1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRÍ TUỆ CẢM XÚC hay EI (Emotional Intelligence) và chỉ số EQ/ Các vấn đề về năng lực chế ngự , trầm

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 07/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Tôi thì không đồng tình với cái chỗ đánh dấu trên, hay chính xác là chỉ đồng ý một nửa. Điều đó chỉ đúng nếu như ta đi sâu vào thiền ở khía cạnh tâm linh, làm thay đổi triết lý sống của mình. Còn nếu chúng ta chỉ luyện tập thiền như một môn thể thao dành cho trí óc, và cả thể chất (nếu là thiền động) thì bản lĩnh sống, cá tính của chúng ta sẽ không bị thay đổi, hay chính xác ra là nó chỉ làm chúng ta trở nên trầm ổn hơn.
    Tôi không biết là phương Tây đã nghiên cứu mối liên hệ giữa EQ và thiền rồi. Hay đấy. Bác post lên đi. Còn mối liên hệ giữa AQ và thiền thì họ đã nghiên cứu chưa?
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cơn giận dữ
    Sự ghi nhận ấy phù hợp với những kết luận của nhà tâm lý học Dolf Zillmann, người đã nghiên cứu chính xác cơ chế sinh học của sự giận dữ. Vì sự giận dữ bắt nguồn từ phản ứng chuẩn bị đánh nhau, nên không có gì đáng ngạc nhiên, như Zillmann nhận xét, khi cảm giác bị đe doạ trở thành ngòi nổ của nó trong nhiều trường hợp. Sự đe doạ không nhất thiết là một sự đe doạ trực tiếp về mặt thể chất: nhiều khi đó là sự đe doạ tượng trưng đè lên lòng tự ái hay phẩm giá của họ; đó là việc bị đối xử bất công hay tàn bạo, bị chửi mắng hay sỉ nhục, bị ngăn cản khi theo đuổi một mục đích quan trọng. Việc cảm nhận mối đe doạ này đưa tới phản ứng của hệ thống rìa, hệ thống này tác động đến bộ não ở hai mặt. Một mặt, nó giải thoát catecholamin, tạo ra một luồng năng lượng đột ngột và thoáng qua, nhưng đủ để lao vào một "hành động quyết liệt". Cơn bốc năng lượng này kéo dài vài phút, trong khoảng thời gian đó nó chuẩn bị cho thân thể đánh lại hay chạy trốn, tuỳ theo não bộ đánh giá sức mạnh của đối thủ như thế nào.
    Mặt khác, một làn sóng khác bắt nguồn từ hạnh nhân, qua nhánh adrenocorticale của hệ thần kinh, cũng sẵn sàng hành động để đưa lại cho cơ thể một trương lực nền, kéo dài hơn sự thúc đẩy của catecholamin nhiều. Sự kích thích adrenocorticale có thể kéo vào giờ, thậm chí vài ngày, nó duy trì bộ não xúc cảm trong trạng thái báo động và tạo ra cơ sở cho những phản ứng khác có thể phát triển đặc biệt nhanh chóng. Nói chung, tình trạng bất ổn do sự kích thích adrenocorticale gây ra giải thích tại sao người ta đỏ bừng mặt lên một cách dễ dàng khi đã bị một chuyện gì đó kích thích hay làm cho hơi bực mình. Đủ thứ căng thẳng phát ra sự kích thích ấy và do đó hạ bớt ngưỡng mà từ đó sự "gây hấn" gây ra giận dữ. Chẳng hạn, khi về nhà sau một ngày mệt nhọc, một ông bố có thể nổi giận vì những lý do mà lúc bình thường có lẽ không đi tới hậu quả đó, như tiếng ồn ào hay sự hỗn độn do những đứa con gây ra.
    Zillmann đã đi tới những kết luận này sau những thí nghiệm chặt chẽ. Trong một thí nghiệm ấy, chẳng hạn, ông yêu cầu một người cộng tác khiêu khích những người tình nguyện làm thí nghiệm, nam nữ bằng những nhận xét mếch lòng. Những người này sau đó xem một cuốn phim có thể là thích thú hay khó chịu. Sau đó, họ có thể trả thù người cộng tác kia bằng cách đưa ra ý kiến của họ về việc xin một việc làm của anh ta. Sự trả thù của họ trực tiếp tỷ lệ thuận với sự kích thích do cuốn phim gây ra; sau khi xem cuốn phim nặng nề này, họ càng tức giận hơn và đưa ra những ý kiến bất lợi nhất.
    Sự giận dữ tự nuôi nó
    Những công trình của Zillmann cho phép giải thích diễn biến một tân kịch gia đình nhỏ mà tôi đã chứng kiến. Trong một lối đi của siêu thị, tôi nghe thấy một bà mẹ trẻ kêu lên với đứa con trai nhỏ của bà:
    - Hãy đặt nó vào chỗ cũ!
    - Nhưng con thích nó! - Thằng bé thút thít, tay giữ chặt một gói bỏng "những con rùa Ninja".
    - Hãy đặt nó vào chỗ cũ! Người mẹ kêu to hơn, cơn giận dữ chiếm lấy bà.
    Lúc đó, đứa bé ngồi trong chiếc xe đẩy ấy để rơi xuống đất một lọ mứt khi nó vừa đưa tay lên miệng. Người mẹ hét lên: " Đủ rồi đấy" , và tát thằng bé, giật từ tay đứa bé gói bỏng kia và ném vào quầy hàng gần nhất, rồi bế xốc thằng bé lên, đẩy chiếc xe nhanh hết cỡ tới lối ra. Đứa bé đập chân lia lịa, phản đối"
    "Con muốn xuống kia, con muốn xuống kia"
    Như Zillmann nhận xét, khi một người đã nổi cáu vì một sự kiện nào đó làm cho cảm xúc trào dâng, thì sự giận dữ hay lo hãi liền đi kèm theo đặc biệt mạnh mẽ. Cơ chế hoạt động này khi một người điên tiết lên. Zillmann coi sự leo thang giận dữ là "một chuỗi khiêu khích, mỗi chuỗi phát ra một phản ứng kích thích từ từ dìu dịu đi." Lúc đó, mỗi ý nghĩ hay cảm nhận kế tiếp nhau giống như một ngòi nổ nhỏ làm tăng vọt catecholamin do hạnh nhân giải thoát ra và được nuôi dưỡng bằng hoạt động hoóc môn tăng vọt trước đó. Một ý nghĩ hay cảm nhận thú hai hình thành trước khi ý nghĩ hay cảm nhận thú nhất bị tiêu tan, rồi một ý nghĩ hay cảm nhận thứ ba, cứ thế tiếp diễn. Một đợt sóng đè lên làn bọt của đợt sóng trước, làm cho mức độ kích thích của cơ thể tăng lên nhanh chóng. Một ý nghĩ xuất hiện khi quá trình leo thang đã tiến khá xa làm làm phát ra một cơn giận dữ làm cho cơ chế ấy hoạt động lúc đầu. Giận dữ nuôi giận dữ; bộ não xúc cảm sôi lên. Vào lúc đó, cơn thịnh nộ thoát khỏi những chướng ngại của lý trí liền nhanh chóng biến thành bạo lực.
    Tới giai đoạn này, người ta không dung thứ và không thể tỉnh táo nữa; bị ám ảnh bởi những ý nghĩ trả thù và chống trả, người ta không có ý thức về những hậu quả có thể có của những ý nghĩ ấy. Sự kích thích mạnh mẽ ấy - Zillmann nói, "duy trì một ảo ảnh về sức mạnh và khả năng không bị tổn hại, có thể gây ra và thúc đẩy sự gây hấn"; khi người ta làm mồi cho sự thịnh nộ, người ta không còn được "hướng dẫn về mặt nhận thức nữa" và lại có những phản ứng nguyên thuỷ nhất. Sự kêu gọi của hệ thống rìa đạt tới điểm mạnh nhấ; những bài học tàn nhẫn nhất của cuộc đời liền chiếm lấy hành động.
    Làm dịu sự giận dữ
    Từ sự phân tích cơn giận dữ về mặt sinh ấy, Zillmann nhìn thấy có hai cách can thiệp có. Một cách là tháo ngòi nổ bằng cách chống lại những ý nghĩ làm cho nó tăng vọt lên. Trên thực tế, sự đánh giá ban đầu về một sự tương tác với người khác thường hợp thức hoá và khuyến khích sự bùng nổ giận dữ đầu tiên, và những sự đánh giá tiếp theo sẽ dập tăt ngọn lửa đó đi. Thời điểm can thiệp có ý nghĩa cơ bản; nó càng đến sớm thì càng có hiệu quả. Thật vạy, sự tích dồn giận dữ có thể bị hoàn toàn chặn lại nếu thông tin làm dịu bớt nó được đưa ra trước khi nó diễn ra.
    Khả năng tháo ngòi nổ giận dữ, do hiểu được cơ chế của nó, được thấy rõ từ một thí nghiệm khác của Zillmann, trong đó một người trợ lý của ông mắng chửi và khiêu khích những đối tượng thí nghiệm tự nguyện. Khi người ta đem lại cho họ cơ hội trả thù người trợ lý kia (ở đây cũng dùng cách lấy ý kiến của họ về việc anh ta xin một việc làm), họ đã làm điều đó với một sự giận dữ pha với vui mừng. Trong một dạng thí nghiệm khác, một người phụ nữ giúp việc bước vào khi các đối tượng đã bị khiêu khích, nhưng ngay trước khi họ có thể trả thù, và nói với người bị khiêu khích là anh ta có người gọi điện thoại. Anh ta vừa đi khỏi phòngvừa ném ra một nhận xét châm chọc với người phụ nữ kia. Nhưng người phụ nữ giúp việc không lấy thế làm khó chịu và giải thích cho các đối tượng rằng anh ta hết sức căng thẳng vì các kỳ thi của anh ta đã đến gần. Sau đó, khi người ta tạo cơ hội cho các đối tượng đang bực tức trả thù thì họ chẳng làm gì cả, trái lại, còn bảy tỏ sự thông cảm với anh ta.
    Một thông tin là dịu cơn giận dữ, như vậy, cho phép có một sự đánh giá lại các sự kiện gây ra nó và đem lại cơ hội cho một sự xuống thang. Zillmann nhận xét rằng cách làm này có hiệu quả với những cơn giận vừa phải; trái lại, khi một người đang làm mồi cho một cơn giận thực sự, thì pp này không đưa tới một kết quả nào vì cái được ông gọi là "sự bất lực nhận thức", nghĩa là người đó không thể suy nghĩ bình thường được nữa. Khi các đối tượng đã bị cơn giận dữ cuốn theo, họ gạt bỏ thông tin ấy :"thây kệ anh ta", hay như Zillmann nói một cách tế nhị, họ dùng "thứ tiếng Anh thô tục nhất."
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 09/05/2005
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 12:39 ngày 09/05/2005
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Năng lực chế ngự
    Trong đời tôi chỉ có một lần tôi bị tê liệt vì sợ. Đó là hồi còn học ở trường trung học, trong một kỳ thi toán mà tôi không chuẩn bị cho nó. Tôi còn nhớ lại gian phòng tôi đến đó vào buổi sang màu xuân ấy, lòng nặng trĩu một dự cảm đen tối. Tôi đã học nhiều ở lớp. Nhưng hôm ấy, tôi không nhận ra được các phòng học và không nhìn thấy gì hết. Khi tôi mở cuốn sách thi của mình, tim tôi đập mạnh trong lòng ngực và tôi cảm thấy nỗi sợ hãi đang bóp thắt dạ dày tôi.
    Tôi liếc nhìn thật nhanh vào các câu hỏi. Chẳng có một tia hy vọng nào hết. Trong một h đồng hồ, mắt dán xuống trang giấy, tôi tưởng tượng ra thảm hoạ. Những ý nghĩ ấy không ngừng trở lại với những nỗi sợ kèm theo. Tôi ngồi bất động, như một con vật tê liệt đi vì trúng một chất độc. Ấn tượng mạnh nhất trong những phút đó là trường suy nghĩ của tôi như bị co hẹp lai. tôi ngồi đó, bị cơn đau khủng khiếp của mình ám ảnh, với sự chờ đợi nỗi đau khổ chấm dứt.
    Câu truyện này chính là câu chuyện của tôi. Nó cho thấy sự tàn phá của sự sợ hãi gây ra đối với sự sáng suốt tinh thần. Nó chứng thực quyền năng của bộ não xúc cảm trong việc khống chế, thậm chí làm tê liệt bộ não tư duy. Các giáo viên biết rất rõ những hậu quả của những rối nhiễu cảm xúc ấy. Những học sinh lo sợ, suy sút tinh thần hoặc dễ nổi giận đều không thể học được; những em nào tự nhốt mình vào những trạng thái cảm xúc ấy không ghi nhận được thông tin, hoặc không sủ dụng được nó một cách tốt nhất. Như chúng ta đã thấy trong chương trước, những xúc cảm tiêu cực thường thu sút sự chú ý vào những lo lắng như 1 thuộc tính của chúng và chống lại mọi ý định hướng sự chú ý sang chỗ khác. Khi các xúc cảm đã xâm chiếm đầu óc đến mức xu đuổi mọi ý nghĩ khác và phá huỷ nỗ lực tập trung vào công việc và hành động đang làm, thì chúng đã vượt qua giới hạn bệnh lý rồi. Một người bận tâm về ly hôn sẽ nhanh chóng tách khỏi công việc bình thường mà lúc này anh ta cảm thấy chẳng có ý nghĩa gì nữa. Ở những người trầm cảm, sự thương xót bản thân mình, sự thất vọng, cảm giác bất lực và không thể thoát ra khỏi cảm giác đó thường lấn át tất cả các ý nghĩ khác.
    Khi các xúc cảm ngăn cấm mọi sự tập trung, thì cái bị rối nhiễu là năng lực tinh thần mà các nhà chuyên môn gọi là "trí nhớ tích cực", năng lực tiếp nhận moị thông tin liên quan đến nhiệm vụ đang làm. Trí nhớ tích cực chứa đựng những dữ kiện thông thường như một số máy điện thoại, hay những dữ kiện phức hợp giống như tình tiết được thắt lại trong một cuốn tiểu thuyết. Đó là kẻ thừa hành cho đời sống tinh thần: chính trí nhớ tích cực làm cho các thao tác trí tuệ khác có thể thực hiện được, dù đó là đọc to một câu hay tìm cách giải quyết một vấn đề logic gai góc.
    ( còn tiếp)
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Ngăn ngưà chứng trầm cảm
    Dana, mười sáu tuổi, bề ngoài luôn có vẻ hoà hợp với mọi người. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên cô bé này không thể có quan hệ bình thường với các cô gái khác được nữa, và điều làm cho cô gái lo lắng hơn là không giữ được những bạn trai dù vẫn ngủ với chúng. Cáu kỉnh thường xuyên và mệt mỏi, Dana ăn không ngon và không thích giải trí nữa: cô gái cảm thấy tuyệt vọng, không thoát ra khỏi tâm trạng suy sụp của mình và nghĩ tới tự sát.
    Việc rơi vào trạng thái trầm cảm này là do lần cắt đứt gần nhất của cô mà có. Cô gais không thể đi chơi với một cậu con trai nào, như lời cô nói, mà không ngủ với nó - ngay cả khi chuyện này cô không muốn - và không biết cách chấm dứt quan hệ yêu đương như thế nào ngay cả khi cô không hài lòng về nó. Cô gái ngủ với những cậu con trai nhưng điều duy nhất cô thực sự mong muốn là hiểu được chúng hơn.
    Cô gái vừa mới vào 1 trường học mới, và mơ ước được tiếp xúc với những cô gái khác. Cô không dám bẳt chuyện chúng và chờ cho người khác nói chuyện với mình. Cô cảm thất không thể cới mở hơn được và không biết nói gì hơn ngoài câu: Xin chào, khoẻ mạnh chứ?
    Dana theo học một chuơng trình thực nghiệp chữa trị liệu tâm lý ở trường Đại học Columbia. Sự chữa trị ởt đây trước hết nhằm dạy cho cô gái điều chỉnh những mối quan hệ của mình, kết nối tình bạn, cảm thấy tin cậy hơn đối với những thiếu niên khác, cũng như ứng xử tốt hơn với các quan hệ tính dục, trau dồi những cử chỉ thầm kín va thể hiện tình cảm của mình. Sự chữa trị đã thành công, sự trầm cảm biến mất.
    Ở những người trẻ tuổi, những vấn đề quan hệ thường là nguônf gốc của sự trầm cảm. Những vấn đề này đụng tới quan hệ với bố mẹ cũng như với bạn bè. Những đứa trẻ con và thiếu niên trầm cảm thường không thể hay không muốn nói ra những nỗi buồn của mình.Chúng không biết chính xác những tình cảm của chúng và dó đó, dễ bực bội, cáu gắt, càu nhàu, nhất là với bố mẹ. Các bố mẹ cũng càng khó giúp chúng hơn. Đó là cái vòng luẩn quẩn của chán và ghét nhau.
    Một cái nhìn mới trong lĩnh vực trầm cảm ở lớp trẻ cho thấy nhưngx thiếu hụt trong hai lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc, một mặt, sự bất lực trong việc kết nối và duy trì những liên hệ tốt với người khác; mặt khác, cách lý giải những thất bại đem đến sự trầm cảm. Nếu một phần xu hướng trầm cảm gần như chắc chắn là do di truyền, thì xu hướng này dường như cũng là do thói quen suy nghĩ bi quan, khiến cho trẻ trầm cảm dễ phản ứng với những sự phật ý, những điểm kém, những tranh cãi với bố mẹ, bị người khác xa cách. Dù là nguồn gốc nào, mọi cái cho ta thấy khuynh hướng đi đến trầm cảm ngày càng lan rộng trong lớp trẻ.
    Sự tiến triển của chứng trầm cảm ở lớp trẻ
    Sự cần thiết phải phòng ngừa trầm cảm, mà không phải chữa trị nó, được thấy rõ từ một khám phá hãi hùng. Những cơn trầm cảm, dù là nhẹ, ở trẻ em, cho phép đoán trước những cơn nặng hơn sau đó. Nhận xét này bác bỏ định đề trước đây cho rằng sự trầm cảm ở trẻ em không có hậu quả lâu dài, vì trẻ em sẽ khỏi" khi nó lớn lên".
    Tất nhiên, trẻ em thỉnh thoảng cũng có những thời kỳ buồn rầu; tuổi thơ ấu; tuổi thiếu niên cũng như tuổi trưởng thành đều in dấu ấn những thất vọng hay những mất mát ít nhiều gây đau đớn, và những nỗi buồn kèm theo. Nhu cầu phòng ngừa không không phải nhằm vào những nỗi buồn không thể tránh khỏi ấy, mà vào vòng xoáy trôn ốc của sựu buồn đưa một số trẻ em tới tính cáu giận, tới sự co mình lại, và tới sự tuyệt vọng.
    Những thời kỳ trầm cảm sâu kéo dài trung bình mười một tháng, nhưng trong sáu em thì có một em kéo dài tới mười tám tháng. Sự trầm cảm nhẹ này, mà một số trẻ em mắc vào năm lên 5 tuổi - không làm mất khả năng của chúng bao nhiêu, nhưng lại kéo dài hơn, trung bình 4 năm. Và như Kovacs nhận xét, một trạng thái trầm cảm nhẹ dễ trở thành mạnh lên thành một sự trầm cảm sâu săc và có thể tái phát. Khi những trẻ trầm cảm đến tuổi thiếu niên hay tuổi trưởng thành thì cứ trung bình ba năm có một năm chúng bị trầm cảm hay loạn tâm thần hưng - trầm cảm.
    Nhưng hậu quả không phải do bản thân chứng trầm cảm gây ra. Kovacs khẳng định với chúng tôi:
    " Trẻ em học nghệ thuật sống trong XH bằng những mối liên hệ với những người chung quanh - chảng hạn, chúng học để có được những gì chúng muốn có bằng cách nhìn người khác hành động như thế nào, đến lượt mình, chúng thử làm. Nhưng những trẻ trầm cảm thường bị bạn bè từ bỏ, những đứa khác không chơi với chúng mâý"
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Sự buồn rầu được chúng cảm thấy đưa chúng đến chỗ tránh những mối liên hệ mới, hoặc nhìn đi một nơi khác khi có một đứa thử bắt chuyện với chúng - một thái độ có thể coi như một sự hắt hủi; đứa trẻ trầm cảm cuối cùng bị đứa trẻ bỏ rơi. Khuyết điêm này làm cho chúng mất đi những gì lẽ ra chúng có thể học được bình thường ở sân chơi, và trong việc học những điều sơ đẳng nhất của trí tuệ cảm xúc, chúng cứ tích dôn lại một sự lạc hậu mà sau đó chúng phải vượt lên. So sánh với những trẻ không trầm cảm, người ta nhận thấy những trẻ trầm cảm ít cảm thấy thoải mái hơn trong XH, bị đánh giá thấp hơn và được nguời khác ít ưa thích hơn, khiến chúng có ít bạn bè hơn và có những khó khăn hơn với bạn bè chúng.
    Một hậu quả xấu khác là chúng học tập kém đi trong lớp; sự trầm cảm làm tổn hại trí nhớ và sự tập trung của chúng, do đó khó chú tâm vào học tập và khó nhớ được những gì chúng học được hơn. Một đứa trẻ chẳng thích thú gì thường khó huy động được nghị lực hơn để hiểu được những vấn đề khó, chưa nói tới kinh nghiệm hiểu học tập trôi chảy. Những đứa trẻ càng trầm cảm lâu càng bị điểm thấp và ít thành công trong các kỳ thi. Thật vậy, có một mối tương quan giữa thời gian kéo dài của sự trầm cảm và điểm trung bình, điểm của chúng luôn bị hạ thấp trong thời kỳ trầm cảm. Những kết quả đó dĩ nhiên càng ảnh hưởng xấu đến tinh thần của chúng.
    Những lối suy nghĩ đẻ ra sự trầm cảm
    Như ở người lớn, việc xem thất bại một cách bi quan dường như làm tăng nỗi thất vọng và cảm giác bất lực, cảm giác này chiếm vị trí chủ yếu trong sự trầm cảm ở trẻ em. Người ta đã biết từ lâu những ngừoi đã bị trầm cảm thuờng phiền muộn. Nhưng chỉ gần đây, người ta mới biết rằng trẻ em có thiến hưóng u buồn nhất cũng có thiên hướng đi tới chỗ bi quan trước khi rơi vào sự trầm cảm. Nhận định này cho phép nhìn thấy một khả năng làm cho các em miễn dịch đối với một thái độ như vậy, như một cách phòng ngừa.
    Điều đo được xác nhận ở cách trẻ em đánh giá năng lực làm chủ tiến trình đời chúng - chẳng hạn, năng lực làm cho mọi cái tốt hơn. Người ta đưa ra những câu khẳng định sau cho trẻ em:" KHi tôi gặp những rắc rối ở nhà, tôi giải quyết tốt hơn các bạn tôi" và " Khi tôi học cật lực, tôi giành đuợc những điểm tốt" Những trẻ em nói rằng không một trường hợp nào đúng với truờng hợp của chúng, những đứa trẻ ấy không hề mong muốn làm thay đổi tình hình; thế mà, cảm giác bất lực này là đặc biệt mạnh mẽ ở những đứa trẻ trầm cảm nhất.
    Trong một nghiên cứu giàu sức khám phá, người ta quan sát những học sinh lớp nhì vào những ngày chúng nhận học bạ. Chúng ta đều biết là hoc bạ là một trong những nguồn vui hay nguồn hy vọng lớn nhất ở thơ ấu. Những nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thái độ của đứa trẻ nhận được một điểm xấu hơn chúng mong đợi thuowngf có những hậu quả nặng nề. Những đứa trẻ cho rằng điểm kém ấy là do mọi khuyết điểm cá nhân mình(" Ta thật ngớ ngẩn") thường trầm cảm hơn những đứa trẻ cho rằng có thể sửa chửa được (" Nếu ta học gạo môn Toán, ta sẽ có điểm tốt")
    Các nhà nghiên cứu đã quan sát nhóm học sinh lớp sơ đẳng và lớp nhì bị bạn bè từ bỏ va đoán xem ~ đứa nào vẫn còn bị như thế trong những năm sau. Cách thức chúng tự giải thích về sự từ bỏ ấy dường như có quan hệ chặt chẽ với xu hướng trầm cảm của chúng. Những đứa trẻ cho rằng sự từ bỏ ấy do một khuyết điểm cá nhân, thườn dấn sâu vào trầm cảm. Ngược lại, nhnững đứa trẻ cho là chúng có thể cải thiện được tình hình thì không bị trầm cảm vì bị thất bại lliên tục. Và trong một cuộc nghiên cứu những đứa trẻ vào năm học thứ 6, những đứa trẻ có thái độ bi quan thường phản ứng với stress học tập bằng trầm cảm.
    Bằng chứng trực tiếp nhất về thái độ bi quan làm cho trẻ em rất dễ bị trầm cảm đã được lấy từ một cuộc nghiên cứu kéo dài năm năm về những học sinh được theo dõi từ lớp sơ đẳng. chỉ dẫn chắc chắn nhất về xu hướng trầm cảm tuơng lai là thái độ bi quan ấy kèm theo một cú sốc quan trọng - bố mẹ ly hôn hay trong gia đình có người chết - khiến đứa trẻ bị rối loạn và có lẽ làm cho bố mẹ nó ít có khả năng làm giảm bớt hậu quả những cú sốc ấy. Trẻ em càng vượt qua các giai đoạn ở trường tiểu học, thì càng có cách hiểu các sự kiện liên quan đến hạnh phúc hay bất hạnh của chúngl; chúng ngày càng coi những nét tính cách của mình là nguyên nhân đưa tới mọi cái. " Ta có điểm cao vì ta thông minh", hoặc " Ta không có bạn vì ta không khôi hài". Sự thay đổi ấy thể hiện từ lớp sơ đẳng đến lớp nhì. Những đứa trẻ có thái độ bi quan như vậy và coi những khuyết điểm cá nhân là nguyên nhân thất bại sẽ bắt đầu bị trầm cảm với những thất bại của mình. Hơn nữa, chính sự trầm cảm dướng như làm tăng trạng thái bi quan, khiến cho ngay sau kỳ trầm cảm, vẫn có thể có những vết sẹo xúc cảm, một tập hợp những điều chúng tin chắc được nuôi dươngx bởi trầm cảm và đọng cứng lại trong đầu óc chúng - chẳng hạn tin mình không thể học giỏi được ở nhà trường, rằng chúng ít được thiện cảm và không thể gạt bỏ được tâm trạn cau có của mình. Những ý nghĩ đó làm cho trẻ rất dễ bị trầm cảm về sau.
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Chương trình học về nhận thức bản thân
    Những yếu tố chính:
    - Ý thức về bản thân: Tự quan sát và nhận biết những xúc cảm của mình; tự kiếm một từ vựng để thể hiện chúng; nhận biết những liên hệ giưax các ý nghĩ, cảm xúc và các phản ứng.
    - Đưa ra các quyết định: xem xét những hành động của mình và có ý thức về những hậu quả cảu chúng; xác định xem một quyết định được ý nghĩ hay tình cảm chi phối; áp dụng phương pháp này vào những vấn đề như quan hệ tính dục và ma tuý
    - Chế ngự các cảm xúc của mình: theo dõi "tiếng nói nội tâm" để khám phá từ đó những yếu tố tiêu cực như chê bai; có ý thức về cái che đậy một cảm xúc (như vết thương tình cảm là nguồn gốc sự giận dữ); tìm cách vượt qua lo lắng và sợ hãi, giận dữ và buồn rầu của mình.
    - Làm dịu những căng thẳng của mình: hiểu được lợi ích của tập thể dục, của việc có tư tưởng hướng dẫn, của những phương pháp thư giãn.
    - Đồng cảm( hiểu biết người khác): hiểu được những tình cảm và lo toan của người khác; đặt mình vào vị trí và quan điểm người khác; đánh giá những sự khác nhau trong cách cảm nhận mọi cái của người khác.
    - Giao tiếp: nói về những tình cảm một cách có ích; biết lắng nghe và đặt ra câu hỏi đúng; phân biệt giữa lời nói và hành động, hay giưx những hành động của của một người nào đó và những phản ứng hay những phán xét có liên quan đến hành động ấy; đưa ra những đánh giá cá nhân thay vì lên án.
    - Cởi mở với người khác: quý trọng sự cởi mở và thiết lập sự tin cậy trong những liên hệ với người khácl; biết được luc nào thích hợp để nói về những tình cảm cá nhân.
    - Sự sáng suốt: nhận ra ở bản thân mình và người khác những xu hướng sống và phản ứng tình cảm.
    - Chấp nhận bản thân: cảm thấy tự hào và tự nhìn mình một cách tích cực; nhận biết những chỗ mạnh và chỗ yếu của mình; có khả năng tự cười mình.
    - Trách nhiệm của ca nhân: đảm nhận những trách nhiệm của mình; nhận biết những hậu quả cảu những quyết định và hành động của mình, chấp nhận những tình cảm và tâm trạng cảu mình, giữ các cam kết (chẳng hạn, trong học tập)
    - Tự tin: biểu hiện những lo lắng cũng như giận dữ của mình không giận dữ cũng không thụ động.
    - Hoạt động nhóm: hợp tác; biết chỉ huy như thế nào và lúc nào, để mình được người nào hướng dẫn.
    - Giải quyết các xung đột: biết tỏ ra trung thực trong các xung đột với những đứa trẻ khác; với bố mẹ và thầy giáo; thương lượng những thoả thuận trong đó tất cả các bên đầu thắng
    Nguồn: Trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman.
  7. giangnt2

    giangnt2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại tôi đang thấy mình rơi vào tình trạng như sau:
    Ban đầu tôi xác định rõ mục tiêu, hạ quyết tâm để thực hiện, nhưng đến khi thực hiện thì lại thiếu đi sự nhiệt tình cần thiết. Đến lúc đó, mặc dù ý thức đuợc là mình đang làm sai nhưng không thể nào thật tập trung để thực hiện được. Như vậy bản thân mình đã không chiến thắng được chính mình. Rồi sau đó, kết quả không được như ý thì trong đầu lại có nhiều suy nghĩ tiêu cực, trách móc bản thân.
    Thật nực cười là rất hay trách móc bản thân, nhưng tự mình lần sau lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn: đề ra quyết tâm làm -> không tập trung, thiếu hứng thú -> rồi sau đó lại chán nản.
    Tự ngồi ngẫm lại thì trong quá khứ tôi đã làm được nhiều điều mà tôi cho rằng thể hiện được khả năng kiểm soát tâm lý tốt. Ví dụ như việc mình xác định là mình cần phải đạt được thì tôi luôn say mê thực hiện cho bằng được thì thôi. Nếu thất bại thì càng cay cú và còn quyết tâm cao hơn. Đáng buồn thây bây giờ lại không làm được như vậy.
    Có thể do hoàn cảnh sống, môi trường thay đổi ví dụ như không còn được ở gần gia đình nữa nên ảnh hưởng tới khả năng sự kiểm soát cảm xúc.
    Hồi trước thì mình thực hiện mục tiêu với niềm đam mê, còn bây giờ thực hiện mục tiêu một cách gò ép, phải chiến đấu lại với một cái tôi lười biếng.
    Do vậy, tôi đưa ra kết luận là trong trường hợp như vậy, không nên đi theo hướng gò ép cá nhân mà nên làm thế nào đó tạo một cảm xúc hào hứng khi thực hiện mục tiêu, tự khắc mình sẽ chuyên tâm vào thực hiện tốt. Nói thì như vậy, nhưng hiện giờ chưa biết cách nào để làm được điều đó.
    Thật may, trong diễn đàn của chúng ta có thật nhiều những bài viết với kiến thức cực kỳ hữu ích về vấn đề tâm lý. Tôi đặc biệt thích các bài viết của "chuyên gia" Dump. Hy vọng sẽ nhận đuợc những lời khuyên và những bài phân tích của anh.
    Xin cảm ơn.
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Khi quyết tâm, bạn có hứng thú vì bạn nhìn thấy kết quả. còn khi thực hiện bạn không đủ hứng thú vì bản thân công việc lại không tạo cho bạn hứng thú. Tỷ dụ, như bạn muốn viết một phần mềm kế toán. Bạn có quyết tâm, hẳn rồi. Vì nếu viết xong bạn sẽ bán và có tiiền, tay nghề được củng cố.
    Nhưng khi thực hiện, giả sử bạn có kỹ năng lập trình tốt, nhưng kiến thức kế toán bạn lại không rành lắm. Và bạn loay hoay. Nếu vướng phải cái này quá lâu, bạn sẽ mất hứng thú, tập trung
    Chính vì vậy, để luôn có hứng thú, bạn cần phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ vừa sức:
    Dễ quá thì bạn cũng chán, mà khó quá thì đôi khi cũng vậy.
    Khi có nhiệm vụ nào mà bạn hơi phải cố gắng thôi, cộng với sự thành thạo của bạn trong lĩnh vực ấy, bạn sẽ thấy tập trung và hứng thú.
    Khi bạn phải hô tập trung nào, hoặc bạn lo sợ nếu không thực hiện nhiệm vụ sẽ gây hậu quả xấu, bạn sẽ tập trung, nhưng nó sẽ tốn nhiều năng lượng vì bạn sẽ đánh thức nhiều vòng mạch không cần thiết. Trong khi nếu bạn hứng thú, thấy niềm vui trong công việc, bạn sẽ tập trung với môt chi phí ít nhất về năng lượng. Vỏ não bạn ở trạng thái dịu chứ không phải căng . Chỉ có các vùng não cần thiết mới được huy động để sử dụng.
    Bạn không nên trách mình nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Theo tôi, ai cũng có sở trường, và nếu kiên trì trong lãnh vực của mình, bạn sẽ đạt được tính trôi chảy( hay uyển chuyển của các cấu trúc thần kinh) để hoàn thành nhiệm vụ với niềm vui và sự sảng khoái.
    Thêm nữa, phải tự tạo niềm vui khi thực hiện, tự thưởng cho từng phần công việc được hoàn thành. Coi cái mình đang làm, đã làm mới là quan trọng, đừng luôn chăm chắm vào kết quả.
    Cảm ơn bạn đã có nhận xét tốt về công việc của tôi. Nhưng ít người như bạn quá. Câu cuối của bạn làm tôi suýt nữa thì định viết một bài bình luận bóng đá. Sry bạn một chút, tôi rất khoái Liverpool đấy, mà lúc Shevchenko sút trượt penalty làm tôi rất hả dạ. Nào cười một cái cho nó sảng khoái, hahaha....................
  9. FlyingFox

    FlyingFox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Bác đã từng nói về cơn đau ở bụng-nỗi sợ hãi-mà bác cảm thấy trong phòng thi.
    Bây giờ em cũng như thế.Thậm chí không thể ngủ và ăn được.Dù em đã cố trấn áp bản thân,thậm chí là đã xác định được mục tiêu và lí tưởng rất rõ ràng,nghĩa là cảm thấy hoàn toàn hài lòng và sẵn sàng đương đầu với việc mình làm.Vậy mà cảm giác ấy vẫn còn,càng lúc càng nặng.Em có thể hỏi đó là cảm xúc gì được không?Sợ hãi,hồi hộp...hay là bệnh dạ dày?
    Được Flyingfox sửa chữa / chuyển vào 04:10 ngày 14/06/2005
  10. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Hồi hộp thôi. Em đừng có trấn áp nó.
    Lúc nào em sợ khi nghĩ đến kỳ thi, em cứ để kệ kỳ thi ở đó, quên nó trong chốc lát đi. Thở sâu, chú tâm vào sự lên xuống của bụng. Tiếp tục tưởng tượng một cảnh đẹp nào đó, một nơi mà em đặc biệt thích( với người mình yêu càng tuyệt). Lúc vào trạng thái phê nhất, em nghĩ về kỳ thi, cái làm em lo sợ, chẳng hạn điểm thấp. Em xem xét hậu quả tồi nhất đi. Em có thể bị bố mẹ quở trách, bạn bè không phục. Rồi em xem em tự trách mình thế có công bằng không, khi em đã cố gắng và có một mục đích cụ thể và tốt đẹp.
    Em đừng sợ khi nhận thấy nỗi sợ dấy lên. Cứ để nỗi sợ tự nhiên đi, nõ không làm gì được em đâu. Cứ thoải mái quan sát nó và tự cười mình: Chuyện nhỏ thế mà cũng bận tâm. Dũng cảm đối đầu với nỗi sợ, đừng nghĩ đến hậu quả, hãy nghĩ về cách thức để làm bài tốt và sự nỗ lực của mình.
    Em cũng nên thư giãn bằng các cách khác nữa như nghe nhạc, đi chơi, tán gẫu...
    Chúc em thành công.

Chia sẻ trang này