1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triều đại Philippe Troussie - chuỗi ngày đáng quên nhất của bóng đá VN.

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi BlueSea96, 19/05/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mummy80

    mummy80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2010
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    683
    Chọn hlv và ê kíp quan trọng thật, không phù hợp là ăn cám cả nhiệm kỳ ngay. Để xem có qua nổi vòng loại 2 này không. Chúng ta đã le ve vào vòng 3 rồi đấy nhé. Chờ ông Trâu giải bài toán Iraq Phi Ỉn thế nào đây.
    --- Gộp bài viết: 12/10/2023, Bài cũ từ: 12/10/2023 ---
    VN bị trừ 4.5 điểm fifa sau trận thua TQ
    thansau_72atlas07 thích bài này.
  2. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Chuẩn bị trừ thêm sau trận HQ nữa - con đường out khỏi top 100 ko còn xa :))
    mummy80 thích bài này.
  3. ngochai181

    ngochai181 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    2.472
    Đã được thích:
    1.171
    Còn may là đá với Uzbe ko tính rank Fifa chứ không hết năm có khi out top 100 thật
  4. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Giờ ở giữa đường, quay về lối chơi cũ không được, đi tiếp chưa biết ntn thì đành đi tiếp thôi.
    Tôi vẫn giữ quan điểm cũ: Lối chơi thời ông Park chạm ngưỡng rồi, muốn phát triển thì bắt buộc phải thay đổi. Vấn đề còn lại là thay đổi sao cho hợp lý - ít nhất là trong giai đoạn quá độ, và có sự liệu cơm gắp mắm.
    Đá cầm bóng là tốt, phòng ngự bằng cầm bóng cũng tốt. Các miếng đánh bằng nhóm cầu thủ di chuyển chọn vị trí là tốt, so với việc cứ bóng dài rồi hi vọng tốc độ và kĩ thuật để phản công. Có điều tất cả vẫn cần xoay quanh kim chỉ nam là sự chắc chắn của hàng thủ đã

    Bonus bài phỏng vấn bác Vũ Mạnh Hải, dù thấy bác đề nghị quay về lối chơi cũ thì k ổn

    Ông Vũ Mạnh Hải: 'Việt Nam chưa thể đá kiểu kiểm soát của HLV Troussier'
    Theo cựu danh thủ Thể Công, tố chất của cầu thủ Việt Nam hiện tại khó đáp ứng yêu cầu chơi kiểm soát của HLV Philippe Troussier, và nên quay về lối đá phòng ngự - phản công thời Park Hang-seo.

    [​IMG]

    HLV Troussier trong khu kỹ thuật của Việt Nam ở trận giao hữu thua Trung Quốc 0-2 trên sân Đại Liên hôm 10/10. Ảnh: Đoàn Huynh

    - Kể từ khi được bổ nhiệm hồi đầu năm, HLV Philippe Troussier công khai thể hiện mục tiêu xây dựng cho các đội tuyển Việt Nam lối chơi kiểm soát bóng. Ông đánh giá thế nào về thử nghiệm của HLV người Pháp?

    - Chúng ta hãy nhìn từ trận gần nhất là giao hữu với Trung Quốc hôm 10/10. Nhìn thoáng qua, có vẻ thử nghiệm của ông Troussier đạt yêu cầu. Các cầu thủ đã thực hành lối chơi cầm bóng, ban chuyền ngắn và di chuyển liên tục. Đó là những gì HLV Troussier luôn nhắc đến. Vì thế, tỷ lệ kiểm soát bóng của chúng ta cao hơn Trung Quốc (63% so với 37%).

    Nhưng vấn đề là Việt Nam thua 0-2, và nó bóc trần ra một số vấn đề. Đó là, sự kiểm soát chỉ đạt được ở hai phần ba, hoặc nửa mặt sân của đội nhà. Chứ khi triển khai tấn công, chúng ta không tạo được nhiều cơ hội. Ba cú dứt điểm hướng trúng đích của chúng ta đều không nguy hiểm, trong khi đối phương ghi được hai bàn. Thiếu sót này rất cơ bản, và cần được thừa nhận một cách xác đáng.

    Về mặt con người, tôi cho rằng HLV Troussier chưa tận dụng triệt để, hoặc có thể chưa bao quát hết tình hình cầu thủ hiện nay. Việc trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ như Nguyễn Đình Bắc hay Hồ Văn Cường cũng tốt, nhưng dường như ông ấy đang tập trung cùng lúc quá nhiều lứa cầu thủ, dẫn đến việc chọn lựa và đánh giá thiếu đồng nhất. Thay đổi là cần thiết. Nhưng không vì thế mà bỏ qua cả những cầu thủ có phong độ tốt nhất ở giải vô địch quốc gia thời gian qua. Một số cầu thủ được HLV Troussier chọn có vẻ chưa sẵn sàng đón nhận cơ hội, nếu không muốn nói là chưa bì được với các phát hiện của HLV Park Hang-seo trước đây.

    [​IMG]
    Triệu Việt Hưng (trắng) dứt điểm về phía khung thành Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Huỳnh

    - Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến Việt Nam kiểm soát tốt phần sân nhà nhưng không thể luân chuyển bóng ở gần vòng cấm đối phương?

    - Đầu tiên, chúng ta thiếu giải pháp tạo ra cơ hội, tức là thiếu phương án tấn công hay nôm na là thiếu "bài vở".

    Thứ hai, trong các tiền đạo, chỉ Phạm Tuấn Hải đạt yêu cầu, còn những người khác không đủ sức trở thành mũi xuyên phá. Nguyễn Văn Toàn có tốc độ và nhiệt tình, nhưng không sắc sảo. Nguyễn Tiến Linh được chơi quá ít thời gian, phong độ bất ổn và nhận thẻ đỏ nên khó đánh giá. Có thể nói, nhân sự hàng công ảnh hưởng nhiều đến lối chơi khiến Việt Nam tạo ra quá ít cơ hội.

    Lúc này, chỉ hàng tiền vệ tạo được sự yên tâm. Hoàng Đức, Tuấn Anh, Hùng Dũng đều tốt nhất trong vị trí của họ, là những nhân tố mà đội tuyển cần. Lứa sau này có thêm Nguyễn Thái Sơn.

    - Trong những cái tên ông nêu trên, Hoàng Đức được thử nghiệm đá cao nhất trên hàng tiền đạo ở trận đấu Trung Quốc. Đây không phải lần đầu tiền vệ này được xếp đá trái sở trường. Ông nghĩ sao về cách sắp xếp này?

    - Đó là một phương án sáng tạo. Có thể HLV Troussier đánh giá Hoàng Đức sở hữu nhiều tố chất để đá ở vị trí đó, như thể hình tốt, nhanh nhẹn và khả năng dứt điểm tương đối toàn diện. Hoàng Đức luôn có thể ra chân nhanh và bất ngờ. Nhưng đó không phải sở trường của cậu ấy. Hoàng Đức có thói quen lùi về phía sau để tổ chức, kiến thiết. Cậu ấy nên được kéo về hàng tiền vệ. Khi ấy, chúng ta sẽ có tuyến giữa tốt nhất hiện tại. Có lẽ vì thế, HLV Troussier chỉ áp dụng phương án này trong một khoảng thời gian nhất định.

    - Đợt tập trung này, Việt Nam gặp ba đối thủ với sức mạnh có thể nói là từ thấp đến cao. Liệu ông Troussier sẽ tiếp tục thử nghiệm lối chơi kiểm soát ở hai trận tiếp theo, hay sẽ trở về lối đá phòng ngự phản công như dưới thời HLV Park?

    - Trận Uzbekistan mang ý nghĩa đấu tập nhiều hơn. Đó là trận đấu kín, được thay người không giới hạn. Cho nên, HLV Troussier có thể thoải mái thử nghiệm và có thể tiếp tục thất bại. Còn gặp Hàn Quốc sẽ phải chỉn chu hơn. Nhưng, kết quả có lẽ cũng không khác. Trước đối thủ như thế, muốn đá kiểm soát cũng không được. Chúng ta không thể lặp lại tỷ lệ kiểm soát bóng như trước Trung Quốc, mà có khi bị dồn ép ngược lại.

    Người hâm mộ cần quen dần với cách chơi của HLV Troussier. Đây là lối chơi không mang lại sự chắc chắn về phòng ngự và cũng không đủ sắc bén trong tấn công. Cái được là chúng ta cố gắng kiểm soát bóng, không bị lép vế so với đối thủ. Nhưng tôi không cho rằng nó hiệu quả.

    Sẽ hợp lý hơn nếu dùng lối chơi kiểm soát bóng, tấn công khi gặp đối thủ Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Còn phía trước là các đối thủ hơn chúng ta về trình độ và mọi mặt. Kiểm soát bóng cũng được, nhưng phải tạo ra những miếng đánh nhanh và bất ngờ chứ như hiện tại, chúng ta chỉ kiểm soát được ở phần sân nhà. Có lẽ, đội tuyển cần chọn lối chơi phù hợp mà theo tôi là phòng ngự - phản công.

    [​IMG]
    Hồ Văn Cường đi bóng trước Wu Shaocong - hậu vệ Trung Quốc cao 1,92 m đang thi đấu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

    - Vì sao ông cho rằng Việt Nam không thể đá kiểm soát bóng?

    - Bởi đấy là lối chơi dành cho tương lai. Với lứa cầu thủ này, Việt Nam chưa sẵn sàng về thể lực, sức mạnh, sức nhanh, sức bền... Đây không phải do đào tạo mà do tố chất con người. Trước các đối thủ "đồng cân đồng lạng", chúng ta có thể chơi như vậy. Còn trước Đông Á, Tây Á, châu Âu, cầu thủ Việt Nam vừa thấp bé nhẹ cân, sức mạnh hay tốc độ cũng thua, chỉ hơn về sự linh hoạt và tốc độ đoạn ngắn, thì khó có thể chơi kiểm soát. Mà nếu có thể cũng chỉ như trước Trung Quốc. Một khi đối thủ dồn lên pressing, chúng ta khó chống lại. Điều kiện sinh sống của các dân tộc như Uzbekistan hay Hàn Quốc giúp họ có thể lực tốt hơn.

    So với thế hệ của tôi, cầu thủ Việt Nam bây giờ phát triển vượt bậc. Ngày trước, chúng tôi chỉ cao trung bình 1,65 m còn cầu thủ bây giờ đã đạt 1,75 m. Nhiều tuyển thủ Việt Nam cao trên 1,80 m. Đó là điều đáng mừng. Nhưng sức mạnh và tốc độ của chúng ta còn kém. Đội tuyển có thể có khả năng chơi kiểm soát, nhưng tố chất con người là điểm hạn chế. Yếu tố này không thể thay đổi. Có thể đến năm 2026 hay 2030, Việt Nam cải thiện thêm một bước về thể lực. Chừng nào có những VĐV giành HC vàng hay lập kỷ lục Olympic chạy 100m, 200m hay 400m, hoặc đủ sức ganh đua tầm thế giới, chúng ta mới có thể nghĩ đến lối chơi kiểm soát bóng.

    Bóng đá châu Âu thường thống kê quãng đường di chuyển của cầu thủ mỗi trận, trung bình 11-12 km. Ở Việt Nam, những thống kê như vậy ít được thực hiện. Cách đây mấy năm, tôi nhớ có bên thống kê cầu thủ Việt Nam di chuyển trung bình 5 đến 6 km mỗi trận. Có thể bây giờ có thể tăng lên khoảng 7 đến 8 km. Như thế vẫn còn rất lâu mới bắt kịp môi trường đỉnh cao. Tất nhiên, bóng đá phụ thuộc nhiều yếu tố. Về kỹ, chiến thuật, tư duy hay sự khôn ngoan, cầu thủ Việt Nam đã dần theo kịp quốc tế, nhưng nền tảng thể lực còn thua kém rất xa châu Âu hay châu Phi - nơi các quốc gia còn nghèo nhưng tố chất con người là thiên phú.

    [​IMG]
    Chuyên gia Vũ Mạnh Hải thuộc thế hệ vàng của bóng đá Thể Công, tuyển thủ Việt Nam và lãnh đạo Ban truyền thông VFF.

    - Vậy theo ông, vì sao HLV Troussier quyết tâm thay đổi lối chơi của Việt Nam?

    - Tôi hiểu mong muốn của HLV Troussier. Trước đây, gặp các đối thủ mạnh, Việt Nam chủ yếu phòng ngự phản công, với ý đồ rõ ràng: trước hết phải không thua rồi mới nghĩ đến tìm bàn thắng. Chúng ta yếu, việc để thủng lưới trước sẽ đánh mạnh vào tâm lý cầu thủ. HLV Park đã gặt hái thành công trong 5 năm nhờ lối chơi như thế.

    Bây giờ, Troussier muốn hướng tới tương lai, muốn không lép vế trước các đối thủ lớn. Nhưng ông ấy cần tính toán lại, xem con người Việt Nam hay Đông Nam Á có phù hợp với lối chơi đó không? Theo đuổi lối chơi kiểm soát và tấn công cũng tốt, nhưng liệu có cần thiết trong bóng đá hiện đại không? Nếu đội tuyển chơi chắc chắn trong phòng ngự và hiệu quả trong tấn công thì tại sao phải chuyển sang kiểm soát bóng nhiều? Đá với đối thủ mạnh, chọn lối chơi nào phù hợp mới quan trọng chứ không nên cứng nhắc theo một kiểu cố định.

    Tôi nghĩ rằng trong hai trận tới, nếu muốn giành kết quả tốt, ví dụ không thua, Việt Nam cần trở lại lối chơi dưới thời HLV Park. Còn nếu tiếp tục đá kiểm soát, Việt Nam sẽ tiếp tục thua và có thể thua đậm.
  5. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.431
    Đã được thích:
    5.745
    Nhiều ý kiến cho rằng lối đá của Park là chạm ngưỡng, tôi nói thẳng cái này là suy nghĩ sai lầm. Lối đá, trường phái không có ngưỡng, có thì chỉ là người thực hiện thế nào. Cũng như cùng là tư bản, xem Phi, Thái bao năm lật đật ở cái bẫy thu nhập trung bình có lên được đâu, mà Nhật Hàn chỉ vài chục năm từ đống tro tàn nó lên top thế giới. Đông Đức bảo là theo cs nhưng giai đoạn đấy thì khối thằng xách dép chạy theo nó.

    Nói về phòng ngự phản công hiện đại thì không thằng nào bằng Marốc ở WC vừa rồi, xem nó đá đúng là thủ bê tông, nhưng lúc tấn công thì phát nào xiên dao phát đấy, về cơ bản lối đá và tư duy đá của nó không khác gì Park cả, tấn công nhanh dựa vào bộ cánh mạnh để lên bóng, và dựng xe bus ở nhà phần còn lại. Bảo lối đá PNPC mà chạm ngưỡng chỉ được top 4 WC thì khối thằng mong cũng chỉ chạm ngưỡng như thế.

    Vậy để thấy lối đá nó là về mặt tư tưởng, triết lý, mà cái này không có sai đúng, ăn nhau ở người thực hiện thôi. Mà người thực hiện năng lực kém, thì phòng thủ bao giờ cũng dễ hơn tấn công. Việc dễ ông không làm nổi, thì việc khó làm thế nào.
    Cũng như dùng dao kiếm đánh nhau lợi thế như vậy ông còn thua, mà giờ đòi bỏ dao đấu vật tay không với thằng to khoẻ hơn ?

    Còn cái bảo tập đá kiểm soát bóng để cầu thủ tự tin và nâng trình là cái nguỵ biện. Đá đâu thua đó thì tự tin kiểu gì. VN hiện giờ húng chó là nhờ bao chuỗi trận bất bại, kết quả tốt những năm vừa rồi nó dồn lại. Giờ cài cắm một đống cầu thủ trẻ không có năng lực vào, đá đâu thua đó thì mấy năm nữa khi lứa Park cũ già đi, kế thừa toàn là bọn ngu học loser thì lại về máng lợn giống thế hệ vàng HS Hữu Thắng truyền gene sợ Thái tận mấy chục năm sau.

    Cái tự tin, kiểm soát bóng nó là cả một quá trình rèn luyện, đúc kết kinh nghiệm không phải chỉ của một vài cầu thủ, mà cả hệ thống, nền bóng đá qua nhiều thế hệ. Đâu phải đùng một cái hô khẩu hiệu rồi đòi đổi ngay.

    Cũng giống như ngôn ngữ thôi. Ví dụ hơi khập khiễng tí giả như đùng một cái ngay ngày mai IQ to hoặc tổng nào ra nghị quyết, sửa hiến pháp đối toàn bộ ngôn ngữ chính thức của VN thành tiếng Anh, cho nó "hiện đại", hợp xu thế, cho nó quốc tế. Nghe thì thơm, thì lọt tai nhưng khác gì bánh vẽ đâu, vì ko có chuẩn bị, ko có hệ thống giáo dục hay chuẩn bị gì tự nhiên đổi lãnh đạo xong ra quyết định đ** cần quan tâm tới background và năng lực, thì có làm vào mắt ( bỏ qua các yếu tố lịch sử văn hoá mềm đi, chỉ coi thuần tuý về mặt kĩ thuật thì cũng không thể nào thực hiện nổi ).

    Chắc toàn dân các bà các cô đi chợ bịt mồm dùng tay chỉ trỏ để mua rau, giống như Thái Sơn chạy đuổi bóng ma và Hồ Văn Cường ăn đấm sml trận hôm qua.
    cuadongphiatlas07 thích bài này.
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.185
    Đã được thích:
    5.584
    Lối chơi nào mà chả có lúc chạm ngưỡng, đổi qua đổi lại tí thực ra cũng không thành vấn đề gì lớn.

    Vấn đề chính nằm ở chỗ tay Trou cũng tương tự như Letard hay Murphy ngày xưa vậy, không tạo được uy với bọn cầu thủ trong lúc thường cũng như lúc chiến đấu, trước sau gì cũng bị bọn cầu thủ đá bay ghế. Nhìn mặt 2 cái thằng trợ lý của Trou là tui muốn phang mỗi thằng một dép rồi.

    Miura và Park có may mắn là đến đúng lúc bọn cầu thủ trẻ chín đều, kéo cả đám lên tuyển thành trò cưng đá cũng ngon nghẻ một thời gian. Còn trò cưng của Trou và HAT bây giờ toàn ối dzồi ôi.
    Lần cập nhật cuối: 12/10/2023
  7. ngochai181

    ngochai181 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    2.472
    Đã được thích:
    1.171
    Ông Hải nói đúng rồi, đá với đối thủ cùng đẳng cấp hoặc nhỉnh hơn chút thì chơi kiểm soát bóng ok, còn đá với đối thủ mạnh hơn thì pnpc. Nói chung là tuỳ đối thủ mà có cách chơi phù hợp.
  8. thansau_72

    thansau_72 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Bài viết:
    4.163
    Đã được thích:
    4.812
    Tôi nghĩ HLV nhặt những thằng cầu thủ tốt nhất của DTQG hoặc những thằng có tiềm năng nhất mà xây dựng lối chơi theo con người đang có thì hợp lý hơn.
    Không có chiến thuật nào hơn chiến thuật nào, mỗi cái chiến thuật có cái hay của nó riêng.
    Như hồi trước mình hay bỉ bôi chơi kiểu phất dài 8-2 MIura.
    Nhưng giả dụ ông có 2 thằng cắm như 2 ngoại binh, cao to, nhanh khoẻ, hàng hv cao to. Thì bọn phất dài nó lại ăn bọn titi toe toe chưa tới ngay.
    Bây giờ thích chơi kiểm soát bóng cũng được thôi nhưng sao Trâu bới cả nước không ra thằng nào chuyền tốt 1 tí. Thế thì kiểm soát thế nào được?
    Ngoài ra đừng có lý tưởng hoá chiến thuật cao siêu của Trâu làm gì. Ông nhặt trung vệ lùn thì ông chết ném biên với bóng bổng. Wenger còn dùng được Metersacker sao ông Trâu không nhặt thằng cao được?
    sexmovieatlas07 thích bài này.
  9. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Ông Murphy ngày xưa huấn luyện cũng được đấy chứ! Lần đầu tiên thấy Vịt đá khá ngang ngửa Thái chỉ chịu thua sát nút 1-2. Đang được mọi người khen lắm mà tự nhiên chuồn về Anh mất tiêu!
    atlas07 thích bài này.
  10. darkara

    darkara Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    1.619
    Đã được thích:
    1.077
    Tôi đã nói Trâu là bác học điên mà, Trâu sẽ thử nghiệm đến giây phút cuối cùng luôn. Có một cái không thấy ai nói là trừ Hoàng Đức hơn trình bọn còn lại, còn lại các vị trí khác chưa biết ai được đá chính.
    atlas07 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này