1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRÍ TUỆ CẢM XÚC hay EI (Emotional Intelligence) và chỉ số EQ/ Các vấn đề về năng lực chế ngự , trầm

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 07/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Kẻ nô lệ cho những đam mê
    Vì đã đau khổ về mọi điều rồi,
    Bạn đã chẳng có gì để đau khổ hơn nữa
    Và cứ thế, chịu những ngọn đòn đều của số phận
    Cũng như hưởng được vài ân huệ của nó(...)
    Hãy chỉ cho ta xem một người chưa từng là nô lệ cho những đam mê của mình, ta sẽ giữ người đó lại.
    Trong trái tim sau lắng của ta, trong trái tim của trái tim này,
    Nơi ta đang giữ bạn(...)
    Ham let nói với Haratio, bạn mình

    Sự tự chủ, năng lực chống lại những cơn bão nội tâm do những ngọn đòn của số phận tung ra, thay vì trở thành " kẻ nô lệ cho những đam mê", điều đó được coi là một đức hạnh từ thời Platon. Từ Hy Lạp chỉ điều đó là sophrosyne, "sự chú trọng và sự thông minh được mang lại cho ứng xử của cuộc đời; một sự cân bằng và sáng suốt vừa phải", như nhà cổ Hylạp học Page DuBois dịch ra. Người La Mã và Giáo hội Ki tô giáo buổi đầu gọi nó là temperantia, sự điều hoà, năng lực chế ngự những xúc cảm quá mức. Mục đích là sự cân bằng mà không phải là sự loại bỏ các cảm xúc, vì mỗi cảm xúc đều có giá trị và ý nghĩa. Một cuộc đời không có đam mê sẽ giống như một kẻ buồn tẻ xuyên qua sa mạc, cắt đứt với tất cả những gì tạo thành sự phong phú của cuộc sống. Như Aristote nhận xét, cái đáng mong muốn là một cảm xúc thích hợp, một tình cảm cân xứng với các hoàn cảnh. Khi những cảm xúc quá suy yếu, chúng tạo ra buồn phiền và xa cách; nếu không bị kìm chế, hay quá cực đoan và dai dẳng, chúng trở thành bệnh lý, như trong trầm cảm, lo hãi, cuồng nộ hay sục sôi hưng cảm.
    Thật vậy, chế ngự những cảm xúc tiêu cực của mình là chìa khoá đem lại sự thoải mái về xúc cảm; những trạng thái cực đoan - những cảm xúc quá mạnh hay kéo quá dài - làm hại cho sự cân bằng của chúng ta. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ được có một loại cảm xúc duy nhất, chỉ được mỉm cười ngây ngô. Có nhiều điều để nói về phần đóng góp tích cực của sự đau khổ đối với đời sống tinh thần và sự sáng tạo; đau khổ rèn luyện tâm hồn.
    Những lúc vui sướng cũng như những lúc buồn rầu đem lại gia vị cho cuộc đời, nhưng chúng phải được bù đắp. Trong toán học về trái tim, chính mối quan hệ giữa các cảm xúc tích cực và tiêu cực quyết định cảm giác thoải mái - ít ra đó là kết luận của những nghiên cứu hàng trăm người đàn ông và đàn bà được yêu cầu phải mô tả kỹ diễn biến của những cảm xúc của họ. Để cảm thấy dễ chịu, không phải là cần tránh những tất cả những tình cảm nặng nề, mà là phải chế ngự những cảm xúc dữ dội liên tục huy động tinh thần của mình.Nhưng những người trải qua những lúc giận dữ hay trầm cảm có thể cảm thấy một ấn tượng thoải mái chung, nếu đổi lại, họ cũng từng trải qua những thời kỳ vui vẻ và hạnh phúc. Những nghiên cứu này cũng cho thấy trí tuệ cảm xúc không có quan hệ với trí tuệ lý thuyết, không một mối liên hệ nào(hoặc gần như thế) được ghi nhận giữa những kết quả học tập hay IQ và sự hài lòng tâm lý.
    Giống hệt như có một tiếng thì thầm đều đều của những suy nghĩ trong óc làm nền, bao giờ cũng có một tiếng lao xao của những cảm xúc; dù vào bẩy giờ sáng hayvào bẩy giờ tối, bao giờ người ta cũng ở tâm trạng này hay tâm trạng khác. Đương nhiên, những tư thế tinh thần ấy có thể thay đổi nhiều từ sáng này đến sáng khác, nhưng trên một thời kỳ gồm nhiều tuần hay nhiều tháng, chúng có khuynh hướng phản ánh cảm giác thoải mái chung. Ở đa số người, cảm giác thoải mái chung - hay là không thoải mái - những cảm xúc cực đoan là tương đối hiếm; phần lớn vẫn ở trong trạng thái lãnh đạm của vùng trung gian mà không có những thăng trầm về cảm xúc tạo ra những chấn động mạnh mẽ.
    Sự điều khiển các cảm xúc của mình cũng là một nhiệm vụ thường xuyên, và chính phần chủ yếu trong những hoạt động của chúng ta, nhất là trong những lúc giải trí, nhằm tới điều đó. Đọc một cuốn truyện, xem truyền hình, lựa chọn những sự giải trí và bạn bè, tất cả những điều đó có thể giúp chúng ta tăng thêm sự thoải mái của mình. Nghệ thuật tự làm dịu lắng mình có ý nghĩa hàng đầu; một số nhà phân tâm học như Jhon Bowlby và D.M Winnicot, coi nó như công cụ tâm thần căn bản chất. Theo lý thuyết của họ, những đứa trẻ có sức khoẻ tâm lý tốt thường tự trấn an mình, bằng cách làm giống như những người chăm sóc chúng, do đó, chúng ít bị tổn thương hơn đối với những rối nhiễu của bộ não cảm xúc.
    Như chúng ta đã thấy, bộ não được cấu tạo theo lối khiến cho chúng ta thường không làm chủ - hay ít làm chủ được - được lúc nào chúng ta bị các cảm xúc cuốn đi, hoặc không hay ít làm chủ được bản chất của các xúc cảm ấy. Ngược lại, ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể giới hạn độ dài của chúng. Vấn đề không đặt ra đối với những cơn buồn bã, lo âu ha giận dữ nhẹ; chúng sẽ qua đi với thời gian và sự kiên nhẫn. nhưng khi những cảm xúc này vượt quá một cường độ nào đó, chúng đạt tới những điểm cực đoan không thể kiểm soát được - lo hãi triền miên, cuồng nộ, trầm cảm. Và trong những trường hợp nặng nhất và bất trị nhất, việc chữa bằng thuốc hay trị liệu tâm lý là cần thiết.
    Rõ ràng, năng lực điều tiết các cảm xúc có thể nằm ở chỗ nhận ra được thời điểm mà hoạt động triền miên của bộ não xúc cảm là quá lớn để có thể làm dịu bớt mà không có sự can thiệp của thuốc. Cứ ba người hưng - trầm cảm là có hai ngưòi chưa hề được chữa trị. Những chất lithium hau những thứ thuốc gấn đây hơn cho phép làm dịu bớt chu kỳ đặc trưng của chứng trầm cảm gấy tê liệt và của những cơn hưng cảm trong đó trạng thái hớn hở và khoa trương huyên thiên đi đôi với bực bội cuồng nộ. Một trong những vấn đề do loạn tâm thần hưng trầm cảm đặt ra là khi họ làm mồi cho cơn hưng cảm của mình, các chủ thể này tự tin đến mức không cần tới sự giúp đỡ, mặc dù đã có những sự do dự nguy hại. Đối với những người mắc phải rối loạn cảm xúc nghiêm trọng, việc chữa chạy tâm bệnh bằng thuốc là một phương tiện điều tiết cuộc sống của họ tốt hơn.
    Nhưng những gì thuộc về các cảm xúc tiêu cực thông thường, chúng ta thường bỏ mặc. KHốn thay, những biện pháp được chúng ta áp dụng không phải bao giờ cũng hữu hiệu - ít ra đó cũng là kết luận của nhà tâm lý học Diane Tice, sau khi hỏi hơn bốn trăm người đàn ông và và đàn bà về chiến lược của họ dùng để thoát khỏi tâm trạng xấu và kết quả họ đạt được.
    Tất cả những người này không tán thành tiền đề cho rằng cần phải đấu tranh chống những cảm xúc tiêu cực. Như Tice ghi nhận, có những người theo "thuyết để tự nhiên" : khoảng 5% số người được hỏi tuyên bố rằng họ không bao giờ có ý định thay đổi tâm trạng của mình. Theo họ, vì các cảm xúc là "tự nhiên", nên chúng phải được chấp nhận như vốn thế, dù chúng có làm mình khó chịu đi nữa. Những người khác, vì lý do thực tiễn, thường xuyên phải cố tạo ra thái độ tiêu cực: các thầy thuốc buộc phải có thái độ rầu rĩ khi báo cho bệnh nhân một chẩn đoán xấu, những người chiến đấu phải nuôi dưỡng sự công phẫn để chống lại bất công một cách tốt hơn, và thậm chí một đứa anh khẳng định sự giận dữ của mình để giúp cho đứa em mình chống lại những sự tàn bạo của bạn nó. Cuối cùng, một số người điều khiển các cảm xúc của mình với một lối thủ đoạn thật sư, đặc biệt ở những nhân viên thi hành án cố ý giận dữ với những người không chịu nộp tiền phạt. nhưng, ngoài những trường hợp đặc biệt này, phần lớn đã than phiền vì bị biến thành đồ chơi cho cho những tâm trạng của họ. Và cách họ điều chỉnh lại các tâm trạng cũng rất khác nhau.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 30/03/2005
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    NĂNG LỰC XÚC CẢM
    Năng lực xúc cảm là loại năng lực có nguồn gốc từ trí tuệ cảm xúc, có thể đo được. Kết quả của trí tuệ cảm xúc chính là những thành tựu xuất sắc trong công việc. Hãy lấy nghệ thuật ứng xử của nữ tiếp viên hàng không làm ví dụ. Cô đã thành công mỹ mãn trong việc gây ảnh hưởng đến các hành khách trên máy bay, mà điều này có được chính là nhờ cô đã sở hữu một năng lực cảm xúc rất quan trọng - năng lực khiến những người khác phản ứng theo cách mình mong muốn. Nền tảng của năng lực này được tạo nên bởi hai kỹ năng: Kỹ năng chia sẻ thành tố cơ bản là đọc được tình cảm ở những người khác và năng lực mang tính xã hội cho phép người ta điều khiển một cách thành thạo những tình cảm đó.
    Trí tuệ cảm xúc xác định khả năng tiềm tàng giúp chúng ta học được những năng lực thực hành mà thành phần gồm 5 thứ sau đây:
    Tự thức, động cơ, điều khiển bản thân, chia sẻ, quan hệ tốt với người khác.
    Ngược lại, năng lực trí tuệ sẽ cho thấy những năng lực tiềm tàng nào chúng ta biết cách biến thành những năng lực có lợi trong công việc hàng ngày. Sự phục vụ khách hàng tuyệt vời của một đơn vị kinh doanh là kết quả của năng lực cảm xúc dựa trên sự chia sẻ. Điều đó cũng giống hệt như việc trở thành người đáng tin cậy, đặc tính quan trọng nhất là sự thể hiện năng lực dựa trên khả năng chỉ đạo chính bản thân mình, nghĩa là làm chủ những kích thích, những tình cảm.Cả trong trường hợp phục vụ tốt khách hàng lẫn trong trường hợp trở thành người đáng tin cậy, đó là kết quả những năng lực có thể đóng góp vào việc ai đó sẽ nổi bật trong công việc.
    Trình độ trí tuệ cảm xúc cao tự thân nó không phải là sự đảm bảo rằng người chủ sở hữu nó sẽ có đầy đủ khả năng tận dụng những năng lực tình cảm trong công việc. Nó chỉ có nghĩa là người đó rất có khả năng tiềm tàng để học được những kỹ năng khác. Có thể có năng lực chia sẻ tốt những vẫn không có được những kỹ năng vốn được tạo nên do học hỏi hàng ngày, những thứ góp phần tạo nên thành công trong việc phục vụ khách hàng hoặc trở thành huấn luyện viên, nhà giáo dục hay điều phối viên trong lao động của những cá nhân khác nhau. Tương tự như vậy trong âm nhạc, một người có giọng hát tuyệt vời vẫn phải học hát thì mới có hy vọng trở thành ca sĩ tenor opera nổi tiếng. Không học qua các khoá thanh nhạc, người có giọng thiên phú cũng khó lòng nghĩ đến bước đường công danh của một ca sĩ dù tiềm năng của anh ta là rất lớn, song cơ hội để phát triển tài năng thì không phải bao giờ cũng có.
    Năng lực xúc cảm có thể chia thành các nhóm mà mỗi nhóm lại dựa trên một năng lực chung nhất định làm nên thành tố của trí tuệ cảm xúc. Những năng lực cảm xúc nằm ở nền tảng của năng lực xúc cảm có ý nghĩa cơ bản đối với việc học tập một cách có hiệu quả những năng lực cần thiết cho sự thành đạt trong công việc. Chẳng hạn nếu ai đó thiểu hẳn các kỹ năng mang tính xã hội thì chắc hẳn người đó sẽ không biết cách thuyết phục hoặc động viên những người khác, không thể chỉ đạo công việc của một tập thể hay nêu sáng kiến nhằm thay đổi những cái chưa hợp lý hiện đang tồn tại. Nếu ai đó có ý thức không cao về bản thân thì người đó cũng không thể nhận ra những điểm yếu của mình cũng như sẽ cảm thấy thiếu tự tin, một cảm giác luôn gắn liền sự tự mình ý thức về những điểm mạnh của mình.
    Không ai có thể làm chủ ở mức cao nhất tất cả những năng lực của bản thân cho nên mới có khái niệm là mỗi một người đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, những thành tố làm nên sự lao động tuyệt vời đòi hỏi chúng ta phải làm chủ ở mức độ cao một số lượng nhất định trong số những năng lực cần thiết, nói chung có khoảng 6 năng lực, và làm sao cho những năng lực chúng ta nhắm vào phải chia đều cho tất cả 5 lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc. Nói cách khác, có nhiều con đường dẫn chúng ta đến sự hoàn hảo.
    NĂNG LỰC XÚC CẢM CÓ THỂ CHIA THÀNH
    Những năng lực độc lập - mỗi năng lực trong số đó bằng cách riêng duy nhất của mình có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng công việc
    Những năng lực phụ thuộc lẫn nhau - mỗi năng lực trong số này ở mức độ nào đó xuất phát từ một vài năng lực khác và giữa một vài năng lực tồn tại những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ.
    Những năng lực được phân cấp - những năng lực nằm trong thành phần của trí tuệ cảm xúc được xây dựng dựa trên nền móng cũ. Chẳng hạn như sự tự thức có một ý nghĩa cơ bản đối với việc tự điều chỉnh và chia sẻ; sự tự điều chỉnh bản thân và sự tự thức lại góp phần vào năng lực tự tạo ra động cơ và tất cả bốn cái đó góp phần tạo ra năng lực mang tính xã hôi.
    Những năng lực cần nhưng chưa đủ - sở hữu năng lực cảm xúc không bảo đảm rằng bạn sẽ tạo được những năng lực cần thiết như năng lực hợp tác hay lãnh đạo hoặc bạn sẽ thể hiện mình thông qua những năng lực đó. Việc một năng lực nhất định có xuất hiện trong lao động hay không, điều đó cũng được xác định bởi những yếu tố khác, chẳng hạn như bầu không khí nơi làm việc như thế nào hoặc bạn quan tâm đến công việc ở mức độ ra sao.
    Những năng lực đặc biệt - trong thực tế tất cả những năng lực vừa nêu đều rất cần thiết cho tất cả các nghề nghiệp và cho mọi vị trí công việc, song mặt khác những nghề nghiệp khác nhau và những vị trí công việc khác nhau đòi hỏi những năng lực khác nhau.
    Có một câu hỏi được đặt ra: Để trở thành người xuất sắc, cần phải có những điều kiện gì? Những năng lực nêu trên có thể giúp cho con người nổi bật trong các nghề nghiệp khác nhau và những vị trí công tác khác nhau? Chẳng hạn như tại bệnh viện nọ, các nhân viên được người ta biết đến nhờ thái độ phục vụ tận tình, biết kiểm soát bản thân và có lòng tốt, lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ với người khác. Đối với những cửa hàng trưởng cửa hàng bán lẻ, một khi muốn làm ăn phát đạt, có ba yếu tố rất cơ bản không được phép quên: Kiểm soát bản thân, lòng tự trọng và biết chia sẻ.Tất nhiên cũng còn yếu tố thứ tư là thái độ phục vụ.
    Những kỹ năng cần thiết cho việc giành thắng lợi có thể thay đổi, phụ thuộc vào chuyện chúng ta đang ở nấc thang công tác nào - trong phần lớn những tổ chức quy mô, những người lãnh đạo cấp cao nhất phải có ý thức chính trị lớn hơn những người lãnh đạo ở cấp thấp hơn. Đối với những hộ lý hay y tá, kỹ năng có thể chỉ là thái độ vui vẻ, đối với những người làm trong nghề ngân hàng là giữ bí mật, đối với các hiệu trưởng xuất sắc là vấn đề làm sao tìm ra các biện pháp động viên giáo viên và cha mẹ học sinh cùng tham gia quản lý nhà trường. những người thu thuế cho Kho bạc Nhà nước không chỉ giỏi tính toán mà còn cần những năng lực mang tính xã hội. Trong ngành cảnh sát, sử dụng những biện pháp tối ưu trong số những biện pháp bắt buộc. chắc chắn đòi hỏi những năng lực nghiệp vụ cần thiết. Ngoài ra những năng lực then chốt phải phù hợp với đặc điểm của một công ty nhất định. Mỗi một công ty, mỗi một ngành có một môi trường sinh thái riêng cảu nó, cho nên các đặc điểm thích nghi của những người sống và làm việc trong đó cũng rất khác nhau.
    Tuy nhiên, nếu bỏ qua những đòi hỏi đặc biệt đặc trưng của các ngành nghề, những vị trí công việc khác nhau, cần nhấn mạnh rằng kết quả phân tích gần 300 đơn đặt hàng của các công ty thuộc mọi lĩnh vực, từ khắp nơi trên thế giới, đã chỉ ra rằng bất kể phạm vi ngành nghề và vị trí công việc rộng lớn đến đâu thì thì yếu tố quan trọng làm nên bí quyết thành công không phải là những năng lực thuần tuý trí óc mà là trí tuệ cảm xúc. Ngay cả những người suốt ngày quanh quẩn ở nhà cũng không cảm thấy ngạc nhiên bởi kết luận: Những năng lực quan trọng nhất của các ngôi sao sáng giá nhất đều xuất phát từ trí tuệ cảm xúc. Thậm chí ở các nhà khoa học và đại diện các nghề nghiệp mang tính kỹ thuật thuần túy, tư duy phân tích cũng không được xếp ở vị trí hàng đầu. Bản thân sự tích cực của trí tuệ cũng không dẫn nhà khoa học đến đỉnh cao nếu như ông ta không đồng thời có được khả năng gây ảnh hưởng tốt đến người khác và không có khả năng thuyết phục họ. Thêm vào đó, nhà bác học còn phải tự mình duy trì tính kỷ luật cao mới hy vọng vươn tới mục tiêu đã xác định. Một thần đồng lười nhác hoặc ít nói có thể có tất cả mọi câu trả lời trong đầu, nhưng chúng sẽ hoàn toàn không có giá trị nếu không hướng được sự quan tâm của những người khác vào mình.
    Chúng ta hãy lấy những người được coi là "các nhà công nghệ trên cả các nhà công nghệ", nghĩa là " các kỹ sư - các nhà tư vấn của công ty" làm ví dụ. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phức tạp nhất về công nghệ luôn phải có những người như vậy trong tay để các công việc liên quan đến giải pháp mới không làm họ bị bế tắc. Họ luôn được đánh giá cao, đến nỗi trong các báo cáo hàng năm của Công ty, tên tuổi họ bao giờ cũng đứng cạnh lãnh đạo về mặt thu nhập. Vậy điều gì khiến họ trở thành những người đặc biệt và trả lương cao? ĐÂy không phải vấn đề sức mạnh của bộ óc - hầu như tất cả mọi người trong các Công ty đều rất giỏi giang - mà cái chính là năng lực xúc cảm - bà Susan Ennia ở Ngân hàng Boston đã nhận xét. Đó là năng lực biết lắng nghe người khác, năng lực gây ảnh hưởng tốt, biết hợp tác đồng thời tạo động lực để mọi người tham gia vào công việc chung nhằm đạt mục tiêu đã định ra.
    Chắc chắn có nhiều người đã leo tới đỉnh cao mặc dù họ thiếu trí tuệ cảm xúc, song ngày nay các công ty, nơi mọi người cộng tác chặt chẽ trong công việc, đã bắt đầu tạo ra thế mạnh mỗi ngày một lớn hơn trong cuộc cạnh tranh gay gắt. Ở đâu tính linh hoạt, lao động tập thể và thái độ tốt với khách hàng được quan tâm, một loạt các năng lực xúc cảm trở thành yếu tố ngày càng quan trọng hơn và có tác dụng dọn đường cho những thành công trong công việc. Điều này được kiểm nghiệm trong mỗi nghề nghiệp và bất cứ nơi đâu trên trái đất.
    Nguồn: Tri thức trẻ số 125 - 2004.
    Người dịch: TS. Nguyễn Chí Thuật
  3. muadam_nanglua

    muadam_nanglua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    "Năng lực xúc cảm là loại năng lực có nguồn gốc từ trí tuệ cảm xúc, có thể đo được". Bác ơi! vậy chứ bộ công cụ dùng để đo năng lực xúc cảm là gì ạ? Có thể nói rõ hơn về nó không ạ?
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn. Thực tế thì mình chưa biết một công cụ khả dĩ nào để đo EQ cả. Tuy vậy, theo ý mình, cái này rất dễ biết. Một người được lòng mọi người, có thể muốn người khác theo ý mình là người có EQ cao.
    Bạn có thể tham khảo bài đo năng lực EQ sau đây từ http://quiz.ivillage.com. Mình tạm dịch. Nếu bạn cần, mình sẽ lấy kết quả sau.
    ===============================================
    Các nhà nghiên cứu đưa ra đề xuất là một người có trí thông minh cảm xúc(EQ) có thể có dự đoán khả năng thành công cao hơn trí thông minh lý trí(IQ), mặc dù người ta hay nghĩ là một người có IQ cao sẽ thành thạo hơn trong cuộc sống.
    Trí thông minh cảm xúc là khả năng của một người để hiểu được xúc cảm của người khác và hành động tương xứng với những cảm xúc ấy.
    Sau đây, xin mời bạn hãy thực hành bài test đo năng lực xúc cảm:
    1. Thời gian bạn ở bên người bạn lâu năm ít đi và không thoải mái như trước nữa. Hai người đang có vẻ tách nhau ra:
    Bạn sẽ phản ứng:
    A- Thật thà nói với bạn của bạn là tình bạn của hai người không còn vui vẻ nữa.
    B- Bày tỏ vấn đề và làm rõ nó cùng nhau
    C- Dừng trả lời các cuộc điện thoại và các lời mời
    D- Lặng lẽ để mối quan hệ chấm dứt. Quan hệ đã thay đổi, con người đã thay đổi
    2. Một người bạn thân thíêt nói với bạn là vợ của người bạn tốt nhất của bạn đang ngoại tình và có chứng cớ cho điều đó.
    Bạn sẽ:
    A - Phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bạn và người bạn đó
    B- Nói với người vợ kia là bạn biết điều đó và cho cô ta thời gian để thú tội
    C- Ngay lập tức nói cho bạn của bạn biết
    D- Giữ im lặng
    3. Bạn đã sắp xếp một buổi hẹn vào bữa ăn trưa, nhưng bạn vẫn đang đợi một cuộc điện thoại vô cùng quan trọng.
    Bạn sẽ:
    A- Yêu cầu người hẹn vào buổi trưa tới do vậy bạn có thể vừa dùng bữa trưa vừa đợi điện thoại
    B- Đi ăn trưa và phàn nàn suốt thời gian đó về việc bạn đã căng thẳng thế nào vì lỡ cuộc điện thoại
    C- Giữ lời hẹn và tự nhắc mình sẽ trở về đê nghe cuộc điện thoại nếu bạn bỏ lỡ nó
    D- Bỏ cuộc hẹn trưa và đợi cuộc điện thoại.
    4. Một thói quen của người bạn đời của bạn ngày càng trở nên khó chịu:
    Bạn sẽ:
    A- Thẳng thắn nói với họ là nó gây phiền cho bạn
    B- Chọc đùa về điều đó
    C- Doạ chấm dứt mối quan hệ nếu điều đó không chấm dứt
    D- Chung sống với nó. Bạn cũng có những điều gây khó chịu
    5- Bạn vừa có một vài thành công may mắn và một người bạn ghi nhận về việc đó:
    Bạn sẽ:
    A- Ngay lập tức sửa lại ý kiến sai lầm
    B- Đối với một hai lần đầu bỏ qua, nhưng đến lần thứ ba thì đối chứng với người bạn một cách riêng rẽ
    C- Bỏ qua nó. Mọi người đều tỉnh ngộ bay giờ hoặc sau đó
    D- Làm cùng điều đó với người bạn.
    6- Một người đồng nghiệp làm một vài việc khiến bạn nổi giận. Một tháng sau đó hai người có thời gian cùng nhau.
    Bạn sẽ:
    A- Bình tĩnh và thẳng thắn giải thích điều đã làm cho bạn trở nên giận dữ
    B- Tỏ rõ thái độ bằng cách bỏ đi chỗ khác
    C- Để nó qua đi. Thời gian để nói về nó đã trôi qúa
    D- Làm tan cơn giận dữ của bạn bằng cách thở sâu. Bạn sẽ cảm thấy tôt hơn
    7- Bạn đang sắp sửa từ bỏ công việc mà bạn thấy hạnh phúc khi nhìn lại. Công ty đưa ra lời mời bạn một bữa tiệc chia tay:
    Bạn sẽ:
    A- Từ chối bữa tiệc
    B- Tìm cách đi đâu đó vào thời điểm đó
    C- Dự qua quít, sau đó nói với mọi người bạn có nhiều việc phải hoàn thành
    D- Đến bữa tiệc, cười về những quang thời gian đã qua, vè tiếp tục cuộc sống.
  5. muadam_nanglua

    muadam_nanglua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bác Dumb này!
    Vậy chứ cái test đó của Bác đã được chuẩn hóa chưa vậy. Và em có thể dùng nó để làm trong đề tài nghiên cứu của mình không?
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chuẩn hoá bởi tổ chức nào và được ai công nhận . theo pác, nó cũng đáng tin cậy. Cháu ( gọi bác phải xưng cháu chứ) cứ dùng thoải mái. Cần thì bác cho đường link chi tiết.
    Huế mùa này có nắng không cháu?
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Giải phẫu cơn thịnh nộ
    Hãy giả định rằng có một kẻ nào đó vượt ngang qua xe bạn. Chỉ cần bạn nghĩ rằng : "Thật là một kẻ thô lỗ" là một cơn thịnh nộ có thể xảy ra tiếp theo, dù điều đó có kèm theo những ý nghĩ khác nữa không("Anh ta chưa đụng tới xe mình", "cái ********* đểu này không thoát được đâu") và bạn nắm chặt lấy tay lái như để xiết cổ tên lái xe ẩu kia lại. Cả thân thể bạn chuẩn bị để đánh nhau chứ không phải để chạy trốn, bạn run người lên, mồ hôi nhỏ giọt xuống trán, tim đập liên hồi và các cơ mặt của bạn co lại thành một sự nhăn nhó. Bạn muốn giết chết anh ta. Nếu vào lúc đó, người lái xe đi sau bóp còi vì bạn chạy chậm lại, thì bạn sẵn sàng trút cơn giận vào anh ta. chỉ cần có thế là đủ để huyết áp tănglên, lái xe thiếu cẩn thận hay để bắn nhau bên đường.
    Bây giờ, hãy so sánh vụ rắc rối ấy với hậu quả của một thái độ độ lượng hơn với người lái xe kia" Có lẽ anh ta không nhìn thấy xe mình, hoặc anh ta chắc có lý do để đi như vậy, một ca cấp cứu chẳng hạn." Thái độ cởi mở hơn ấy làm dịu bớt cơn giận, nó tháo ngòi nổ của cơn thịnh nộ đang dâng lên. Như Aristote nhắc nhở chúng ta chỉ nên nổi giận vì những lý do đúng, nhưng vấn đề là nó rất hay xẩy ra mà chúng ta không thểlàm chủ được. Benjamin Franklin nói rất đúng:"Giận dữ không bao giờ không có lý do cả, nhưn g hiếm khi có lý do đúng".
    Tất nhiên, có nhiều kiểu giận dữ. Hạnh nhân rất có thể là một trong những bộ phận phát ra cơn thịnh nộ làm cho ta bốc đầu lên để chống lại người lái xe ẩu kia. Nhưng ở kia của vòng mạch các cảm xúc, vỏ não mới dường như cũng xúi giục những cơn giận dữ có tính toan hơn, những cơn giận dữ mà ta cảm thấy, chẳng hạn, khi nghĩ tới một cách trả thù với một sự bất công. Như Franklin nói, những cơn giận lạnh lùng thường dễ được biện minh bằng "lý do đúng" hay vì những lý do có vẻ là thế.
    Trong tất cả những tư thế tinh thần tiêu cực mà người ta cố thoát khỏi, sự thịnh nộ dường như là bất trị nhất. Tice đã nhận xét là sự giận dữ là sự vận động khó chế ngự nhất của tâm hồn. Thật vậy, nó có sức hấp dẫn hơn cả trong các xúc cảm tiêu cực; kẻ độc thoại nội tâm thấy hài lòng vì nổi giận thường cung cấp những luận cứ thuyết phục nhất cho tinh thần. Trái với buồn rầu, sự giận dữ mang lại năng lượng, thậm chí mang lại sự sảng khoái. Sức mạnh hấp dẫn và thuyết phục ấy có lẽ đủ để giải thích tại sao những ý kiến bênh vực nó lại được truyền bá rộng rãi đến thế: không thể kiểm soát được sự giận dữ, nên tốt hơn hết là đừng tìm cách chế ngự nó. Cứ để cho nó tự do nổ sẽ là là một kiểu "thanh lọc" (catharsis) có lợi. Nhưng một quan niệm ngược lại khẳng định rằng có thể ngăn ngừa sự bùng nổ giận dữ. Một sự xem xét kỹ lưỡng những dữ kiện khoa học cho thấy rằng cả hai quan điểm ấy là không có cơ sở mấy, thậm chí là dối trá.
    Chuỗi suy nghĩ nuôi dưỡng sự giận dữ cũng là công cụ mạnh nhất để cho nó không nổ ra, bằng cách phá vỡ những điều tin chắc mà nó được nuôi dưỡng lúc đầu. Chúng ta càng nghiền ngẫm về nguyên nhân sự thịnh nộ của mình, thì càng để bịa ra những "lý do đúng". Việc nghiền ngẫm lâu sự giận dữ của mình sẽ khơi nó lên, còn nếu thay đổi cách nhìn sẽ dập tắt được ngọn lửa. Tice đã ghi nhận rằng việc xem xét lại tình huống dưới một góc tích cực hơn là một trong những cách chắc chắn nhất để làm lắng dịu sự bực mình.
    Về vấn đề này, mời bạn đọc tiếp vào các bài tới.
    Để hiểu hơn về các khái niệm hạnh nhân , vỏ não mới, mời các bạn tham khảo các bài của bạn @Hoailong trong 2 trang 7,8 của topic
    http://www.ttvnol.com/TamLy/324918/trang-7.ttvn
    http://www.ttvnol.com/TamLy/324918/trang-8.ttvn
  8. muadam_nanglua

    muadam_nanglua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bác Dumb ơi!
    Em muốn hỏi là cái test đó em có thể sử dụng cho đề tài nghiên cứu cảu mình được không? Bởi vì em đang có dự tính làm khóa luận Tâm lý học. Mà đo EQ thì có khó không hở bác?Huế mùa này đang nắng nóng dữ lắm!
  9. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Các bạn có thấy ở đây sự liên hệ giữa vấn đề EQ, cụ thể là năng lực điều khiển xúc cảm của mình, là sản phẩm của văn minh phương Tây, với "Thiền" (me***ation) là sản phẩm của văn minh phương Đông không? Với hiểu biết hết sức khiêm tốn của mình về cả 2 vấn đề này, tôi thấy là có. Việc luyện tập thiền có tác dụng làm tăng EQ.
    Lần trước đọc bài ban Hoailong nói về vấn dề ngũ hành với thuyết của Maslow, tôi nghĩ rằng bạn nhận thức rõ ràng sự liên hệ, "điểm chung" giữa nền văn minh phương Tây và phương Đông trong lĩnh vực Tâm lý học. Không biết bạn có thể nói được gì về mối liên hệ giữa thiền với EQ, và cả AQ nữa?
    Các bạn khác có ý kiến gì?
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Theo tôi, để thiền được, người ta phải hiểu được các cảm xúc dấy lên trong mình, và trở thành người quan sát mà không can thiệp vào chúng. Đi vào trong, nhận biết và không chối bỏ, cũng không biện giải, chỉ đơn thuần quan sát...
    Để làm được điều đó, bạn cần phải nhận biết được các xúc cảm của bản thân, tức là phải đòi hỏi EQ.
    Đến lưọt nó, khi chúng ta tĩnh tâm, chúng ta dần không bị các xung lực bên trong do các cảm xúc gây nên nữa, chúng ta sẽ dễ dàng đặt mình vào vị trí của người khác, nhân biết cảm xúc , tâm trạng của người khác, đó là điều kiện tiên quyết để nâng cao EQ.
    Về phương diện sinh lý học, thiền có tác dụng làm phần não trước trán, nơi phụ trách việc nhận biết các cảm xúc của người khác, hoạt động tốt hơn. Nó cũng đặt chúng ta vào một sự tĩnh tại và an dịu,từ đó, rõ ràng là có khả năng kìm chế những giận dữ, lo âu, nghĩa là điều khiển tốt hơn các xúc cảm của mình.
    Còn về tác động của thiền với AQ, theo tôi thì ngược lại. Thiền làm cho người ta bớt đi bản ngã, hoặc giả chính xác hơn, hướng cái ngã của mình vào ĐẠI NGÃ, dó đó mất đi ít nhiều cá tính, điều quan trọng để có một chí khí cao, một thành tố quan trọng trong AQ.
    Daniel Goleman, chuyên gia về trí tuệ xúc cảm, đã đề cập rất nhiều về mối liên hệ giữa thiền và EQ. Lúc nào rảnh, tôi sẽ tìm lại xem sao.
    Thân mến.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 10:33 ngày 29/04/2005

Chia sẻ trang này