1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trích dẫn trong sách Chuyển Pháp Luân

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi bonze1, 31/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn trong sách Chuyển Pháp Luân

    Vấn đề: Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công

    "Có khí công sư giảng: bệnh viện chữa bệnh không được, hiệu quả trị liệu của bệnh viện hiện nay thế này thế kia. Chúng ta nói như thế nào? Tất nhiên nó có nguyên nhân nhiều mặt. Tôi thấy rằng chủ yếu nhất là [do] chuẩn mực đạo đức của con người thấp kém, đã tạo thành các loại bệnh kỳ quái, bệnh viện chữa không khỏi, dùng thuốc cũng không xong; thuốc giả cũng nhiều; đều là vì xã hội nhân loại đã bại hoại đến mức độ như thế.
    Mỗi người cũng đừng oán người khác, ai ai cũng đều có góp sóng thành bão ở trong đó, ..."

    "Có những bệnh mà bệnh viện kiểm tra không ra, nhưng xác thực là có bệnh. Có những người kiểm tra là có bệnh, nhưng không biết tên gọi [bệnh] đó là gì, là bệnh chưa từng gặp, bệnh viện gọi chung [đó là] ?obệnh hiện đại?. Hỏi bệnh viện có thể chữa bệnh không? Tất nhiên là có. Nếu bệnh viện không thể trị bệnh, thì hỏi tại sao người ta lại tin, tại sao lại đến đó để chữa bệnh"

    "Chúng tôi lại giảng một chút về Trung Y. Trị bệnh của Trung Y rất gần với trị bệnh của khí công. Tại Trung Quốc cổ đại, các bác sỹ Trung Y nói chung đều có công năng đặc dị, các đại y học gia như Tôn Tư Mạc, Hoa Đà, Lý Thời Trân, Biển Thước, v.v. đều có công năng đặc dị, trong sách y học đều có chép lại. Tuy nhiên hiện nay những điều tinh hoa ấy thường hay bị phê phán; kế thừa của Trung Y [hiện nay] bất quá chỉ là một chút dược phương, hoặc giả một số dò dẫm kinh nghiệm. Trung Y thời Trung Quốc cổ đại rất phát triển, trình độ phát triển vượt siêu xuất so với y học hiện nay. Có người nghĩ, y học hiện nay phát triển lắm, làm [quét ảnh] CT là có thể nhìn thấy nội bộ bên trong thân thể người ta, làm siêu âm, chụp hình, chụp X-quang, các thiết bị hiện đại rất là tiên tiến; theo tôi nhìn nhận thì như vậy cũng không được [bằng] y học thời Trung Quốc cổ đại.
    Hoa Đà thấy trong não của Tào Tháo có khối u, cần mở não để làm thủ thuật bỏ khối u. Tào Tháo nghe vậy liền tưởng rằng Hoa Đà muốn lấy đầu của mình, [nên] bắt Hoa Đà giam lại, kết quả Hoa Đà chết trong nhà ngục. Khi Tào Tháo mắc bệnh, nghĩ đến Hoa Đà, tìm đến Hoa Đà, thì Hoa Đà đã chết rồi. Sau đó Tào Tháo thật sự mắc bệnh ấy mà chết. Vì sao Hoa Đà biết? Ông ta đã nhìn thấy, đó là công năng đặc dị của con người chúng ta, các y học gia trong quá khứ đều có trang bị bản sự ấy"

    "Có người giảng rằng thuốc hiện đại như thế này như thế kia. Tôi nói rằng không hẳn thế, thảo dược của Trung Quốc cổ đại thật sự có thể ?~thuốc vào là bệnh hết?T. Có rất nhiều điều đã thất truyền; có rất nhiều điều không thất truyền, đang lưu truyền trong dân gian. Vào thời giảng bài tại Tề Tề Cáp Nhĩ tôi có nhìn thấy một người dựng quầy ngoài phố để nhổ răng cho người ta. Nhìn qua là thấy vị này đến từ phương nam, không ăn mặc theo kiểu người vùng Đông Bắc. Ai đến cũng không từ, ai đến vị ấy cũng nhổ, răng nhổ được xếp thành một đống thế này. Vị này nhổ răng không phải là mục đích, mà mục đích là bán thuốc của mình. Thuốc ấy bốc lên lớp khí vàng rất đặc. Khi nhổ răng, bèn mở nắp lọ thuốc nước ra, ở ngoài má hướng vào chỗ răng sâu, bảo người ta hít chút khí thuốc màu vàng; nước thuốc coi như không vơi đi chút nào, lại đậy nắp lại. Rút trong túi ra một que diêm, vừa nói về thuốc của mình, vị ấy vừa lấy que diêm để khều răng, cái răng liền rời ra, cũng không đau, chỉ có một tý máu, cũng không chảy máu. Mọi người thử nghĩ xem, nếu dùng lực hơi mạnh là que diêm gẫy ngay, vậy mà vị này lại dùng que diêm khêu một cái là nhổ được răng.
    Tôi nói rằng Trung Quốc có một số điều đang lưu truyền tại dân gian, mà khí cụ chính xác của tây y không sánh được; thử xem hiệu quả ai tốt hơn, que diêm của vị ấy khêu một cái là được ngay. Tây y nhổ răng trước hết phải tiêm thuốc tê, tiêm chỗ này, tiêm chỗ kia, châm kim đau lắm; đợi thuốc tê có tác dụng, rồi lấy kìm để nhổ. Nhổ cả nửa ngày không khéo chân răng gẫy [còn lại ở trong]. Bèn lấy búa lấy đục để tróc ra, đập làm cho đau đớn kinh khiếp, rồi lại dùng khí cụ chính xác để khoan cho chư vị. Có người bị khoan đau quá chỉ muốn nhảy dựng lên, chảy rất nhiều máu, nhổ ra một búng máu. Chư vị nói xem ai tốt hơn? Chư vị nói xem ai tiên tiến hơn? Chúng ta không thể chỉ coi công cụ bề ngoài, mà cần coi hiệu quả thực tế. Trung Y thời Trung Quốc cổ đại rất phát triển, Tây Y hiện đại còn phải trải qua bao nhiêu năm nữa mới theo được.
    Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác. Do đó không thể dùng phương pháp nhận thức của chúng ta hiện nay để nhận thức khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại, bởi vì khoa học Trung Quốc cổ đại là nhắm thẳng vào [thân] thể người, sinh mệnh, vũ trụ; nhắm trực tiếp vào những điều ấy mà nghiên cứu, do đó [nó] đi theo một con đường khác. Thời ấy người đi học, đều phải chú trọng đả toạ, khi ngồi cũng giảng [phải] có tư thế; khi cầm bút viết cũng giảng [phải] vận khí hô hấp; các ngành các nghề đều giảng [phải] tịnh tâm, điều tức; toàn bộ xã hội đều đặt trong trạng thái như thế.
    Có người nói: ?~Chiểu theo khoa học của Trung Quốc cổ đại mà tiến, thì hỏi có xe hơi, xe lửa ngày nay không? Hỏi có thể có hiện đại hoá hôm nay không??T Tôi nói rằng chư vị không thể đứng tại hoàn cảnh này mà nhận thức một trạng thái khác; [trong] quan niệm tư tưởng của chư vị cần phải có cách mạng mới được. Không có TV, [thì] ngay phía trước đầu bản thân mình đã mang theo, muốn coi gì liền thấy nấy, cũng có tồn tại công năng. Không có xe hơi, xe lửa, [thì] người ngồi đó có thể phiêu [đãng bay] lên, thang máy cũng không cần. Nó sẽ dẫn đến trạng thái phát triển khác của xã hội, không nhất định phải cuộc hạn vào cái khung này. Đĩa bay của người hành tinh khác đi lại thần tốc, biến lớn thu nhỏ. Họ đi theo một con đường phát triển còn khác hơn nữa, là một loại phương pháp khoa học khác. "
  2. diendaiviem

    diendaiviem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Bài viết:
    1.142
    Đã được thích:
    0
    Bác giải thích rõ hơn về chữ ký của bác được không?
  3. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Với tầm hiểu biết hạn hẹp của bản thân, mình chưa đủ nhận thức thấu đáo để giải thích về 3 chữ Chân-Thiện-Nhẫn mà bạn hỏi.
    Mình sẽ trích 1 đoạn trong CPL để bạn hiểu được phần nào 3 chữ trên:
    "Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy. Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện [của người ấy]. Nói chung, Pháp rất lớn. Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp. Lấy con người làm ví dụ, Đạo gia xem [thân] thể người như một tiểu vũ trụ; con người có thân thể vật chất; nhưng chỉ cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã. Vũ trụ này của chúng ta cũng như thế; có hệ Ngân Hà, có các thiên hà khác, cũng như các sinh mệnh và nước, vạn sự vạn vật trong vũ trụ này; [tất cả những thứ ấy] chúng đều có phương diện tồn tại vật chất; đồng thời chúng cũng có tồn tại đặc tính Chân Thiện Nhẫn. Dẫu là vi lạp vật chất nào thì cũng bao hàm chủng đặc tính ấy, trong vi lạp cực nhỏ cũng bao hàm chủng đặc tính ấy.
    Chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu trong vũ trụ. Thế nào là tốt, thế nào là xấu? Chính là dùng Nó {Chân Thiện Nhẫn} mà xác định. ?~Đức?T mà chúng ta nói đến trong quá khứ cũng tương tự như thế. Tất nhiên chuẩn mực đạo đức của xã hội nhân loại hiện nay đã biến đổi rất nhiều, tiêu chuẩn đạo đức đã méo mó hẳn rồi. Hiện nay [nếu] có người noi gương Lôi Phong, thì có thể bị coi là mắc bệnh tâm thần. Nhưng nếu vào hồi thập kỷ 50, 60, thì ai dám nói người ấy bị bệnh tâm thần? Chuẩn mực đạo đức của nhân loại đang trượt trên dốc lớn, đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày; chỉ chạy theo lợi, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm tổn hại người khác; người tranh kẻ đoạt, chẳng từ một thủ đoạn nào. Mọi người thử nghĩ xem, có được phép tiếp tục như thế này không? Có người làm điều xấu, chư vị nói rằng anh ta đã làm điều xấu, anh ta cũng không tin; anh ta thật sự không tin rằng mình đã làm điều xấu; có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác, vì tiêu chuẩn để đánh giá đã thay đổi rồi. Dẫu tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại có thay đổi thế nào đi nữa, đặc tính của vũ trụ không hề thay đổi; Nó chính là tiêu chuẩn duy nhất để xác định người tốt xấu. Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được. Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần chiểu theo tiêu chuẩn ấy mà làm. Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. "
    Trích trong bài giảng thứ nhất, mục: Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xẩu.

  4. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    "Chân" nghĩa là "chân thật", "thiện" nghĩa là "làm việc thiện, nghĩ thiện, lành", "Nhẫn" nghĩa là "kiên nhẫn" đúng không bạn nhỉ?
  5. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi. Ai có được những điều này, thì đó là người tốt đấy bạn ạh!
  6. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Bạn là đệ tử của sư phụ Lý Hồng Chí a`? Những cái bạn đưa lên đây đều là trích dẫn trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Mọi người vào diễn đàn để tranh luận về một vấn đề gì đó chứ đọc những cái này thì khác gì đọc sách đâu. Bạn trích dẫn xong thì phải đưa ra quan điểm của mình để mọi người góp ý kiến chứ
  7. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Theo Chuyển Pháp Luân thì Chân, Thiện, Nhẫn là đặc tính của vũ trụ. Phật giáo và Đạo lão thì dạy chúng ta bỏ qua mọi ý niệm, không còn ràng buộc hoà mình vào vũ trụ. Phải chăng khi đó chúng ta đạt được Chân, Thiện, Nhẫn
  8. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Bạn nhimxu đừng nên bị nhầm lẫn làm gì...
    Nếu ai có hiểu ít nhiều về Trang tử, thì người đó sẽ biết rằng mọi vật đều ngang bằng với nhau, và rằng nếu người ta cho điều gì đó là tốt thì đã định ra cái ko tốt rồi... như vậy quả thật chỉ ngày càng trái với cái hồn nhiên, vô vi và ko phân biệt của Đạo... Thế mới thực sự mới khẳng định rằng, mặc dù Chân - Thiện - Nhẫn là tốt, nhưng nó chỉ như một giả hợp của trạng thái ko có đối cực của Đạo.
    Đạo thường vô vi nhi vô bất vi! Chẳng có cần phải xem xem có đúng là gì gì đó Chân-Thiện-Nhẫn ko... Quả thật, nói đến thế thôi cũng đã đủ để cho thấy cái lý thuyết gì gì đó của ông nào đấy chỉ như một khuôn mẫu đạo đức để con người trở nên khuôn mẫu.. như thế làm sao có thể đạt tới cái Đạo ko thể nghĩ bàn, vô phân biệt thiện ác!
  9. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Ai hiểu Lão Tử sẽ biết rằng chẳng có cái gì gọi là quy luật Chân - Thiện - Nhẫn duy nhất đúng, mà bên cạnh đó, ko những chỉ có vậy, mà còn muôn hình vạn trạng của sự sống và mọi thứ đều là cần thiết.
    "Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh"
    Lại nói, thật ra logos của Vũ Trụ phải là quy luật của vũ điệu đấu tranh của các mặt đối lập, và rằng cực biên đều có giá trị tinh tế vô cùng huyền nhiệm của nó, chứ ko đơn thuần là mặt Chân - Thiện - Nhẫn như gì gì đó. Nếu thực sự vẫn chưa thấy được tính tất yếu và cần thiết của cái ác và rằng đó ko phải là mặt ko hề có đối cực và cần phải loại trừ, thì chẳng khác nào chỉ đang tự mình đi vào một cực biên của Vũ Trụ mà ko thể đạt đến trạng thái hợp nhất ko có đối cực của mọi biên cực đối lập của Vũ Trụ. Nói đến thế để biết được rằng pháp gì đấy quả thực ko phải là "cực cao" như miêu tả, và ở đây chỉ nói đến thực chất chứ ko nhằm ý phê phán bất kỳ con người nào, dù đó là người đứng đầu của trường phái hoặc người đệ tử gì gì đó của trường phái này.
    Nếu có thể các bạn có thể đọc bài sau ở www.chungta.com:
    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Vu-Tru/Quanniem_Heraclit_ve_su_hai_hoa/
  10. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    He he tôi đưa ra ý kiến là để cho mọi người thảo luận cho vui thôi chứ Chuyển Pháp Luân tôi đọc và thấy nó cũng thú vị nhưng còn rất nhiều quan điểm, cách giải thích trong đó chưa được hợp lý

Chia sẻ trang này