1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triều Nguyễn (1802_1945)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thanh786, 04/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Việc mở mang bờ cõi là do công lao của bao Triều Vua chứ không phải riêng gì Nhà Nguyễn hay Chúa Nguyễn.
    Xem lại lịch sử từ ngàn xưa thì ta thấy ngay từ thời Lê Hoàn, Lê Thánh Tông cũng đã mở mang bờ cõi về phía nam rồi.
    Chúa Nguyễn sau này là do bị Vua đẩy đi vào vùng rừng thiêng nưóc độc và lập nghiệp dần, chứ không thì chẳng làm được gì.
  2. explorer

    explorer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    tất nhiên trước đó các triều đại khác cũng có có công mở mang bờ cõi nhưng không vì thế mà phủ nhận công lao của các chúa nguyễn và vua Gia long. Nếu xét về diện tích mở mang và vùng ảnh hưởng do nhà Nguyễn tạo lập là lớn nhẩt từ trước đến nay.
  3. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Triều Nguyễn ở cố đô Huế
    Bản bày sửa lại bản của chủ đề :
    Chế độ phong kiến đề cao dòng tộc nên lắm phen rối ren và lụy tàn.

    Sau khi thống nhất non song, đánh bại quân xâm lăng nhà Thanh ở phía Bắc và quân Xiêm La ở phía Nam, không may Vua Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời sớm, triều đình trở nên suy yếu vì người kế vị là con của Nguyễn Huệ không đủ khả năng lãnh đạo. Nhà Tây Sơn chia bè phái, triệt hạ lẩn nhau, đó là cơ hội cho Nguyễn Ánh, kẻ thù không đội trời chung với Tây Sơn, nổi dậy lật đổ, tiêu diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn đang trong cơn bĩ cực.
    Xưng Vương Hoàng Đế, Nguyễn Ánh thực hiện chính sách sưu cao thuế nặng, bắt dân chúng đi phu đi lính lao động khổ cực khiến lòng dân uất ức.
    Nhà Nguyễn cấu kết với nhà Thanh là kẻ thù xâm lăng của Đại Việt dưới thời Tây Sơn. Nhà Nguyễn đã phá tan nền độc lập tự chủ của Đại Việt, bám đít nhà Thanh, và cũng kể từ đây nước Đại Việt đổi tên là Việt Nam.
    Sự bạc nhược, nông cạn và bạo tàn là đặc điểm chủ yếu của nhà Nguyễn, thể hiện ở sự bế quan tỏa cảng, không giao lưu, buôn bán với nước ngoài, cự tuyệt mọi thiện chí với nước ngoài (rất trái ngược với lúc cấu kết với Xiêm đem quân đánh chiếm Đại Việt chống lại nhà Tây Sơn. Nếu không có Tây Sơn dẹp thì nước ta lại bị Bắc thuộc ở phía Bắc và Xiêm thuộc ở phía Nam). Kinh tế tự cung tự cấp, đàn áp tàn bạo các giáo sĩ Phương Tây và các tín đồ Công Giáo và cả dân tộc Khơ me, điều này tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm :
    Việt Nam bị cô lập với các nước phát triển, không những thế mà tạo sự hận thù với Phương Tây mà trung tâm là Pháp. Nhà Nguyễn cũng tạo lòng hận thù với người Khơ me ( sau này cả Khơ me đỏ rất căm thù Việt Nam ) mà trước đó họ rất ủng hộ nhà Nguyễn.
    Rồi cái gì đến cũng đã đến. Pháp đã tiến hành cuộc trả thù không đội trời chung với nhà Nguyễn, tức là thực hiện chiến tranh thôn tính Việt Nam. Kết quả là Việt Nam rơi vào sự thống trị tàn bạo của Pháp, các cuộc chiến chống lại Pháp bị đàn áp dã man và bị dìm trong bể máu. Đây là nguyên nhân của sự giết chóc khủng khiếp của người Việt Nam do ngoại bang là Pháp, Nhật, Mỹ và Đồng minh, Trung Quốc, Khme đỏ cũng như do nội chiến gây ra.
    Bài học rút ra cho hậu thế là gì, chắc chúng ta cũng rút ra được:
    Chế độ quân chủ lập hiến đã biến con người trở nên lạnh lùng, xơ cứng, bất chấp mọi luân thường đạo lý, xã hội thiếu lòng nhân ái, thiếu sự thân thiện mà thay vào đó là cái tôi ích kỷ sẳn sàng chà đạp lên người khác chỉ vì lợi ích nhỏ nhoi.
    Giá như các triều Vua phong kiến biết trọng dụng người tài hơn.
    Giá mà nội bộ không có chuyện xâu xé tranh giành quyền lực.
    Giá mà mỗi người biết đặt lợi ích chung lên những lợi ích cá nhân ích kỷ.
    Giá mà biết quan hệ hợp tác và có thái độ thiện chí với các nước phát triển thì hay biết nhường nào, Việt Nam chắc là một quốc gia cường thịnh, là bạn và phát triển ngang hàng với các nước Phương Tây, tránh được bao tang thương, bao hận thù đời đời mà hiện này vẫn còn gánh chịu.
    Quá khứ đau thương để lại hậu quả nặng nề về mọi mặt trong đời sống xã hội hiện nay.
  4. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Thật buồn Vua Gia Long Nguyễn Ánh cầu việm Xiêm và đánh quân Tây Sơn, nếu như Vua Quang Trung không đánh bại thì không biết sự thể nước ta lúc đó thế nào, chắc là Xiêm không thể bỏ qua một miếng mồi béo bở là Đại Việt, và liệu Nguyễn Ánh có thể làm Vua được không hay là kẻ tôi tớ cho Xiêm.
    Nguyễn Ánh liệu có phải là kẻ mở đường cho Xiêm vào Đại Việt xâm chiếm.
  5. history4all

    history4all Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
  6. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Bản chủ đề thêm một lần được chỉnh lý:
    Triều Nguyễn ở cố đô Huế.
    Chế độ phong kiến đề cao dòng tộc nên lắm phen rối ren và lụy tàn .
    Sau khi thống nhất non song, đánh bại quân xâm lăng nhà Thanh ở phía Bắc và quân Xiêm La ở phía Nam, không may Vua Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời sớm, triều đình trở nên suy yếu vì người kế vị là con của Nguyễn Huệ không đủ khả năng lãnh đạo. Nhà Tây Sơn chia bè phái, triệt hạ lẫn nhau, đó là cơ hội cho Nguyễn Ánh, kẻ thù không đội trời chung với Tây Sơn, nổi dậy lật đổ, tiêu diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn trong cơn bĩ cực.
    Xưng Vương Hoàng Đế, Nguyễn Ánh thực hiện chính sách sưu cao thuế nặng, bắt dân chúng đi phu đi lính lao động khổ cực khiến lòng dân uất ức.
    Nhà Nguyễn cấu kết với nhà Thanh là kẻ thù xâm lăng của Đại Việt dưới thời Tây Sơn. Nhà Nguyễn đã phá tan nền độc lập tự chủ của Đại Việt, bám đít nhà Thanh, và cũng kể từ đây nước Đại Việt đổi tên là Việt Nam.
    Sự bạc nhược, nông cạn và bạo tàn là đặc điểm chủ yếu của nhà Nguyễn, thể hiện ở sự bế quan tỏa cảng, không giao lưu, buôn bán với nước ngoài, cự tuyệt mọi thiện chí bang giao với nước ngoài (rất trái ngược với lúc cấu kết với Xiêm La đem quân đánh chiếm Đại Việt chống lại nhà Tây Sơn. Nếu không có Tây Sơn dẹp thì nước ta lại bị Bắc thuộc ở phía Bắc và Xiêm thuộc ở phía Nam). Kinh tế tự cung tự cấp, đàn áp tàn bạo các giáo sĩ Phương Tây và các tín đồ Thiên Chúa và cả dân tộc Khơ me, điều này tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm :
    Việt Nam bị cô lập với các nước phát triển, không những thế mà tạo sự hận thù với Phương Tây mà trung tâm là Pháp. Nhà Nguyễn cũng tạo lòng hận thù với người Khme ( sau này cả Khme đỏ rất căm thù Việt Nam ) mà trước đó họ rất ủng hộ nhà Nguyễn.
    Rồi cái gì đến cũng đã đến. Pháp đã tiến hành cuộc trả thù không đội trời chung với nhà Nguyễn, tức là thực hiện chiến tranh thôn tính Việt Nam. Kết quả là Việt Nam rơi vào sự thống trị tàn bạo của Pháp, các cuộc chiến chống lại Pháp bị đàn áp dã man và bị dìm trong bể máu. Đây là nguyên nhân của sự đày đọa giết chóc khủng khiếp của người Việt Nam do ngoại bang là Pháp, Nhật, Mỹ và Đồng minh, Trung Quốc, Khme đỏ cũng như do nội chiến gây ra.
    Bài học rút ra cho hậu thế là gì, chắc chúng ta cũng rút ra được:
    Chế độ quân chủ lập hiến, gia đình trị đã biến con người trở nên lạnh lùng, xơ cứng, bất chấp mọi luân thường đạo lý, xã hội thiếu lòng nhân ái, thiếu sự thân thiện mà thay vào đó là cái tôi ích kỷ sẳn sàng chà đạp lên người khác chỉ vì lợi ích nhỏ nhoi.


    Giá như các triều Vua phong kiến biết trọng dụng người tài hơn.

    Giá mà nội bộ không có chuyện xâu xé tranh giành quyền lực.

    Giá mà mỗi người biết đặt lợi ích chung lên những lợi ích cá nhân ích kỷ.

    Giá mà biết quan hệ hợp tác và có thái độ thiện chí với các nước phát triển thì hay biết nhường nào, Việt Nam chắc là một quốc gia cường thịnh, là bạn và phát triển ngang hàng với các nước Phương Tây, tránh được bao tang thương, bao hận thù đời đời mà hiện này vẫn còn gánh chịu.
    Quá khứ đau thương để lại hậu quả nặng nề về mọi mặt trong đời sống xã hội hiện nay.
    Được thanh786 sửa chữa / chuyển vào 14:38 ngày 09/07/2010
  7. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Nhà Nguyễn cho xây nhiều thành lũy bằng gạch rất kiên cố, không biết bao công sức và rừng cây bị đốt hạ để đun gạch.
  8. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Họ Nguyễn đã làm được một điều mà chưa một triềuđại nào khác làm được. Đó là "phụcquốc". Không những một lần mà đến hai lần.
    - Lần đầutiên là Nguyễn Kim "phụcquốc" cho nhà Lê.
    - Lần thứ hai là Nguyễn Ánh "phục" cho chínhmình.
  9. my0earth

    my0earth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2009
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    202
    Vấn đề "công tội" của triều Nguyễn đã bàn nát ra từ năm 2001. Nếu ai thực sự tâm huyết với lịch sử nước nhà thì đọc hết 88 trang topic này với vài bộ sử rồi hẵng phán nhé. Vào mà xem thực sự Tây Sơn Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh Gia Long... thực sự là người như thế nào nhé. Người viết sử không thể khách quan, chỉ có thể thành thực thôi.
    http://ttvnol.com/forum/f_533/23404.ttvn
  10. dhlv

    dhlv Guest

    Vua Gia Long ở Thăng Long

    08/10/2010

    Cùng với thời gian, vai trò của nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam cũng ngày càng được làm rõ dưới ánh sáng của một tư duy nghiên cứu khoa học khách quan, không thiên kiến, đặc biệt là những đánh giá về người sáng lập vương triều này.

    [​IMG]
    Điện Kính Thiên cuối thế kỷ XIX - Ảnh: Dr Hocquard

    Tham dự hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”, PGS-TS Choi Byung Wook (Đại học Inha, Hàn Quốc) đã thực hiện một khảo cứu về cuộc công du đầu tiên của vua Gia Long tới thành Thăng Long, ngay sau khi ông giành được quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ nhà Tây Sơn. Báo Thanh Niên xin giới thiệu cùng bạn đọc lược trích bản tham luận rất đáng chú ý này như một nỗ lực tìm hiểu lịch sử Việt Nam của một học giả nước ngoài với nhãn quan độc lập.
    Trong lịch sử Việt Nam, sự thống nhất Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau được tiến hành trong 2 lần. Lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ XIX dưới thời vua Gia Long - người là hiện thân sự thống nhất miền Nam (Gia Định) và miền Bắc (Thăng Long). Gia Long đã từng hiện diện ở 3 trung tâm chính trị là Sài Gòn, Huế và Thăng Long để cai trị đất nước. Ông ở Sài Gòn năm 1788 để chuẩn bị lên ngôi hoàng đế vào năm sau đó, đến Huế vào tháng 5 năm 1801 và tiếp tục về Thăng Long trước khi ông chọn Huế là nơi trị vì lâu dài.
    Gia Long vào thành Thăng Long vào ngày 21 tháng 6 năm 1802 (âm lịch) và ông rời Thăng Long vào ngày 27 tháng 9 năm đó. Trong suốt 3 tháng giam mình trong điện Kính Thiên, Gia Long ban hành một loạt chính sách mới.
    Sự hiện diện của Gia Long ở Thăng Long có ý nghĩa đáng kể mặc dù thời gian chỉ là 3 tháng. Trong suốt thời gian ông ở đây, ông đã minh chứng cho các luật quan trọng như việc cải tổ bộ máy hành chính nhà nước, thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hệ thống thuế, quản lý giáo dục, cách thức đương đầu với quân thù… Với thời gian 3 tháng Gia Long ở Thăng Long, thành phố này trở thành thành phố lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là trung tâm tập trung quyền lực của toàn bộ quốc gia bao gồm các khu vực quanh sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long.
    Trong số những chính sách mới được ban hành trong 3 tháng đó, tôi muốn tập trung nói về 2 vấn đề. Một là chính sách hòa giải đối với những quan lại thời Trịnh và Lê. Hai là việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với ngoại quốc.
    Tại sao và như thế nào mà hai chính sách này liên kết với nhau để ta có thể hiểu thêm về Thăng Long vào đầu thế kỷ XIX? Theo quan điểm của tôi, hai chính sách này là hai điểm chính mà Gia Long xét đến để bảo vệ dân tộc mình khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ cả bên trong và bên ngoài. Bằng việc xem xét 2 chính sách này, chúng ta sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của sự hiện diện của Gia Long đối với việc thống nhất dân tộc vào nửa đầu thế kỷ XIX.
    Hòa giải
    Như đã biết, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820, sau này hiệu Gia Long) là một chiến binh dày dạn kinh nghiệm (một xạ thủ cừ khôi) người đã lăn lộn trên rất nhiều chiến trường từ thuở thiếu thời. Khi quân đội của mình tiến ra phía bắc để giành lại thành Thăng Long từ tay quân Tây Sơn, ông đã ngay lập tức theo sau đoàn bộ binh lãnh đạo bởi Tả tướng quân Lê Văn Duyệt, cùng lúc đó là lực lượng hải quân do tướng Nguyễn Văn Trương chỉ huy. Theo Đại Nam thực lục (ĐNTL), Lê Văn Duyệt chiếm được thành Thăng Long vào ngày 17 tháng 6 năm 1802. Chỉ 4 ngày sau đó, Nguyễn Phúc Ánh đã làm chủ điện Kính Thiên, nơi ở của các hoàng đế triều Lê.
    Chính sách hòa giải của ông tập trung vào những thành viên trong bộ máy chính quyền cai trị trước đây dưới thời Lê/Trịnh, và vào người nhà Tây Sơn. Các quan lại dưới triều Lê trước đây có thể được tha nếu họ không nhận lời mời làm quan của quân Tây Sơn mặc dù trong thực tế những người này chính là người của nhà Trịnh, những kẻ đã tranh chấp với nhà Nguyễn và đã đưa quân vào chiếm kinh đô của nhà Nguyễn (1775). Ông ta không có đủ lòng thương để tha cho những tướng lĩnh hàng đầu trong bộ máy chính quyền Tây Sơn bởi đây là những người luôn muốn tiêu diệt cả gia đình ông cho đến người cuối cùng. Tuy nhiên, đối với những binh lính còn lại, ông muốn đưa họ gia nhập đội quân của mình: “Còn người nào bị ép phải theo thì đều tha, nên cứ ở yên như cũ. Những kẻ có nhận quan chức của giặc ra thú thì được miễn tội, gần thì hạn 3 ngày, xa thì hạn 5 ngày.” (ĐNTL). Trước sắc lệnh này, nhiều tướng sĩ của triều Lê/Trịnh trước đây và Tây Sơn đã quyết định phụng sự vương triều mới.
    Những nhà trí thức nho giáo, những người được cho là trung quân, nhưng lại góp sức cho quân Tây Sơn cũng không tránh khỏi sự trừng phạt, mặc dù một vài người có chức quan thuộc hàng cao nhất trong triều Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm (1746-1803), Nguyễn Gia Phan (1749-1829), và Phan Huy Ích (1750-1822) đã được miễn tội chết để có thể phụng sự vương triều mới trong công tác ngoại giao với Trung Quốc bởi họ là những người có đầy đủ kinh nghiệm trong vấn đề này. Mặc dù đây chỉ là tạm thời và sau này họ vẫn phải chịu hình phạt, nhưng những chứng cứ đã cho chúng ta thấy rằng Gia Long đã tìm cách duy trì chính sách hòa giải của mình càng lâu càng tốt.
    Gia Long đã tổ chức một buổi nghi lễ cho người dân và dành cho các vị thần có liên quan tới Thăng Long. Trong sách ĐNTL, Gia Long đã ra ngoài điện Kính Thiên lần đầu tiên để tới thăm lăng Lê Thái Tổ (tháng 7) và một tháng sau đó, ông chịu trách nhiệm tổ chức thu lễ ở Văn Miếu được xây dựng vào triều Lý và được duy trì suốt thời Lê.
    Nhằm kết nối người dân ngoài bắc, Gia Long tìm đến hậu duệ của họ Lê là Lê Duy Hoán và phong là Diên Tự công, ban cho 1.016 người hầu cận và 10.000 mẫu đất. Chính sách nổi trội hơn nữa của Gia Long là trong việc nhẹ nhàng đối với họ Trịnh. Theo nguyên tắc đối xử nồng hậu, Gia Long nhấn mạnh với người truyền ngôn của nhà Trịnh: “Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử...” (ĐNTL). Gia Long đã cung cấp cho Trịnh Tư, người có trách nhiệm với việc cúng tế tổ tiên nhà Trịnh 500 mẫu ruộng để ông ta tiếp tục nhiệm vụ đang đảm nhiệm. Cùng thời điểm đó, 247 thành viên họ Trịnh được miễn thuế binh dịch thuế thân.
    Việc hòa giải dàn xếp của vua Gia Long dành cho cả hậu duệ của những người có công được coi là khai quốc công thần trung hưng công thần của triều Lê. 33 khai quốc công thần 15 trung hưng công thần được đặt tên khiến cho con cháu họ được tôn vinh bởi những tước hiệu khác nhau. Đối với những người ở phía bắc không theo nhà Tây Sơn, hoặc là chiến đấu chống lại hoặc là bất hợp tác, thì đều được liệt vào danh sách những người trung quân...
    Một điều nữa cần chú ý là chính sách hòa giải của Gia Long đối với các dân tộc thiểu số. Gia Long là hiện thân của một xã hội đa dân tộc, vì thế sức mạnh của ông dựa vào sự đoàn kết đa tộc người. Vào thời điểm đó, các tỉnh Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên có rất nhiều tộc người cư trú. Để liên kết sức mạnh của tất cả các tộc người này thành một quốc gia hùng mạnh mới, Gia Long mời họ về Thăng Long. Thực hiện lời hứa, triều đình đã ban quan chức cho họ.

    Người dịch: Ths Phạm Quốc Thành, trường ĐH KHXH-NV, ĐH Quốc gia HN


    PGS-TS Choi Byung Wook
    (Đại học Inha, Hàn Quốc)

    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201041/20101008010037.aspx

Chia sẻ trang này