1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triết học có phải là một khoa học không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 25/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Thành thật xin lỗi bác cachep, em viết bài thứ nhất khi có thời gian rỗi, bây giờ thì lại có nhiều vịêc quá. Mong bác thứ lỗi.
    Em sẽ đọc kĩ topic và trả lời sau, vào thời điểm hợp lý nhất.
    Thân ái.
    Tức nước vỡ bờ
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào cachep, hôm nay có thời gian rảnh rỗi xin tiếp tục tiếp chiêu với bác.
    Về vấn đề phản đề:"Triết học có phải là khoa học hay ko" là một phản đề rất hay. Vì qua đó nó sẽ bắt chúng ta phải lật lại vấn đề, ko thể nào lúc nào cũng coi là vấn đề đó hoàn toàn hiển nhiên được.
    Ta lấy một ví dụ đơn giản:"1+1=2" đây là định lý đầu tiên của Toán học và nó là khởi nguồn cho các phép toán sau này. Nhưng điều đó đã được chúng ta công nhận trên tư cách là một học sinh, còn trên thực tế thì phép cộng này đã được các nhà khoa học chứng minh qua nhiều lý thuyết phức tạp mà lý thuyết số học cơ bản ko thể tự chứng minh được.
    Vậy triết học cũng vậy, nó là một ngành khoa học mang theo đúng ý nghĩa của nó. Tức là nó cũng có các tiên đề, nó cũng có phản đề, nó cũng được chứng minh,.... Bản thân nó cũng có các mâu thuẫn ở các tiên đề cơ bản mà bản thân nó ko thể tự giải quyết được như việc dự đoán nhiều khi chỉ là dự đoán trong khi kết quả lại khác hẳn....
    Việc định nghĩa triết học có phải là khoa học ko đòi hỏi phải có một trình độ cao về triết học, từ đó người ta mới có thể chứng minh các định lý ban đâu của nó mà ban đâu người ta tưởng rằng là ko thể chứng minh được.
    Tức nước vỡ bờ
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Ta tiếp tục vấn đề tranh luận triết học có phải là khoa học hay ko nhé? Tất nhiên là trên tinh thần là, đặt các 7 vấn đề cơ bản của bác ban đầu làm tiền đề cho một ngành khoa học nhé.
    Triết học của Marx là triết học hiện đại, còn em cũng đề cập đến các hệ thống triết học khác. Theo quan điểm của em thì các hệ thống triết học của Aristot, Archimet?. chỉ mới hình thành các luận điểm triết học, và dần dần chuyển biến thành hệ thống triết học hoàn chỉnh qua các thời kì sau. Do đó nó cũng trải qua nhiều hình thái khác nhau. Từ hình thức khoa học đơn sơ như kinh nghiệm(cúng giống trong các khoa học khác là nhất nước nhì phân tam cần tứ giống), rồi trải qua các giai đoạn khác nhau, dần dần mới hình thành ra những hệ thống triết học có tính chất khoa học. Như vậy, ko có nghĩa rằng triết học ban đầu là khoa học mà là phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh.
    Bản thân nhiều tiền đề triết học đã bị phủ nhận và thay bằng hệ thống triết học khác, ví dụ như hệ thống xã hội khoa học ko tưởng của các nhà triết học trước Marx đã ko thành công, tuy nhiên nó đã hình thành một số tiền đề cho một hệ thống triết học sau này thích hợp hơn ví dụ như việc làm 8h mỗi ngày, trả công thích ứng?..
    Vấn đề của CNCS của Marx xin ko bình luận.
    Quay lại so sánh một ngành khoa học là sinh học, vấn đề đơn giản đặt ra, thuỷ tổ loài người là từ đâu cũng có một giai đoạn trải qua nhiều tranh cãi, ban đầu là từ chúa sáng tạo, rồi từ loài chim,?. để rồi nhận được một cái kết quả ko đẹp lắm từ con khỉ. Như vậy rõ ràng sinh học cũng giống triết học
    Hì hì, lý thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud, Thuyết tương đối hẹp của Einstein liệu ko gây tranh cãi ko? Hiện ngay giờ vấn đề tồn tại hằng số của vũ trụ của học thuyết Einstein cũng chưa được chứng minh rõ ràng?..
    Lý thuyết Sinh học đưa ra 3,4 mô hình về quá trình phiên mã và dịch mã?. Ngay cả các vấn đề xã hội bây giờ như giáo dục ở VN cũng đã thống nhất ý kiến đâu?
    Kết luận của các hội thiên văn là có lỗ đen và họ tính toán vị trí các lỗ đen, nhưng chưa bao giờ thấy họ coi đó là giả thuyết tạm thời cả.
    Theo quan điểm của em thì mỗi hệ thống khoa học coi một số tiên đề là chắc chắn ko chứng minh mà công nhận. Có thể nói một số kết luận của triết học là các tiên đề của chính nó.
    Ko hoàn toàn, một hệ thống triết học có hai ba người khai sáng và những người theo sau thì tiếp tục tìm hiểu và mở rộng.
    Bác cho em cái ví dụ, hay là bác nghĩ là như thế. Nói đơn cử một cái ví dụ là bác xem trên SGK, sách đại học?. về định nghĩa một vài khái niệm cơ bản của sinh học xem, đảm bảo là bác thấy khác hẳn nhau.
    Hì hì, dĩ bất biến ứng vạn biến. Thế thôi.
    Tức nước vỡ bờ
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Hihi, tham gia thảo luận tiếp!
    Vậy ngầm định hiểu ở đây của bạn là Triết học tiến dần tới Khoa học. Có thật thế không? Từ nay Triết học đồng nhất với Khoa học ư?
    Cái mình nói ở đây là tranh cãi cả ở cái lẽ ra là ở mức nền tảng của 1 chuyên ngành. Còn thuyết hay học thuyết khoa học ở thời điểm ban đầu bao giờ cũng có những phản biện của nó.
    Nếu thế thì nên coi Triết học gần Thần thoại hơn là Khoa học bởi đa số được công nhận chứ không chứng minh.
    Không, ý mình nói đến sự kế thừa của các dòng Triết học so với nền tảng toàn ngành kia.
    Các khái niệm khoa học nó tự hoàn thiện dần, dẫu sao thuật ngữ đã đặt thành từ vựng để dùng chung cho các nhà khoa học. Còn triết học thì mỗi xu hướng có thể đưa ra 1 hệ thuật ngữ của mình, chẳng trùng với bất cứ xu hướng nào khác. Mà nếu có trùng thì hỡi ôi toàn đả phá lại định nghĩa của khái niệm ban đầu.
    Đoạn này mình muốn diễn giải rằng việc dựa trên kết quả khoa học, đưa ra giải pháp thay đổi tự nhiên hoặc XH để tốt đẹp hơn - phần này là kỹ thuật là công nghệ hay công nghệ thay đổi XH. Nó rất tuỳ thuộc vào những giá trị ưu tiên lựa chọn, nó không còn khách quan như khoa học được nữa...
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!

Chia sẻ trang này