {7, 32}.
    Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, chính xác hơn, liệu pháp tâm lý chính là những biện pháp, kỹ thuật trị liệu nào đó đã được chấp nhận và được thực hiện bởi những người có chuyên môn hoặc đã qua những lớp đào tạo, huấn luyện với những ràng buộc đạo đức, nghề nghiệp ?" pháp lý.
    Về mặt ngôn ngữ, có thể khái niệm ?otrị liệu tâm lý? có điểm khác so với ?oliệu pháp tâm lý? nhưng ở Việt Nam và trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm ?otrị liệu tâm lý? và ?oliệu pháp tâm lý ?với nghĩa như nhau.
    2. Lịch sử, sự hình thành và phát triển của trị liệu tâm lý
    2.1.Sự hình thành và phát triển trị liệu tâm lý trên thế giới
    Cách đối xử, chữa trị các chứng bệnh rối nhiễu hay rối loạn tâm lý thay đổi theo sự thay đổi nhận thức của con người về bệnh tâm trí và có những nét khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau.
    Lịch sử chữa trị các chứng tâm bệnh đã chứng kiến những cảnh đói xử thiếu tình ngườiđối với các bệnh nhân có những rối loạn tâm trí.
    Ở Tây Âu, vào thế kỷ XIV, do dân số tăng nhanh và sự di cư ồ ạt tới các thành phố lớn đã tạo ra thất nghiệp nghèo đói, tội phạm và đặc biệt rối loạn tâm trí. Vào năm 1430, bệnh viện London St.Mary của Bethehem đã tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên có rối loạn về tâm lý .Ở đây, những bệnh nhân này bị xiềng xích và bị chế diễu trước đám đông. Họ phải chịu cách điều trị thiếu tính người.
    Vào thế kỷ XV, ở Đức, thuật ngữ MAD do Devil đưa ra có nghĩa là những người đã bị qủy thần lấy mất lý trí. Theo toà án giáo hội, người có rối loạn tâm lý sẽ bị hành hạ. Quan niệm và thái độ sai lầm này đã lan ra khắp Châu Âu. Những người rối loạn tâm trí đựơc ?ochữa? bằng cách bị nhốt, bị đối xử như những con vật, bị hành hạ đau đớn cho đến chết hoặc bị truy bức như nhân chứng của ma quỷ.
    Năm 1962, ở thị trấn Massachusetts, có một số phụ nữ trẻ bị co giật, ngất và buông nôn. Họ có cảm giác đau tức, khó thở, hay bay trong không khí. Những triệu chứng kì lạ này bị coi là do ma quỷ, thầy phù thủy sai khiến và kết quả là hơn hai mươi người đã bị hành hình.
    Cuối thế kỉ XVIII, nhận thức rối loạn tâm trí như là một bệnh tâm thần mới xuất hiện ở Châu Âu. Bác sĩ người Pháp ?" Philippe Piner đã viết vào năm 1801: ?oKhác xa với người phạm tội đáng bị trừng phạt, người rối loạn tâm trí là người bệnh và họ có trạng thái đau khổ của con người. Họ nên được điều trị bằng phương pháp đơn giản nhất để phục vụ lý trí cho họ (Zilboorg & Henry, 1941). Năm 1818, Reie, bác sỹ, nhà giải phẫu học đã chủ trương sử dụng liệu pháp tâm lý như là một hướng điều trị tích cực.
    Tại Hoa Kỳ, những người bị rối loạn tâm trí bị hạn chế về quyền được bảo vệ, quyền được an toàn trước cộng đồng. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, khi tâm lý học được xem như là nghành học chiếm được niềm tin và sự kính trọng thì trị liệu tâm lý được coi là một chiến lược chữa trị quan trọng. Các chứng rối loạn tâm trí được xem là những bệnh có nguồn gốc tâm lý và xã hội có thể được điều trị bằng vệ sinh tâm lý như các bệnh lây nhiễm đã được điều trị bằng vệ sinh thân thể {7, 34}.
    Xã hội phương Tây hiện đại ngày càng xem các chứng rối loạn tâm trí như là hậu quả của những ứng xử cá nhân do những kiểu thất bại nào đó trong các mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng hay xẫ hội. Do vậy việc chữa trị muốn có hiệu quả phải tính đến các yếu tố tâm lý này và cố gắng tìm kiếm, phát triển những liệu pháp tâm lý phù hợp.
    Còn quan điểm ở Châu Phi nhấn mạnh đến tính chất nhóm, cộng đồng hợp tác, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tồn tại bộ lạc, tính hoà nhập với thiên nhiên và trách nhiệm tập thể. Việc điều trị những người rối loạn tâm trí được thực hiện bằng cách tách họ ra khỏi cộng đồng là trái với tư duy của nhiều nền văn hóa không phải Châu Âu. Trong số các nền văn hóa Châu Phi, việc chữa bệnh luôn diễn ra trong bối cảnh xã hội, liên quan đến niềm tin của con người bị đau khổ, đến gia đình, đến lao động và hoàn cảnh sống.
    Trong nhiều nền văn hóa, việc điều trị các chứng bệnh tâm lý liên quan đến tôn giáo, phép phù thuỷ, ma thuật, bùa chú và các nghi thức được thực hiện khá huyền bí bởi các thầy lang hoặc thầy cúng? Các nghi lễ chữa bệnh dân gian đã sử dụng yếu tố tượng trưng, thần bí và nghi thức, truyền niềm tin và ý nghĩ cảm xúc đặc biệt vào quá trình điều trị. Do đó làm tăng tính chịu ám thị và có thể có tác dụng nào đó ảnh hưởng tới các tác nhân đang duy trì bệnh.
    Một vài trong số những quan điểm không phải của Phương Tây này đã bắt đầu theo hướng thực hành của Phương Tây. ảnh hưởng của khái niệm mang tính tương tác xã hội và nhấn mạnh vào bối cảnh gia đình và nâng đỡ của cộng đồng là hiển nhiên trong những tiếp cận mới, nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới nâng đỡ và liệu pháp gia đình.
    Như vậy trong lịch sử, những quan điểm về bệnh tâm thần và ứng sử lệch lạc chịu ảnh hưởng của cách giải thích về tôn giáo, xã hội chính trị trong các nền văn hoá và của cách giải thích về tôn giáo, xã hội chính trị trong các nền văn hoá và các thời đại khác nhau. Việc xuất hiện các quan điểm về người bệnh như bệnh tâm thần, đã dẫn tới việc điều trị mang tính nhân đạo ham và dẫn tới việc cho nhập viện tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần.


    (còn nữa)
  2. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    2.2. Sự hình thành và phát triển trị liệu tâm lý ở Việt Nam.
    Ở Việt Nam cho đến nay chuyên ngành tâm lý học lâm sàng vẫn đang còn là một chuyên ngành rất mới mẻ. Đặc biệt là việc chữa trị bằng liệu pháp tâm lý chưa phát triển. Đối với đa số người dân Việt Nam còn mơ hồ về khía niệm trị liệu tâm lý, họ chưa tin trị liẹu bằng các liệu pháp tâm lý lại có thể khỏi được một số bệnh rối nhiễu. Tuy nhiên từ năm 1989 với sự ra đời của trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (NT), hàng loạt các phòng khám và chữa trị bằng liệu pháp tâm lý dược mở ra ở các bệnh viện. Và người ta càng sử dụng nhiều liệu pháp tâm lý trong việc điều trị các rối loạn tâm lý hơn. Tuy nhiên hiện tại chúng ta vẫn chưa có những chương trình đào tạo cư nhân hay thạc sỹ tâm lý lâm sàng. Vì vậy hầu hết các chương trình tâm lý liệu pháp đều do các bác sỹ y khoa hay tâm thần đảm nhiệm và cũng chỉ mới chỉ thực hiện đơn lẻ, chưa thành hệ thống bài bản.
  3. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Vai trò khác nhau của các nhà trị liệu chuyên nghiệp
    Trong quá trình trị liệu, nhà tâm lý trị liệu không làm việc đơn lẻ mà thường phối hợp với các chuyên gia khác như bác sỹ tâm thần, nhà tư vấn tâm lý, ? thành một ekíp điều trị. Mặc dù mục tiêu của trị liệu có thể giống nhau nhưng vai trò của các nhà trị liệu chuyên nghiệp có những điểm khác nhau.
    - Nhà tư vấn tâm lý: thường là các nhà tâm lý chuyên nghiệp. Họ có thể giúp đỡ thân chủ giải quyết các vấn đề có liên quan đến như định hướng nghề nghiệp, giáo dục con cái, xung đột gia đình, học tập, lạm dụng thuốc,? Những chuyên gia này thường làm việc tại các văn phòng tư vấn, các trung tâm nghiên cứu.
    - Các bác sỹ tâm thần: là những người được đào tạo tại trường đại học Y, đi sâu vào chuyên khoa tâm thần trong những năm cuối của khoá học. Có một số khoá đào tạo chuyên biệt sau đại học với các chuyên đề về rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm trí,? Việc đào tạo các bác sỹ tâm thần gắn liền nhiều hơn với cơ sở y sinh học của các vấn đề tâm lý và là nhà trị liệu duy nhất có quyền kê đơn thuốc hoặc tiến hành các liệu pháp y sinh học.
    - Các cán sự tâm thần xã hội: là những người chăm sóc sức khoẻ tâm thần, được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường cán sự xã hội để chuẩn bị làm việc bên cạnh các nhà tâm thần học và tâm lý lâm sàng. Tuy nhiên khác với các nhà tâm thần học và tâm lý lâm sàng, các cán sự xã hội này được đào tạo để đánh giá khía cạnh xã hội của các vấn đề về con người, vì vậy họ có thể phải tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình khi điều trị hoặc ít nhất được biết về hoàn cảnh công việc và hoàn cảnh gia đình thân chủ.
    - Nhà tâm lý lâm sàng: là những người sau khi lấy bằng cử nhân tâm lý đi sâu vào chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng. Họ có kiến thức chuyên sâu về đánh giá, chẩn đoán và điều trị những rối nhiễu tâm lý hay rối loạn tâm trí. Các nhà tâm lý lâm sàng thường làm việc với các chuyên gia tâm thần tại các bệnh viện hay các trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh. Tuy nhiên họ có hiểu biết sâu hơn về tâm lý học, các kỹ năng đánh giá và nghiên cứu thường rộng hơn các nhà tâm thần học. Các kỹ năng trị liệu tâm lý này cũng được đào tạo chuyên ban các nhà tâm thần học. Ngày càng công việc của nhà tâm lý học lâm sàng và tâm thần học càng giống nhau hơn và để nâng cao hiệu quả điều trị họ thường cần đến nhau trong một chương trình can thiệp phối hợp.
  4. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Mục tiêu, nhiệm vụ của trị liệu tâm lý
    Những người bệnh đến với nhà trị liệu với hàng loạt những triệu chứng như lo âu, ám sợ, đau bụng không có nguyên nhân thực thể,? và yêu cầu đối với nhà trị liệu là tác động làm giảm hoặc loại bỏ những triệu chứng đó. Nhưng muốn loại bỏ triệu chứng cần tìm hiểu những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh duy trì rối nhiễu. Nhiều khi muốn loại bỏ những rối nhiễu này cần phải thay đổi sâu sắc về thói quen, cách sống của người bệnh hay thay đổi sự tác động của môi trường mà trước đó đã gây ra triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trị liệu tâm lý không chỉ cần làm giảm hoặc làm biến mất những triệu chứng bất thường của người bệnh, khôi phục lại chức năng tâm lý bình thường vốn có của họ mà còn cần ngăn chặn khả năng mắc lại bệnh trong tương lai.
    Chính vì vậy, mục tiêu của trị liệu tâm lý được xác định là một t hợp những yêu cầu với các mức độ khác nhau. Cụ thể là :
    - Làm giảm hoặc biến mất triệu chứng.
    - Điều chỉnh, xây dựng lại những mối quan hệ nhân cách bị rối nhiễu.
    - Phát triển các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề nằhm tạo khả năng thích nghi tốt nhất trong môi trường bệnh nhân đang sống.
    Đấy cũng chính là những tiêu chuẩn để đánh giá kết quả trị liệu.
  5. lmh_h

    lmh_h Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    3.272
    Đã được thích:
    0
    theo tớ , chuyện trị liệu tâm lý thì không còn mới mẻ nhưng không hề chuyên nghiệp . hôm qua tớ xem kênh VTCV6 ( truyền hình CÁP ấy ) đang chiếu chương trình này , 1 bác sỹ ,1 bức tranh và cả bệnh nhân là đứa bé nữa===>> hoàn toàn phản khoa học ! tất cả các phương pháp trị liệu tâm lý đều phải giữ bí mật cho bệnh nhân ... (công nhận chuối thật )
    Được lmh_h sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 08/01/2006
  6. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Về nguyên tắc bí mật trong tham vấn hay trong trị liệu thì cũng rứa như nhau cả! Về điều này thì cũng xin đưa ra nguyên tắc này như sau:
    Giữ bí mật là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng, nhưng khi nào chúng ta không giữ bí mật:
    - Khi trong vấn đề của thân chủ thấy có dấu hiệu liên quan đến tính mạng của con người: tính mạng của thân chủ, tính mạng của người khác (ví dụ như...tự tử hay giết người nhiều khi xảy ra bất ngờ ở những người mắc các chứng hoang tưởng hay ám ảnh....)
    - Khi ra toà án: sự việc có liên quan đến pháp luật. toà án yêu cầu những thông tin của nhà tâm lý.
    Tiếc là tớ không được coi TV nên cũng chả hiểu làm sao
  7. ducbum

    ducbum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    đình hưng tt có phải là đình hưng toán tin quê vĩnh yên ko nhỉ ?
  8. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    hic hic...rất tiếc....mình là ĐINH HÙNG không phải là đình hưng! Hiện đang học nhân văn !
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tô pic rất có giá trị lý thuyết. Để nó có giá trị thực tế, bạn có thể thêm những ví dụ minh hoạ. Sẽ rõ ràng và có sức thuyết phục hơn.
    Những thuật ngữ như "tập nhiễm:" khá là bí hiểm. Giải thích là nó từa tựa như "hình thành thói quen" có lẽ gần gũi hơn.
    Cũng có thể nói thêm về mối liên hệ giữa liệu pháp y sinh và liệu pháp tâm lý. Liệu pháp tâm lý nhiều khi có thể có tác dụng làm thay đổi phần cứng như liệu pháp y sinh.
    Cũng nên làm mềm hoá và bớt cứng nhắc đối với những người được phép trị liệu. Điều chỉnh thói xấu ở một người bình thường, đôi khi cũng là trị liệu tâm lý.
    Các bệnh tâm thần nên được nhìn nhận bình thường hơn, đừng quá nhìn nó một cách ghê gớm, thiếu thân thiện. Đôi khi, nó là do một sự bất thường trong "phần cứng", điều này cũng như đau dạ dày hay gãy chân thôi.
    Chúc bạn "nổi đình nổi đám" ở Box Tâm lý.
    Thân.
    [
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 03/02/2006

Chia sẻ trang này