1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triết học có phải là một khoa học không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 25/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Một góc nhìn độc đáo khác như sau: tính khoa học luôn gắn kết với sự nghi ngờ. Ở chỗ nào nghi ngờ biến mất, ở đó sự tìm kiếm khoa học sẽ kết thúc. Bởi thế nhà triết học thể hiện như một nhà khoa học chân chính khi nghi ngờ tính khoa học của triết học.
    Có thể nhìn một cách biện chứng thì ?oTriết học vừa là khoa học và vừa không là khoa học?. Triết học là một sự hỗn tạp, nó cần thiết để cân bằng giữa khoa học và không khoa học, bởi nhiệm vụ của nó là gỡ bỏ cái ranh giới ấy !
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm ngược lại thì coi Triết học là khoa học và chính Mác và Ăngen đã đặt cơ sở cho triết học khoa học bằng nhận thức duy vật lịch sử. ?oNhận thức duy vật quá trình lịch sử làm cho triết học của chủ nghĩa Mác trở thành một khoa học chân chính?.
    Triết học có mặt ở trong các tư tưởng bao trùm cả thời đại và sẽ là phi lý khi giả định nó bước qua thời đại ngày nay, cái thời đại mà ở đó tính duy lý khoa học được xem xét như chỉ số của tinh thần. Vậy thời đại của chúng ta phải có triết học mang tính khoa học.
    Chúng ta có thói quen coi khoa học là những tri thức phổ biến, khách quan và không mang tính cá nhân. Nhưng đồng nhất tính khoa học với tính phổ biến, chúng ta cũng có thể phủ nhận tính khoa học với các khoa học về hệ thống đang phát triển chừng nào mỗi hệ thống như thế là đơn nhất và tuân theo những quy luật hoạt động và phát triển đặc thù của riêng mình. Chúng ta cũng không thể nào phủ nhận dấy ấn của cá nhân, người sáng tạo trọng các hệ thống triết học.
    Khi nói rằng thực tiễn lịch sử xã hội là tiêu chuẩn khách quan của tính chân lý trong khoa học và triết hcj thì cần hiểu thực tiễn trong tính chỉnh thể và sự phát triển của nó.
    Tính chân lý là cần thiết nhưng vẫn là tiêu chuẩn chưa đầy đủ của tính khoa học. ?oVật lý học hiện đại đã chỉ ra rằng khoa học luôn chứa đựng cả nhân tố chủ quan. Tri thức của khoa học tự nhiên cũng không thoát khỏi quan hệ đánh giá, dù rằng ở đây quan hệ này giữ vai trò nhỏ hơn trong các khoa học xã hội và triết học?
    Vậy, triết học thuộc về kiểu khoa học khác mà chỉ bắt đầu được chúng ta suy nghĩ và cho đến nay chưa hiểu đến cùng. Khoa học kiểu này là khoa học về các khách thể mang tính cá biệt... Mục đích của triết học là mong muốn hài hoà thế giới tinh thần của cá nhân với thế giới bên ngoài, là sự tìm kiếm phương thức hài hoà này,,,,
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Khi chúng ta coi triết học không phải là triết học, việc còn lại là chúng ta xem xét mối quan hệ giữa chúng với nhau. Có quan điểm cho rằng đó là loại quan hệ chủ thể - khách thể đối lập nhau.
    Vật lý, hoá học? thể hiện nhân tố đối lập giữa chủ thể và khách thể, sự nhận thức của chúng tất yếu phải loại trừ cái chủ thể trong tri thức. Ngược lại, dù có những sự khác nhau, các học thuyết triết học đều thể hiện nhân tố đồng nhất chủ thể và khác thể.
    ?oThế giới nhập vào trong cấu trúc của tự ý thức với tư cách là khách thể của chính sự đồng nhất của ý thức?. Bởi thế trong sự nhìn nhận triết học, thế giới gắn bó bên trong với ý thức, cùng với nó tạo nên một chính thể duy nhất thể hiện sự thống nhất bên trong của con người và tự nhiên. Chỉnh thể này tạo nên nội dung của khái niệm tồn tại. Với tư cách là nhân tố của chỉnh thể này, thế giới là đối tượng nhận thức của triết học.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Một ý kiến khác trung hoà quan điểm về quan hệ giữa triết học với khoa học và quan điểm coi triết học là khoa học như sau:
    Từ lâu chúng ta có thói quen xem xét triết học dưới 2 dạng tồn tại của nó: như một hình thái ý thức xã hội và như một khoa học.
    Vậy nên chúng ta chuyển sang tìm hiểu mối quan hệ giữa khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác nhau, trong đó có triết học.
    Khoa học có thể lấy bất kỳ hiện tượng nào đó của hiện thực vật chất hay tinh thần thành đối tượng nghiên cứu của mình. Nó nghiên cứu những vấn đề đạo đức, thẩm mỹ và những vấn đề khác của xã hội thuộc về lĩnh vực tinh thần. Nó nghiên cứu cả chính quá trình sáng tạo khoa học nghĩa là nghiên cứu cả chính bản thân mình.
    Vậy thì cớ gì nó không nghiên cứu những vấn đề triết học trong đó có những vấn đề thuộc về thế giới quan. Ngay đến đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo có phải là khoa học đâu. Nhưng điều đó đâu có phủ nhận sự tồn tại của đạo đức học, mỹ học và thần học? Nhưng khác với các khoa học này, khoa học triết học không có mọt cái tên chuyên biệt để phân biệt nó với triết học như một hình thái ý thức xã hội và là đối tượng nghiên cứu của nó. Bởi lẽ sự hình thành triết học như một khoa học theo thời gian gần như trùng với sự hình thành triết học với tư cách một hình thái ý thức xã hội. Vì thế khoa học triết học không có tên riêng và trộn với hình thái ý thức xã hội tương ứng. Nó cũng giải thích vì sao từ lâu người ta đồng nhất Khoa học với Triết học.
    Sự khác biệt có thể phân biệt là hình thái triết học của ý thức xã hội chính là sự hướng ra ngoài, là quá trình thấu hiểu của triết học về thế giới ?" thế giới quan. Còn khoa học triết học - đó là sự phản tư triết học hướng đến bản thân mình (đến thế giới quan) hoàn thành vai trò phương pháp luận và là ?osự tự nhận thức? của xã hội.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề nảy sinh khi tôi viết chương I của cuốn sách về Triết học.
    Tôi không chú ý trực diện đến triết học là gì, khoa học là gì, mối quan hệ giữa triết học và khoa học ra sao bởi chúng sẽ còn biến đổi theo thời gian.
    Khởi thuỷ triết học ở phương Tây có ý nghĩa là yêu thích sự thông thái. Ở phương Đông sự thông thái thể hiện ở 3 giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Như vậy, khoa học luôn có mặt trong triết học và gắn với mối liên hệ với các phương diện khác và tồn tại chỉ trong tổng thể.
    Chân - Thiện - Mỹ cũng là 3 động lực, 3 véctơ đinh hướng văn hoá, nhờ đó xã hội phát triển, xã hội thông qua các cá nhân phát biểu các luận điểm, lý luận phục vụ cho toàn thể nhân loại, dân tộc về những điều quan trọng nhất gắn liền với sự tồn tại và phát triển. Triết học coi là sự phản tư, sự suy ngẫm về văn hoá của dân tộc, của nhân loại ở mỗi thời đại của mình. Đúng như Mác từng nói "Triết học, đó là linh hồn sống động của Văn hoá"
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  6. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Anh bạn này chắc chỉ đọc Marx , nên ảnh hưởng khá nhiều tư tuởng của Mác.
    Vậy thì ta cứ định nghĩa thê nào là Triết Học cho gọn nhể ? Tại sao lại cần phải lấy Khoa Học làm chuẩn ? Ngoài ra cũng cần phải hiểu triết học theo nhiều trường phái khác nhau để thấy rằng tuy khác nhau, nhưng chí lớn của thiên hạ cũng gập nhau ở những điểm chung.
    Nếu phương Tây hiểu Triết Học như là sự ?o ham hiểu biết ?o thì ở phương Đông, Khổng Tử cũng quan niệm ?o Hiếu học cận hồ tri ?o nghĩa là Ham học gần với sự hiểu biết. Như vậy, Nho học cũng quan niệm hiếu học gần với Philosophie của Hy Lạp cổ đại.
    Vả lại nếu chiết tự ra thì chữ Triết " gốc ở chữ Thủ ?<( cái Tay), cùng chữ Cân -( xét rõ ) và chữ Khẩu口( cái miệng) , hội ý là Phân Tích , thì ở Kinh Thi, cuốn sách tối cổ của văn minh Trung Hoa, Thuợng Thư, thiên Hồng Phạm có câu : Minh Tác Triết ( Sáng làm ra Khôn Biết );
    Tri nhân tắc triết ( Biết người là Khôn Biết ),
    Tri vi viết Minh Triết ( Biết đấy là Minh Triết )
    Vậy gốc chữ Triết Học của Trung Hoa cổ đại cũng phù hợp với ý nghĩa gốc chữ Philosophie của Âu Tây.
    Còn đối với Ấn Độ thì tất cả các tư tưởng đều bắt nguồn từ Veda, sản phẩm của dân Arien.
    Khi mới du nhập vào Ấn Độ, Veda có nghĩa là Khoa Học, Thánh Giáo, Thiêng Liêng ....là Minh Tri. Mục đích của sự tu học của Phật Giáo là ra khỏi sự Vô Minh ( Avidya) để đến cõi Giác ( Vidya), tức là cũng bắt nguồn từ chữ Veda ( Thấy ) vậy.
    Nhà Đạo Học có uy tín nhất của Ấn Độ cổ điển là Cankara bắt đầu trình bầy hệ thống triết học Vedanta bằng sự phê phán lý trí . Ong định nghĩa cho sự ?o nhầm lẫn, trùm lớp ?o ( Surimposition) cái Bản Ngã vào cái Phi Ngã, đẻ ra tất cả sự lầm lạc biểu thị của Vô Minh ( Avidya) . Mục đích của hệ thống triết học Vedanta là chấm dứt sự Vô Minh bằng cách vạch ra sự Ngộ Nhận : ?o Giác Mê Khải Ngộ? ( Tỉnh Mê Mở sự Biết ) ( Kinh Thiên Thai Trí Khải ).
    Vậy nếu xét nghĩa gốc của Triết Học là sự Tìm Chân Lý, thì Đông phương với Trung Hoa và Ấn Độ cũng có những ý tưởng chung với Hy Lạp và có trước Hy Lạp. Vì những tư tưởng này đã khởi phát từ 2000 năm trước công nguyên. Ngay cả chữ Métaphisique, theo Paul Masson Oursel, một nhà Ấn Độ học người Pháp đã so sánh, đối chiếu như sau :
    ?oNghĩa gốc của chữ Métaphisique ( Siêu Hình Học) nghĩa là cái tình cờ đến sau Vật Lý, không phải ngụ ý là cuốn sách vật lý học thứ 2, như ở trường hợp của Aristote, mà là suy tư vượt qua giới hạn vật lý, như về sau người ta đã hiểu rộng ra. Lạ thay sự thành lập có vẻ bất thuờng của một chữ mới để chỉ định một sự thực đã cũ ở thời Aristote, triết học đầu tiên, lại cũng thấy có sự tương tự trong danh từ Phật học. Các nhà sưu tầm, chú thích kinh điển, thêm vào những kinh sách nói về VINYA : Luật và về những điều kiện của hiện hữu kinh nghiệm DHARMA : Pháp , một số kinh sách cùng loại với kinh cũ đặt tên là ABHIDHAMA : Luận, nghĩa ?oDharma tiếp theo? nhưng rồi nghĩa này biến thành chữ ABHIDHARMA, sớm có ý nghĩa là ?osuy nghĩ vượt qua giới hạn DHARMA: Pháp ?? Sự biến chuyển ở Âu và ở Á châu từ nghĩa đen sang nghĩa bóng, nghĩa rộng, nhân với uy tín của cái Hiền Học VIDYA. Minh Triết khám phá nguyên bản của Hiện Tượng ở cái gì khác với Hiện Tượng. Một đằng thì « l?Têtre en tant qu?Têtre » ( Thực thể xét ở thực thể ) , một đằng thì cái gì không có sắc tướng ORUPA, được coi trọng hơn hết cả các hình tướng RUPA?
    ( Trích P. Masson Oursel ?" Philosophie Comparée )
    Như thế Triết Học xét về mục đích là Khoa Học trên cả Khoa Học, triết Học có thể là một Siêu Khoa Học khi nó vượt xa hơn Khoa Học về tầm nhận thức. Triết Học là cuộc phiêu lưu lớn nhát của Trí Tuệ loài Người . Triết Học vươn đến những ranh giới của Nhận Thức và thậm chí nó còn có tham vọng vượt ra ngoài giới hạn của Nhận Thức, nơi mà Khoa Học bó tay hoặc ít nhất cũng không quan tâm đến ....
  7. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Bắt chước bác yuyu "chiết tự" chữ Philosophy:
    Philo = philos (Greek) = theo đuổi
    Sophy = sophos (Greek) = khôn ngoan
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ như chúng ta đang có 1 tranh luận mang tính Học thuật tốt. Mình đã đưa ra mệnh đề Triết học chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ là khoa học cả. Nếu vậy thì việc đồng nhất Triết học với Khoa học cần xem xét lại.
    Mệnh đề này đưa ra không xuất phát từ chuyện mình có phải là "con mọt" CN Mác không? Đề nghị không ngộ nhận điều này nhé! Giá được viết tự do về nó mình sẽ viết về ưu nhược điểm cho mà coi
    Mình đã đưa ra những lý do cho mệnh đề nói trên.
    Quan điểm về Triết học là gì mỗi thời, mỗi dòng triết học mỗi khác, có thể phân tích từ lịch sử của nó. Các bạn cũng đã lấy căn nguyên của thuật ngữ Triết học, quan điểm của 1 dòng Triết học để đồng thuận với mệnh đề của mình. Như vậy các bạn tìm dẫn chứng khác mà thôi.
    Liệu có lý do gì, cách nhìn gì coi Triết học là ngành khoa học chăng ?
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  9. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi cách hiểu triết học là một ngành khoa học giúp ta tiếp cận chân lý phổ biến là đúng nhất. Các ngành khoa học khác giúp ta tiếp cận những chân lý đặc thù tức là các kiến thức khoa học chuyên ngành còn triết học giúp ta tiếp cận với chân lý mang tính phổ quát. Tuy vậy thực ra triết học còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác là vạch ra con đường mang tính tổng quát cho các ngành khoa học khác tức là vừa có tính định hướng vừa có tác dụng như chất xúc tác khơi nguồn sáng tạo cho các nhà khoa học chuyên ngành. Chính vì vậy nhà triết học cần có kiến thức về các ngành khoa học khác bên cạnh phương pháp tư duy trừu tượng của triết học.
    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 21:03 ngày 29/09/2003
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vậy là chúng ta xong hiệp 1, ngắn gọn tranh luận về Triết học & Khoa học. Xin mời làm chén rượu hãy
    Có 2 xu hướng suy nghĩ trong chúng ta như sau:
    1.Của CaChep1, YuYu: Quan điểm coi không nên đồng nhất Triết học với khoa học; Triết học vừa là khoa học lại vừa không là khoa học.
    Nếu đã vậy chúng ta tiếp theo là đưa ra dẫn chứng minh hoạ cho cái Không khoa học của Triết học; Và quan trọng hơn là chúng ta làm thật rõ Mối quan hệ giữa Triết học và Các khoa học là gì? Chúng biểu hiện ra sao trong triết học?
    2. Của CaChep2, LuuThuy, Daovh: Quan điểm coi Triết học là khoa học (có lẽ từ giai đoạn có CN Marx). Khi đó Triết học dựa trên các thành tựu của khoa học hiện đại. Triết học tổng quát hoá, khái quát hoá kiến thức khoa học; vừa là tổng kết mang tính phổ quát, vừa định hướng và cung cấp phương pháp cho khoa học phát triển.
    Nếu đã vậy thì chúng ta cần đưa tiếp dẫn chứng minh hoạ cho cái thành tựu khoa học nào đó được đưa vào Triết học ra sao? Lý thuyết, khái niệm khoa học được vận dụng lại và thể hiện ntn?
    Bà con có ý kiến gì cho tổng kết hiệp thứ nhất này thì cho CaChep biết!
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!

Chia sẻ trang này