1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triều Nguyễn (1802_1945)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thanh786, 04/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. unknown01

    unknown01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc chuyện 2 tháng ở bài sau, phân tích bệnh của vua:
    http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=930&TS_ID=89

    "
    Qua bài “Ai Tư Vãn” này, ta có thể rút ra thêm được các kết luận sau đây liên quan đến bệnh trạng của Nhà Vua:
    1/ “Từ nắng hạ mùa thu trái tiết”: Vua đau từ mùa hạ đến mùa thu mới mất.
    Khoảng thời gian có lẽ là TRÊN HAI THÁNG từ lúc phát bệnh đến giờ lâm chung.

    Vua Quang Trung đã mất khoảng 2 tháng sau ngày bị “bạo bệnh” mặc dầu đã được triều thần hết sức chữa chạy. Vua đã mất ngày 16 tháng 9 năm 1792 (tức ngày 29 tháng 7 âm lịch).

    ...
    Trong bài “AI TƯ VÃN” chính Ngọc Hân Công Chúa, vợ Vua Quang Trung, đã cho chúng ta biết là ngoài chuyện cầu khấn các đấng Thần Linh ở các Am Miếu linh thiêng để cầu nguyện cho Nhà Vua, Bà cũng đã phải bôn ba mời Thầy tìm thuốc khắp nơi để chữa cho Vua trong ngay sau cơn bạo bệnh hòng mong bệnh tình Nhà Vua thay đổi, trở lại lành mạnh như cũ.
    "
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
  3. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Vậy rút cục thì nhà Nguyễn có công hay có tội, nhà Nguyễn đâu phải như nhà Thanh đâu các bác, đâu phải ngoại tộc đâu :)
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhan sắc các bà hoàng thời Nguyễn

    [​IMG] June 21st, 2012 [​IMG] admin
    Trong lịch sử triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các hoàng hậu, thứ phi… được đánh giá là tuyệt thế giai nhân, đức hạnh vẹn toàn và có ảnh hưởng ít nhiều đến chuyện triều chính của vua.
    [​IMG]
    Thái hậu Từ Dụ (1810-1902), vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức là người nổi tiếng về đức hạnh và lòng yêu quý dân. Bà thường bị gọi nhầm là Thái hậu Từ Dũ và tên bà được đặt cho Bệnh viện phụ sản lớn nhất Sài Gòn (sau là TP HCM), đó chính là Bệnh viện Từ Dũ.
    [​IMG]
    Chân dung hai hoàng hậu Tiên Cung (vợ trước) và Thánh Cung (vợ sau) của vua Đồng Khánh. Bà Tiên Cung tên thật là Dương Thị Thục, mẹ của vua Khải Định.
    [​IMG]
    Chân dung bà Nguyễn Hữu Thị Nga, vợ vua Thành Thái. Vua Thành Thái nổi tiếng là vị vua có tinh thần chống Pháp. Khi bị ép thoái vị và chịu sự quản thúc của quân Pháp, ông cùng gia đình sống khổ cực, các vợ và thứ phi của vua Thành Thái cũng không được sách sử ghi lại nhiều.
    [​IMG]
    Vua Thành Thái còn có thứ phi nổi tiếng về nhan sắc là bà Nguyễn Thị Định. Thứ phi Định chính là mẹ của vua Duy Tân.
    [​IMG]
    Vương phi Mai Thị Vàng, một trong những thứ phi của vua Duy Tân. Lấy vua Duy Tân và cùng chồng chịu không ít sóng gió của thời cuộc, bà Vàng từng theo vị vua yêu nước đi đày ở đảo Réunion thuộc Ấn Độ Dương (1916) nhưng được hai năm thì xin về lại Việt Nam vì không hợp khí hậu. Sau đó vua Duy Tân sống với 3 bà vợ ngoài giá thú. Riêng bà Vàng vẫn không chấp nhận đề nghị ly hôn của vua Duy Tân.
    [​IMG]
    Nét đẹp của Từ Cung Hoàng Thái Hậu, vợ vua Khải Định và cũng là mẹ vua Bảo Đại. Bà tên thật Hoàng Thị Cúc. Khi Bảo Đại lên ngôi vua đã phong cho bà là Hoàng thái hậu, nắm giữ nhiều công việc triều chính. Bà cũng là Hoàng thái hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Xuất thân trong gia đình bình dân và vào cung làm hầu gái cho trưởng nữ của vua Đồng Khánh nhưng bà Từ Cung lại có may mắn hơn những bà vợ của vua Khải Định khi mang trong mình “dòng máu rồng”, đó chính là vua Bảo Đại.
    [​IMG]
    Bà ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định. Trong số 13 vua Nguyễn, Khải Định là vua mang tiếng bất lực và có duy nhất một người con là vua Bảo Đại nhưng lại có tới 12 bà vợ.
    [​IMG]
    Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân từ một gia đình công giáo quê Tiền Giang, nổi tiếng là gia đình giàu có bậc nhất của miền Nam thời bấy giờ. Bà cũng là một trí thức Tây học và là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương. Khi lấy vua Bảo Đại, bà mới tròn 19 tuổi.
    [​IMG]
    Hoàng hậu Nam Phương là người tài sắc nhưng vì là người công giáo nên trong suốt quá trình làm dâu Đức Từ Cung, hai mẹ con nhiều lần xảy ra bất đồng, xuất phát từ việc lo thờ tự theo phong tục của Hoàng tộc nhà Nguyễn.
    [​IMG]
    Thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại. Cô gái xứ Hà thành nết na, xinh đẹp Bùi Mộng Điệp đã làm siêu lòng cựu hoàng Bảo Đại khi ông ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ lâm thời. Dù là vợ của một cựu hoàng nhưng bà Mộng Điệp vẫn giữ được cốt cách của một hoàng phi đến những ngày cuối đời và lưu giữ được nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại.
    [​IMG]
    Bức ảnh đầy lãng mạn của thứ phi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại. Bà Mộng Điệp rất được lòng Đức Từ Cung và là người lo việc thờ tự chính, bù lại khoảng trống của bà Nam Phương Hoàng hậu. Bà qua đời ngày 26/6/2011 tại Pháp và được Hoàng tộc nhà Nguyễn tại Huế làm lễ cầu siêu theo truyền thống.
    Theo Nguyễn Đắc Xuân (vnexpress)
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    HOÀNG TỬ CẢNH TẾ BÁ ĐA LỘC
    Đặng Đức Siêu

    Hỡi ôi!
    Mấy năm dư tri ngộ, tính chửa rồi trong cuộc chinh chu; - Năm mươi lẻ xuân thu, sao nỡ rẽ ngoài vòng cực lạc.

    Lấy ai nhỡ giúp dựng việc nhà; - Lấy ai cậy chung lo việc nước.

    Nhớ đức Thượng sư xưa:
    Suốt giải kiền khôn; - Khỏi trên nhân vật.

    Học kinh thánh mảng theo đạo thánh, từ Tây Thiên chẳng đoái công danh; - Giữ tình giời mong hóa dân giời, qua Đông thổ vui niềm nhân đức.

    Trải năm lạnh thu sương nhiều thuở, đứng cho gắng tiết bách tòng; - Rửa cốt phàm nước trí một bầu, đâu đó nghiêng lòng quy hoắc.

    Duyên giải cấu liền vây cửa Bắc, yến gia tân từng ngâm ngời lộc minh; - Vận trung hưng chăm giúp triều Nam, cơ liệu địch đã sẵn sàng hỗ lược.

    Tục người khác mà tấm lòng chẳng khác, chia vàng đã rõ bạn tương tri; - Thù nước riêng mà tấc dạ chẳng riêng, rèn đá quyết vá trời Việt quốc.

    Ngỡ thấy nhà Lưu vận ách, đất Hứa Xương rộng rãi, đã khó khăn giặc quỷ Tào Man; - Từng than thế Hán chiếu binh, nơi Tân Dã hẹp hòi, lại khôn dụng đồ chim Gia Cát.

    Cùng thuyền Bá Việt, dìu dắt đưa lá ngọc cành vàng; - Kể nỗi gian truân, nhục nhằn trải non xanh bến bạc.

    Ra Thổ châu, vào Phú Quốc, giặc sau lưng theo đuổi, cùng nhau hầu khôn chước giải nguy; - Đồ khôi phục, liệu tá binh, con dưới gối lìa trao, muốn việc đã đành lòng ký thác.

    Vì người mưu hết sức, ngừng lệ phân tiệc khách đông nam; - Hiềm sự cả khác lòng, rắp mình ẩn góc trời tây bắc.

    Thức nhắp lo toàn Triệu bích, mảng tai nghe yên đảng Ngụy Lâm; - Hôm mai nuôi dưỡng Hán chừ, rắp cánh nhẹ trông miền tử khuyết.

    Một nhà tương khách, ơn lão trượng xiết bao; - Thuở trước huân đào, điểm tiền tinh sáng quắc.

    Ra công giúp của, khi loạn ly từng đỡ ngặt nước nhà; - Nói gót rỉ tai, việc triều chính đã tin nhau gan mật.

    Dỏ cơm trên cảm tình Cao đế, trí cả đành giúp một cánh tay; - Nắm gạo từng làm núi Phục Ba, thế giặc thấy rõ đôi con mắt.

    Dải Duyên Khánh bốn bề sa mạc, lòng bề dạ gắng giúp Đông cung khỏe sức chống thành; - Thu Quy nhơ một lũy Bàn Đồ, thẻ vận màn che, khiến tây tặc cuối đầu quay bước.

    Ba Bến Đá dưa nên bệnh quỷ, bệnh lại thêm dũ nhật dũ tăng; - Về Ký Sơn cầu chuộc thuốc tiên, thuốc khôn giúp tư nhân tư tật.

    Ôi!
    Tôn khách băng chừng; - Thiên đường nhẹ bước.

    Sao khách Tử Lăng sớm xế, đoái nhìn lệ luống mông mênh; - Tòa nhà Quan Vũ đeo sầu, tranh tưởng long càng thổn thức.

    Chép miệng ngẫm được thành Nhạc Bối, song thành kia dễ tạo, tuy rằng mừng chẳng lấy làm mừng; - Vỗ vế than chếch bạn tây song, tưởng bạn ấy khôn cầu, vậy nên tiếc khôn nguôi nỗi tiếc.

    Ngày sâu khắc mảng lo chấp chính, vậy càng ngây mắt Thuấn mày Nghiêu; - Đêm năm canh chợt nhớ cố nhân, chẳng êm dựa gối loa nệm hạc.

    Cảm là cả một mai đại cửu, ngõ dùng mưu giết giặc, ai hầu cùng ngồi chốn át duy; - Thương là thương muôn dặm viễn phương, vì tính việc cho ta, chế chẳng về nơi cực lạc.

    Nào thuở nước Lang Sa, thành Vọng Các, đường xa dặm thẳm, mấy thu giời ai được gặp nhau; - Bây giờ miền âm giới, cõi dương gian, kẻ mất người còn, ba tất đất mà không thấy mặt.

    Trăm mình khó chuộc, gác tía đà mất đấng trí năng; - Một giấc chẳng về, cung xanh lại không ai vũ đực.

    Đổi con trẻ cho mà dạy đó, lối cổ nhân dấu hãi rành rành; - Rứt nghĩa này chẳng gác về đâu, trông thiên giới gót đà phần phật.

    Phận tân chủ sẻ chia hai ngả, bồi hồi xiết chạnh lòng đau; - Tả ân tình lạo thảo một văn, điếu tế tạm dùng lễ bạc.

    Công nặng đó của thêm nặng đó, ngàn vàng chưa dễ đền bồi; - Còn tưởng nhau, chết cũng tưởng nhau, trăm thuở hãy còn ghi tạc.

    Than ôi! Thương thay!
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    HOÀNG THÁI HẬU CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
    Trân Huyền
    Bà là Đoan Huy hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc, thân mẫu của vua Bảo Đại (1926 - 1945), vị vua cuối cùng của vương triều Nguyễn (1802 - 1945). Cuộc đời của bà thật lắm thăng trầm, như chính vận mệnh của triều đại mà bà từng là một vương phi, trước khi trở thành bà hoàng thái hậu cuối cùng của vương triều ấy.
    [​IMG]
    Đức Từ Cung trong trang phục đại lễ. Ảnh chụp khoảng năm 1939
    Sinh năm 1890, Hoàng Thị Cúc là kết quả của một cuộc tình vụng trộm giữa viên tri huyện Hòa Đa (tỉnh Bình Định) Hoàng Văn Tích với người chị vợ của ông là La Thị Sơn, khi bà này từ quê vào Bình Định chăm sóc em gái của mình là La Thị Huân, chánh thất của ông Hoàng Văn Tích. Sau khi sinh nở, bà La Thị Sơn giao con gái cho vợ chồng viên tri huyện nuôi dưỡng để đi lấy chồng. Hoàng Thị Cúc lớn lên trong sự dưỡng dục của người dì và cũng là mẹ đích của bà. Chẳng may, vợ chồng tri huyện họ Hoàng đều mất sớm, nên người con trai cả của ông Hoàng Văn Tích là Hoàng Trọng Khanh trở thành người chăm sóc bà và các anh chị em trong gia đình Hoàng tri huyện. Gia cảnh ngày một khó khăn nên ông Hoàng Trọng Khanh đã “tiến” bà vào cung làm thị nữ để hầu hạ bà Thánh Cung Nguyễn Thị Nhàn và bà Tiên Cung Dương Thị Thục, hai bà vợ góa của vua Đồng Khánh. Đây là cơ hội để bà Hoàng Thị Cúc “gặp gỡ” Phụng Hóa công Nguyễn Phước Bửu Đảo, con trai cả của vua Đồng Khánh với bà Tiên Cung, người sau này trở thành vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Năm 1913, bà sinh hạ cho ông hoàng Bửu Đảo công tử Nguyễn Phước Vĩnh Thụy, mà theo lời đồn đãi trong dân gian xứ Huế, thì Phụng Hóa công chỉ là “người đổ vỏ” cho hoàng thân Hường D., người ở hàng vai ông nhưng lại là bạn bè thân thiết của ông hoàng Bửu Đảo.
    [​IMG]
    Đức Từ Cung, vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, công chúa Phương Mai
    và công chúa Phương Liên. Ảnh chụp khoảng năm 1939
    Thực hư chuyện này không ai rõ, chỉ biết rằng Hoàng Thị Cúc là người được Phụng Hóa công Bửu Đảo rất sủng ái. Năm 1916, Phụng Hóa Công được đưa lên ngai vàng trở thành vua Khải Định (1916 - 1925), thì bà Hoàng Thị Cúc được vua phong là Huệ tần. Đến năm 1918, bà được tấn phong là Huệ phi, bậc thứ hai (Nhị giai phi) trong cửu giai (chín bậc) mà các vua triều Nguyễn phong cho các phi tần của mình.
    Năm 1925, vua Khải Định thăng hà, Đông Cung thái tử Vĩnh Thụy đang học ở Pháp được gọi về để kế vị ngai vàng, trở thành vua Bảo Đại, rồi lại sang Pháp tiếp tục du học, đến năm 1932 mới chính thức hồi loan để trị vì đất nước. Ngày 25.3.1933, vua Bảo Đại tôn phong cho mẹ mình là Đoan Huy hoàng thái hậu, song từ đấy về sau người dân xứ Huế luôn gọi bà một cách tôn kính là Đức Từ Cung hay Đức Từ.
    [​IMG]
    Đức Từ Cung tiếp đoàn khách Pháp đến chúc thọ nhân dịp lễ Lục tuần đại khánh của bà vào năm 1949
    Đức Từ Cung xuất thân trong một gia đình quan lại cấp thấp, có một thuở niên thiếu khó khăn nên ít được học hành. Hoàn cảnh đưa đẩy khiến bà trở thành một vương phi được vua Khải Định sủng ái, rồi thành một bà hoàng thái hậu đầy quyền uy trong buổi mạt kỳ của một triều đại phong kiến. Vì thế, bà đã không ngừng học tập, cả chữ Hán, Pháp văn và Quốc ngữ; luôn tìm hiểu và thực hành tất cả những nghi lễ, điển chương liên quan đến đời sống, văn hóa, ứng xử trong triều đình Huế, để xứng đáng với vị thế của một bậc “mẫu nghi thiên hạ”. Khi triều Nguyễn đang tồn tại, dù ở ngôi vị hoàng thái hậu cao sang, Đức Từ Cung vẫn sống một cuộc đời bình dị và là một Phật tử thuần thành, gạt bỏ những thị phi để bảo vệ danh dự cho hoàng gia và gìn giữ gia phong cho “đệ nhất gia đình” của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
    [​IMG]
    Đức Từ Cung với Thủ hiến Trung Việt Phan Văn Giáo và các quan chức
    trong Văn phòng Quốc trưởng Bảo Đại. Ảnh chụp khoảng năm 1949
    Sau khi triều Nguyễn cáo chung, vua Bảo Đại rày đây mai đó và sau cùng phải lưu vong nơi xứ người, nhưng Đức Từ Cung thì vẫn “neo giữ” cả thể xác lẫn tâm hồn ở xứ Huế. Bà tự bỏ tiền túi để sửa chữa Thái Miếu (nơi thờ 9 vị chúa Nguyễn), Hưng Miếu (nơi thờ thân phụ và thân mẫu của vua Gia Long) và các tôn lăng của các thành viên trong hoàng gia triều Nguyễn đã bị hư hại do chiến tranh. Bà duy trì các hoạt động cúng bái, lễ nghi nơi tôn miếu và lăng tẩm các vị vua Nguyễn. Đặc biệt, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của bà mà Đoàn Ba Vũ, đoàn ca múa cung đình thời Nguyễn, được duy trì cho đến ngày hòa bình lập lại. Nhờ vậy, Huế mới giữ được một di sản ca múa nhạc cung đình để phục vụ du khách và phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế và là cơ sở góp phần xây dựng hồ sơ đăng ký Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa của nhân loại.
    Đức Từ Cung là người có nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam vào đầu thập niên 1930. Bà đã tác động với vua Bảo Đại để thành lập An Nam Phật học hội mà bản thân nhà vua là Hội trưởng danh dự. Bà cũng tác động để vua Bảo Đại sắc phong các ngôi chùa: Tây Thiên, Tường Vân, Trúc Lâm (ở Huế) và chùa Khải Đoan (ở Buôn Ma Thuột) là chùa “sắc tứ” của triều đình Huế.
    [​IMG]
    Đức Từ Cung trong cung Diên Thọ (Đại Nội Huế). Ảnh chụp khoảng năm 1950
    Sau khi Ngô Đình Diệm “lật đổ” Quốc trưởng Bảo Đại để nắm trọn quyền bính trong cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu vào ngày 4.10.1955, chính quyền họ Ngô đã đối xử khắc bạc với Đức Từ Cung. Bà bị trục xuất khỏi cung An Định, vốn là biệt cung do vua Khải Định xây bằng tiền túi để tặng cho Đông Cung thái tử Vĩnh Thụy, và là nơi trú tất của Đức Từ Cung kể từ khi triều Nguyễn cáo chung. Bà chuyển đến sinh sống trong ngôi nhà ở cạnh cung An Định do bà tự mua. Tại đây, bà lập bàn thờ để thờ vua Khải Định cùng các thành viên trong gia đình và là nơi cất giữ những bảo vật của vương triều Nguyễn. Theo một tài liệu do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân mới công bố vào tháng 4.2011, chính Đức Từ Cung đã giao cho Thị vệ Nguyễn Đức Hòa bí mật chuyển lên Dinh Ba ở Đà Lạt hai két sắt chứa đầy ngọc ngà châu báu của vương triều Nguyễn để cất giữ. Sau đó, bà đã bàn giao hai két sắt này cho chính quyền cách mạng.
    [​IMG]
    Đức Từ Cung và hai vị hoàng thân. Ảnh chụp khoảng năm 1970
    Năm 1972, chứng kiến cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt, Đức Từ Cung đã đứng ra tổ chức một cuộc lễ tế Giao quy mô tại đàn Nam Giao ở Huế với sự tham dự của Nguyễn Phước tộc và sự chứng kiến của đại diện chính quyền tỉnh Thừa Thiên lúc bấy giờ, để cầu nguyện cho hòa bình, cho quốc thái dân an. Đây là lễ tế Giao đầu tiên được tổ chức tại Huế sau khi triều Nguyễn kết thúc, và cũng là lễ tế Giao cuối cùng do một thành viên của hoàng gia triều Nguyễn tổ chức.
    Mùa thu năm 1980, Đức Từ Cung lâm trọng bệnh. Biết không thể qua khỏi, bà cho người mời chính quyền thành phố Huế đến và nói: “Tôi vốn xuất thân trong một gia đình nghèo, không có tài sản chi hết. Tất cả những gì tôi còn giữ hôm nay đây đều của nhà Nguyễn. Nay nhà Nguyễn không còn nữa thì đây là tài sản của nhà nước. Tôi xin bàn giao cho các ông” (Dẫn theo tư liệu đã công bố của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân). Nhờ vậy mà tư thất của Đức Từ Cung trở thành Khu lưu niệm Đức Từ Cung do nhà nước quản lý (nay ở địa chỉ 145, Phan Đình Phùng, thành phố Huế), nơi lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật và di vật có giá trị lịch sử và văn hóa, không chỉ của Đức Từ Cung, mà của cả gia đình ba vua: Đồng Khánh - Khải Định - Bảo Đại, phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu.
    [​IMG]
    Đức Từ Cung bái lạy trước bàn thờ gia tiên trong tư thất của bà
    ở đường Phan Đình Phùng, Huế. Ảnh chụp khoảng năm 1977
    Đức Từ Cung mất ngày 3.10.1980, hưởng thọ 91 tuổi. Lăng mộ của bà được xây cất ở làng Dương Xuân, cạnh lăng vua Đồng Khánh và lăng vua Tự Đức. Con người bình dị ấy thanh thản yên nghỉ giữa một vùng quê yên bình, sau hơn chín thập kỷ trải nghiệm những trầm luân của số phận, gắn với những thăng trầm của triều đại nhà Nguyễn.
    T.H.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vua Bảo Đại qua lời kể của Lính cận vệ

    Kỳ 1: Hạ gục hàng trăm mãnh hổ


    Từ một sự tình cờ, chúng tôi may mắn gặp được cụ Hoàng Nợ, một cận vệ từng tháp tùng Vua Bảo Đại trong những chuyến đi săn tại khắp các cánh rừng ở khu vực Tây Nguyên. Cụ Nợ năm nay gần 90 tuổi, người huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình...

    [​IMG]
    Vua Bảo Đại​

    Tuổi cao, thời cuộc đổi dời nhưng những kỷ niệm theo chân vua lên rừng xuống biển săn bắn trong cụ Nợ cứ ăm ắp, dù rằng những mốc thời gian có lúc cụ lẫn lộn, lúc nhớ khi quên. Dẫu vậy, cuộc trò chuyện với cụ cũng hé mở cho chúng tôi nhiều điều kỳ thú liên quan đến cựu hoàng Bảo Đại mà lâu nay sử sách ít đề cập…

    Trong ngôi nhà xinh xắn nằm gối đầu trên dốc nhỏ uốn lượn trên đường Đào Duy Từ ở thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, cụ Hoàng Nợ miên man trong ký ức. Cụ cho biết mình mồ côi cha từ năm 6 tuổi, năm 22 tuổi cụ lấy vợ và cũng thời điểm này cụ bị Pháp bắt lính, đưa vào Thành Nội làm lính gác, biên chế trong Sư đoàn Ngự lâm quân. Sau 3 năm được huấn luyện và làm nhiệm vụ trong cung, cụ Nợ được triều đình biên chế tháp tùng Vua Bảo Đại vào Đắk Lắk, sau đó chuyển về Đà Lạt. Tại xứ sương mù (Đà Lạt), qua quá trình sàng lọc khắt khe, cụ Nợ được người của triều đình chọn là 1 trong 52 cảnh vệ kiêm cận vệ chuyên theo hầu Vua Bảo Đại trong những chuyến lên rừng xuống biển, chủ yếu là đi săn thú.

    "Tiếng là cận vệ nhưng kỳ thực tôi chỉ làm mỗi nhiệm vụ là vác súng, đứng cảnh giới ở khoảng cách xa vua khoảng 100 bước chân. Khi không có lệnh của vua hay người hầu cận thường là ngự lâm quân thì những cận vệ như tôi không được đến gần. Chỉ khi Vua Bảo Đại săn được thú, tùy khoảng cách mà có khi tôi hoặc những cận vệ vòng ngoài khác có nhiệm vụ đến khiêng con thú ấy đưa vào để vua tiếp tục săn con thú khác” - cụ Nợ, chậm rãi, nhớ lại.

    Theo lời kể của cụ Nợ, Vua Bảo Đại có niềm đam mê săn bắn đến kỳ lạ, hễ rảnh rỗi lúc nào là "thiên tử" vác súng cùng tùy tùng vào rừng săn bắn. Bà Từ Cung rất không thích thú đam mê này của cựu hoàng, nhất là khi bà biết mỗi khi săn được hươu nai, thiên tử bao giờ cũng cho người chặt đầu thú lấy sừng, lột da làm vật trang trí trong các dinh thự. Bà Từ Cung cho như thế là sát sinh nên mỗi khi nghe Bảo Đại rục rịch "lên đường" là… ngăn cản.

    Cụ Nợ tiếp tục mạch chuyện: "Khi đang ở dinh tại Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), nếu muốn lên rừng Mê Vạn ở Đắk Lắk hay ghé Bảo Lộc - Lâm Đồng săn thú thì Vua Bảo Đại thường đích thân lái ôtô đến nơi. Trên đường đi, ông thường dừng ở những khu vực có cây cối xanh mát nghỉ ngơi. Tại đó, ông quan sát điểm rồi cưỡi voi vào khu vực săn bắn, lúc này tùy tùng sẽ dựng lều trên mô đất trống và tập kết quân nhu ở đấy...".

    Cụ Nợ khẳng định Vua Bảo Đại bắn súng rất tài. Khi vị vua thứ 13 và cũng là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn giương súng ngắm thì ai đó hay con thú đừng hòng chạy thoát, bởi Vua Bảo Đại là tay súng cừ khôi, đã bóp cò thì khó mà trượt đích. "Khi đi săn, Vua Bảo Đại đi trước, chúng tôi đi sau. Đi cùng vua có quan tỉnh trưởng, ông đại úy mà tôi không nhớ tên chỉ huy Ngự lâm quân. Những người này bắn súng rất giỏi, làm nhiệm vụ cứu nguy cho vua, hễ có con thú nào manh động xông đến là ông đại úy đó hay lính ngự lâm dùng súng ngắn hạ gục ngay, tuyệt đối không để con vật làm kinh động đến thiên tử".

    [​IMG]
    Tác giả bài viết và cụ Hoàng Nợ tại nhà riêng trên đường Đào Duy Từ​

    Rừng Đắk Lắk theo ký ức của cụ Nợ thì thú nhiều vô kể, đặc biệt là cọp, voi rừng và con min (bò tót) con nào con nấy to đùng, nặng hàng tấn chứ không "lác đác", "be bé" như bây giờ. Cụ Nợ nhẩm tính rằng trong những năm theo hầu Vua Bảo Đại đi săn thú, cụ cho rằng Vua Bảo Đại đã hạ gục hàng trăm "ông ba mươi". "Tính ra, Vua Bảo Đại rất gan dạ. Người ta nghe nói đến cọp thì sợ đến bạt vía. Có vùng vì quá sợ cọp kinh quấy mà người dân còn lập miếu thờ "ông cọp" để chúa sơn lâm đừng quấy quá hại người mà yên ổn làm ăn. Nhưng Vua Bảo Đại thì khác. Có lẽ vì nghĩ mình là thiên tử - nghĩa là con trời nên ông chẳng sợ gì. Cọp càng dữ thì ông càng muốn săn, săn cho bằng được".

    Cụ Nợ quả quyết: "Có lần Vua Bảo Đại cao hứng nói với anh em chúng tôi rằng, bắn cọp phải có kỹ thuật chứ không phải cứ bóp cò, con vật ngã gục là hay. Nếu bắn cọp để nấu cao thì bắn sao cũng được. Nhưng bắn cọp nhồi bông, lấy da thì phải bắn một phát trúng yếu huyệt chứ bắn nhiều phát da hỏng không dùng được”. Chúng tôi hỏi Vua Bảo Đại có giải thích yếu huyệt của chúa sơn lâm ở đâu không, cụ Nợ lắc đầu: "Vua không nói vì lúc đang trò chuyện với chúng tôi thì có người đến bẩm hầu. Sau đó tôi để ý thì thấy những con cọp mà ông bắn vết đạn không bao giờ trúng ở thân mà ở tam tinh hoặc ở giữa trán".

    - Cụ có nhớ trọng lượng của những con cọp mà Vua Bảo Đại bắn hạ không?

    - Ông bắn nhiều lắm, có chuyến đi săn, chỉ trong một buổi ông bắn đến gần chục con. Mỗi khi ông nổ súng là chúng tôi theo hướng đến nơi thì thấy con cọp nằm ngay đơ. Có con đến 6-7 tráng binh lực lưỡng nhưng khiêng xính vính.

    - Khi hạ được cọp, ngoài việc lột da trải thảm, nhồi bông, Vua Bảo Đại còn làm gì khác không thưa Cụ? Có bao giờ Vua Bảo Đại hay các Cụ ăn thịt cọp không?

    Chúng tôi vừa dứt câu hỏi, cụ Nợ cười sảng khoái mà rằng: "Thịt cọp dở lắm nên ông chẳng ăn bao giờ, chúng tôi cũng vậy. Hôm nào săn được nhiều cọp, ông cho đem nấu cao ngay tại rừng và đem chia cho mọi người cùng tham gia chuyến đi săn. Bây giờ người ta nấu cao hổ pha đủ thứ chứ hồi đó, Vua Bảo Đại chỉ cho nấu cao khi săn đủ 5 con, gọi là ngũ hổ".

    [​IMG]
    Theo lời cụ Nợ, đến nay chưa ai phá được kỷ lục hạ gục hàng trăm mãnh hổ của Vua Bảo Đại.
    Mỗi khi đi săn thú như thế, Vua Bảo Đại cho tùy tùng mang hàng chục khẩu súng săn với nhiều kiểu dáng, đặc tính khác nhau. Với mỗi loài thì ông có súng săn phù hợp, như súng chuyên bắn hổ, bò tót, trâu rừng… nói chung là mãnh thú thì hỏa lực mạnh. Súng chuyên bắn các loài gà rừng, công, trĩ… hỏa lực kém hơn, đầu đạn nhỏ nhằm tránh con vật trúng đạn… tan xác, trông không đẹp. Tất cả súng săn thú của vua đều nhập từ Pháp, súng có ống ngắm, kiểu dáng đẹp, sang trọng.

    Cụ Nợ hào hứng bật mí, lắm khi chim thú săn được nhiều quá, Vua Bảo Đại ban cho những cận thần theo hầu xa giá trong chuyến đi săn. "Ông bắn thú cho vui thôi! Khi hạ gục con vật nào đó, ông không quan tâm đến chuyện gì khác ngoài chuyện xem vết đạn mình bắn có đẹp hay không, nghĩa là bắn trúng đích hay bắn lệch tí chút. Ông xem xong thì bỏ đi, chúng tôi chỉ việc tới khiêng thú xuống giao cho đội hậu cần xử lý. Điều lạ là ông hiếm khi ăn thịt những con thú mình bắn, hầu như chưa bao giờ. Thế nên chiến lợi phẩm sau cuộc săn bắn của ông chúng tôi đều hưởng lộc, hầu như con gì tôi cũng nếm thịt qua rồi" - cụ Nợ tự hào kể.

    Mỗi chuyến đi săn, tùy hành trình dài hay ít ngày mà cận thần sắp xếp, bố trí lượng người tháp tùng theo chân Vua Bảo Đại cho phù hợp, dao động 50 đến hơn 100 người. Tham gia chuyến đi săn của Vua Bảo Đại bao giờ cũng có quan đầu tỉnh và tù trưởng bộ tộc địa phương được mời đến, trước để vui, sau có chuyện gì thì ứng cứu xa giá kịp thời.

    Cụ Nợ khẳng định: "Vua Bảo Đại hiền lắm, ông chỉ mê ăn chơi, săn bắn, chinh phục người đẹp. Tuy không được như Vua Thành Thái, Duy Tân nhưng ông cũng là người biết thương dân, chẳng mất lòng ai nên được mọi người yêu mến, không cố sát hại. Chứ muốn hại ông dễ lắm, bởi phần lớn thời gian của ông là đi săn bắn chốn rừng sâu".

    Cùng với thú săn bắn nơi rừng sâu, Vua Bảo Đại cũng là một tay câu cá cừ khôi. Bật mí lý thú này của cụ Nợ khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Bởi như đã nói, lâu nay khi nhắc đến các thú ăn chơi của Vua Bảo Đại, người đời chỉ biết ông có niềm đam mê săn bắn, thích chinh phục người đẹp, thích nhảy đầm… chứ chẳng ai đề cập đến chuyện ông là tay câu có… "số má". Ngoài các dinh thự ở Vũng Tàu, Buôn Mê Thuộc, Đà Lạt…, Vua Bảo Đại còn xây dinh thự ở Nha Trang và tại khu vực Hồ Lắk (Đắk Lắk). "Nha Trang là xứ biển rất lắm cá và hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên (650ha) nên cá nhiều lắm" - cụ Nợ, bật mí!

    Dinh Bảo Đại tại thành phố biển Nha Trang, chúng tôi cũng đã đôi lần ghé qua. Dinh nằm trên đồi cao, phía dưới là sóng biển mênh mông, cảnh trí thơ mộng. Dinh thuộc địa phận của phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang, phía dưới là Viện Hải dương học - được mọi người quen gọi là Bảo tàng Đại dương bởi đang lưu giữ tiêu bản của hàng ngàn loài sinh vật biển quý hiếm. "Nếu ở rừng Vua Bảo Đại cưỡi voi đi săn thú thì khi xuống biển, ông thường đi câu trên tàu Hương Giang. Đó là loại thuyền rồng xinh đẹp, đầy đủ tiện nghi, do những thủy quân giàu kinh nghiệm, am hiểu luồng lạch, con nước, biết nơi đâu có nhiều cá để đưa vua đi câu cho sướng tay".

    - Cụ có nhớ con cá lớn nhất mà Vua Bảo Đại câu được không?

    - Có lần Vua Bảo Đại xuống ca-nô thả câu và bị con cá đuối to như cái nhà, thân hơn chục người đứng trên vẫn trống chỗ cắn câu. Con cá lớn quá đã lôi ông cùng chiếc ca-nô chạy băng băng. Lúc ấy ai nấy đều hết hồn nhưng ông thì rất bình tĩnh, cứ mặc nó lôi đi. Khi biết khó thắng con vật, ông chủ động cho người cắt đứt dây câu và ra chiều tiếc rẻ vì đã để xổng con cá to. Lúc mọi người tiếp cận được, ông cười mà rằng câu cá thì phải kiên trì, bình tĩnh, đừng hoảng hốt rồi có xử trí kém thông minh.

    Hôm ấy, cụ Nợ tạm khép lại câu chuyện với lời sẻ chia kinh nghiệm của người đi câu, cũng là triết lý xử thế của Vua Bảo Đại: "Vua dạy nếu thả câu gặp con cá to như thế, nếu manh động mà thu dây câu trước sẽ mất con mồi, sau có thể nó vùng vẫy gây họa. Lúc ấy cứ theo con cá, chờ cho nó mệt rồi từ từ thu dây… Phàm sống trên đời, giải quyết mọi chuyện phải lúc nhu lúc cương mới mong thành sự"


    Thành Dũng
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Kỳ 2: Hành trình với những mỹ nhân


    Từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với cụ Hoàng Nợ, một cận vệ từ xa của vua Bảo Đại, chúng tôi được rõ hơn về niềm đam mê săn bắn đến mãnh liệt của ông vua cuối cùng của triều Nguyễn. Nhưng điều lý thú vẫn chưa dừng lại ở đây. Ở lần gặp sau, cụ Hoàng Nợ đã có những chia sẻ, hồi ức ly kỳ về những lần tháp tùng Vua Bảo Đại cùng những mỹ nhân sắc nước nghiêng thành… lên rừng săn thú.

    [​IMG]
    Bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại khi ở Hà Nội (Ảnh tư liệu của ông Nguyễn Đắc Xuân).

    Cụ Nợ bắt đầu cuộc trò chuyện săn thú cùng mỹ nhân của Vua Bảo Đại bằng những hồi ức về bà Từ Cung, mẹ Vua Bảo Đại. Như lần gặp trước, cụ Nợ khẳng định bà Từ Cung là người rất nhân từ, bà không những không cổ xúy thú đam mê lên rừng nhả đạn vào muông thú của Vua Bảo Đại mà còn bài kích, khuyên con giảm nghiệp sát sinh.

    "Là mẹ vua, quyền cao chức trọng muốn gì cũng được nhưng bà Từ Cung sống hiền lành, đơn giản, thương người lắm" - cụ Nợ bật mí: "Tôi cùng nhiều anh em binh lính không ít lần nhận được lộc của bà. Lộc của bà Từ Cung chẳng phải vàng bạc, châu báu ngọc ngà nhưng xét ra còn quý hơn cả thảy. Những lần tôi được bà Từ Cung ban lộc là thời điểm tôi được triều đình biên chế làm lính gác ở Thành Nội. Hồi ấy tôi mới ngoài 20 tuổi. Bà Từ Cung có thói quen hay cúng vào ngày rằm. Và sau khi nhang tàn, bà bao giờ cũng sai tỳ nữ mang bánh trái đến cho anh em binh lính chúng tôi ăn lấy sức. Bà đối đãi với chúng tôi không phải kiểu của người có quyền cao chức trọng với người hầu hạ, mà xem như con cháu, người thân".

    Căn cứ vào những tư liệu lịch sử của triều Nguyễn và từ truyền tụng trong dân gian, mới biết cụ Nợ không quá lời khi nhắc đến từ đức của bà Từ Cung. Là con của một quan tri huyện nhưng do cụ thân sinh mất sớm nên từ nhỏ cuộc sống của Hoàng Thị Cúc (tên tục của bà Từ Cung) rất khổ cực. Vì người anh trai là Hoàng Trọng Khanh đam mê tứ đổ tường nên gia cảnh khánh kiệt, buộc Hoàng Thị Cúc phải đi làm thuê làm mướn để trang trải cuộc sống và sau đó bị đưa vào cung làm cung nữ. Nhờ nhiều cơ duyên, Hoàng Thị Cúc trở thành vợ Vua Khải Định.

    Năm 1926, sau khi nối ngôi vua cha là Hoàng đế Khải Định (băng hà năm 1925), Vua Bảo Đại đã phong cho mẹ mình là Đoan Huy Hoàng Thái hậu, nhưng mọi người vẫn quen gọi là đức Từ Cung. Cụ Nợ cho biết từ khi trở thành vợ Vua Khải Định hay lúc trở thành Hoàng Thái hậu, bà Từ Cung luôn giữ tiết phong nhân hậu, thường đi chùa, sớm tối kinh kệ, niệm Phật, thường xuyên ăn chay, chẳng màng đến sơn hào hải vị. Năm 1939, để tỏ lòng hiếu thuận và vui lòng mẫu thân, vua Bảo Đại cho xây ngôi chùa đầu tiên ở Tây Nguyên. Ông ghép 2 chữ đầu trong hiệu của vua cha (Khải Định) và mẹ (Đoan Huy Hoàng Thái hậu) đặt tên cho chùa là Khải Đoan. Bà Từ Cung qua đời vào năm 1980. Thời điểm này, Vua Bảo Đại đang sống lưu vong ở Pháp.

    [​IMG]
    Bà Từ Cung - mẹ Vua Bảo Đại thường ngăn cản con trong việc tìm thú vui săn bắn (Ảnh tư liệu).​

    Chúng tôi hỏi cụ Nợ rằng đã bao giờ bà Từ Cung cùng con trai là Vua Bảo Đại đi săn bắn hay bà có gây áp lực gì để cản ngăn thú vui của con trai mà bà cho là sát sinh? Cụ Nợ trả lời chẳng chút đắn đo: "Chuyện bà ngăn cản Vua Bảo Đại thôi lên rừng săn thú thì ai cũng biết. Riêng chuyện gây áp lực thì tôi chưa nghe, chưa biết bao giờ! Bởi từ hồi là lính gác ở Thành Nội đến khi theo Vua Bảo Đại rời kinh thành vào Nam, lên Tây Nguyên, tôi với thân phận thấp hèn chỉ ở khoảng cách xa, có bao giờ được gần vua hay gần Hoàng Thái hậu đâu mà biết rõ nhiều sự tình. Nhưng điều tôi có thể khẳng định là bà Từ Cung không bao giờ rời khỏi Huế, dù rằng có những lúc Huế chìm trong binh đao khói lửa…".

    Trở lại chuyện tháp tùng Vua Bảo Đại lên rừng săn thú, chúng tôi hỏi cụ Nợ rằng Vua Bảo Đại thường đi săn một mình, hay ông đi với các bà phi? Và có khi nào ông lên rừng đi săn cùng Hoàng hậu Nam Phương? Cụ Nợ tuôn một mạch: "Nói thật bà Nam Phương tôi chẳng gặp bao giờ. Tôi chỉ nghe nói bà như bà Từ Cung, không thích chuyện bắn giết nên không hào hứng, cổ xúy gì chuyện lên rừng săn thú của Vua Bảo Đại. Mặt khác hồi Vua Bảo Đại ở Tây Nguyên chuyên tâm lên rừng săn thú, bà Nam Phương khi ấy chừng như đang ở Pháp. Sau này tôi được biết rằng bà Nam Phương sống không hòa hợp với bà Từ Cung và mệt mỏi với tính trăng hoa của Vua Bảo Đại nên bà chẳng bận tâm việc ông làm gì, sống với ai…".

    Cụ Nợ, nhấn giọng: "Là tôi nghe nói thế thôi, chứ sự thật thế nào thì sao mà biết được. Tôi chỉ biết trong quãng thời gian 4 năm tôi theo Vua Bảo Đại, chỉ thấy ông đi săn với các bà khác thôi. Còn Hoàng hậu Nam Phương và các con thì chưa bao giờ!".

    - Cụ có thể nói rõ Cụ từng theo Vua Bảo Đại đi săn cùng những mỹ nữ, người đẹp nào không?

    - Tôi chỉ gặp các bà Mộng Điệp, bà Phi Ánh, bà Jenny mà thôi!

    Vua Bảo Đại có 8 người vợ cùng nhân tình và 13 người con cả trai lẫn gái. Cũng nên nói rõ về 3 bóng hồng mà cụ Nợ khẳng định từng theo chân ông vua cuối cùng của triều Nguyễn lên rừng săn thú. Bà Mộng Điệp sinh năm 1924, người tỉnh Bắc Ninh. Khi đến với Vua Bảo Đại, bà Mộng Điệp đã là gái có chồng, có con riêng. Biết là vậy nhưng vì không cưỡng lại được nhan sắc chim sa cá lặn của "gái một con" mà Vua Bảo Đại đã ngất ngây, quên lời hứa "một vợ một chồng" với Hoàng hậu Nam Phương sau hơn chục năm chung sống và ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn.

    [​IMG]
    Bà Mộng Điệp cùng Vua Bảo Đại trong chuyến đi săn ở Đắk Lắk. (Ảnh: Tư Liệu).​

    Bà Jenny (Hoàng Tiểu Lan, hay Jenny Woong) là vũ nữ Trung Hoa lai Pháp. Tháng 3/1946, cùng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, không như các đại biểu khác sau chuyến đi đã trở về nước, Vua Bảo Đại ở lại Trung Quốc. Trong thời gian này ông sống túng thiếu và được bà Jenny yêu thương, chu cấp. Sau này nhớ ân tình xưa, Bảo Đại đã đưa bà Jenny sang Việt Nam cùng hưởng vinh hoa phú quý. Bà Phi Ánh được sử sách ghi nhận là người miền Trung, chỗ thân quen của Thủ hiến Trung Kỳ Phan Văn Giáo. Là mỹ nữ sắc nước nghiêng thành nhất trong nhiều giai nhân trong cuộc đời Vua Bảo Đại, bà Phi Ánh sinh cho Vua Bảo Đại 2 người con là hoàng nam Bảo Ân và hoàng nữ Phương Minh.

    Chúng tôi tiếp tục trò chuyện với cụ Hoàng Nợ về hành trình lên rừng săn thú của Vua Bảo Đại cùng những người tình: "Trong 3 bà ấy, bà nào thường đi săn với Vua Bảo Đại nhất, thưa Cụ?

    - Thường xuyên nhất là bà Mộng Điệp (thọ 87 tuổi, mất tại Pháp). Bà ấy đẹp lắm, bà là người rất vui tính và rất được Vua Bảo Đại cưng chiều. Sau bà Mộng Điệp là bà Jenny. Bà này ăn mặc rất thoáng mà giới trẻ bây giờ gọi là "mặc mát mẻ", bà hay mặc đồ lụa trắng và cưỡi ngựa rất giỏi. Tuy nhiên, mỗi năm bà Jenny chỉ được đi săn cùng với Vua Bảo Đại 5 - 7 lần. Riêng bà Phi Ánh một năm chỉ được có 1 lần thôi!

    - Cụ có biết vì sao bà Mộng Điệp lại được Vua Bảo Đại cưng chiều và thường ban cho cùng đi săn với vua, không?

    - Vì bà có cùng sở thích săn bắn, biết san sẻ niềm vui, cổ vũ, hoan hô mỗi khi Vua Bảo Đại bắn trúng mãnh thú. Bà Mộng Điệp còn biết lái xe hơi, biết cưỡi voi, biết săn thú nên rất tâm đầu ý hợp với Vua Bảo Đại. Vì lẽ đó ông rất cưng chiều bà!

    Đấy là giải thích của cụ Nợ. Còn theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ bà Mộng Điệp thường sát cánh cùng Vua Bảo Đại những lúc ông vua phong lưu này rong ruổi săn mãnh thú nơi rừng sâu bởi bà là người biết cách chiều chuộng vua và bà Từ Cung, tận tụy với việc hương khói cho tổ tiên nhà Nguyễn. Và trong quãng thời gian Vua Bảo Đại sống trên đất Tây Nguyên, nay Đà Lạt, mai Buôn Mê, bà Mộng Điệp gắn bó với Bảo Đại không rời bước, trổ tài quán xuyến mọi sự để ông được thỏa niềm đam mê ăn chơi, săn bắn của mình. Thế nên việc bà Mộng Điệp được Vua Bảo Đại hết mực cưng chiều là không có gì lạ.

    Thấy cụ Nợ hào hứng khi kể lại chuyện xưa, chúng tôi không bỏ lỡ cơ hội, hỏi tới: "Bà Mộng Điệp có bao giờ trực tiếp lái xe chở Vua Bảo Đại đến điểm săn? Thường bà Mộng Điệp hay các bà phi khác đến điểm săn như thế nào, đi cùng Vua hay cách nào khác?". Cụ Nợ, hắng giọng: "Chuyện ấy tôi không bao giờ biết được. Thường thì trước khi Vua Bảo Đại đi săn, chúng tôi nhận được lệnh lên đường làm nhiệm vụ rà soát, kiểm tra, gác chặn… Khi mọi việc cảnh giới ổn thì Vua Bảo Đại cùng tùy tùng mới đến!

    Cụ Nợ lưu ý: "Trong 3 bà phi kể trên, bà Mộng Điệp tuy không đẹp bằng bà Jenny nhưng bà là người cởi mở, sống rất thoáng. Khi vào rừng gặp con suối đẹp, bà ấy không ngại chuyện “tắm tiên”… Vua Bảo Đại cũng vậy. Hai người sẵn sàng cởi đồ trầm mình dưới suối, tắm xong thì có người hầu lau chùi cơ thể kỹ lưỡng".

    - Thường hay cùng Vua đi săn, vậy có khi nào cụ thấy bà Mộng Điệp giương súng ngắm bắn thú không?

    - Tôi chưa thấy bao giờ! Như tôi đã nói, tôi chỉ thấy dáng bà ấy cũng như bà Jenny, bà Phi Yến từ xa thôi. Những khi Vua Bảo Đại bắn được cọp, nai, tôi cùng những cận vệ khác đến khiêng con thú vào trong cứ nhắm thẳng hướng mà đi, mắt không được phép láo liêng. Nên dù rằng có lúc bà Mộng Điệp đứng sát Vua Bảo Đại, tôi cũng không dám liếc mắt nhìn bà ấy, vì như vậy là phạm thượng! Nhưng tôi biết là bà Mộng Điệp là người rất dạn dĩ, mạnh mẽ. Có những khi Vua Bảo Đại bắn được cọp, bà ấy không như phụ nữ thường tình thấy là miệng xuýt xoa, tỏ rõ sự sợ hãi. Bà Mộng Điệp thì bình thản lắm!

    - Bà Mộng Điệp hay các bà Phi Yến, bà Jenny có bao giờ ăn thịt những con thú mà Vua Bảo Đại bắn hạ không?

    - Không bao giờ! Vua Bảo Đại không ăn và các bà ấy cũng vậy!

    Chúng tôi hỏi cụ Nợ có lưu giữ hình ảnh nào liên quan đến những chuyến tháp tùng Vua Bảo Đại đi săn thú cùng mỹ nhân, cụ lắc đầu với giải thích: "Tôi chỉ là lính, theo vua hầu được 4 năm, rồi sau đó bị số phận, thời cuộc dịch chuyển nên chẳng giữ được gì". Thật may là khi biết được ý định của chúng tôi, một người bạn đã gửi tặng tấm hình tư liệu chụp bà Mộng Điệp cùng Vua Bảo Đại trong một chuyến đi săn tại Buôn Mê (Đắk Lắk) của nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân.

    Trong tấm hình trắng đen này, Vua Bảo Đại tóc để 2 mái, mặc đồ túi hộp, đang chăm chú xem báo. Bà Mộng Điệp dáng đài các, tóc bồng bềnh như suối mây, bà mặc trang phục Tây, tay cầm chiếc nón vải. Bìa trái là hình ảnh một cận vệ tay cầm súng, tay cầm con gà lôi hoặc chim công giơ ra phía trước, chừng như để Vua Bảo Đại xem chiến tích của ông! Nhìn kỹ người cận vệ, mới thấy đúng như chia sẻ của cụ Nợ, anh ta không dám nhìn thẳng vào Vua Bảo Đại và bà Mộng Điệp, anh ta thẳng tay đưa con vật về phía nhà vua cùng mỹ nhân, và mắt hướng nhìn nơi khác!

    Thành Dũng​
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chân dung các vị vua triều Nguyễn

    [​IMG][​IMG]
    Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc TuyềnDung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.

    [​IMG][​IMG]
    Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.

    [​IMG][​IMG]
    Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.

    [​IMG][​IMG]
    Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).

    [​IMG][​IMG]
    Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam. Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.

    [​IMG][​IMG]
    Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh "mệ Vững" là con của vua Khải Định Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.




  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

Chia sẻ trang này