1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRIỆT QUYỀN ĐẠO.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vocucthu72, 01/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. copshindo

    copshindo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Vừa chơi võlâm, vừa nhảy au vẫn coi phim được như thường
  2. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    I) Triệt quyền đạo là gì: Rõ ràng là võ thuật Trung Hoa. Đó là một dạng võ thuật mà không có hệ phái, một môn võ không có bài quyền và là một môn võ đã thoát khỏi truyền thống.
    Nhiều nguyên lý của TQĐ được vay mượn từ môn đấu kiếm phương tây. Các nguyên lý này bao gồm chẻ nhịp, chặn đòn và các cách lướt đòn gián tiếp và trực tiếp. Nói một cách đơn giản và thực tế, môn võ của Lý là : "đấu kiếm mà không dùng kiếm".
    Sự nghiên cứu rộng rãi của Lý đã dẫ đến các nguyên lý làm phát triển môn võ như sau:
    * Đơn giản trực tiếp và tiết kiệm: Các kỹ thuật không nên quá cầu kỳ phức tạp mà phải hướng trực tiếp đến mục tiêu với di chuyển ngắn nhất. Một cú đánh trực tiếp theo đường thẳng thì hiệu quả hơn cú đánh vòng.
    * Di chuyển không lộ hướng: Không nên lộ một cách không cần thiết dự định di chuyển của mình, vì như vậy đối thủ sẽ biết mình định làm gì.
    *Không giáo điều, không sử dụng bài quyền hoặc công thức cố định nào bởi chúng chẳng thể hiện tình huống chiến đấu thực tế.
    *Phần thuận hướng phía trước: Các vũ khí mạnh nhất phải để phía trước, hướng về đối thủ, nên chúng có thể tiếp cận mục tiêu nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Các vũ khí yếu hơn thì đặt ở phía sau, nơi chúng sẽ trở nên mạnh hơn vì nếu có tấn công chúng sẽ đi một quãng đường dài hơn (tạo lực lớn hơn).
    II) 5 cách tấn công trong TQĐ
    Khi hình thành môn TQĐ, Lý Tiểu Long nhận thấy rằng các thao tác phòng vệ thụ động
    không phải là các tốt nhất, đầu đủ hiệu quả nhất để chống lại đối thủ. Ngược lại, Lý kết luận rằng các đòn di chuyển tấn công đẩy đối thủ vào thế phòng vệ mới là tốt nhất. Vì vậy, Lý đã nghiên cứu nhiều cách để cải thiện khả năng tấn công của môn võ này và áp dụng nhiều chiến thuật của kiếm thuật phương Tây và TQĐ. Được biết như là năm cách tấn công, chúng giới thiệu một tập hợp của các phương pháp tấn công trong một phạm trù nhỏ hẹp.
    1. Tấn công đòn trực tiếp, tấn công heo một góc mà một người có thể vận dụng hiệu quả trong một động tác.
    2. Tấn công liên hoàn, cho phép một người có thể ra nhiều kỹ thuật liên tiếp.
    3. Tấn công không trực tiếp, liên tiếp là phương pháp đánh lừa sự phản ứng của đối thủ bằng cách nhử đòn để hạ gục đối phương.
    4. Tấn công bằng cách thu hút làm cho đối thủ chú tâm tấn công vào một mục tiêu hở, sau đố phản đòn.
    5. Tấn công bằng khóa tay đối thủ, làm cho đối thủ không thể tự vệ lúc đó ta có thể hoàn thành đòn tấn công.
    III) Phòng thủ
    Trong thể thao, một đội có khả năng tấn công cao mà có thể ghi điểm vẫn có thể thua nếu không biết ngăn ngừa đội đối phương ghi nhiều điểm hơn. Vì vậy, để có một kế hoạch tấn công chắc chắn, một đội biết cân bằng phải có khả năng phòng thủ hiệu quả.
    Trong chiến đấu cũng vậy. NGay cả khi ta có khả năng tấn công cao cũng sẽ có lúc ta phải tự vệ trước đòn tấn công hay phản đòn của đối phương. Nếu không phòng thủ, ta sẽ bị đánh bại cho dù kỹ năng tấn công tốt đến cờ nào đi chăng nữa.
    Do đó, một mặt TQĐ nhấn mạnh sự tấn công và phản công chống lại đối thủ, thì mặt khác phát triển kỹ năng phòng thủ cũng là một yếu tố rất quan trọng. May mắn thay, LTL đã không xem nhẹ nó trong tòan bộ môn võ của anh. Ngược lại, nó là một khía cạnh quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống kỹ thuật của môn võ này. Có rất nhiều phương pháp phòng thủ mà Lý đã đưa vào TQĐ:
    - Sử dụng bộ chân để tránh bị đánh chúng
    - Né đòn
    - Đỡ gạt để triệt tiêu đòn tấn công
    - Sử dụng các di chuyển tấn công để tránh bị tấn công.
    IV) Sử phản đòn
    Phản đòn là một cách mà bạn tăng cao khả năng tấn công mà bạn áp dụng ngay giữa đòn tấn công của đối thủ. Bất cứ khi nào có đòn tấn công vào bạn, trong khoảnh khắc cần thiết đối phương sẽ bị sơ hở, lộ ra mục tiêu cho bạn tấn công. Lúc đó đối phương rất dễ bị tấn công bởi vì ý đồ của kẻ tấn công là tập trung toàn bộ vào việc ra đòn và bỏ qua sự phòng thủ. Vì vậy, khoảnh khắc đó mang lại một cơ hội ngàn vàng cho bạn tấn công.
    Phản đòn thường kết hợp giữa các động tác phòng thủ và động tác tấn công. Động tác phòng thủ có thể bao gồm gạt, lách, rùng người, lắc hụp... Các động tác tấn công có thể bao gồm các đòn đá, đấm, vật,... ý tưởng căn bản là bạn sử dụng kỹ năng tự vệ để tránh bị đối phương đánh trúng.. Cùng lúc, bạn sử dụng các vũ khí để tấn công đối thùa vào thời điểm anh ta dễ bị tấn công nhất.
    Được vocucthu72 sửa chữa / chuyển vào 01:48 ngày 30/10/2009
  3. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    V) Cự ly, thời điểm và nhịp độ.
    ai cũng biết thành công trong một nỗ lực bao giờ cũng tùy thuộc vào sự đúng lúc , đúng chỗ. Điều này lại càng đúng trong chiến đấu. Ngay cả khi bạn biết ngàn kỹ thuật và thực hiện chúng một cách hoàn hảo, thì chúng cung xkhông mang lại kết quả như bạn mong muốn nếu bạn không đánh trúng mục tiêu .
    Mặt khác bạn sẽ khó khăn phòng thủ nếu đối thủ luôn đánh trúng vào bạn, và kỹ thuật của bạn cũng trở nên vô dụng nếu đối phương biết cách phòng vệ trước các đòn tấn công. Vì vậy để cho tấn công và phỏng thủ đều thành công, bạn phải học cách tiếp cận đối thủ trong cự ly thích hợp. Bạn cũng phải học khi nào thì tấn công để đòn tấn công phát huy hết tác dụng. Cùng với đó là cách di chuyển để tránh đòn đánh của đối phương. LTL đã xác định ba điều cần thiết để tấn công chính xác: sự nhạy bén về htời gian, điều chỉnh cự ly thích hợp và việc áp dụng vận tốc và nhịp độ thích hợp. Các điều này phải được kết hợp với hành động của đối thủ.
    VI) Đấu tập
    Việc đấu tập phải được xem như một cơ hội cho cả hai người tập, học tập và phát triển. Nếu người này thấy khó khăn trước sự tấn công của người kia thì người kia nên tập chậm lại cho bạn tập theo kịp. Điều này không phải là vấn đề cái tôi.
    Việc đấu tập không chỉ làm cho các bài tập của bạn trở nên thực dụng mà nội lực và thời gian là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Đó là cách bạn đạt được tinh thần chiến đấu và quan điểm của mình. Bạn sẽ học cách điều khiển cảm xúc và các phản ứng nội
    tiết để có thể duy trì sự bình tĩnh và giữ cho mình được thư thái.
  4. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    VII) Giáo án một buổi luyện tập căn bản TQĐ:
    1. Khởi động tất cả các cơ khớp chú trọng khai mở các cơ gân đặc trưng phát triển kỹ
    thuật đặc thù môn TQĐ.
    2. Phân tích kỹ thuật cơ bản trong buổi tập.
    3. Tập kỹ thuật thủ thế, di chuyển bộ pháp
    4. Bổ trợ kỹ thuật tay
    5. Tập kỹ thuật tay (thủ pháp)
    6. Tập kỹ thuật bộ pháp kết hợp tay
    7. Phân tích kỹ thuật chân (cước pháp)
    8. Bổ trợ kỹ thuật chân
    9. Tập kỹ thuật chân
    10. Tập kỹ thuật bộ pháp kết hợp cước pháp.
    11 Thư giãn thả lỏng nghỉ ngơi.
    12. Giới thiệu chiến thuật ứng dụng kỹ thuật trong buổi tập
    13. Luyện tập kỹ năng phòng thủ những đòn tay chân trong buổi tập
    14. Ứng dụng kỹ thuật tay chân đã học trên đường phố.
    15. Luyện tập thể lực, độ dẻo, độ bật
    16. Xoa vuốt cơ gân, thả lỏng, hít hở điều hòa
    17 Giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật trong buổi tập
    18. Kết thúc buổi tập.
  5. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Lớp TRIỆT QUYỀN ĐẠO bắt đầu tập vào tối CH ngày 08112009 thời gian từ 18h đến 20h tại chùa TRUNG KÍNH THƯỢNG liên hệ Trần Giang : 0439906876
  6. TLnamphai

    TLnamphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Bác Trần Giang vừa dạy TLNK, vừa dạy Jeet Kune Do àhh.??
  7. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Cám ơn bạn, đúng là tôi dạy hai môn võ thuật, bạn tập môn thiếu lâm nam phái có phải không, không biết là có tương đồng kỹ thuật với môn nktl của tôi không, hôm nào off biểu diễn vài đường cho anh em tìm hiểu nhé, thanks
  8. noigiaquyen

    noigiaquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn những bài viết giới thiệu tâm huyết và kĩ lưỡng đối với môn võ Triệt quyền đạo. Chúc anh luôn khỏe và truyền ngọn lửa đam mê võ thuật cho ngày càng nhiều bạn trẻ.
    Xin giới thiệu với các anh em một trang web mới lập về Triệt quyền đạo của anh Quân. Trang web mới lập nên đang dần cập nhật về nội dung. Rất mong được anh em ủng hộ:
    http://trietquyendaovietnam.com
  9. DaiKLinh

    DaiKLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Trang web khá hay, chúc mừng bên anh Quân nhé!
    Giá mà tên miền ngắn tý thì hay, ví dụ như: www.trietquyendao.com chẳng hạn!
  10. BacNamvn

    BacNamvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2007
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Bác mua tên miền này rồi còn gì.

Chia sẻ trang này