1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triển lảm các loại xe tank công nghệ cao hiện tại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 05/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    2 bác bình tỉnh laị một chút nhé .
    AT-14 thì vẩn là laser guiled và là nó thuộc thế hệ 4 thì chính xác hơn . Thế hệ 4 là thế hệ không dùng dây và điều khiển bắn bằng cách chỉa thẳng ống ngắm vào mục tiêu , bệ phóng sẻ phát ra laser dẩn đường cho tên lửa tiến công (thằng Milan cũng thuộc loại này ) Nếu trong lúc tiến công mà dời bệ phóng (do bị tập kích ) thì tên lửa sẻ đánh trượt .
    T2000 thực ra là Black Eagle T12M1 (hoặc T12M2 cho phiên bản xuất khẩu ) . Số hiệu của nó là T12M chứ không phải là T2000 , cũng chẳng phải là T80 , nó là phiên bản cải tiến từ T80 , từ các thiết kế xích , động cơ , cách xắp xếp khoang lái ................ , nó là hậu thế của T80 chứ chả phải T80 gắn pháo mới vào .
    Về pháo 155mm thời WW2 khác pháo 155mm thời nay các bác ạ , đừng nhìn vào kích thước nòng mà tưởng nó giống nhau . Pháo 155mm thời xưa vào loại bắn câu (độ chính xác cao hơn bắn thẳng nếu bắn tầm xa ) nên nòng không cần dài , sơ tốc đầu nòng không lớn , trong khi pháo 155mm nếu trang bị cho tank thì phải là bắn thẳng nên nòng sẻ dài hơn , liều phóng phải mạnh hơn tạo sơ tốc đầu nòng cao hơn nhằm tập kích tank hiện đại với lớp giáp dày .
    Cá nhân em thì không ủng hộ loại pháo này , quá cồng kềnh và không hiệu quả cho lắm , một loại pháo 135mm hay 125mm trang bị loaị đạn mới như scramjet hoặc dùng pháo trượt ray điện từ sẻ hay hơn nhiều .
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tríc bác phudongthienvuong
    T-2000 hiện nay vẫn còn trên lý thuyất bác ạ . Cái hình bác đưa là em T-80 Black Eagle , phiên bản thử nghiệm của T-80 với pháo 152mm và 135mm . tuy nhiên Nga vì muốn một cuộc cách mạng trong thiết kế xe nên không sản xuất loại này rộng rãi . hơn nữa pháo 152 mm lực phản hồi quá lớn khiến nó không chính xác . ( Đức đã dùng tank với pháo 155mm từ ...WW II nhưng thấy quá nặng không thực tiễn nên không dùng nữa , mẽo dùng pháo 155mm trên Tank M551 Sheridan trong chiến tranh NC ) hiện chưa có Tank nào dùng radar cho việc săn tìm mục tiêu cả . radar sóng ngắn trên tank nga là dùng cho hệ thống rocket chống ATGM ( từ từ tôi sẽ nói về thứ này sau ) xe dùng radar duy nhất là xe SHTURM của Nga ( không kể xe phòng không ) .
    SHTURM SELF PROPELLED ANTI-TANK GUIDED MISSILE SYSTEM, RUSSIA

    Đây là không phải em tranh luận với bác, em cãi bác ăn hành tây tí.
    Pháp 155mm thì có từ lâu, pháo to gấp nhiều lần như thế là các khẩu thần công trong thành Huế ấy. Nói rằng Đức đãn dùng pháo155 cho tank và điều đó là lạc hậu, thật trẻ con. Trong WW2, nhiều xe, được gọi là xe tank, tranh bị pháo lớn, có khi đến 380mm. Nhưng hồi đó, người ta nhưa phân biệt đâu là tank, sau đó, các xe được gọi chung là tank này chia ra làm ba: pháo tự hành, tank và AV.
    Pháo tự hành có đại bác rất lớn, có thể chung thân xe với tank, đổi kết cấu cơ động tháp pháo lấy cỡ pháo. Súng của pháo tự hành cũng đổi chiều dài nòng lấy cỡ nòng, chuyên bắn đạn trái phá nặng, chống công sự. Đạn này nặng nhưng đường đạn cong, tốc độ đạn thâp, sức xuyên thấp, công phá bằng thuốc nổ trên đầu đạn (trái phá).
    Tank là xe diệt xe cơ giới, nên có sức cơ động mạnh, tháp pháo cơ động, đạn có sức xuyên mạnh. Loại đạn xuyên mạnh nhất SABOT lại không có thuốc nổ, chỉ xuyên như mũi tên. Do đường đạn thẳng, sơ tốc độ lớn nên thích hợp với bắn mục tiêu cơ động giáp tốt là xe cơ giới. Xe cơ giới đỉnh là tank, nên tank được thiết kế để đấu tank. Thường tank được sản xuất ba loại chính, tank hạng trung, tank hạng nặng và tang hạng nhẹ. Tank hạng trung là tank chủ yếu, có giá thành vừa phải, dùng đối địch với tank hạng trung đối phương. Sau tank hạng trung được gọi là MBT (main battle tank-xe tăng chiến đấu chủ lực). Trong các vị trí quan trọng, người ta trang bị thứ hơn hẳn tank hạng trung là tank hạng nặng, như trong WW2, IS là tank hạng nặng còn T-34 là hạng trung. Tank hạng nặng chỉ được sản suất số lượng ít. Cũng được sản xuất số lượng ít là một loại tank rẻ tiền, nhẹ, dùng đổ bộ hay bịt chỗ trống, là các tank hạng nhẹ. Chúng có giáp mỏng, nhưng sức xuyên của đạn không giảm tí nào. Nhưng dù tank hạng nào, đặc điểm cơ bản là: dùng diệt cơ giới, sức xuyên của đạn rất lớn. WW2, pháo tank còn dùng loại pháo nòng dài, nhưng càng ngày, pháo tank càng tách ra riêng một dòng, nòng rất dài so với pháo thường, bắn đạn có sơ tốc lớn, tốc độ bắn cao. Đặc biệt, để nâng cao độ chính xác, pháo tank có độ ổn định rất cao và đắt đỏ. Pháo tank sẽ dùng của các loại M là khẩu XM-291. Ví dụ về việc đưa chú T-28 xe tank thành T-95 pháo tự hành đã được em đưa ngay trang đầu của T-95 tang hình, link của topic này em cũng đưa ở bài viết tranh trước, bác phù đổng không thèm đọc.Khẩu M551A1 trang bị pháo nòng ngắn như hình sau không được liệt vào loại xe tank, do mục tiêu của nó không phải là xe cơ giới. Đại bác của nó yếu như một khẩu cối, không phải là thứ súng chính xe tank dữ dội.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Như vậy, bác phù đổng đã nhầm thứ súng dùng diệt công sự nòng ngắn với súng diệt xe cơ giới nòng dài. Súng diệt xe cơ giới nòng dài cỡ nòng bé hơn và tiến bộ chậm hơn, đầu WW2 phổ biến là 75mm, nửa sau WW là 85mm từ đó đến nay, các đời tank đã dùng 100mm (những năm 1960), 105mm, rồi 120mm, 125mm. Tuy cỡ nòng bé hơn nhưng nó rất nặng nề dữ dội, do phải bắn đạn chỗng giáp hạng nặng. Trên em lấy ví dụ Taran(Objeck 120-M 69), nòng daì 9045mm, bắn đạn 20kg đạt 1,7km/s để bắn đạn sabot Mỹ nặng từ 3-6kg, sơ tốc có thể đến 3km/s hay hơn nữa với đạn có tăng tốc tên lửa. Khẩu súng này được Nga sản xuất những năm 1960, em đã đưa ảnh và vị trí trưng bầy của nó trong các linh em trích, trang trước: http://ttvnol.com/Quansu/134784/trang-16.ttvn bác phù đổng cỏ thể vào đấy xem. Hiện tại, Mỹ đang dùng 120mm nòng trơn, còn Anh quốc lạc hậu vẫn dùng nòng xoắn ở Iraq 2003. Mỹ đang mơ ước thay 140mm XM-291 cho M1A2 trong tương lai. NHư vậy, tuy dùng 155, 200, 210mm đã lâu cho pháo tự hành diệt công sự và chống bộ binh, còn lâu Mỹ mới áp dụng đại trà 140mm cho tank, chưa nói mơ đến 152mm. Loại xe có thể so với xe tank Nga về hoả lực là Leopard 3, bản sao của nó bên Tầu cũng đang thử nghiệm 140mm. Đó là việc phân biệt tank và pháo tự hành. M1A2 chưa đủ vững để chịu sức giật pháo tank 140mm, mà bác bảo là trang bị pháo tank 155 mm từ bao giờ ???. Bác phù đổng nhầm đại bác hạng nặng bắn chống công sự thành pháo tănk bác Ăn Hành Tây à.
    Thưa hai, là AT-14, AT-15 và AT-16.
    Đây lại là một kiểu cãi trẻ con nữ, em bảo tầm AT-14 8km bao giờ. 3 loại tên lửa trên cùng một thế hệ, nhưng là 3 bản khác nhau: dùng cho bộ binh, xe và máy bay. Chúng đều có khả năng chọn đường bắn thông minh, đo xa chính xác (các tên lửa phương tây chỉ đo được hướng), tấn công được bằng nhiều đạn một lúc. AT-16 có tầm bắn 8km, bắn được tất cả các mục tiêu tốc độ dưới 800km/s (vậy là tank, trực thăng và A-10). DO AT-14 là bản ngắn gọn nên nhẹ, sức xuyên thấp (nhưng xũng được 1 mét thép cán) và bới đi một vài chức năng. Người ta cũng dùng được AT-14 trên các xe phóng, khi đó, các phương tiện đo đạc tên lửa thiếu được bổ xung trên xe. Tầm hiệu quả AT-14 không đầy 4km. Nhưng AT-16 thì không cần. Bác đọc chi tiết trong AT-14, link cũng ở bài viết trang trước. Ghi nhớ rằng AT-14 không phải là đạn tank. Như Phù Đổng cất công trình bầy.
    Tank Nga đã dùng radar bước sóng mm từ lâu. Thưa bác Ăn Hành Tây, ở đây bác Phù Đổng nhầm radar bức sóng ngắn với mm bank. Người ta gọi bước sóng cỡ chục mét là ngắn, cỡ mét và decimet là cực ngắn. Trong một số bài viết em có nói cực ngắn cho Việt Hoá, thật ra, trước đây, nhười ta chẳng dùng mm bank làm gì nên nó không có tên riêng. Do đó, bác Phù Đổng đã nhầm radar mm bank với radar cực ngắn, và cho rằng, chỉ xe phòng không mơí dùng. Sử dụng bank mm là giải pháp duy nhất cho phép chiến đấu trong sương bụi mà vẫn ngắm bắn chính xác, nên phương Tây, chưa có thứ đó, gộp chung vào nhóm hồng ngoại. Nhưng hồng ngoại phương tây dùng có bước sóng chục Micron mét, không thể đi qua sương bụi được. Trong các topic đã dẫn, có các bài trích, link của em đến việc áp dụng radar mm bank, của Nga, ẤN Độ (tên lửa ATGM NAG). Việc thếu radar này, phương Tây không thể xác định được chính xác vị trí mục tiêu, và không thể chế tạo được hệ thống bắn chặn tên lửa. Mỹ tìm mọi cách mua của Nga, nhưng không thể có. Điều này còn được nói đến trong "mổ xẻ chú tank nè". Đây là ảnh trong đó, bác có thấy radar trong hệ đánh chặn tên lửa, đây là ảnh lấy từ FAS, chứ không phải của Nga, người Mỹ rất khâm phục hệ thống điện tử Nga:
    ArenaE
    ----
    Hệ thống cũ Drozd("?озд) được phát triển 1977, trang bị cho T-72 và các đời cải tiến của T-55. Cũng như Arena, Dzord sử dụng sensor là milimet bank radar. Hiện nay, phương Tây do thiếu kỹ thuật bank milimét radar nên họ sử dụng hồng ngoại-laser và chỉ đạt được tương tự hệ Drozd. Nhưng tuy vậy, đây chỉ là quảng cáo, chắc chắn hệ thống Mỹ còn chưa thể đem ra ứng dụng nhiều, như những tank bị bắn bằng B-41 ở Iraq 2003 cho thấy. M1A1 hoàn toàn không có APS-hệ thống bắn chặn tên lửa. Còn M1A2 theo quảng cáo chỉ có ở phía trước và kém hiệu quả do dùng hồng ngoại-radar cho kết quả tương đương Drozd, nhưng cũng rất nhiều hạn chế so với quảng cáo. Điều đó thua rất xa Nga, trong Apganistan, xe Nga chống được 80% đạn tên lửa chống tank, số còn lại, lại được hệ ERA và giáp dầy cản lại, nên xe Nga ở đó hầu như an toàn trước B-41, điều này xảy ra trước Iraq 2003 hai mươi năm. Tuy nhiên, Drozd chỉ cón ở phía trước, và chiến dịch Checchen thứ nhất Nga rất thiếu tiền triển khai đời sau, nên thiệt hại nhiều do đạn bắn từ trên cao xuống hay từ sau trong chiến tranh đường phố. Đến Checchen lần 2, điều đó đã được loại trừ. Counter Active Protective Sytems (CAPS) là hệ thống tương tự chức năng của Mỹ, nhưng chưa có tin tức gì về thành công, còn quảng cáo thì chỉ bằng Drozd. http://ttvnol.com/Quansu/293090.ttvn .
    Một điều nông cạn thứ ba của Phù Đổng, là như trước đây nhiều bác đã nhầm, kể cả bác Ăn Hành Tây cũng đã có lúc nhầm bác ạ. Là hệ T-2000(Objekt 640), T-95(Objekt 775) .v.v.v. các bác đã từng cho là một bản T-80, cụ thể là T-80UM2. Điều khác biệt giữa chúng là: tháp pháo hoàn toàn tự động hoá không có người. Nga bao giờ cũng hơn về tự động hoá tank, nên xe của họ ít tốn chỗ cho khoang trong, và do đó rất thấp, dáng xe thấp đổi lấy giáp. Nhưng đến T-2000 và T-95 thì tháp pháo hoàn toàn tự động hoá nên bé tí tẹo (chỉ là băng đạn của súng chính). T-2000 còn có cái đuôi tháp pháo cho những ứng dụng cảnh giới (súng phòng không, đại liên, tên lửa..v..v.). Còn T-95, do yêu cầu tàng hình, những ứng dụng này bỏ cho các xe đi kèm làm hết, nên trông nó thế này:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bản T-95 do Ucraina chế tạo, chụp năm 1996, xích hơi khác, nó có tên T-94:
    [​IMG]
    T-95 được duyệt và đưa vào sản xuất, Nhưng do hạn chế chiến đấu của tank tàng hình, nên số lượng của nó rất ít, trái với T-2000 anh em, trở thành MBT mới. T-2000 đã được sản xuất với số lượng đến 400 chiếc, dần dần sẽ thay cho T-90, T-80. Như thông thường, khi có mới, Nga bán cũ để duy trì quỹ quân sự, MBT T-90 đang được bán cho Iran, Ấn Độ, Trung Quốc và có thể một vài nước khác. MBT T-90 và MBT T-80 không có những cải tiến mạnh. T-80 đã có tầm bắn chính xác bằng đại bác đến 8000km, nhưng đạn đại bác thường không xuyên được ở tầm ấy. Đạn của T-80 xuyên giáp dầy chính xác ở tầm 5000m, còn T-2000 là 8000M nhờ hệ dẫn bắn quang-điện tử. Nhờ hệ dẫn bắn này, khắc phục các nhược điểm laser khi xác định tốc độ mục tiêu, dễ bị nhiễu của định tâm hồng ngoại và laser khi xác định hướng. Kết hợp các lợi thế: đo xa của laser, máy tính dễ tính tốc độ ta địch hơn các hệ dẫn bắn phương Tây. Do đó, người Nga trông chờ vào ATGM, HEAT..v..v.. là những đạn đầu lõm có thể xuyên được ở tầm bắn 5000 mét có thể nâng đến 10000 met như chiến lược tank Nga hiện tại. Người Nga cũng có SABOT, SABOT kim loại nặng, nhưng chỉ Mỹ tin tưởng vào thứ đạn SABOT này. Sao vậy, SABOT dù có tốt mấy thì chỉ xuyên được giáp trước MBT ở 2km, như tại sao Mỹ luôn tuyên truyền và đựa dẫm, sản xuất nhiều đạn SABOT này cho tank: hệ dẫn bắn của họ chỉ cho phép thế thôi.
    http://ttvnol.com/Quansu/154387/trang-5.ttvn
    Nói chung, tank Nga từ WW2 vẫn là đỉnh của tank, đỉnh từ hệ động lực, đại bác, đến hàng điện. Những vẫn đề về tank và ATGM như thế này đã nói đến rất nhiều, nói lại khéo lắp bắp. Em tìm cái gì hấp dẫn hơn, chứ không sa đà vào những cãi cọ kiểu này, các link như thế em đã đưa trong bài viết trang trước.
    Kỷ niệm điều này: hoạt động của hệ thống đánh chặn tên lửa ArenaE, sử dụng bank milimet radar:
    Arena(А?ена)E Active Protective System APS, năm 1993, không có hệ thống nào tương đương(cho đến nay).
    [​IMG][​IMG]
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 19/12/2004
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Về T-2000 và T-95.
    Đây là hai biên bản anh em, cùng một chương trình phát triển xe tank. Người Nga có hai trường phái chế tạo tank: dùng cho những cuộc đấu tank quy mô lớn kiểu Kurx và dùng như một xe tank trong binh chủng hợp thành. Ngoài ra cũng phải kể đến vũ khí trên xe. Người Moscow thích xe tank kiểu binh chủng hợp thành, còn người Uran thích tank kiểu đấu tank. Như chiếc T-80 chẳng hạn, nó được thiết kế chuyên nghiệp đấu tank, có hoả lực mạnh (tốc độ bắn gấp 3 M1A1, súng chính mạnh hơn 125mm, hệ thống đối kháng quang điện tử mọi thời tiết). Cơ động cực mạnh. Nó có khả năng tự vệ trước tên lửa tấn công có tốc độ đạn đến 700m/s. Nhưng mà, bộ binh quanh xe này chắc chết hết. T-90 là xe thích hợp hơn với binh chủng hợp thành, tháp pháo trên T-90 được thiết kế thích hợp với ArenaE và KontacV, gọn hơn nhiều. Về cơ bản T-80 và T-90 không khác gì nhau. Nhưng, với pháo tank 125mm có thể lắp 135mm, động cơ từ 800-1200HP, kích thước cao 2 mét, tính năng của tank có lẽ đã rất khó phát triển được nữa. Cũng trong việc sử dụng T-80 ở Checchen, nhược điểm của động cơ turbine bộc lộ rõ, và người ta thống nhất dùng động cơ lai: turbine nén cho động cơ diesel, turbo-diesel.
    Có được những thành tựu trong kỹ thuật tank, Nga tiếp tục phát triển để ứng dụng kỹ thuật điện tử đang cách mạng. Người ta đặt mục tiêu chế tạo một tank, nhờ ứng dụng điện tử mà tính năng trội hơn trong khi các loại tank cũ đã kịch trần phát triển.
    T-2000 và T-95 chỉ là tên hay gọi không chính thức của hai dự án 664 và 775. T-2000(664) được thiết kế với những điều kiện chiến đấu của tank thông thường, nó cũng có hệ cảnh giới mạnh, có thể sử dụng các súng phòng không đến 30mm, tên lửa SAM nhỏ hay ATGM lưỡng tính. Nó cũng có thể trang bị các súng chống bộ binh lớn như súng cối bắn nhanh 82mm, thông thường, 664 ttrang bị các súng máy, cùng súng phòng không và tên lửa, đều do nhân viên cảnh giới trong tổ lái điều khiển.
    Khác với T-2000(664), Xe tank T-95(775) được thiết kế như là xe chuyên nghiệp đấu tank. Các khí tài phụ bỏ hết, xe chỉ còn lại pháo chính duy nhất bọc lớp gốm chống phát xạ hồng ngoại, toàn bộ xe được bọc trong lớp tàng hình hấp thụ radar. Vì các lý do đó, T-95 thiếu rất nhiều khả năng cảnh giới, và không thể chiến đấu độc lập được. Việc sản xuất tank tàng hình là một cuộc cách mạng quá lớn, nên cả Mỹ, Tây Âu, Nga đều nghiên cứu, nhưng không đưa vào sản xuất hàng loạt hoặc chỉ sản xuất rất ít. Đó cũng là số phận 775. Còn 664 được chọn làm MBT chính của Nga, đã được sản xuất hàng loạt được vài năm.
    Nhìn chung, T-2000 và T-95 (Object 664 và Object 775) rất giống nhau. Sự phát triển nổi trội của chúng dựa vào tiến bộ vượt bậc của thiết bị điện tử. Tháp pháo, khoang trước đây xạ thủ và cảnh giới ngồi nay không có người. Toàn bộ các thao tác được điều khiển từ xa, từ thân xe trong một phòng chung cho tổ lái 3 người. Toàn bộ các thao tác được thực hiện qua máy tính. (Trước đây, T-80 cải tiến cũng đã là xe tự động hoá cao độ, các thao tác bắn đều qua công tắc, trong khi các M1Ax vẫn nạp đạn thủ công, nay thì các công tắc được thay bằng máy tính). NHờ thay đổi này, tháp pháo bây giờ rất nhỏ và xe rất thấp. Ta biết rằng, tháp pháo là nơi bị ngắm bắn và trúng đạn nhiều nhất. Thể tích nhỏ thấp đó lại được bù vào giáp, xe vẫn giữ khối lượng 50 tấn như các xe trước, nên nhờ thể tích nhỏ mà giáp dầy và nghiêng hơn. Chỉ cao 1.8 mét (tính riêng phần bọc giáp, từ đất đến nóc tháp pháo, xe M1Ax là hai mét rưỡi, T-80 là hai mét mốt), vỏ trước 300mm chiều dầy nhưng nhờ độ nghiêng, đạn cần xuyên gần một mét thép mới thủng.
    Động cơ, sau những cân nhắc động cơ turbine và diesel của T-80, T-90, người ta thống nhất sử dụng động cơ lai. Động cơ Turbine tuy có cong suất lớn nhưng chỉ chạy được trong dải công suất hẹp, khi chạy chậm ngoài khoảng này, động cơ dừng. Vì vậy, người ta sử dụng động cơ turbo-diesel, turbine nén khí trước khi vào diesel. Động cơ có đọ linh hoạt của diesel và công suất của turbine. các tank T-2000 và T-95 sử dụng động cơ turbo-diesel V16 công suất 1200HP. Các option động cơ là turbine 1250HP và diesel 1000HP.
    Một tiến bộ nữa là xích xe, huyphuc không hiểu lắm về điều này nhưng người ta hay nói đến nó. Chắc chắn rằng, ban đầu, người ta định cho nó dùng giảm chấn tích cực(các giảm chấn được điều khiển bởi máy tính). Nhưng sau đó, các giải pháp khác thay thế.
    Vỏ xe được thiết kế để thích hợp với các thiết bị mới, như ERA Katus. Các bản xuất khẩu có thể mang thiết bị điệnt ử của nước ngoài, như camera nhiệt Hàn Quốc.
    Nhờ xe thấp, chắc hơn, người ta thiết kế xe để lắp được 152mm nòng dài 9 mét. Nhưng cũng như các đợt phát triển đại bác trước đây, tính thống nhất súng chính trong đội hình MBT luôn được đảm bảo. Nên hiện tại, xe được trang bị 125mm và 135mm.
    Phương tiện thông tin, cũng như các thiết bị chiến tranh khác, xe thừa hưởng data link và định vị.
    So sánh với các xe hiện đại khác. Leopard 3 là xe trội nhất của phương Tây. Với giáp trước nghiêng chắc. Đại bác của Leopard 3 cũng như của các đời Leopard trước được Mỹ nghiên cứu áp dụng và trở thành đại bác của tank Mỹ, với tên XM-291. Trong thời gian tới, Leopard 3 và bản copy Tâu sẽ thử nghiệm pháo 140mm. Về thiết bị điện tử, Mỹ đang trông chờ mạnh vào hệ nhận dạng hình học, nhận dạng hình học qua IR.
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Không biết Huy phúc có thông tin gì về vụ quá trình sản xuất và trang bị T12M1(hay T2000 như huy phúc thường gọi ) hay tên nick là Black Eagle không nhỉ ? Lúc trước xem thì họ bảo định sản xuất 350 chiếc (2 sư+1 lữ thì cở số lượng này, hoặc 4 lử ) Nhưng gần đây nghe tin họ đang dồn tiền vào làm việc khác , việc hiện đại hoá lực lượng tank bị hoản lại nên kế hoạch sản xuất bị chậm lại (hoặc có thể ngưng và chờ đợi )
    Huy phúc cứ bình tỉnh nào , ai cũng có thể nhầm một chút mà , pháo bắn thẳng để đấu tank hay pháo bắn câu đánh các mục tiêu công sự hay bộ binh thì khác nhau ở tỷ lệ độ dài nòng với đường kính nòng hoặc liều phóng . Vì pháo bắn thẳng luôn cần sơ tốc cao hơn nên liều phóng cực cao .
    Mình vẩn bảo lưu ý kiến trang bị nòng 155 hay 152mm gì đó là không thích hợp trong 20 năm tới , vấn đề không phải là độ giật , nếu sợ giật có thể thiết kế lổ trích khí và hệ thống chống giật nhưng chủ yếu là trong thời gian sắp tới tank giáp cũng chả dày hơn bao nhiêu , chủ yếu là phải bắn nhanh , bắn trước , bắn chính xác và ẩn mình tốt kìa . Trang bị pháo to cũng chả để làm gì nếu làm cồng kềnh và mất đi độ cơ động hay chính xác của đạn . Hiện nay giáp tank đã rất dày , thiết kế dày hơn nửa là có thể với vật liệu mới (nhẹ hơn ) nhưng thực ra không hiệu quả và nóc xe , thân xe vẩn bị đe doạ . Nên nhớ là tank được thiết kế giáp trước dày vì ở WW2 người ta thấy đa số tank bị trúng đạn là ở giáp trước ( thời này tank đấu tank ) thời nay tank bị nhiều mối đe doạ từ vủ khí chống tank cầm tay và không quân hơn . Việc làm dày thêm giáp trước chẳng là gì so với khả năng cơ động và hiệp đồng tác chiến .
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To bác Ăn Hành Tây.
    Năm 2002, tổng thống Nga duyệt lần cuối cùng các thử nghiệm của Object664 và Object775. Năm 2002, tổng thống duyệt sản xuất Object664 (em thường gọi T-2000). Đến năm 2003, Object775 (em thường gọi là T-95) được đưa vào sản xuất.
    Khác với những lần lên đời tank khác trước đây, lần này, tốc độ sản xuất tank mới rất chậm, với nhịp độ vài trăm chiếc một năm. Một nguyên nhân là các kế hoạch hợp tác xuất khẩu đều không tiến hành được. Phiên bản xuất khẩu duy nhất trước đây khả dĩ, là hợp tác Hàn Quốc-Nga dừng lại do nhiều sức ép từ cả hai phía. Cần nói thêm là, tank thế hệ mới có nhiều tham gia phần tự động hoá của Nam Hàn và Nhật, trong đó, phần xuất khẩu dự định dùng camera hồng ngoại Nam Hàn. NGười Nga thay thế tank thế hệ mới bằng tiền bán tank thế hệ cũ, T-90 và T-80. Tank được sản xuất phần xe ở Omsk và Ninz. Thiết bị điện tử ở Moscow và Tula. Em cũng không có tin gì về đơn vị nào, ở đâu sẽ dược trang bị tank thế hệ mới. Chỉ đoán mò rằng, Object775 sẽ không được trang bị rộng, như một số loại tank mạnh trước đây. Object775 tuy khả năng đấu tank rất mạnh, nhưng gần như chỉ là một thiết kế thử nghiệm, trên cơ sở đó, phát triển hoàn thiện Object664.
    Bác nói đúng, tốc độ bắn nhanh là yêu cầu cao nhất hiện nay. Vì trrong thời gian tới, rất khó nâng giáp tank lên nữa. Object664 và Object775 có cơ cấu tháp pháo hoàn toàn tự động hoá. Em không có thông tin gì về cách chọn loại đạn của chúng. Về cơ bản, như các đời tank khác của Nga, chúng bắn đạn liều phóng tiêu chuẩn rời dùng thuốc nổ không khói. Tốc độ bắn rất cao, đạt 10-12 phát phút. Loại đại bác hiện dùng giống T-80 và T-90. Đây là điều giống như các lần lên đời tank trước, tank thế hệ mới và cũ dùng chung pháo, cho đến khi tank mới có đủ, người ta thay pháo cả tank mới và tank cũ để đảm bảo tính thống nhất trong pháo MBT. Nhưng sau này, tank mới sẽ dùng loại đại bác hoàn toàn mới, có nòng rất dài, ổn định, chỗng phát xạ hồng ngoại. Tốc độ bắn của xe còn được bổ sung, nhất là trong các tình huống bất ngờ, các tên lửa ATGM và các vũ khí phụ khác. Object664, do không phải thiết kế chỗ ngồi cho người điều khiển vũ khí trên tháp pháo, còn có thể modul hoá các khí tài phụ này. Nó có hai ổ lớn để trang bị các modul rời: ATGM, phòng không, đại liên, cối bắn nhanh.
    Lợi điểm lớn nhất là xe rất thấp, chỉ 1.8 mét, bác nào cao sẽ nhô đầu lên cao hơn con tank thế hệ mới. Với diện tích mặt cắt ngang bé tí tẹo như vậy, trọng lượng trên 50 tấn, xe chắc chắn có giáp trước cực tốt. Do tháp pháo quá bé, người ta cũng phát triển ERA mới cho tank. Các tiến bộ từ súng điều khiển từ xa nay còn được áp dụng trên các cải tiến xe tank đời cũ.
    Người Nga cũng không vội gì trong việc thay đời tank, do ưu thế quá trội trong xe tank của họ, còn rất lâu nữa các nước khác mới đuổi kịp,
    Hiện tại, trong hệ thống đãn bắn, tên lửa Hellfire là tên lửa duy nhất của Mỹ sử dụng băng sóng milimet. Nhưng giá thành của nó đắt đến hàng trăm nghìn USD và khi bắn phải cân nhắc, vì đạn đắt hơn mục tiêu. Maveric có ba đời theo dõi mục tiêu: phân tích độ sáng khu vực, định tâm hồng ngoại, đèn chiếu laser. Bắn và quên thật sự chỉ có phân tích độ sáng khu vực, nhưng lại chỉ có thể bắn từ trên máy bay xuống. Việc yếu hệ thống điện tử đẫn bắn đẩy đến việc Mỹ muốn hoàn thiện hệ dẫn bắn thông qua bước phát triển tiếp của phân tích độ sáng khu vực và nhận dạng qua hình học và nhận dang qua hình học IR. Kỹ thuật này có tốc độ chậm, dự tính đến sau năm 2010, mới đủ nhanh để ứng dụng cho hệ thống dẫn bắn.
    Cùng với việc phát triển các phương tiện theo dõi mục tiêu và trực thăng tấn công, đạn chống tank ATGM càng ngày càng trở thành đạn chính, nên kỹ thuật đánh chặn tên lửa chống tank càng ngày càng quan trọng. Object664 tiếp tục sử dụng hệ thống APS của các đời tank cũ, và càng ngày càng phát triển thích hợp với một chiếc xe trong binh chủng hợp thành: an toàn cho bộ binh đi cùng, tốc độ phục hồi chức năng nhanh, đánh chặn hiệu quả.
    Ít trúng đạn, giáp rất tốt và an toàn cho tổ lái khi đạn xuyên được giáp, là những ưu điểm nổi trội phần xe. Ngoài ra, một loại ERA được phát triển cho tank mới.
    Tốc độ bắn nhanh, đại bác mạnh, sức cơ động mạnh do động cơ khoẻ là những tính năng chiến đấu nổi trội
    Hệ dẫn bắn kết hợp có tham gia của rada mm bank, hệ thống đánh chặn tên lửa mọi hướng hiệu quả là những điểm hơn đứt về hệ điện tử. Ngoài ra, như các loại tank mới khác, nó có datalink và định vị, quan sát điện tử.
  6. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Thế này thì nếu có đánh nhau với Mẽo nữa thì tăng của NC khỏi lo bị Longbow chộp vì giá T54.. giờ chắc chẳng bằng được cu heo phai này.
    Tặng cậu một cái link để xem giá của heo phai:
    http://www.geocities.com/ph_armstrong/SmallArms/HeavyWeapons/ASM.htm
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hề hề hề, trong đó không rõ đó là loại Helffire nào.
    Helffỉe có nhiều loại, trong đó, loại được em nói đến dẫn đường bằng radar băng sóng mm, tầm bắn 9km. Ngay cả những loại Helfỉe xuất khẩu, đã cắt đi nhiều chức năng, không thật sự bắn và quên, cũng rất đắt, không thể có giá vài nghìn. Với $7500 trong đó, chưa mua được cái camera của tên lửa.
    Hiện tại, chỉ có hai loại tên lửa của phương Tây là Helffire và Maveric thật sự bắn và quên, nhưng chúng được đầu tư rất đắt đỏ. Chúng có nhiều loại khác nhau, trong đó, một loại Helffỉe thật sự bắn và quên sử dụng radar băng sáng milimet, còn một loại Maveric bắn và quên sử dụng phân tích độ sáng.
    Còn TriGAT, chủ lực và hiện đại bậc nhất châu Âu, vẫn là tên lửa lái từ bệ phóng, định hướng mục tiêu tự động qua định tâm hồng ngoại, đo xa laser.
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Trong cuốn hồi ký "Mục đích cuộc sống", IAK có nói một câu, là phương hướng chủ đạo trong việc thay đổi cơ bản vũ khí Hồng Quân liền trước WW2. Ông nói là, "Máy bay không những chỉ ném bom, mà quan trọng hơn, phải mang được bom đến nơi ném". Trước chiến tranh, hồng quân có những máy bay chiến đấu lớn, nhưng IAK đã mô tả, một trận đánh, 2 máy bay tiên kích Đức đã làm thịt dễ dàng 5 trong 6 máy bay ném bom Xô Viết, một chiếc, phi công nhảy dù ra còn bị thịt nốt. Một chiếc tiên kích của Đức chẳng may bay vào luồn đạn phía sau chiếc máy bay ném bom, bị hạ. Lúc đó, các máy bay tiêm kích Xô Viết không được chú ý phát triển, lãnh đạo thiết kế các máy bay tiêm kích là Pô-li-các-cốp, PO. Sau chiến tranh Tây Ban Nha, nhược điểm kém không chiến của máy bay Xô Viết được những người trở về mô tả. Máy bay Hồng Quân khi chiến đấu chỉ có súng 7.62mm bắn rất khó. IAK là người thiết kế máy bay thể thao nhỏ, sau đó, tham gia phần chủ yếu và việc xây dựng công nghiệp hàng không mới ở Xiberia, chế tạo các máy bay tiêm kích bằng các nhà máy dây chuyền. IAK2 và IAK3 cuả ông, có thể không phải là maýu bay tiêm kích nhiều ưu điểm trong ww2, nhưng có thể chế tạo từ gỗ, nhôm, thép hay bất cứ vật liệu nào sẵn có. Năm 1943, 35 ngàn / 25 ngàn máy bay được Liên Xô và ĐỨc chế tạo. Sau chiến tranh, IAK và MIG là hai máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên tham gia duyệt binh. Như vậy, trên không, vấn đề đá đấu (đối kháng), trở lên vô cùng quan trọng trước WW2. Các cuộc chiến tranh Tây Ban Nha hay Phần Lan chứng minh rằng, cần có đội ngũ máy bay chuyên nghiệp, nhỏ nhẹ linh hoạt, có súng đại bác bắn nhanh, dùng cho mục đích chiến đấu trên không. Đã qua thời kỳ máy bay ném bom tự do mang bom đến mục tiêu, bầy trời bây giờ được khống chế bởi các máy bay tiêm kích. Trên mặt đất cũng vậy, xe tank không còn tự do đàn áp bộ binh và phá huỷ công sự nữa. Xuất hiện những xe chuyên nghiệp săn lùng tank. Do đó, yêu cầu đặt ra cũng là vẫn đề đối kháng, cần loại xe cơ động, pháo lớn để đối đầu giành quyền làm chủ trên bãi chiến trường cơ giới. Những nhược điểm trong chiến tranh Tây Ban Nha được phản hồi. Người Nga đưa những nhà làm tank mới lên, vị trí của PO càng nhỏ đi, dùng cho trên không và trên mặt đất, các vũ khí đối kháng chuyên nghiệp được nghiên cứu, phát triển. Đức cũng vậy, người Đức cũng nhận thấy điều đó sau Tây Ban Nha, máy bay Đức nhanh chóng bỏ súng máy nhỏ, bắt đầu sử dụng đại bác bắn nhanh 30mm, những máy bay tiêm kích mạnh thế hệ mới được trình bầy cho IAK nhân chuyến ông thăm Đức. Nhưng IAK-tuy được Stalin tin cậy xách cổ thẳng lên làm thứ trưởng, cũng không thể làm thay đổi những cái đầu trì trệ của các chỉ huy Hồng Quân khác, họ vẫn cho rằng, những máy bay tiêm kích đó thật yếu so với nhứng máy bay ném bom chậm chạp nặng nề. Nhưng dù sao, những mẫu máy bay mới cũng được mua. Bước vào chiến tranh, Hồng Quân thiết thậm tệ vũ khí đối kháng, chỉ có khoảng 900 xe tank T-34 và một vài chục chiếc IAK mới. Thậm chí, nếu không có Tây Ban Nha, những bản thiết kế T-34 chìm vào bóng tối luôn. Rõ ràng, thiếu vũ khí đối kháng là việc Đức hy vọng có thể đè bẹp Hồng Quân nhanh chóng.
    Ngày 4-5-1938, bộ quốc phòng Xô Viết có hội nghị mở rộng, chủ toạ là V.I. Molotov suốt cuộc họp. Trong cuộc họp các thành viên khác của nhà nước và quân đội trong đó có I.V. Stalin, K.E. Voroshilov tham gia đoàn chủ tịch, các thành viên công nghiệp quốc phòng trình bầy về ngành công ngiệp này, các sĩ quan từ Tây Ban Nha trở về mô tả chiến trận. Họ mô tả môt kế hoạch sản xuất một loại xe mới, A-20 bánh xích. Xe do nhóm thiết kế nhà máy Kharkov Komint thiết kế. Quan điểm thiết kế tank chuyên đối kháng được lãnh đạo và các sỹ quan tham chiến vừa về hoàn toàn tán thành. Những ý kiến phản đối yêu cầu xe có khả năng lội nước, nhưng việc phản đối không may gặp phải kết quả tồi của xe BT-5 được gửi đến Tây Ban Nha. Tính lội nươc làm xe phức tạp và chỉ có khoảng 50 xe BT-5. Trước đây, yêu cầu tiến công công sự và bộ binh đặt lên hàng đầu, nên tank có nhiều súng, rộng, đổi lấy cỡ súng nhỏ và giáp mỏng. T-34 đồn giáp và súng lại, đạt giáp dầy, súng mạnh dùng cho mục đích đối kháng-đấu tank. TRên một hướng khác, người ta cải tiến xe tank hạng nặng nhiều tháp pháo thành KV-1 ở Leningrad, đây là phương án lấp liếm chỗ thiếu, người ta dùng một xe hạng nặng lắp đại bác xe hạng trung 76mm. A-20 là một mấy thử nghiệm, được sử dụng để chọn lựa các thiết kế cho T-34, với mục tiêu là xe tank chiến đấu chủ lực, sau này trở thành khái niệm MBT. Không có một căn cứ chĩnh xác để chọn lựa xích, số cho xe. Tháng 9 năm 1937, có một ví dụ là trong cuộc tiến quân tới mặt trận Aragon, các xe BT hoàn thành cuộc hành quân 500km trên đường lắp đá mà không gặp vấn đề nghiêm trọng với máy móc. Nửa năm sau, Mongolia xe BT-7 của lữ đoàn 6 hoàn thành cuộc hành quân 800km tới Hắc Long Giang cũng không gặp vấn đề lớn. Nhưng câu hỏi được đặt ra thêm là, cái gì cần hơn với một chiếc xe tank chủ lực, một xích xe để đi trên đường lầy trơn hay là yêu cầu tốc độ hiếm khi có, và làm sao có được bánh xe thoả mãn cả hai mục đích trên. Xe A-20 có bánh xích phức tạp hơn BT-7 do A-20 có ba đôi bánh. Cuộc thảo luận sôi nổi diễn ra, lợi gì đem đến khi sử dụng một bánh xích phức tạp. NHiều lý do sản xuất, điều khiển, chính trị chống lại thiết kế tank bánh xích phức tạp, nhưng cũng không ai ủng hộ ý kiến sản xuất tank lái vừa có bánh vừa có xích. Cuộc tranh cãi đang hồi gay cấn thì có sự ủng hộ quyết định, phía sau là Stalin. NHóm thiết kế được giao nhiệm phụ chế tạo tank bánh xích, các đặc điểm chiễn/kỹ thuật phần lớn giống A-20, nhưng trừ phần số. Quyết đinh dứt khoá đó đã đưa đến những cuộc thử nghiệm thực tế. Người ta lục lại thiết kế bỏ quên của A-20 để đọc lại các đặc điểm, vì không có xe nào khác ngoài A-20 là hình mẫu của T-34 tương lai. Năm 1937, xửơng nhóm KhPZ trở thành nhà máy số 183. Được giao nhiệm vụ thiết kế BT-7IS cà BT-9. Chuẩn bị cho ra đời 100 xe BT-7IS. Công việc bị cản trở bởi nhóm KB-190, phòng 100 (thiết kế tank), lãnh đạo bởi M.I. Koshkin từ tháng giêng 1937. Ông này tìm nhiều con đường cản trở những nhà khoa học trẻ trợ lực và các kỹ sư thiết kế mới lên của Stalin VAMM, Adolf Yakovlevich Dick người được gủi tới KhPZ theo dõi việc cải tiến BT-IS.
    Xe tank thử nghiệm A-20, đến năm 1939.
    Xe tank thử nghiệm A-20, năm 1940, Kublinka.
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 28/12/2004
    Thank bác Antey2500, em sửa lại chút. Kharkov Komint là tên nhà máy chứ không phải tên người. Do việc tranh giành danh tiếng và quyền lợi thô bạo của M.I. Koshkin trong công cuộc thiết kế và chế tạo thử T-34, những người đưa ra những ý tưởng ban đầu về tank đối kháng mới, thiết kế ra A-20 với những đặc điểm cơ bản nhất em không rõ. Xe tank rõ ràng được thiết kế ban đầu bởi những nhà khoa học trẻ, được các hội quần chúng hỗ trợ khoa học kỹ thuật hậu thuẫn. Xe cũng được đóng góp nhiều ý kiến của các nhà khoa học viện hàn lâm và các nhà khoa học trẻ "trợ lực viện hàn lâm". NHững lớp trẻ này là nòng cốt lực lượng của Stalin trong công cuộc hiện đại hoá, cả khoa học kỹ thuật và kinh tế, đánh đổ những thế lực bảo thủ. Trong câu chuyện về T-34, M.I. Koshkin đã cản trở rất nhiều việc thiết kế tank từ bản A-20 ban đầu, bất chấp những ủng hộ của Stalin với những nhà khoa học trẻ, làm công việc đình đốn năm 1938 (dự định đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1939), sau đó, do áp lực của Stalin, công việc tiến triển nhưng M.I. Koshkin lại giành quyền báo cáo về xe này-sau những nỗ lực vội vàng, sau đó thì chiến tranh xảy ra, Kharcov, quê hương của T-34 nổi tiễng trở thành bãi chiến trường đẫm máu nhất WW2, nơi Hồng Quân và Đức giành giật nhiều lần, với trận đánh Kurx đẫm máu khủng khiếp. Do đó, các tài liệu thất lạc, và nhiều người coi M.I. Koshkin là trưởng nhóm thiết kế T-34.
    Câu chuyện về máy bay tiêm kích sáng sủa hơn. Trước đây, Pô-ly-các-cốp được coi là bậc thầy kinh điển của máy bay tiêm kích Hồng Quân và biểu tượng sức mạnh không quân Hồng Quân là những máy bay ném bom chậm chạp cồng kềnh. Nhà thiết kế IAK (Ia-Cốp-Lép), đi lên từ phong trào quần chúng, được sự hậu thuẫn của các hội quần chúng hỗ trợ kỹ thuật, trở thành một trong những nòng cốt của lực lượng mới trong tay Stalin. Pô-ly-các-cốp sau Tây Ban Nha cũng bị thúc bách thay đổi bộ mặt không quân Soviet, những những nỗ lực tăng tốc độ và độ linh hoạt máy bay tiêm kích của ông dẫn đến hàng loạt tai nạn và ngốn tiền nhà nước. Sau mỗi lần như thế, các trợ lý của ông lần lượt ra toà. IAK và PE, MIG đã cho ra đời những máy bay tiêm kích hay tiêm kích-ném bom tiền tuyến mới và được uỷ nhiệm xây dựng các nhà máy mới. Như các nhà máy khác, IAK bắt đầu từ một xưởng giường sắt, có mỗi một đặc điểm chung với máy bay là ống, với một chiếc máy tiện duy hất nay được trưng bầy trong học viện của công ty ngày nay. IAK được Stalin xách cổ lên thẳng vị trí thứ trưởng hàng không, phụ trách thử nghiệm, Pô-ly-các-cốp (PO) thành nhân viên dưới quyền. Stalin ủng hộ lớp trẻ đến mức, một gã háo danh vượt cấp đề nghị chế tạo máy bay mới, theo như lời thì rất trội, Stalin không ngần ngại hỏi ý kiến IAK, nhưng IAK mới lên, ngại rằng mang tiếng cản trở các nhóm thiết kế khác chế tạo thử, đã không đưa ra nhận xét thật, điều đó làm Stalin cho phép ném 10 triệu vào một dự án viển vông. Rõ ràng, sự ủng hộ của Stalin với lớp mới trong hàng không dứt khoát hơn, nhưng cũng không cứu được hàng nghìn máy bay Xô Viết mất trong vài ngày đầu chiến tranh. Lúc đó, chỉ có vài chục chiếc tiêm kích thế hệ mới.
    Ngyên tắc chung của cuộc cải cách sắt đá của Stalin ngày ấy là, chọn một mẫu thiết kế tiên tiến, thường là bị các chĩnh uỷ và bí thư cổ hủ vứt xó, tổ chức những hội nghị giới thiệu, chờ cho bọn bảo thủ bộc lộ hết những lý lẽ phản đối cũ rích, Stalin đưa ra quyết định ủng hộ thiết kế mới. Sau đó, ông tạo mọi điều kiện tài chính, kỹ thuật, nhân sự để nhóm làm việc mới được thành lập, đôi khi là những nhà máy mới. Những nhóm đó tiến lên, tranh đấu với bọn cổ hủ bằng lao động, sáng tạo cùng cả cả toà án, Trê-Ka và không phải bao giờ cũng có thắng lợi hoàn toàn. Cuộc cải cách đang tiến hành thì chiến tranh nổ ra, và cuộc cải cách chỉ thành công trong trận đánh Stalingrad.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 29/12/2004
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ngày 13 tháng 9 năm 1937, ABTU đồng ý cho thiết kế và chế tạo thử xe bánh xích BT-20, Hai tuần sau đó, giám đốc nhà máy 183 Y.E. Maksarev nhận được mệnh lệnh từ trên:
    Theo nghị quyết 94 của chính phủ ngày 15-8-1937, hội đồng chính phủ đề nghị thiết kế và chế tạo thử loạ xe tốc độ cao mới với lái đồng bộ, chuẩn bị cho việc chế tạo hàng loạt xe vào năm 1939. Theo các chỉ thị, công nghiệp quôc phòng tuân theo các chỉ thị sau, vì những lý do tối quan trọng và hạn chót nghiêm ngặt của kế hoạch:
    1: thành lập hai đội thiết kế riêng biệt tại nhà máy KhPZ, đặt dưới sự giám sát trực tiếp của kỹ sư trưởng nhà máy.
    2: thoả thuận giữa VAMM và ABTU, bổ nhiệm kỹ sư thuộc đội thiết kế 3 và hội các nhà khoa học trẻ hỗ trợ viện hàn lâm chịu trách nhiệm giáp sát hai phòng thiết kế trên, bổ nhiệm 30 nhà khoa học của VAMM cho kế hoạch trên bắt đầu từ 5-9 và tđến 1-10 có 20 hoặc hơn nữa vị trí mới.
    3: ABTU RKKA thỏa thuận bổ nhiệm đại uý Evgenij Anatolievich Kulchitsky là tư vấn trưởng quân sự dự án.
    4: muộn nhất là 30 tháng 10, chọn lựa cho kế hoạch 8 nhà thiết kế tank hàng đầu tại nhà máy, để bổ nhiệm chỉ huy các đội khác nhau, càng nhanh càng tốt, hai vị trí thư ký và chỉ huy.
    5: thành lập phòng mô hình, ưu tiên hành đầu phòng này phát triển trong nhà máy.
    6: Tập trung những thứ cần thiết để thiết kê 3 cấu hình số, chế tạo thử 2 bộ, thử nghiệm cho dự án.
    7: hoàn thành mọi công việc bàn bạc với ABTU trước ngày 15-9-1937 để bắt đàu kế hoạch.
    Xe tank A-20, bản thử nghiệm Kubinka, 1939.
    Xe tank thử nghiệm A-32, năm 1939.
    Kết quả, việc thành lập đội thiết kế mới mạnh hơn đội thiết kế chính. Phục vụ cho viẹc thiết kế tank mới, ABTU gửi đến Kharcov đại uý E. A. Kulchitski, kỹ sư quân đội A.Y. Dick, kỹ sư P.P. Vasiliev, V.G. Matyukhin, Vodopianov và 41 nhà khoa học VAMM. Nhà máy cử các nhà thiết kế: A.A. Morozov, N.S. Korotchenko, Shur, A.A. Moloshtanov, M.M. Lurie, Verkhovskii, Dikon, P.N. Goryun, M.I. Tarshinov, A.S. Bondarenko, Y.I. Baran, V.Y. Kurasov, V.M. Doroshenko, Gorbenko, Efimov, Efremenko, Raidochin, P.S. Sentyurin, Dolgonogov, Pomochaibenko, V.S. Kalendin, và Valovo. CHỉ huy nhms thiết kế là A.Y. Dick, trợ lý là P.N. Goryun, tư vấn quân sự trưởng của ABTU - E.A. Kulchitskii, chỉ huy thiết kế thành phần: V.M. Doroshenko (điều khiển), M.I. Tarshinov (thân), Gorbenko (động lực), A.A. Morozov (chuyền động), P. P. Vasiliev (xích). Những thông tin về đội thiết kế này được tìm hiểu rất lâu sau đó, kết thúc bất ngờ đầu tháng 11 năm 1937. Đội này được biết với tên đội thiết kế tank BT-20 (mã nhà máy A-20), có nhiều đặc điểm cơ bản giống xe tank do A.Y. Dick thiết kế mùa hè năm 1937. Những đặc điểm chính giống nhau là cấu tạo mắt xích, góc nghiêng của phân thân cao, đặt trực dọc xe, góc đặt giảm chấn. Ý kiến của Dick trong việc dùng 5 đôi bánh xích phân tán tốt tải trọng thân không được dùng trên xe A-20 nhưng được dùng sau này. Các tài liệu đều ít nói đến đội thiết kế, nhưng chú ý đến một nhóm trong đó là bộ phận vẽ do lãnh đạo A.A. Morozov nhưng có thành phần như trên. Trong cuốn sách xuất bản kỷ niệm 70 năm đội thiết kế "đội thiết kế Kharcov mang tên A.A. Morozov", chú thích việ hoàn thành công việc do một nhóm nhỏ, nhóm thiết kế KB-24M. I. Koshkin tổ chức. Ông thu thập nhân sự từ các nhóm thiết kế KB 190 và KB 35 (sau đó quản lý việc sản suất hàng loạt tank hạng nặng T-35. Đội thiết kế được mô tả có 21 người: M. I. Koshkin, A. A. Morozov, A. A. Moloshtanov, M. I. Tarshinov, V. G. Matyukhin, P. P. Vasiliev, C. M. Braginskii, Y. I. Baran, M. I. Kotov, Y. S. Mironov, V. S. Kalendin, V. E. Moiseenko, A. I. Shpaihler, P. S. Sentyurin, N. S. Korotchenko, E. S. Rubinovich, M. M. Lurie, G. P. Fomenko, A. I. Astahov, A. I. Guzeeva, và L. A. Bleimshmidt. Cuộc họp của bộ quốc phòng trình bầy về tank A-20 được đẩy sang 1938 với người trình bầy M. I. Koshkin và A. A. Morozov.
    Xe tank thử nghiệm A-32
    Xe tank thử nghiệm A-32, với súng chính 45mm, xe được chất tải để đạt 34 tấn, thử nghiệm tại nhà máy, tháng 8-9 năm 1939.
    Một phát triển nữa của xe xích, thiết kế mang mã A-32 không tồn tại được lâu bởi vì nó áp dụng đặc điểm cơ bản của A-20, loại trừ xích: A-32 có 5 bánh xích mỗi bên và A-20 có 4. Tháng 8 năm 1938, cả hai bản được thuyết trình với người đúng đầu hội đồng quốc phòng (bộ quốc phòng) liên bang tại bộ quốc phòng. Một lần nữa, ý kiến của những người tham dự lại nghiên về phía xe lai xích-bánh. Lại một lần nữa, Stalin có ý kiến quyết định. Ông đề nghị chế tạo thử cả hai mẫu, kiểm tra thử nghiệm qua đó đưa đến quyết định cuối cùng. Kế hoạch lên bản vẽ gẫp rút thúc đẩy việc mở rộng đội ngũ thiết kế. Đầu năm 1939, có ba đội thiết kế chính tại nhà máy 183: KB-190, KB-35, và KB-24 được được thống nhất trong một tổ chức mang mã tên đơn vị 520. Trong thời điểm ấy, toàn bộ các xưởng của nhà máy 183 được nhập vào nhau. M. I. Koshkin trở thành người đứng đầu đơn vị 520, A. A. Morozov trở thành người gián sát chính của nhóm thiết kế và đại diện của khối chế thử, N. A. Kucherenko trở thành người đại diện của nhóm giám sát. Tháng 5 năm 1939, bản chế tạo thử được hoàn thành. Trước tháng 7, cải hai mẫu tank được hoàng thành thử nghiệm trong nhà máy ở Kharkov. Từ 17-7 đến 23-8, chúng được thử nghiệm ngoài trời. Những báo cáo từ cuộc thử nghiệm cho thấy không chiếc nào đủ những trang bị bắt buộc. Đặc biệt, A-32, quá thiếu phụ tùng cần thiết tối thiểu, như là 6 hoặc 10 bánh được mượn từ xe BT-7 và không trang bị đúng. Những báo cáo có trách nhiệm từ những người giám sát cuộc thử nghiệm đã so sánh hai xe A-32 và A-20. Xe không đủ bánh, giáp thân 30mm dầy hơn A-20 (25mm). Súng chính 76mm lớn hơn 45mm, khối luợng toàn bộ 19 tấn. Ngăn chữa đạn xếp hai bên thuận tiện cho pháo 76mm. Bởi vì thiếu bánh (phải dùng bánh xe khác) và có tới 5 bánh nên bên trong thân xe A-32 rất chật so với A-20. Các đặc tính khác, không khác nhau cơ bản. TTH(technical/tactical characteristics) tính năng kỹ chiến thuật, được hiệu chỉnh sau cuộc thử nghiệm. Trong thử nghiệm tại nhà máy, A-20 di chuyển 872km (655km trên xích, 217km trên bánh), A-23 di chuyển 325km. Khi thử nghiệm ngoài trời, A-20 di chuyển 3267km, 2176km trên xích, và A032 2886km. Lãnh đạo của thử nghiệm, đại tá V. N. Chernyaev do dự khi chọn 1 trong hai chiếc thắng cuộc đã quyết định cả hai chiếc đều qua thử nghiệm. Một lần nữa, các câu hỏi lại ồn lên. Ngày 23-9năm 1939, một cuộc trình diến tank diễn ra, có sự tham gia của lãnh đạo Hòng Quân, các nhân vật như K.E. Voroshilov, A.A. Zhdanov, A.I. Mikoyan, N.A. Voznesenskii, D.G. Pavlov và những người khác, nhiều lãnh đạo các đội thiết kế tank. Trong cuộc trình diễn, cùng hai con A-20 và A-30, hàng loạt tank khác được trình diến như là hạng nặng KV, SMK và T-100, xe hạng nhẹ BT-7M và T-26 được gửi tới bãi trình diễn. Tính hoàn thiện của A-32 được người xem đặc biệt đánh giá. Với một vẻ không cần cố gắng, A-32 vượt qua các vật cản, như dốc, tường, hào, cột chống xích (một thử nghiệm cho tank chạy trên cọc nhọn, thử độ bền mắt xích trước đây, ảnh em bốt dưới), bãi cạn, leo dốc xuống dốc, và trước khi hoàn thành, húc đổ một cây thông to. T-23 còn nhiều dư trữ trong thiết kế, từ kết quả thử nghiệm, nó được hoàn thiện thêm theo gợi ý của những người xem, như là tank độ dầy giáp đến 45mm, hoàn thiện các thành phần khác của tank.
    (HP. Xe KV cũng được chế tạp khẩn cấp như T-34, nó được đóng lại từ tank hạng nặng SMK, cũng như T-34, xe này dùng đối phó với tình trạng thiéu tank có khả năng chiến đấu thực tế của quân đội được nhận thấy sau chiến tranh Tây Ban Nha và Phần Lan. Cũng một sự tình cờ của chiến tranh, KV đóng vai trò đặc biệt quan trọng với thành phố Leningrad quê hương, khi mà tank hiện đại chưa đủ số lượng những ngày đầu chiến tranh, còn T-34 ra đời ở Kharcov lại đóng vai trò quyết định trong trận đánh Kurx giành lại thành phố lần thứ 2).
    Xe tank A-32 thử nghiệm tại nhà máy, năm 1939.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 28/12/2004
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 12:14 ngày 28/12/2004
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 00:40 ngày 29/12/2004
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thực tế, cả hai mẫu tank đã sẵn sàng được sản xuất ở nhà máy 183, dưới mã nhà máy là A-34. Song Song với việc đó, tháng 10-11 năm 1939, bắt đầu đóng tank A-32 cải tiến mới mới với khối lượng tăng 6830km, bằng A-34. Nhà máy có thời hạn đóng tank mới ngày 7-11 năm 1939 và vội vã lắp ráp nó để hoàn thành hạn này. Những khó khăn với hệ động lực và chuyền động cản trở công việc. Bất chấp việc chậm trễ, việc lắp ráp tiến hành hết sức cẩn thận. Tất cả những bề mặt được bảo vệ bằng dầu nóng và mỡ. Bỏ qua lời khuyên của đại diện quân đội phần chuyền động đã không được lắp từ link kiện nhập khẩu. Cả hai phần trong và ngoài giáp được hoàn thành, cấu tạo phức tạp của chúng không ảnh hưởng đến tốc độ công việc. Tấm trước được làm từ một tấm thép duy nhất, tôi, gia công rồi lại tôi. Độ cững của théo đã tôi hay làm dao gia công gẫy, kích thước lớn của tấm giáp gây khó khăn về cách gá lắp, ảnh hưởng đến việc khắc phục sự cố dao hỏng. Tháo pháo được hàn lại từ hai tấm cong. cũng như thân, gia công các lỗ (như lỗ súng chính) được thực hiện sau khi hàn. Điều đó gây khó khăn cho việc chế tạo. Cùng thời gian đó, một sắc lệnh quết định: Bộ Quốc Phòng SNK USSR #443ss, tank A-34 sẽ được trang bị nếu hoàn thành đủ 2000km chạy thử. Bản đầu tiên A-34 đến tháng giêng 1940 mới được hoàn thành, tháng sau, tháng 2 một chiếc nữa xong. Quân Đội ngay lập tức thử nghiệm đánh giá xe tank này, văn bản báo cáo về cuộc thử nghiệm:
    "Xe A-34 đầu tiên vượt qua 200km thử nhiệm. Xe này chạy địa hình không có đường tốt, xe BT đi hộ tống hay trục trặc và phải nhờ T-34 trợ giúp, như vậy là tối hơn. Kính hay bị mờ và phủ tuyết từ 7-10 phút. Một khó khăn của cải tiến tương lai là cửa sổ ssược lau từ bên ngoài. Khoang trong tháp pháo quá chật chội. Ngày 15-2 năm 1940, xe trở về, được phủ bạt. Xe thứ hai được kiểm tra, các máy móc làm việc tốt."
    Chiếc A-34 thử nghiệm, bản đầu tiên.năm 1940
    Sau 250KM thứ nhất xe đầu tiên gặp sự cố động cơ, chỉ với 25 giờ hoạt động, nó được thay thế. Ngày 26 tháng giêng, xe đầu tiên mới di được 650km, xe thứ hai mới đi được 350km. Điều đó không thể đạt được khoảng cách 2000km chạy thử trước cuộc thử nghiệm quốc gia được llên lịch tháng 3. Điều đó được khắc phục bằng cách chạy về cuộc thử nghiệm, trên con đường Kharkov-Moscow cho đủ khoảng cách. M.I.Koshkin chỉ định người xung phong nhận nhiệm vụ này trong hội nghị Đảng viên đặc biệt tại nhà máy. Sáng ngày 5 tháng 3 (một số tài liệu ghi là tối đêm ngày 5 sang ngày 6), hai chiếc A-34 và hai xe tải hạng nặng Voroshilovets-một chiếc chất đầy dụng cụ và chiếc kia phụ tùng, rời sân nhà máy lên đường đi Moscow. Để đảm bảo bí mật cho cuộc hành trình, việc đi qua cầu chỉ được thực hiện khi không thể đi qua băng trên sông được. Hành trình của chuyến đi đã được tính toán kỹ, cho những thời gian cần thiết như là tránh đường giao tầu hoản hay dự báo thời tiết dọc theo tuyến đường. Tốc độ trung bình khi di chuyển là 30km/h. Không may, một sự cố xảy ra sớm, gần Belgorod, Trong khi đi qua bãi tuyết phủ, một xe tank bị hỏng côn chính. Nhiều tài liệu được công bó cho rằng, do lỗi người lái thiếu kinh nghiệm. Điều đó có vẻ không đúng, vì việc lái tank được giao cho người lái thử nghiệm giỏi nhất của nhà máy, có nhiều trăm km kinh nghiệm Y.E. Maksarev cho rằng, nghuyên nhân khác. Theo ông, người đại diện GABTU ngồi sau điều khiển đã mở động cơ tối đa khi chạy trong tuếy dầy, làm hỏng côn. M.I. Koshkin quyết định cho một chiếc tiếp tục hành trình và một chiếc được đội sửa chữa từ nhà máy sửa chữa. Serpukhov xe được gặp uỷ viên nhân dân phụ trách chế tạo tank A.A. Goreglyad (năm 1939, phòng điều hành sản xuất tank chuyển từ Narkomoboronprom tới Narkomsredmash. Xe đến ngoại ô Moscow và ở trong nhà máy 37 tại Chergizov. Trong mọt vài ngày tiếp theo, trong khi chiêc nằm lại chưa đến, nhà máy đã gặp nhiều đại diện của NTK GABTU, VAMM và tổng hành dinh RKKA. Mọi người đều muốn nhìn tank mới mọt chút. Trong những ngày này, M.I. Koshkin sốt do khí hậu khắc nhiệt trên đường đi. Tối ngày 17-3, cả hai T-34 đến sân Ivanov trong điện Kremlin. Cùng với nó, chỉ M.I. Koshkin và hai công nhân nhà máy 183 được vào trong điện. Lái xe 1 là N.F. Nosik, xe 2 là - I.G. Bitenskii (một số tài liệu là- V. Dyukanov). Sau họ, vị trí pháo thủ là người của NKVD. Buổi sáng, đám đông thành viên chính phủ đến gần xe, trong đó có I.V. Stalin, V.M. Molotov, M.I. Kalinin, L.P. Beriya, K.E. Voroshilov và những người khác. GABTU D.G. Pavlov báo cáo, khi nhắc đến tên M.I. Koshkin, thì Koshkin không nhịn nổi cơn ho, điều đó làm .V. Stalin và L.P. Beriya đưa ánh mắt không hài lòng.
    Sau báo cáo và kiểm tra kỹ, hai xe đi về hai hướng khác nhau. Một xe đi về hướng cổng Spasskie còn xe kia đi về hướng cổng Troitskie. Sau một vài thử nghiệm, hai xe đỗ ở vị trí xuất phát. Stalin thích xe mới và yêu cầu nhà máy 183 nhận được tất cả những yêu cầu để hoàn thiện những nhược điểm cuả tank T-34. Đâ là những biểu hiện ủng hộ tank mới mạnh nhất của ông với các uỷ viên dân uỷ, trong đó có dân uỷ quốc phòng G.I. Kulik và D.G. Pavlov, sau này đã tao tơn nói với Stalin: "nếu tank của chúng ta chiến đấu không xứng đáng, chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt". Sau khi điện Kremlin kiểm tra kỹ tank và gửi đến bãi thử nghiêm Kublinka, ở đây, tank được làm mục tiêu cho pháo 45mm. Sau đó, tank thực hiện chuyến đi vòng Minsk-Kiev-Kharkov. Ngày 31 tháng 3 năm 1940, bộ quôốcphòng ký thủ tục nhận sản xuất hàng loạt T-34 của nhà máy 183 và nhà máy STZ với điều kiện "xe quan thử nghiệm của quân đội". Trước khi về đến Kharkov đủ 3000km chạy thử, xe gặp rất nhiều trục trặc: côn cháy, gẫy quạt, gãy trục cầu, cháy phanh. Nhoómthiết kế nỗ lực để sửa chữa những cái đó, nhưng mọi người đều biết sau khi cải tiến xe không chạ đủ 3000km thử nghiệm. Tuy nhiên, kế hoạch sản xuất hàng loạt vẫn được thực hiện, với 150 chiếc A-34, mang tên trong quân đội là T-34.
    Chiếc A-34 thử nghiệm, bản thứ hai, tháng 3.năm 1940
    Công cuộc "thiết kế" xa tank T-34 còn được diễn ra nhiều năm sau nữa, khi ngoài chiến trường, các sỹ quan trẻ bảo vệ được quan điểm của mình, với cách đánh mới. các sỹ quan trẻ đã thắng lợi, loại bỏ các viên tư lệnh từ thời nội chiến, đưa T-34 vào các chiến thuật mới trong trận đánh Stalingrad. Trận đánh này, lục quân Xô Viết đã thắng Đức, T-34 bắt đầu xuất hiện và thể hiện rõ sức mạnh của mình, trên trời những chiếc máy bay tiêm kích cũng lần đầu tiên làm chủ bầu trời, khống chế cầu hàng không cho đơn vị quân 6 Đức đang bị bao vây. Đây là một trận đánh tạo ra bước ngoặc trong việc sử dụng quân đội và vũ khí. Đầu cuộc chiến này, một vở kịch mang tên "Tiền Tuyến" được phổ biến gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến phản hồi đòi cho ra toàn tác giả vở kịch. Vở kịch phê phán những chỉ huy Hồng Quân bảo thủ cũ kỹ, được Stalin nhận là đồng tác giả, coi như là sự ủng hộ của Stalin với việc thay thế các chỉ huy Hồng Quân, đã tạo điều kiện cho các chỉ huy mới tiến lên, trong đó có Giucốp.
    A-34 thử nghiệm bị bắn, bãi thủ Kubinka, mùa xuân 1940.
    Rõ ràng, người Xô Viết từ lâu đã ngủ yên mơ màng đến những thắng lợi hồi nội chiến, khi các thành phố bị đoàn tầu bọc thép của Hồng Quân xông vào đánh phá, mở đường cho các mũi kỵ binh vao vây tấn công. Bên ngoài đất nước Xô Viết, mọi thứ đã thay đổi. Trong Xô Viết, khi các nhà kỹ thuật mang đến những tiến bộ thì việc tư vấn của các nhà quâ sự lại dậm chân tại chỗ. Chính vì vậy, những tiến bộ của các kỹ sư Xô Viết bị dồn vào các máy bay ném bom nặng nề chậm chạp, các xe tank nhiều tháp pháo, súng nhỏ vỏ mỏng. Lúc đó, các nhà tư vấn quân sự chỉ nhìn thấy một mục tiêu của các phương tiện kỹ thuật mới, đó là những đoàn bộ binh và kỵ binh của chiến tranh thế giới 1. Chiến tranh Tây Ban Nha và Phần lan đã làm một bộ phận chỉ huy Hồng Quân tỉnh ngộ. Bây giờ, tính đối kháng mới quyết định quyền sống sót làm chủ trên chiến trường. Nhưng cuộc tranh đấu giữa hai tư tưởng hết sức phức tạp. Khi chiến tranh nổ ra, Hồng Quân chỉ có một số lượng rất ít ỏi vũ khí đối kháng mạnh: khoảng 500-900 T-34 và vài chục chiếc máy bay tiêm kích mới. Nếu như ở lĩnh vực máy bay, Pô-ly-các-cốp liên tiếp gặp không may, các trợ lỹ của ông thay nhau ra toà vì nhứng tai nạn máy bay, khi nhóm của ông nỗ lực đẩy mạnh tính năng máy bay. Điều đó tuy buồn, nhưng góp phần cho cuộc chuyển giao thế hệ trong ngành máy bay cho những nhóm thiết kế trẻ hơn-được sự hậu thuẫn của các hội hỗ trợ khoa học: IAK, MIG, PE (ông chết rất trẻ, do tai nạn máy bay trong chiến tranh). Thì trong ngành tank, cuộc chiến giữa bảo thủ và thế hệ mới diễn ra phức tạp hơn nhiều. Ngay từ đầu, A-20, xe tank chiến đấu đối kháng đã gặp nhiều trở ngại và coi như bị xếp xó cho đến khi những người ở Tây Ban Nha về yêu cầu một thứ tank mới, khác hẳn những xe cộ như BT 5 và BT 7. Người ta lôi bản vẽ cũ rích ra, và bây giờ, lại là cuộc tranh nhau quyền lực, uy tín giữa các nhóm thiết kế hiện đại song song với việc họ đoàn kết đấu với những người cổ hủ. Thậm chí, WW2 đã xảy ra mà tank chưa được duyệt kết cấu bánh xích. Stalin, bằng sự độc đoán của mình, đã quyết định sự phát triển tất yếu của T-34 và việc thi đua giữa các nhóm. Bi giờ, khó ai biết được ngày ấy, ai đã là người đầu tiên đưa ra những đặc điểm nổi tiếng của A-20, nhưng M.I. Koshkin, ban đầu phản đối tank mới, sau đó-khi Stalin quyết định dứt khoát phát triển tank mới, lại giành được quyền trình bầy trước Stalin chiếc xe này. M.I. Koshkin đã lãnh đạo đưa ra T-34 bằng mọi giá, nhưng chính sự cản trở của ông với các nhà khoa học trẻ đã dẫn đến việc chậm trễ trong năm 1938 tiến bộ việc thiết kế. Cuối cùng, T-34, được cho ra đời vội vàng, chưa hoàn thiện thiết kế. Stalin được nghe một câu táo tợn "chúng ta phải trả giá đắt nếu xe tank không chiến đấu xứng đáng", nhưng ông đã chứng kiến nhà nước Xô Viết trả giá rất đắt cho việc ra đời muộn màng vũ khí đối kháng. Quả thật, những người Xô Viết hiểu biết đã tiếc là Stalin quá nhẹ tay khi tiến hành cuộc cách mạng chất lượng đó trong những năm trước WW2. IAK, khi tham gia đoàn Liên Xô thăm Đức, được chứng kiến cuộc trình diễn máy bay, yêu cầu nhà nước Xô Viết mua máy bay tiêm kích về-ít ra để khảo sát, nhưng những uỷ viên khác đã dè bỉu những máy bay tiêm kích Đức, so với những máy bay ném bom Liên Xô. Xe KV được cải tiến câp tốc từ SMK, đầu chiến tranh, khi tank hạng trung còn rất ít và quân Đức tiến như nước chảy, KV tuy là một tank thiết kế tồi (nặng 50 tấn nhưng tính năng thú hay bằng T-34 trên các mặt), nhưng là tank duy nhất của Liên Xô đủ tính đối kháng để chặn bứơc Đức(Lịch sử KV có một đoạn đau lòng, ở Kiev, xe bất ngờ mất động lực hàng loạt, đóng góp lớn vào việc Hồng Quân bị bao vây tiêu diệt ở đây. Hoá ra, các nhà quân sự cuống cuồng đã yêu cầu các nhà kỹ thuật quá nhiều, xe nặng và động cơ phải làm việc quá sức trong thời gian dài).
    Những đặc điểm cơ bản của T-34, cải tiến lớn so với tank Liên Xô cũ, là giáp dầy tập trung ở phía trứoc, giáp nghiêng tạo dáng xe hình thang, xe vững. Đặc biệt, cải tiến lớn nhất trở thành hình mẫu cho các loại xe sau này, đó là xe chỉ còn một súng chính, nhưng lớn, nòng dài, bắn đạn sơ tốc lớn xuyên thiết giáp. Khẩu súng được đặt trên tháp pháo quay nhanh 360 độ. Xe có phần xích đảm bảo những điều kiện chạy khác nhau: nhanh, chịu tuyết lầy, trên đường và vượt vật cản. Sau Tây Ban Nha, cuộc cải cách cũng diễn ra mạnh mẽ trên nước Đức, nhưng không có những chỉ huy Hồng Quân bảo thủ, người Đức đã cõ nhiều vũ khí đối kháng khi vượt biên giới tiến công Liên Xô. Nhưng rõ ràng, T-34 có thiết kế cơ bản trội hơn. Tuy đầu chiến tranh do vội vàng, thiết kế cơ bản ấy chưa phát huy được hết tác dụng nhưng đến giữa chiến tranh, các xe hạng trung T-34 đã có giáp và hoả lực rất mạnh, gần bằng Tiger mà khối lượng chỉ bằng một nửa. Việc dễ chế tạo (53 ngàn chiếc chỉ tính trong chiến tranh), đã đảm bảo đội T-34 là đội xe vo địch của WW2.
    Bản được đưa vào sản xuất hàng loại, T-34 mang súng chính 76mm L-11.
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 12:03 ngày 28/12/2004

Chia sẻ trang này