1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRÍ TUỆ CẢM XÚC hay EI (Emotional Intelligence) và chỉ số EQ/ Các vấn đề về năng lực chế ngự , trầm

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 07/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    TRÍ TUỆ CẢM XÚC hay EI (Emotional Intelligence) và chỉ số EQ/ Các vấn đề về năng lực chế ngự , trầm cảm và khắc phụct

    Các xúc cảm có thể có trí tuệ không?

    Để hiểu rõ một sự giáo dục như vậy là thế nào, chúng ta phải quay sang những nhà lý thuyết khác tiếp bước theo Gardner, đặc biệt là nhà tâm lý học Peter Salovey ở Yale, người nghiên cứu rất cụ thể người ta có thể làm cho các cảm xúc mang tính trí tuệ như thế nào. Lối làm này không mới; không những không thấy có những mâu thuẫn giữa "xúc cảm" và"trí tuệ" một số người bảo vệ IQ đã nhiều lần còn đưa các xúc cảm vào lĩnh vực trí tuệ. Chẳng hạn, E.LThorndike, một nhà tâm lý học xuất sắc đã góp phần quảng bá khái niệm IQ trong những năm hai mươi và ba mươi, cho rằng cái mà ôg gọi là trí tuệ "xã hội" tức là năng lực hiểu người khác và "hành động khôn ngoan trong những liên hệ cn người" là một phần IQ ở mỗi cá nhân. Nhiều nhà tâm lý học thời đó còn nói mạnh hơn rằng trí tuệ xã hội là một năng lực điều khiển người khác, đưa họ tới chỗ làm những gì mình mong muốn dù họ muốn hay không. Nhưng không một quan niệm nào trong những quan niệm ấy có ảnh hưởng tói các nhà lý thuyết về IQ cả, và năm 1960 một cuốn giáo khoa quan trọng về các trắc nghiệm trí tuệ đã quả quyết rằng trí tuệ xã hội là một khái niệm "vô ích".
    Nhưng trí tuệ cá nhân không thể bị bỏ qua, vì nó đông thời tham dự vào trực giác và lương tri. Chẳng hạn, khi nhà tâm lý học Robert Sternberg yêu cầu những đối tượng của mình mô tả được "người có trí tuệ" thì một trong những nét thường được kể tới nhiều nhất là năng lực làm chủ trên thực tế đối với những liên hệ con người. Một cuộc khảo sát có hệ thống hơn đã đưa ông tới cùng một kết luận với Thorndike, tức là trí tuệ xã hội vừa là nét riêng biệt của những năng lực ở nhà trường , vừa là cái căn bản trong đời sống hàng ngày. Trong những hình thức trí tuệ thực sự cần thiết, chẳng hạn, trong đời sống nghề nghiệp, có thể kể ra hình thức tế nhị cho phép một ông chủ tốt hiểu được điều người ta không nói ra.

    Từ mấy năm nay, ngày càng có nhiều nhà tâm lý học cho rằng IQ chỉ là một vùng hẹp của những năng lực ngôn ngữ và toán học, vè nếu những kết quả tốt trong những trắc nghiệm về trí tuệ cho phép tiên đoán một thành công ở nhà trường, thì những kết quả này ngày càng ít quan trọng, khi những con đường của cuộc đời rời khỏi lĩnh vực hạn chế ấy. Những nhà tâm lý ấy, trong đó có Sternberg và Salovey, tán thành một quan niệm rộng hơn về trí tuệ, và họ cố đưa ra công thức của nó theo những gì là cần thiết để thành công trong cuộc đời. Đường hướng nghiên cứu này lại làm sáng tỏ một lần nữa vai trò hàng đầu của trí tuệ "cá nhân" hay xúc cảm.

    Salovey tập hợp những hình thức trí tuệ cá nhân do Gardner đề xướng vào một định nghĩa cơ sở về trí tuệ cảm xúc, mà ông phân thành năm lĩnh vực chính.

    1. Sự hiểu biết về các xúc cảm.

    Ý thức về bàn thân - tức là có thể nhận biết các xúc cảm của mình - là cơ sở của trí tuệ cảm xúc. Nhưng chúng ta sẽ thấy ở sau, năng lực này có ý nghĩa căn bản đối với sự hiểu biết bản thân và trực giác tâm lý. Kẻ nào bị mù về những gì mình cảm nhận được sẽ bị phó mặc cho những tình cảm của mình. Trái lại, những người có thể sống tốt hơn cuộc đời của mình thì thấy rõ được hơn những hậu quả sâu kín của các quyết định của mình, dù đó là chọn người bạn đời hay một nghề.

    2. Làm chủ các xúc cảm của mình

    Năng lực làm cho những tình cảm của mình thích nghi với mỗi hoàn cảnh phụ thuộc vào ý thức về bản thân. Ở phần sau, chúng ta sẽ thấy người ta tự trấn an tinh thần của mình, thoát khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ của mình như thế nào, cũng như thấy được hậu quả tiêu cực của tình trạng không đạt tới điều đó. Những người không có năng lực tâm lý căn bản này thường xuyên phải đấu tranh chống lại những tình cảm nặng nề. Những ai có năng lực đó thì chịu được một cách vô cùng tốt những thất bại và những sự trái ý mà cuộc đời dành cho mình.

    3. Tự thúc đẩy

    Chúng ta sẽ thấy cần phải hướng dẫn các xúc cảm của mình để tập trung chú ý, tự kiềm chế và tự thúc đẩy. Sự kiểm soát các xúc cảm của mình - tức là có thể trì hoãn sự thoả mãn những ham muốn của mình và đè nén những xung lực - là cơ sở của mọi sự hoàn thiện. Chúng ta sẽ thấy rằng năng lực tự đặt mình vào trạng thái "uyển chuyển" tâm lý cho phép làm những điều xuất sắc. Những người có năng lực này nói chung là hết sức có hiệu quả trong mọi lĩnh vực mình đang làm.

    4. Nhận biết các xúc cảm của người khác

    Sự đồng cảm, một năng lực khác dựa vào ý thức về bản thân là yếu tố căn bản của trí tuệ quan hệ cá nhân. Những người đồng cảm tiếp nhận nhạy cảm nhất những tín hiệu chỉ ra những nhu cầu và mong muốn của người khác. Những người đó có năng khiếu về dạy học, mua bán, quản lý và những nghề lấy lợi ích người khác làm đầu.

    5. Sự Làm chủ những liên hệ con người

    Biết giữ những liên hệ tốt với người khác, đó là biết được phàn lớn việc điều khiển các cảm xúc của mình. Những người biết làm cho mình được lòng mọi người, biết lãnh đạo và hướng dẫn một cách có hiệu quả những liên hệ của mình với người khác đều có sự làm chủ này ở mức cao nhất. Họ thành công trong mọi công việc dựa vào những quan hệ hoà hợp.

    Tất nhiên, những năng lực này có khác nhau từ người này sang người khác. Chẳng hạn, một số người có thể chế ngự sự lo lắng của mình, nhưng không biết làm dịu những sự lo lắng của một người khác. Nhiều yếu tố nơ ron chắc chắn là nguồn gốc của những sự khác nhau ấy, nhưng như chúng ta sẽ thấy, bộ não có một sự co giãn rất lớn và nó thường xuyên học hỏi. Có thể bù đắp những khuyết điểm này; ở một mức độ nào đó, mỗi năng lực ấy bao hàm một tập hợp những thói quen và những phản ứng mà người ta có thể thay đổi cho tốt hơn, miễn là chịu khó làm như vậy.
    (Còn tiếp)
    Nguồn : Trí tuệ cảm xúc - Daniel Goleman
  2. Washabee

    Washabee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    4.295
    Đã được thích:
    0
    1 người ko kiềm chế được cảm xúc, đôi khi còn ko làm chủ được cảm xúc, lúc nào cũng bộc lộ cảm xúc dù biết như thế là ko nên....thì có bị coi là ngốc và thiểu năng ko?
  3. Prince-of-Percia

    Prince-of-Percia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/09/2001
    Bài viết:
    3.136
    Đã được thích:
    0
    Người đấy là em hả nếu là em thì có thể là hơi cuồng nhiệt...còn ai khác thì có thể coi là ngốc
    Được Sirius_Black sửa chữa / chuyển vào 01:24 ngày 08/03/2005
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    He he, theo như tớ hiểu và nghĩ là chjắc chắn ấy, là mức độ cảm xúc cũng phụ thuộc vào khả năng trí tuệ. Kẻ thiếu trí não một chút thì mức độ cảm xúc sẽ khác nhiều, không cảm thấy cái vinh quang của chiến thắng cũng như cái nhục nhã của thất bại như người thông minh. Đấy là những kẻ chả biết đến nỗi buồn thật sự (có vẻ hay) nhưng cũng không bao giờ có niềm vui lớn nào cả. Mặc dù những người kém trí tuệ thì cảm xúc hơi... ít như vậy nhưng lại rất dễ bị cảm xúc đièu khiẻn đấy Washabee ạ
  5. 4voimamut4

    4voimamut4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của dumb thật là hay và có cơ sở khoa học, theo tôi dù cho bạn có chỉ số IQ cao nhưng chỉ số EQ của bạn thấp thì bạn sẽ khó thành công được trong cuộc sống! Còn để kiềm chế cảm xúc thì không phải là chuyện dễ dàng đâu, vì có thể lúc này bạn làm được điều đó nhưng lúc khác bạn lại kêu ầm và than khóc vì nhứng lý do khác, thật là khó nhưng không có nghĩa là không làm được nếu bạn chịu khó và quyết tâm thì bạn sẽ luyện được thôi !!! Đó chính là nhiệt huyết cao độ của bạn khi thật sự mong muốn ở bản thân và quyết tâm giải quyết bằng được điều mình mong muốn và sửa tất cả những gì mình đã làm sai trước đó. Dám nghĩ và dám làm và làm đến cùng đó là chỉ tiêu của những người thành đạt!
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm xúc đã nổ ra thì không nên kìm hãm nó quá bằng cách nén lại. Nếu không sẽ phải trả giá (Theo Freud). Thông minh hơn, nên chuyển hướng sự bùng nổ của nó bằng nhiều cách khác nhau.
    Còn để không có những cảm xúc không thích hợp, không đúng mức thì cần phải hiểu những cảm xúc do đâu và chặn chúng ngay từ lúc chúng mới nhăm nhe hình thành. Phần sau của tô pic này, mình sẽ viết về các cách để chế ngự sự giận dữ, lo sợ...
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    IQ và trí tuệ cảm xúc: Những kiểu loại thuần tuý
    IQ và trí tuệ cảm xúc không loại trừ lẫn nhau, mà chỉ là khác nhau. Tất cả chúng ta đều có một sự pha trộn giữa trí tuệ lý trí và trí tuệ cảm xúc; những người có IQ cao nhưng trí tuệ cảm xúc thấp(hoặc ngược lại) là tương đối hiếm, tuy người ta vẫn nghĩ khác đi. Trên thực tế, có một mối liên hệ nào đó giữa IQ và một số mặt của trí tuệ cảm xúc, nhưng hai thực thế này rất độc lập với nhau.
    Trái với IQ, không có những trắc nghiệm đơn giản để đo trí tuệ cảm xúc,và có lẽ sẽ không bao giờ có. Tuy tất cả những các thành tố của nó là đối tượng của những nghiên cứu quan trọng, nhưng chỉ là một số thành tố được trắc nghiệm dễ hơn. Chẳng hạn, sự đồng cảm có thể được nghiên cứu bằng cách yêu cầu đối tượng lý giải những tình cảm của một người khác từ biểu hiện trên gương mặt. Nhà tâm lý học Jack Block đã hoàn chỉnh một trắc nghiệm để đó cái được ông gọi là "sự uyển chuyển của cái tôi", một khái niệm hoàn toàn giống với trí tuệ cảm xúc. Nhờ có trắc nghiệm này, ông đã có thể so sánh hai kiểu lý thuyết thuần tuý: một người có IQ cao và một người được phú cho những năng lực xúc cảm lớn. Những sự khác nhau là rõ ràng. Người thứ nhất (không có mọi trí tuệ cảm xúc) gần như là một biếm họa về trí tuệ, người đó thành thạo ở mọi cái động tới lĩnh vực trí tuệ, nhưng vụng về trong đời sống riêng tư. Giữa đàn ông và đàn bà có hơi khác nhau. Đúng thế, đàn ông có IQ cao thường có rất nhiều trọng tâm chú ý và những năng lực trí tuệ nổi bật. Họ có nhiều tham vọng, thích làm việc có thể đoán trước, kiên trì và phần nào có xu hướng quan tâm tới bản thân mình. Họ cũng có thể có óc phê phán và chiều ý, hay bắt bẻ và tự kìm chế, vụng về về tính dục và về sự nhạy cảm, ít bộc lộ và dửng dưng,tẻ nhạt và lạnh lùng về những cảm xúc của mình.
    Ngược lại, những người đàn ông có một trí tuệ cảm xúc lớn thường phát triển dễ dàng trong đời sống xã hội. Họ cởi mở và vui chuyện, ít căng thẳng và không nghiền ngẫm mấy về những mối bận tâm của mình, sẵn sàng giúp đỡ và gánh vác trách nhiệm của mình, và họ thường có những nguyên tắc cá nhân khá mạnh. Họ tỏ ra dễ thiện cảm và ân cần. Đời sống tình cảm của họ phong phú nhưng được kiềm chế: họ cảm thấy thoải mái trong đời sống riêng tư và cộng đồng.
    Người đàn bà có IQ cao thuộc kiểu "thuần tuý" tự tin vào những năng lực trí tuệ của mình, diễn đạt dễ dàng, quý trọng công việc trí óc, và những trọng tâm chú ý về trí tuệ và mỹ học của họ rất khác nhau nhưng họ thường hướng nội và thường có những lo âu và cảm giác phạm tội; họ do dự khi buông thả cho cảm xúc giận dữ của mình (nhưng họ làm điều đó một cách gián tiếp)
    Ngược lại, ngừoi đàn bà thuộc kiểu cảm xúc "thuần tuý" tỏ ra tự tin, thể hiện những tình cảm của mình một cách trực tiếp và tự đánh giá mình một cách tích cực. Đối với họ, cuộc sống thật có ý nghĩa. Giống như đàn ông, họ cởi mở, dễ tiếp xúc và biết điều chỉnh những cảm xúc của mình một cách đúng mực (thay vì để chúng bùng nổ và sau đó hối tiếc). Họ chịu đựng stress khác dễ dàng. Thái độ thoải mài về mặt xã hội của họ cho phép họ dễ làm quen; họ hồn nhiên và nhạy cảm. Trái với những nữ trí thức thuần tuý, họ không hoặc ít biết tới lo âu và không hay nghiền ngẫm.
    Đương nhiên, những chân dung này là ở dạng cực điểm. Nhưng chúng cho phép thấy được mỗi chiều kích này thêm những gì vào những phẩm chất một cá nhân, vì mỗi người đều có hình thức trí tuệ này hay hình thức trí tuệ kia ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn. Tuy nhiên, chính những phẩm chất"cảm xúc" làm cho chúng ta mang tính người đầy đủ hơn.
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Hãy tự biết mình
    Theo một truyện cổ Nhật bản, một võ sĩ hung hăng yêu cầu một thiền sư giải thích cho anh ta thế nào là thiên đường và địa ngục. Thiền sư đáp lại với thái độ khinh miệt:
    - Anh là một kẻ thô bỉ, ta không mất thời giờ với những kẻ thuộc loại người như anh.
    Cảm thấy bị lăng nhục, võ sĩ giận điên người và rút kiếm ra, thét to:
    - Ta có thể giết ngươi vì sự hỗn xược của ngươi.
    - Đó chính là địa ngục - thiền sư thản nhiên đáp lại.
    Kinh ngạc vì lời nói rất đúng ấy, võ sĩ bình tĩnh trở lại, đút gươm vào vỏ, chào thiền sư và cảm ơn ông vì đã soi sáng cho mình.
    - Đó chính là thiên đường - thiền sư nói thêm
    Câu chuyện này cho thấy rằng buông thả mình cho những cảm xúc và có ý thức về chúng thật khác nhau. - "Hãy tự biết mình!" - là lấy trí tuệ cảm xúc làm nền tảng: phải có ý thức về những tình cảm của mình khi chúng vừa mới xuất hiện.
    Người ta có thể ngĩ rằng những tình cảm của chúng ta tự chúng nói lên: nhưng tất cả chúng ta đều nhớ lại những tình tiết khi chúng ta không chú ý tới những tình cảm thực sự của mình, hoặc có chú ý tới nhưng quá muộn. Các nhà tâm lý gọi ý thức về tư duy của mình gọi là siêu nhận thức( métacogniton) và ý thức về những cảm xúc của mình gọi là siêu tâm trạng (metahumeur). Tôi thích nói tới ý thức về bản thân để chỉ sự thường xuyên chú ý tới trạng thái nội tâm của mình hơn. Trong ý thức hướng nội ấy, tinh thần thường quan sát và xem xét chính kinh nghiệm của mình, kể cả các cảm xúc.
    Điều đó dường như giống với cái được Freud gọi là "sự chú ý di động" mà ông từng nói với tất cả những nhà phân tích. Trong trạng thái này, tinh thần ghi lại một cách vô tư tất cả những gì đi vào phạm vi của nó, như một nhân chứng chăm chú nhưng thận trọng vẫn làm. Một số nhà phân tâm học gọi ý thức về bản thân ấy là " cái tôi chú ý" . Ý thức này cho phép nhà phân tích quan sát những phản ứng của mình đối với những lời nói của người bệnh, và những phản ứng do quá trình liên tưởng tự do làm nẩy sinh ở chính bản thân người bệnh.
    Ý thức về bản thân này dường như dựa vào một kích thích của vỏ não mới, đặc biệt là những vùng của ngôn ngữ phụ trách việc nhận biết và gọi tên những cảm xúc được gây ra. Đó không phải là một sự chú ý bị các cảm xúc cuốn theo, phản ánh một cách quá mức và cường điệu những gì nó cảm nhận, mà chủ yếu là một phương thức trung tính nhằm duy trì năng lực tự suy nghĩ của mình, ngay cả trong bão táp của những cảm xúc. William Styron mô tả một điều tương tự khi nhớ lại trạng thái trầm cảm sâu sắc của mình, ông nói rằng ông có cảm giác như "có một cái tôi thứ hai kèm theo - một "người quan sát ma" có khả năng quan sát với một sự hiếu kỳ lạnh lùng xme người kia của mình đã tự tranh cãi như thế nào, mà không dính líu gì với sự điên rồ của hắn ta.
    Dưới hình thức hoàn hảo nhất của nó, sự quan sát bản thân mình tự giới hạn vào một ý thức vô tư của những tình cảm say mê hay sôi sục. Ít nhất, đó là một lối xa rời phần nào với kinh nghiệm, một luồng ý thức phát triển bên trên hay bên cạnh luồng ý thức chính và nhận biết những sự kiện mà không bị chìm vào đó, hay bị lạc trong đó. Đó là sự khác nhau chẳng hạn, giữa việc rơi vào một cơn giận dữ giết người và ý nghĩ: "Ta đang cảm thấy mình giận dữ" trong khi giận điên người lên. Xét về mặt cơ chế nơ ron của ý thức, sự biến đổi tinh tế ấy của hoạt động tinh thần có thể cho thấy rằng các vòng mạch vỏ não mới đang chăm chú theo dõi các xúc cảm, giai đoạn đầu tiên để đi tới sự khống chế một cách thực sự. ý thức về các xúc cảm ấy là năng lực cảm xúc căn bản làm chỗ dựa cho tất cả các năng lực khác, nhất là năng lực làm chủ bản thân.
    Tóm lại, theo cách nói của John Mayer, một trong những cha đẻ của lý thuyết về trí tuệ cảm xúc, thì ý thức về bản thân có nghĩa là chúng ta đồng thời, "có ý thức" về tâm trạng tức thời của chúng ta và về những ý nghĩ có liên quan đến tâm trạng ấy. Ý thức về bản thân có thể mang hình thức một sự chú ý "khách quan" đối với những trạng thái nội tâm của mình. Nhưng Mayer nhận xét rằng tính nhạy cảm ấy cũng có thể kém vô tư hơn. KHi đó, ý thức về những cảm xúc của mình được thể hiện thành những ý nghĩ như "Lẽ ra ta không nên cảm thấy mình có những tình cảm ấy" , "Ý nghĩ này sẽ đem đến cho mình sự dũng cảm" hoặc nếu phạm vi của ý thức hẹp hơn, đó là một ý nghĩ thoáng qua, như:" Đừng nghĩ tới điều đó nữa" để phản ứng với một sự kiện đặc biệt gây khó chịu.
    Tuy có một sự phân biệt logic giữa việc có ý thức về những tình cảm của mình và việc muốn thay đổi chúng, Mayer cho rằng trên thực tế,hai thaí độ ấy thường đi đôi với nhau: thừa nhận mình đang ở trong tâm trạng hung dữ, đó cũng là muốn mình không như vậy. Nhưng sự chấp nhận này khác với những cố gắng của chúng ta nhằm chấm dứt tình trạng mình bị cuốn theo một cách bốc đồng. Khi chúng ta nói " haỹ thôi ngay" với một đứa trẻ vừa cắn một đứa bạn nó, chúng ta có thể ngăn được nó, nhưng không làm cho nó hồi tâm. Sự suy nghĩ của đứa trẻ vẫn bị điều gây ra sự giận dữ của nó ám ảnh -"Nhưng nó làm vỡ đồ chơi của cháu" - và nó không được xoa dịu. Ý thức về bản thân có một ảnh hưởng mạnh hơn tới những cảm xúc thù địch và gây hấn: biết mình cảm thấy giận dữ sẽ mở rộng các khả năng - có thể quyết định cứ để mặc nó, nhưng cũng có thể là tự giải thoát khỏi nó.
    Theo Mayer, các cá nhân chia thành ba loại khác nhau tuỳ theo quan hệ cảu mình với các xúc cảm:
    - Những người có ý thức về bản thân mình. Những người này đương nhiên có một sự tinh tế nào đó trong đời sống tình cảm của mình. Sự hiểu biết về những cảm xúc của mình đôi khi làm tăng thêm những nét nhân cách khác nữa: đó là những người độc lập, có tâm lý khoẻ mạnh, có ý thức về mức độ và nói chung có một quan niệm tích cực về cuộc sống. Khi họ ở trong tâm trạng xấu, họ không để u uất đến mức không chấm dứt được nó mà có thể nhanh chóng thoát ra. Tóm lại, tính cách chú ý của họ giúp họ chế ngự các cảm xúc.
    - Những người để mình bị những cảm xúc của mình nhận chìm.
    Họ thường có ấn tượng là không thể thoát ra khỏi những cảm xúc của mình, như thể bị chúng chỉ huy. Họ thay đổi ý và không hề có ý thức về những tình cảm của mình, đến mức bị chìm ngập vào đó và bỏ mất mọi khoảng cách. Do đó, họ chẳng làm gì mấy để thoát khỏi tâm trạng xấu của mình và thường có cảm giác không kiểm soát được đời sống tình cảm của mình.
    - Những người chấp nhận các thiên hướng tinh thần của mình. Vừa thường có ý thức về những gì họ cảm thấy, họ vừa có khuynh hướng chẳng làm gì để điều chỉnh lại cả. Dường như loại này chia thành hai: một bên là những người nói chung mang tâm trạng tốt và, do đó, ít muốn thay đổi tâm trạng của mình; một bên khác, những người vừa có ý thức về những biến đổi tâm trạng của mình chấp nhận chúng lại vừa có khuynh hướng buông theo và chẳng làm gì cả. Khuynh hướng này thường gặp ở những người suy sụp, cam chịu sự thất vọng của mình.
  9. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ , cũng nghe nói thầy Hạnh giảng về vấn đề này, tiếc là tôi ko đi được buổi chiều....
  10. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Topic này rất hay, tớ suốt ngày thót tim ngồi đợi dumb post tiếp!
    Nếu phân biết EQ thành 5 lĩnh vực như Salovey thì tớ tự đánh giá:
    1- Khá +
    2-Kém
    3-Kém
    4-Khá-
    5-Kém
    Tính trung bình chắc được kém +.
    Tính tình tớ rất thất thường. Lúc vui thì cực kỳ tự tin, thích và có nhu cầu giao tiếp nhiều. Lúc chán nản thì rất tự ti, tự co mình lại, chỉ mong thành vô hình để không ai thấy mình. Tớ cũng cố gắng rất nhiều tự kiềm chế, tự động viên để lấy lại tinh thần, nhưng quá trình này thường mất khá nhiều thời gian, và nếu trong thời gian đó có chuyện gì buồn hay bực mình thì công sức đổ đi hết. Vì thế tính ra thì tâm trạng tớ xấu nhiều hơn tốt. Thêm nữa là rất nóng tính, mà chủ yếu lại toàn lên cơn giận với những người gần gũi nhất Nhiều nhất vẫn là tự giận chính mình không làm được điều mong muốn, thấy mình kém cỏi kinh khủng, thế là lại thấy tự ti -> lại thất bại ... Toàn cứ là cái vòng luẩn quẩn như thế.
    Tớ nghe nói là EQ có thể nâng lên qua học tập, rèn luyện. Thấy dumb mở topic này thì mừng quá, nhưng sao mãi chưa đến bài "chế ngự giận dữ, lo sợ" thế nhỉ Về chế ngự giận dữ có liên quan đến tính vị tha không? Vì tớ tự thấy tớ giận dữ với mình như thế chỉ vì tớ rất khó tha thứ, với người khác và nhất là với bản thân. Tớ chỉ có thể quên đi một thời gian thôi, nhưng cứ nhớ đến là lại thấy giận sôi người.
    Được narcissus sửa chữa / chuyển vào 02:41 ngày 24/03/2005

Chia sẻ trang này