1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triet ly dan toc qua tuc ngu

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi Angelique, 30/05/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angelique

    Angelique Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    0

    Ca dao 4 - Triết lý dân tộc Việt Nam qua tục ngữ Võ Thu-Tịnh

    Về ý nghĩa của tục ngữ, trong Việt-Nam văn-học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã
    nhận xét: " Các câu tục ngữ là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đã
    chung đúc lại, nhờ đấy mà người dân vô học cũng có một trí thức thông thường
    để làm ăn và cư xử ở đờị.. ". (1)

    Phạm Thế Ngũ, trongViệt Nam Văn học sử giản ước tân biên đã ghi: "Tục ngữ
    là kho tàng kinh nghệm và hiểu biết của người xưa về vũ trụ cũng như về nhân
    sinh....Có thể nói đó là một quyển sách khôn mở ngỏ và lưu truyền trong giới
    bình dân từ xưa đến naỵ " (2)

    Tóm lại, theo các nhà biên khảo nầy thì các câu tục ngữ là một "quyển sách
    khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh" giúp
    cho dân gian ta "có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời".

    Trong các tục ngữ của chúng tôi đã sưu tập, ngoài những câu nói về "mưu sinh"
    và "tâm lý người đời" ra (như canh nông, thời tiết, nghề nghiệp, phong tục, luân
    lý, lý sự đương nhiên..., mà ở văn chương truyềnkh khẩu nước nào cũng có), thì
    phần nhiều là những câu về "cái biết", về "cái khôn" của người đời, rồi đến
    những câu về "vũ trụ" (như đạo Trời, vận mệnh con người, Phật, tu hành, phúc
    đức...), về "nhân sinh" (như trung với vua, quan lại tham nhũng, các kinh
    nghiệm ứng xử khôn ngoan giữa xã hội với nhau).

    Chúng tôi nghĩ rằng đây là cẩm nang, là bản chúc thư của tiền nhân, truyền lại
    cho con cháu cả một "triết lý dân tộc" xây dựng trên cái "biết" và cái "khôn",
    để cư xử cho đúng "đạo làm người", theo "Lẽ Trời và Tình người". Tuy tiền
    nhân không nói rõ ra, nhưng con cháu chúng ta phải hiểu rằng dụng ý của các
    Ngài không ngoài mục đích tối thượng là chỉ đường cho chúng ta "tranh đấu bảo
    tồn nòi giống, đất nước, chống xâm lăng cho khỏi bị đồng hóa, diệt chủng".

    Các nhà Nho, các thành phần sang giàu, các thị dân có những sách vở của Nho
    giáo để căn cứ vào đấy mà ứng xử với nhaụ Còn dân gian nông thôn không có
    chữ, nên trong sự giao thiệp, ứng xử thường ngày, chỉ căn cứ vào các câu tục
    ngữ, là kho tàng hiểu biết, khôn ngoan, kinh nghiệm mà tiền nhân đã truyền
    miệng lại cho chúng tạ Tục ngữ nước ta rất nhiều, không có một trường hợp nào
    mà dân gian không có thể dùng một vài câu tục ngữ để minh chứng cho thái độ,
    hành vi của mình.

    Ở bài Parémiologie viêtnamienne et comparée ("Tục-ngữ- học Việt Nam và đối
    chiếu"), học giả Thái Văn Kiểm có kể lại câu chuyện về công dụng của tục ngữ
    trong một việc tranh chấp giữa dân gian với nhau, tóm lược như sau:

    " Trước đây có một lái buôn bán cho người Việt Thượng một cái áo bằng vải
    bông giá 50 đồng, trả được 30, còn thiếu 20 đồng, thì người Thượng bỏ lên núi
    không thấy quay lại thanh toán. Sau một thời gian khá lâu, người lái buôn gặp lại
    người Thượng xuống đi chợ, liền túm lấy dẫn đến viên cai trị người Pháp để
    kiện. Người Thượng nói áo mua, vải không tốt, không xứng 50 đồng, nay y chịu
    trả thêm 10 đồng nữa mà thôị Còn người lái buôn nhất định đòi cho được 20.
    Viên cai trị Pháp xét việc cũng không có gì rắc rối, mà y lại nói tiếng Việt và
    tiếng Thượng thông thạo, thấy không cần gọi viên chức Việt đến giúp. Không
    ngờ suốt cả buổi mai y giải thích luật lệ, khuyên dụ đủ mọi cách, mà cả hai bên
    nguyên bị vẫn không ai chịu nghe theọ Cùng lắm, y cho gọi viên chức Việt
    đến.

    Viên chức Việt chỉ nói qua nói lại có mấy phút mà người lái buôn bằng lòng
    nhận 10 đồng. Viên cai trị Pháp lấy làm lạ, hỏi, thì viên chức Việt kể lại là đã
    dùng các câu thành ngữ, tục ngữ để nói với người lái buôn rằng: "Anh cho người
    Thượng mắc chịu như vậy cũng như "thả trâu vô rú", nay được người Thượng
    bằng lòng trả thêm 10 đồng, là như "của đổ mà hốt" lại thôị Xưa nay anh có
    thấy ai hốt của rơi lại cho đủ không? Ông bà ta thường nói: "gạo đổ lượm chẳng
    đầy thúng". Bây giờ họ bằng lòng trả 10 đồng là được rồi, chớ bày chuyện kiện
    cáo vì tục ngữ ta có câu: "được kiện mười bốn quan năm, thua kiện mười lăm
    quan chẳn ". Khôn dại, hơn thiệt thế nào, là một thương gia, anh hẳn thấy rõ."
    Người lái buôn cho là phải, nên nghe theọ" (3)

    1- Khôn dại trong thi ca

    Vấn đề "khôn dại" rất quan trọng trong việc xử thế, cho nên trong văn thơ của
    các bậc thức giả xưa nay, vẫn thường thấy được nói đến.

    Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi, trong Quốc-âm thi tập, đã nêu lên vấn đề
    "khôn dại" nầy:

    "Chẳng khôn chẳng dại, chỉ ương ương,

    "Chẳng dại người hòa (tất cả) lại chẳng thưong."

    đại ý nói rằng nếu ta chẳng chịu nhận là dại thì tất cả mọi người chẳng ai thương
    mình...

    đến thế kỉ thứ XVI, trong Bạch-Vân am quốc ngữ thi tập, Trạng Trình cũng
    phân biệt hai chữ "khôn dại" như sau:

    "Khôn thì người dái (sợ, nể), dại thì thương,

    "Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế,

    "Chẳng khôn đành dở, chớ ương ương."

    Nghĩa là: Khôn thì thật khôn cho người ta sợ, dại thì rõ ràng dại đi cho người ta
    thương, nếu không khôn được thì đành chịu dại, chớ không nên ương ngạnh.

    Vào cuối thế kỉ thứ XIX, khi người Pháp bắt đầu đặt quyền thống trị ở nước ta,
    Nguyễn Khuyến cáo bệnh từ quan, làm ra vẻ ngây ngô để khỏi bị ép ra làm việc
    lạị Ở Nam định thời bấy giờ, có một người đàn bà tên là Mẹ Mốc, chồng đi mất
    tích (có thuyết cho là theo kháng chiến), bà giả điên giả cuồng và hủy hoại nhan
    sắc để khỏi bị chọc ghẹọ Nguyễn Khuyến thấy tâm sự của bà giống với tâm sự
    của mình, nên cảm tác ra một bài hát nói, có câu kết như sau:

    "Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ,

    "đắp tai, ngảnh mặt làm ngơ,

    "Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thâỵ

    "Khôn kia dễ bán dại nầỵ.." (4)

    Rồi đến đầu thế kỉ thứ XX, Trần Thế Xương cũng than lên:

    "Thiên hạ đua nhau nói dại khôn,

    "Biết ai là dại, biết ai khôn?

    "Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

    "Dại chốn văn chương, ấy dại khôn..."

    Vấn đề "khôn, dại" nầy, từ thời xa xưa, ở Trung Hoa, Khổng Tử (551- 479
    t.T.L.) cũng đã nêu ra để giảng dạy cho các môn đệ, rằng: "Ninh Võ Tử, khi
    trong nước có đạo lý thì ông ta tỏ ra có tài trí (để ra làm việc), nhưng gặp khi
    chính quyền vô đạo, thì ông làm như ngu dại (để khỏi bị ép ra cọng tác, tiếp tay
    với quân cường bạo sát hại nhân dân). Cái khôn của ông nhiều người làm được,
    đến như cái ngu của ông thì không mấy ai bì kịp." (5)

    2- Khôn dại trong tục ngữ

    Trong các câu tục ngữ của ta, dân gian đã nói nhiều về "khôn" dại", và đặc
    biệt, cũng có một câu giống như các câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh
    Khiêm vừa thấy trên đây:

    "Khôn cho người dái (nể, sợ), dại cho người thương

    "Dở dở ương ương, tổ cho người ta ghét."

    Nhưng vì sao dân ta cho rằng cần phải phân biệt dứt khoát "khôn", "dại" như
    thế?

    Nguyên là trải qua bao thế kỉ, dân tộc Việt thường xuyên phải chọn lựa giữa hai
    con đường: đầu hàng, cọng tác với địch, hay kháng chiến chống lại với ngoại xâm
    và bạo quyền độc tài tàn ác. Con đường nào là khôn? Con đường nào là dạỉ

    Nhưng khôn hay dại, thường bị các thành kiến chủ quan thiên lệch của người đời
    chi phốị Lắm khi, điều mà ta cho là khôn, thì người khác lại cho là dại, hay
    ngược lại, như trong cổ tích "Trâu rừng với trâu nhà ":

    "Trâu rừng chê trâu nhà là dại, vì để cho chủ bắt làm việc cực nhọc, rồi cuối
    cùng cũng bị chủ làm thịt, và cho mình là khôn vì đã chọn cuộc sống tự do,
    không bị cưỡng bách lao lực. Còn trâu nhà thì chê lại trâu rừng là dại, vì ở rừng
    bị đói khát, nhất định có ngày sẽ bị beo cọp ăn thịt, và cho mình là khôn vì
    thường ngày có cỏ để ăn, có nhà để ở, khỏi bị dãi dầu mưa nắng, khỏi bị thú dữ
    sát hạị Bên nào cũng tự cho mình là khôn hơn bên kia, và cảnh cáo lẫn nhau:
    "Khôn thì sống, mống (dại) thì chết". (Truyện cổ nước Nam, Nguyễn Văn Ngọc,
    tập 2, tóm lược truyện số 28).

    Trong suốt bao nhiêu thế kỉ bị ngoại thuộc hay hay bị kềm hãm dưới các chế độ
    bạo ngược, cái "khôn thật", "khôn giả", và cái "dại thật", "dại giả" thường bị
    lẫn lộn với nhaụ

    Tuy vậy, dân gian không phải là không phân biệt được, song không dám nói rõ
    ra, mà trái lại, thường còn làm như dại khờ không biết đến. Cũng như Nguyễn
    Khuyến, dân gian đã có câu kín đáo tự hào rằng:

    "Rù đầu, giả dại, làm ngây,

    "Khôn kia dễ bán dại nầy mà ăn !"

    Sau đây, chúng tôi xin mượn lời của Lê Văn Siêu, tác giả Văn-minh Việt-Nam,
    để giải thích thêm về vấn đề nầy:

    "Làm thế nào khác hơn được? khi một dân tộc bị sống trong hoàn cảnh đe dọa
    diệt tộc thường xuyên, bởi một kẻ mạnh gấp trăm ngàn lần mình, ở ngay bên
    nách mình, nếu chẳng nghĩ tha thiết đến sự sống còn, đến con cái nối nghiệp, thì
    chỉ sơ sẩy để đầu óc viễn vông một chút thôi, cũng đủ mất tích vào trong bản đồ
    của địch thủ. Cho nên Trạng Trình, một vị hiền triết được dân chúng kính trọng
    là có tài tiên tri, đã chỉ dạy có một điều rất gọn:

    "Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống".

    Biết tương quan lực lượng giữa mình và người, biết tâm lý khát vọng giữa mình
    và người, biết dằn lòng chờ cơ hội thuận tiện để thực hiện ý định, biết giả dối để
    che đậy bí mật hành động cho khỏi hại, biết cương quyết tiến lui, biết cứng mềm
    tùy lúc, biết thích ứng hoàn cảnh để sống còn, biết lẩn tránh mũi dùi của địch...
    toàn là những cái biết rất thực tế, có thể kiểm điểm lại qua mọi sự kiện lịch sử,
    và có thể thấy rất rõ ràng là chính nhờ cái biết ấy mà nước Việt Nam chúng ta
    còn được tới ngày nay". (6) "Khôn cũng chết " như Trạng Trình nói, đó là cái
    "khôn giả"; và "dại cũng chết " như Trạng Trình nói, đó là cái "dại thật". Chỉ
    ai biết phân biệt được "khôn thật" với "khôn giả", "dại thật" với "dại giả", thì
    mới có thể sống được mà thôị

    Cũng như Trạng Trình, tục ngữ đã kết thúc rằng:

    "Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống."

    Xem như thế, "biết" là điều kiện chính yếu để biện biệt cái "khôn" với cái
    "dại", giúp cho chúng ta có thể thực hiện được "đạo làm người", giúp cho dân
    và nước Việt Nam chúng ta khỏi bị diệt vong.

    Cho nên tưởng trước hết, chúng ta nên tìm hiểu qua các câu tục ngữ : "Biết là
    thế nàỏ" và "Khôn là thế nàỏ"

    A) "Biết " là thế nàỏ

    1- Biết là suy xét cho đúng phép: suy chín, xét xa, biết rõ gốc ngọn, vắn dài, đắn
    đo nặng nhẹ, nông sâu:

    "Làm người suy chín, xét xa,

    "Cho tường gốc ngọn, cho ra vắn dài"

    ..."Làm người phải đắn, phải đo,

    " Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâụ"

    Biết suy nghĩ rất quan trọng, cho nên dân gian thường nhắc đi nhắc lại cho
    chúng ta ghi nhớ rằng:

    "Làm người mà chẳng biết suy,

    "đến khi nghĩ lại, còn gì là thân."

    2- Biết còn là suy đoán phân biệt để nhận diện đúng sự vật. Suy đoán là sở
    trường của những câu đố.

    Câu đố - Câu đố có hình thức một câu gọn ngắn có vần hay không có vần, có
    bản văn nhất định, nhưng câu đố cũng có hình thức một chuyện kể ngắn, không
    có lời văn nhất định. Tuy vậy vì nội dung hoàn toàn thuộc về trí tuệ, suy luận,
    nên chúng tôi vẫn xem câu đố như là một loại tục ngữ.

    Câu đố thường dùng để mua vui, giải trí sau nhữg giờ làm việc mệt nhọc, nhưng
    câu đố cũng góp phần không nhỏ với tục ngữ để luyện tập, một cách linh động,
    tinh thần và lề lối suy đoán, biện biệt cho dân gian.

    Ở đây chúng tôi không thể đi sâu vào việc nghiên cứu toàn thể các câu đố, mà
    chỉ dẫn ra một số câu đố liên hệ hơn cả với cách suy đoán biện biệt, bổ túc thêm
    về cái "biết" trong các câu tục ngữ mà thôị Chúng tôi chú trọng nhiều đến các
    câu đố gọi là đố mẹo, nghĩa là dùng những cách kín đáo, khéo léo để "gài bẩy",
    làm cho người nghe hoặc không thấy được, hoặc hiểu sai lệch chủ đề, nên không
    biết đâu mà suy đoán giải đáp.

    a) Về loại câu đố mẹo nầy, trước hết, có những câu đố "vừa dố vừa giảng" rất
    dung dị, song người nghe qua tưởng lầm là vấn đề khó khăn, rắc rối, nên suy
    nghĩ xa xôi, đi tìm lời giải ở ngoài lời đố, không ngờ lời giảng lại nằm sờ sờ trong
    câu đố rồi:

    "Con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt, rõ ràng con cua "

    "Tổ kiến, kiển tố, vừa đố vừa giảng"

    đố: Là những con gì, vật gì?

    Giải: Là con cua và tổ kiến (có ghi rõ trong các lời đố).

    Người Pháp cũng có một câu đố mẹo như thế: "Quelle est la couleur du cheval
    blanc d'Henri IV?" (Màu lông con ngựa trắng của Henri IV là màu gỉ). Giải:
    Màu trắng (có ghi rõ trong lời đố).

    b) Có các câu đố mẹo khác, trong lời đố cố tình làm lẫn lộn các ý niệm "đồng
    thời" với "lần lượt", "trọng lượng" với "khối lượng" khiến cho người nghe nào
    sơ ý, hấp tấp sẽ giải đáp sai:

    "Luộc 1 cái trứng 4 phút là chín, vậy muốn luộc chín 8 cái trứng phải tốn bao
    nhiêu phút?"

    "Một tạ sắt với một tạ gòn, tạ nào nặng hơn tạ nàỏ"


    Giải: Luộc chín 8 quả trứng cũng 4 phút thôi (bỏ 8 trứng chung vào một nồi mà
    luộc đồng thời với nhau). Một tạ sắt và một tạ gòn, không tạ nào nặng hơn tạ
    nàọ (Vì tạ là 100 cân, thì tạ sắt cũng nặng 100 cân, tạ gòn cũng nặng 100 cân
    như nhau).

    c) Có câu đố mẹo cố tình làm cho lẫn lộn các ý nghĩa (đồng âm dị nghĩa) để đánh
    lạc hướng người nghe:

    "Trục trục như con chó thui,

    "Chín mắt, chín mũi, chín đầu, chín đuôị"

    đố là con vật gỉ

    Giải: Con chó thui (Vừa đố vừa giảng; chữ "chín" ở câu nầy không phải là số 9,
    mà nghĩa là "thui chín", trái nghĩa với "sống")

    d) Cũng có câu đố mẹo đã cố tình sắp đặt sẵn một câu giải đáp khôi hài nghe
    qua cũng hợp lý, mà thật ra thì "lãng nhách" (trả lời không đâu vào đâu cả) và
    ngộ nghĩnh, để "chọc quê" người giải câu đố:

    "Vì sao khi hành nghề, mọi tên ăn cắp, móc túi phải nhìn trước rồi nhìn saủ "

    Giải: Vì hắn không thể nhìn trước và nhìn sau cùng một lượt.

    đ) đặc biệt có câu đố mà có thể có nhiều lời giải đúng, như:

    "Con gì đứng thì thấp, ngồi thì caỏ "

    Trong sách, thấy ghi lời giải đáp là: "Con chó". Nhưng thật ra, lời giải có thể là
    "con mèo" vì mèo cũng "đứng thì thấp, ngồi thì cao", như con chó. Mà con beo,
    con cọp cũng vậỵ

    Về "đố toán số" cũng có trường hợp một câu đố mà có thể có vô số lời giải
    đúng. Chẳng hạn như:

    "Ba người mua trứng. Người thứ nhất mua nửa giỏ và nửa quả, người thứ hai
    cũng thế (mua nửa só trứng còn lại trong giỏ và nửa quả). Người thứ ba mua số
    trứng còn lạị Hỏi số trứng là bao nhiêủ "

    Trong sách chỉ thấy ghi có mỗi một lời giải như sau: Số trứng trong giỏ là 7, rồi
    giảng thêm:

    Người thứ nhất: Ba quả rưỡi + nửa quả = 4 quả

    Người thứ hai : (còn lại: 7 - 4 = 3. Phân nửa của 3 = 1 quả rưởi) một quả rưỡi +
    nửa quả = 2 quả.

    Người thứ ba: (7 - 4 - 2) = 1 quả.

    Nhưng thật ra có vô số lời giải đúng khác nữa, như số trứng trong giỏ là 11, 15,
    19, 23, 27... chẳng hạn.

    Số trứng là 11: thì người thứ nhất 6, thứ hai 3, thứ ba 2 quả.

    Số trứng là 15: thì - 8, - 4, - 3 quả-

    Số trứng là 19: thì - 10, - 5, - 4 quả.

    Số trứng là 23: thì - 12, - 6 , - 5 quả.

    Số trứng là 27: thì - 14, - 7, - 6 quả...

    Cái mẹo trong câu đố nầy là đưa ra việc mua thêm "nửa quả" trứng. đó là điều
    trên thực tế không thể làm được. điều nầy làm cho người giải câu đố bị hoang
    mang. Cho nên trước tiên, phải tìm hiểu vì sao lại có việc mua thêm "nửa quả",
    thì mới tiếp tục suy đoán được.

    Là vì số trứng trong giỏ là một số lẻ, nếu chia thành hai phần đều nhau (nửa giỏ)
    thì, trên lý thuyết kế toán, trong mỗi phần sẽ có "nửa quả". Cho tiện việc mua
    bán, người mua, ngoài phần nửa giỏ trứng ra, lại mua thêm "nửa quả" nữa, cho
    có được trọn y một quả.

    Như vậy, số trứng trong giỏ phải là một số lẻ. Từ điều kiện tiên quyết nầy, người
    giải câu đố mò mẫm với những con số lẻ, từ số nhỏ đến số lớn, từ 1, 3, 5, 7, 9, 11,
    13, 15, 17, 19, 21, 23, 25 đến 27 chẳng hạn ..., thì thấy các con số đáp ứng với các
    tiêu chuẩn trong câu đố, là 7,11, 15, 19, 23, 27.

    Và nhận thấy thêm rằng: lấy số 7 mà cọng với 4, hay cọng với các bội số của 4
    (cho đến vô tận), thì chúng ta sẽ có rất có vô số lời giải đúng.

    Cái hay của câu đố nầy là ở chỗ giúp cho ta hiểu được rằng:

    1- Cần đối chiếu với thực tế mà kiểm soát sự việc mới có thể suy đoán hữu hiệụ

    2- Thường không phải chỉ có một lời giải (của mình) là đúng mà thôi, cũng có
    nhiều lời giải khác đúng nữạ Phải có sự "truyền thông" với nhau giữa những
    thành phần nhân loạị

    e) để kết thúc phần nầy, chúng tôi xin dẫn ra một vài câu "đố tục, giảng thanh",
    chẳng hạn như:

    "Bộ tịch quan anh xấu lạ lùng

    "Khom lưng, uốn gối, cả đời cong

    "Lưỡi to mà sức ăn ra khoét,

    "Cái kiếp theo đuôi có thẹn không?"

    Câu đố nghe qua, thì thấy rõ ràng là một thóa mạ" một ông quan "có hành động
    xấu xa lạ lùng, bên trên thì cả đời khom lưng, uốn gối nịnh bợ, phía dưới thì ra
    sức hà hiếp, đục khoét dân đen, thử hỏi cái kiếp nô lệ theo đuôi ấy, tự mình có
    thấy hổt thẹn không?"

    Lời chê bai, hạch tội có phần tục tằn, sống sượng, nhưng khi giảng giải khác đi,
    thì nghe thanh nhã:

    Câu nầy tả cái càỵ "Cái cày hình dáng không đẹp, cán uốn cong, lưỡi cày to, bao
    giờ cũng phải theo đuôi con trâu để cày". Rồi dân gian, nhân cách hóa cái cày,
    mà lên tiếng hỏi rằng: "Sống cuộc đời theo đuôi con trâu như vậy, "quan anh"
    có thẹn không?" (Chữ "quan" trong "quan anh", chỉ "người có địa vị không phải
    đi phu, tạp dịch trong làng, dưới thời Pháp thuộc" (theo Từđdiển tiếng Việt,
    Nguyễn Lân, 1991).

    Kinh nghiệm: Một chuyện mới nghe qua cho là chướng tai, biết đâu nếu đứng
    vào một lập trường nào khác mà nhìn, thì không phải vậỵ

    Dân gian biết dùng lối vừa đùa cợt giải trí, vừa đào luyện cho nhau về suy đoán
    và cân nhắc trong nhận định, một cách không kém phần sâu sắc.

    B) Khôn là thế nàỏ

    Khi đã "biết" suy xét, nhận định, suy đoán, thì có thể phân biệt được "khôn"
    với "dại", để hành động cho khỏi sai lầm:

    1- Khôn không phải là làm khôn, (tiếng Việt, có chữ "làm khôn" nghĩa là tỏ ra
    mình khôn ngoan hơn người và can thiệp, xía vào việc của người khác), như thế
    chỉ có hại cho mình.

    "Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non."

    Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi đã có câu thơ đại ý như thế:

    "Hễ kẻ làm khôn thì phải khó."

    Và Trạng Trình cũng khuyên đừng "tranh khôn" mà có hại:

    "Tranh khôn ắt có bề lo lắng."

    Mà trái lại, tục ngữ bảo ta phải biết cư xử cho nhún nhường, khiêm tốn:

    "Ai nhất thì tôi thứ nhì,

    "Ai mà hơn nũa tôi thì thứ bạ"

    2- Mà khôn là thận trọng biết giữ gìn lời ăn tiếng nóị

    Chỉ vì thiếu tinh thần cảnh giác, không thận trọng, nên người ta thường thốt ra
    những câu hớ hênh, vô ý thức, gây ra bao nhiêu tai họa cho bản thân và cho
    công cuộc đấu tranh của toàn dân:

    " Vạ ở miệng ra, bệnh qua miệng vàọ"

    ..." Thứ nhất là tội miệng mà..."

    Cho nên:

    "Khôn thì ngậm miệng, khoẻ thì cắp taỵ"

    ..."Người khôn đón trước rào sau,

    "để cho người dại biết đâu mà dò."

    ..."Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lờị"

    "Sông sâu, sào ngắn khôn dò,

    "Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng."...

    ..."Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn."

    Ông cha chúng ta có cách nói gần, nói xa, rào trước đón sau, để khỏi phật lòng
    người nghe và nhất là để không ai có thể bắt bẻ, hay buộc tội mình được. đó gọi
    là "nói mánh".

    (Trong đại Nam quốc âm tự điển, 1896, Huỳnh Tịnh Của định nghĩa chữ "mánh"
    là "ý tứ, tình ý, màng dò" và "nói mánh" là "nói ý tứ, xa gần, nói ướm thử" để
    người nghe suy nghĩ mà hiểu lấy).

    3- Khôn không phải là quỉ quyệt để làm thiệt hại người khác:

    "đã khôn lại ngoan,

    "đã đi làm đĩ lại toan cáo làng."

    Nếu khôn mà quỉ quyệt, thì trước sau gì cũng:

    "Khôn ngoan quỉ quyệt chết lao, chết tù..."

    "Càng khôn ngoan lắm, càng oan trái nhiềụ"

    Ở tiếng Việt, từ "ngoan" vốn có hai nghĩa trái ngược nhau: "ngoan" là khôn,
    nhơn lành, (như ngoan đạo, đứa bé ngoan), mà "ngoan" cũng có nghĩa là khó trị,
    quỉ quái (như ngoan cố, gian ngoan), (đại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của,
    Saigon, 1896). Trong mấy câu trên đây, từ "ngoan" được hiểu theo nghĩa thứ hai,
    tức là "gian tham, quỉ quyệt".

    4- Mà khôn là thật thà ngay thẳng, vì cuối cùng cái khôn ngay thật bao giờ cũng
    hơn cái khôn gian trá:

    "Khôn ngoan chẳng đọ thật thà,

    "Lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầỵ"

    (đấu: thùng bằng gỗ để đong lúa, gạo; thưng: 1/10 đấu).

    Tức là: Khôn ngoan không bằng thật thà, ngay thẳng; có gian lận, tráo đổi cũng
    không bằng làm ăn đứng đắn, lương thiện: đong đầy, cân đúng.

    Chưa kể, "khôn" mà làm điều gian ngoan, bất nhân, thất đức, chết đi sẽ bị
    xuống địa ngục; còn ở đời nầy dại mà hiền lành, chết đi sẽ được lên thiên đàng:

    "Khôn thế gian, làm quan địa ngục,

    "Dại thế gian , làm quan thiên đàng"

    5- Khôn không dùng để hại dân, bán nước: không phải là đem cái khôn ra chống
    lại với đồng bào, phản lại quyền lợi chung:

    "Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

    "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhaụ"...

    ..."Chim không đánh chim cùng một tổ

    "Trâu một chuồng, đâu có húc nhaụ

    "Cùng chung một giọt máu đào,

    "Nỡ nào hại nước, nỡ nào hại dân."



    "Tiếc thay con chim phượng hoàng còn dại chửa có khôn,

    "Núi Tam Sơn chẳng đậu, lại đi đậu cồn cỏ may !"

    Dân gian ở vùng của chúng tôi cũng có một câu nữa tương tự như thế:

    "Chim kia dại lắm không khôn,

    "Núi Lam Sơn không đậu, lại đậu cồn cỏ maỵ"

    Lam Sơn là nơi ngày xưa Lê Lợi khởi nghĩa, ở đây "Lam Sơn" dùng để tượng
    trưng cho "kháng chiến". Câu nầy đại ý nói: Thương hại cho những kẻ dại dột
    không biết theo kháng chiến cứu nước, mà lại đi theo phường Việt gian (đậu cồn
    cỏ may là một thứ cỏ, mỗi lần ta ngang qua, thì bị những hạt nhỏ của cỏ móc vào
    quần, rất dơ bẩn, phải mất thì giờ mới gỡ hết được).

    Và cũng có câu:

    "Gáo đồng múc nước giếng tây,

    "Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người tạ"

    "Giếng tây" là "giếng ở phía tây" mà cũng có thể hiểu là "người Tây"; "múc
    nước giếng Tây" có thể hiểu là "đem nước dâng cho Tây". đại ý câu nầy là:
    Cọng tác với Tây, mà tự cho là mình khôn, nhưng có khôn cho lắm, cũng chỉ là
    đem thân ra làm nô lệ cho ngoại nhân mà thôi!


    6- Mà khôn dùng để giữ vững lập trường, đừng để cho đối phương lung lạc, mua
    chuộc, dụ dỗ đưa vào con đường bán nước, phản dân:

    "Người đời phải xét thiệt hơn,

    "đừng nghe tiếng sáo, tiếng đờn mà saị"...

    "đây ta như cây giữa rừng,

    "Ai lay không chuyển, ai rung không dời"

    7- Khôn mà ý thức được giới hạn của cái khôn.

    Chính tục ngữ đã vạch ra cho ta thấy rõ những hoàn cảnh khách quan và chủ
    quan đã hạn chế cái khôn của người đời:

    a) Hoàn cảnh khách quan đã hạn chế cái "khôn", như: tiền bạc, lẽ phải, may
    mắn, thiên thời, địa lợị.. :

    "Cái khó, bó cái khôn."

    ..."Khôn như tiên, không tiền cũng dạị"...

    ..."Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lờị"...

    ..."May hơn khôn."...

    ..."Chẻ vỏ (biết nhiều) vẫn thua vận đỏ."...

    ..."Người đời ai có dại chi,

    "Khúc sông eo hẹp phải tùy khúc sông."

    ..."Khôn ngoan ở đất nhà bay,

    "Dù che, ngựa cưỡi, đến đây phải luồn."

    b) Hoàn cảnh chủ quan đã hạn chế cái "khôn", như: dục tình, nhẹ dạ, bản tính
    trời sinh, già nua lú lẫn...

    "Miệng khôn, trôn dạị"

    ..."Khôn ba năm, dại một giờ "

    ..."Khôn từ trong trứng khôn ra,

    "Dại dẫu đến già cũng dạị"

    ..."Trẻ khôn qua, già lú lạị"

    Tổng kết

    Qua tục ngữ, chúng ta thấy được đường lối nghìn năm của ông cha chúng ta, là
    trường kỳ tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc, của quốc gia, mà triết lý căn
    bản là: "biết thì sống", biết "phân biệt dại và khôn" để bản thân, nòi giống
    khỏi bị diệt vong, một triết lý xây dựng trên tình người , trên sự làm lành, đùm
    bọc, giúp đỡ, cứu vớt lẫn nhau, một lề lối ứng xử chừng mực vừa phải, biết thận
    trọng, ẩn nhẫn, chịu đựng để thích nghi hóa với mọi hoàn cảnh để sống, để tồn
    tại, để chờ thời, chờ cơ hội thuận lợi mà vùng lên.

    Nguyễn Thùy, trong Tinh thần Việt Nam, cho rằng: "Có như thế, dân tộc ta mới
    tồn tại, mới bảo vệ được tinh thần của mình, mới tiếp thu được mọi thứ của
    người để có thể thể hiện được một hội nhập tròn đầy cái lý dịch hóa của vũ trụ
    vạn vật và của con người vào thời kỳ cuối của kỉ nguyên. Cái tính "chấp nhận để
    từ khước", "hòa mà không đồng", "tỏ ra thua thiệt để không đầu hàng", "chịu
    thiệt thòi để không mất tất cả", nếu có đưa dân tộc đến chỗ phải gánh chịu
    nhiều trầm luân, nhưng chính là một cuộc "chạy trốn về đằng trước" rất tế nhị
    của dân tộc ta để sửa soạn cho một bước đi tốt đẹp vàohồ hồi chung cục. Chịu
    đựng tất cả để khỏi bị tiêu diệt." (7)

    Tinh thần kết hợp cái "khôn" và cái "biết" trong tục ngữ, đã chi phối mọi xử sự,
    thông truyền giữa dân gian nước tạ Tinh thần ấy cũng phần nào giống với quan
    niệm kết hợp "khôn" và "biết" trong triết học hiện đại Tây phương. Một giáo sư
    Pháp, Didier Julia, cũng xác nhận rằng: "Cái "khôn", theo nghĩa xưa, là cái
    "biết" bằng trực giác về những qui luật của vũ trụ, và theo định nghĩa hiện đại,
    là cái "biết" về những vấn đề của những người khác. Nói một cách thông thường
    hơn, cái "khôn" là một khái niệm luân lý chỉ sự "thăng bằng" của phẩm cách
    con người : sự "tiết độ" (theo Platon), hay sự "chừng mực" của mọi ham muốn.
    Theo nghĩa ấy, cái "khôn" trái lại với sự "say mê", cũng như trái lại với cái
    "dại". Cái "khôn" có khuynh hướng hóa đồng với sự "thận trọng". (8)

    Từđdiển về Triết-học Pháp cũng đã định nghĩa: "La sagesse est le but de la
    philosophie", nghĩa là "cái khôn là cứu cánh của triết học". (8)

    Tóm lại, dân tộc Việt Nam quả đã có một triết lý riêng của mình, triết lý mà
    ông cha chúng ta dụng ý trối gửi lại qua các câu tục ngữ. Bổn phận con cháu
    chúng ta là khám phá cho thấy được triết lý ấy, để hành động cho đúng, hầu
    tiếp tục đấu tranh bảo tồn nòi giống và quê hương. Và danh từ "triết lý" trong
    đầu đề "Triết lý dân tộc Việt Nam" mà chúng tôi dùng trên đây, tưởng không
    phải là lạm xưng!?


    -----

    CHÚ THíCH

    (1)- Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn học sử yếu, q. I, Paris, SudAsie, 1986,
    Tục ngữ, tr. 6,7.

    (2)- Phạm Thế Ngũ, Việt-Nam văn-học sử giản ước tân biên, q. I, đại Nam tái
    bản, Glendale,CẠ, năm ?, tr. 22, 23. (3)- Thái Văn Kiểm, Parémiologie
    việtnamienne comparée , in Présence Indochinoise, Paris, No1 - Avril 1979, pp.
    81 - 117.

    (4)- Nguyễn Khuyến - Mẹ Mốc:

    So danh giá ai bằng Mẹ Mốc,

    Ngoài hình hài gấm vóc cũng thêm rạ

    Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa,

    Làm thế để cho qua mắt tục.

    Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc,

    Tâm trung thường thủ tự kiêm kim.(a)

    Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm,

    Giữ son sắt êm đềm một tiết.

    Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết;

    Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhợ

    đắp tai ngảnh mặt làm ngơ,

    Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thâỵ

    Khôn kia dễ bán dại nầy !

    (a)- Kiêm kim = vàng ròng

    (5)- Luận Ngữ, bản dịch của đoàn Trung Còn, Paris, SudAsie, năm ?, chương
    Công Dả Tràng, tiết 20, trang 76: "Tử viết: Ninh Võ Tử, bang hữu đạo tắc trí,
    bang vô đạo tắc ngụ Kỳ trí khả cập giã, kỳ ngu bất khả cập giã"

    (6)- Lê Văn Siêu, Văn minh Việt Nam, Saigon, Nam Chi tùng thư, 1964, tái bản
    Glendale CẠ, đại Nam, năm ?, tr. 92, 93.

    (7)- Nguyễn Thùy và Trần Minh Xuân, Tinh thần Việt Nam, San José CA,
    Mékong Tỵ nạn, 1992, tr.195-196.

    (8)- Didier Julia, Dictionnaire de la Philosophie, France Loisirs, Paris, 1992, p.
    252: Sagesse , "Cette définition est certainement la plus rigoureuse: la sagesse
    est, au sens antique, la connaissance des lois du monde et, au sens moderne, la
    compréhension des problèmes d'autruị Plus communément, la sagesse est une
    notion morale qui désigne l'"équilibre" de la personnalité : la "tempérance"
    (Platon) ou la modération des désirs. En ce sens, la sagesse s'oppose à la passion,
    autant qúà la bêtisẹ Elle tend à s'identifier à la prudencẹ"


    Xã hội

    Ai về Bình Định mà coi
    Đàn bà con gái cầm roi đi quyền

    Ăn cây nào rào cây nấỵ

    Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

    Ăn buổi giỗ, lỗ buổi cày
    Một ngày ăn giỗ, ba ngày hút nước

    Ai ơi đừng chóng chớ chầy
    Có công mài sắt, có ngày nên kim

    Ai đem con sáo sang sông
    Để cho con sáo xổ ***g nó bay

    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

    Ăn, thì ăn những miếng ngon,
    Làm thì chọn việc cỏn con mà làm

    Tươ+?ng rằng tàu lặng, tàu bay
    Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi .
    Biết rằng cu-lít, cu-li,
    Thà rằng cứ ỏ nhà quê với nàng
    Nhà quê có họ, có hàng
    Có làng, có xóm, lỡ làng có nhau .

    Có hèn cũng ngựa nhà quan,
    Kiều khấu rách nát hồng nhang vẫn còn.

    Chim quyên xuống đất ăn trùn,
    Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than

    Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
    Xa xôi ai có biết tình chăng ai ?
    Khi về hỏi liểu Chương đài
    Cành xuân đã bẻ cho ai một cành,
    Có yêu anh thì bẻ quách cho anh.

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.

    Lỡ bước xuống đò,
    Sông sâu, sào ngắn, khôn dò tới nơi.
    Thuyền buồn gió đánh tả tơi,
    Một con chèo quế xa bơi sông hồ .
    Trông lên hòn đá lô xô,
    Mặt sông lai láng bể hồ trong
    xanh.

    Ngồi đêm trong bóng trăng tàn,
    Muốn đoan với nguyệt màthan một lời.
    Nguyệt rằng:"Vật đổi sao dời,
    Thân này vẫn để cho người soi chung."

    Cười người chớ vội cười lâu
    Cười người hôm trước hôm sau người cười

    Con vua thì lại làm vua
    Con sãi ở chùa lại quét lá đa
    Bao giờ dân nổi can qua
    Con vua thất thế lại ra quét chùa

    Ta về ta tắm ao ta
    Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

    Còn duyên kẻ đón người đưa
    Hết duyên đi sớm về trưa một mình

    Đêm đêm đốt đỉnh hương trầm
    Khói lên nghi ngút âm thầm nhớ quê.

    Ai ơi chớ lấy học trò,
    Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.

    Anh này số phận ra trò,
    Về nhà, cả cạo, cả mò trong niêu.

    Biết người biết ta
    Trăm trận trăm thắng.

    Bà còng đi chợ trời mưa
    Cái tôm cái tép đi đưa bà còng

    Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi,
    Năm trâu thổi sáo vui đời Thuấn, Nghiêu.
    Mừng nay có chủ Thuấn, Nghiêu,
    Mưa Nhân, gió Huệ thảy đều muôn dân.
    Sông lô một dãi trong ngần,
    Thảnh thơi, ta rũ bụi trần cũng nên.

    Mồ côi cha ăn cơm với cá
    Mồ côi mẹ liếm lá ngoài đường

    Mấy đời bánh đúc có xương
    Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng

    Bắc thang lên hỏi ông Trời
    Đem tiền cho gái có đòi được không ?

    Dẫu xây chín bậc phù đồ
    Không bằng làm phước cứu cho một người

    Bói ra ma quét nhà ra rác

    Buổi chợ đông, con cá hồng, chê lạt,
    Buổi chợ tàn, con tép bạc cũng phải mua

    Có thực mới vực được đạo

    Bán anh em xa mua láng giềng gần

    * Quan hệ gia đình

    Con người có tổ có tông
    Như cây có cội, như sông cónguồn

    Có cha có mẹ thì hơn
    Không cha không mẹ như đờn đứt dây

    Còn cha gót đỏ như son,
    Một mai cha chết, gót con như chì

    Mẹ già ở chốn lều tranh
    Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha,
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

    Cá không ăn muối cá ươn
    Con cãi cho mẹ trăm đường con hư

    Trâu heo khi chết tế ruồi
    Chẳng bằng khi sống ngọt bùi còn hơn

    Ai về tôi gởi đôi giày,
    Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi

    Ăn chanh ngồi gốc cây chanh,
    Bác mẹ gả ép cho anh học trò

    Anh đi đường ấy xa xa
    Để em ôm bóng trăng tà năm canh
    Nước non một gánh chung tình
    Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng

    * Tình Mẹ

    Đàn ông đi biển có đôi,
    Đàn bà "đi biển" mồcôi một mình

    Ngày đêm mẹ ẵm mẹ bồng
    Bên ướt mẹ nằm, bên ráo cho con

    Miếng ăn miếng mặc mẹ lo
    Làm sao con được ấm no mẹ mừng

    Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
    Năm canh chày thức đủ năm canh

    Cũng vì con chính vì con
    Mỗi ngày mẹ một gầy mòn tấm thân

    Mồ côi cha ăn cơm với cá
    Mồ côi mẹ liếm lá ngoài đường

    Mấy đời bánh đúc có xương
    Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng

    Chiều hôm mới trở về nhà
    Tiền xe dành để mua quà cho con

    Con biết nói, mẹ sói đầu

    Ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
    Khó đi mẹ dắt con đi
    Con đi trường học , mẹ đi trường đời

    Mai mốt thiếp có xa chàng
    Đôi bông thiếp trả, con chàng thiếp xin

    Ru con con ngủ cho lâu
    Để mẹ đi cấy ruộng sâu lâu về
    Ru con con ngủ cho mê
    Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày
    Ru con con ngủ cho say
    Mẹ còn vất vả chân tay ngoài đồng
    Ru con con ngủ cho nồng
    Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người

    Mẹ già tóc bạc pha sương
    Vì con dầu dãi trăm đường đắng cay

    Con ơi, muốn nên thân người
    Lắng nghe lấy ngững lời mẹ khuyên

    Ai rằng công mẹ bằng non
    Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn

    Ai đi đâu đấy hỡi ai ?
    Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
    Tìm em như thể tìm chim
    Chim bay biển Bắc, đi tìm biển Đông

    Ai về ai ở mặc ai
    Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh

    Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại
    Bắt anh ra treo tại nhành dươngA
    Biểu từ ai, anh từ đặng
    Chớ biểu anh từ người thương, anh không từ

    Chồng em áo rách em thương
    Chồng người áo gấm, xông hương mặc người

    Còn đang chọn đá thử vàng.
    Ngọc lành ai quẩy ra đàng bán rao.
    Quan quan bốn tiếng thư cưu
    Mong người quân tử hảo cầu kết duyên.
    Phấn son cho phỉ tấm nguyền,
    Anh hùng sánh với thuyền quyên mới tình.
    Phạt kha thơ ấy rành rành,
    Phỉ môi bất đắc xin anh liệu lường.

    Bỏ thì thương, vương thì tội !

    Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
    Xa xôi ai có biết tình chăng ai ?
    Khi về hỏi liểu Chương đài
    Cành xuân đã bẻ cho ai một cành,
    Có yêu anh thì bẻ quách cho anh.

    Phu thê trọng nghĩa tương phùng,
    Chăn loan, gối quế rắp lòng chờ ai .

    Ngồi đêm trong bóng trăng tàn,
    Muốn đoan với nguyệt mà than một lời.
    Nguyệt rằng:"Vật đổi sao dời,
    Thân này vẫn để cho người soi chung."

    Bây giờ Mận mới hỏi Đào
    Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
    Mận hỏi thì Đào xin thưa
    Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào !

    Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn

    Hôm qua tát nước đầu đình
    Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
    Em lượm thì cho anh xin
    Hay là em để làm tin trong nhà
    Áo anh sứt chỉ đường tà
    Vợ anh chưa có, Mẹ già chưa khâu
    Áo anh sứt chỉ đã lâu
    Mai mượn cô ấy sang khâu cho dùm
    Khâu rồi anh sẽ trả công
    Mai mốt lấy chồng anh sẽ giúp cho
    Giúp em một thúng xôi vò
    Một con lợn béo, một vò rượu tăm
    Giúp em đôi chiếu em nằm
    Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo
    Giúp em quan tám tiền treo
    Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau !

    Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon

    Lỗ mũi em thì tám gánh lông
    Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
    Đêm nằm thì ngáy o o
    Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
    Đi chợ thì hay ăn quà
    Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
    Trên đầu những rác cùng rơm
    Chồng yêu chồng bảo hoa thơm giắt đầu

    Thương nhau mấy núi cũng trèo
    Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

    Yêu nhau thì ném miếng trầu
    Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra
    Yêu nhau cau bổ làm ba
    Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

    Chàng về để áo lại đây
    Phòng khi em nhớ cầm tay đỡ buồn

    Anh đã có vợ hay chưả
    Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
    Mẹ già anh ở nơi nao
    Để em tìm vào hầu hạ thay anh

    Anh đi đường ấy xa xa
    Để em ôm bóng trăng tà năm canh
    Nước non một gánh chung tình
    Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng

    Bến em có gốc dừa tơ
    Đêm trăng em đứng em chờ đợi aỉ

    Tay Em câm hai tra/i ca
    Tra/i đăng/ phân chô
    g trai/ ngọtt phân traị

    Anh về cuôc' đât' trông` rau
    cho anh đâm kế dây trâù moc. lên
    chưng` naò trâù đã lên xanh
    câu kia ra traí thì anh cươí nang```

    Chim phương. hoang` bay ngan đâù chợ
    Em hoỉ anh có vợ hay chưa ?
    Tây câm` tờ giâý che mưa
    Che chưa khoỉ ươc' em chưa có chông``

    Hon` đó dươí nươc' fủ nhiêù rong fêu
    hon` đó trên bờ fủ nhiêù sương khoí'
    anh thươnh em chăng? giam' noi ra
    sợ mẹ băng` biên? sợ cha băng` trơì``
    em thương anh chăng? giam' noí nên lơì
    sợ luôn` mây bac. giưã trơì mau tan

    Ăn ruì năm` ngưả chinh hinh
    không ai năm` up' lên minh` cho vui

    Cổ tay em trắng lại tròn
    -Dể cho ai gối nó mòn một bên
    Gối gòn, gối vải không êm
    Gối lụa không mềm bằng gối tay anh

    Con kiến vàng bò quanh miêng chén
    -Dôi lứa mình lén mẹ thương nhau
    Mặc cho hai họ xì xào
    Yêu nhau ta cứ leo rào lẻn đi

    am sành đừng lộn với chanh
    Ưng ai cũng vậy ưng anh cho rồi
    Lấy anh khỏi phải sắm nồi
    Ngủ khỏi trải chiếu, ngủ ngồi thần tiên

    Đêm qua chớp bể mưa nguồn
    Hỏi người tri kỷ có buồn hay chăng ?
    Cá buồn cá lội tung tăng
    Em buồn em biết đãi đằng cùng ai ?

    Con ơi học lấy nghề cha
    Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm

    Thò tay mà ngắt ngọn ngò
    Thương em -dứt ruột giã -dò ngó ngơ


    YÊU ĐƯƠNG

    1. Bén duyên:

    Tình anh như nước dâng cao,
    Tình em như dải lụa đào tẩm hương.

    Lênh đênh một chiếc thuyền tình,
    Mười hai bến nước biết gởi mình vào đâủ

    Ai về cho em về theo,
    Ngó truông truông rậm, ngó đèo đèo cao!

    Ước gì sông rộng một gang,
    Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi!

    Cô kia đứng ở bên sông,
    Muốn sang, anh ngả cành hồng cho sang!

    Nghe lời bạn nói đậm đà,
    Chồng con chẳng phải, rứa mà em thương...

    Cô kia áo trắng loà xoà,
    Lại đây đập đất trồng cà với anh!
    Bao giờ cà chín cà xanh,
    Anh cho một quả để dành mớm con!

    Đến đây chẳng lẽ ngồi không,
    Nhờ chàng giã gạo cho đông tiếng hò.

    Nhớ chàng như vợ nhớ chồng,
    Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mâỵ
    Mấy khi rồng gặp mây đây,
    Để rồng than thở với mây vài lờị
    Nữa mai rồng ngược mây xuôi,
    Biết bao giờ lại nối lời rồng mâỷ

    Đầu năm ăn quả thanh yên,
    Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.
    Vì cam cho quít đèo bòng,
    Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

    Hỡi anh mà đi ô thâm!
    Ô nhiễu, ô vóc hay lầm ô em?
    Ô em, em để trong nhà
    Khen ai mở khóa đưa ra cho chàng!

    Khăn đào vắt ngọn cành mơ,
    Mình xuôi đằng ấy, bao giờ mình lên?
    - Em xuôi, em lại ngược ngay,
    Sầu riêng em để trên này cho anh.

    Vì sông nên phải lụy đò
    Vì chiều tối, phải lụy cô bán hàng.
    Vì tình nên phải đa mang
    Vì duyên thiếp biết quê chàng ở đâỵ

    Xa xôi dịch lại cho gần
    Làm thân con nhện mấy lần vương tợ
    Chuồn chuồn mắc phải tơ vương
    Nào ai quấn quít thì thương nhau cùng.

    Ước ao ăn ở một nhà
    Ra vào đụng chạm kẻo mà nhớ thương.

    Ước gì anh hóa ra dưa
    Để em đem tắm nước mưa chậu đồng.
    Ước gì em hóa ra dơi,
    Bay đi bay lại trên nơi anh nằm.

    Ước gì có cánh như chim
    Bay cao liệng thấp đi tìm người thương!

    Ước gì anh hóa ra hoa
    Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
    Ước gì anh hóa ra chăn,
    Để cho em đắp, em lăn, em nằm!
    Ước gì anh hoá ra gương
    Để cho em cứ ngày thường em soị
    Ước gì anh hóa ra cơi,
    Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng.

    Nước sông Tô vừa trong vừa mát
    Em ghé thuyền vào đỗ sát thuyền anh.
    Dùng chèo muốn ngỏ tâm tình
    Sông bao nhiêu nước, thương mình bấy nhiêụ

    Đôi ta như tượng mới tô
    Như chuông mới đúc, như chùa mới xâỵ

    Đôi ta như thể con bài
    Đã đánh thì quyết, đừng nài thấp cao
    Đôi ta như đá mài dao,
    Năng liếc, năng sắc, năng chào, năngquen.

    quen.

    Đôi ta như ngãi Phan Trần
    Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôị

    Đôi ta như rượu với men
    Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa!

    Đôi ta như lúa đòng đòng
    Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ chạ

    Đôi ta như chỉ xe ba
    Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiềụ

    Thương em, anh cũng muốn thương
    Nước thì muốn chảy nhưng mương chẳng đàọ
    Em về lo liệu thế nào
    Để cho nước chảy lại vào trong mương.

    Đói lòng ăn nửa trái sim
    Uống lưng bát nước đi tìm người thương.
    Người thương ơi hỡi người thương!
    Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng?

    Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
    Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?
    - Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
    Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?

    Hỡi anh đi đường cái quan
    Dừng chân đứng lại em than vài lời:
    Đi đâu vội mấy, anh ơi!
    Việc quan đã có chị tôi ở nhà.

    Đường xa thì thật là xa
    Mượn mình làm mối cho ta một người,
    Một người mười chín đôi mươi
    Một người vừa đẹp vừa tươi như mình!

    Hỡi cô thắt dải lưng xanh
    Ngày ngày thấp thoáng bên mành đợi aỉ
    Trước đường xe ngựa bời bời
    Bụi hồng mờ mịt, ai người mắt xanh?

    Cô kia đi đường này với ta
    Trồng dâu dâu tốt, trồng cà cà saị
    Cô kia đi đằng ấy với ai,
    Trồng bông bông héo, trồng khoai khoai hà!

    Gió đập cành tre, gió đánh cành tre
    Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng.
    Gió đập cành bàng, gió đánh cành bàng
    Dùng chèo anh hát, cô nàng hãy nghe!

    Chiếc thuyền kia nói có
    Chiếc giã (1) nọ nói không.
    Phải chi miễu ở gần sông
    Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghị
    (1) Một loai ghe đánh cá

    Lửng lơ vừng quế soi thềm
    Hương đưa bát ngát càng thêm bận lòng.
    Dao vàng bỏ đẫy kim nhung
    Biết rằng quân tử có dùng ta chăng?
    Đèn ta thấp thoáng bóng trăng
    Ai đem người ngọc thung thăng chốn nàỷ

    Em là con gái Kẻ Mơ
    Em đi bán rượu, tình cờ gặp anh.
    Rượu ngon chẳng quản be sành,
    Áo rách khéo vá hơn lành vụng maỵ
    Rượu lạt uống lắm cũng say,
    Áo rách có mụn vá ngay lại lành.


    Trích trong

    Tình yêu trong ca dao - tục ngữ - dân ca

    Kiều Văn biên soạn
    do nhà xuất bản Đồng Nai xuất bản năm 1995.


    1- Gia-d-ình

    Trẻ cậy cha, già cậy con.

    Chim có tổ người có tông.

    Hiếu d-ể hơn lễ bãi

    Trẻ cậy cha, già cậy con.

    Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính.

    Con hơn cha, là nhà có phúc.

    Yêu thi cho roi cho vọt,
    Ghét thì cho ngọt cho bùi.

    Chiều chiều ra d-ứng bờ ao,
    Nhớ về quê mẹ ruột d-au chín chiều.

    Con người có tổ có tông,
    Như cây có cội, như sông có nguồn.

    Cây xanh thì lá cũng xanh,
    Cha mẹ hiền lành d-ể d-ức cho con.

    Có cha có mẹ thì hơn
    Không cha không mẹ như d-ờn d-ứt dây

    Còn cha gót d-ỏ như son,
    Một mai cha chết, gót con như chì

    Mẹ già ở chốn lều tranh
    Sớm thăm tối viếng mới d-ành dạ con
    Cá không ăn muối cá ươn
    Con cãi cho mẹ trăm d-ường con hư

    Trâu heo khi chết tế ruồi
    Chẳng bằng khi sống ngọt bùi còn hơn

    Ai về tôi gởi d-ôi giày,
    Phòng khi mưa gió d-ể thầy mẹ d-i.

    Ăn chanh ngồi gốc cây chanh,
    Bác mẹ gả ép cho anh học trò.

    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha,
    Cho tròn chữ hiếu mới là d-ạo con.

    1a- Mẹ

    Con biết nói, mẹ sói d-ầu.

    D-àn ông d-i biển có d-ôi,
    D-àn bà "d-i biển" mồ côi một mình

    Ngày d-êm mẹ ẵm, mẹ bồng,
    Bên ướt mẹ nằm, bên ráo cho con.

    Miếng ăn miếng mặc mẹ lo,
    Làm sao con d-ược ấm no mẹ mừng.

    Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
    Năm canh chày thức d-ủ năm canh.

    Cũng vì con chính vì con,
    Mỗi ngày mẹ một gầy mòn tấm thân.

    Mồ côi cha ăn cơm với cá,
    Mồ côi mẹ liếm lá ngoài d-ường.

    Mấy d-ời bánh d-úc có xương,
    Mấy d-ời dì ghẻ mà thương con chồng.

    Chiều hôm mới trở về nhà,
    Tiền xe dành d-ể mua quà cho con.

    Mai mốt thiếp có xa chàng,
    D-ôi bông thiếp trả, con chàng thiếp xin.

    Mẹ già tóc bạc pha sương,
    Vì con dầu dãi trăm d-ường d-ắng cay.

    Con ơi, muốn nên thân người,
    Lắng nghe lấy ngững lời mẹ khuyên.

    Ai rằng công mẹ bằng non,
    Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.

    Ví dầu cầu ván d-óng d-inh,
    Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó d-i.
    Khó d-i mẹ dắt con d-i,
    Con d-i trường học, mẹ d-i trường d-ời.

    Ru con (1)

    Ru con con ngủ cho lâu,
    D-ể mẹ d-i cấy ruộng sâu lâu về.
    Ru con con ngủ cho mê ,
    Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày .
    Ru con con ngủ cho say,
    Mẹ còn vất vả chân tay ngoài d-ồng .
    Ru con con ngủ cho nồng ,
    Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người.

    Ru con (2)

    Bao giờ cho d-ến tháng ba,
    Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài d-ồng.
    Hùm nằm cho lợn liếm lông,
    Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
    nắm xôi nuốt trẻ lên mười;
    Con gà, be rượu nuốt người lao-dao.
    Lươn nằm cho trúm bò vào;
    Một d-àn cào-cào d-uổi bắt cá rô.
    Lúa mạ nhảy lên ăn bò;
    Cỏ năn, cỏ lác rình-mò bắt trâu.
    Gà con d-uổi bắt diều-hâu;
    Chim ri d-uổi d-ánh vỡ d-ầu bồ-nông.


    1a- D-ạo vợ chồng

    Cái nết d-ánh chết cái d-ẹp.

    Chồng ta áo rách ta thương,
    Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

    Khi thương quán cũng như nhà,
    Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói xây.

    D-ốn cây ai nỡ dứt chồi,
    D-ạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương.

    Anh d-i d-ường ấy xa xa,
    D-ể em ôm bóng trăng tà năm canh.

    Nước non một gánh chung tình,
    Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng.

    Thuận vợ thuận chồng, tát bể D-ông cũng cạn.

    Phu thê trọng nghĩa tương phùng,
    Chăn loan, gối quế, rắp lòng chờ ai .

    Râu tôm nấu với ruột bầu,
    Chồng chan, vợ húp gật d-ầu khen ngon.

    Cảnh chồng con

    Chồng con nó chẳng ra gì,
    Tổ-tôm sóc d-ĩa nó thì chơi hoang,
    Nói ra, xấu thiếp hổ chàng,
    Nó giận, nó phá tan hoang cửa nhà.
    Nói d-ây, có chị em nhà,
    Còn năm ba thúng thóc với một và cân bông.
    Em bán d-i trả nợ cho chồng,
    Còn ăn hết nhịn cho hả lòng chồng con.
    D-ắng cay ngậm quả bồ-hòn,
    Cửa nhà gia thế, chồng con kém người.
    Nói ra, sợ chị em cười :
    Con nhà nho-giáo lấy phải người d-ần ngu.
    Rồng vàng tắm nước ao tù,
    Người khôn ở với người ngu nặng mình.

    Chồng khuyên vợ

    Nhà anh chỉ có một gian,
    Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.
    Anh cậy em coi sóc trăm d-ường,
    D-ể anh buôn bán trẩy-trương thông-hành,
    Còn chút mẹ già, nuôi lấy cho anh,
    D-ể anh buôn bán thông-hành d-ường xa.
    Liệu mà thờ kính mẹ già,
    D-ừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.
    Dù no, dù d-ói cho tươi,
    Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan,
    Cho anh d-ành dạ bán buôn.

    Vợ khuyên chồng

    Canh một dọn cửa, dọn nhà;
    Canh hai dệt cửi, canh ba d-i nằm.
    Canh tư bước sang canh năm.
    Trình anh dậy học, chớ nằm làm chi.
    Nữa mai chúa mở khoa thi.
    Bảng vàng chói-lọi kìa d-ề tên anh.
    Bõ công cha mẹ sắm-sanh,
    Sắm nghiên, sắmbú bút cho anh học-hành.

    Chèo d-ò

    Chẳng giậm thì thuyền chẳng d-i,
    Giậm ra ván nát, thuyền thì long d-anh.
    D-ôi ta lên thác, xuống ghềnh,
    Em ra d-ứng mũi d-ể anh chịu sào.

    1b- Hiếu thảo

    Có cha mẹ mới có ta,
    Làm nên là bởi mẹ cha vun trồng.

    Có nghèo mới biết con hiếu,
    Có thiếu mới biết bạn hiền.

    Cá không ăn muối cá ươn,
    Con cãi cha mẹ trăm d-ường con hư

    Gái mà chi, trai mà chi,
    Sinh ra có nghĩa có nghì là hơn.

    Nhà nghèo, mới hay con thảo,
    Nước loạn mới rõ tôi trung.

    Mẹ dạy con gái

    Con ơi ! Mẹ bảo d-ây này :
    Học buôn học bán cho tày người ta.
    Con d-ừng học thói chua nhoa,
    Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
    Dù no,dù d-ói, cho tươi :
    Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
    Phòng khi d-óng góp việc làng :
    D-ồng tiền, bát gạo, lo toan cho chồng.
    Trước là d-ắc nghĩa cùng chồng.
    Sau là họ mạc cũng không chê cười,
    Con ơi ! Nhớ bấy nhiêu lời.

    1c- Tình anh, em

    Yêu nhau lắm cắn nhau d-au

    Anh em như thể tay chân

    Chị ngã em nâng,
    Chớ d-ừng chị ngã, em bưng miệng cười.

    Máu chảy ruột mềm.

    Môi hở răng lạnh.

    Tay d-ứt, ruột xót.

    Con chị cõng con em.

    1e- Hiếu d-ễ

    Tre non dễ uốn.

    Cha truyền, con nối

    Con út trút gia tài.

    Trẻ cậy cha, già cậy con.

    Con có cha như nhà có nóc,
    Con không cha như nòng nọc d-ứt d-uôi.

    Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
    Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày

    Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
    Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.


Chia sẻ trang này