1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

triết học về bi kịch và hài kịch ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi eckdb, 24/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eckdb

    eckdb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    triết học về bi kịch và hài kịch ?

    ai biết xin chỉ giáo Cám ơn
  2. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0

    Đây là vấn đề liên quan đến Mì học nhiều hơn. Trở lại với thời Grecce cổ đại của Aristotle ta thấy có khái niệm catharsis. Tôi nghĩ bộ phim "American Beauty" có mang nhiều tinh thần catharsis, tức là tính bi kịch cổ điển.
    Tran_Thang thử trả lời câu hỏi này bằng lí luận của deconstruction xem sao?
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ bi-hài kịch chỉ là hậu quả của sự va đập giữa hai luồng tư tưởng, hai thứ triết lý sống (mà đã va đập thì tất bị ...hủy cấu trúc). Bi kịch điển hình như "đời cô Lựu" hoặc như giữa hai phái lý luận " thủ cựu bài tân" và "bài cựu nghinh tân" chẳng hạn, hài kịch điển hình như...phim hoạt hình Mỹ. Theo phái Cấu Trúc (hay Cơ Cấu) một phái (B) sẽ phải vượt lên trước đề bài trừ, phủ nhận phái kia (A) hoặc bắt phái kia phải chịu lệ thuộc. Phái A thì luôn nghĩ rằng họ đóng vai trò "bình giá" và sẽ vẫn tìm mọi cách để giành lại cái ưu thế đóng vai trò bình giá ấy, bi-hài kịch xảy ra. Những kẻ lĩnh hậu quả trở thành trọng tâm của vấn đề.
    Bi-hài kịch là kết quả của Deconstruction. Kết quả này là một sự bổ xung cho cái khiếm khuyết nguyên thủy của mọi tư tưởng và triết lý. Nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với chính nó.
  4. eckdb

    eckdb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    cao, thâm như thế này thì 1 kẻ thiển cận như tôi làm sao có thể hiểu được !
  5. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    @ thedana : Hehe, em không hiểu thế nào là tính bi kịch cổ điển cả. Bác thedana có thể giải thích rõ hơn về khái niệm này xem sao ?. Theo em hiểu catharsis theo trường phái Aristotle là 1 form để tẩy rửa, tinh lọc cảm xúc. Đó là 1 cảm giác trống rỗng phát sinh và bao trùm lên khán giả sau khi chứng kiến hồi kết của một bi kịch, khán giả cảm thấy xuất thần, hay bị mê hoặc. Họ sẽ cảm thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn nó vốn có khi còn có những hoàn cảnh bất hạnh hơn họ rất nhiều. Liệu đó có phải là bi kịch cổ điển ??
    Tại sao bi kịch thường được đánh giá là tinh hoa hơn hài kịch ? Theo em thì trong xã hội bao giờ cũng có giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột và giai cấp thứ hai thường chiếm đa số. Bi kịch đến với khán giả mà cái vốn sống của họ về bi kịch cũng tương đối phong phú, thì sự đánh giá đương nhiên là sẽ khắt khe hơn và chỉ có những tác phẩm thực sự elite mới có thể đi vào lòng khán giả. Thứ hai, những người sống trong môi trường không thuận lợi nhận thức rõ ràng hơn những mất mát đã và sẽ đến với họ. Bi kịch mang đến cho họ những đồng cảm rung động hơn so với hài kịch. Hehe, còn lý do nào khác xin bà con bổ sung nốt.
    @Tran_Thang : cái deconstructionism của bác em chẳng thấy khác gì cái quy luật phủ định của phủ định cả. Hai mặt đối lập trong một tổng hoà phủ định lẫn nhau >> huỷ cấu trúc đồng nghĩa phá huỷ mối tổng hoà cũ xây dựng lên một tổng hoà mới.
    Những kẻ lĩnh hậu quả trở thành trọng tâm của vấn đề << cái này thì đồng ý nhưng chẳng dính gì đến những thứ trên cả tuy rằng nó là cốt lõi của deconstructionism. Bi kịch là những số phận bất hạnh, những khiếm khuyết của quá trình hướng tới hạnh phúc, sự giải thoát mà con người đang theo đuổi. Vai trò của nó cũng giống như những từ gạch mà không bỏ của Jacques Derrida. Cấu trúc là chúng ta chịu áp bức, chúng ta vươn tới hạnh phúc, giải thoát. Jaques bảo rằng chúng ta cần phải học cách sống của người bất hạnh, hiểu lý do tại sao chúng ta bất hạnh rồi sau đó mới vươn đến hạnh phúc, đó mới là phá vỡ cấu trúc.
  6. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Nhưng tại sao các tác phẩm thuộc thể loại bi kịch thường được đánh giá là tinh hoa(elite) hơn hài kịch?
  7. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    @ thedana : Hehe, em không hiểu thế nào là tính bi kịch cổ điển cả. Bác thedana có thể giải thích rõ hơn về khái niệm này xem sao ?. Theo em hiểu catharsis theo trường phái Aristotle là 1 form để tẩy rửa, tinh lọc cảm xúc. Đó là 1 cảm giác trống rỗng phát sinh và bao trùm lên khán giả sau khi chứng kiến hồi kết của một bi kịch, khán giả cảm thấy xuất thần, hay bị mê hoặc. Họ sẽ cảm thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn nó vốn có khi còn có những hoàn cảnh bất hạnh hơn họ rất nhiều. Liệu đó có phải là bi kịch cổ điển ??
    ------------------------------------------------------------------------------
    Cái từ "bi kịch cổ điển" là do tôi tự định danh nên huynh không thấy lọt tai là phải. Tôi nói vậy để phân biệt với các loại bi kịch khác như bi kịch thần bí (ví dụ Trăm năm cô đơn), bi kịch tâm lí (một số phim kinh dị), bi kịch viễn tưởng,... Các loại bi kịch này do tôi tự định danh ra nên có khi không chính xác.
    Bi kịch cổ điển theo tôi chính là cái catharsis mà huynh đã giải thích. Nhưng có một điểu nữa mà ta phải lưu ý là các vở bi kịch thời Hy Lạp cổ nói về số phận thực của con người, hay là cái bi kịch số phận. Và catharsis muốn nói về cảm giác bi kịch số phận chứ không đơn thuần là cái khái niệm mà huynh nêu ở trên. Các bi kịch khác cũng lôi kéo khán giả vào vai diễn của nó nhưng không thể gọi là catharsis được

Chia sẻ trang này