1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triển lảm các loại xe tank công nghệ cao hiện tại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 05/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tên topic là triển lãm caácloại công nghệ cao hiện đại. Nhưng mà các bác hay nói đến tank cũ, em cũng vậy.
    T-34 Có thiết kế cơ bản nhiều điểm giống tank hạng trung thời đó. các bác có thể nhìn thấy nó có phần thân xe trông cao cao như M4 Sherman, tank hạng trung Mỹ. Nhưng T-34 cũng mang các dặcđiểm về sau trở thành nổi trội của tank Nga, đó là giáp nghiêng và kết cấu vòm rất vững, điều đó làm chiếc xe nhỏ có thể mang được giáo dầy và súng lớn. T-34 cũng mang những nhược điểm tank Nga sau này, đó là khoang tháp pháo nhỏ. Những ưu và nhược điểm, cộng với ưu điểm chủ lực là dến chế tạo, đã đặt con này lên vị trí là xe tank chủ lực làm nên chiến thắng của Hồng Quân. Ngay sau thử nghiệm, tháng 5 năm 1940, 2000 động cơ được đặt hàng tại nhà máy 75, 500 tank được đặt hàng tại nhà máy 183 và 100 chiêc tại nhà máy máy kéo Stalingrad. Tổng số xe được sản xuất trong chiến tranh là 53 ngàn chiếc. sau này, T-34 được cải tiến mang giáp dầy hơn và đại bác 76mm. Để so sánh, các bác hình dung ra, con Tiger nặng gấp đôi mang pháo 88mm. Sau này, cùng chiến dấu với T-34 trân chiến trường là tank IS-2, mang pháo 122mm.
    Giáp con A-20
    Và giáp con A-34
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đasnh giá về những mẫu thử xe tank chuyên đối kháng A-20, A-34.
    Đặc điểm đầu tiên là giáp. Giáp tank, như đã miêu tả, được làm từ thép carbon cao tôi (thép đen). Tấm chắn trước phần thân (khiên xe) được làm từ một tấm duy nhất, tôi hai lầm, Tháp pháo trước được làm từ một tấm thép cong, hàn với các tấm khác sau đó mới đục lỗ pháo. Giáp xe làm từ thép đen tương tự. Giáp xe có một đặc điểm rất trội, được duy trì trong hầu hết các đời tank Nga và Liên Xô sau này, là hầu như khong lộ ổ đỡ tháo pháo. Nên các súng chống tank bộ binh bắn thanh xuyên đầu chiến tranh hầu như không có cơ hội diệt xe. Để bắn trũng các yếu huyệt trên xe, các súng này chỉ có cơ hội cực nhỏ tron tầm vài chục mét: chũng bải bắn trúng mục tiêu cao khoảng 10cm trong điều kiện xe đang chuyển động. Cuối chiến tranh, khi xuất hiện các RPG, giáp nghiêng cũng làm nhỏ mục tiêu thực tế; chỉ khoảng 1/2 diện tích mục tiêu là tank T-34 có khả xuyên bằng đạn RPG, do đạn RPG không tác dụng với độ nghiên lớn. Nhưng cũng có khoảng hàng trăm xe bị trúng đạn này năm 1945, do Hồng Quân bất ngờ trước loại vũ khí không mới nhưng bi giờ mới sử dụng rộng. Xe chưa có riềm chắn xích, nên có thể bị đạn cỡ nhỏ làm hỏng xích, nhưng trường hợp đó, xe vẫn còn hoả lực mạnh. Khi tiến công xe hổng nhanh chõng được phục hồi nhưng đầu chiến tranh, khi rút lui thì mất. Trận đánh Kurx, Hồng Quân đối đầu với tank Đức, đã được tăng cường vài trăm Tiger mới 88mm bằng các trận địa bộ binh, sau đó mới tung 1500T-34 vào trận, đã làm cỏ tank Đức và thu hòi toàn bộ xe Đức hỏng trong tiến công, quyết định bước ngoặt chiến tranh. Trong trận đánh này, Tiger 88mm (đại bác lấy từ súng phòng không nòng dài rất mạnh, có kĩnh ngắm tốt hơn xe Liên Xô, xe Liên Xô thiếu điện đài), đã gây thương vong lớn cho T-34. Sau đó, T-34 được cải tiến giáp dầy hơn, mang súng 86mm và dủ điện đài. Cuối chiến tranh, Liên Xô đã có hàng vạn xe JS, đảm bảo là hung thần của Tiger với đại bác nòng dài 122mm. Điều đó giải thích tốc độ tiến quân khủng khiếp của Hồng Quân cuối chiến tranh. Tiger do đó, được tăng cường giáp bằng hợp kim carbon cao-nicken, gây khó khăn cho tank Hồng Quân, buộc lòng Hồng Quân sử dụng nhiều hơn đạn dưới cỡ vonphram. Đầu chiến tranh, khi tank mạnh chưa nhiều, Hồng Quân còn có thể phục kích trong thế phòng ngự bằng các pháo tự hành chống tank mang đại bác nòng dài, cỡ súng lớn. Vũ khí đối kháng mạnh được nghiên cứu áp dụng trong chiến thuật, thành công lớn bắt đầu từ Stalingrad. Lần đầu tiên, tank Hồng Quân làm chủ trên bộ và máy bay tiêm kích làm chủ bầu trời. Máy bay tiêm kích sau đó có vai trò lớn trong việc tiến công quân Đức đang rút lui khỏi Kavkaz. Nhưng sau đó, Hồng Quân chưa quen dùng cơ giới, lại tiến công quá nhanh và thiệt hại nặng ở Kharkov. Bài học cơ giới tiến quá nhanh được lặp lại ở Sinai, 1973 và Quảng Trị, 1972.
    Xe A-20:
    Phần trên trước thân xe nghiêng 56 độ, dầy 20mm, tương đương 45mm chiều dài xuyên, khoảng 55mm tháp cán.
    Phần dưới trước thân xe nghiêng 57 độ, dầy 20mm, tương đương 45mm chiều dài xuyên, khoảng 55mm tháp cán.
    Sườn thân xe trên, nghiên 35 độ, dầy 20mm, 35mm chiều dầi xuyên, khoảng 42mm thép cán
    Sườn thân xe dưới, dựng đứng, dầy 20mm, xuyên 20mm, tương đương 25mm thép cán
    Thân xe trên sau, dầy 16mm, nghiêng 45 độ, chiều dài xuyên 22mm, tương đương 27mm thép cán
    Thân xe dưới sau, dầy 16mm, nghiêng 58 độ, chiều dài xuyên 32mm, tương đương 40mm thép cán
    Phần mũi tháp pháo, 25mm, nghiêng như trên, khoảng 60mm thép cán
    Phần gốc đại bác, tương đương khoảng 40mm thép cán, không có chắn bảo vệ phụ
    Sau tháp pháo, nghiêng 25 độ, dầy 25mm, khoảng 33mm thép cán
    Sườn tháp pháo , nghiêng 25 độ, dầy 25mm, khoảng 33mm thép cán
    Bụng xe dầy 10mm
    Tóm lại, phần lớn các phát đạn bắn từ trước cần xuyên 50mm đến 60mm thép cán
    Vơia kết cấu nghiêng như trên, xe rất khoẻ và do đó mang được đại bác to hơn. Nhưng A-20 rõ ràng được thiết kế để đối kháng với tank mang pháo 45mm, nó cũng mang pháo 45mm. Cuọc bắn thử ở Kubinka, Moscow đã cho thấy xe uưu việt với các tank đối kháng mang pháo 45mm. Lúc đó, khái niệm đại bác nòng dài cho tank còn chưa hiình thành, Nhưng ngay trước chiển tranh, Đức đã phát triển nhiều đại bác nòng dài. Điều đấy cho thấy A-20 cần nâng cấp giáp, và A-34 giáp được cải thiện độ dầy và góc nghiêng.
    Xe A-34:
    Phần trên và dưới trước thân xe nghiêng 60 độ, dầy 45mm, tương đương 90mm chiều dài xuyên, khoảng 120mm thép cán.
    Sườn thân xe trên, nghiêng 40 độ, dầy 40mm, 65mm chiều dầi xuyên, khoảng 82mm thép cán
    Sườn thân xe dưới, dựng đứng, dầy 45mm, xuyên 45mm, tương đương 60mm thép cán
    Thân xe trên sau, dầy 45mm, nghiêng 45 độ, chiều dài xuyên 64mm, tương đương 80mm thép cán
    Thân xe dưới sau, dầy 45mm, nghiêng 45 độ, chiều dài xuyên 64mm, tương đương 80mm thép cán
    Phần mũi tháp pháo, 45mm, nghiêng 65 độ, xuyên 10mm, khoảng 120mm thép cán
    Phần gốc đại bác, tương đương khoảng 80mm thép cán, có chắn bảo vệ phụ
    Sau, sườn tháp pháo, nghiêng 30 độ, dầy 45mm, khoảng 70mm thép cán
    Bụng xe dầy 15mm
    Tóm lại, phần lớn các phát đạn bắn từ trước cần xuyên 120mm, sườn và sau đến 80mm thép cán
    Đây là bảng sức xuyên đại bác Đức.
    Như vậy, để bắn T-34 từ trước, các súng dưới 37mm đều vô dụng . Rút kinh nghiệm các cuộc chiến tranh đầu WW2, Đức cho ra đời hàng loại đại bác nòng dài nổi tiếng.
    Đạn 37mm xuyên được A20 trong tầm 100 mét phía trước, 200 mét sau (với điều kiện bắn rất chính xác vào các điểm yếu, góc bắn thẳng, tầm này, tổ súng bị đạn súng phụ diệt). Với tank A-34 vô dụng.
    50mm kiểu 1938, chỉ bắn được A-34 tầm 100 mét phía sau và hai sườn. Khi Hồng Quân tiến công, nhiều trận đánh phục kích tuyệt vời của đại bác chống tank Đức gây thiệt hại lớn, nhưng T-34 và súng 50mm Đức kiểu 1938 thì gần như vô hại. Chỉ có kiểu 1939 đánh được T-34 tầm 100 mét trước. Do đó, có thể nói, các cỡ đại bác 50mm Đức trở xuống đạ bị T-34 trị áp đảo. (50m kiểu 1939 coa thể coi là súng chống tank hiện đại lúc đó, đạt tiêu chuẩ dùng cho xe cơ giới săn tank, với tỷ lệ chiều dài/cỡ nòng đạt 60). Đại bác 45mm của Liên Xô trước chiến tranh tồi hơn nhiều, hoàn toàn vô hại với T-34, nên cuộc thử nghiệm ở Kubinka, suýt nữa làm mất chức chỉ huy đơn vị pháo binh, do đài quan sát tưởng là pháo bắn trượt. Đạn 75mm Đức năm 1940 chỉ bắn được T-34 ở khoảng 500 mét từ trước, nên đầu chiến tranh, T-34 đã đá đấu tương đương tank Đức, chỉ có điều số lượng quá ít và chiến thuật sử dụng xe chuyên đấu tank còn rất kém. Điều này xác định chiến thuật chóng và dùng tank chủ lực trong chiến tranh: các xe cố gắng đánh tạt sườn và bắn trong tầm dưới 500 mét. Đứcđưa ra đại bác chống tank và dùng trên tank 75mm kiểu 1942, bắn được T-34 đời đầu trong tầm 1500 mét trước, có tỷ lệ cỡ nòng đến 70. Đức nhanh chóng nhận thấy súng phòng không 88mm có hiệu quả chống tank rất cao, khi đối đầu với KV ở Leningrad, và sử dụng trên xe tank năm 1943, diệt T-34 chính diện tầm 2km, gây rất nhiều thương vong. Điều đó làm Tiger nổi trội, buộc Liên Xô tăng cường sản xuất các bản cải tiến của T-34 và tank hạng nặng.
    Vậy đầu chiến tranh, T-34 rõ ràng trội, an toàn trước phần lớn xe Đức, nhưng số lượng quá ít. Tôi đó được quy cho những kẻ bảo thủ ngay trước chiến tranh, đã làm T-34 ra đời chậm ít nhất 1 năm. Người ta cho rằng, Stalin đã quá mềm mỏng khi tiến hành cuộc cải cách và quá nhẹ tay khi cho bọn bảo thủ đi đầy trong Xiberia.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 17:43 ngày 30/12/2004
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Sát chiến tranh. Lò lửa chiến tranh đã lang bùng cháy khắp châu Âu, những vũ khí mới ở nước ngoài bộc lộ, cuộc chiến tranh Phần Lan đã diễn ra chứng tỏ những yếu kém của Hồng Quân. Nhưng những thế lực bảo thủ còn rất mạnh. Trong khi những người cấp tiến tỉnh táo chạy nước rút trong cuộc đua sống còn thì những kẻ bảo thủ vẫn ru ngủ bằng chiến thắng tưởng tượng trên đất địch, nếu chiến tranh diễn ra. Những gì dưới đây cho thấy, Liên Xô không bất ngờ trước cuộc chiến tranh lớn, nhưng họ vận động không kịp. Việc đổi mới vũ khí chậm đã làm mất phòng tuyến khổng lồ phía Tây nhanh chóng. Việc chạy theo thành tích, vội vàng làm T-34 nhiều nhược điểm.
    Ngày 5-6 năm 1940, sau những thử nghiệm tháng ba và việc cải tiến những nhược điểm đang bộc lộ trong và ngoài cuộc thử nghiệm, SNK USSR và trung ương Đảng đưa ra giải pháp trang bị tank T-34. Nghị quyết "về việc sản xuất T-34", viết:
    Nỗ lực quan trọng trang bị cho Hồng Quân T-34, Hội Đồng uỷ viên Nhân Dân và Trung ương Đảng Cộng sản quyết định:
    1, Yêu cầu đồng chí Uỷ Viên Nhân Dân (bộ trưởng) chế tạo máy A.I.Likhachev:
    A, sản xuất 600 xe tank T-34 trong năm 1940
    -Nhà máy 183 500 xe
    -Nhà máy sản xuất máy kéo Stalingrad(STZ ) 100 chiếc
    theo kế hoạch sau
    Tháng.................6...7...8...9...10...11...12
    Nhà máy 183......10..20.30.80.115..120.125
    STZ.......................................20....30..50
    Cho chương trình này năm 1940, tăng cường sản xuất động cơ Diesel V-2, Nhà máy 75 sản xuất 2000 động cơ trước cuối năm.

    Tuy nhiên kế hoạch trên đã thất bại, mùa hè năm 1940, đoàn đại biểu Liên Xô thăm Đức đã mang về vũ khí, trong đó có Pz-III. Xe được mang đến bãi thử Kibinka để thử nghiệm so sánh. các tài liệu còn lại không cho thấy chính xác là bản nào của nhóm Pz-III, đều ghi là "German T-III". Không may cho T-34, cuộc thử nghiệm đã phủ đám mây đen lên số phận xe này. Xe có tính đối kháng mạnh, vượt trội với hoả lực và giáp, nhưng nhìn toàn diện có nhiều nhược điểm. Xe Đức có tháp pháo rộng rãi 3 người với đài chỉ huy cao, mỗi người đều có điện đài liên lạc trong, nhưng T-34 chỉ có tháp pháo chật hẹp 2 người, chỉ trưởng xe là xế có liên lạc. (điện đài ban đầu T-34 chỉ có xe chỉ huy). Xe Đức vận hành rất êm, tiếng động chỉ nghe được cách 150 mét trong khi đó T-34 ồn ào ở khoảng cách 400-500 mét. các kỹ sư Soviet ngạc nhiên trước tốc độ tối đa của Pz-III, nó chạy xa với tốc độ 69,7km/h trong khi T-34 chỉ đạt 48km/h. Xe BT-7 vẫn còn được coi là tank tiêu chuẩn có tốc độ 68,1km/h. Báo cáo về các chỉ tiêu thử nghiệm tank Đức có hệ thống giảm xóc tốt nhất, kính ngắm chất lượng cao, thuật tiện sử dụng đạn và điện đài. Từ những kết quả đó, GABTU ban hành văn bản tổng kết cho Nguyên Soái G.I.Kulik, ông này phê duyệt và uêy cầu ngưng sản xuất T-34 trước khi hoàn thiện nhứng nhược điểm bộc lộ. Một cuộc tranh cãi ồn ào xảy ra, cuộc tranh cãi kết thúc khi Nguyên Soái K.E.Voroshilov can thiệp ý kiến riêng: "Xe tiếp tục được sản xuất sau khi chạy thử 1000km, Nhà máy phải phát triển loại tank T-34 mới không chỉ tăng cường khả năng bảo vệ, mà còn có khả năng vận động. Hộp số 5 bước được sử dụng". Trong thời gian này, M.I.Koshkin ốm nặng, bệnh viêm phổi từ tháng 3 phát triển nặng, ông chết 26 tháng 9 năm 1940. Kể ra, ông có công trong việc thúc đẩy thiết kế thử nghiệm tank gian đoạn 1939 đặc biệt đầu năm 1940.
    Một trong những sản phẩm đầu tiên năm 1940 ở nhà máy và xe tank T-34 76mm năm 1940, trang bị pháo L-11.
    Bãi thử Gorokhovetsky, T-34 trang bị pháo F-34 đang được thử nghiệm:
    Xe T-34 trang bị pháo L-11 được sản xuất sát chiến tranh, 1940-1941.
    A.A.Morozov kế thừa ông làm đội trưởng thiết kế. Dưới sự dẫn dắt cảu ông, hai bản cải tiến được tiến hành song song. Một bản, cố gắng đạt yêu cầu mà không thay đổi phần thân và xích xe. Bản bày có tháp pháo ba người mới, với đường kính tháp pháo 1,7 mét (xe T-34 chuẩn có đường kính tháp pháo 1,420 mét), chờ vũ trang lại với pháo 76.2mm F-34 mới, nhưng không hiểu vì lý do gì, dự án mang tên A-41 nằm lại trên giấy. Phương án thứ hai mang mã tên A-43, được biết với tên T-34 M nhỏ, cao và dài hơn T-34 ban đầu. Song song với việc cải tiến xe, nhà máy 183 tiếp tục sản xuất. Chiếc xe đầu tiên đi qua cổng nhà máy ngày 15 tháng 9 năm 1940 (M.I.Koshkin kịp biết tin sản phẩm ra lò trước khi chết). Trong năm đó, 115 xe được sản xuất ở nhà máy 183, bằng 19% kế hoạch ban đầu. Ở nhà mày máy kéo Stalingrad, không xe nào xuất xưởng trừ 23 bán thành phẩm. Có thể hiểu được những khó khăn ngày đó, T-34 là xe tank hoàn toàn mới, nó yêu cầu công nghệ mới được đưa vào đầy đủ, Đòi hỏi nhà máy sản xuất các thành phần xe hiệu chỉnh những nền tảng công nghệ cơ bản. Ví dụ, tháp pháo Mariupol yêu cầu chính xác hình dãng và kích thước. Việc đơn giản hoá công nghệ được tiến hành (như là chấp nhận chế tạo tấm chắn trước bằng thép hàn từ hai tấm), nhưng việc sản xuất vẫn còn khó khăn và giá thành T-34 còn cao. Với một nỗ lực mạnh mẽ, nhà máy 75 đã sản xuất được động cơ Diesel chạy 150 giờ không có lỗi. Khó khăn lớn là vòi phun của hệ thống phân phối nhiên liệu, máy kiểm tra đặc biệt được chế tạo để kiểm tra vòi phun, đảm bảo việc phân phối nhiên liệu, các vòi phun khi đó được gia công thủ công. Ban đầu, tank T-34 được trang bị đại bác L-11, súng này được dừng sản xuất năm 1939 thay vào đó là F-34. Như vậy, chỉ có khoảng 400 T-34 lắp dúng L-11. Tất cả các xe 76mm khác đều được trang bị F-34 hoặc bản hiận đại hơn F-34M, mạnh hơn L-11 hay F-32. F-34 được phát triển năm 1939 bơi nhóm thiết kế Grabin. Ban đầu được trang bị cho T-35 và T-28. 19 tháng 10 năm 1939, F-34 được thử nghiệm cho T-28 tại bãi thử Gorokhovetsky, từ 20-23 thnág 11 năm 1940, F-34 thử nghiệm cho T-34 (bắn thử 1000 phát), kết quả cho thấy nên sử dụng súng này. Cần nhớ là, không như quan điểm không đúng, tất cả T-34 đều không trang bị F-32. Trong thời gian này, theo mệnh lệnh số 76791 của bộ quốc phòng (25-11-1940), ba xe T-34 đầu tiên được thử nghiệm kỹ ở Kubinka. Một uỷ ban đặc biệt theo dõi đã phát hiện nhiều khuyết điểm ở T-34, và nghi ngờ khả năng chiến đấu của xe này. Câu hỏi về dừng sản xuất và từ bỏ chương trình xuất hiện lần nữa. Lúc này, lãnh đạo GABTU và bộ quốc phòng còn nhiều ý kiến dùng T-50 làm xe chiến đấu chính, không phải T-34. Chũng ta biết rằng, ngày 9 tháng 7 năm 1940, lãnh đạo tối cao Liên Xô quyết định thành lập 9 tập đoàn quân cơ giới. Theo tổ chức đó, mỗi tập đoàn quân cơ giới có 2 đơn bị tank và một đơn vị cơ giới. Mỗi đơn vị tank có 63 tank hạng nặng KV, 210 tank hạng trung T-34, 102 tank hạng nhẹ (BT hoặc T-26). Mỗi đơn vị cơ giới có 275 tank (thông thường là T-26). Như vậy T-50 có thể được mong đợi thay thé cho những tank đã lỗi thời có số lượng lớn.Tháng giêng - ba năm 1940, có 20 tập đoàn quân được thành lập sử dụng như trên. Như vậy, Hồng Quân cần rất nhiều tank hạng nhẹ đủ trang bị cho những đơn vị súng máy và pháo nhẹ cơ giới (16 chiếc mỗi đơn vị). Như vậy, có thể tính được số lượng lớn khủng khiếp tank hạng trung cần đến: 4620 chiấc, mà thời gian đấy, đất nước Xô Viết mới có 3 chiếc T-34.
    Xe T-34 76mm ở nhà máy 112 Krasnoye Sormovo
    Xe T-34 76 ở nhà máy STZ:
    T-34 76mm kiểu 1941, lữ đoàn tăng cận vệ 1, tháng giêng năm 1941:
    Chiến tranh xảy ra, ảo tưởng về chiến thắng trên đất địch nếu tình huống chiến tranh hoàn toàn tan vỡ. Nước Đức hiểu rẳng, người Nga còn bùng nhùng trong cải cách, chậm hơn Đức 1 năm tiến trình trang bị lại vũ khí đối kháng sau Tây Ban Nha, người Đức dựa vào đó, tin đến chiến thắng chớp nhoáng, đã tấn công Liên Xô.
    Lãnh đạo GABTU Y.N.Fedorenko và lãnh đạo GAU G.I.Kulik ủng hộ ý kiến tư lện quân khu Tây D.G.Pavlov, đề nghị dừng sản xuất T-34 trước khi thiết kế T-34M hoàn thành, xe BT-7M được sản xuất có thể được thay thế cho T-34, nhưng không hiểu lý do gì, đề nghị này không được thực hiện. Ngày 25-6 năm 1941, SNK USSR Trung ương đảng quyết định "về việc sản xuất xe T-34, KV, T-50, pháo tự hành bánh xích và động cơ Diesel trong quý 3 và 4 năm 1941", trong đó một nhiệm vụ cụ thể cho một liên hợp sản xuất tank. Ngày 1-7-1941, GKO ra quyết định số 1, nhà máy số 112 "Krasnoye Sormovo" tham gia sản xuất xe T-34. Sản xuất sản phẩm trang bị động cơ xăng M-17T, đây là trang bị tạm thời, trong khi động cơ Diesel thiếu. Lúc đó chỉ có nhà máy 75 sản xuất động cơ này, các nhà máy khác đang đi sơ tán không thể sản xuất được gì. Động cơ xăng do nhà máy GAZ sản xuất, trước đây nhà máy này sản xuất động cơ máy bay. Tháng 11 năm 1941, nhà máy STZ tham gia sản xuất động cơ diesel, nhưng sản phẩm không tăng do nhà máy 75 lại đang trên những đoàn tầu sơ tán về miền Đông. Kế hoạch là 750 tank chạy xăng được sản xuất ở nhà máy số 112 "Krasnoye Sormovo", nhưng chỉ đạt 173 xe đến cuối năm, trong khi đó, sản phẩm của nhà máy 183 tăng, mọi người làm việc 2 ca (12 giờ mỗi ngày), nhà máy không dừng ngay cả khi Đức ném bom. Sản phẩm của nhà máy tháng 7,8,9,10 là 250,250,250,30 tank. NHững chiếc tank cuối cùng trong số đó được lắp ráp khi nhà máy bị phá huỷ một phần hay sơ tán. Theo quyết định số 667/SGKO, ngày 12 tháng 9 năm 1941, giám đốc nhà máy bắt đầu sơ tán. Ngày 19-9năm 1941, đoàn tầu đầu tiên rời Kharcov nhằm hướng dãy núi Ural. Vị trí mới là Nizhnij Tagil, nhà máy mới được xây dựng khẩn cấp. Tháng 12-1941, nhà máy 183 mới đã có thể lắp ráp 25 tank từ linh kiện mang theo sơ tán.
    (Vùng này là nơi tập trung các mở kim loại đen và mầu, sau này, 1997,Nizhnij Tagil đã chứng kiến lầm đầu tiên công bố xe tank T-95 khủng khiếp ngày nay)
    Nhìn lại mùa thu năm 1941, một khu công nghiệp tank được hình thành ở Stalingrad, với các nhà máy thích hợp gần nhau, làm giảm giá thành và tăng sản lượng xe của nhà máy máy kéo Stalingradsky Tractor Factory (STZ). Các tấm giáp được chế tạo bởi nhà máy "Tháng 10 đỏ", xe ở nhà máy 264 đóng tầu. Đến nửa năm đầu 1942, tank T-34 được sản xuất ở ba nơi
    - 183 (Nizhnij Tagil);
    - 112 "Krasnoye Sormovo" (Gorkiy);
    -Nhà máy máy kéo Stalingradsky Tractor Factory (Stalingrad).
    Nhìn chung, các đặc điểm tank giống nhau trừ một vài chi tiết khác.
    Khi các nguồn cung cấp bị Đức chiếm, ngành sản xuất Tank Soviết đã xoay sở kỳ diệu. Vĩ dụ, ở nhà máy "tháng mời đỏ", khi mất Dnepropetrovsk, nguồn cung cấp cylinders động cơ ngừng khẩn cấp, nhà máy đã dùng vỏ đạn đại bác thải. Tại STZ, các bánh xe đwuf được thay thế bằng gang do nnhà máy có lò đúc tốt nhất Liên Xô lúc đó. Khi Đức tiến đến đây, hầu hết các nguồn cung cấp bị bắt, như là cao su, nên các bánh xe ở đây không có cao su. Cuối năm 1942, tất cả các xe sản xuất ở đây đều có đặc điểm như vậy. NHà máy còn sản xuất ngay cả khi quân Đức đến chân tường. Bây giờ có thể tưởng tượng ra điều kiện sản xuất lúc đó. Từ lúc nhà máy bị nã pháo và ném bom, phan xưởng 5 đã thực hiện: Sản xuất 68 tank mới, sửa chữa lớn 23 tank, để giúp Hồng Quân sử chữa tank hỏng mhà máy đã thành lập một lữ đoàn đặc biệt từ các công nhân lành nghề, Cung cấp đều đặn cho Hồng Quân phụ tùng thay thế. Thời kỳ đó, xưởng trúng 5 quả bom phá, 154 bom cháy, một trái phá. Nóng nhà bị phá và thủng nhiều lầm, van khí đốt cháy. Ngày 5 tháng 10 năm 1942, các công nhân bỏ nhà máy sơn tán theo mệnh lệnh NKTP. Toàn bộ các nhà máy bị phá huỷ không còn dấu vết. Thay thế cho số lượng tank do mất STZ, GOKO yêu cầu nhà máy Chelyabinsk (ChKZ) tham gia sản xuất tank T-34. Xe đầu tiên xong ngày 22-8 năm 1942, tháng 3 năm 1944, công việc chế tank T-34 ở đây dừng. Nhà máy Uralmash Bắt đầu sản xuất thân xe và tháp pháo tháng 4 năm 1942 và cung cấp sản phẩm cho nhà máy 183. Theo quyết định số 2120 của GOKO, nhà máy bắt đầu lắp ráp xe hoàn chỉnh. Xe đầu tiên xuất xưởng tháng 9 năm 1942. Kỹ sư thiết kế I.F.Varhushev và V.S.Arseniev cho ra đời mẫu tháp pháo dẹt mới. 2050 tháp pháo như thế được sản xuất từ 10-1942 đến tháng 3 năm 1944 và giử một số lượng tháp pháo ấy cho nhà máy ChKZ.. Nhà máy Uralmash không sản xuất T-34 đến hết chiến tranh, tháng 8 năm 1943, nhà máy được chỉ định đóng pháo tự hành trên thân xe T-34. Năm 1942, nhà máy 174 sơ tán đến Omsk và bắt đầu sản xuất T-34. Tháng 8 năm 1942, tháp pháo tám cạnh kiểu mới được thiết kế, nó là tốt nhất trong các tháp pháo nhưng vẫn còn chật hẹp. Nó có hai cử trên tròn thay cho một cửa chung trước đây. Tháp pháo có một quạt thông gió đựt dưới một vòm giáp. Xe có quạt gió Cyclone, 5 số, bình hình trụ ngoài. Cứ 4 xe thì một chở dầu, lúc nghỉ được đổ đầy. MÙa hè 1943, nhà máy "tháng mười đỏ" Thiết kế một vòm chỉ huy mới và trang bị nó. Uralmash đề nghị trang bị mọt kiểu vòm của họ, nhưng thôi. NHà máy "Krasnoye Sormovo" chế tạo 68 tank có chắn chống đạn RPG, nhưng không may, lô xe này bị đạn 75m thịt cả, ý tưởng trên hết hy vọng và bị loại bỏ.
    Xe với các tấm giáp hàn thêm
    T-34 1941 ở nhà máy 183 và mặt trận tây nam, Hè 1942.
    Tháp pháo gang ở nhà máy 183 và tháp pháo nén ở nhà máy "Krasnoye Sormovo"
    Tháp pháo gang 8 cạnh thiếu lỗ pháo và nối gang:
    T-34 kiểu 1942, mặt trận tây nam, gần Kharcov, tháng 3 năm 1942
    Giữa năm 1944, việc sản xuất T-34 76mm dừng lại và thay bằng T-34 86mm. Lược đồ sản xuất trong chiến tranh
    Sơ đồ giáp xe
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tháng giêng năm 1941, GOKO tán thành dự án T-43, hiện đại hoá T-34, được biết với tên T-34M. Hai mẫu thử đầu tiên được lên kế hoạch sản xuất tháng 3 năm 1941. Theo đều nghị tank hoàn thiện hơn T-34, nhưng xem ra, sự hoàn thiện này bị phủu nhận từ số phận đen dủi của nó. Một động cơ V5 mới được chế tạo cho tank, đặt góc 90 độ với trực chính. Kiểu này đã được thực hiện trên một vài tank nhỏ, không làm yếu đi động cơ. Động cơ cũng được thu nhỏ nhưng khoẻ hơn, làm cho cả xe nhỏ đi, tăng thể tích ngăn chữa đạn. Hộp số bốn cấp vấn được sử dụng nhưng với tỷ số truyền mới , T-34M có 8 số tiến và 2 số lùi. GIảm xóc kiểu Christie được thay bởi giảm xóc treo làm xe cao thêm 50mm. Xe có tháp pháo với chóp chỉ huy và 2 cửa tròn, Ban đầu tháp pháo được thiết kế cho xe A-41. Điện đài được chuyển từ tháp pháo xuống thân. Đạn xuyên tăng từ 77 viên lên 100 viên. Đạn súng máy MG tăng từ 2898 viên lên 4536 viên. V.S.Nitsenko và nhóm thiết kế của mình thiết kế một tháp pháo mới cho xe. Tháng 5 năm 1941, nhà máy chế tạo thủe 5 tháp pháo này, với giáp 45mm. Khi nhà máy sơ tán mùa thu 1941, 50 tháp pháo này đã được sản xuất và bắt đầu sản xuất tháp pháo gang đúc 52mm cho xe T-34 76mm.
    Mệnh lệnh sau đã kết thúc những bàn cãi xung quanh T-34 và T-34M. Trung ương đản ra quyết định mệnh lệnh ngày 5-5 năm 1941.

    Để đạt kế hoạch năm sản xuất Tank, tổng số 2800, trong đó nhà máy 183 1800 chiếcư và STZ 1000 chiếc.
    Yêu cầu đồng chí Malyshev và giám đốc nhà máy 183 đồng chí Maksarev áp dụng những tiếm bộ sau trong thiết kế T-34.
    a Tăng cười giáp dầy và nghiêng phía trước tới 60mm
    b Sử dụng giảm xóc treo.
    c Tăng đường kính tháp pháo tới 1,6 mét và trang bị chóp chỉ huy cho tháp pháo.
    d trang bị giáp đai, tăng chiều dầy giáp lên tương đương 40mm nghiêng 45 độ
    3 Giới hạn khối lượng chiến đấu toàn bộ của xe 27,5 tấn.
    Yêu cầu đồng chí Malyshev và giám đốc nhà máy 183 đồng chí Maksarev có 500 xe cải tiến trong năm 1941.

    Như vậy, xe T-34M đã sẵn sàng sản xuất. KhPZ sản xuất thân xe T-34M ngày 17 tháng 4 năm 1941, họ đã sắn sàng sản xuất hàng loạt thân xe cải tiến với giảm xóc treo. Nhưng động cơ V-5 mới không kip thời, do đó, việc lắp ráp đầy đủ xe bị chậm trễ, và chương trình dừng sau khi chiến tranh bắt đầu.
    Mô hình bằng gỗ (trên) Mẫu thử xe T-34M (dưới)
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 17:45 ngày 30/12/2004
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhìn chung, trước WW2, người Nga có nền tảng kỹ thuật còi cọc so với Tây Âu và Mỹ. Họ có những nhà máy khổng lồ, quy mô sản xuất lớn nhưng hơn 20 năm sau nội chiến, chưa đủ để công nghệ vượt hẳn lên, xuất phát từ công nghệ lạc hậu của Sa Hoàng. Trong điều kiện đó, việc chế tạo được T-34 đã là một tiến bộ vượt bậc. Xe có động cơ, điện đài, đại bác và công nghệ chế tạo chung đều thấp hơn nước ngoài.
    Soviét đã cố gắng tranh thủ tất cả, tập trung sức trong nước, nhập từ nước ngoài, mua công nghệ và sao chép. Ngay cả liền trước chiến tranh, đoàn đại biểu Soviet còn qua Đức, mang về những mẫu vũ khí hiện đại nhất. Trong số đó, có những vũ khí đối kháng: máy bay chiến đấu trên không và xe tank hạng trung săn cơ giới. Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha đã đóng góp nhiều vào việc thay đổi con mắt nhìn về vũ khí. Nhưng nhìn chung, con mắt của các nhà quân sự vẫn rất lạc hậu, họ đã tư vấn cho các nhà công nghiệp, và số lượng sản phẩm công nghiệp khổng lồ của nhà nước Soviet khi bắt đầu chiến tranh, chỉ là những vũ khí diệt bộ binh. Trên bộ, phần lớn tank có vỏ mỏng, sức chống xuyên giáp tương đương 20-30mm thép cán là nhiều. Súng thì đại bác 75mm cũng chỉ được trang bị cho tank hạng nặng, mà cũng là loại 75mm cổ lỗ. Còn các xe khác chỉ là 75mm nòng ngắn, 45mm và súng máy, không đủ sức xuyên giáp tank đối phương.
    T-34 ra đời, có thể coi như một nỗ lực rất lớn, đánh dấu bước tiến vượt bậc. Nó vượt trội so với Pz III hạng trung Đức. Bằng kỹ thuật tồi hơn, T-34 hơn áp đảo Pz III. Tiger (Pz IV và Pz V) loại ngon nặng gấp 2-3 lần T-34, nhưng do kết cấu yếu, giáp chỉ nhỉn hơn chút, đại bác ban đầu Tiger là 75mm sau là 88mm, khi T-34 mang pháo 85mm. CHiếc xe nhỏ nhẹ, mang đại bác lớn và giáp trước dầy, trở thành đặc trung của tank Nga sau này. T-34 khi thiết kế đã xảy ra tình trạng tranh giành công lao, rồi bọn bảo thủ cản trở, chiếc xe ra đời quá muộn. Ban đầu, xe chưa được thử nghiệm đầy đủ do quá vội vàng, mang rất nhiều lỗi. Bọn bảo thủ không chú ý sử dụng xe, dẫn đến trình độ sử dụng xe của xế tank rất tồi, cộng thêm việc chưa cân đối cung cấp phụ tùng, cứu hộ..v..v..v. lứa đầu của T-34, mất gần hết trong những ngày đầu tiên chiến tranh. Đau lòng là, một phần khá lớn mất do hỏng mà không tham chiến. Cõ lẽ, em sẽ trở lại về việc sử dụng T-34 trong chiến tranh. Một nhược điểm nữa là do công nghệ chung tồi, nên trang bị T-34 giảm theo. Ví dụ, điện đài chỉ đến năm 1943 mới trang bị đủ, còn truớc đó, chỉ có xe chỉ huy. Rồi điện đài tốt hơn với liên lạc nội bộ đầy đủ trong xe cũng chỉ có nửa sau chiến tranh. Đại bác Đức đặt trên tank, sau những va đập với T-34, đã thay bằng lứa mới, có tỷ lệ chiều dài trên đường kính nòng đến 70. Động cơ Diesel Liên Xô cũng tồi, với những phụ tùng có năng suất chế tạo thấp (vòi phun gia công bằng tay, bơm cao áp có tuổi thọ thấp). Tốc độ vòng quay chỉ 1800-2000, trong khi đó Đức và Mỹ, đã dùng phổ biến động cơ 3000.
    Ngày đầu của các xe tank Liên Xô rất tồi. T-34 mất thảm hại trong những ngày đầu. JS 1 trận đầu tham chiến, bị phục kích cũng mất sạch. IS 2 trận đầu cũng không may mắn. Em sẽ trình bầy chi tiết việc sử dụng và chế tạo chúng. Nhưng vượt lên tất cả những nhược điểm ấy, T-34 quá mạnh so với giá thành, khối lượng xe và những tank hạng trung cùng thời. Ngay trong những thất bại thảm hại đầu chiến tranh, ảo tưởng về chiến thắng trên đất địch nhanh chóng nhẹ nhàng nếu chiến tranh xảy ra tan biến, T-34 không còn ai dám cản trở sản xuất với số lượng khổng lồ. 53 ngàn chiếc các loại được chế tạo, trong khi đó, năm 1940 chỉ có hơn 100 xe, năm 1941, chỉ tính trước chiến tranh, 1300 chiếc được sản xuất trong báo cáo, nhưng trừ đi những bán sản phẩm chưa lắp xong, chỉ có hơn 900 chiếc đã phục vụ. Ngay trong những ngày đầu tiên, khi các đài phát thanh đều đều vang lên các thông báo thất thủ, khi 10.000 tank Liên Xô chứng tỏ quá yếu ớt và mất, thì T-34 vẫn thực hiện một cuộc tiến công bao vây, bắt sống và bắn hỏng hơn 400 tank Đức. T-34 nhanh chóng tự chứng tỏ tính nổi trội của nó. Các nhà máy tham gia sản xuất T-34 sau trở thành trunh tâm tank Nga, với các sản phẩm nỏi tiếng như T-80, T-95(Nizhnij Tagil-nhà máy 183 Kharcov cha đẻ T-34 di chuyển trong chiến tranh, dến nay vẫn mang con số 183 huyền thoại), T-2000(Omsk, nhà máy 174 sơ tán đến từ năm 1942), Chelyabinsk .
    Stalingrad, một trong hai nơi sản xuất đầu tiên T-34, T-34 cùng các vũ khí đối kháng Liên Xô, như đại bác tự hành, đại bác chống tank, máy bay tiêm kích v.v.v lần đầu tiên thật sự vượt trội trong quy mô lớn, tank Đức lần đầu tiên hiểu rằng, đối thủ của chúng rất mạnh. Sau này, Đức có một đơn vị T-34 chiến lợi phẩm. Phụ tùng xe hiếm, nên một số xe được cải tiến thành xe cứu hộ biên chế trong quân đội Đức. Đến giai đoạn sau trận đánh, Tank Hồng Quân đã làm chủ chiến trường. Nhà máy sản xuất tank T-34 STZ đã sơ tán, những bức tường im lặng của nhà máy, sau trận đánh, không tìm được dấu vết.
    Kharcov, quê hương của T-34, sau Stalingrad, Hồng Quân chịu một thử thách lớn khi sử dụng cơ giới trong tiến công. Tốc độ cao tạo điều kiện cho địch bao vây, chiếm lại Kharcov lần hai, gây thương vong rất lớn cho Hồng Quân. Nhưng sau đó, trận đánh Kurx ở đây đã chứng tỏ, không một xe tank hạng trung nào tốt hơn T-34 tronh chiến tranh. Những Tiger mới nhất, nặng 60 tấn, pháo 88mm kiểu 1942, có thể bắn hỏng T-34 76mm phía trước từ tầm hơn 2km, có số lượng còn quá ít, không thể cứu nổi trận đánh, chúng bị bao vây, bị nã đạn từ nnhiều hướng. Kết thúc trận đánh, không bao giờ quân Đức còn tiến thêm về phía tấy nữa, các xe T-34 tiến vào giải phóng thành phố quê hương lần thứ 2.
    Xe A-20 ban đầu có giáp 25mm, pháo 45mm, nhưng rõ ràng tuy trình độ công nghệ thấp, nhưng kết cấu ưu việt làm cho nó khá thoải mái khi nâng cấp, đến A-34, giáp đã dầy đến 60mm (nghiêng 60độ so với chiều thẳng đứng, tương đương dầy gấp đôi là 120mm, nếu quy đổi từ thép carbon cao tôi kỹ sang thép cán thì hơn nữa). Cuối chiến tranh, xe tiếp tục được nâng cấp giáp và súng đến 85mm nòng dài. Cuối chiến tranh, từ 1943, chất lượng xe Đức đã thua quá xa. Họ phải cần những xe 70 tấn mới đấu được những xe T-34 trên dưới 30 tấn. Liên Xô cũng cho ra đời xe hạng nặng, nhẹ hơn xe Đức mà giáp vẫn dầy hơn nhiều, đại bác của JS 2 là 122mm nòng dài. Những cải tiến tuyệt vọng cuối cùng của Tiger là xe tank khổng lồ (chỉ một mẫu thử duy nhất, tốc độ 14km/h) và dừng hợp kim niken-thép carbon cao cho Tiger. Sau thông báo từ chiến trường, đạn JS-2 cắm vào và gẫy trong giáp Tiger, Hồng Quân sử dụng loại đạn vonphram mới. Cuối chiến tranh, người Mỹ cũng đã dùng hợp kim, và bắt đầu theo dõi tiến bộ kỹ thuật của tank Nga, họ quá bất ngờ khi những lữ đoàn JS-3 tham gia duyệt binh mừng chiến thắng ở Berlin, tháng 8 - 1945. Tất cả những ưu điểm nổi trội ấy bắn đầu từ dáng xe hình thang, giáp nghiêng của A-20.
  6. biendongxanhtham

    biendongxanhtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    chào,các bác,em là thành viên mới của diễn dàn.Mới tham gia nên kiến thức còn non kém,xin các bác chỉ giáo thêm.Có bác nào cho em biết con tăng nay la gì ko,cảm ơn các bác.
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Sao bọn Đức không biết nhái kiểu T34 nhỉ
  8. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76.Trong diễn đàn có các topic về PT-76 rồi đấy.Bác muốn biết thêm chi tiết thì vào mà xem!
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bạn Kỵ binh ơi, bọn Đức đả lấy mẫu của T-34 để làm ra con Panther nổi tiếng mà phương Tây coi là tăng tốt nhất WW2 đấy.
    Còn huy phuc: pháo Nga 122mm là cỡ nòng tương đương với pháo 88mm của Đức. Đơn giản là cách tính hai bên khác nhau nên tên gọi khác nhau! Cái này trong russian battlefield cũng có nói đế.
    Bạn kia ơi, có thể nói rõ hơn về vị tri` đặt con PT-76 kia kg?
  10. biendongxanhtham

    biendongxanhtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    con PT-76 này mấy ông tăng thiết giáp nhà ta đặt ở Khe Sanh để kỉ niệm chiến thắng đầu tiên ý mà.

Chia sẻ trang này