1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triều đại Philippe Troussie - chuỗi ngày đáng quên nhất của bóng đá VN.

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi BlueSea96, 19/05/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.993
    Đã được thích:
    19.154
    Hàn hồi đó tiếng là hạng tư WC chứ toàn được tài giúp sức. Sau đó chỉ nổi lên có nhõn Park Ji Sung làm dự bị hạng sang ở MU. Chứ Hàn bây giờ toàn hàng khủng. Riêng 2 con hàng Son với Kim cộng lại hơn trăm củ Euro cũng ăn hết cả đám châu Âu của Nhật!

    À... mà dạo này chú Messi Hàn - Lee Sung Woo mất tích đâu rồi nhỉ?
    thansau_72 thích bài này.
  2. thansau_72

    thansau_72 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Bài viết:
    4.168
    Đã được thích:
    4.812
    Hình như về K league đá rồi bác. Bọn fan HQ nó bảo vẫn ghi bàn đều đều mà.
    Mà chắc cầu thủ K-league thì không đủ số mà để lên tuyển.
    ptsondr thích bài này.
  3. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.993
    Đã được thích:
    19.154
    Chú này thực ra hơi đen. Khởi đầu giải trẻ ở La Masia còn kinh hơn cả Messi, sau đó Barca bị dính vào cái luật gì gì đó làm chú í bị fifa cấm thi đấu 3 năm liền. Sau 3 năm trở lại thì chú í tụt hậu luôn!
  4. obafemi_martin

    obafemi_martin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2018
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    1.872
    Sao lại không. Bác vào wiki check lại đội hình hàn gần nhất đi, phần lớn vẫn là đá k league thôi. Hàn có cầu thủ chơi ở châu âu nhưng không đủ nhiều như Nhật để mà bỏ ko dùng hàng k league đc.
    thansau_72 thích bài này.
  5. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.444
    Đã được thích:
    5.753
    Sau lứa thằng này có cả Takefusa Kubo của Nhật cũng chịu chung số phận vì Barca dính vào vụ chuyển nhượng cầu thủ trẻ trước đó. Số nó còn lận đận hơn, từ Barca về còn phải đá cả J3, rồi mới lên J1, sau đó được Real mua xong cho đi mượn lung tung tứ tán đến bây giờ mới về Real ( Sociedad ) thì lại thành trụ cột, mới có 22 tuổi mà đã qua gần chục CLB. Nhưng thằng này càng ngày càng chín rồi, nhìn nó đá cũng ko kém gì Mitoma mà còn kĩ thuật hơn.

    Bọn Nhật nói chung cái tính nhẫn nhịn của bọn nó về lâu dài thì đạt kết quả tốt hơn, hay nở muộn, bọn Hàn thì hay kiểu rực rỡ xanh cỏ đỏ ngực, thằng nào vươn lên được thì lên hẳn chứ tầm Lee Seung Woo 25 tuổi mà vẫn đá ở Hàn thì ko ăn thua rồi. Giờ còn có Lee Kang In được tin dùng hơn nhiều mặc dù là trồng từ K League ra.
    ptsondratlas07 thích bài này.
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.202
    Đã được thích:
    3.185
    Mà nghĩ kể ra cũng có mặt tích cực các bác nhể. Xưa Hàn cử đội sinh viên đá với Tuyển lớn của mình, nay mình cử đội hạng 2 đá với Tuyển xịn của Hàn. Thời thế thay đổi quá. :D
    mummy80 thích bài này.
  7. mummy80

    mummy80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2010
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    684
    Chuẩn bị nó đưa đội sinh viên ra tiếp lại rồi đấy bác
    atlas07 thích bài này.
  8. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.258
    Đã được thích:
    2.705
    Do nó kiếm ăn ở Vn nhiều, kinh tài vậy nên nó phải nể mình :D
    atlas07 thích bài này.
  9. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.993
    Đã được thích:
    19.154
    Ko biết có được ko nữa! Ko khéo nó cử đội THPT ấy chứ :))
    atlas07 thích bài này.
  10. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.060
    Đã được thích:
    4.142
    2 HLV này đưa ra quan điểm khá rõ, chắc vành lé và nhiều bác sẽ thích:
    https://dantri.com.vn/the-thao/stev...en-viet-nam-da-loi-thoi-20231019091223723.htm

    Ở trận thua Trung Quốc, đội tuyển Việt Nam vượt trội về tỷ lệ kiểm soát bóng, nhưng lối chơi này phá sản khi gặp Uzbekistan, Hàn Quốc. Ở khâu phòng ngự, hàng thủ Việt Nam cũng để lộ ra nhiều sơ hở, nhiều lần để mất bóng ngay bên phần sân nhà. HLV Troussier cũng không hài lòng với điều này. Theo ông, lối chơi kiểm soát bóng liệu có phù hợp với đội tuyển Việt Nam?

    - Kiểm soát bóng đang dần trở thành thông số lỗi thời trong bóng đá rồi. Hãy bỏ qua tất cả những "triết lý" và "chiến lược" sang một bên đi, đó chỉ là những câu chữ sáo rỗng tưởng như thời thượng của thời đại ngày nay. Ở cấp đội tuyển quốc gia (ĐTQG), số liệu duy nhất quan trọng là tỷ số và triết lý duy nhất cần thiết là giành chiến thắng mỗi trận đấu.

    Hãy thử hình dung, nếu một đội lùi sâu để phòng ngự thì khả năng kiểm soát bóng của đối phương sẽ tăng lên đáng kể. Ngược lại, nếu dâng cao đội hình dồn ép, tỷ lệ kiểm soát bóng của đối phương sẽ giảm.

    Đội tuyển Việt Nam đã thi đấu thành công dưới thời HLV Park Hang Seo vì ông ấy rất thực tế. Ông ấy xây dựng đội hình dựa trên hàng phòng ngự vững chãi lùi sâu và tổ chức các đợt tấn công, phản công chớp nhoáng.

    [​IMG]
    Tôi nhớ có một vài chuyên gia chỉ trích lối chơi của đội tuyển Việt Nam thời ông Park nhàm chán! Nhưng thực tế chứng minh kết quả thi đấu thành công và nâng cao sỹ khí toàn đội.

    Nếu chơi tấn công trước những đối thủ trên cơ, kết cục chỉ có thua mà thôi, thậm chí là thua đậm. Đó là canh bạc mà HLV Troussier phải thực hiện và thành quả sẽ phụ thuộc vào chất lượng cầu thủ. Liệu các cầu thủ Việt Nam có nên giữ bóng trước Uzbekistan hay đặc biệt là Hàn Quốc?!

    Tại Asian Cup sắp tới, HLV Troussier càng phải thực dụng. Từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản (Việt Nam nằm chung bảng với Nhật Bản, Indonesia và Iraq), ông ấy hiểu rõ đội bóng Đông Á không chỉ xuất sắc về kỹ thuật mà còn sở hữu thể lực sung mãn vượt trội.

    Tôi nghĩ rất đơn giản, đội tuyển Việt Nam cứ hạn chế bàn thua tối đa trước Nhật Bản và cố giành lấy vị trí thứ hai.

    Tóm lại, hãy quên những số liệu thống kê đi, mấu chốt là chất lượng cầu thủ. Nếu bạn có một tiền đạo như Harry Kane, bạn sẽ có nhiều bàn thắng. Nếu bạn có một thủ môn như Thibaut Courtois, bạn sẽ nhận ít bàn thua.

    Trong trận đấu bóng đá, trước nhất là cầu thủ, sau mới đến chiến thuật. Và thêm vào là nền tảng thể chất để có thể thi đấu suốt 90 phút với cường độ cao.

    [​IMG]
    Thực tế những đội sử dụng lối chơi kiểm soát bóng vẫn đặt nặng sự chắc chắn ở hàng phòng ngự. Tây Ban Nha vô địch World Cup 2010 và Euro 2012 với rất ít bàn thua. Với kinh nghiệm của một chuyên gia lão luyện, ông nghĩ đội tuyển Việt Nam cần làm gì để cải thiện khả năng phòng ngự nhưng vẫn đảm bảo việc cầm được bóng?

    - Như tôi đã nói, vấn đề không phải lối chơi nào. Phòng ngự là phòng ngự. Bạn đảm bảo quân số trên mặt trận phòng ngự và được tổ chức chặt chẽ thì bạn nhận ít bàn thua. Ngoài ra những yếu tố then chốt như sự tự tin và tập trung cao độ cũng cực kỳ quan trọng.

    Các hậu vệ không thể lúc nào cũng canh chừng trái bóng mà phải cản phá các quả tạt hay đường chuyền đưa bóng vào vòng cấm, trong khi nhiệm vụ của tuyến phòng ngự phía trên là ngăn chặn sao cho đối phương không thể đưa bóng vào vòng cấm.

    Hầu hết bàn thắng xuất hiện trong vòng 16m50, thế nên đối phương càng có ít cơ hội trong vòng cấm thì bạn càng tăng khả năng giữ sạch lưới.

    Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

    [​IMG]
    [​IMG]
    Màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam trước Trung Quốc và đặc biệt là Uzbekistan rất thiếu chất lượng lẫn ý tưởng thực hiện các mảng miếng phối hợp. Dù đội tuyển Việt Nam có kiểm soát bóng nhiều tới đâu, nếu cứ chuyền bóng quẩn quanh bên phần sân nhà và thiếu trình tự triển khai bóng tấn công hiệu quả vào khu vực phòng ngự đối phương thì mọi thứ đều vô nghĩa.

    Chẳng hạn như trận đấu với Trung Quốc, đội tuyển Việt Nam vượt trội về tỷ lệ kiểm soát bóng (63%) và thực hiện số đường chuyền gần gấp đôi đối phương (603 so với 346), nhưng tỷ lệ chuyền bóng chính xác của hai đội là tương đương.

    Điều đó cho thấy các đường chuyền của đội tuyển Việt Nam mang tính rủi ro cao hơn, thực tế nhiều tình huống để mất bóng ngay bên phần sân nhà.

    Trong bàn thua thứ hai ở trận đấu với Trung Quốc và bàn thua thứ nhất ở trận gặp Uzbekistan đều thể hiện tính thiếu tổ chức của hàng phòng ngự và sự mất tập trung của các hậu vệ.

    Bobby Robson (HLV trưởng đội tuyển Anh giai đoạn 1982-1990) từng nói, phòng ngự và tấn công có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi đảm bảo được sự ổn định trong khâu phòng ngự, khả năng tấn công sẽ tăng lên.

    Quan niệm cũ của bóng đá Anh trước thập niên 1990 từng tách biệt rõ khâu phòng ngự và tấn công. Đại loại số lượng cầu thủ tấn công càng nhiều, cơ hội ghi bàn càng cao. Ngược lại, số lượng cầu thủ phòng ngự càng đông, khả năng ngăn chặn đối phương tấn công càng hiệu quả.

    HLV Bobby Robson đã thoát ra khỏi tư duy truyền thống ấy bằng cách bố trí số lượng cầu thủ phòng ngự ở trung tuyến đông đảo hơn. Nhờ vậy hàng thủ đội tuyển Anh trở nên chắc chắn hơn, trong khi các tiền vệ và hậu vệ biên tham gia tấn công hiệu quả hơn. Kết quả là đội bóng này lọt vào bán kết World Cup 1990.

    [​IMG]
    Từ bỏ quan niệm cũ kỹ của người Anh và ưu tiên cải thiện sự ổn định trong khâu tổ chức phòng ngự của HLV Bobby Robson là bài học quý báu cho đội tuyển Việt Nam hiện tại. Tổ chức phòng ngự ổn định từ trung tuyến không chỉ gia cố sự chắc chắn mà còn tăng khả năng sát thương lên hàng thủ đối phương.

    Nếu không đảm bảo được sự chắc chắn thì cũng khó có thể đảm bảo hiệu quả tấn công. Đó cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa đội tuyển Việt Nam hiện tại và đội tuyển Việt Nam thời đỉnh cao dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo.

    Trận thua Hàn Quốc 0-6 là kết quả tệ hại cho đội tuyển Việt Nam. Nhiều người hâm mộ sẽ cảm thấy thất vọng với trận đấu này. Dù sao đi nữa, đội tuyển Việt Nam có nhiều việc phải làm để tổ chức lại lực lượng, cải tổ kế hoạch thi đấu và cách sử dụng chiến thuật. Tất cả các cầu thủ đều không tự tin vì sai lầm từ chiến thuật.

    Tại sao HLV Troussier lại đặt Hoàng Đức ở vị trí tiền đạo? Đồng ý chúng ta có thể chấp nhận đội tuyển Hàn Quốc quá mạnh và đã có những pha phối hợp xuất sắc. Tôi nghĩ Việt Nam cần phải tổ chức lại lối chơi. Triết lý bóng đá hiện tại quá khác biệt so với thời HLV Park Hang Seo.
    apollo123 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này