1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Tun_Army, 12/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tun_Army

    Tun_Army Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cả Bắc Triều TiênĐại Hàn Dân quốc đều hỗ trợ vật chất và nhân lực cho các đồng minh ý thức hệ của họ trong chiến tranh Việt Nam, mặc dù số lượng binh lính Hàn Quốc trên mặt đất là lớn hơn. Khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn đã đề nghị gửi quân đến Việt Nam sớm nhất là năm 1954, nhưng đề nghị của ông bị từ chối bởi Bộ Ngoại giao Mỹ, các nhân viên đầu tiên của Hàn Quốc tới Việt Nam10 năm sau đó không phải để tham chiến: mười võ sư Taekwondo, cùng với 34 cán bộ, 96 binh sĩ thuộc một đơn vị bệnh viện của quân đội Hàn Quốc. Tổng cộng, giữa 1965 và 1973, đã có 312.853 binh sĩ Nam Hàn chiến đấu tại Việt Nam, Theo số liệu từ phía Hàn Quốc ước tính quân đội Nam Hàn đã giết chết 41.400 binh sĩ quân đội Bắc Việt và 5.000 dân thường. Binh lính Hàn Quốc cũng bị cáo buộc tội ác chiến tranh, và được cho là đã bỏ lại đằng sau hàng ngàn đứa trẻ lai giữa Hàn QuốcViệt Nam

    Sau một quyết định của Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 10 năm 1966, vào đầu năm 1967 Bắc Triều Tiên đã gửi một phi đội máy bay chiến đấu cho Bắc Việt để dự phòng cho trung đoàn không quân 921 và 923 bảo vệ Hà Nội. Họ ở lại qua năm 1968, 200 phi công đã được báo cáo có phục vụ. Ngoài ra, ít nhất là hai trung đoàn pháo binh phòng không cũng được gửi đến.

    Hàn Quốc
    Bốn năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1992, thương mại và đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Theo sau các quỹ đầu tư, cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam đã phát triển đáng kể. Theo Chang Keun Lee đến từ phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, người Hàn Quốc đã hình thành nên nhóm kiều dân lớn thứ hai, chỉ đứng sau cộng đồng người Đài Loan ở Việt Nam, ông ước tính rằng một nửa sống ở TP Hồ Chí Minh. Thống kê từ Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Hàn Quốc cho thấy số kiều dân của họ đã tăng gần 50 lần trong vòng chưa đến một thập kỷ. Số kiều dân của họ tăng gấp hơn ba lần từ 1.788 năm 1997 lên 6.226 vào năm 2003, sau đó nhảy vọt lên hơn mười ba lần đến 84,566 người chỉ sáu năm sau đó. Tuy nhiên, trong hai năm sau đó, số kiều dân chỉ tăng thêm hơn 4% tới con số 88.120 người. Thái độ chống Hàn Quốc cũng tồn tại, thúc đẩy bởi sự cắt giảm những khoản đầu tư hứa hẹn, những báo cáo về việc Việt kiều bị ngược đãi ở Hàn Quốc, và cái chết của một sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội bởi bạn trai Hàn Quốc của cô ấy.[​IMG]
    Các khu vực thuộc trách nhiệm của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1966

    Người Hàn Quốc đã thiết lập một số tổ chức cộng đồng tại Việt Nam, bao gồm cả Koviet, một hội cho giới trẻ Hàn Quốc thuộc thế hệ thứ hai và lớn lên ở Việt Nam, được thành lập vào năm 1995.

    Bắc Triều Tiên
    Trước năm 2004, hàng ngàn người đào thoát Bắc Triều Tiên đã vượt qua biên giới phía Bắc của Việt Nam để tìm cách nhập cư vào Hàn Quốc. Cho đến năm 2004, Việt Namđược mô tả là "lối thoát được ưa thích ở khu vực Đông Nam Á" cho người đào thoát Bắc Triều Tiên, chủ yếu là do địa hình ít đồi núi. Mặc dù Việt Nam vẫn còn là một nước cộng sản công khai và duy trì quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên, việc phát triển đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đã khiến Hà Nội lặng lẽ cho phép người tị nạn Bắc Triều Tiên quá cảnh để đến Seoul. Sự hiện diện ngày càng nhiều người Hàn Quốc ở Việt Nam cũng chứng tỏ đây là nơi hấp dẫn những người vượt biên từ Triều Tiên, bốn trong số những căn cứ ẩn nấp lớn nhất cho những người vượt biên tại Việt Nam được điều hành bởi người Hàn Quốc, nhiều người vượt biên đã nói rằng họ đã chọn cách cố gắng vượt biên giớiTrung Quốc vào Việt Nam bởi vì họ đã nghe nói về những căn cứ ẩn nấp an toàn như vậy. Trong 7/2004, 468 người tị nạn Triều Tiên đã được không vận đến Hàn Quốc trong vụ đào tẩu hàng loạt lớn nhất. Việt Nam ban đầu đã cố gắng giữ bí mật vai trò của họ trong cuộc không vận và một nguồn tin giấu tên chính phủ Hàn Quốc chỉ nói với các phóng viên rằng những người vượt biên đến từ "một quốc gia châu Á chưa được xác định". Sau cuộc không vận, Việt Nam đã thắt chặt kiểm soát biên giới và trục xuất một số người điều hành những căn cứ an toàn.

Chia sẻ trang này