1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triết Học phương Tây sẽ đi về đâu ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yuyu, 31/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Triết Học phương Tây sẽ đi về đâu ?

    Thế kỷ 20 là một trong những thế kỷ có nhiều biến động nhất trong lịch sử nhân loại.
    Phương Tây với sức phát triển năng động, thăng hoa từ những tư tưởng của Kỷ Nguyên Ánh Sáng đã bắt đầu biết đến những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
    Hai cuộc đại chiến đẫm máu, những cuộc diệt chủng và những cuộc đày ải con người một cách qui mô chưa từng có. Những cuộc cách mạng long trời lở đất, sự tan rã của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và những ý thức hệ Toàn Trị , độc đoán, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, sự xung đột giữa các nến văn hoá, ý thức hệ, tôn gíáo, tín ngưỡng v.v?
    Cùng với sự tiến bộ phi thường của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sự bùng nổ của các khuynh hướng, trào lưu , chủ nghĩa trong các lĩnh vực nghệ thuật, văn hoá, tư tưởng, triết học .vv?Đã làm cho bộ mặt nhân loại của thế kỷ 20 có những sắc thái vô cùng đa dạng. Nhưng nổi bật hơn hết vẫn là những cuộc khủng hoảng . Tư tưởng, triết học phương Tây sẽ đi về đâu trong bối cảnh khủng hoảng toàn diện này ?
    1. Khủng hoảng của Chủ nghĩa Duy Lý :
    Người ta có thể định nghĩa chủ nghĩa Duy Lý Cổ Điển như đã được thiết lập bởi René Descartes (1596-1650), Baruch de Spinoza ( 1632-1677)và Gottfried Wilhem Leibniz( 1646-1716), bằng 2 mệnh đề sau :
    1/ Chỉ với Lý Trí của mình, con người có thể đạt đến sự hiểu biết khách quan hoàn hảo về tự nhiên.
    2/ Sự hiểu biết này hình thành một hệ thống suy diễn theo đó người ta có thể gắn liền vào phút chót tất cả các phát minh, khám phá mới ( Khẳng định tính Khả Tri của Thế Giới ).
    Chính trên cơ sở này mà khoa học từ thế kỷ 17 đến 19 đã có những bước tiến bộ ngoạn mục. không ngừng hoàn thiện các công nghệ và kỹ thuật.
    Các cuộc tranh luận triết học về khoa học luôn đưa đến một không khí lạc quan sảng khoái : Trí Tuệ con người đã chinh phục tự nhiên và không gì có thể ngăn cản họ nữa trên bước đường tiến đến sự Toàn Thắng. Người ta thấy ở đó một sự cả tin vào chủ nghĩa Thực Chứng theo đó, nhân loại dường như từ nay cứ vững bước tiến lên với sự trưởng thành của mình ( Thời đại Thực Chứng của Auguste Compte(1798-1857 ).
    Nhưng vào đầu thế kỷ 20, khoa học đã bắt đầu biết đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, được cụ thể hoá bởi Thuyết Tương Đối của Albert Einstein (1879-1955) và những phát triển bước đầu của Cơ Học Lượng Tử. Ngay từ 1905 Einstein đã khẳng định, chúng ta chỉ có thể hiểu được thế giới bao quanh ta nếu ta biết kết hợp người quan sát như là một bộ phận gắn liền vào cái thế giới mà anh ta mô tả. Những số đo không gian và thời gian chỉ có tính chất tương đối và phụ thuộc vào trạng thái và sự chuyển động của chính đương sự. Hai sự kiện có thể được nhận thấy là xảy ra cùng một lúc đối với những người này, nhưng lại lệch nhau đối với những người khác?.Không có không gian và thời gian tuỵêt đối. Trong khi đó Cơ Học Lượng Tử giáng cho học thuyết Xác Định một đòn không gượng dậy nổi. Trên thực tế, Max Planck(1858-1947) ngay từ 1900 khi đưa ra Thuyết Lượng Tử đã đánh dấu sự khởi đầu một cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại, bắt buộc vật lý Hạ Nguyên Tử từ nay phải nói đến tính chất Bấp Bênh và Vô Định.
    Theo « Nguyên Lý Không Chắc Chắn » được Werner Heisenberg( 1901-1976) công bố năm 1927 thì không thể xác định được những đại lượng tương tác như vị trí và vận tốc của một Hạt Cơ Bản của vật chất ( tỷ như électron chẳng hạn). Kể từ đó, Vật Lý Học phải từ bỏ một trong những đặc quyền lâu đời nhất của nó là khả năng tiên đoán một cách chắc chắn sự vận động tương lai của vật thể.
    Như vậy, trong những năm đầu thế kỷ 20, khoa học đã mất đi khá nhiều ảo tưởng : Ảo tưởng về sự Khách Quan, về quan hệ Nhân Quả, về sự Hoàn Chỉnh và thậm chí cả về tính Hiện Thực của những đối tượng mà nó nói đến v.v?
    Lĩnh vực hoạt động của khoa học đã bị di chuyển và con người từ nay cũng là một phần trong đó. Nhà bác học với sự mù quáng riêng của mình, chìm đắm trong thế giới mà họ mô tả. Chính sự chìm đắm này đã làm nảy sinh một cuộc đối thoại mới giữa con người và tự nhiên - một cuộc đối thoại mà trong đó mỗi bên chấp nhận sự tự do, tự phát và lịch sử của nhau. Trong cuộc đối thoại cởi mở, đa dạng và phức hợp này, một số nhà tư tưởng có ý định mô tả lại ,thậm chí khởi đầu lại triết học.

    2. Khủng hoảng nhận thức :
    Thế kỷ 20 thức sự bắt đầu sau Đệ Nhất Thế Chiến , một cuộc đại chiến làm rung chuyển cựu lục địa và góp phần tăng tốc sự biến chuyển lịch sử và kinh tế, và cũng làm thay đổi cách tư duy và tồn tại. Châu Âu được thấy những sự đảo lộn nghiêm trọng về xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị cũng như tư tưởng và số phận của nó cũng ngày càng trở nên bất định. Cách mạng tháng 10 Nga không mở ra một kỷ nguyên mới như nhiều người nhầm tưởng, trái lại , nó tiếp tục khẳng định sự khủng hoảng của chủ nghĩa Lý Tưởng và tinh thần Duy Lý vốn bắt nguồn từ thời đại Ánh Sáng, bùng lên trong thế kỷ 19, tàn lụi trong thế kỷ 20 ...và tiếp tục chứng minh sự Bất Định trong việc nhận thức chiều hướng phát triển của Thế Giới...
    Cuộc đại chiến đã làm trung tâm kinh tế thế giới chuyển từ châu Âu sang Hoa Kỳ và sự thống trị của châu Âu từ nay đã cáo chung. Chính trong bối cảnh một châu Âu đã suy yếu mà Edmund Husserl ( 1859 - 1938 )đã làm cho mọi người hiểu thông điệp của ông nhằm cứu châu Âu đang rơi vào sự khủng hoảng ý nghĩa và tình trạng suy thoái.

    3. Khủng hoảng của chủ thể : Kỷ nguyên của sự hoài nghi.
    Một cuộc khủng hoảng về chủ thể rất sâu sắc đã ghi dấu tất cả sự nhạy cảm của thế kỷ 20 : Đặc biết là sau Friedrich Nietzche ( 1844-1900), Sigmund Freud ( 1856 - 1939)đã phá bỏ tất cả những khái niệm chủ thể cổ điển. Ông đưa ra hình ảnh hiện đại của con nguời đã tự lừa dối chính mình và là nạn nhân của những lý do Vô Thức. Trong khi theo truyền thống cổ điển, trung thành với Descartes, đã định nghĩa con người là một chủ thể có tư tưởng và tự hiểu chính mình, thì Freud đã khẳng định rằng chủ thể là một cái gì khác với cái mà con người nắm giữ : những hình ảnh rõ ràng của ý thức, nhiều khi chỉ là những ảo ảnh. Ngay khi đó, con người không còn là chủ thể của chính mình nữa và lý trí mất vai trò trọng tài có khả năng đè nén những cảm xúc và dục vọng. Ở đây Tâm Lý Học đã lột mặt nạ bản chất chủ thể và hướng trọng tâm nghiên cứu từ Chủ Thể Tư Duy ( Cogito) sang Vô Thức và sự Ức Chế Sinh Lý.
    4. Cuộc khủng hoảng của sư Hợp Lý và Phi Lý :
    Cuộc khủng hoảng Lý Trí không hề suy giảm. Trước hết nó phát sinh trong lĩnh vực khoa học, như Toán và Vật Lý : Sự Hợp Lý của Toán Học đã đụng vào những giới hạn và phơi bầy sự bất lực trong việc chứng minh tính không mâu thuẫn của một hệ thống bằng việc sử dụng chính những yếu tố nội hàm của hệ thống này. Kurt Gödel ( 1906-1978) đã đưa ra định lý Bất Toàn vào năm 1931, chứng minh rằng có tồn tại những sự thật riêng không thể quyết định được, tức là người ta không thể chứng minh nó đúng hay nó sai. Chân lý bị ngưng đọng với những định lý này và bị đồng hoá với những chứng minh logic. Như vậy Đức Tin bắt đầu toả bóng xuống không gian toán học.
    Tính Hợp Lý của Vật Lý cũng bắt đầu có sự đảo lộn. Chủ Nghĩa Xác Định một trong những nguyên lý chủ đạo của Khoa Học đã thấy sự Tương Đối. Cơ Học Lượng Tử, thành lập Vật Lý hiện đại từ nay biết đến khả năng xác xuất của tính Hợp Lý.
    Cuộc khủng hoảng về tính Hợp Lý cũng xảy ra trong lĩnh vực Văn Hoá và Triết Học.
    Trong khi Henri Bergson ( 1859 - 1941)nhấn mạnh sự giới hạn của Lý Trí và qui vai trò chủ đạo trong những tư duy Triết Học cho Trực Giác thì chủ nghĩa Siêu Thực ráng phá vỡ những khuôn khổ của Lý Trí và nhấn mạnh hơn nữa sức mạnh huyền bí của trí Tưởng Tượng và giấc Mộng.
    Lý Lẽ trở nên quá chật hẹp và bị xoá nhoà trước cánh cửa của Chiêm Bao : Je rêve, donc je suis ! ( Tôi Mơ, vậy là tôi tồn tại).
    André Breton( 1896 -1966) và Louis Aragon (1897-1982)đã khai mở khu vườn cho những niềm tin Phi Lý.
    Tất nhiên, riêng đối với Husserl vẫn gắn chặt với nhưng công việc bất tận nghiên cứu về sự Hợp Lý và với những biện pháp giải quyết khủng hoảng tư tưởng châu Âu cũng như lý thuyết lịch sử và chính trị.
    Không chỉ sự Hợp Lý bị đặt ra những vấn đề cơ bản sâu sắc mà sự Phi Lý cũng trở nên một từ chủ đạo trong tư tưởng thế kỷ 20. Jean Paul Sartre(1905-1980) Ngay từ những năm 30 đã làm lộ ra tính chất Phi Lý trong trong sự tồn tại của nhân loại. Sự tồn tại này vượt ra ngoài mọi sự Hợp Lý và không có sự suy diễn nào sẽ được chứng minh. « Tất cả mọi tồn tại sinh ra một cách Vô Lý, chìm đắm trong sự yếu đuối và chết bởi sự ngẫu nhiên » ( Sartre, La Nausée - Buồn Nôn ).
    Trên thực tế, sự Phi Lý ám ảnh toàn bộ thế kỷ 20 và sẽ tiếp tục trong thiên niên kỷ thứ 3 : Chính con người được nhào nặn trong sự hỗn độn, thậm chí điên rồ. Đó là điều mà chúng ta phát hiện trong tất cả bộ môn Nhân Loại Học của thời đại chúng ta. Phải chăng Homo Sapiens - Người Thông Minh ?" Không phải đồng thời là Homo Demens - Người Điên ?
    ( còn tiếp )

  2. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn yuyu!
    buddha__vn rất mong được đọc phần tiếp theo của bài viết này!
    Ba chấm như sao sáng!Móc ngang tợ trăng tà!Đọa sa hay thành Phật!Cũng từ đó mà ra!
  3. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    5. Chủ nghĩa Nhân Bản, Tự Do đi đôi với Trách Nhiệm :
    Vịệc ý thức được sự Phi Lý, dĩ nhiên không có nghĩa nhất thiết phải từ bỏ nó, nhưng là ý thức được việc con người phải tự hoàn thiện mình : Trước hết Con Người không là gì cả. Nó phải tự xây dựng số phận và tự tạo ra những giá trị cho mình đồng thời tự chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với chính mình. Sự « buồn nôn » đối với hiện thực cho phép Con Người đi xa hơn và đưa ra những dự phóng về tương lai. Đó chính là ý nghĩa của chủ nghĩa Hiện Sinh Vô Thần của Sartre và Beauvoir. Chủ nghĩa Nhân Bản này đặt Con Người vào vị trí chúa tể của vạn vật cùng tất cả sự Tự Do của mình cùng với giá trị cơ bản duy nhất ở mọi chiều kích . Không thể định nghĩa được, cũng không thể khắc phục được trong mọi phạm trù, Con Người không có gì khác hơn phải làm, đó là khởi hành từ Hư Vô.
    6. Sự suy tàn cuả những thần tượng :
    Ngày nay tất cả những học thuyết tổng hợp ngoạn mục có tính chất định đoạt tri thức, kể từ Platon đến Hegel, dường như đã tạm thời biết mất. Những hệ thống hoàn chỉnh cũng bộc lộ rõ những khiếm khuyết. Mặt khác, công cụ tuyệt đối của lý trí con nguời ?" Phép Biện Chứng cũng như tính toàn bộ và thống nhất của lịch sử cũng vỡ vụn. ?Thật là nghịch lý, vào thời đại Toàn Cầu Hoá, khi nhiều triết gia lớn của lịch sử, sinh nhầm thế kỷ, bị coi như lỗi thời, lại được thay thế bởi sự tôn sùng nhân quyền. Năm 1807 Hegel viết : « Sự Thật là Tất Cả ». Nhưng chúng ta còn rẩt xa Chân Lý. Ngay cả Lý Trí đã từ lâu được thần thánh hoá coi như cội nguồn ánh sáng để hiểu biết thế giới khách quan, nhưng nay cũng bị hạ bệ và chấp nhận tính giới hạn, bất trắc và tương đối của mình. Sự suy tàn của những thần tượng này, đánh dấu một sự quay trở lại những giá trị Đạo Đức trên diễn đàn Tư Tưởng phương Tây. Người ta bắt đầu nói đến khái niệm Minh Triết Thực Hành, như một tư duy triết học mới rút tỉa được qua những bài học của một thế kỷ đầy bi kịch.
    7. Những triết gia lớn từ Freud đến Sartre và Merleau-Ponty :
    Trong khi Freud vẽ ra con đường của Vô Thức và sự Hoài Nghi Bản Thể, thì Alain (Émile Chartier 1868-1951) và Sartre , những nhà tư tưởng thuộc trường phái Descartes, từ chối khái niệm Vô Thức. Đối với Sartre, Con Người có thể che dấu cái xấu xa mà hắn ta có, chẳng hạn cái Ác Ý, nhưng đó thực ra không phải Vô Thức. ( Tư tưởng trong L?TÊtre et le Néant - Tồn tại và Hư Vô, và sau này trong Question de méthode et L?TIdiot de la famile ?"Vấn đề phương pháp và sự ngu ngốc của gia đình (1971-72)
    Tư tưởng của Sartre được gọi là Hiện Sinh Vô Thần, trong đó sự Ngẫu Nhiên làm cho con người tự do trong hành động, nhưng phải chịu tránh nhiệm về tất cả và trước tất cả về những hành động của mình.
    Đối lập với Sartre và Beauvoir, học thuyết của Heidegger bác bỏ tất cả humanisme, và cho rằng chính sự huyền bí của Tồn Tại mới là những yếu tố cơ bản dưới mắt họ. Trong khi đó Marleau-Ponty( 1908-1961) bảo vệ quan điểm cho rằng, Con Người chỉ là Con Người, chừng nào nó tự bộc lộ bản thể , cội nguồn của tất cả sự tồn tại.
    Ludwig Wittgenstein ( 1889-1951) thì cho rằng triết học không có chút gì gần với khoa học tự nhiên mà chỉ là phương cách làm sáng rõ logic của tư duy và nhận thức là một trò chơi của ngôn ngữ.
    Triết học của Bergson nhấn mạnh sự giới hạn của Lý Trí : Phương pháp triết học thật sự là Trực Giác. Khác xa với những tư tưởng chống Duy Lý, Husserl lại ưu tiên cho Lý Trí con người và vẫn kỳ vọng vào sự cứu rỗi của Lý Trí đối với tư tưởng phương Tây.
    Đối lập với những khái niệm cố định vê Lý Trí, Gaston Bachelard (1884-1962) nghĩ đến Khoa Học và Một Tư Duy Mới về Khoa Học làm sao có thể khắc phục những trở ngại của ảo ảnh vô thức và sức ỳ tâm lý để cho tư tưởng được trong sáng và khách quan.
    Cuối cùng Đạo Đức, vốn chưa bao giờ vắng mặt trên diễn đàn đã hồi phục mạnh mẽ ngay từ sau thời kỳ chiến tranh. Đối với Alain, vốn là một nhà đạo đức học, vì mình , con người sẽ phải xây dựng lại đạo đức bằng ý nguyện và sự lao động của mình. Sartre cũng đã viết nhiều về chủ đề Đạo Đức trong « Cahier pour une morale »(1947) và trong đó ông cũng nêu ý nguyện thành lập một nền Đạo Đức.
    Trong xã hội đương đại của chúng ta ngày nay, thụân lợi cho tất cả các hình thức của chủ nghĩa Cá Nhân, Đạo Đức là một đòi hỏi cấp bách. Vì thế Hannah Arendt (1906-1975) đã làm nổi bật những cơ chế trong hệ thống toàn trị và phân tích những điều kiện của Con Người Hiện Đại, trong nền dân chủ có điều kiện để tiến bộ trong « cuộc sống tinh thần » và cho phép thế giới bấp bênh của Con Người phát triển. Bà đã chỉ ra rằng nếu thiếu sự coi trọng đạo đức, thế giới có thể sẽ đi đến huỷ diệt.
    8. Kết luận :
    Trong một thế giới đang có chiều hướng tan rã như thời đại chúng ta, triết học không còn như một hệ thống tổng hợp, mà như một nỗ lực để suy nghĩ và tư duy về một Lý Trí và Khoa Học không chắc chắn - cái mà từ nay sẽ là phần của chúng ta, đó cũng còn là ý định nhắm thành lập một nền Minh Triết tỉnh táo, tránh xa những hệ qui chiếu Tuyệt Đối và những nến tảng lỗi thời. Thời đại chúng ta đang trong một tình trạng Bất Định Cấp Tiến. Đó là sự Bất Định mà Niezsche gọi là khúc dạo đầu của Siêu Nhân và nhiệm vụ của triết học sẽ phải hiểu và xây dựng lý thuyết về nó.
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Xác định và bất định
    (Trich Bài viết của Phạm Việt Hưng đăng trên báo Văn nghệ trẻ Xuân Giáp Thân 2004)
    1- Luật chơi của khoa học là cái xác định:
    Trước khi cơ học lượng tử ra đời, tất cả những gì dính dáng đến khoa học đều là xác định: khoa học là tập hợp những nhận thức của loài người về thế giới tự nhiên và sự nhận thức đó phải được thể hiện dưới dạng những định luật chính xác, rõ ràng. Mức độ chính xác, rõ ràng của một lĩnh vực nhận thức nói lên chất lượng khoa học cao hay thấp của lĩnh vực nhận thức đó. Toán học được coi là có chất lượng khoa học cao nhất, vì lý lẽ của nó được coi là chính xác rõ ràng nhất. Do đó, mức độ áp dụng toán học trong mỗi lĩnh vực khoa học cụ thể cũng được nhiều người coi là thước đo chất lượng khoa học của lĩnh vực đó. Chẳng hạn, chất lượng khoa học của vật lý được coi là chỉ đứng sau toán thôi, và không biết tự bao giờ, trong tâm lý của nhiều người đã hình thành thứ tự chất lượng khoa học như sau:
    toán, vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế...
    Tất nhiên, bạn có thể không tán thành cách sắp xếp thứ tự đó nếu bạn không lấy toán học làm thước đo chất lượng khoa học. Mặt khác, tuỳ theo sự phát triển của mỗi lĩnh vực trong mỗi thời kỳ, thứ tự sắp xếp trên có thể thay đổi. Chẳng hạn, có khả năng, chất lượng khoa học của kinh tế học sẽ vượt hoá học và sinh học, vì kinh tế học hiện đại ngày càng phải sử dụng nhiều công cụ toán học phức tạp. Nhưng trong mọi trường hợp, các nhà Toán học luôn được an ủi bởi sự suy tôn của người đời rằng: "Toán học là ông hoàng của các loại khoa học."
    Một số người sùng bái sự thước đo khoa học đến mức tuyên bố rằng: sinh học trước Mendel không phải là một khoa học, bởi vì toán học chỉ có mặt trong các sinh học kể từ các nghiên cứu di truyền của Mendel mà thôi.
    Karl Marx cũng nhấn mạnh đến vai trò của toán học trong các khoa học. Bộ Tư bản của ông được coi là cột mốc đánh dấu thời điểm kinh tế học trở thành khoa học, bởi vì đó là lần đầu tiên, các qui luật kinhtế đượcphát biểu mô tả một cách định lượng. Tuy nhiên, phải đợi đến vài chục năm gần đây các giải Nô ben về khoa học mới được trao cho các nhà kinh tế học. Phải chăng vì đến lúc đó, kinh tế học mới sử dụng nhiều đến phân tích toán học?
    Một số người không công nhận Kinh dịch là một khoa học thực sự, vì các nguyên lý của nó không được định lượng bằng các công thức chính xác của toán học. Một số nhà khoa học đã cố gắng toán học hoá Kinh dịch, nhưng có vẻ như, công trình của họ không được đông đảo các nhà khoa học chú ý. Phải chăng vì những trình bày toán học đó không đủ thuyết phục? Một số người khác nói rằng ý đồ toán học hoá Kinh dịch là không tưởng, xuất phát từ chỗ không hiểu bản chất các tư tưởng Phương Đông.
    Gần gũi hơn, tư tưởng về cái xác định trong khoa học có thể thấy nhan nhản trong môn toán của học sinh phổ thông. Các em thường xuyên phải tìm "tập xác định" của các hàm số mà các em phải đối mặt. Toán học của các em không chấp nhận phép chia cho số 0, vì kết quả vô nghĩa, hoặc bất định. Toán học rất "sợ" cái bất định!
    Trong thiên văn học cũng vậy, người ta không thể chấp nhận những lý thuyết đưa ra tiên đoán kiểu "nước đôi". Thí dụ, đến ngày giờ nhất định nào đó, một hành tinh nhất định nào đó sẽ phải xuất hiện tại một vị trí nhất định nào đó trên bầu trời. Các lý thuyết thiên văn, phải tiên đoán được được chính xác vị trí đó, thay vì tiên đoán nó sẽ ở đây, hoặc sẽ ở kia. Trên thực tế, thiên văn học thế kỷ 19 đã đạt được nhiều lỳ tích tiên đoán như thế, làm cho mọi ngưòi vừa khâm phục, vừa tin tưởng tuyệt đối vào khoa học. Từ đó, Pierre Laplace mới đưa ra lý thuyết nói rằng nếu biết trước trật tự vũ trụ tại một thời điểm nhất định, ông sẽ có thể tiên đoán được chính xác trật tự vũ trụ tại bất cứ một thời điểm nào khác. Lý thuyết này được gọi là chủ nghĩa tất định Laplace( Laplace''s determinism). Mọi tính toán của lý thuyết này đều dựa trên các định luật cơ học của Newton - một khoa học về chuyển động và tương tác giữa các vật thể trong không gian dưới dạng những công thức toán học chính xác. Tất nhiên, những tiên đoán của Laplace phải dựa trên một giả thiết cơ bản cho rằng những định luật ràng buộc vũ trụ hôm nay sẽ mãi mãi đúng, nói cách khác, các định luật vũ trụ là bất biến - vũ trụ bị ràng buộc bởi các định luật xác định. Vì thể, chỉ nghĩa tất định Laplace, thực chất là sự phát triển tư tưởng xác định trong khoa học đạt tới đỉnh cao mà thôi. Tuy nhiên, nếu muốn nói đến đỉnh cao nhất của tư tưởng này, phải nói tới Albert Einstein.
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    2- Chúa không chơi trò xúc xắc
    Năm 1921, trong dịp đầu tiên đến thăm nước Mỹ, khi nghe thấy tiếng đồn rằng người ta đã khám phá ra sự tồn tại của ether, Einstein lập tức phản ứng bằng câu nói bất hủ: Chúa rất khôn ngoan tinh tế, nhưng Ngài không ranh mãnh. Lý do vì nếu quả thật có ehther thì thuyết tương đối đặc biệt của ông sẽ sụp đổ. Chẳng bao lâu sau, ông đưa ra tuyên ngôn tương tụ, nhưng còn bất hủ hơn:
    " Chúa không chơi trò xúc xắc"( God not plays dice), để chống lại nguyên lý bất định của cơ học lượng tử.
    Vâng, nếu con xúc xắc là biểu tượng của cuộc đỏ đen, may ruit, bất định, thì Chúa của Einstein không chơi trò xúc xắc! Chúa của ông là Đấng Sáng Tạo vũ trụ, người ban hành ra những định luật xác định buộc tất thảy những gì hiện hữu trong vũ trụ phải tuân theo. Nhiều lúc ông gọi Chúa của mình là "Ông Cụ" ( The Old One) và khát vọng cháy bỏng trong tâm can của ông là hiều được ý nghĩ của "Ông Cụ" như chính ông thường nói ra trên cửa miệng, tức là khám phá ra những định luật xác định thống trị một phần hay toàn bộ vũ trụ!
    Thiên tài có một không hai của ông đã giúp ông thoả mãn một phần khát vọng đó: hàng loạt những khám phá vĩ đại đó đã đưa ông lên vị trí một trong những bộ óc thông minh nhất của nhân loại, nhân vật số 1 của thế kỷ 20. Ông là con người của huyền thoại.
    Tất cả những khám phá của ông đều thể hiện rõ tính xác đinh của của các định luật tự nhiên, kể cả Thuyết tương đối đặc biệt (1905) lẫn Thuyết tương đối tổng quát (1916). Trong một vài tài liệu, tôi thấy có người trình bày Thuyết tương đối của Einstein như là một cái gì đó bất định của Tự nhiên. Đó là một nhầm lẫn lớn, vì thuyết tương đối là một lý thuyết xác định: nó cho phép tiên đoán chính xác các hiện tượng thiên văn, vũ trụ. Sự chính xác trong các tiên đoán đạt tới mức kinh ngạc, điển hình như tiên đoán vị trí của các ngôi sao ở gần mặt trời trên bản đồ thiên văn trong các kỳ nhật thực, để từ đó xác định được chính xác độ lệch của tia sáng khi nó đi ngang qua gần mặt trời.
    Trong khoa học, nếu coi tư tưởng xác định là cổ điển, tư tuởng bất định là hiện đại, thì Einstein là con người cổ điển bậc nhất, bảo thủ bậc nhất, mặc dù ông luôn là biểu tượng vĩ đại nhất của tư tưởng cách mạng trong khoa học. Trong suốt cuộc đời, kể cả trước lúc ra đim không bao giờ ông công nhận nguyên lý bất định của thuyết cơ học lượng tử.
    Einstein là người ngoan cố và tự ái quá chăng? Không, trong đời, đã có lúc ông phạm sai lầm trong học thuật, nhưng khi nhận thấy mình sai, ông đã khảng khái công bố trên báo chí rằng ông đã sai (trường hợp tranh luận với Friedman về vũ trụ dãn nở). Nhưng với nguyên lý bất định, không bao giờ ông cho rằng mình sai. Theo ông, nguyên lý này chỉ thể hiện sự bất lực của khoa học trong việc khám phá ra những qui luật xác định trong thế giới lượng tử thôi.
    Nguyên lý bất định đại khái nói rằng bạn không thể nào tiên đoán được chính xác vị trí của một hạt cơ bản tại một thời điểm cho trước, giống như các nhà thiên văn tiên đoán chính xác vị trí của một ngôi sao tại một thời điểm cho trước. Bạn chí có thể tiên đoán điều đó theo một xác xuất nào đó mà thôi. Einstein không đồng ý điều đó. Theo ông, nếu vật lý không tiên đoán được chính xác kết quả, thì không phải bản chất bất định của Thế giới lượng tử mà chỉ vì vật lý chưa làm tròn "bổn phận" của mình mà thôi. Ông cố gắng bịa ra rất nhiều ví dụ tưởng tượng để chứng minh nguyên lý bất định sai. Nhưng không may cho ông, Niels Bohr, người bảo vệ khổng lồ của nguyên lý bất định, đã "ăn miếng trả miếng" đâu ra đấy mỗi khi Einstein tung ra các thí nghiệm tưởng tượng của mình. Trong nhiều cuộc "tranh hùng " giữa hai nhân vật thiên tài này, nói chung Einstein thua, nhưng ông chỉ coi đó là cái thua tạm thời. Ông vẫn quyết phục thù. Rất tiếc ông đã ra đi trong khi chưa khuất phục được trường phái bất định. Nhưng lịch sử cho đến nay cũng chưa dám tuyên bố dứt khoát Einstein sai, mặc dù cơ học lượng tử liên tục đạt được những chiến công vang dội, thu phục được hầu hết trái tim và khối óc các nhà vật lý. Thật vậy, tư tưởng Einstein không chết, bằng chứng là vẫn có những trường phái hiện nay ủng hộ Einstein, tìm cách chứng minh nguyên lý bất định sai. Chẳng hạn, nhiêu nhà vật lý cho rằng cái gọi là bất định đó thực ra chỉ là hiện tượng rối lượng tử( quantum entanglement) mà thôi. Và hậu thế ngày nay tìm cách dàn hoà: kết hợp Thuyết tương đối tổng quát của Einstein(một lý thuyết mô tả những qui luật xác định của vũ trụ) với Cơ học lượng tử của Heisenberg (một lý thuyết mô tả tính bất định của thế giới lượng tử) thành một lý thuyết chung. Họ gọi lý thuyết kết hợp này là Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything).
    Nói theo ngôn ngữ triết học, thì sự hoà giải của hậu thế là đi tìm một sự kết hợp giữa hai cực đối lập. Nếu hai cực này chỉ là hai cực "trái ngược nhau" mà thôi, thì tuuyên bố của Niels Bohr có thể là gợi ý mở đường: " Trái ngược không có nghĩa là mâu thuẫn, chúng bổ sung cho nhau". Nhưng nếu hai cực này là hai cực mâu thuẫn với nhau, thì sự kết hợp là bất khả. Đông học nói: Âm Dương đối lập nhưng hài hoà trong Thái Cực. Phải chăng sự kết hợp của lý thuyết Einstein với lý thuyết Heisenberg chính là tham vọng biết được Thái Cực, tức là biết được Trời - Đất. Tham vọng này e có thái quá không?
    Trong khi tôi còn bán tín bán nghi, thì đùng một cái, một khám phá lớn gần đây được công bố rầm rộ trên báo chí, sách vở, internet đưa ra một tuyên ngôn trái ngược với tuyên ngôn của Einstein: " Chúa không chỉ chơi xúc xắc trong cơ học lượng tử, mà trong cả nền tảng của toán học!". Đó là tuyên ngôn của Gregory Chaitin, nhà toán học nổi tiếng của IBM.
    3- Số Ômêga và hiện thực ngẫu nhiên của Chaitin:
    Trong tháng 7 vùa qua, một Hội nghị Quốc tế về khoa học computer đã diễn ra tại Dijon, Pháp. Trong hội nghị này, một nhà khoa học Úc gốc Việt là giáo sư Kiều Tiến Dũng tại Đại học Swinburn, Melbourne, đã trình bày một khám phá mới của ông liên quan đến một có số kỳ lạ, gọi là số Omêga-. Mở đầu báo cáo, ông viết" Một trong những nghiên cứu gây ngạc nhiên nhất trong khoa học tính toán gần đây là sự khám phá ra số-, thông qua một nhánh của Lý thuyết thông tin thuật toán."
    Thật vậy, sự khám phá đã gây nên một cú sốc lớn trong giới khoa học, bởi lẽ cho thấy toán học không phải là một hệ thống xác định như nguời ta vẫn tưởng, mà hoá ra cũng chứa đựng tính ngẫu nhiên giống cơ học lượng tử. Vậy là gì?
    Đó là một con số do Gregory Chaitin tìm ra vài năm gần đây dựa trên việc phát triển định lý Godel và Sự Cố Treo Máy của Alan Turing. Godel khẳng định mọi hệ logic khép kín đều không đầy đủ( bất toàn), và trong toán học vẫn tồn tại những định lý đúng nhưng không thể chứng minh. Một biểu hiện cụ thể của Định Lý Bất Toàn là Sự Cố Treo Máy: không thể đoán trước một chương trình computer liệu có thể bị dừng lại hay chạy vòng quanh mãi hay không. Từ bài toán của Turing, Chaitin đặt vấn đề:
    Hãy tính xác xuất để một chương trình computer được chọn ngẫu nhiên trong số tất cả các chương trình có thể sẽ bị dứng là bao nhiêu. Ông gọi xác xuất đó là Ômega. Rõ ràng Ômêga tồn tại, vì trong thực tế, một chương trình có thể bị dừng, có thể không. Theo định nghĩa xác xuất, Ômega -, là một số thực lớn hơn 0, nhỏ hơn 1. Tuy nhiên, chúng ta không thể bao giờ biết nó cụ thể bằng bao nhiêu, vì theo Sự Cố Treo Máy của Turing, không thể đoán trước một chương trình có thể bị dừng hay không. Tóm lại, nó là một số có thật, hiện hữu, nhưng không thể tính được, hoặc không thể biết được. Đây là chuyện chưa từng có trong toán học. KHông tồn tại bất cứ thuật toán nào cho phép tính được các chữ số của Ômega. Nếu viết trong hệ nhị phân, sẽ là một dãy gồm toàn các số 0 và 1 kéo dài vô hạn. Nếu coi 0 tương ứng với đồng xu sấp, 1 tương ứng với đồng xu ngửa, lập tức bạn sẽ thấy không có thuật toán nào cho phép tiên đoán được kết quả của chuỗi "sấp/ngửa" vô hạn của Ômega.
    Từ đó, Chaitin đi đến 2 kết luận hết sức quan trọng:
    Một, trong toán học tồn tại những con số ngẫu nhiên không thể tính được(uncomputable), hoặc không thể biết được (unknowable). Kết luận này tương đương với kết luận của Godel: Trong toán học tồn tịa những định lý đúng, nhưng không thể chứng minh.
    Hai, vì những con số mang bản chất ngẫu nhiên không tính được là số thực, mà số thực là nền tảng của số học, tức là nền tảng của toán học, do đó tính ngẫu nhiên( randomness)nằm trong nền tảng của toàn bộ khoa học!
    Vì thế, không có gì để ngạc nhiên khi Chaitin đã gây nên một cú sốc trong thế giới khoa học lớn đến chừng nào. Tạp chí New Scientist cảnh báo: " Ông ấy(Chaitin) đã làm tiêu tan toán học bằng một con số duy nhất. Và đó chỉ mới là sự khởi đầu thôi.. Đây là một tin không tốt lanh đối với nhưng nhà vật lý đang mong muốn tìm ra sự mô tả đầy đủ và chính xác về vũ trụ. Toán là ngôn ngữ của vật lý, dó đó khám phá của Chaitin ngụ ý rằng không thể nào có một Lý Thuyết Về Mọi Thứ được."
    Nếu Chaitin đúng thì có nghĩa là không thể tồn tại một lý thuyết xác định của toàn vũ trụ, bởi vì vũ trụ mang tính ngẫu nhiên nhiều hơn là xác định. Thật vậy, theo Chaitin, những định lý, định luật mà khoa học đã khám phá được thực ra quá lắm cũng chỉ giống như những hòn đảo hoặc quần đảo ngoài biển khơi, trong khi cái ngẫu nhiên và bất định chính là biển cả mênh mông! Ở đây, bất ngờ, ta gặp lại tư tưởng của Laplace : "Những điều ta biết thật ít ỏi, những điều ta không biết thì mênh mông", mặc dù Laplace là tác giả của thuyết Tất Định Vũ Trụ.
    Trên một góc độ khác, kết luận của Chaitin hoàn toàn phù hợp với kết luận của Lý Thuyết Hỗn Độn( Theory of Chaos). Lý thuyết này nói rằng mức độ hỗn độn của vật chất trong vũ trụ càng tăng lên, trật tự ngày càng giảm đi (định luật Entropi). Vì thế, chẳng cần đến nguyên lý bất định của cơ học lượng tử cũng có thể thấy rằng nhiều hiện tượng vũ trụ sẽ không thể tiên đoán một cách xác định được.
    4- Kết
    Có thể cái xác định chỉ là những chân lý cục bộ mà thôi, trong khi cái bất định là chân lý toàn phần. Vì thể, ta chỉ có thể nhận biết được cái cục bộ, chứ không thể biết được chính xác cái toàn phần. Tham vọng biết chính xác cái toàn phần là bất khả. Nhưng đó là điều may mắn, vì nhờ thế cuộc sống mới đáng sống, bởi lẽ niềm hạnh phúc khám phá sẽ không bao giờ chết !
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  6. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Thật điên rồ. Tôi chưa đọc bất cứ cái gì điên rồ hơn cái này. Ai đó nói với tôi rằng toán học với tính logic tuyệt đối của mình lại có kẻ hở cho một biến số x nào đó mang tên đức tin thì thật không thể nào nghe thủng. Thế mà sau đó tôi lại đọc topic" xác định bất định" gì đó của dumb viết. Nghe cũng khủng khiếp không kém. Có lẽ nên gom 2 topic này lại với một cái tên của một cuốn sách tôi thấy ngoài nhà sách có tên: "Tư duy lại tương lai" với câu mở đầu: Tương lai không còn là sự tiếp theo của quá khứ.
    Tuy nhiên, trong bài toán về sự cố đứng máy còn nhiều điều phải bàn. Những chương trình phần mềm chắc chắn là một hệ thống logic hoàn chỉnh, nhưng không biết người ta có tính đến các yếu tố khác như sự ổn định của dòng điện, từ trường trái đất, bão mặt trời hay một lí do chết tiệt nào đó...Một UFO xuất hiện làm rối loạn dòng điện chẳng hạn. Chứ mk, Nghĩ kỹ lại thì tôi vẫn không tìn vào cái số omega bất định nào đó.
    Lâu lắm mới vào room nhưng các bạn làm tôi sợ quá. Tôi đã không đi lễ nhà thờ 5 năm nay mặc dù tôi có tên thánh là Giuse.
    Mong chúa tha tội cho con.
    The Gallery
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Hì hì, triết học luôn đưa ra những ý tuởng ban đầu tuờng chừng là điên rồ nhưng lại có lý.
    Thủng hay ko thủng là tuỳ Camis_ba, nhưng mà nếu ko đồng tình thì phản bác đi chứ. Chứ tôi thấy nó có nhiều tính hợp lý trong bài viết cùa yuyu và dumb lắm chứ.
    Tôi cũng đà đề nghị admin ghép topic rồi.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  8. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Phản bác à, tôi cũng thử xem sao.
    Trong các nội dung trình bày, những giá trị triết học vô thần, quy con người về với bản năng, rồi nhân quyền, chủ nghĩa "duy ngã" đều không thật sự đi đến đâu cả nếu như có một thiên thạch thật to rơi vào quả đất lúc này. Văn minh sẽ bị tiêu diệt thì còn nói gì đến con người, nhân quyền nữa. Và rồi cái tất nhiên là sự cầu viện đến thượng đế. Nói thế không có nghia rằng những triết học đó là vô giá trị. Tuy nhiên, có đúng nó là triết học không, hay chỉ là tâm lí học thuần túy. Riêng vấn đề huyền bí của tồn tại thì thật sự là sản phẩm của triết học.
    Sự phát triển triết học ở phương Tây à? Hãy cho tôi thấy một tác giả nào đó viết tác phẩm "chống Marx". Vì lịch sử triết học phương tây là lịch sử phê phán triết học. Tôi tin tưởng vào sự phản bác hơn. Những triết gia mà yu đưa ra dường như không làm được điều này mà chỉ đi sâu vào tâm lý học nhiều hơn và khai thác cái ngẫu nhiên.
    Sự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý mà tiêu biểu là sự sụp đổ của khách quan, nhân quả cuối cùng cũng đưa đến sự ngự trị của thần thánh. Nếu những ai vẫn đang bênh vực cho chủ nghĩa siêu thực, cho tinh thần và trí tưởng tượng của con người vậy hãy cho tôi hỏi: Có giấc mơ nào mà hình ảnh của nó không gắn liền với một cái gì tương tự có thật trên trái đất. Nhắc đến Freud với sự điều khiển của vô thức thì cũng không thể không nhắc tới tự kỷ ám thị, vậy cái nào điều khiển cái nào, lý trí hay vô thức. những cái như "tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại" hay "tôi mơ, nghĩa là tôi tồn tại" chỉ là một cách chơi chữ mà thôi. Giả sử như bây giờ, tôi bị đông cứng ở nhiệt độ -160, tôi đã chết lâm sàng, chẳng còn mơ hay tư duy gì nữa cả, có ai cho rằng tôi không còn tồn tại không. Vậy thì đến 100 năm sau khi tôi "xả đông" ra sân chơi đá banh, đến bán bar cua gái, vậy những kẻ nói tôi không còn tồn tại liệu đang đứng ở đâu trên trái đất này hay đã nằm trong một cái hộp nào rồi. Khi nói đến tư duy mới để khắc phục những trở ngại vô thức và sức ỳ tâm lý để cho tư tưởng trong sáng và khách quan chẳng khác nào viện dẫn đến lý tính con người cả. Còn nói triết học không liên quan gì đến khoa học tự nhiên, chỉ là phương cách làm sáng tỏ logic của tư duy và nhận thức là trò chơi của ngôn ngữ thì thật là cực đoan, siêu hình.
    Sự bành trướng của chủ nghĩa cá nhân là cái có thực. Bàn đến vai trò của luật pháp và đạo đức thì vẫn căng thẳng. Các hệ thống dân chủ có điều kiện dường như đang quay trở về với chủ nghĩa cộng sản.
    Về cơ bản, chủ nghĩa duy lý chỉ thực sự bị sụp đổ khi khoa học xác định cái bất định là có thực. Hay nói cách khác, người ta tìm được một định luật "khoa học" về cái ngẫu nhiên để nó không còn là một phạm trù nữa, một con số omega bất định có thực nào đó là tiên đề cho cái ngẫu nhiên. Dường như người ta đã chứng minh được điều đó. Nhưng tôi không tin.
    Khi nghi ngờ lý tính của toán học, chẳng khác nào nói rằng: đừng tin vào bất cứ cái gì cả. Nếu ai nói rằng, có những định lý không thể chứng minh, tôi không tin điều đó. Dĩ nhiên, bạn có thể hỏi tôi rằng: bạn có phải là nhà toán học không mà lại dám phản bác một kết luận của ông Godel, một nhà toán học lỗi lạc. Ồ, hỏi có lý lắm. Vậy tôi chỉ còn cách tự nhận mình là ngông cuồng. Mặc kệ, thử nói xem sao.
    Thiết nghĩ, đến tận bây giờ, sự nghiên cứu toán học cũng chưa phải đã đến được tận cùng giới hạn của nó, nên nói rằng, có những định lý đúng nhưng không thể chứng minh cũng có thể chỉ là phán đoán. Cho là chưa ai bác bỏ được "kết luận tạm thời" này đi chăng nữa thì không có nghĩa là nó không thể bị bác bỏ. Có một ví dụ này hay ho. Một nhà toán học vô danh khi còn sống đã viết ra một phương trình với dòng chữ "dễ dàng chứng minh" chú thích kế bên. Rồi bằng phương trình này, ông đã làm Cauchy, một nhà toán học lỗi lạc phải nhục nhã vì công trình toán học này có tên "những sai lầm không thể chấp nhận được của Cauchy". Đáng tiếc, ông ta chết trước khi Cauchy xem công trình này của ông vì Cauchy tự ái nghĩ rằng mình đang cầm một công trình của thằng điên. Nếu không phải thế, hẳn Cauchy đã đọc được một thư nhắn nằm ngay trong tập sách có chứa công trình viết tay ấy với nội dung đại khái là: Ngay sau khi tham khảo xong công trình này của tôi, nếu ông muốn, có thể đến địa chỉ của tôi để chúng ta có thể bàn luận. Sự thật là Cauchy đã đáp máy bay, qua đất nước của nhà toán học đến địa chỉ của ông để tìm kẻ thù thông thái của mình nhưng ông ta đã chết. Chết trong nghèo túng ở tuổi 26. Có một điều là, cho đến tận lúc mà tôi nghe được câu chuyện này, cách đây khoảng 5 năm, cái phương trình mà Alber (nếu tôi nhớ không lầm thì nhà toán học ấy tên là Alber) bảo là dễ dàng chứng minh đó vẫn chưa được chứng minh.
    Với câu chuyện ở trên, tôi vẫn nghĩ là đến một lúc nào đó, người ta sẽ chứng minh được những phương trình toán học đang là những vấn đề hóc búa. Vì bằng chứng là có những thứ ta chưa biết, đáng tiếc hơn nữa là có những tri thức vượt thời gian mà ta đánh mất như ví dụ vừa kể. Vậy cho rằng có những thứ bất khả tri rồi dán cho nó vào một mặt hột xí ngầu của chúa liệu có phải là quá chán nản.
    Trong ví dụ về cái sự cố đứng máy vi tính cũng vậy, cái cách chưng ra một con số omega bất định cũng còn quá nhiều sơ hở. Đó là một chứng minh không hoàn toàn mang tính toán học. Nó phải thông qua một trường vật lý là cái máy vi tính kia, và xét kỹ, trường vật lý này còn nằm trong một trường vật lý lớn hơn là từ trường trái đất.
    Vật lý học ngày nay cũng xác định rằng, kiến thức ta có được thật nhỏ nhoi. Các nhà khoa học cũng chỉ mới tìm được 10% vật chất của vũ trụ, còn 90% thì vẫn còn nằm trong bóng tối. Nếu nói tri thức có được từ thực chứng thì điều này có nghĩa, cũng chỉ mới có 10% tri thức được tìm ra. Với số liệu như vậy, sự hồi quy là chưa đủ vì còn thiếu quá nhiều mắc xích.
    Kết luận.
    Ngày nay, trước sự phức tạp và khó dự đoán của giới tự nhiên, người ta không còn nhắc đến những chân lý tuyệt đối mặc dù chúng có thật. Đó là vì hiểu biết của con người còn quá ít về giới tự nhiên. Nhắc đến chân lý tuyệt đối vào lúc này là ngạo mạn. Đã không còn các không gian tuyến tính. Những không gian phi tuyến là dễ chấp nhận hơn cho sự hội nhập-một xu hướng hiện tại. Đa dạng văn hóa là cái con người phải hướng đến.
    The Gallery
  9. Lipit83

    Lipit83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Suốt này nghe nói Triết Phương Đông, bi h mới được mở mang
         If thing is worth for trying,waiting is not wasted
    ...9 months left....
     
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Về số Omega,rất tiếc bài viết đăng trên báo không nói rõ là việc chứng minh về tính bất định của Sự cố treo máy như thế nào.
    Tính hiện hữu của con số đặc trưng cho xác suất của việc ngẫu nhiên lấy một chương trình, chương trình bị treo thì thấy rõ rồi.
    Ở đây, theo ý của tôi, là hai cách diễn giải.
    Một máy bị treo qui về ắt hẳn 1 trong số các chương trình đang chạy bị treo. Kể cả khi máy đặt trong trường điện từ gì gì nữa thì nó là nguyên nhân phần cứng để một phần mềm điều khiển phần cứng không nhận được phần cứng - nghĩa là phần mềm này treo.
    Tức là hiện tượng treo máy đặt một bên là số omega, còn bên kia là tính bất định của Sự Cố Treo Máy. Như vậy, omega, một số thực hiện hữu, lại có thể là bất định.
    Tuy nhiên, nằm sau vấn đề này là Sự Cố Treo Máy ???
    ---------
    Vấn đề chủ thể triết học, vô thức hay ý thức, rồi là mối quan hệ biện chứng giữa chúng thì vô cùng phức tạp.
    Theo Kant không khẳng định là có quan hệ nhân quả, nghĩa là cái B không nhất thiểt là kết quả của cái A nào.
    Thế thì nguồn gốc của sự sống đôi khi cũng không đi về về đâu cả. Các tư tưởng được phát biểu từ góc nhìn của 1 cá nhân, dẫu có khách quan đến bao nhiêu, vẫn thể hiện sự ảnh hưởng của tâm lý.
    <P> </P>
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 08/01/2004

Chia sẻ trang này