1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triết học,logic và ngụy biện

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi farmer, 28/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Triết học,logic và ngụy biện

    Trước kia, lúc mạng TTVN chưa bị vấn đề "ậy", có một bài viết rất hay trên box nào đó mang tên "Văn hóa ngụy biện", không hiểu vì sao bây giờ bài đó đã biến mất.

    Box Vật lý ngày nay đang có khuynh hướng ngả sang các vấn đề thuộc Vật Lý hiện đại, nơi mà nhiều hiện tượng tự nhiên vẫn chưa được khám phá hết. Đó là mảnh đất màu mỡ cho các giả thuyết sinh sôi nảy nở. Một vài giả thuyết trong số đó xuất phát từ sự nghiên cứu kỹ lưỡng và tư duy nghiêm túc, số đông xuất phát từ một vài kết quả thí nghiệm chưa chắc chắn, suy luận mơ hồ, thiếu căn cứ. Tệ hơn, một số giả thuyết hoàn toàn không có giá trị khoa học mà chỉ là công cụ để thực hiện một mục đích ngoài khoa học nào đó.

    Chính vì vậy, người học Vật Lý cần tự trang bị cho mình kiến thức về Triết học, logic và vấn đề ngụy biện càng nhiều càng tốt nhằm phân biệt rõ giữa các học thuyết đứng đắn và các tà thuyết. Không chỉ chúng ta, những người còn non kém kiến thức, mới xiêu lòng trước các tà thuyết mà ngay cả những tên tuổi lớn trong giới khoa học cũng đã nhiều phen lúng túng.

    Triết học và logic không phải là bộ môn dễ tiếp thu, nhưng việc trang bị kiến thức về nó là cần thiết đối với người học Vật Lý. Triết học có thể coi là tiền thân, là cha đẻ của bộ môn Vật Lý. Thời Newton, tên gọi "Vật Lý" chưa ra đời, người ta gọi bộ môn này là "Triết học của Tự Nhiên".

    Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nêu lên những thắc mắc và chia sẻ những hiểu biết của mình về Triết học, logic và ngụy biện, trên tinh thần học hỏi lẫn nhau và khám phá tự nhiên như các học trò của Socrate ngày xưa. Chúng ta cũng sẽ kể cho nhau nghe về những học thuyết, giả thuyết, tà thuyết đã từng đi qua lịch sử khoa học để cùng nhau học hỏi.

    Chủ đề hấp dẫn này đang chờ sự đóng góp của các bạn

    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  2. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Quyển sách nổi tiếng của Newton có tên là "Những nguyên lý toán học và triết học tự nhiên" nói về các khái niện Vật lý cổ điển, và quan niệm và được định lượng thế nào. Chỉ biết quyển này nổi tiếng được nhìn thấy bìa nhiều rồi nhưng chưa bao h được đọc bao h. Bác nào có biết giới thiệu cho mọi người biết với.
  3. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn nó không thể hay và đầy đủ như sách bây giờ được => tìm đọc làm gì.
    For the good of the game
  4. dudannho2

    dudannho2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    sách ngày xưa đôi khi hay hơn bi giờ nhiều
    dzig thế
    tìm mà đọc điiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
    du-dan-nho-2
  5. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Vật chất và vận động

    Phạm vi nghiên cứu của bộ môn Vật Lý rất rộng, nó còn có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác. Tuy nhiên, đôi lúc chính vì vậy mà người ta "lấn sân" sang các lĩnh vực hoàn toàn không thuộc Vật Lý. Bộ môn Vật Lý, nói chung, chỉ nghiên cứu những gì trong thế giới Vật Chất.
    Triết học hiện đại định nghĩa rằng: Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan (độc lập với ý thức của con người) và con người có thể nhận biết được.
    Theo định nghĩa này thì thế giới vật chất rất rộng, nó bao gồm vũ trụ, các thiên thể, đất, nước, sông ngòi, núi non, nhà cửa, các vật thể, các phân tử, nguyên tử, các hạt, các trường v.v...
    Đặc điểm thứ nhất của vật chất là tính khách quan, độc lập với ý thức chủ quan của con người. Theo đặc điểm này, thì cảm xúc, thái độ của con người, các quan hệ xã hội v.v.. không thuộc phạm vi vật chất.
    Đặc điểm thứ hai của vật chất là tính có thể nhận biết được bởi con người. Nhận biết ở đây có thể bằng các giác quan hay bằng các công cụ khác. Ví dụ như ta có thể nhận biết trường điện từ bằng điện nghiêm. Trường điện từ cũng là vật chất. Người ta thường hay tranh cãi nhau về sự hiện diện của Thượng Đế, tuy nhiên không có phương tiện nào để nhận biết sự hiện diện của Thượng Đế cả, nên Thượng Đế không được kể vào khái niệm vật chất.
    Sự vận động là bất kỳ sự thay đổi nào của vật chất. Vật chất có rất nhiều kiểu vận động, vận động cơ học, vận động hóa học v.v... Sự vận động là tính chất vốn có của vật chất, gắn liền với vật chất. Không có vật chất nào không vận động.
    Một trong những định luật tổng quát nhất của tự nhiên là định luật vĩnh cửu của vật chất và chuyển động. Định luật phát biểu rằng không có dạng vật chất nào và không có hình thức vận động nào sinh ra từ hư vô và chuyển hóa thành hư vô
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  6. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Còn phi vật chất thì sao ,VL cũng nghiên cứu đấy chứ
    For the good of the game
  7. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Không Vật Lý không nghiên cứu phi vật chất nhưng nghiên cứu phản vật chất ! vấn đề này cũng rất hay sao không thấy ai đề cập từ lúc CLB thành lập đến giờ nhỉ ???
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Quái, Vật lý có nghiên cứu phi vật chất nữa à?
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  9. anh_xach_nuoc

    anh_xach_nuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    gởi bác farmer. Cái gì là phi vật chất? cái này nằm trong cách hiểu của mỗi người ( hay gọi là cái định nghĩa về vật chất của cuốn sách mà bác trích dẫn)
    tính nhận biết bởi con người của vật chất ( trích từ bài viết trước của bác farmer) Cá nhân tôi không không tán thành chuyện này. Xin được không đưa ra lời giải thích ( các bác có thể phản bác lại lập luận này một cách dễ dàng)
    Bài viết này theo tôi tuổi thọ đã khá cao và không còn chính sát trong thời điểm hiện nay nữa.
    Bác slums đề cập về phản vật chất ( chủ đề rất hay) nhưng có một số trở ngại nhỏ, (cá nhân tôi nghĩ) bản dịch của vnexpress có rất nhiều thiếu sót
    ta sẽ đề cậpkĩ hơn trong lần tới
    Tiện đây tôi muốn lập một sơ đồ về vật lí hiện đại cho mọi nguo7ìtiện tham khảo, không biết có nhận được sự hổ trợ của ai không?
    blue]
    Ngon như bánh trán tương[/blue][/size=4]
  10. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Bác làm đi, em có thể giúp bác về phần Luợng Tử được. Có gì liên lạc nhé
    *******************************
    We Real Cool
    We Left School
    We Lurk Late
    We Strike Straight
    We Sing Sin
    We Thin Gin
    We Jazz June
    We Die Soon

Chia sẻ trang này