1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triển lảm các loại xe tank công nghệ cao hiện tại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 05/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đến tận chiến tranh Tây Ban Nha, một bộ phận Hồng Quân mới hiểu xe tank cần những gì, như thế nào. Nhưng những người hiểu vẫn đề, đứng đầu là Stalin còn rất lâu sau đó mới dẹp được các đầu óc thủ cựu, đến tận đầu chiến tranh, Hồng Quân vẫn hầu như chưa có tank thật sự. Trong khi đó, nớc Đức nhanh chóng có vũ khí đối kháng hiệu quả, là tank săn cơ giới và máy bay tiêm kích. Lợi thế của Đức không kéo dài đợc lấy quá một năm để giành thắng lợi. Hồng Quân nhanh chóng dựa và kết quả các trận đánh, các xác tank hỏng, các chiến thuật do các chỉ huy tiên tiến tư vấn, có một đội tank mạnh. Trận đánh Kurst, tuy thắng lợi những cũng chỉ ra yếu kém của kỹ thuật tank Hồng Quân. Sau trận đánh này, Stalin đã thành lập nhà máy chế tạo tank thử nghiệm (sau trở thành nhà máy số 100), đứng đầu là một nhân vật xuất sắc thiết kế tank J.Y.Kotin. Nhiều viện nghiên cứu đợc tập trung phát triển kỹ thuật có một thuận lợi số một là các mẫu tank, súng chống tank, đạn mới và các xác tank ta và địch hỏng. Đầu chiến tranh, nước Đức sử dụng súng phòng không có sơ tốc đạn cao, tỷ số chiều dài nòng trên đường kính cao làm pháo tank. Họ cũng phát minh ra đạn mang guốc-đạn thanh xuyên dới cỡ có vỏ là kim loại mềm nhẹ, lõi kim loại nặng cứng-sabot. Yêu cầu chế tạo tank chịu đựng được sát thủ Đức tuy không còn là sống chết những vẫn có áp lực mạnh. THế là việc thiết kế tank Hồng Quân được diễn ra cả trên các bàn giấy, nhà máy, bãi thử và bãi chiến trờng. Kết quả của nó là các tank nào. Nếu như T-34 đầu chiến tranh có thể chế tạo một số lượng khổng lồ đảm bảo cho thắng lợi, thì các tank sau này là các xe tốt nhất đương thời. Sau chiến tranh, một vài năm công nghiệp quốc phòng Soviet dừng lại, nhng việc nghiên cứu thì không dừng. Song song với các xe tank chủ lực, họ vẫn thiết kế chế tạo các tank cực mạnh. Một phần chúng đợc chế tạo đến hàng nghìn chiếc, tham gia trong biên chế, nhng chủ yếu đóng góp của chúng là trong lĩnh vực nghiên cứu. Sau này, các tank chủ lực hạng trung tăng dần khối lợng đến bằng các tank cực mạnh, thờng đợc gọi là MBT, dòng tank cực mạnh không còn nữa, nhng những kết quả nghiên cứu của các nhà sản xuất tank Soviet đã đợc ngời Mỹ trong chiến tranh lạnh gọi là "tiêu chuẩn tank". Người Mỹ, do chiến trường củ yếu trong WW2 là biển, rất mạnh về tầu sân bay và máy bay, nhng ít tham chiến trên bộ. Người Mỹ đã áp dụng nhiều ý tưởng Soviet trong tank của họ.
    Việc thiết kế IS-4 đợc bắt đầu năm 1944. Đây là tank hạng nặng, mã khi thiết kế là Object 701. Đây là nỗ lực thiết kế tank hạng nặng thời cuối WW2. Nó được thực hiện một vài mẫu thử nghiệm "Object 701-2", "Object 701-5", và "Object 701-6". Xe tank đặc biệt mạnh hoả lực (cả cỡ nòng và tính năng) cũng nh giáp. 701-6 là xe hoàn thiện nhất, năm 1947 được chấp nhận đa vào phục vụ với tên JS-4. Xe có 30 đạn liều rời. Số lợng sản xuất lớn có từ năm 1947, nhưng xe bắt đầu sản xuất từ 1945-1946. Khoảng 250 chiếc đợc chế tạo, phần lớn đợc phục vụ tại các đơn vị Viến Đông. Năm 1949, tank dừng sản xuất và sau đó, đa ra khỏi biên chế. Nó mang nhược điểm của các tank hạng nặng Soviet hồi đó. Việc thu nhỏ thể tích và chiều cao, tăng giáp làm hệ động lực gặp nhiều khó khăn. 3 lỹ do chính làm nó ra khỏi biên chế là:
    -Khối lợng lớn gây khó khăn cho hầu hết các cầu và xe vận tải.
    -Độ tin cậy của hệ thống truyền động kém
    -Điểm trung bình của tính dễ điều khiển thấp.
    Xe tank hạng nặng JS-4

    "Object 701-6". Mẫu thử số 6 của JS-4

    Xe tank hạng nặng JS-4 năm 1947

    JS-5 là mẫu thiết kế chỉ có mô hình. Nó đợc bắt đầu năm 1944 ở nhà máy tăng thử nghiệm, lãnh đạo thiết kế bởi đích thân J.Y.Kotin. Nó có một vài thiết kế với vũ khí khác nhau nhng đều có vũ khí và giáp rất mạnh. Tháp pháo khác thường. Phần gầm gần giống các JS-1 và JS-2, nhưng cũng có một vài cải tiến riêng.
    Mô hình bằng gỗ, JS-5
    IS-6
    Là "Object 253" đợc phát triển tại nhà máy Chelyabinsk. Nó có phần gầm tương tự JS-2. Đây là một nỗ lực để khắc phục khó khăn chung của tank hạng nặng thời đó: nó có phần truyền động bằng điện như tầu hỏa. Xe tương tự có phần truyền động cơ học giống JS-3 là "Object 252" với bánh lăn lớn, không có bánh kéo (lực đẩy thực hiện hoàn toàn bằng bánh cuộn xích. Sau đó, các nhà thiết kế đã chọn phơng pháo truyền động điện, tốc độ của chiếc xe 51,5 tấn là 43km/h. Hỏa lực tương đương các JS khác, giáp hơn JS-2, JS-3 nhng kém JS-4. Việc sử dụng hệ thống truyền động cơ-điện trong các thử nghiệm mong đạt khả năng cơ động cao cho tank hạng nặng, ngày đó còn nhiều khó khắn vận động. Nhưng không may, hệ thống này buộc phải tăng khối lượng xe. Nó nhằm giải đáp các câu hỏi về độ tin cậy, và ngày đó, hệ thống truyền động hoàn toàn cơ khí làm việc không tin cậy.
    Xe tank JS-6 với hệ thống truyền động cơ-điện

    Xe tank JS-6 với hệ thống truyền động cơ học trong thử nghiệm:
    IS-7
    Năm 1945, các nhà thiết kế Soviet bắt đầu một dự án mới, "Object 260" (IS-7). Nó đợc phát triển từ những tính năng yêu cầu trong WW2 với nhiều đặc điểm đánh chú ý. Phần dốc mũi được thiết kế bằng góc thon. Năm đó, chỉ một mô hình gỗ đợc đóng. Năm 1946, một mẫu nữa đợc chế tạo, mẫu thử hoàn thành ngày 8-9 năm 1946 và chạy thử nghiệm thành công. Mẫu thứ hai đợc hoàn thành ngày 25 tháng 12 năm 1946 và chạy 45 km thử nghiệm thành công. Một đặc điểm đáng chú ý là xích xe cao su- thép. Kiểu xích này đựoc Mỹ sử dụng trong tank WW2 nhung trước đó đã đợc các nhà thiết kế tank Soviet loại. Xe tank đợc trang bị pháo 130mm S-26 với mũi nòng mới. Tốc độ bắn rất cao so với đại bác cỡ lớn ngày ấy (6-8 phát phút). Tốc độ bắn cao đạt được do sử dụng hệ thống nạp đạn tự động mới. Hệ thống nạp đạn tự động về sau trở thành một thế mạnh đặc biệt của tank Soviet, nó cho phép đại bác lớn bắn với tốc độ cao. Quan trọng hơn, nó giảm số người trong tháp pháo và do đó, tháp pháo đuợc thiết kế thoải mái, gọn nhẹ, thấp và giáp nghiêng. Tháp pháo nhỏ dầy lại cho pháp xe vứng hơn và do đó, được trang bị đại bác lớn hơn. Về sau này, các tank Soviet đều có đại bác lớn hơn, giáp dầy hơn trong khi khối lợng xe vẫn nhỏ. Xe JS-7 cũng đã có một tháp pháo có các đặc điểm ban đầu như vậy. Nhà máy Izhorsky chế tạo hai giáp xe và hai tháp pháo cho xe. Chũng đợc thử nghiệm ở Kubinka bằng cách làm mục tiêu cho một vài súng: 88mm, 122mm, 128mm. Kết quả thử nghiệm đợc dùng để thiết kế vỏ bảo vệ hoàn thiện. Năm 1947, các nhà kỹ thuật Soviet tiếp tục thiết kế lại dự án với yêu cầu tăng lên. Giáp cả phần tháp pháo và xe đợc tăng cuờng. Xe tank được trang bị lại súng chính mới S-70 (L-54) cỡ nòng 130mm. Một đặc điểm mới là hệ thống dẫn bắn cho phép súng lock mục tiêu tự động. Mùa hè năm 1948, nhà máy Kirovskiy chế tạo 4 xe tank JS-7, sau khi thử nghiệmt tại nhà máy, họ gửi đến bãi thử quốc gia. Tại đây, xe tank đã chứng minh nó không thể tấn công được, chiụ được súng Đức 128mm và súng Soviet 130mm (súng tốt nhất ngày ấy). JS-7 là một kiệt tác của các nhà thiết kế tank Soviet. Nó tốt hơn nhiều so với các tank lúc đó. Cùng khối lượngn như King Tiger nhưng nó có vũ khí và giáp hơn nhiều. Mẫu xe hoàn thiện JS-7 hiện trung bầy ở Kubinka.
    Mô hình gỗ JS-7, tỷ lệ kích thước 1:1, năm 1946
    Mẫu thử JS-7 năm 1948

    Sản phẩm sản xuất hàng loạt JS-7
    Xe tank hạng nặng JS-7, năm 1948
    T-10 (IS-8/IS-9)
    Cuối năm 1948, GBTU (General Tank Directorate) ra mệnh lệnh phát triển mọt tank mới với trọng lượng không lớn hơn 50 tấn. Dự án sau được mang mã thiết kế JS-8. Dự án được lãnh đạo bởi nhà thiết kế tank xuất sắc J.Y.Kotin. Ngay sau đó, mô hình gỗ tỷ lệ 1:1 và mẫu thử đầu tiên được đóng. Sau khi thử nghiệm mẫu này, nhà máy cho đóng một số lượng nhỏ 10 tank, cho thử nghiệm từng bộ phận. Mùa xuân năm 1950 ở bãi thử quốc gia Kubinka, số tank này được thử nghiệm cấp nhà nước. Cuộc thử nghiệm đưa ra một số nhược điểm, được Hội đồng chính phủ cho phép sản xuất nhưng phải hoàn thiện một số đặc điểm. Việc hoàn thiện tank diễn ra trong nhiều thời điểm. Những bản cải tiến có tên JS-9 rồi JS-10.... Sau khi Stalin mất, xe được mang mã T-10.
    Xe mang súng chính 122mm D-25T, súng máy đồng trục 12,7mm DShKM (một hiện đại hóa của DShK). Năm 1955 hai mẫu thử được chế tạo mang mã "Object 267 sp.1" có súng chính ổn định tầm, "Object 267 sp.2" có súng chính ổn định hai chiều. Sau đó, thiết kế này được sản xuất mang mã T-10A (10A ("Object 730A"). Năm 1957, T-10B ("Object 730B") được trang bị, nó mang súng chính ổn định hai chiều, kính ngắm the PUOT-2 "Grom" và T2S-29-14. Rất nhanh, súng chính mới 122 mm M-62-T2 (2A17) với đường đạn tốt hơn được sản xuất. Nó có ổn định hai chiều, kích hoạt 2E12 và kính ngắm T2S-29-14. Xe mang mã ("Object 272") có hệ thống nhìn đêm mới, năm 1957 được trang bị với mã T-10M.
    Năm 1963, T-10 được trang bị hệ thống vượt sông với độ sâu tối đa 5 mét OPVT. Từ năm 1967, T-10 được trang bị APS và đạn HEAT. T-10 không bao giờ xuất khẩu và chưa tham chiến. Năm 1966, chương trình sản xuất T-10 dừng và năm 1993, T-10 bị loại khỏi trang bị quân đội Nga.
    T-10M, lực lượng quân đội Soviet ở Đông Đức, 1970.

    T-10, đợt sản xuất đầu tiên

    T-10A, duyệt binh quảng trường đỏ, 7-11-1957

    Xe tank hạng nặng T-10M
    "Object 277"
    Năm 1957, một xe tank mới được phát triển bởi đội thiết kế J.Y.Kotin. Tank sử dụng những ý tưởng thiết kế của T-10 và JS-7. Xe trang bị súng chính M-65 130mm và súng đồng trục 14,5mm KPVT. Súng được lắp hệ thống nhìn đêm và ổn định hai chiều "Groza". 26 đạn súng chính và 250 đạn súng máy. Xe có động cơ 1090HP. Xe được trang bị hệ thống chống chiến tranh hạt nhân, hệ thống lau chắn kính ngắm, hệ thống vượt sông. Xe có 4 người trong tổ lái, có khả năng cơ động tốt, hai chiếc được đóng năm 1958.
    Object 227 trong giai đoạn thử nghiệm:

    Object 279 trong giai đoạn thử nghiệm, 1959-1960
    "Object 279"
    Là một xe tank có một không hai. Năm 1957, một nhóm các nhà thiết kế được lãnh đạo bởi L.S.Troyanov phát triển mẫu thử nghiệm tank hạng nặng này. Tank có cấo trúc thông thường, nhưng được trang bị một vành elip để chống đạn HEAT và việc lập nhào khi có vụ nổ hạt nhân. Giáp dầy đến 269mm, giáp trên tháp pháo là 305mm. Xe mang súng chính 130mm M-65 và súng máy đồng trục 14,5mm. Tổ lái 4 người, đạn súng chính 24 viên, động cơ 16-cylinder diesel DG-1000 (950 hp) hoặc 2DG-8M (1000 hp). Một đặc điểm lạ lùng nữa là tank có 4 xích. Điều này làm tăng khối lượng tank nhưng lại làm cho xe đi lại tuyệt vời trên tuyết và đàm lầy. Cuối năm 1957, một mẫu thử được đóng nhưng sau đó chương trình dừng. Ngày nay, trên bãi thử tank quốc gia xưa, là bảo tàng xe tank Kubinka, còn trung bầy "Object 279".

    Không như "Object 277", "Object 770" là xe mang nhiều ý tưởng độc đáo. Nó thực sự đã hoàn thiện hệ thống truyền động và là mẫu cơ bản cho những thiết kế tank sau này. Nó có hệ thống an toàn hạt nhân, tự động dập lửa, nhìn đêm, con quay hồi chuyển. Dốc trước thân xe dầy 120mm, tháp pháo dầy 290mm. Vũ khí có M-65 130mm và súng đồng trục 14,5mm, đạn súng chính là 26 viên và 250 viên đạn súng máy. Xe sử dụng động cơ 10-cylinder diesel DTN-10 (1000 hp) làm mát nước, tổ lái 4 người. Xe có đặc điểm copư động rất tốt, dễ điều khiển. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là xe tank tốt nhất lúc đó.
    Object 770 trong giai đoạn thử nghiệm

    Gầm xe, bảo tàng Kubinka.

  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2005/1/50293.cand
    Để hiện thực hóa tham vọng bá chủ thế giới, theo chỉ thị của Hitler, các chiến lược gia của Đức phát xít đã triển khai một chiến dịch mang tên "5 chìa khóa". 5 điệp viên đặc biệt quan trọng của Đức sẽ nhận được từ ngân sách quốc gia những khoản tiền lớn rồi bí mật xâm nhập vào các quốc gia Mỹ Latinh. Đích nhắm đến của hành động này là thâu tóm nguồn volfram dồi dào của khu vực Nam Mỹ. Nhưng phe Đồng minh - chủ yếu là Liên Xô - đã nhanh chóng ra tay...
    Những năm chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia Nam Mỹ là nơi tập kết của rất nhiều chuyến máy bay và tàu ngầm chở theo vàng bạc và những tác phẩm nghệ thuật vô giá mà quân Đức đã cướp bóc từ nhiều nước bị chiếm đóng. Chính quyền Hitler còn tung tiền cho tay chân mua một loạt bất động sản tại đây. Mạng lưới tình báo của Đế chế thứ ba luôn hoạt động một cách thoải mái ở khu vực này do nhiều quan chức cầm quyền tại đây có tư tưởng thân phát xít. Getulio Vargas, nhà độc tài của quốc gia lớn nhất Nam Mỹ là Brazil còn bày tỏ thái độ công khai ve vãn Berlin.
    Tại Brazil, có một số lượng rất lớn các kiều dân Đức và Italia, điều này khiến cho Mỹ cực kỳ lo ngại. Washington rất lo sợ về khả năng những nhà lãnh đạo Brazil có tư tưởng thân Đức, sẽ cung cấp các căn cứ không quân và hải quân của mình cho quân phát xít. Đó là lý do khiến ngay từ năm 1940, Lầu Năm Góc đã triển khai một chiến dịch siêu bí mật có tên ?oChiếc ấm vàng?, trong đó xem xét đến khả năng quân đội Mỹ (khoảng 100 nghìn người) sẽ chiếm giữ toàn bộ khu vực duyên hải Brazil từ thành phố Belem ở cực bắc tới Rio de Janeiro ở phía nam. Hơn nữa, Washington còn chính thức yêu cầu Rio phải tạm thời trao các căn cứ quân sự tại các thành phố Belem, Natal, Resifi và Salvador cho không quân Mỹ. Từ những căn cứ này, không quân Mỹ có thể quần đảo khắp vùng biển phía nam Đại Tây Dương, là nơi hoạt động của rất nhiều tàu ngầm Đức phát xít.
    Tháng 1/1942, Washington ra tối hậu thư cho Brazil phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức phát xít và các đồng minh của nước này là Italia và Nhật. Sau khi cân nhắc thiệt hơn, chính quyền Brazil đã phải nhượng bộ để tránh khả năng bị quân Mỹ chiếm đóng. Tuy nhiên, đã có khoảng 150 lính thủy đánh bộ Mỹ đã có mặt tại Belem, Natal và Resifi để chuẩn bị căn cứ đón tiếp các máy bay Mỹ. Tất cả những hành động trên đều được tổ chức trong khuôn khổ một kế hoạch đặc biệt bí mật.
    Cuộc ganh đua quyết liệt nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Đức phát xít tại Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, có thể được giải thích bằng nhiều yếu tố quân sự - chính trị và địa lý chiến lược của khu vực này, trong đó, lôi kéo sự chú ý hàng đầu là các mỏ volfram và nhiều nguyên liệu chiến lược khác rất quan trọng đối với Đế chế thứ ba cũng như cả Mỹ trong việc vận hành cỗ máy chiến tranh.
    Từ một phát hiện đặc biệt ở ngoại ô Moskva

    Đầu tháng 2/1942, tình báo Anh bắt và giải mã được một thông báo mật của Bộ tư lệnh quân phát xít Đức gửi các đơn vị ở mặt trận phía đông. Đó là một chỉ thị mang nội dung bằng mọi giá không cho phép lọt vào tay người Nga những mẫu vũ khí và phương tiện kỹ thuật mới nhất, đặc biệt là các đầu đạn chống thiết giáp siêu bí mật. Người Anh ngay lập tức thông báo về bức điện này cho Bộ chỉ huy Hồng quân.

    Ngày 7/2/1942, hai kỹ sư quân sự Aleksey Kliuev và Vladimir Boroshev đã nhận được mệnh lệnh của Tư lệnh binh chủng Pháo binh, Thượng tướng Nikolai Voronov, về việc phải nhanh chóng có mặt tại khu vực Mozaisk để tìm kiếm các mẫu phương tiện kỹ thuật và đầu đạn mới của quân phát xít còn bỏ lại, đặc biệt chú trọng vào các phương tiện chống tăng. Cả hai thậm chí còn được ấn định thời hạn hoàn tất nhiệm vụ là ngày 23/2/1942.
    Ngay từ đầu tháng 2/1942, các đơn vị Hồng quân đã mở một chiến dịch phản công, đập tan các đơn vị quân Đức ở ngoại ô Moskva. Bước tiến của các chiến sĩ Xôviết nhanh tới mức, bọn phát xít buộc phải rút chạy mà không kịp mang theo tất cả những trang bị của chúng. Trên các cánh đồng đầy tuyết ở ngoại ô Moskva, các chuyên gia quân sự Xôviết đã thu được rất nhiều loại pháo, súng máy, súng trường và đạn dược v.v...
    Sau khi lục lọi trong cả kho tàng chiến lợi phẩm trên, kỹ sư Vladimir Boroshev đã phát hiện được một khẩu pháo chống tăng mới với loại đạn riêng đi kèm. Cấu trúc của loại đạn với lớp vỏ bằng kim loại mềm đảm bảo cho đạn được bắn đi với tốc độ cao, một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các vũ khí chống tăng. Nhưng bí mật chủ yếu của viên đạn lại nằm ở phần lõi phía dưới calip. Trước đây, người ta thường dùng đạn có lõi bằng thép tôi, để cho viên đạn trở nên nặng và chắc hơn.

    Để cắt dọc được phần lõi và phân tích thành phần hóa học, Boroshev đã phải nhờ đến các chuyên viên luyện kim của nhà máy ôtô mang tên Stalin (ngày nay chính là nhà máy ZIL). Các kết quả phân tích tinh thể học và hóa học đã cho ra một kết luận hoàn toàn bất ngờ: nhân của viên đạn chống tăng được làm từ một vật liệu chắc nhất và nặng nhất thời bấy giờ - cacbua volfram. Từ đó, các chuyên gia Xôviết mới đưa ra kết luận: khả năng xuyên thủng đặc biệt cao của loại đạn chống tăng mới của quân phát xít là nhờ tốc độ bay rất nhanh của viên đạn (gần 1.000 mét/giây), bắt nguồn từ trọng lượng lớn và mức độ bền chắc của phần nhân bằng volfram.
    Các kết quả nghiên cứu trên ngay lập tức được báo cáo lên Bộ tư lệnh binh chủng Pháo binh, và sau đó lên Bộ tham mưu tối cao. Đúng vào ngày truyền thống của Hồng quân 23/2/1942, tại Học viện Pháo binh đã tổ chức một cuộc triển lãm nhỏ về các loại vũ khí trang bị thu được của quân Đức ở ngoại ô Moskva. Kỹ sư Vladimir Boroshev cũng có mặt tại đây để giải thích về cấu tạo của loại pháo và đạn chống tăng mới. Trong số các vị khách tới thăm có một người đàn ông trung niên vóc dáng nhỏ thó. Ông hỏi rất chi tiết và kỹ lưỡng về cấu tạo của khẩu pháo, đạn pháo và khả năng tác chiến của nó.

    Khi biết được nhân của loại đạn trên được làm từ cacbua volfram, vị khách này ngay lập tức thay đổi hẳn nét mặt. Đó chính là Nikolai Voznesenski - Phó chủ tịch Hội đồng Dân ủy, thành viên của Ủy ban Quốc phòng Xôviết. Ông quay sang các chỉ huy quân sự cao cấp và thông báo với vẻ lo lắng: tại Đức hoàn toàn không có volfram. Chỉ có thể khai thác nó tại Tây Ban Nha, Trung Quốc, khu vực Nam hay Bắc Mỹ. Ngoài ra, còn có một số mỏ ở châu Phi, tại khu vực Congo thuộc Bỉ. ?oChắc chắn chúng ta phải áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn con đường cung cấp volfram vào Đức? - Voznesenski kết luận.
    Chiến dịch ngăn chặn các nguồn cung cấp Volfram

    Câu chuyện về sự xuất hiện volfram trong các nhà máy sản xuất vũ khí của phát xít Đức ngay lập tức được báo lên Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Stalin ra lệnh ngay cho Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia đồng minh và yêu cầu họ cùng tham gia vào việc ngăn chặn nguồn volfram vào Đức.
    Tham gia vào nhiệm vụ khó khăn này còn có các cơ quan tình báo và phản gián của Anh và Mỹ. Đầu tiên là phải giám sát chặt chẽ việc khai thác volfram của chính họ: chủ yếu tại các mỏ gần thành phố Mill-City (California), khu vực Bishop, khu vực Denver (Colorado). Các nhân viên FBI đã phát hiện ra một vài kiều dân Đức tham gia vào việc vận chuyển bí mật tinh quặng volfram về Đức.
    Về phần mình, các điệp viên tình báo quân sự Anh cũng tìm cách xâm nhập vào Tây Ban Nha, nơi có các mỏ quặng volfram tại khu vực duyên hải Đại Tây Dương. Sau một loạt ?obiện pháp nghiệp vụ? như hối lộ các quan chức, phá hoại cũng như một vài phương cách đặc biệt khác, việc khai thác volfram tại đây gần như đã tê liệt. Hoạt động tương tự cũng được các cơ quan mật vụ phương Tây triển khai tại các mỏ volfram ở Trung Quốc khiến cho lượng quặng khai thác ngày càng giảm sút. Đó là chưa kể đến những chuyến tàu chở quặng của quân Nhật cũng bị Hải quân Anh, Mỹ rình rập tấn công.
    Nhưng việc ngăn chặn các nguồn cung cấp volfram vào Đức từ Nam Mỹ là phức tạp hơn cả. Quặng volfram được khai thác rất nhiều tại Peru (gần thành phố Pasto-Bueno), tại Bolivia (Kolkiri và Oruro), tại Argentina (Los-Condores), còn tại Brazil là gần thành phố Currais và cảng Natal. Chính từ khu vực này, những tấn quặng volfram cuối cùng đã được chuyển về Đức trên những chiếc tàu ngầm của hải quân phát xít. Nhưng dù sao, người Mỹ cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
    Chỉ khoảng một năm sau, việc nghiên cứu các đầu đạn chống tăng thu được của quân phát xít đã cho thấy, phần lõi của nó được làm bằng thép cacbon. Điều này có nghĩa là các nhà máy quân sự của Đế chế thứ ba đã cạn nguồn dự trữ volfram, khi tất cả các nguồn cung cấp đều đã bị ngăn chặn. Từ đó cho đến cuối chiến tranh, các loại đạn chống tăng của phát xít Đức không còn thấy bóng dáng của volfram nữa
    Hồng Sơn (Theo Bình luận quân sự độc lập)
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xe JS-1 có số phận ngắn ngủi và không may mắn. Thật ra, nững ấn bản ban đầu tank Soviet, để giành hợp đồng sản xuất trong thời kỳ quá khắc nghiệt của chiến tranh và nhà độc tài Stalin, đều có yêu cầu thiết kế nhỏ hơn tối đa nhiều, đảm bảo an toàn trong hệ thông thử nghiệm kỹ càng nhiều tầng. Mà những thử nghiệm về sự cơ động ở bãi thử diễn ra rất lâu những thử nghiệm đối kháng trên chiến trường. Do đó, JS-1 cũng như T-34 đầu tiên có giáp và súng yếu hơn khả năng dáng xe và động cơ đạt được. Rất nhanh sau đó, chúng được trang bị súng, giáp tốt hơn. Đáng ra, chúng có thể tốt hơn nữa, nếu người Soviet sử dụng những hợp kim đắt tiền thay cho thép đen ở giáp. Điều này, cuối chiến tranh, người Mỹ và người Đức đã làm. Người Đức thì không còn cơ hội để tiêu thụ số nguyên liệu còn lại, người Mỹ thì nhàn hơn trong việc tìm kiếm các công nghệ luyện kim và khai thác quặng. Người Soviét, có lẽ, do quá cấp bách với chiến trận, vẫn dùng thép đen. Sau này, mangan được dùng nhiều hơn trong tank Soviet cuối chiến tranh, nó làm thép dai bền hơn. Nicken được dùng sau đó, sau nữa là các hợp kim phức tạp Crom, vonphram. DU được dùng như lớp phân tán lực va đập đạn thanh xuyên gần đây. Nhưng việc dùng hợp kim là của sau chiến tranh WW2.
    Trận đầu tiên JS-1, trận đầu tiên JS-2 và thời kỳ đầu của T-34 đều có kết quả tồi. JS-1 khi ra đời đã kém tank Đức. NHưng rồi, kết quả chiến tranh đã cho thấy, chúng lớn lên lại nhanh hơn tank Đức. King Tiger có nhiều ưu điểm. Súng có tỷ lệ chiều dài nòng / đường kính rất cao. Tỷ lệ chiều dài / rộng xấp xỷ 1/1 (điều này tạo ra ưu điểm khi di chuyển bằng xích và khả năng bảo vệ nhiều mặt). Bao giờ, tank Đức cũng có kính ngắm đặc sản Đức.
    Năm 1944, tháng 8. Cuối cùng thì King Tiger đã chạm chán JS-2, trận đánh được mệnh danh là "đối thủ của hoàng gia", Đông Nam Ba Lan. Phương diện quân Ukrainian số 1 lợi dụng khu vực khó đi lại, vượt sông Vistula mở đường. Hổ chúa dẫn đầu đoàn quân khối Trục phản kích, trận đánh diễn ra ngày 10-11-12-13 tháng 8. JS-2 đã chứng tỏ lý thuyết của các nhà thiết kế, nó bắn hỏng Tiger ở khoảng cách 1500 mét trước trong khi đối phương chỉ có thể làm được điều đó ở khoảng cách 1000 mét. Trong khi đó, JS-2 nhỏ hơn xe này 10 tấn. T-34 cũng chứng tỏ những ưu việt về giáp, hoả lực, đặc biệt là cơ động với Panzer. Cùng với ưu điểm có những chỉ huy tốt, tank Đức phải đi dọc bờ sông lầy lội, mà bên kia sông Vistula là tank Hồng Quân. Nhưng, có lẽ, trận đánh này cũng như Kursk, Hồng Quân thắng lợi do chỉ huy bầy thế tốt, chứ không phải do tank. Ngày 13-8 năm 1944, Trung uý Klimenkov, chỉ huy một đơn vị tankJS-2 thuộc tiểu đoàn 3 lữ đoàn tank cận vệ 71 đã bắn hỏng 1 King Tiger và bắn cháy 1 chiếc khác. Gần thời điểm đó, 1 tank duy nhất do trung uý Udalov chỉ huy phục kích 7 King Tiger, bắn hỏng 1 cháy 1, 5 chú Hổ Chúa còn lại phản kích, Udalov cơ động tốt hơn bắn cháy chiếc thứ 3, 4 Hổ Chúa còn lại bỏ chạy.
    So với King Tiger, thực tế thật là khó, vì xe này chỉ có lứa đầu, chưa nhiều và đủ hoàn thiện. Lớn hơn JS-2 đến 20 tấn, xe có giáp dầy, dự trữ đạn lớn, tốc độ bắn cao. Nhưng không đáng tin cậy, cơ động rất tồi (còn đang thử nghiệm). Ngoài trận đánh không may mắn trên, ít trận đọ sức giữa hai tank.. Ngày 12-11-1944, gần Budapest một trận nhỏ, hai bên mất vài cái. 12-1-1945, gần Lisuv, trận đánh lớn tầm gần, hai bên đều thiệt hại lớn.
    Mtj nhược điểm lớn của Hồng Quân là đạn. Trong khi người Đức phát triển mạnh đạn lõm, dùng cho súng cầm tay, gây thiệt hại lớn cho T-54 cuối chiến tranh. Hồng Quân rất khó sử dụng đạn lõm cho đại bác hạng nặng 76mm và 85mm trong chiến tranh. Một là lúc đó chưa có thiết kế đạn lõm phù hợp với cỡ nòng nhỏ hơn 100mm, nhưng chính là do, đạn lõm không được quan tâm chế tạo đặc biệt, nó nổ ngay trong nòng đại bác của xe tank, do sau những cải tiến, đại bác này có gia tốc đạn rất lớn. Đạn lõm dùng cho tank được gọi là HEAT. Đạn này yêu cầu có thanh truyền va chạm, kích nổ đạn ở cuối liều lõm khi đầu liều nổ lõm chạm mục tiêu, để đảm bảo khoảng cách từ khối nổ lõm đến giáp địch chính xác, mới đảm bảo sức xuyên. Chính thanh truyền này gây nổ đạn trong nòng pháo, hay không đúng khoảng cách xuyên tốt nhất với giáp. Đạn lõm có sơ tốc nhỏ, bắn mục tiêu chuyển động ngang khó trúng như trái phá chông bộ binh, nhưng không giảm sức xuyên theo khoảng cách. Sức xuyên của đạn lõm cũng giảm khi góc chạm lớn. Nếu có đạn lõm, rất rẻ cho bộ binh và lợi hại cho tank, đã không có Kursk.
    Hồng Quân hay sử dụng đạn HE, một cải tiến của đạn xuyên be tông. Nó có lượng nổ đằng sau mũi xuyên thép rất dầy, liều nổ này được kích nổ chậm để chui và xe mới nổ. pháo 152mm tự hành trên thân xe JS-2 khi không xuyên qua được giáp, vẫn có thể thổi bay tháp pháo xe Tiger. Ban đầu Hồng Quân dùng đầu đạn nhọn, sau đó chuyển sang đầu đạn tù.
    NHưng, như bài em copy trên từ báo An Ninh Thế Giới, sức mạnh của quân Đức là đạn AP, đạn thanh xuyên. NGười Đức đã phát minh ra đạn AP như vậy, sau đó, AP được phát triển thành đạn AP dưới cỡ: một lõi thép kim loại nặng cứng được bọc trong vỏ mềm. Sau chiến tranh, vỏ mềm tách ra sau khi bắn trở thành sabot. Đạn thanh xuyên có cánh đuôi giảm văng và gẫy khi va chạm do có góc chạm tốt hơn gọi là APFSDS sau này được pháo nòng trơn sử dụng. NHững năm 1960 và 1970, do tank Soviet đã quá đỉnh, Anh chế ra APFSDS-DU-T. Đạn có thanh xuyên làm bằng DU nén trong vỏ hợp kim titan, cháy khi chui vào tank. Đạn AP trong WW2 được Đức sử dụng đã làm pháo 88mm ngang sức xuyên với 122mm D-25T, mà tốc độ bắn cao hơn, dự trữ đạn lớn hơn trở thành những lợi thế của tank Đức.
    đạn HE, chống bộ binh, rất nặng
    1,2 ngòi nổ. 3Thuốc nổ phá 4,vỏ 5, gờ xoáy
    Cải tiến của HE, nặng nhưng có vỏ dầy hơn để xuyên bế tông, đạn chống bên tông
    1 vỏ đạn xuyên 2 liều nổ có đường kính nhỏ trong vỏ thép dầy 3 ngòi nổ.
    Một caỉ tiến của đạn xuyên bê tông, đạn AP Soviet chống tank
    1, mũi xuyên tù 2, thuốc nổ 3, gờ xoáy 4, ngòi nổ 5, thuốc cháy tạo vệt lửa dẫn đường
    Đạn này được cải tiến, có mũi tù hơn, chức năng chống bộ binh được bỏ đi để tăng sức xuyên, đạn đặc. Đạn thép mũi tù sau đó lại được bọc mũi nhẹ mềm để giảm sức cản không khí.
    1: đạn xuyên kiêm mảnh phá, mũi nhọn
    Armor-Piercing High Explosive (APHE);
    2: đạn xuyên kiêm mảnh phá mũi tù, có đầu xuyên dầy, bọc kim mũi kim loại nhẹ mềm
    Armor-Piercing High Explosive Ballistic Cap (APHEBC);
    3: Đạn xuyên đặc có mũi tù có đầu xuyên dầy, bọc kim mũi kim loại nhẹ mềm
    Solid Armor-Piercing Ballistic Cap (APBC);
    4: Đạn xuyên đặc có mũi nhọn có đầu xuyên dầy, bọc kim mũi kim loại nhẹ mềm
    Solid Armor-Piercing Ballistic Cap (APCBC).
    Phát triển tiếp theo của đạn này, người Đức phát minh như bài copy trên, đạn thanh xuyên dưới cỡ có vỏ cố định. Lõi cứng (có thể là kim loại nặng) bọc trong vỏ mềm, đạn này làm pháo Đức nhỏ hơn, đạn Đức nhỏ hơn, vẫn xuyên giáp Hồng Quân mạnh:
    1, mũi cản không khí. 2 vỏ mềm 3 lõi cứng 4 thuốc cháy sáng dẫn đường
    Bên phải là đạn SOviet WW2: 1 đạn thanh xuyên dưới cỡ 2: đạn thanh xuyên dưỡi cỡ có bọc đệm cản không khí, armor-piercing sub-caliber
    ....................
    Đạn lõm, không sử dụng nhiều chúng là một nhược điểm của Hồng Quân, HEAT,
    1: đầu đạn 2: Nón bảo vệ 3:Phễu 4: thuốc nổ 5 vỏ 6: ỗng dẫn trung tâm 7: ngòi 8: thuốc sáng dẫn đường
    Đạn tù xuyên tối hơn đạn nhọn, với đạn AP Soviet

    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 00:51 ngày 19/01/2005
  4. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có thõng tin về Tank Korea SX kg?
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đố huyphuc biết em xe này gọi là gì, tank hay pháo tự hành ?


  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Bác "Chuông nguyện hồn ai" à, trông nó giống cái xe tăng huấn luyện tôi thấy một lần hồi sang Đức.. Cái xe đó, tôi đọc catalog, thấy nói lúc bắn phải bỏ cái nắp kính ra, vì nếu không thì vỡ kính mất..
    Chắc loại này làm pháo tự hành tốt đấy nhỉ.
  7. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Xe tăng huấn luyện trên nền Leopard1 của Đức. Leopard1 là loại xe tăng tốt nhất của châu Âu thập kỷ 60-70 được thiết kế để đối đầu với T72. Đức xuất khẩu sang rất nhiều nước đa phần là các đồng minh trong NATO. Khởi đầu từ dự án hợp tác Pháp-Đức về một loại MBT hiện đại sau đó 2 nước thôi hợp tác và tự phát triển riêng. Đức cho ra đời con Leopard1 và Pháp cho ra đời con AMX30. Cả 2 đều là các loại xe chủ chốt của quân đội châu Âu trong chiến tranh lạnh. Tất nhiên xương sống của NATO còn phải kể đến M60A1 và M60A3 của USA. Hiện nay Leopard1 còn đang phục vụ trong biên chế quân đội rất nhiều nước với nhiều cải tiến nâng cấp nhiều. Gồm các đời từ Leopard1, Leopard1A1--->Leopard1A6.
  8. nhatquoc

    nhatquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    981
    Đã được thích:
    0
    Góp vài suy nghĩ riêng của mình với các bác về vai trò của tank trong chiến tranh hiện đại.
    Mình thấy có sự tương tự giua tank và kỵ binh. Quân Mông cổ tk 13 chinh phục thế giới không phải do họ biết sử dụng ngựa trong chiến tranh mà vì họ tổ chức được những đội kỵ binh đánh tổng lực.
    Mình hình dung tank cũng vậy. Đỉnh cao hào quang của tank chắc là vào WW2, khi đó Đức với chiến thuật tăng tổng lực làm châu Âu sụp đổ. Sau đó người Nga cũng thành công dùng món này đọ với Đức. Trận Kurck thì khả năng cơ động mạnh của tăng Nga đã thắng chất lượng giáp của tăng Đức.
    Công thức thắng lới rút ra sau vụ đấu tăng lúc đó là: Hoả lực + tốc độ + khả năng tập trung số lượng lớn = thành công.
    Cái tư duy chiến lược của người Nga vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi WW2. Tổ chức quân đội của họ đến cuối thế kỷ trước vẫn theo xu hướng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà các đoàn tăng ào ạt xáp vào nhau trên một khoảng rộng. Chính vì thế khi chiến tranh lạnh, nói đến sự đe doạ của Nga, châu Âu thường nhắc đến hình tượng "xe tăng Nga".
    Tuy nhiên sự ra đời của anti-tank misssile với độ chính xác cao đã làm cho châu Âu vững dạ, thay đổi cục diện chiến trường rất nhiều. Bốn năm chục tấn sắt với 3-4 nhân mạng có thể thành vô dụng khi dính một phát tên lửa chống tăng. Nỗi kinh hoàng của hàng đoàn chiến xa được giảm đi phần nào.
    Việc ra đời của trực thăng chống tăng làm cho tăng yếu thế hơn nữa. Trong tương lai tank sẽ gặp nhiều khắc tinh trên chiến trường hiện đại, ví dụ như kết hợp của helo + UAV +AT missile. Mình tưởng tượng scenario sau:
    AT helo (e.g Apache) xuất hiện ngoài tầm phòng không của đơn vị tank. Từ đó phi công điểu khiển các UAV, kiểu Predator, bay vào. Các UAV hoặc chỉ điểm cho AT misile hoặc có thể tự mang các tên lửa chống tăng (Thử nghiệm Predator phóng Hellfire-C đã được thực hiện cách đây mấy năm) làm thin out hệ thống phòng không của đơn vị tank. Sau đó các AT helo mới nhô lên xông vào cận chiến
    lúc đó phía có tăng sẽ rất thất thế.
    Điều đó không có nghĩa tank dễ dàng bị tiêu diệt, do không ai cho tăng bò riêng một mình làm mồi cho tên lửa AT. Điều NQ muốn nói là vai trò của tank bị tụt giảm đáng kể: Cái giáp dày của tank trong chiến tranh hiện đại không đủ để bảo vệ nó khỏi bị hoả lực khách tiêu diệt, như tư tưởng design ban đầu của tank hồi đầu thế kỷ trước.
    Vì thế các bác có để ý: sản xuất tăng pháo giờ chủ yếu chỉ nhộn nhịp ở một số nước thôi. Bác Nga hăng hái làm mấy cái hộp sắt đó cũng chỉ để xuất khẩu kiếm tiền là chính.
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    -------------------------------------------------------------------------------------​
    Chính xác ! cảm ơn " ông khổng lồ " của Ba người lính ngự lâm !
  10. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác.
    Cả 2 dòng xe tăng nổi tiếng của Đức là Leopard1 và Leopard2 đều có khởi đầu từ các dự án hợp tác quốc tế thất bại . Leopard2 bắt nguồn từ chiếc Kamfpanzer70 (US: MBT70), một dự án giữa Đức và Mỹ về 1 xe tăng chung: một vài prototype được chế tạo và các thử nghiệm gần như hoàn tất. Thế nhưng cũng giống như dự án với Pháp trước đó, dự án này cũng không thành. Mỹ vác mẫu về nước và phát triển tiếp thành dòng M1 Abrams nổi tiếng (M1, M1A1, M1A2) và Đức ở lại thì phát triển mẫu lên thành Leopard2A0 --> A6 cũng nổi tiếng chẳng kém.

Chia sẻ trang này