1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triết học có phải là một khoa học không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 25/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Triết học có phải là một khoa học không?

    Triết gia và người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng triết học phát triển tiếp.

    Lâu nay, nhiều quan điểm cho rằng triết học là ngành khoa học về tự nhiên, xã họi, tư duy... Có một quan điểm khác lại cho rằng triết học chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ là khoa học cả. Nếu vậy thì việc đồng nhất Triết học với Khoa học cần xem xét lại.

    Có 7 nguyên nhân cơ bản sau để coi triết học không phải là khoa học:

    1. Ở mức độ này hay khác thì tất cả các kết luận của khoa học phải được chứng minh nhờ các sự kiện, quan sát và thực nghiệm. Nhưng triết học lại thờ ơ với việc xác nhận này.

    2. Các khẳng định khoa học được kiểm tra một cách kinh nghiệm và có thể bác bỏ bởi thí nghiệm. Nhưng những khẳng định của triết học không được kiểm tra và không bị bác bỏ.

    3. Trong mỗi khoa học thường tồn tại một lý luận cơ bản mà ở thời kỳ nhất định phần lớn các nhà khoa học đều ủng hộ lý luận ấy. Ngược lại triết học không có lý luận thống trị mà đa trường phái, đa trào lưu, đa xu hướng.

    4. Khoa học sử dụng một cách rộng rãi sự quan sát, đo lường và thực nghiệm. Nó thường hướng đến quy nạp và dựa vào sự khái quát hoá. Nhà triết học thì không quan sát, làm thực nghiệm, thu thập các sự kiện. Anh ta sử dụng phương pháp tiên đề kiểu toán học, tiên đề không cần những luận chứng như thực nghiệm.

    5. Trong khoa học luôn tồn tại các vấn đề mọi người thừa nhận và cùng khám phá. Còn triết học không có những vấn đề được thừa nhận chung.

    6. Mỗi khoa học cụ thể đều có ngôn ngữ đặc thù. Ngôn ngữ chung tạo khả năng trao đổi và thể hiện các kết quả giữa các khoa học gia. Ngôn ngữ triết học không xác định. Mỗi triết gia đều muốn đưa nội dung riêng, ý nghĩa riêng của những thuật ngữ quen thuộc vào khái niệm của mình.

    7. Khoa học đem lại cho chúng ta chân lý nghĩa là phản ánh tương ứng hiện thực trong hình thức các khái niệm, định luật và lý luận khoa học. Triết học lại không chỉ phản ánh hiện thực mà còn mô tả việc cải tạo thực tiện- nên làm thế nào để tốt đẹp hơn... Không thể đặt một mệnh đề triết học vào các sự kiện thực nghiệm với mục đích khẳng định hay bác bỏ nó.

    Vậy triết học không phải chỉ là khoa học mà nó là hệ thống hoàn chỉnh các quan điểm về thế giới, về vị trí của mình ở trong thế giới và xã hội. Nét đặc trưng của thế giới quan là ở chỗ cùng với một số khái niệm về thế giới, nó bao hàm cả trong mình mối quan hệ với thế giới, sự đánh giá thế giới từ luận điểm của các giá trị, lý tưởng nào đó...

    Những mối quan hệ thế giới quan và sự đánh giá luôn luôn là chủ quan, chúng được xác định bởi những đặc điểm của người mang thế giới quan, bởi vị trí và quyền lợi của người đó trong xã hội... Vậy triết học luôn mang tính cá nhân.

    Nếu theo cách nhìn như vậy thì triết gia phải thấy rõ điều quan trọng mô tả được thế giới quan của cá nhân mình. Chúng ta cũng nhìn triết học như lịch sử vận động thế giới quan của các cá nhân. Chúng ta không phải chỉ tìm kiếm những giá trị chung mà hình thành và thể hiện sự nhìn nhận riêng với thế giới, mối quan hệ cá nhân với thế giới...

    Bạn nghĩ sao? Không là khoa học của khoa học, cũng không phải là một khoa học nữa chăng ?


    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  2. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Triết học có là khoa học không thì đâu có gì là quan trọng ? Đó đơn thuần chỉ là một định nghĩa thôi .
    Vấn đề là nó có ích gì cho ta hay không thôi .
    Vả lại nếu nói về mục đích thì Triết Học có khác gì Khoa Học đâu ? Cả hai đều đi tìm lời giải đáp cho bản chất của thế giới . Lúc khởi thuỷ thì chưa có Khoa Học , thời kỳ đầu trung cổ, khi Khoa Học ra đời ở châu Âu, cả hai gắn với nhau như hình với bóng . Càng về sau càng tách nhau xa hơn, nhưng trong triết có khoa học và trong khoa học có triết ....
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bài viết này em ko đồng tính lắm. Xin trao đổi vài điều như sau.
    1. Triết học cũng phải dựa trên các thành tựu khoa học khác. VD Dựa vào quan điểm tiến hoá hiện đại thì triết học mới có thể kết luận vai trò của lao động trong tiến hoá con nguời. Các thành tựu nghiên cứu kinh tế để đưa ra lý thuyết kinh tế.... Bản thân triết học có tính chất tổng hợp và khái quát hơn là phân tích lại vấn đề.
    2.Ý thứ 2 na ná giống ý 1. Ko bình luận thêm.
    3.Cũng ko hoàn toàn, hiện tuợng phân cực trong khoa học chuyên ngành cũng rất rõ. Hiện tuợng thống nhất chỉ là trên một số khái niệm nền tảng ko phải là khái niệm trên cùng. Ta lấy VD: Hình học Phi Oclit và Oclit là sự phân tách trong một lĩnh vực. Hoặc trong sinh học thì cơ chế vẫn chuyển vật chất qua màng Tế bào vẫn chưa đuợc làm rõ.
    4. Ngành khoa học nào cũng sử dụng một số tiền đề nhất định. VD hiện giờ màng TB cũng chỉ là mô hình giả thuyết, chưa đuợc chứng minh hoàn toàn. Các cơ chế về thiên văn học như lỗ đen chỉ đuợc mặc định, chưa chứng minh hoàn toàn.
    5. Ngành nào chẳng vậy.
    6. Cachep hơi sơ hở trong việc trình bày rồi.
    7. Vậy các bài toàn kinh tế dự đoán tuơng lai thì có tính chất thế nào hả cachep.
    Nói chung cái gì cũng có tính chất cá nhân xen vào bác cachep à. Bài viết này có lẽ sử dụng để tranh luận thì rất hay về triết học.
    Thân
    Tức nước vỡ bờ
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    :) Chán cho các bác. Vào đây chỉ mong cái gì đó ăn sẵn cho các bác thôi, thực sự đây là suy nghĩ thực dụng, có thể là hậu quả của cuộc sống gấp công nghiệp.
    Mình muốn chỉ ra ở đây cho bạn tầm quan trọng của việc hiểu rõ đối tượng có ý nghĩa và mối liên hệ nào tới việc tác động vào đối tượng để có lợi cho mục đích nào đó. Và từ mối liên hệ khăng khít đó bạn sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của khoa học và học thuật.
    Mình chưa nói đến mục đích và nguồn lực của bạn ra sao có ảnh hưởng sống còn đến lời khuyên về 1 phương pháp hành động tốt - điều này lại chưa ai biết rõ, thậm chí chính bạn có thể cũng không mô tả đúng. Cái quan trọng là chúng ta sẽ đón nhận gì ở Học thuật chứ chưa nói đến Triết học. Tôi sẽ viết 1 bài khác để nói về ý nghĩa của Triết học với cuộc sống, bạn chỉ cần nhớ lại bài học về giá trị Phương pháp của nó.
    Nói về chuyện làm, chỉ dẫn cách làm thì có rất nhiều mức:
    - Cách làm cụ thể bắt nguồn từ kinh nghiệm
    - Cách làm cụ thể bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học: nghiên cứu ứng dụng & nghiên cứu triển khai
    - Cách làm trừu tượng hay còn gọi là phương pháp của ngành
    - Cách làm được dẫn dắt, hướng dẫn từ phương pháp luận đa ngành hoặc của triết học...
    Chỉ dẫn cho một cách làm đúng, đi đến thành công và có thể tin cậy thường bắt nguồn từ Khoa học ?" nghiên cứu ứng dụng - vận dụng các quy luật phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để tìm giải pháp áp dụng vào sản xuất. Nó sẽ trả lời loại câu hỏi dạng như: Làm thế nào để dùng cái .... vào việc có ích ? hoặc Làm thế thế nào để dùng cái ... vào việc ...?
    Một dạng tính chất công việc khác của Khoa học là Nghiên cứu cơ bản lại chỉ là nghiên cứu về bản chất của đối tượng để nâng cao nhận thức, nắm bắt tổng thể vấn đề chưa có hoặc chưa đưa ra ý nghĩa ứng dụng hay tác động vào vấn đề cụ thể nào. Nó sẽ trả lời câu hỏi loại như: Cái ... là gì? Cái ... có đặc điểm gì và bản chất là gì? ...
    Lấy ví dụ cụ thể cho đỡ trừu tượng nhé:
    Nếu cái X nào đó là cái hố sâu cách bạn 10 m hoặc là cái bếp ga hay là một quả bom nguyên tử thì bạn sẽ làm gì với chúng? Nếu X là người yêu của bạn hoặc có thể là kẻ thù nào đó đang muốn ra tay với bạn thì bạn sẽ quan hệ, xử lý ra sao? Phức tạp hơn nếu có một cách suy nghĩ đúng cho 1 số tình huống hoặc một lý thuyết đúng đắn thì bạn sẽ áp dụng chăng?...
    Bạn sẽ thấy nhận thức được đúng đối tượng mình đang gặp, đang đọc, đang tiếp xúc... có bản chất là gì hay thuộc một nhóm đối tượng nào bạn biết rõ thì bạn đã đi gần thành công hơn và lùi xa thất bại hơn.
    Bây giờ với tinh thần học thuật, một khẳng định X là Y ta còn có thể nghi vấn, để đào sâu hơn mức hiểu biết bằng cách đặt câu hỏi: X là Y có nghĩa X là cái gì? Cái gì là căn cứ để khẳng định X là Y? Nếu người khác nói X là Z thì liệu có đúng không? Tác động vào X như ta từng tác động vào Y thì có đạt được kết quả tương tự không ?
    Bây giờ tôi quay lại lấy ví dụ cho câu bạn đã nói:
    Triết học có là khoa học không thì đâu có gì là quan trọng ? Đó đơn thuần chỉ là một định nghĩa thôi .
    Vấn đề không đơn giản. Ví dụ như nếu triết học không là khoa học thì ta có thể phải thay biển hiệu và những quan niệm như Viện Triết học thuộc Viện khoa học, Triết gia không ăn lương khoa học, sẽ không có Tiến sĩ khoa học triết học...
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình mới mào đầu thôi một dẫn dắt thôi, để phục vụ các bạn hiểu triết học rõ hơn và để mình nắm được mức hiểu về triết học của các bạn ra sao mà!
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình trong topics này sẽ dần dần đưa ra và đóng vai nhiều quan điểm. Bây giờ mình đóng vai người đưa ra giả thiết về Triết học không phải là một khoa học để tranh luận với bạn !
    Mình nói là Triết học nói chung, còn bạn rất có thể chỉ nói về 1 xu hướng Triết học - duy vật của Mác. Liệu dùng tư liệu khoa học đã đủ để kết luật là công ngành khoa học chưa? Mác dùng phương pháp khoa học mà sao vẫn đưa ra những thứ như CNCS đến giờ chưa có căn cứ khoa học để thuyết phục rằng nó rồi sẽ diễn ra.
    Nếu mọi kết luận của Triết học là khoa học, tức là tính đúng đắn và tin cậy cao, thì vì sao tranh luận, cãi nhau Triết học không ngớt? Lẽ nào luận đề của Triết học bấp bênh đến vậy?
    Nhưng thậm chí cái gọi là phạm trù trên cùng của các dòng Triết học cũng mâu thuẫn nhau, đá nhau... đến như mỗi cái là xây dựng riêng cái nền tảng cho chính mình. Mỗi triết học đều có cái riêng và đều không có cái chúng nào thống trị về quan điẻm nền.
    Đúng, khoa học khác gọi là giả thuyết tạm thời chờ chứng minh, không tìm được phản ví dụ thì vẫn để nó tạm thời và ngờ vực nó. Còn triết học thì đưa kết luận ngay chứ không còn ở trạng thái giả thuyết tạm thời !
    Mỗi vấn đề Triết học thường do một vài cá nhân khám phá và đưa ra cách giải quyết riêng, ít có cái chung với kết luận của người khác.
    Đâu có, ngôn ngữ toán học, ngôn ngữ hoá học, ngôn ngữ của nhà vật lý là các thuật ngữ, các hệ thống ký hiệu có tính chuẩn hoá cao. Còn Triết học thì chỉ riêng ý thức, vật chất... mà mỗi dòng triết học mỗi kiểu quy ước. Triết gia nói chuyện với nhau biết dùng từ điển gì cho đủ?
    Chỉ là vận dụng kết quả của khoa học. Dự đoán tương lai như vậy có thể đảm bảo mức độ gần với thực tế sau này nhiều hơn mà thôi. Việc tính toán sẽ không chỉ ra nên chọn loại kết quả nào cho tốt được !
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào cachep, tạm thời nếu nó mới là dẫn đề thì bác tiếp tục đi. Em sẽ xem xét và tranh luận sau, chứ tranh luận bây giờ nó ko phù hợp và ko đạt đuợc hiệu quả cao như có thể đuợc. (còn nếu bác thích thì cứ bảo em, ta tranh luận ngay cũng đuợc.)
    Em sẽ ghi nhớ quan điểm mới của bác và tranh luận khi mà bác đã đưa ra các vấn đề bác đề cập.
    Luôn tiện nói bác là cách dẫn dắt nguợc, tức là phủ định hoàn toàn rồi dẫn dắt nó lại vẫn đề khoa học cũng là một cách nghiên cứu hay. Trong lịch sử thì có Galileo đã xử dụng trong cuộc chiến với thần quyền.
    Tức nước vỡ bờ
  8. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Thế thì cá chép phải định nghĩa khoa học là gì đã chứ ?
    Đang tự nhiên hỏi khơi khơi triết học có phải khoa học hay không ? Nghĩa là muốn lấy khoa học để định nghĩa cho cho triết học . Toàn là các khái niệm trừu tượng cả thì phải có một khái niệm nào làm tiên đề đã thì mới giả nhời được chứ ?
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình đã định nghĩa khoa học và công nghệ khá nhiều ở các bài viết cũ. Về khoa học thì thế giới và chúng ta đã định nghĩa khá rõ ràng và thống nhất.
    - Khoa học: là hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan tạo ra hệ thống chân lý về thế giới. Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các khái niệm, giả thuyết, học thuyết, nguyên lý...
    Khoa học không những mô tả, giải thích thế giới mà còn nhằm tới mục đích cải tạo thế giới.
    - Tri thức khoa học: là hệ thống tri thức có được thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học về quy luật của vật chất, sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
    Tri thức khoa học là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hoá thành cơ sở lý thuyết và các liên hệ bản chất.
    - Hoạt động nghiên cứu khoa học: là loại hoạt động được vạch sẵn theo mục đích xác định và tiến hành theo các phương pháp khoa học để đảm bảo độ tin cậy và phản ánh chân thực hiện thực khách quan.
    - Khái niệm khoa học và nhận thức khoa học: Để phân biệt nó với khái niệm thông thường và nhận thức thông thường-kinh nghiệm --> mời bạn xem thêm ở mục :
    http://www.ttvnol.com/forum/t_243364/1a?0.9322916
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 28/09/2003
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Triết học cũng như bất kỳ một lý luận nào chỉ có thể chuyển thành khoa học khi nó đạt đến sự kết hợp hữu cơ các phán đoán đánh giá chủ quan của nó với tư duy khoa học cho phép phản ánh tương ứng hiện thực trong hình thức các quy luật chung nhất. Phương pháp tư duy phải bao gồm lôgic hình thức và lôgic biện chứng.
    Nếu ta nhìn lại lịch sử triết học thì có thể thấy triết học là đa dạng, phức tạp, thường xuyên biến đổi và có sự thâm nhập trao đổi qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác: khoa học, nghệ thuật, mỹ học, tôn giáo? Chúng ta chỉ có thể nói đến mối quan hệ qua lại giữa khoa học và triết học chứ không thể đồng nhất chúng với nhau.
    Nếu ta đã nhận thức được triết học không phải là khoa học thì nó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng giáo điều trong triết học, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do, sáng tạo của tri thức triết học. Ngoài phương diện về nhận thức luận và lôgic học ra, triết học còn chứa đựng cả phương diện đánh giá mang tính cá nhân. Giá trị học thể hiện vai trò của tác giả trong việc biện minh và tiếp nhận các quan điểm, các hệ thống triết học này hay khác.
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 28/09/2003

Chia sẻ trang này