1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triển lảm các loại xe tank công nghệ cao hiện tại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 05/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Các bác Huyphuc, Antay... cho hỏi mấy cái này là loại gì cái nhỉ ?


  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chi tiếu cấu tạo.
    Nói chung, T-34 là xe tank hạng trung thuộc lớp truyền thống với hệ thống truyền động sau. Thân xe được chia làm bốn phần: buồng lái, ngăn chiến đấu, ổ động cơ và khoang cho tuyền động.
    Ngăn chiến đấu:
    1. ba viên đạn trên thành phải.
    2. Ổ cho khẩu sung máy trước tháp pháo (cùng hướng với nòng đại bác chính)
    3. Chỗ người tiếp đạn
    4. Ngăn chưá kính ngắm dự trữ.
    5. Vách trước.
    6. Chỗ trưởng xe
    7. 6 đạn trên thành trái.
    8. Chỗ lái xe.
    9. Bàn đạp cò súng chĩnh.
    10. Bàn đạp cò súng máy.
    11. Ổ súng trước xe.
    12. Ngăn chứa đạn trên sàn xe.
    Buồng lái đặt trước xe, có chõ ngồi cho một lái xe và một liên lạc, thiết bị lái, thiết bị ngắm và dẫn đường. Một khẩu súng máy 7.62mm trong ổ khớp cầu. Một số đạn, điện đài (ban đầu điện đài chỉ có trên xe chỉ huy), đèn chiếu lái xe. Ngăn lái cũng có hai chai oxy dự phòng cho khởi động khẩn cấp, một số linh kiện thay thế và dụng cụ, cùng những đồ lặt vặt, thiết bị bổ xung. Ngăn chiến đấu đặt ở giữa xe, có một chỗ cho trưởng xe và một chỗ cho nạp đạn, trên ngăn chiến đấu, có khớp tròn là tháp pháo với một ít đạn, một súng máy 7.62mm trước và đèn chiếu. Có hai hay một cửa sập trên nóc tháp pháo, tuỳ loại tháp pháo. Ngăn có ổ động cơ ở sau ngăn chiến đấu, nó được ngăn bởi vách ngăn tháo được có hai cửa tròn. Ngăn chứa động cơ lắp động cơ, hai làm mát nước, hai làm mát dầu, bốn acquy.
    Chỗ ngồi liên lạc viên, Chỗ ngồi lái xe
    Chỗ ngồi liên lạc.
    17. Súng máy trước thân xe.
    18. điện đài
    19. chỗ ngồi liên lạc viên.
    Chỗ ngồi lái xe:
    1. Đồng hồ chỉ thị tốc độ và độ dốc.
    2. bàn đạp con chính
    3. Bơn khí tay
    4. điều khiển
    5. Ổ liên lạc nội bộ
    6. Đòn bẩy lái trái
    7 tay nắm
    8. Chuyển số
    9. Khí nén.
    10. bơm nhiên liệu đạp chân
    11. bàn đạp phanh
    12. Đòn bẩy lái trái
    13. chỗ ngồi lái xe
    14. van phân phối khí
    15. bảng điện
    16. đầu giảm xóc trong lỗ.
    Khối truyền động đằng sau xe, có côn chính với quạt gió ly tâm, hộp số, côn sườn và phanh, khởi động điện, hộp truyền động, số sườn, hai thùng nhiên liệu.
    Thân xe là hình hộp bọc thép cứng với mũi tròn. Thân xe được làm cùng loại thép với tấm giáp, thép loại (MZ-3 hoặc I8-S), hàn chặt với nhau. các phần chính của thân xe là đáy, mũi, sườn, nóc, vách chắn. Trước thân xe được tăng cường giáp.
    Thân xe năm 1940
    Đáy xe có hai tấm thép được hàn vào nhau. Một thanh thép chữ T, hàn hay tán đinh đến cuối đuôi xe để tăng độ cứng. Thông thường, tấm thứ nhất dầy hơn tấm thứ hai (20-22mm và 16-20mm). Lỗ thoát hiểm trên tấm đuôi thứ nhất, trên tấm đuôi thứ hai có ba lỗ để bảo dưỡng xe. Sáu lỗ thông được bịt kín và 4 lỗ mở (mỗi bên 4). Động cơ đưực vặt chặt vào xe. Khong động cơ có hai thanh dọc, trên đó có hai xà ngang và chỗ bắt 36 bu lông. Mũi xe có xà trước và ba tấm giáp. lỗ người lái xe và lỗ chắn giáp cho khẩu súng máy trước. Trên tấm gióap hàn chặt vớixà trước xe, nóc xe, sườn xe. Năm 1942, tấm giáop trước và sườn nhô ra, hàn vào xe với những xe làm từ nhà máy đóng tầu Stalingrad. (nhà máy 264). Bên trái dốc trước là lỗ cho lái xe và liên lạc viên. Có ba lỗ cho kính tiềm vọng. Năm 1942, các lỗ này còn đơn giản, mãi đến dự án cải tiến A-43, mới có kính tiềm vọng lục lăng. Kính tiềm vọng được bảo vệ bằng chóp đứng. Bên phải dốc trước là khẩu súng trước. Đến năm 1942, các súng này được trang bị chắn cho ổ súng, trừ xe của nhà máy STZ (nhà máy máy kéo Stalingrad). Sườn thân xe có hai phần, phần đai dưới đúng và có 5 lỗ treo giảm xóc cho bánh đi trên đường, thân xe dưới trước có lỗ cho bánh kéo xích. Việc căng xích là một cực hình với xế tank. Người ta rất khó nhọc dùng một cái búa nặng để căng xích. Mọi cố gắng để làm đơn giản điều này đều thất bại. Thân xe trên nghiêng 40 độ. Có năm khoang chứa lò xo giảm xóc cuộn treo kiểu Christie, giữa các khoang chứa lò xo này là bốn khoang chứa dầu. Có bốn thùng nhiên liệu. Bốn thùng nhiên liệu này có thể là nguyên nhân phá hủy hoàn toàn xe, khi trúng đạn xuyên giáp và có một nửa nhiên liệu.
    Nổ khoang đạn sàn và bình nhiên liệu trong nổ-khi có một nửa nhiên liệu và trúng đạn xuyên giáp
    Thân xe sau có hai tấm giáp trên và dưới và khoang cho bánh răng. Tấm trên hình thang được gắn chặt với đai sườn và thân xe dưới, trên nó có một cửa hình vuông. Từ năm 1942, thay thế bằng hình tròn (trừ xe của nhà máy STZ). Hai bên trái phải cửa này là ống xả được chắn giáp.
    Móc kéo, kiểu 1941, kiểu đầu 1941 và kiểu 1942.
    Nắp động cơ 1940
    Khoang động cơ T-34 sau tháp pháo hơn cao hơn. Có bốn cửa để mở để tiếp xúc với dọng cơ. Vỏ động cơ có các tấm đục lỗ dọc để tiếp xúc, một tấm trùm quan làm mát và một tấm tấm trùm lên. Ngăn chứa truyền động có hai tấm giáp trùm qua thùng nhiên liệu chính, ngăn của bộ truyền động hẹp và có một lưới rộng.
    Tháp pháo:
    Xe tank T-34 có nhiều loại tháp pháo, không khác nhau nhiều.
    Tháp pháo hàn ban đầu (1940-1942)
    Tháp pháo gang (1941-1942)
    Tháp pháo dẹt tám cạnh (1942-1944)
    tháp pháo dẹt tám cạnh gang (1942-1944).
    Tháp pháo gang:
    Tháp pháo được đặt trên khớp nối tròn trên ngăn chiến đấu của thân xe. Phần trước của tháp pháo có ba lỗ cho súng chính, súng máy trước tháp pháo, kính tiềm vọng tháp pháo. Sườn tháp pháo có hai lỗ cho đèn chiếu và hai lỗ cho súng trường thò ra.
    Tháp pháo đúc, một vài tháp pháo dẹt 8 cạnh đúc, tháp pháo hàn
    Sườn có lỗ hình thang được bó chặt bằng 4 hay 6 ốc. Lõ này được sử dụng để thay thế súng. Xe sản xuất ở nhà máy "Krasnoye Sormovo" không có lỗ này (bài trước, có đọn em dịch nhầm, việc thay thế nguồn Xilanh cung cấp của nhà máy "Tháng Mười Đỏ", đọc lại là "Krasnoye Sormovo", vì nhà máy "Tháng mười đỏ" có tham gia vào việc sản xuất tank T-34 với nhà máy STZ, nhưng mất cùng STZ khi trận Stalingrad diễn ra, do bị phá hủy.)
    Cửa trên tháp pháo rất khó chịu, nằm ở phần hẹp của tháp pháo, rất nặng khi nâng và chắn tầm nhìn trưởng xe khi mở. Chỉ một kính tiềm vọng quan sát trên tay nắm trái bên sườn. Từ năm 1941, kính này bỏ đi và lỗ của nó được hàn bịt. Từ năm 1942, không còn lỗ này nữa.Phía trên trước có hai lỗ, cho đèn chiếu bên trái và thông gió bên phải(có giáp chắn). Từ năm 1941 có hai lỗ trái và phải. Đợt sản xuất đầu tiên có lỗ khoan cho antena trên sườn tháp pháo, nhưng sau đó bỏ đi hay hàn lại do điện đài di chuyển xuống thân xe.Năm 1942 tháp pháo dẹt tám cạnh được phát triển. Nó có thể được đúc hay ép tạo hình (tùy nhà máy). Trên mặt trước có lỗ chữ nhật để súng. Bên ngoài có khiên che ổ đỡ súng, được bó chặt bằng ốc. Hai bên tháp pháo có lỗ quan sát, sau 1943 có hai lỗ thò nòng súng trường ra, che bằng hình nón nhét vào. Nóc tháp pháo là một tấm mỏng. Phía trước bên trái có lỗ cho kính tiềm vọng quan sát, trưởng xe có tầm nhìn bao quát trên trước. Giữa nóc tháp pháo có hai lỗ tròn cửa sập cho nạp đạn và trưởng xe. Giữa hai lỗ là vách ngăn, vách này có thể tháo được để dễ mang thùng nhiên liệu sườn từ tháp pháo, nếu không phải dỡ tháo pháo trước. Sau nóc tháp pháo là thông gió được che bởi nắp. Từ năm 1943 một so xe được trang bị nóc điều khiển cho trưởng xe hình trụ. Một số xe loại đó không có vách ngăn tháo rời được nên phải tháo tháo pháo mới lấy được bình nhiên liệu ra. Tất cả các tháp pháo đều quay bằng động cơ điện và một tay quay do trưởng xe quay. Bằng động cơ điện, một vòng quay là 14 giây.
    Súng
    Đợt sản xuất đầu (còn được gọi là kiểu 1940) trang bị súng chính 76.2mm L-11 kiểu 1938-1939 bán tự động. Súng có khóa nòng hộp đứng tự khóa. Từ tháng giêng đến tháng 3 loại súng uy lực hơn được chấp nhận sử dụng là F-34 cũng cỡ nòng 76.2mm. Súng này tự động nạp đạn và khóa. Súng có hai khối lùi thủy lực và một khối lùi là xo bên dưới nòng. Súng bắn bằng bàn đạp hoạc tay.
    ĐẶC ĐIỂM SÚNG, SÚNG L11 và F-34
    Súng L11
    1. nòng
    2. giá đỡ súng
    3. ngõng súng
    4. Vít khóa tầm
    5. Bánh răng 1/4 chỉnh tầm
    6. Khóa giữ kính ngắm
    7 Gối
    8. giá đỡ vỏ đạn
    9. Súng máy đồng trục
    F-34
    1.đai
    2. kính ngắm
    3. ổ kính ngắm
    4. đệm chống giật
    5. giữ kính ngắm
    6. Che sáng
    7. vi chỉnh tầm
    8. vi chỉnh hướng
    9. cò
    10. cơ cấu tầm
    11. tay quay
    F-34 hai lần hiện đại hóa. Một làn, khóa nòng và tự nạp đạn thay đổi. Một lần, súng được làm một khối nối với khóa nòng sau bằng một bao đặc biệt. Súng máy đồng trục với súng chính và súng ở sờn trước là một bản đặc biệt cho xe tank của súng máy Degtyarev.
    L-11 trang bị kính ngắm TOD-6 và kính tiềm vọng toàn cảnh PT-6. F-34 có TOD-7 và PT-7, sau này được thay bởi TMFD-7 và PT-4-7. Xe chỉ huy có thêm kính quan sát PT-k. Cả hai loại súng đều dùng đạn 76.2mm như nhau, như pháo cấp SƯ đoàn từ 1902-1930 và như pháo trung đoàn kiểu 1927. Không bao giờ trong chiến tranh T-34 sử dụng đạn lõm HEAT UBP-354A, do nổ ngay trong nòng. Hình như T-34 cũng không sử dụng đạn lõm nào trong chiến tranh. UBP-354A tuy được thiết kế cho súng chiến thuật, nhưng bị cấm dùng cho F-34 và L11.
    Kính tiềm vọng
    Đạn 76,2mm cho tank T-34:
    Các loại đạn
    HE-F high-explosive fragmentation UOF-354M
    Đạn thanh xuyên AP armor-piercing round UBR-354B
    Đạn thanh xuyên dưỡi cỡ armor-piercing round UBR-354B
    Sát thương mảnh bullet shrapnel round USh-354T.
    Xe sản xuất năm 1940 và 1941 có 77 đạn tất cả. 68 viên trong các thùng chứa dưới sàn, 9 đạn trong khoang chiến đấu. Xe 1942 với tháp pháo 8 cạnh có 100 đạn. &5 viên xuyên phá, 21 viên xuyên giáp và 4 viên xuyên giáp dưới cỡ. 86 viên chữa trong 8 hộp đạn dưới sàn và còn lại trên khoang chiến đấu. Phân phối đạn như sau: 8 viên thanh xuyên cháy ổ đạn góc phải sau khoang chiến đấu, 8 viên xuyên phá sườn trái ngăn chiến đấu, 4 viên xuyên dưới cỡ ổ đạn sườn phải khoang chiến đấu.
    Bố trí súng máy
    Ban đầu, xe có 46 hộp đạn cho súng máy, mỗi hộp đạn có 63 viên, vậy có 2898 viên, sau bỏ radio xuống buồng lái, có 75 hộp đạn, là 4725 viên. Xe với tháp pháo tám cạnh có 3150 viên. Một khẩu tiểu liên PPSh với 4 băng. 25 lựu đạn F-1 "quả dứa".
    Súng máy liên lạc viên, Không khiên, có khiên và phun lửa ATO-42:
    Ổ súng cầu
    Hê thống động lực
    Xe sử dụng động cơ Diesel V-2-34 12 cylinder tốn nhiên liệu khủng khiếp. Dầu sử dụng DT hoặc E (OST 8842). Một số trường hợp, bom phân phối nhiên liệu là NK-1 12. Ban đầu xe có 6 thùng nhiên liệu trong và 4 thùng ngoài có 460 và 134 liters. Sau đó, tăng lên 540. các thùng nhiên liệu ngoài sau được thay bằng hai thùng vuông sau, rồi lại thanh bằng hai thùng tròn 90 mỗi cái liters. Sau đó lại thêm một bình 90 liters: 1 thùng bên trái và 2 phải. Thông thường chũng đều đổ đầy dầu nhưng các thùng chứa ngoài không nối với hệ thống bơm nhiên liệu.
    Thùng dầu vuông bé và to, sau xe.
    V-2-34
    Kiểu: 4 thì V Diesel
    Số máy 12
    Trọng lượng tĩnh 750kg
    Công suất danh nghĩa 450 HP
    Công suất thường 400 HP
    Công suất tối đa 500 HP
    Đường kính nòng Cylinder 150mm
    Quãng đường piston trái/phải 180mm/186,7mm
    Góc Cylinder 60 độ
    Tỷ số nén 14,5
    Hệ thống bôi trơn có môt bơm dầu riêng.
    Hệ thống làm mát có bơm nước và hai tỏa nhiệt (kết nước) hai bên động cơ, 95 liters.
    Khoang động cơ
    1. thùng dầu
    2. động cơ
    3. lọc khí
    4. ống làm mát
    5. hộp chứa thiết bị treo
    Ban đầu, lọc gió là "Pomon", sau đó là quat ly tâm. Máy có thể khởi động bằng khởi động điện 15 HP hay khí nén từ hai chai oxy trong buồng lái.
    Khoang truyền động
    1. thùng nhiên liệu sườn.
    2. côn chính
    3. quạt gió
    4. rơ le
    5. khởi động điện
    6. hộp số
    7. côn sườn
    Truyền động bao gồm côn chính thuộck loại côn khô ( thép-thép), hộp số, phanh, côn sườn, số sườn. Số chính ban đầu 4 mức sau 1942 là 5.
    Gầm:
    Xe có 5 đôi bắnh đi trên đường (830mm), đệm và đi trên xích. Bánh xe khác nhau ở các nhà máy:
    1, bánh đúc với cạp ca su
    2, ép định hình với cạp cao su
    3, đúc không có cạp cao su nhưng trong bánh có hấp thụ chấn động.
    4. ép không có cạp cao su nhưng trong bánh có hấp thụ chấn động.
    5. ép không có giảm chấn nào (chỉ có ở STZ).
    Mỗi bánh được treo băng một giá treo độc lập có nhún lò xo. Đệm có cái có cái không, ban đầu là đai cao su. Xích cũng đúc hoặc ép. Ban đầu có 37+37=74 mắt 550mm chiều rộng. Từ 1942 tank nhận được xích mới có 72 mắt 500mm rộng.
    các loại bánh: lái, bọc cao su và đi trên đường. Các loại mắt xích: trơn 550mm, gờ 500mm, gờ 550mm.
    Xích xe
    Hệ thống điện đơn giản, một dây dẫn 12 V hoăc 24 V. 4 ắc quy 6-STE-128 dung lượng mỗi chiếc 128Ah, máy phát GT-4563 1Kw. những thứ tiêu thụ điện là: khởi động điện ST-700 15hp, motor tháp pháo, thiết bị điều khiển và quan sát, motor và đèn trong điện đài., thông gió.
    Điện đài: toàn bộ dùng đơn công. Đầu tiên dùng 71-TK-3 sóng ngắn, sau đó được thay thế với điện đài 9 băng, Năm 1943, tất cả xe đầu có điện đài, sử dụng máy 9-RM 71-TK-3 sóng ngắn đơn công băng rộng. Ban đầu, liên lạc nội bộ là TPU-2 hoặc TPU-3 thiết kế trước chiến tranh, sau được trang bị TPU-3-bisF. Dầu sao, chỉ lái xe và trưởng xe có liên lạc nội bộ, còn nạp đạn và liên lạc viên không có.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 02:11 ngày 04/01/2005
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ngày 13-6-1940, chủ tịch hội đồng an ninh S.Timoshenko đề nghị với trung ương đảng và SNK USSR: "...về năng lực kém của các xe tank KV, T-34 hiện tại và các dự án tank tương lai...". đề ngày 27, một phiên họp đặc biệt SNK về vấn đề này. Hội nghị đã thừ nhận sự yếu kém của pháo 45mm, tương lai hạn chế của nó và đề nghị thay thế bằng 55mm-60mm. Thoiừ điểm đó, một bản thiết kế súng chống tank 57mm (ZIS-2) đã được nhóm Grabin phát triển. đó là lý do đặt hàng thiết kế tank này. Việc sản xuất mẫu thử sẵn sàng tháng 9 năm 1940, nhưng đến tháng 12, công việc chuẩn bị chậm lại do nhà máy chuẩn bị sản xuất súng chống tank mới F-34. Tuy nhiên, trong tháng 12, vẫn bắt đầu và đến tháng 3-1941, xe mang súng-mẫu thử sơ khai đã được sản xuất. Tháng 4-1941 súng mang trên xe T-34 được gửi cho ANIOP để thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bắn đạn thật cho thấy tuổi thọ súng kém: nóng lên sau 100-150 phát bắn và kém chĩnh xác. Tháng 7-1941, cải tiến có tên Zis-4 được thử nghiệm thành công và được đề nghị trang bị bất chấp giá cả. Nó đắt hơn hầu hết các súng vì nòng quá dài. Nhưng dù vậy, vẫn được trang bị do yêu cầu nâng tính năng súng chống tank. Súng này có ý định vũ trang lại cho T-34 trở thành "xe khu trục", "tank-hunters"-xe thiếu một vài đặc tính phụ của tank như quay tháp pháo, súng phụ, dáng thấp-nghiêng để có súng chính mạnh, nó cơ động tháp pháo hơn đại bác tự hành chống tank, này không dùng. Theo đơn đặt hàng NKV, súng được sản suất ở nhà máy 92. Sáng được sản xuất từ tháng 8-1941 đến 1-12 thì tạm dừng và sau đó dừng hẳn. Nguyên nhân là khoang đạn 57mm sản xuất quá tốn. 1941, nhà máy 92 sản xuất 133 khẩu Zis-4. Khi sơ tán, KhPZ nhận được 21 súng để đóng trên xe T-34. STZ nhận được 20 súng, từ 1 tháng 10-1941, "Krasnoye Sormovo" T-34-57mm được sản xuất nhưng không tìm được báo cáo trong các thống kê còn lại. Chương trình được làm sống lại năm 1943, mục đích để thay thế cho tất cả các súng chống tank vô dụng. Tháng 5-1943, "T-34 tank-hunter" và "KV tank-hunter"lại được chấp nhận trang bị lần nữa. Nó được vũ trang bản cải tiến ZIS-4M. Có các điểm đáng chú ý:
    Khóa nòng mới giống F-34, ZIS-2, ZIS-3 và ZIS-5
    Cơ cấu khoá nòng hộp bán tự động
    bao chắn được cải tiến
    Súng không được cung cấp kính ngắm toàn cảnh. Xe là một trong những xe đầu tiên có máy ngắm MK-4. Xe không có tháp trưởng xe. để chiến đấu hiệu quả với tank đức, xe được bắn một loại đạn đặc biệt đạt sơ tốc tới 1010 m/s. Nhưng mà, sử dụng đạn này làm tuổi thọ nòng giảm nhanh. Sau khi sản xuất số lượng nhỏ (chưa đến 2800 viên), đạn này dừng sản xuất và Hồng QUân loại bỏ.
    Súng 57mm(phải) lắp cho xe có giá súng 76mm(trái): có đệm thép vào giá súng.
    T-34-57mm đã tham gia trận đánh bảo vệ Moscow. Cụ thể, có 10 tank trong lữ đoàn 21 huấn luyện tại Vladimir. Ngày 14-10-1941, Lữ đoàn nhận lệnh dàn quân gần ga Demidov . Hôm sau, Lữ đoàn nhận lệnh đến tuyến Turchinovo-Pushkino-Troyanovo tạo thành một cú chọc sườn quân Đức đang dàn quân hướng Kalinin. lái tank của lữ đoàn E.Gmury dọc đường cao tốc Volokolamsk và bất ngờ gặp một đoàn dài xe tải địch, ông bắn hết toàm bộ đoàn xe từ khoảng cách 3km. Sau đó, ông xông vào một sân bay nhỏ và phá hủy một máy bay ném bom. Sau đó, tank chết bởi đạn đại bác, hai thành viên tử. Ishenko (trung sĩ) và trưởng xe Gmyrya thoát và trở về với Hồng Quân. Sau 4 ngày, Lữ đoàn 21 đã diệt : 3 ban chỉ huy,khoảng 1,000 lính, 34 tank, 210 xe tải và 31 pháo. Agibalov, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 đại úy Agibalov và lữ đoàn trưởng thiếu tá Lukin chết . đến NGày 25-11 TOàn Bộ "tank-hunters" của lữ 21 mất hết. 8 T-34-57 được trang bị cho lữ đoàn 8 trong tình trạng rất thiếu đạn, không có thông tin gì thêm
    Xe của Lukin, mất:
    Về số tank này. T-34-57mm xuất hiện trở lại trên mặt trận năm 1943. Lúc này, nó thành lập một đại đội đặc biệt: đại đội 100. Số tank đầu tiên của trung đội 1 là 3 cái từ 15-8 đến 5 tháng 9 năm 1943. Không may, xe không tham chiến khi đơn vị chỉ gặp địch 1 lần trong tuần đó mà trung đội 1 lại dự bị. Tuy nhiên, chỉ huy đại đội, đại úy Volosatov và đại diẹn GABTU đại tá Zaitzev, lại tán dương nhiệt liệt xe khi bắn thực hành vào tank, lô cốt và công sự Đức đã chiếm được (!!!). Hạn chế chính của Zis-4 các loại là tồi khi bắn đạn HE, nó không nôt hết hay chỉ nổ một phần. Nhà máy 92 chế tạo 172 súng trong năm 1943, sau đó dừng lại do sự cạnh tranh của 85mm, năm 1944 có 16 khẩu lại được chế, có lẽ là từ bán hthàn phẩm hay sửa số cũ.
    Súng ZIS-4
    Trên bãi thử Sofrino:
    Rõ ràng, xe T-34-57mm là một quá độ khi tìm kiếm hình dáng thật sự của tank hạng trung. Ngày nay, không còn gì phải bàn cãi khi đó là một xe thấp có tháp pháo quay nhanh và đại bác nòng dài hơn pháo thường. Đại bác đó bắn đạn có sơ tốc rất cao so với đạn thường, tốc dộ bắn nhanh, ban đầu dùng đại bác nòng dài thường, sau đó, dòng chống tank tách ra với đặc điểm nòng dài hơn nữa. Ngày nay, người ta dùng sabot, đạn dưới cỡ nòng nhưng vỏ đệm bằng cỡ nòng được tháo đi sau khi bắn (guốc đệm, sabot) cho phép đại bác đổi cỡ nòng lớn lấy chiều dài nòng, ngày đó, đệm này gắn chặt vào lõi đạn dưới cỡ kim loại nặng. Vì những lý do đó. 57mm nòng dài có một số ưu điểm và được chọn, nhưng lại không thể bền nòng. Sau này, trong những năm 1960, quyết tâm chế tạo súng bắn đạn thanh xuyên mới thành hiện thực, khi sử dụng đại bác nòng trơn, đạn ổn định cánh đuôi, đạn dưới cỡ, đạn kim loại nặng nén (việc nén vừa tạo tỷ khối lớn, vừa tạo dự ứng lực chống gẫy thanh xuyên). Mãi đến cuối những năm 1970, khi DU nén bọc trong vỏ hợp kim 3/4 titan ra đời, đạn xuyên giáp mới chiến đấu hiệu quả. Còn, thật ngược đời, do những cố gắng đồng bộ cung cấp, người ra đã khi chế tạo đạn HEAT riêng cho đại bác tank. HE thường, khi bắn bằng đại bác chống tank nòng dài, nổ ngay trong nòng pháo T-34. Thiếu đạn lõm là một nhược điểm rất lớn của Hồng Quân trong WW2, đóng góp phần không nhỏ vào thương vong của Hồng Quân.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 04/01/2005
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To bác dongadoan.
    Nhìn không rõ con đầu tiên lắm, cả hai con đều không rõ.
    Con có lá nguỵ trang, do ảnh chụp tù vị trí thấp và sau, em không chắc có phải con SK-105 Úc không(sau Uganda mua):
    Con thứ hai của bác (con trong cũ rích), Strv-103. Nhưng không rõ đời nào. Cái này đã nói đến ở trang 4 hay 5 gì đó. Của Thuỵ Điển, công nghệ ngon nhưng chẳng giống ai và do đó, chẳng ai mua trừ quân đội nước này.
    Em bốt ảnh nó lên.
    Strv-103C
    Strv-103B

    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 04:57 ngày 04/01/2005
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Thêm con tank này để HP tìm luôn thể :

  6. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0

    hè hè hè con này đâu có mặt trên thị trường đâu - chỉ trong triển lảm - trình bày sáng kiến - kỷ nghệ sản xuất - nâng cấp - cải tổ - bổ xung - tu sửa - chế tạo ... lung tung ben của BWB hay Bundesamtes für Wehrtechnik und Beschaffung tiếng đức quốc ...(ngọng luôn !!!)hay Federal Office of Defense Technology and Procurement dịch nôm na ra tiếng việt ta là cơ quan quốc gia về kỷ nghệ quốc phòng và bằng sáng chế ??? (Kụ nào giỏi đức quốc xã ngôn ngữ sửa sai dùm nhá) , còn WTS hay Wehrtechnische Studiensammlung hay Scientific Collection of Defense Engineering Specimens hay bộ sưu tập nghiên cứu ?? wehrtechnische - hè hè o đúng thì thôi .
    Con VT 1 / 2 hay Versuchsträger 1 - 2 trình bày bởi Doppelrohr-Kasemattkonzept - sát si gần giống M113 - mỗi bên trang bị cà nông L44 hay L 55 - 120 mm .
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    T-34 là xe tank hạng trung săn cơ giới đầu tiên được sản xuất, từ A-20, xe có rất nhiều khả năng phát triển. Vai trò chủ lực của T-34 đến 1942 đã rõ, nhưng cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Yêu cầu cải tiến tank đặt ra: hoàn thiện giảm xóc, tăng giáp bảo vệ, tăng thể tích làm việc cho chiến sĩ và thêm nữa, tiếp tục chương trình hiện đại hoá bị dừng do chiến tranh : T-34M.

    Tăng hạng trung T-43 có thiết kế cơ bản như T-34. Xe có 78,5% thành phầ lắp lẫn được với T-34. Các thành phần cơ bản giống nhau như là động cơ, truyền động, gầm, đại bác. Yêu cầu tương đòng được đề cao, những đặc điểm khác cơ bản là giáp. Trước, sườn và sau tăng tới 75mm thân xe, 90mm tháp pháo.
    Xe tank hạng trung T-43:
    Cuối tháng 8, một hội nghị tại nhà máy 112. Tham dự có Uỷ viên nhân dân phụ trách công nghiệp tank V.A.Malyshev, tự lệnh bộ đội tank và cơ giới Ya.N.Fedorenko, các uỷ viên cao cấp Vũ khí (Uỷ viên= bộ trưởng, hội đồng dân uỷ = hội đồng bộ trưởng= nội các= chính phủ). Trong thuyết trình của mình, V.A.Malyshev chú ý đến giá phải trả cao cho chiến thắng Kursk: "địch bắt đầu bắn chúng ta từ khoảng cách 1500 mét, trong khi súng 76mm chỉ phá "Tigers" và "Panthers" ở tầm 500met-600met. Hãy tưởng tượng địch có trong tay 1,5km, còn ta chỉ có nửa km. Yêu cầu một loại đại bác mạnh lắp trên T-34 rất khẩn trương". Trên thực tế, tình trạng còn tồi tệ hơn những V.A.Malyshev đã nói. Những cố gắng giải quyết tình trạng này bắt đầu từ đầu năm 1943. Những gì xảy ra trên thực tế là, đến năm 1943, Hồng Quân đã giành được thế chủ động trên chiến trường. Nhưng cân bằng lực lượng chưa ngả về bên nào. Trận đánh Kurst, Quân Đức được trang bị Tiger mới, thật sự đã chọc thủng phòng tuyến Hồng Quân ở hướng nam (Briansk). Đội dự trữ của Hồng Quân đông gấp rưỡi đã tiến công nhiều hướng, tiến sát tank Đức, thực hiện trận đánh hỗn chiến tầm rất gần ngày 11-12 tháng 7. Nhờ tầm gần, bắn từ nhiều hướng hạn chế lợi điểm của Tiger, Hồng Quân thắng trận quyết định. Rõ ràng, Hồng Quân tháng được do chỉ huy ưu tốt hơn, chứ không phải xe tank hơn.
    Nửa đầu tháng 4, GOKO, khi nghiên cứu xe tank Đức mới xuất hiện trên mặt trận Xô-Đức, đã ra chỉ thị #3187ss (SS là ký hiệu tuyệt mật), về việc ""Đánh giá và hoàn thiện vũ khí chống tank". Mệnh lệnh đó yêu cầu GAU (Chief Artillery Directorate), tất cả tank và súng chống tank đang được sản xuất phải trải qua một cuộc thử nghiệm trong vòng 10 ngày. Tướng V.M.Korobkov, tư lệnh tank và cơ giới đã đem một chiếc Tiger chiến lợi phẩm đến bãi thử Kubinka của NIIBT (Nauchno-issledovatel''''''''skii Institut Bronetankovoi Tekhniki, viên nghiên cứu phát triển thiết giáp) để tham gia cuộc thử nghiệm từ 25-30 tháng tư. Kết quả cuộc đánh giá rất không tổt. Súng 76mm F-43 bắt đạn thanh xuyên không xuyên được sườn xe tank Đức trong tầm 200 met. Kết quả tốt nhất là súng phòng không 85mm 52-K kiểu 1939, nó xuyên giáp 100mm từ tầm 1000 met.
    Xe tank T-34-85 súng D-5T
    -
    Xe tank hạng trung T-34-85 trang bị S-53 trước thử nghiệm năm1945.
    Giáp lắp súng D-5T
    Giá lắp súng ZIS-S_53
    Ngày 5 tháng 5 năm 1943, GOKO ra mệnh lệnh 3289ss "cải tiến súng của tank và pháo tự hành". Mệnh lệnh này giao nhiệm vụ đặc biệt cho NKTP và NKB, thiết kế súng chống tank mới với đường đạn của súng phòng không.
    Phòng thiết kế của nhà máy số 9, lãnh đạo boỉ F.F.Petrov đã thiết kế một khẩu súng như vậy từ trước đó, tháng giêng năm 1943. Ngày 27 tháng 5 năm 1943, việc thiết kế súng D-5T-85 được chú ý trở lại. Đây là khẩu súng thiết kế theo hướng súng phòng không Đức, giảm khối lượng và lực giật. Những khẩu đầu tiên được sản xuất tháng 6. Cũng khoảng thời gian đó, những mẫu súng trên tank khác cũng đã sẵn sàng. The TsAKB (trung tâm thiết kế pháo binh, kỹ sư trưởng V.G.Grabin) đệ trình S-53 do T.I.Sergeyev và G.I.Shabarov chỉ huy thiết kế, S-50 do V.D.Meshaninov, A.M.Volgevskii, và V.A.Tyurin). NHà máy 92 đệ trình thiết kế súng của A.I.Savin LB-85. Như vậy, giữa năm 1943, có 4 súng 85mm cho tank đã sẵn sàng, nhưng sử dụng cho xe nào???

    T-43 nhanh chóng không được chấp nhận. Với đại bác 76mm, nó nặng 34,1 tấn. Nếu tăng thêm nữa, khối lượng tăng và sẽ có hiệu quả lùi. Hơn nữa, khi chọn sản xuất một tank mới, có nhiều tương đồng với T-34, số lượng sản xuất T-34 sẽ giảm, mà xe này đang là thần thánh, vậy nên T-43 không trở thành một xe tank được sản xuất hàng loạt. 1944, một súng 85mm được thử nghiệm và chương trình dừng. Trong thời gian đó, súng D-5T thách thức xe tank đầy hứa hẹn IS hạng nặng. Việc sử dụng súng này trên T-34 đòi hỏi tháp pháo mới. Công việc được giải quyết tại nhà máy "Krasnoye Sormovo" lãnh đạo bởi V.V.Krylov và một nhóm tháp pháo ở nhà máy #183 đứng đầu là A.A.Moloshtanov và M.A.Nabutovskii. Kêta quả công việc là hai tháp pháo đúc có đường kính trên dưới 1600mm. Cả hai đều có ý tưởng từ tháp xe T-43, chúng đều sử dụng tháp xe này làm thiết kế cơ sở.
    Công việc được dẫn dắt bởi với lời hứa TsAKB trang bị 85mm S-53 cho tháp pháo đường kính 1420mm. V.G.Grabin đến nhà máy 112 để chế tạo tank của ông. TsAKB đúc lại phần trước tháp pháo. Cụ thể là chuyển ổ pháo về trước 200mm. . V.G.Grabin nỗ lực để thiết kế của ông được V.A.Malyshev tán thành. NHư vậy xuất hiện nhiều nghi ngờ về tính thủ đoạn trong quyết định. Thêm nữa, cuộc thử nghiệm súng mới trên tháp pháo cũ không thành công tại bãi thử Gorokhovetsk. Hai người trong tháp pháo đã chật hơn trở nên chậm chạp, khó điều khiển vũ khí. Việc lấy đạn chậm chạp. Malyshev lệnh cho M.A.Nabutovskii bay đến nhà máy 112 xem xét tất cả mọi việc. Một hội nghị đặc biệt có D.F.Ustinov và Ya.N.Fedorenko tham dự, Nabutovskij phân tích tỷ mỷ dự án của Grabin. Nõ rõ ràng không có lựa chọn nào cho việc sản suất rộng. Hơn nữa, nó không trang bị dược súng S-53, súng này đã thành công trong thử nghiệm. Việc trang bị S-53 trên tháp pháo Sormovo hạn chế góc đứng, tháp pháo này cần một súng khác, như D-5T, nó dễ dàng lắp. Nhónm đầu tiên, 100 chiếc T-34-85 được sản xuất cuối năm 1943. NHư vậy, xe chỉ bắn đầu rời nhà máy đầu năm 1944. Sự thật, trước khi chính thức chấp nhận tank mới, mệnh lệnh #5020 (tối mật) của GOKO, ngày 23 tháng giêng năm 1944, T-34-85 đã được Hồng Quân tiếp nhận.
    Xe tank trang bị súng D-5T, có nhứng điểm khác các bản sau này cả bên trong lẫn bên ngoài. Nó có tháp pháo hai người và tổ lái 4 tất cả. Nó có một tháp chỉ huy với hai tấm gấp trên đế quay khớp cầu được nhô ra trước. Một kính tiềm vòng toàn phần MK-4 trang bị trên nóc tháp pháo. Súng chính và súng máy đồng trục bắn bằng kính ngắm toàn cảnh PTK-5 và đèn quan sát TSh-15. Cả hai bên tháp pháo có khe quan sát chắn bởi kính an toàn, Điện đài trên thân xe với antena bên sườn phải như T-34. 56 đạn súng chính và 1953 đạn súng máy. Hệ động lực, truyền động, gầm không thay đổi. Xe có vài điểm khác nhau giữa các đợt sản xuất, ví dụ, ban đầu tháp pháo có một quạt thông gió, sau đấy là hai. Có nhiều số liệu khác nhau về số lượng xe sản xuất trong chiến tranh. Cơ bản, nằm trong khoảng 5-00-700 xe, nhưng thực tế ít hơn. Năm 1943, 283 súng D-5T được sản xuất, năm 1944 là 260 và tổng cộng có 543 khẩu. Dùng cho IS-1 là 197 khẩu. Một nhóm 130 khẩu (theo một số tài liệu không đến 100 khẩu) được dùng cho KV-85 và một ít xe thử nghiệm. Như vậy, có khoảng 300 xe được trang bị D-5T.

    Không lâu sau đó, S-53 được lắp trên tháp pháo Nizhnij Tagil không mấy khó khăn. Súng được GOKO chấp nhận qua mệnh lệnh tháng giêng năm 1944. Súng bắt đầu được sản xuất vào tháng ba và đạt nhịp độ cao tháng năm. Do đó, chiếc đầu tiên dùng S-53 rời nhà máy 183 tại Nizhnij Tagil (từ Kharcov sơ tán đến Ural, như em đã kể trên kia). Theo kế hoạch, các nhà máy 174 tại Omsk và 112 "Krasnoye Sormovo" bắt đầu sản xuất. Tại 112, chuyển một phần từ kế hoạch xe trang bị D-5T.
    Thử nghiệm thức tế, được tiến hành sau khi sản xuất, làm bộc lộ một số nhược điểm, một trong số đó là vẫn đề với thiết bị lùi của S-53. Nhà máy sản xuất súng số 92 ở Gorkii được yêu cầo hoàn thiện điều này. Tháng 11-12 năm 1944, sản phẩm mới ZIS-S-53 được sản xuất (ZIS là kí hiệu của nhà máy mang tên Stalin- Stalin Artillery số 92, S là kí hiệu của TsAKB). 11 518 súng S-53 và 14 265 súng ZIS-S-53 được sản xuất năm 1944-1945, trang bị trên cả T-34 và T-44.

    Xe T-34 mang súng S-53 hay ZIS-S-53 có tháp pháo 3 người, tháp chỉ huy lùi về sau, chỉ mang kín tiềm vọng toàn cảnh MK-4 còn PTK-5 tháo bỏ. Động cơ có lọc gió nhiều vòng thay cho lọc một vòng. Xe có thể lắp ráp trong dây chuyền. Cũng như các đời T-34 khác, T-34-85 có nhiều điểm khác nhau giữa các nhà máy sản xuất. Như là tháp pháo đúc và các tấm đúc, tháp chỉ huy. Hệ gầm dùng hai bánh xe kéo có gỉam chấn trong. Tháng giêng năm 1945, tháp chỉ huy hai tấm gấp được thay bởi tháp một tấm. Tại nhà máy Krasnoye Sormovo, sau này hai quạt gió đuôi tháp pháo được di chuyển đến phần giữa, thông gió tốt hơn. Cuối chiến tranh, bản T-34-100mm với tháp pháo đường kính 1700mm trang bị súng chính 100mm LB-1 và D-10T được sản xuất nhằm nâng cao uy lực vũ khí. Xe bắt đầu được thử nghiệm và sau đó, phát triển tiếp trở thành T-54. Súng D-10T được chấp nhận sử dụng.
    Xe do "Krasnoye Sormovo" sản xuất súng ZIS-S-53
    Xe T-34T
    Cần cẩu cao tự hành SPK-5
    Lũ đoàn 4, quân đoàn 2, phương diện quân Berlorussia 1944. Đông Phổ
    Tháng 9 năm 1944, đội thiết kế nhà máy 92 đưa đề nghị sử dụng súng mới ZIS-85-PM tăng uy lực với tốc độ đạn thanh xuyên đầu nòng lên tới 980m/s. Súng đã qua thử nghiệm cấp nhà máy nhưng lại không qua thử nghiệm quốc gia tại bãi thử Gorokhovetsky. Do quá đắt, nó được đánh giá là không thành công và không hiệu quả. Một nỗ lực nữa tăng uy lực súng được tiến hành đầu năm 1945 với một bản cải tiến súng ZIS-S-53 là ZIS-S-54 được trang bị con quay hồi chuyển đơn hướng. NHưng súng cũng không được đưa vào sản xuất hàng loạt. Mừa xuân năm 1945, tất cả các thử nghiệm súng 85mm được dừng lại do những triển vọng của 100mm. Súng 85mm đến lức đó được đánh giá là không còn triển vọng. Mùa xuân năm 1944, xe kéo AT-45 được thiết kế để kéo 22 tấn được sản xuất ở nhà máy 75, xây dựng lại trong thành phố Kharcov đã giải phóng. Nó được thiết kế trên cơ sở xe T-34-85. Trang bị động cơ tương tự giảm công suất về 350HP với tốc độ 1400 vòng phút. Nhà máy sản xuất sáu chiếc xe như vậy, hai chiếc được gửi cho Hồng QUân thử nghiệm trong điều kiện chiến trường. Chương trình sản xuất dừng tháng 8 dành cho việc sản xuất xe T-44. Nhưng những xe đó không thừa và cũng không phải là xe đầu tiên thiết kế trên cơ sở T-34. Trước đó, tháng 8 năm 1940, xe AT-42 được thiết kế trên cơ sở T-34, trọng lượng 17 tấn và mang được 3 tấn. Nó có động cơ 500HP chạy được 33km/h khi kéo 15 tấn. Xe được sản xuất năm 1941 và sau đó việc thử nghiệm dừng lại do nhà máy đi sơ tán.

    Sản xuất hàng loạt T-34 dừng ở Liên Sô năm 1946, một số tài liệu cho thấy, phiên bản thu bnhỏ tiếp tục được sản xuất ở nhà máy "Krasnoye Sormovo" những năm 1950. Sau đó, một vài nhà máy vẫn làm, nhiều sự khác nhau đáng kể trong số lượng sản xuất T-34.
    giáp xe xe


    Tổng sản lượng T-34-85
    Năm .............................1944..............1945...............cộng
    T-34-85 ........................10 499 ..........12 110 ..........22 609
    T-34-85chỉ huy.............134...............140................274
    OT-34-85.......................30.................301................331
    tổng................................10 663..........12 551...........23 214
    Tổng cộng theo nhà máy:
    ...................1944.......1945.......1946.......cộng
    #183..........6 585......7 356.......493........14 434
    #112..........3 062......3 255.......1 154......7 471
    #174..........1 000.......1 940......1 054......3 994
    cộng..........10 647.....12 551.....2 701......25 899
    Có một vài điểm khác trong bảng trên. Do một vài cách tính khác nhau, khoảng 61,293 đến 61,382 xe T-34 các loại được csản xuất đến năm 1946. Các tài liệu tình báo nước ngoài lại cho rằng 1946-5500, 1947-4600, 1948-3700, 1949-900, 1950-300 xe. NHưng số liệu nước ngoài này đã bị thổi phồng. Từ 1947 đến 1950, có khoảng 4700 xe được chế tạo. Năm 1951, các nhà máy đã hoàn toàn chuyển sang sản xuất xe T-54. Phần lớn các bộ phận được lắp từ T-34 76mm.
    Thân xe không cải tiến gì nhiều với T-34-76, trừ việc đơn giản hóa cấu trúc. Xà trước bỏ đi, phần trên và dưới trước được hàn vào nhau. Móc kéo được hàn vào tấm trên. Lỗ thò antena trên phải thân bỏ đi. Xà bắt ống khói đặt cố định trên tấm đuôi trên. Mặc dù yêu cầu nhiều, nhưng giáp trước T-34-85 vẫn 45mm Nhiều đề nghị thiết kế tăng giáp đến 60,75 và 90mm, nhưng chủ yếu tăng giáp ở tháp pháo mới đến 90mm.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 09:59 ngày 10/01/2005
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Một vài tham khảo khác nhau:
    http://pkka.narod.ru/t-34-85.htm
    http://ipmslondon.tripod.com/armourreferencearticles/id29.html
    http://www.achtungpanzer.com/t34.htm
    http://www.wargaming.net/tanks/MODELS/t3485_2.htm
    http://www.battletanks.com/t34_85.htm
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165

    Tháp pháo:

    1. Cửa cho người nạp đạn;
    2. Nắp cửa quạt gió;
    3. Lỗ lắp đèn chiếu xa chỉ huy;
    4. Cửa chỉ huy xe;
    5. tháp chỉ huy;
    6. khe quan sát;
    7. lỗ antena;
    8. ray tay;
    9. lỗ cho đèn của pháo thủ;
    10. lỗ thò súng;
    11. chăn mắt
    12. lỗ đèn quan sát;
    13. chắn trên súng;
    14. lỗ ngõng súng;
    15. lỗ súng máy;
    16. lỗ quan sát nạp đạn
    Tháp pháo trước
    1. Chỗ ngồi nạp đạn
    2. Hộp đựng đạn
    3. chỗ ngồi xạ thủ
    4. quay tháo pháo
    5. vòng tháp pháo
    6. chặn chửa súng
    7. điểm đo động ngỏng súng
    8. bảng điện
    9 . giữ máy ngắm
    10 máy ngắm MK-4
    11. giữ TNSh-16
    13 sung
    14 đèn chiếu sáng
    15 súng máy
    16 đạn súng máy
    17 khóa tháp pháo
    18 liên lạc nội bộ
    Tháp pháo bao gồm các tấm đúc. Phía trước có các lỗ đặt súng máy đồng trục và súng chính. Bên ngoài có bốn chốt tam giác và tay vịn hàn vào thành tháp pháo. Sau tháp pháo có 6 xà buộc bạt. Một lỗ bắn súng được chắn bằng chốt trên mỗi thành tháp pháo. Ban đầu xe trang bị pháo D-5T có khe quan sát phía trước lỗ bắn. Trong các sản phẩm năm 1944-1945, chỉ co khe quan sát bên phải, vị trí người nạp đạn được giữ lại. Xe sản xuất sau chiến tranh không có khe ngắm trên tháp pháo. Tháp chỉ huy hình tròn đúc được lắp trên nóc. 5 khe quan sát được chắn bằng kính an toàn được xẻ bên thành tháp chỉ huy để nhìn toàn cảnh. Tháp chỉ huy có thể quay được trên khớp cầu, có cửa sập hai tấm gấp với khe quan sát chia vạch mỗi bên. Trên xe sản xuất năm 1945-1946, cửa sập này có một tấm gấp đặt trên phần cố định của nóc tháp chỉ huy. Cửa của người nạp đạn bên phải tháp chỉ huy. Thêm nữa, tháp pháo có hi lỗ cho kính quan sát của pháo thủ và nạp đạn. Có hai lỗ cho thông gió với chắn giáp trên nóc. Tháp pháo quay được bằng tay hay một motor điện, khi quay bằng điện, tốc độ quay đạt 4,2 vòng phút.
    Vũ khí.
    Tháp chỉ huy kiểu 1944 và 1945
    Ban đầu xe đượclắp súng chính D-5T 85mm có chiều dài 48,8 cỡ nòng(một số nguồn là 52 cỡ nòng, đây là theo cách tính).. Súng nặng 1530kg. Khoảng lùi lớn nhất 320mm. Súng có khóa nòng then bán tự động gần như của súng F-34. Súng có một khối lùi thủy lực và khối đẩy khí bên nòng: khố lùi bên trái và khối đẩy bên phải.
    Đặc điểm của súng ........D-5T và ZISS-S-53
    cỡ nòng ..........................85mm....85mm
    Tỷ lệ chiều dài/cỡ nòng...51,6.......54,6
    Khối lượng lối lùi, kg......980.........905
    Khối lượng đè lên ngõng.1500.......1150
    Chiều dài lùi tối đa...........33cm.....33cm
    Góc đứng. độ...................-5+22....-5+25
    Tốc độ bắn thông thường 5-8.........6-10 (tốc độ bắn khi di chuyển chỉ đạt 4 phát phút, khi đứng yên đạt 10).
    Khiên và súng S-53(trái) ZIS-S-53 (phải)
    Từ tháng 3 năm 1944, xe được trang bị S-53, đến mùa hè năm 1944, ZIS-S-53 nòng dài, tỷ lệ cỡ nòng 54,6, kiểu 1944 được trang bị. Khoi lượng súng có ngõng không khiên là 1150kg. Súng có khóa nòng then đững bán tự động. Có hai cò điện và cơ khí (cò bắn thủ công). Cò điện nâng một cần, còn cò thủ công bên trái khóa an toàn. Xe có súng máy 7.62 DT, một khẩu đồng trục với súng chính, một khẩu ở tấm giá trước bên trên. SUngs D-5T có kính ngắm xa TSh-15 và kính ngắ toàn cảnh PKT-5. Súng S-53 chỉ có kính ngắm xa TSh-16. Toàn bộ các súng 85mm trang bị trên T-34-85 được phát triển trên cơ sở súng phòng không kiểu 1939. Xe có 55 đạn súng chính, 36 đạn xuyên phá, 14 đạn thanh xuyên, 5 đạn thanh xuyên dưới cỡ nòng. đạn được để trên xe, trên tháp pháo có các ngăn cho loại đạn khác nhau: giá, thùng, kẹp.
    đạn xe

    - đạn phá UO-365
    - xuyên UBR-365
    - xuyên dưỡi cỡ UBR-365P
    Xe không dùng đạn lõm, đây là bố trí đạn T-34-85

  10. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0

    Đây là hình xe tăng Nga ở Tresnhia!
    Các bác để ý cái xe tăng!Bên cạnh nó là con BMP-1 thì không nói.
    Các bác có ý kiến gì không?

Chia sẻ trang này