1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trích dẫn trong sách Chuyển Pháp Luân

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi bonze1, 31/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Vâng, đúng vậy, mình mới tập PLC. Mình thấy những nội dung của môn này rất hay, giúp con người hướng thiện và có được những lợi ích khác cho bản thân. Do đó, mình muốn đưa những thông tin về các vấn đề khoa học, tính hướng thiện, những vấn đề về vũ trụ để mọi nguời biết.
    Quyển sách này đã giúp tôi ngộ ra nhiều điều mà bấy lâu nay tôi thắc mắc. Mỗi lần đọc quyển này, tôi lại nhận thấy những kiến thức mới hơn chứa trong đó. Do vậy, tôi muốn chia sẻ nội dung của nó cho mọi nguời trên diễn đàn này.
    Còn về cách giải thích trong đó có gì chưa hợp lý, bạn có thể nói rõ ra đựoc ko? Hy vọng, mình có thể học hỏi được gì đó qua thắc mắc của bạn!
    Cám ơn mọi người!
  2. diepvienxp

    diepvienxp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    1.020
    Đã được thích:
    0
    Bác có ebook quyển sách này không cho em xin với.
  3. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Mình thử ví dụ một ý kiến nhé. Sư phụ của bạn cho rằng "Tầng khác nhau có pháp của tầng khác nhau" có thể hiểu ở mỗi tầng tu luyện có thể đạt được thành tựu khác nhau và có nhận thức khác nhau, khi càng lên cao thì sẽ thấy những hiểu biết của mình ở tầng thấp không còn đúng nữa. Sau đó sư phụ của bạn lấy ví dụ về Phật tổ Như Lai và cho rằng Đức Phật chỉ đạt đến tầng Như Lai. Phật tổ Như Lai giảng "Pháp vô định pháp" tức là không có pháp cố định để thể hiện chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vậy cơ sở nào Sư phụ bạn tuyên bố "Chân, Thiện, Nhẫn là đặc tính duy nhất của vũ trụ". Sư phụ bạn đã đạt đến tầng thứ bao nhiêu và tại sao lại ko còn tầng cao hơn nữa vì nếu còn tầng cao hơn nữa thì những phát biểu này sẽ ko còn đúng nữa???
  4. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1

    có thể hiểu chân thiện mĩ là biểu tượng vòng chôn soắn ốc đc cô đọng tại đỉnh.
    nó là thước đo cũng đc không là thước đo cũng đc
    lão tử trang tử cũng đc hay vị ngài nào cũng đc
    bản chất con người sinh ra đã là cô độc , tự ti . cũng chỉ một thân một mình dẫu cho có trang bị đủ các loại vũ khí : ng khác, ngôn từ, niềm tin, tình yêu , cái tôi.... thì ng ta cũng vẫn cô độc, vẫn đầy tự ti về bản thân mình . bối rối trước mình.
    thế nên ng ta ko ngừng hút lấy từ ng khác sự tươi mới, sự chia sẻ, sự khẳng định mình , hút tự tin từ ng khác, và công việc đó phải đảm bảo đều đặn , cũng như ta phải cống nạp thức ăn cho nó.
    nếu ko nó sẽ gào thét và những dây da sẽ quất lên ng ta
    cũng như tôi ngồi đây, viết những dòng này
    và bạn đang ngồi đọc những gì tôi viết đây
    cũng chỉ vì như vậy mà ra
    tất cả chúng ta đều cô độc với chính mình, lần mò mình trong bản thân mình và trong những ng khác.
    và dù nhận ra hay ko nhận ra thì chúng ta cũng đều đi tìm mình, sự toàn vẹn của mình,
    tất cả các đạo giáo hay tư tưởng nào đó là công cụ, là kinh nghiệm của 1 hay nhóm kẻ nào đó
    trên con đường lần mò trơi vơi , giữ thăng bằng trên một sợi dây có tên đúng hay chuẩn gì đó . để ta tham khảo , nghiên cứu và thực hành trên sợi dây ta đang đi .
    chỉ có ta và cảm nhận của ta mới lựa chọn đc đúng sai
    đúng sai là 2 nốt nhạc đc phát ra từ ta. mà ko từ bên ngoài, từ ai đó .
  5. diepvienxp

    diepvienxp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    1.020
    Đã được thích:
    0
    Bài này viết được.
  6. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Cuốn CPL down ở địa chỉ này:
    http://phapluan.org/book/index.html
    Chúc bạn tìm được câu trả lời mà bấy lâu nay bạn đang tìm kiếm!
    Thân ái!
  7. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng chỉ mới đi vào con đường này, nên hiểu biết chỉ ở mức rất sơ khởi, mình xin được trích dẫn nội dung trong CPL để phần nào trả lời cho thắc mắc của bạn:
    "Hàm nghĩa chân chính của lời giảng ?oPháp vô định Pháp? của Thích Ca Mâu ni là gì? Tầng của Thích Ca Mâu Ni là [tầng] Như Lai; [nhưng] các tăng nhân sau này có rất nhiều vị không hề ngộ đến tầng của Thích Ca Mâu Ni, [không ngộ được] tâm thái trong cảnh giới tư tưởng của Ông, hàm nghĩa chân chính trong Pháp mà Ông giảng, [cũng như] hàm nghĩa chân chính trong lời mà Ông nói. Vậy nên đời sau người giải thích thế này, người giải thích thế kia, giải thích đến độ hỗn loạn; cho rằng ?~Pháp vô định Pháp?T nghĩa là chư vị không được giảng, đã giảng ra thì không còn là Pháp nữa. Thật ra không phải nghĩa như vậy. Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp. Ông cũng phát hiện rằng Pháp của mỗi một tầng là thể hiện của Pháp tại mỗi một tầng đó; mỗi một tầng đều có Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vả lại Pháp của tầng cao so với Pháp của tầng thấp thì [tiếp cận] gần đặc tính của vũ trụ hơn; vậy nên, Ông bèn giảng: ?~Pháp vô định Pháp?T.
    Cuối cùng Thích Ca Mâu Ni lại giảng: ?~Ta đời này chưa có giảng Pháp nào hết?T. Thiền tông lại lý giải rằng không Pháp có thể giảng. Vào những năm cuối, Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến tầng Như Lai; hỏi tại sao Ông nói Ông chưa có giảng Pháp nào hết? Thực ra Ông đã nêu ra một vấn đề gì? Ông [muốn] nói: ?~Đạt đến tầng Như Lai như ta, ta chưa thể thấy được [chân] lý tối hậu của vũ trụ, Pháp tối hậu của vũ trụ là gì?T. Vậy nên Ông muốn nói người đời sau không được lấy những lời Ông giảng làm chân lý tuyệt đối, chân lý bất biến; nếu không người đời sau sẽ bị hạn cuộc vào tầng Như Lai hoặc thấp hơn Như Lai, mà không thể đột phá lên tầng cao hơn. Người đời sau không lý giải được nghĩa chân chính của câu nói ấy, [nên nhìn] nhận rằng Pháp đã giảng ra thì không còn là Pháp, [họ] lý giải kiểu như thế. Kỳ thực Thích Ca Mâu Ni [muốn] giảng rằng: Các tầng khác nhau có Pháp của các tầng khác nhau, Pháp của mỗi một tầng không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ; nhưng Pháp của mỗi một tầng có tác dụng [làm Pháp lý] chỉ đạo tại mỗi một tầng. Thật ra Ông đã giảng chính [Pháp] lý này."
    Còn về câu hỏi :"Sư phụ bạn đã đạt đến tầng thứ bao nhiêu và tại sao lại ko còn tầng cao hơn nữa vì nếu còn tầng cao hơn nữa thì những phát biểu này sẽ ko còn đúng nữa???"
    Thì tôi chưa tiện nói vào lúc này. Hơn nữa, tầng thứ của tôi còn thấp lắm, chưa đủ trí huệ để trả lời cho bạn lúc này được.
    Rất vui vì bạn đã đọc CPL!
  8. imapom

    imapom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    1.652
    Đã được thích:
    0
    Chào bác rarach24, mời bác vào đây thảo luận 1 chủ đề này được không?
    http://www10.ttvnol.com/ThaoLuan/962668.ttvn
  9. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    "Đạo đức nhân loại đang trượt dốc rất nhanh; toàn thế giới cũng như thế. Quan niệm con người biến thành rất ghê gớm. Hiện nay cái đẹp không bằng cái xấu, cái thiện không bằng cái ác; chỉnh tề không bằng nhếch nhác. Lấy ví dụ cụ thể; trước đây làm nhạc sỹ, làm ca sỹ thì phải qua huấn luyện. Nắm vững phương pháp ca hát, rồi phải hiểu rõ nhạc lý. Nhưng hiện giờ, người có hình dạng rất khó coi, đầu tóc bù xù, tóc dài loằng ngoằng, đứng trên sân khấu kêu rống lên a? ha?, một khi truyền hình tâng bốc lên là thành ngôi sao; âm thanh đó rất khó nghe. Có những thứ xấu bẩn, nhưng quan niệm người ta thuận theo đạo đức trở nên bại hoại mà đều cho là đẹp xinh; đều là truy cầu cuồng nhiệt. Tác phẩm mỹ thuật cũng thế; quệt mực vào đuôi mèo rồi cho chạy loạn lên là thành tác phẩm. Nào là phái trừu tượng, phái ấn tượng, đó là gì vậy? Quá khứ vẽ càng giỏi thì càng đẹp, càng có người thưởng thức. Hiện nay chư vị nói xem đó là thứ gì?! Đó là cái gọi là kết quả của việc hoạ sỹ truy cầu giải phóng nhân tính. Nhân tính với quy phạm hành vi vô đạo đức chính là ma tính đang phát tác mạnh mẽ; người ta ở trong trạng thái loại ấy sẽ có được cái gì tốt đẹp không? Quan niệm con người đều đã phát sinh chuyển biến.
    Những hoạ sỹ đó truy cầu là những gì? Họ nói ?~giải phóng nhân tính?T, không còn cấm kỵ, ước thúc gì nữa; làm tuỳ ý. Trong Phật giáo có giảng, không có quy phạm đạo đức, không có ước thúc về đạo đức trong tâm người, thì những gì người ta phát xuất ra chính là ma tính. Hiện nay những tác phẩm văn nghệ ấy, chư vị thử coi! Người thường không biết là gì nữa, thực tế chính là ma tính đang lộ ra rất mạnh mẽ.
    Về đồ chơi ở cửa hàng; trước đây là mua búp bê phải trông thật xinh xắn. Hiện nay càng xấu bán càng chạy; như đầu lâu, hình ma quỷ, ngay cả hình tượng đống đại tiện cũng trở thành đồ chơi để bán; trông càng đáng sợ thì càng bán chạy! Đó chẳng phải là do quan niệm người ta đều đã biến đổi rồi, đều đã biến đổi phản lại rồi sao?
    Nói về xã hội nhân loại đã phát sinh điều gì, khi điều đó được giảng ra thì người ta lập tức minh bạch ngay; [đó] nói lên rằng bản tính con người chưa bị động đến. Nhưng là hoạt cảnh của nhân loại là đã đến chỗ nguy hiểm đến như thế rồi. Khi tôi giảng bài ở các nước tây phương, giảng đến đồng tính luyến ái, nói rằng người tây phương chư vị loạn tính đã đến độ luân thường loạn rồi. Trong họ có người đề xuất câu hỏi, nói rằng ?ođồng tính luyến ái là được quốc gia bảo hộ?. Tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu không phải là do cá nhân, hoặc một tập thể thừa nhận là thành tiêu chuẩn đâu. Đo lường tốt-xấu của nhân loại đều là căn cứ quan niệm bản thân. ?~Tôi cho là họ tốt, hoặc họ đối tốt với tôi, thì tôi bảo họ là tốt?T; hoặc một quan niệm cố hữu nào đó đã được hình thành, quan niệm của họ cho rằng họ tốt liền nói họ tốt. Với tập thể cũng vậy; phù hợp lợi ích tập thể, hoặc vì để đạt được mục đích có lợi nào đó, liền bảo nó tốt, liền đồng ý chúng tồn tại; nhưng nó không nhất định đúng là tốt. Lý của vũ trụ, Phật Pháp, Ông là tiêu chuẩn duy nhất xác định một cách bất biến nhân loại cũng như hết thảy sự vật; là tiêu chuẩn duy nhất đo lường tốt xấu"
    Ông: Phật Pháp gọi bằng ngôi thứ ba chỉ người, tạm dịch là Ông.
    Trích trong Chuyển Pháp Luân II, phần: Sự trượt dốc của nhân loại và quan niệm nguy hiểm
    Được bonze1 sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 08/05/2008
  10. thacmacok

    thacmacok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tôi hiểu và muốn diễn giải một chút về sự ngộ của tôi cho 3 chữ Chân Thiện Nhẫn.
    Trước hết ta thử nói về OOP (object oriented programing) - lập trình hướng đối tượng. Đây là một thuật ngữ hiện đại của ngành công nghệ thông tin. Thế giới điện tử hiện đại của chúng ta xoay quanh OOP rất nhiều. Những ai đã biết lập trình rồi thì đều hiểu rõ khái niệm này. Nói đơn giản thì khi viết một chương trình ứng dụng nào đó, chúng ta tạo ra các thực thể và đặt cho chúng các "đặc tính". Vd như ta lập trình game thì để tạo một nhân vật dũng sĩ ta phải xác định các đặc tính cho nhân vật ảo này như là : chiều cao,trang phục, cá tính...rồi sau đó toàn bộ hoạt động của nhân vật này trong game sẽ đều xoay quanh các đặc tính thống nhất được xác định ban đầu. Ngoài ra bản thân game mà ta đang chuẩn bị hình thành ý tưởng thì cũng phải xác định rõ cho nó "nội dung", kếu cấu nhân vật theo các "tầng", ý nghĩa chủ đạo của game..v.v..và rồi sau đó thì toàn bộ game cũng đều xoay quanh các "đặc tính" thiết đặt ban đầu này.
    Trên đây là một cách nói đơn giản hóa. Nếu ta thử giả định vũ trụ này như là một game vậy thì vạn vật trong vũ trụ và bản thân chính vũ trụ này cũng cần phải có một "đặc tính" chủ đạo. 3 chữ Chân Thiện Nhẫn thoạt nghe có vẻ đơn giản và với người VN ta thì có thể nhầm lẫn với lại "chân thiện mỹ" (vì chân thiện mỹ nghe quen tai hơn) nhưng cá nhân tôi nhận thấy 3 chữ này hàm nghĩa thật vô cùng thâm sâu lớn rộng. Chúng ta là con người và khi nghe đến Chân Thiện Nhẫn thì đều liên tưởng ngay đến các phẩm tính của con người. Điều này ko có gì sai và cũng hoàn toàn tự nhiên thôi. Tuy nhiên cái điều mà tôi định nói đó là về mặt "trừu tượng". Chúng ta cũng đều nhận thức được rằng dù trong tâm chúng ta nói " à, Chân thì là ngay thật, Thiện thì là hướng thiện, Nhẫn thì là kiên nhẫn...đó chẳng phải chính là các tính cách của con người đó sao..." Nói là đặc tính chủ đạo của toàn vũ trụ nghe sao khó chấp nhận quá, khó hình dung quá. Theo tôi nghĩ đó là vì chúng ta vẫn còn đang nhìn nhận dưới giác độ "cụ thể hóa, vật chất hóa". Đạo học thực ra là thuộc về tâm, về tâm linh. Tình cảm của con người vốn là "trừu tượng" rồi nhưng xét trên giác độ tâm linh thì thấy rằng "tình cảm" này vẫn còn rất "cụ thể". Để tiến nhập sâu và cao hơn thì chúng ta cần thinh lặng lại, rũ bỏ bớt những "lớp" vật chất cụ thể của tư duy để dần có cảm nhận "siêu hình" hơn nữa mới được.
    Tôi vốn óc trừu tượng cũng tạm gọi là phong phú nhưng lúc trước lắm lúc vẫn ko "trừu tượng" nổi 3 chữ Chân Thiện Nhẫn đại diện cho đặc tính tối cao của vũ trụ là thế nào. Thật rất khó hình dung. Tôi cũng đã nghĩ về sóng điện từ. Chẳng phải để nghe được radio chúng ta cần phải chỉnh sóng cho đúng tần số đó sao. Và khi đúng tần số phát sóng rồi thì thông qua hiện tượng cộng hưởng từ và một loạt biến đổi phức tạp khác thìta nghe được thông tin ở cách xa thậm chí hàng nghìn km. Tôi thấy sóng điện từ quả rất "siêu hình". Chẳng thể cảm nhận được gì về cái thứ sóng này nhưng hằng ngày ta vẫn xem TV thu phát qua vệ tinh và trò chuyện qua mobile fone dựa trên nó. Nghĩ theo một khía cạnh cụ thể hóa nào đó thì rõ ràng việc "cộng hưởng từ" chính là "đồng hóa với sóng điện từ". Khi đúng tần số và hiện tượng cộng hưởng xảy ra thì ta nghe được âm thanh. Như vậy bản thân sóng điện từ nó cũng tồn tại một dạng thức nào đó và nó cũng có đặc tính riêng.
    Về vũ trụ này tôi thấy cũng hoàn toàn có lý khi nói rằng nó có một đặc tính chủ đạo. Lão Tử chẳng đã khuyên con người nên sống thuận theo Đạo đó sao. Đạo này chính Lão tử cũng ko biết nói về nó thế nào nên đành bảo "Đạo khả đạo phi thường Đạo". Ông ta cũng chỉ biết rằng có một thứ được sinh ra trước cả trời và đất, rồi lại sinh ra và chi phối vạn vật. Ông khuyên chúng ta nên thuận theo đạo , hay "cộng hưởng" với Đạo. Và rồi tiếp đó ông giảng về "Đức". Ông ví dụ : Đức của mặt trời là nóng và tỏa sáng, Đức của nước là tuôn chảy...Vậy Đức của con người là gì ? Đó chính là thuận theo "Chân Thiện Nhẫn". Con người có Đức thì tức là có được sự đồng hóa với vũ trụ. Vũ trụ này có một đặc tính bất biến và ở các tầng thứ khác nhau thì có thể hiện khác nhau. Ở nhân gian này thì nó chính là Chân Thiện Nhẫn. Ở các tầng thứ khác thì nó cũng chính là Chân Thiện Nhẫn nhưng có biểu hiện khác.
    Nói cụ thể hơn chút nữa : khi ta làm điều "Chân" tức sống thật trong mọi chuyện thì bản thân ta khi đó suy nghĩ là "chân". Suy nghĩ của con người là có năng lượng, có sự tạo thành "bức xạ điện từ" (điều này khoa học đã chứng minh ra rồi). Như vậy bản thân suy nghĩ "chân" là có một dạng dao động nhất định. Và thử nghĩ xem về sự "cộng hưởng từ" trong trường hợp này ? Nếu đúng vũ trụ này có sự tồn tại xuyên suốt của dao động có tần số trùng với "chân" của sóng não phát ra từ con người thì sao ? Chẳng phải là khi đó đã chính là "đồng hóa với đặc tính của vũ trụ" đó sao ?
    Cá nhân tôi thì ko cho là khoa học hiện đại ngày nay có thể tiếp cận được việc liễu giải vũ trụ, có lẽ còn quá xa mới đạt được một thành tựu nào đó....nhưng dùng khoa học để nói về một vài khái niệm Đạo học thiết nghĩ cũng giúp một số người tiếp cận được vấn đề dễ dàng hơn. Chính tôi cũng hiểu biết còn rất nông cạn nhưng hiểu được đến đâu thì cũng mong muốn chia sẻ chút ít "ngộ" được này với các bạn.
    Thực sự càng tiến nhập sâu hơn vào Chuyển Pháp Luân tôi càng ngộ được nhiều hơn về Chân Thiện Nhẫn và tự bản thân cảm thấy sống an lạc, nhẹ nhàng, làm được nhiều điều tốt đẹp hơn. Cũng còn rất nhiều điều tôi chưa hiểu được, chưa ngộ được nhưng con đường đến Chân lý nào có dễ dàng gì. Con đường Đạo luôn là thử thách lớn lao nhất của kiếp người mà.

Chia sẻ trang này