1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triển lãm Thư Pháp Xuân Đinh hợi _ Thông cáo báo chí !

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi loa_ken_den_si, 24/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Triển lãm Thư Pháp Xuân Đinh hợi _ Thông cáo báo chí !

    HỘI THƯ PHÁP HÀ NỘI

    BAN THÔNG TIN ?" BÁO CHÍ

    THÔNG CÁO BÁO CHÍ

    Triển lãm Thư pháp sẽ diến ra tại Thủ đô Hà Nội với tên gọi HỒN THU THẢO.


    -Lần đầu tiên 1 chương trình Triển lãm Thư pháp lớn nhất tổ chức tại 3 điểm Văn hoá lớn của Thủ đô bởi các Thư pháp gia trẻ , góp phần xây dựng nền tảng nghệ thuật Thư pháp Việt Nam đã được khởi đầu từ chương trình Triển lãm Nhị Thập Bát Tú của 28 Thư pháp gia trẻ tại Hà Nội trong dịp Xuân Bính Tuất tại Văn Miếu .

    -Lần đầu tiên giới thiệu sự sáng tạo , mang tính khoa học,nghệ thuật hàn lâm cho 5 thể chữ Nôm trong Nghệ thuật Thư pháp : Triện , Lệ , Khải, Hành , Thảo.

    -Lần đầu tiên giới thiệu Nghệ thuật Thư pháp theo trường phái Hiện đại _ Tiền vệ.

    -Lần đầu tiên triển lãm với nội dung Văn học nghệ thuật mang đậm giá trị Văn hoá Viêt Nam bằng hình thức Thư pháp chữ NÔM

    Địa điểm:

    1 _Tại Hoàng thành Thăng Long _ Điện Kính Thiên , 19 Nguyễn Tri Phương , Hà Nội

    2_ Tại Văn Miếu _ Quốc Tử Giám Hà Nôị

    3_ Viện Goeth ( Gớt ) 64 Nguyễn Thái Học ,Hà Nội

    Thời gian: Khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long_ Điện Kính Thiên từ 15 tháng Chạp Bính Tuất (tức ngày thứ Sáu ngày 2 / 2/ 2007)

    Mục đích _ Ý nghĩa

    _ Ca ngợi mùa xuân, tình yêu, đất nước, Thủ đô hướng tớI kỉ niệm 1000 năm Thăng long

    _ Phát huy giá trị truyền thống văn hoá dân tộc

    _ Khẳng định sự nâng cao, tìm tòi sáng tạo của thế hệ Thư pháp Trẻ.

    _Hướng công chúng tới các giá trị thẩm mỹ, giáo dục , nhân văn thông qua tìm hiểu nghệ thuật Thư pháp.

    Ban Thông tin _ Báo chí kính mời các cơ quan thông tấn, báo chí đến đưa tin bài và ảnh về hoạt động triển lãm Thư pháp dịp này.

    Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2007

    TM BTC





    Kiều Quốc Khánh








    Được Loa_ken_den_si sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 25/01/2007
  2. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    IV. Chương trình
    Khai mạc
    - Lễ đài được bố trí phía trước nhà Con Rồng, có một bục phát biểu, phía sau là một tấm pano làm phông có design hình ảnh gắn đến Thăng Long - Hà Nội cổ và thư pháp Hán Nôm, trên có chữ: "Triển lãm thư pháp ?" Hồn Thu Thảo" (một tấm khác được treo phía ngoài đường Nguyễn Tri Phương).
    - Các nhà thư pháp trẻ đứng hai bên bục phát biểu quay mặt về phía các đại biểu và công chúng.
    - Một bức lụa lớn trải sẵn trên nền thảm đỏ tại điện Kính Thiên.
    - Người dẫn chương trình của Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa ?" thành cổ Hà Nội giới thiệu các vị khách quý và các gương mặt thư pháp trẻ tham gia chương trình, nội dung chương trình.
    - Ông Trần Quang Dũng, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa ?" thành cổ Hà Nội phát biểu Khai mạc, nói rõ mục đích và ý nghĩa văn hoá của chương trình "Triển lãm thư pháp Hồn Thu Thảo"
    - Thư Pháp gia Lê Quốc Việt, đại diện cho các thư pháp trẻ phát biểu và đọc lời cám ơn.
    - Tiến hành khai mạc.

    ( Trích từ chương trình Khai mạc ...)

    Được Loa_ken_den_si sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 26/01/2007
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    HỘI THƯ PHÁP HÀ NỘI
    BAN THÔNG TIN ?" BÁO CHÍ

    THÔNG CÁO BÁO CHÍ _ Số 2
    Triển lãm Thư Pháp sẽ diến ra tại Thủ đô Hà nội vớI tên gọi HỒN THU THẢO ​
    A - Hồn Thu Thảo .
    Khoa cử phong kiến hết thời, chữ Quốc ngữ lên ngôi, mấy ông đồ gàn đại diện cho trí thức làng hết kế mưu sinh dạt về vỉa hè Hà Nội hành nghề bán chữ, hình ảnh tình cờ lọt vào mắt Vũ Đình Liên và trở thành nguồn cảm hứng cho bài thơ ?oÔng đồ? ra đời. Đình chùa và sau đó là viện Hán Nôm trở thành nơi lưu giữ, chốn dung thân lý tưởng của chữ Hán vô hồn. Gẫy khúc văn hoá khôn bề gắn kết, ý niệm về Thư pháp theo đó cũng bị triệt tiêu và trở nên xa lạ trong lòng già mắt trẻ, cho dù một thời Thư pháp rất gần gũi và bám rễ sâu bền trong đời sống làng xã Việt Nam.
    Thực thể một nền Thư pháp bác học phong kiến Việt Nam tuy đứt mạch, nhưng thú chơi phương Đông trong lòng con dân lại không mất, đòi hỏi tự thân Thư pháp cần phải phát triển đồng thuận với bước đi xã hội. Hệ thống lại cái cũ, bổ sung cái mới nhằm làm giầu vốn liếng văn hoá là điều các nhà quản lý hưóng đến, hạn chế những ngộ nhận và biểu hiện ứng xử lố bịch có nguy cơ làm hỏng cả cái cũ lẫn mới - Thư pháp Tiền vệ của Trung Hoa và Thư pháp Thiền của Nhật Bản là những ví dụ điển hình ?" Cùng sự ra đờI của ?o Thư pháp Quốc ngữ? mà không hề có lí luận cơ bản về mọI mặt , dẫn đến sự nhập nhằng của một số người mượn danh hai từ Thư pháp.
    Triển lãm và trình diễn Thư pháp trẻ ?o28 vì tinh tú? đầu Xuân 2006 lôi kéo được sự đồng thuận của hầu hết Thư pháp trẻ nuớc nhà.Cuộc chơi bị nghi ngờ và ít được nâng đỡ từ các cơ qYours truly,uan chức năng, nhưng đã mang đến cho xã hộI mộI cái nhìn , quan điểm mớI vớI một thế hệ Thư pháp gia Trẻ tài năng. Ý thức việc nâng cao tiêu chí nghệ thuật học thuật , giá trị kho tàng văn hoá Việt nam, quá trình sáng tác tạI ?o TrạI sáng tác Thư pháp? đã chọn lọc cho triển lãm năm nay hơn một trăm tác phẩm của 8 gương mặt Thư pháp gia.
    Lấy khái cảm trong bài ?oThăng Long thành hoài cổ? của Bà huyện Thanh Quan, triển lãm Thư pháp ?oHồn thu thảo? tập trung nhấn mạnh các điểm: Khai thác di sản chữ Nôm, kho tàng văn học Quốc âm qua các thời kỳ, hướng nội dung vào trong hơi thở ngôn ngữ đời sống; Dung hợp kỹ pháp dụng bút - phá mực, tuân thủ nguyên lý cổ điển đồng thời khai thác tinh thần hiện đại phá cách của nghệ thuật Thư pháp Zen, Thư pháp Tiền vệ và Thư pháp Quốc ngữ Về kết thể, triển lãm đặc biệt chú trọng thể nghiệm chuyển tải chữ Nôm vào trong năm thể chữ Thư pháp-một điều hiếm có trong lịch sử Thư pháp nước nhà, nhất là trên thể chữ Triện, Lệ và Thảo.Ngoài ra tính chuyên biệt về thể chữ, phong cách, cá tính, thân phận được đẩy lên cao như là sự khẳng định tên tuổi và tài năng của các tác gia Thư pháp trẻ ngày nay của Việt Nam.
    Nghệ thuật chỉ có tính chất gợi ý cho dù ở gần hoặc xa dân, mỗi người thẩm thấu nó theo một tầm đón đợi riêng và tự phú cho nó một mầu sắc biểu cảm mới. Đó là cấu trúc mở có hậu cho những du khách muốn lần giở trang hoài cổ, thả ?ohồn thu thảo?, ngắm ?obóng tịch dương? bên ?olối xưa xe ngựa?, trên ?onền cũ lâu đài?, thể nhập mình để biết được ngày xưa Bà huyện Thanh Quan lạc bước vào trong thành cổ đã cảm khái như thế nào về bể dâu thời cuộc!
    B - Danh sách các tác gia Thư pháp tham gia triển lãm tại Hà nội
    1_ Kiều Quốc Khánh ( Nguyệt Trà Bút )
    2 _ Nguyễn Quang Thắng (Ân Xuyên )
    3 _ Vũ Thanh Tùng ( Xuân Như )
    4 _ Lê Trung Kiên
    5 _ Trần Trọng Dương
    6 _ Nguyễn Quang Duy ( Nam Long )
    7 _ Nguyễn Trung Hoàng Long ( Tiểu Hạng )
    8 _ Trần Thanh Bình

    Khai mạc Tại Thành cổ Thăng long từ 15 tháng chạp _ Tức ngày 2 / 2 /2007
    Kính mời các cơ quan báo chí và nhà báo tới tham gia và đưa tin về chương trình !
    Hà nộI ngày 27 tháng 1 năm 2007
    TM BTC
    Kiều Quốc Khánh
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Triển lãm thư pháp ?oHồn thu thảo?
    Cập nhật lúc 11h00" , ngày 23/01/2007
    Duyệt tác phẩm triển lãm.
    ................
    Cho đến khi kết thúc vào rằm tháng Giêng, cùng với việc trưng bày tác phẩm, các tác giả còn tổ chức biểu diễn viết thư pháp, giới thiệu và trao đổi với những người quan tâm đến thư pháp về những cố gắng sáng tạo, phát triển môn nghệ thuật này.
    Qua triển lãm, công chúng có thể nhận thấy, trong thế hệ viết thư pháp trẻ của ngày hôm nay, có sự quan tâm hơn đến ý nghĩa và tác dụng của việc thưởng thức tác phẩm bằng mắt.
    Vượt qua một số quy tắc của cách viết thư pháp truyền thống, các tác giả gợi ra hình ảnh của nội dung tác phẩm bằng nét chữ. Đây là một trong những cố gắng nâng cao tính "họa" của thư pháp.
    (Theo CAND)
    http://vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=58&NewsId=79317
  5. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    ..........Chương trình sẽ khai mạc vào ngày 2/2/2007 (15 tháng Chạp năm Bính Tuất) tại Điện Kính Thiên, Hoàng Thành Thăng Long (19 Nguyễn Tri Phương, Hà Nội). Sau đó, triển lãm tiếp tục tại ba địa điểm: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám và Viện Goeth Hà Nội.
    ............... Trong chương trình, thư pháp chữ Nôm cũng sẽ được đưa vào triển lãm và biểu diễn, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, các thư pháp gia còn giới thiệu nghệ thuật thư pháp theo trường phái hiện đại, mang những nét phá cách độc đáo so với thư pháp truyền thống.
    Ban tổ chức cho biết, triển lãm hy vọng sẽ giới thiệu và hướng công chúng tới giá trị thẩm mỹ, giáo dục, nhân văn của nghệ thuật thư pháp, vốn đang mai một nhiều trong thời hiện đại. Bên cạnh đó, triển lãm cũng khẳng định sự phát triển và tìm tòi của giới thư pháp trẻ Hà Nội.
    TV

    http://www.vhdn.com.vn/news_detail.asp?catid=10&msgid=1487
    Được Loa_ken_den_si sửa chữa / chuyển vào 01:14 ngày 31/01/2007
  6. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1

    Thư pháp Việt là một môn NGHỆ THUẬT sử dụng bút lông viết chữ Việt dựa trên cơ sở chọn lọc , có tính kế thừa và phát triển những tinh hoa của THƯ PHÁP HÁN , kết hợp biến hóa với NGHỆ THUẬT VIẾT CHỮ ĐẸP của người sử dụng hệ thống kí tự LA TINH ,thể hiện đựơc phong cách riêng của tác giả, mang đến giá trị MĨ CẢM cho công chúng .
    Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt. Nă m 1920, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm dùng chữ Nôm. 18.9.1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học. Đó chính là giai đoạn mà Cha Ông chúng ta đã từng vẫn sử dụng bút lông để viết Quốc ngữ như một trò tiêu khiển. Mãi đến những năm thập kỉ 60 thì xuất hiện một vài nhân vật có ý thức thể hiện những câu thơ , lời hay của những bậc tiền nhân hoặc của chính mình thành như một bức Chữ mang tính nghệ thuật. Tiêu biểu đó là nhà thơ Đông Hồ mà ngày nay đa số ?oThư pháp gia? Quốc ngữ vẫn tôn vinh Ông là ?oÔng Tổ? của phân môn nghệ thuật này.
    Đi đầu trong phong trào Thư pháp thì phải kể đến Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và một số tỉnh thành vệ tinh với việc là vào năm 2000, từ một buổi nói chuyện chuyên đề ?oHồn chữ Việt và thư pháp Việt đi vào cuộc sống? đ ã thúc đẩy phong trào thư pháp thu hút sự quan tâm của quần chúng. Không chỉ có người lớn tuổi, nhiều em học sinh, nhièu thanh niên nam nữ cũng theo học Thư pháp để thẻ hiện cảm xúc của mình cùng với sự ra đời của các thư quán, Câu Lạc Bộ, phòng triển lãm ...
    Thư pháp Quốc ngữ là nghệ thuật trừu tượng, thông qua từ ngữ để tạo nên ảo thị của hình ảnh, nên nó đã vượt ra khỏi chức năng thông tin mà trở thành đầy biến thái ảo diệu, sinh động vô vàn.Thư pháp có mặt ở muôn nơi: báo chí, bích chương, quảng cáo, bảng hiệu, tranh lịch, phần mềm fond chữ.v.v... Các tác phẩm thư pháp Quốc ngữ đủ cỡ lớn, nhỏ kiêu hãnh trang trí cho những quán café, quán trà, tư dinh, đại sảnh các cơ quan....Tính đại chúng, bình dân của thư pháp Quốc ngữ là rộng rãi, dễ gần đó vừa là lợi thế nhưng cũng là một hạn chế lớn khi có quá nhièu người lợi dụng mấy chữ ?o Thư pháp Việt? nhất lại trong bối cảnh chưa có được một hệ thống lí luận chuẩn mực cho ?o Chương pháp? và nhất là xây dựng hệ thống ?o Kĩ pháp? .v..v..
    Chúng ta đến với Thư pháp Quốc ng ữ ngoài nhu cầu tâm linh, còn là sự trọng vọng và cổ suý nét đẹp của văn hoá truyền thống cùng bối cảnh không gian hiện đại. Tìm kiếm và chia sẻ những ý kiến đồng thuận cho việc hoàn thiện hệ thống lí luân theo hướng Thư pháp truyền thống .
  7. xuannhuy

    xuannhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    [P]Chương trình Triển lãm tại Văn miếu Quốc Tử Giám[/P]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trân trọng kính mời toàn thể thành viên Box Thư Pháp tới tham quan!
    [​IMG]
    Được xuannhuy sửa chữa / chuyển vào 01:13 ngày 02/02/2007
  8. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Khai mạc tại Hoàng thành thạt là tốt đẹp ! Mọi người vui vẻ thật. Có Cụ đại biẻu nói : Thật là xúc động ...
  9. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Hôm qua nhận đc tin nhắn của bác Khánh mà ko tới được.
    Chúc triển lãm của bác thành công nhé.
  10. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    Họp báo !
    [​IMG]
    Oách phết !
    [​IMG]
    Box YTST cùng www.cafesangtao.com tới thăm và chụp ảnh lưu niệm.
    Được Loa_ken_den_si sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 04/02/2007

Chia sẻ trang này