1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triết lý... rởm !

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi xml_q84, 11/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Chung Vô Diệm có đẹp không ?
    Liễu yếu đào tơ, da trắng má hồng, cho dù là Chung Vô Diệm đi chăng nữa cũng không thể thoát ra khỏi mấy cái chữ này. Trên đời, đâu có phải ai ông trời cũng ghét bỏ mà ban cho cái đẹp đâu. "Hồng nhan bạc phận" hay "hồng nhan bạc triệu" ? Vấn đề này riêng, sẽ bàn sau... Nói chung họ được gọi là Phái nữ.
    "Không có người phụ nữ xấu, chỉ có những người phụ nữ không biết cách làm đẹp mà thôi". Cái câu quá sức mang tính nịnh hót này nên sửa lại vế sau thành "... chỉ có những người phụ nữ không đẹp mà thôi". "Không đẹp" chưa hẳn đã là xấu, mà xấu cũng chỉ được nói là "không đẹp". Thành ra, câu nói giảm cái sự nịnh nọt quá lố kia lại chỉ còn là lịch sự thôi (nói chung cũng có đôi chút vẫn là... nịnh). Người Anh vốn nổi tiếng với tính lịch sự, không bao giờ nói một cô gái (phụ nữ, quí bà) là xấu, mà họ chỉ nói rằng là cô gái (...) ấy "xa với sự đẹp". Tóm lại, tính lịch sự đã đánh đồng tất cả phụ nữ trên thế giới này thành "Phái đẹp".
    Còn một số lý do nữa, nhưng mệt rồi Đi ngủ đã, mai mốt nêu tiếp
  2. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục cái đề tài này nhé bà con...
    Kể từ xa xưa, từ cái thời mà con người chưa có mặt trên cái quả đất xinh đẹp này, cho đến hiện tại. Sinh vật nói chung, giống đực bao giờ cũng đẹp hơn giống cái. Từ họ cá, bò sát, lưỡng cư, chim và động vật có vú con đực đều đẹp hơn con cái. Lấy một vài ví dụ điển hình: Cá cờ đực đẹp hơn cá cờ cái, ếch đực đẹp hơn ếch cái, thằn lằn đực đẹp hơn thằn lằn cái, công trống đẹp hơn công mái và tất yếu sư tử đực đẹp hơn sư tử cái...
    Vậy tại sao tạo hóa lại ưu ái cho giống đực đẹp hơn giống cái. Vì bản năng của giống đực là tính chinh phục và truyền giống. Giống đực đẹp để có thể dễ dàng chinh phục giống cái và tạo ra thế hệ sau tốt hơn. Từ đó, suy ra loài người cũng như vậy, đó là một sự thật khó có thể chối cãi. Thế nhưng, tại sao đàn ông lại không được gọi là phái đẹp, trong khi hai từ đó lại dành cho phụ nữ ? Vì sự thua kém đó, sinh ra đời, phái nữ đã mang trong đầu một tâm lý tự ti, dẫn đến sự ích kỷ và đố kỵ và ganh ghét với phái kia. Do đó, để có thể duy trì sự phát triển của nòi giống, xã hội, phái nam chấp nhận nhường cái danh hiệu "hữu danh vô thực" đó lại cho phái nữ...
    Tới đây thôi, khuya rồi, ngủ sớm mai đi ọp
  3. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Một mình độc diễn... Cứ kéo nó lên xong thì hình như do nặng quá lại chìm nghỉm xuống
    Ầy, bỏ qua chủ đề về phái nữ này thôi, không khéo mấy chị em đọc lại đâm ra căm mình thì khốn khổ lắm (sự thật vốn mất lòng mà). Lần này chuyển qua chủ đề khác:
    "Tại sao con người thích ném đá giấu tay?"
    Vấn đề này với tui cũng không dễ lắm, nhưng sẽ cố
  4. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Làm lai sô luôn vậy, rồi đổi qua vấn đề khác, cái này có lẽ ít ai quan tâm Quên mất là phải chiều theo thị hiếu chứ không thể làm thị hiếu chiều mình được
    "Tại sao con người thích ném đá giấu tay?"
    Theo nghiên cứu của một nhà khoa học lỗi lạc, hàng đầu thế giới về quá trình tiến hóa của loài người (xin phép được dấu tên), thì tổ tiên của ta thời xưa không thèm dùng đồ sắt, đồ nhôm mà chơi toàn đồ đá. Chứng tỏ khi xưa tổ tiên ta sành điệu không kém thời bây giờ, nếu không nói là còn nhỉnh hơn một chút. Chén đá, dao đá, giáo đá, mâm đá, thìa đá, nhà đá... đến nỗi giấy cũng bằng đá. Và ở thời điểm lúc bấy giờ, chúng ta có thể thấy mốt đồ đá được người người, nhà nhà ưa chuộng, nhất quán ở mọi nơi. Đó là một trong những bản sắc văn hóa rất tốt đẹp của tổ tiên ta mà chúng ta cần phải học tập.
    Để có thể chống chọi với cái đói, tiếng chì chiết của các cô vợ lắm mồm. Những bậc tổ tiên chú bác chúng ta đành phải vác đá đi săn thú. Nghe nói thú vật vào cái thời ấy thì rất nhiều. Và để tỏ rõ bản lĩnh đàn ông, họ không đi săn những con thú có vóc dáng nhỏ bé hơn họ. Loài thú họ hay tìm để săn, là một loài voi lớn, còn gọi là Mamut, đến giờ đã tuyệt chủng trên trái đất. Họ thường đào những cái hố lớn, sâu trên con đường mà đàn voi hay đi, phủ lên một lớp cây cối mỏng để che lấp tạo thành một cái bẫy. (Thường thì những cái gây nguy hiểm mà được ngụy trang thành bình thường, đó người ta gọi là bẫy. VD: Một cô gái luôn tỏ ra ngoan hiền trước mặt ta thì ta càng phải đề cao cảnh giác...) Sau khi con voi bị rơi vào bẫy, họ dùng những tảng đá để ném vào con voi, hòng giết chết nó. Nhưng có những trường hợp, con voi thoát được khỏi hố bẫy. Lúc đó, với trí nhớ khá tốt của mình, nó tìm đến từng người để thanh toán nợ nần.
    Do vậy, có một số người lúc đi săn, họ không đứng trực diện mà nấp sau lưng, hoặc ném nhưng không để cho con voi thấy họ. Từ đó, thành ngữ "Ném đá giấu tay" được ra đời. Nó chỉ về loại người dám làm mà không dám nhận... Đó là một trong những tính xấu mà một thiểu số con người lấy làm cách sống. Có lẽ vậy... Theo như nghiên cứu của nhà khoa học xin dấu tên trên ! .
  5. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề tiếp theo:
    "Tình yêu nam nữ luôn là đề tài muôn thuở"
    Mọi lúc, mọi nơi người ta đều đem tình yêu ra làm đề tài để bàn luận. Chẳng lẽ không có gì đáng quan tâm hơn sao ?
  6. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Để hưởng ứng cái triết lý rởm của xml bà con nhào vô mổ xẻ bài thơ này đi
    Mấy ai định nghĩa được tình yêu
    Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
    Nó cướp hồn ta bằng nắng nhạt
    Bằng mây nhẹ nhẹ gió hiu hiu
    (Của Ông chúa thơ tình)
    Mại dô nào
  7. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Đây là lời giải của chính "Ông chúa thơ tình":
    Yêu là cái mà ta không tả được,
    Một khi yêu là phải chuốt tình yêu,
    Nó phảng phất khi ánh chiều vàng nhạt,
    Nó hình dung trong ánh mắt đăm chiêu.
    Nó ủy mị như những đêm gió mát,
    Nó lung linh trong ánh mắt trăng phai,
    Nó mơ màng như tiếng nhạc bên tai,
    Nó dồn dập như thác ngàn nước đổ.
    Nó lơ lững như làn mây hơi gió,
    Nó cộc cằn như sắt đá chạm va nhau,
    Nó hững hờ như buổi mới quen nhau,
    Nó báo thức ánh nắng hồng gay gắt.
    Yêu là cái thường làm ta thắc mắc,
    Lắm khi yêu mà không nói nên lời,
    Là âm thầm trong câu nói giọng cười,
    Là cử chỉ .. là răng cười.. điệu bộ.
    Yêu là cái thường làm ta đau khổ
    Chữ tình yêu thâm thúy bao la,
    Một khi yêu rồi ta mới nghĩ ra,
    Nó là thịt, là da, là sắc đẹp.
    Yêu không phải là phạm vi nhỏ hẹp,
    Yêu làn môi, yêu mái tóc, đôi tay,
    Yêu tính tình, yêu dáng điệu khoan thai,
    Yêu tà áo trắng vờn bay trước gió.
    Đời dễ có mấy ai từng hiểu rõ,
    Chữ tình yêu khó tả làm sao,
    Biết rằng yêu là sẽ chuốc khổ đau,
    Nhưng cứ chọn để rồi đau đớn.
    (XD)
  8. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Theo tui nghĩ, tình yêu nam nữ là một khái niệm rất phức tạp. Cơ bản nó thuộc về một phạm trù vô cùng trừu tượng và khá khó hiểu. Có lẽ chỉ hiểu theo cảm nhận chứ không thể giải thích rõ ràng. Nó làm cho con người có cảm giác thích thú, sẵng sàng hy sinh một cái gì đó cho nó...
    Nhưng trên phương diện khoa học, tình yêu nam nữ đơn giản chỉ là do những "phản ứng đồng điệu" của vật chất trong cơ thể tác dụng lên những phân khu thần kinh nhạy cảm. Nó sinh ra những sóng điện não khác thường khi tiếp xúc (hoặc nghĩ đến) một cá thể khác. Tuy vậy, do cơ thể sinh vật (cụ thể là con người) là một bộ máy tinh vi và hoàn chỉnh bậc nhất nên với trình độ khoa học bây giờ, chưa thể nào lý giải rõ ràng, chắc chắn được.
    Từ những nguyên nhân nêu trên, đúc kết thành một điều là "Con người chưa thể hiểu được rõ tình yêu là như thế nào". Và tất nhiên, những thứ mình chưa rõ, người chưa biết thì mãi mãi vẫn là một đề tài nóng hôi hổi, vừa thổi vừa nhai. Với bản tính tò mò (ham hiểu biết) cố hữu, con người đang cố hoàn thiện sự hiểu biết của mình.
    Nhất là lớp trẻ, chúng đang trong độ tuổi muốn yêu, tập yêu và đang yêu. Có một số chỉ là thuộc dạng "Ăn theo, nói leo"; thấy người ta yêu, người ta ôm nhau, chúng cũng ức chế, đua đòi đi vào một căn phòng mà chúng không hiểu ở trong đó có những gì. Chúng cứ đến và mặc kệ.
    Loại thứ 2, chúng muốn hiểu tình yêu cơ bản có như chúng từng nghĩ. Chúng muốn rõ hơn về các quá trình và sự kết thúc. Sẽ ra sao, như thế nào, điểm đích và kết quả ? Của đáng tội, chúng chưa bao giờ có thể dùng lý trí để điều khiển nổi tình yêu. Đó là một phản ứng độc lập. Vậy cho nên, ở cả 2 loại này, đều hiện hữu một sai lầm.
    Còn một lý do khá "khách quan" nữa, đó là tâm lý không chịu thua kém của con người. Kẻ bên trái, người bên phải thi nhau nói về tình yêu, còn ta ở giữa, chẳng lẽ lại im lìm như khúc gỗ. Ta cũng biết chứ, ta cũng hiểu chứ, còn rõ hơn các người nữa kìa. Cứ chờ đó, tối ta về sẽ lên google, bổ sung những kiến thức cần thiết, ai hơn ai nào... Nếu cần ta sẽ vớ đại một cô bé để yêu, để tìm hiểu... Đó phải chăng là cái vòng luẩn quẩn về tình yêu ?
    Vì sao con người thích bàn luận về tình yêu ? Vì đó là vấn đề ai ai cũng hiểu và ai ai cũng chưa hiểu!
  9. xml_q84

    xml_q84 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.943
    Đã được thích:
    0
    Đề tài tiếp theo: "Phụ nữ thời nay"
  10. uocgi4950

    uocgi4950 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    =>> Cha chả ... trúng sở trường roài nè đặt trước cục gạch giữ chỗ cái đã hỉ ...

    [nick]
    Được CaMap_4950 sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 28/10/2006

Chia sẻ trang này