1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRỊNH CÔNG SƠN - một tính cách ROCK tiếc là ông ấy không phải là ROCKER

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi gunsofroses, 05/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gunsofroses

    gunsofroses Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN - một tính cách ROCK tiếc là ông ấy không phải là ROCKER

    Tư liệu nhân một năm ngày mất Trịnh Công Sơn
    từ Giaidieu.net
    Tạ ơn giai nhân,
    tạ ơn Trịnh Công Sơn và...?


    Không biết có ai đó đã nhắc tôi câu dịch từ thơ của Anvers: Xem thơ nào biết có mình ở trong. Mỗi lần nghe người yêu nhạc nói chuyện tình của Trịnh Công Sơn (giai đoạn đầu), tôi bỗng thấy nhớ và tự bảo thầm: "nào ai có biết chuyện tình trong nhạc của Sơn cũng chính là chuyện tình của thế hệ tuổi tôi"


    "Cuối cùng cho một tình yêu"

    Ở Ðại học Văn khoa Huế lúc ấy có cô Trần Thị Nh. H. Cô không nằm trong danh sách người đẹp, nhưng cô hay mặc áo dài tím, với dáng đi ?omềm mại như tơ?, hát hay nên H. được mến mộ không kém người đẹp. Hoạ sĩ Trịnh Cung lúc còn học Mỹ thuật Huế rất mê Nh. H. và tuyệt vọng, anh đã làm nên bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu. Bài thơ này đã được Trịnh Công Sơn phổ nhạc và nổi tiếng gần bốn mươi năm qua. Ðiều không ai hiểu nổi là: "Cho đến nay (2002) Nh. H. đã có gia đình, đã có cháu nội, cháu ngoại mà cô vẫn chưa biết bài thơ phổ nhạc bất hủ ấy Trịnh Cung đã làm cho chính Nh. H." (lời thú nhận của Trịnh Cung với tôi).

    Cùng một mẫu yêu như Trịnh Cung, Trịnh Công Sơn đã yêu Ph. Th. - em ruột của ca sĩ Hà Thanh. Bạn âm nhạc của Trịnh Công Sơn lúc ấy có Lê Gia Phàm, Hà Thanh và Thanh Hải (Hồ Quang Hải). Lê Gia Phàm yêu Hà Thanh, Trịnh Công Sơn, Thanh Hải (học đệ nhất với tôi và bác sĩ Trương Thìn sau này) đều yêu Ph. Th. Và, không chỉ hai người ấy, nói chung những người quen biết gia đình Hà Thanh, hay học cùng một lứa (promotion) với Ph.Th. đều là ?ođệ tử? trước vẻ đẹp thánh thiện của Ph. Th. Trong số ?obái phục giai nhân Ph.Th." ấy, Trịnh Công Sơn thuộc loại quán quân. Sau này có lần Trịnh Công Sơn kể lại là: "Hà Thanh có đến bốn năm người em gái, mình ngồi nói chuyện với Hà Thanh, mỗi lần Ph. Th. đến sau lưng mình là mình biết ngay. Khi nào cô ấy đến gần thì có một mùi hương đến trước. Nhờ cái mùi hương ấy mà mình không bao giờ nhầm Ph.Th. với các cô em gái khác của Hà Thanh". Chưa bao giờ Trịnh Công Sơn dám tỏ tình với Ph.Th. và Ph.Th. cũng chưa bao giờ có một cử chỉ khiến cho người bạn âm nhạc của chị mình hiểu nhầm là cô có cảm tình riêng với bạn chị. Thế mà Trịnh Công Sơn đã si tình và nhờ cái vẻ đẹp thánh thiện ?oem đứng lên gọi mưa vào hạ? ấy của Ph.Th. mà anh đã viết nên mấy bài hát Nhìn những mùa thu đi, Nắng thuỷ tinh và Gọi tên bốn mùa. Ph. Th. lập gia đình với ông tiến sĩ B. làm trưởng khoa luật rồi làm Bộ trưởng giáo dục, "tuổi tác không cân xứng nhưng danh vọng và sắc đẹp thì đẹp đôi?. Sau đó vì thời cuộc, tiến sĩ B. mất sớm, Ph.Th. vẫn giữ sự đoan trang, đức hạnh nuôi dạy các con ăn học đến nơi đến chốn tại Boston (Mỹ). Cuối năm 2000, gặp lại Hà Thanh và Ph. Th. tại Huế, tôi vẫn thấy hai chị em này "không sợ thời gian", vẫn đẹp như "nắng thuỷ tinh" thuở nào. Nhớ lại chuyện xưa, các cô rất vui và xem đó là những kỷ niệm đẹp của giai đoạn đẹp nhất của đời mình.Tuy chỉ mới một chiều, nhưng bạn bè thuở ấy của Trịnh Công Sơn vẫn xem chuyện Trịnh Công Sơn si mê Ph.Th. là "mối tình đầu" của anh.

    ?oHai mươi năm xin trả nợ dài"

    Khoảng năm 1962, gia đình Trịnh Công Sơn gặp khó khăn kinh tế, gian phố lớn ở đường Phan Bội Châu (Ngã Giữa) phải sang cho người khác và qua thuê một căn hộ ở tầng một dãy lầu mới xây ở đầu cầu Phú Cam . Hằng ngày Trịnh Công Sơn đứng trên lầu ngắm các cô nữ sinh đi qua cầu Phú Cam, đi dọc theo đường Nguyễn Trường Tộ đến trường Ðồng Khánh. Trong đám xuân xanh ấy có cô Ngô Thị Bích Diễm, con gái thầy Ngô Ðốc Kh. - người Hà Nội, dạy Pháp văn tại trường Ðồng Khánh và trường Quốc học Huế. Bích Diễm giống bố, người dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng. Con người của Diễm rất hợp với cái tên Diễm và cũng thích hợp với tâm hồn bén nhạy của Trịnh Công Sơn. Anh yêu Diễm mê mệt. Những ngày không thấy Diễm đi qua anh đau khổ vô cùng. Anh trông thấy con đường trước nhà "dài hun hút cho mắt thêm sâu" (Diễm xưa). Nhưng anh cũng biết gặp Diễm để nói lên nỗi đau ấy không phải là chuyện dễ. Thầy Ngô Ðốc Kh. - thân sinh của Diễm, là một ông giáo rất nghiêm. Ông không thể chấp nhận một anh chàng chưa có bằng đại học, tóc dài, cằm lún phún râu chuyện trò với các cô con gái đài các của ông. May sao lúc ấy hoạ sĩ Ðinh Cường thuê nhà ở gần nhà Diễm để làm xưởng vẽ. Hai bạn canh chừng những khi thầy giáo có giờ dạy, mà Diễm đang ngồi ở nhà học bài thì hai bạn liền "liều mình" qua thăm. Những lần liều đầy mình ấy, có khi Diễm tiếp, có khi Diễm để cho người nhà tiếp và cũng có khi đang có bố ở nhà Diễm tránh để cho khách ngồi chơi xơi nước rồi tự ý ra về. Khác với Ph. Th., Diễm biết Trịnh Công Sơn yêu mình và trái tim cô nhiều khi cũng rung động. Nhưng lúc ấy Diễm không thể vượt qua được sự nghiêm khắc của gia đình để nói cho tác giả Ướt mi biết điều đó. Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm xưa như sau này Sơn đã kể lại nhiều lần. Có một điều lúc ấy Sơn không để ý: những lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao A. - em gái Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến bốn năm tuổi, chạy loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau, Dao A. trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường. Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, nay Bích Diễm đã vào học đại học ở Sài Gòn, tâm hồn của Sơn qua cây cầu cũ, nói như Ðinh Cường "Sơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi??. Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A., Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về Việt Nam tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại "hai mươi năm xin trả nợ dài, trả nợ một đời em đã phụ tôi? (Xin trả nợ người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên "hết phụ? tình Trịnh Công Sơn. Như Ðinh Cường đã viết: "Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm suốt tuần, sáng nào A. cũng đến ngồi bên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà". Trịnh Công Sơn yêu Dao A. phải trải qua hai mươi năm mới ?onhận? được lời đáp. Tuy đã quá muộn, nhưng trên cõi đời này có mấy ai được yêu và được nhận có một khoảng cách dài lâu đến thế đâu!

    ?oCoi như phút đó tình cờ?

    Gặp người đẹp, Trịnh Công Sơn dễ yêu, mà không riêng gì Sơn, các bạn thân sơ của anh cũng đều như thế. Sơn không nề hà chuyện yêu một chiều, không sợ đau khổ vì tình phụ, đã yêu là yêu mãi, yêu hoài, yêu hết mình. Nhưng cũng có lúc anh "chán tình", vì cho rằng mình yêu nhầm. Ngày ấy, ở bên kia sông Thọ Lộc, đối bờ với nhà tôi, thuộc phường Vỹ Dạ, có cô nàng tên Nguyệt, rất đẹp. Trịnh Công Sơn đã yêu say đắm. Vô tình, trong lúc nói chuyện với Sơn, cô buột miệng khen một anh chàng nào đó đẹp trai ?ovì anh ấy lai Tây". Chỉ một chuyện vô tình rất nhỏ, thế mà Trịnh Công Sơn cảm thấy bị xúc phạm, anh không thể hiểu nổi một người mình yêu mà lại có một quan niệm thẩm mỹ "lệch lạc" đến như thế. Tất cả những yêu thương Nguyệt trong lòng anh bỗng nhạt nhoà hết. Anh viết bài Nguyệt ca. Anh ca ngợi cô nàng Nguyệt hết lời khi "trăng là nguyệt". Nhưng khi anh phát hiện ra "từ trăng thôi là Nguyệt", Nguyệt không phải là người anh mơ ước, anh xem chuyện anh yêu Nguyệt ?ocoi như phút đó tình cờ? và về sau anh không nhắc đến Nguyệt nữa. Tuy nhiên đối với tôi và nhiều bạn bè của anh, mong sao Sơn có nhiều dịp yêu "tình cờ? như thế để anh có thêm nhiều Nguyệt ca nữa.

    Trịnh Công Sơn yêu rất nhiều, về sau có thêm Bích Kh. (như tôi đã viết nhiều lần), có Chu Nguyệt Ng., có Michiko, có Hồng Nhung? nhưng định mệnh vẫn cứ bắt anh phải đứng trước cái ngưỡng của tình yêu. Nếu anh còn sống thêm vài mươi năm nữa, sẽ "còn ai nữa?? và cũng thế thôi. Nếu anh bước qua khỏi cái ngưỡng ấy thì chưa chắc anh đã có được cái địa vị ?ongười sáng tác nhiều nhạc tình hay nhất thế kỷ?. Tôi viết điều ấy với kinh nghiệm thực tế. Có một người làm thơ, bạn của Trịnh Công Sơn, cưới được một cô nàng hồi đi học ngồi cạnh Dao A. của Sơn, về sau ?ongười ấy" không còn thơ nữa (đó không phải là một trường hợp cá biệt). Trịnh Công Sơn bị "tình phụ?, còn người ấy lại bị "thơ phụ?.

    Hơn sáu mươi năm nhìn lại cuộc đời, tôi xin tạ ơn những giai nhân đã làm "sáng giá" cho tuổi trẻ của chúng tôi. Vẻ đẹp của các cô là hành trang đẹp cho suốt cuộc đời theo đuổi chân thiện mỹ của lứa tuổi tôi. Chúng tôi không những giữ hình ảnh các cô trong tâm hồn mà còn giữ được hình ảnh thực của người đẹp trong các tập album. Cám ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cám ơn Trịnh Cung, cám ơn Ðinh Cường? nhờ tài năng của các bạn mà những người đẹp trong tâm hồn, trong các tập album của thế hệ chúng ta trở thành vĩnh cửu.

    Nguyễn Ðắc Xuân

    Báo tiếp thị

    NgocDung

    nghệ sĩ
    Thời gian: 03-31-2002 18:06 ET (US)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Các đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Như cánh vạc bay là chương trình kỷ niệm một năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa, diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 đêm bắt đầu từ hôm nay, với sự góp mặt của Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Mạnh Tuấn cùng các nghệ sĩ của Nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương.


    Tại TP HCM, hoạt động tưởng niệm được tổ chức ngay tại nơi ông hay lui tới cùng bạn bè - Hội quán Hội ngộ (khu du lịch Bình Quới) vào 1/4. Hãy yêu nhau đi không chỉ là đêm nhạc đơn thuần mà sẽ là cuộc giao lưu gặp gỡ những người bạn tri âm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ôn lại những kỷ niệm về ông. Ca sĩ Cẩm Vân, Lan Ngọc, Bảo Phúc sẽ có mặt trong chương trình

    Tin của báo Thanh Niên, Gia Đình Xã Hội

    NgocDung

    nghệ sĩ
    Thời gian: 03-31-2002 18:48 ET (US)
    --------------------------------------------------------------------------------
    100 năm nữa, vẫn còn Trịnh Công Sơn
    Trịnh Công Sơn đã rời ?ocõi tạm? này vừa tròn một năm, ngày 1-4 này là ngày giỗ đầu của anh. Trịnh Công Sơn ?ora đi? hay ?otrở về? giờ đây chẳng có ý nghĩa gì, bởi anh quá hiểu thân phận con người mà anh đã chiêm nghiệm nó cả một đời người, trong chính những ca khúc của anh. 100 năm nữa, những ca khúc của anh vẫn còn vang lên giữa thế gian này


    Sức sống:Đã nhiều người hát Trịnh Công Sơn, đã vịn vào câu hát Trịnh Công Sơn mà đứng dậy trong những lúc ngã lòng mệt mỏi. Những lúc bình yên, cả khi hạnh phúc, có người cũng cần nhạc Trịnh Công Sơn ...

    Đối diện với hư vô.- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất đúng khi nói rằng Trịnh Công Sơn luôn đẩy con người đến chỗ phải đối diện với hư vô (gọi là vô cùng, vĩnh cửu, vĩnh hằng với những băn khoăn thân phận... đều được). Mà không riêng gì Trịnh Công Sơn, cả thế hệ của anh ở các đô thị miền Nam lúc ấy, một thế hệ đứng trước các trào lưu tư tưởng lớn của nhân loại và mỗi người đều phải tự tìm lấy câu trả lời của riêng mình. Để dễ hình dung, có thể ví nếu bây giờ mỗi người là một nhà kinh tế hoặc một nhà tin học thì lúc ấy mỗi người là một nhà triết học. Đó không chỉ là những triết lý đơn thuần mà nó còn quyết định lối sống, hành vi cụ thể, không phải chỉ đối với riêng bản thân của mỗi người mà còn là sự tồn tại của mỗi gia đình và của cả dân tộc. ?oTa là ai? Ta từ đâu đến? Ta đi về đâu??. Câu hỏi muôn thuở ấy có lẽ đã được đặt ra từ thời tiền sử và trong suốt lịch sử phát triển của mình, nhân loại đã không ngớt đi tìm câu trả lời. Và đến thế kỷ 20, sau khi Gauganh lấy nó làm tên một bức tranh của mình, thì ông đã thay mặt cả thế kỷ để nói to lên câu hỏi ném vào hư không suốt nhiều ngàn năm qua ấy.

    Trào lưu suy tư từ đầu thế kỷ ấy kéo dài đến những năm 60 và Trịnh Công Sơn đã tiếp nối chúng với những Cát bụi, Ở trọ, Một cõi đi về..., với những ngôn ngữ rất tôn giáo như vô thường, hình hài, kiếp con người... và toàn bộ thi pháp của anh là cái nhìn bước một của Thiền tông, bước ra khỏi cơ thể mình rồi nhìn lại Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài; Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời... Bước một của Thiền tông này thường khá ngậm ngùi, nó nhìn mọi sự vật vừa xa xôi vừa gần gũi, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm; gây một cảm giác nhớ thương tiếc nuối với cả những vật đang nhìn thấy trước mắt, đang cầm trên tay. Bước hai, bước ba của Thiền tông sẽ khiến con người lớn lên và bình tĩnh rất nhiều trước vũ trụ, nhưng với chỉ bước một thôi, Trịnh Công Sơn đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc chịu ngồi xuống bên thềm mà bước ra khỏi cái thân xác suốt ngày phải chiều lụy này để nhìn lại mọi vật chung quanh và nhìn chính hình hài mình. Chính vì thế, mỗi chiếc lá, hòn sỏi, dòng sông, tiếng bước chân... bất cứ sự vật gì trong thi pháp của Trịnh Công Sơn cũng đều mang âm hưởng luyến tiếc nhớ thương đến tuyệt vọng. Sao mà không tuyệt vọng cho được khi rồi sẽ đến ngày ta nhìn mọi sự vật mà chẳng thấy được gì hết, chẳng sờ được gì hết!

    Âm nhạc, triết học và chiến tranh.- Tất cả những điều đó chẳng mới, nếu không nói là rất cũ. Chỉ có điều là trong những năm 60 ấy ở các đô thị miền Nam, nỗi băn khoăn thân phận như một trào lưu phổ biến đến mức như một mốt thời thượng của lớp trẻ. Trên kệ sách của bất cứ hiệu sách nào, sách triết học của tất cả các loại chủ nghĩa và tôn giáo đều được bày ở chỗ sang trọng nhất. Không kể tầng lớp sinh viên đi đâu cũng kẹp trong nách ít nhất vài cuốn hoặc của Kant, hoặc của Kritnamuti, hoặc của Phật... Ngay các bạn trẻ đang học trung học cũng hiểu ở mức độ nào đó về hiện sinh, khắc kỷ, Zen...

    Trong cái không khí ấy, Trịnh Công Sơn đã cất lên tiếng ca về thân phận con người. Và khi đạn bom cũng lên tiếng thì tiếng ca của Trịnh Công Sơn càng mang thêm nhiều ý nghĩa mới. Nhiều người chỉ cho rằng chính nhờ đạn bom chiến tranh mà Trịnh Công Sơn mới có được những lời ca thân phận hay đến vậy. Nói như vậy, chúng ta sẽ không trả lời được là lúc bình yên, người ta cũng cần Trịnh Công Sơn không kém và liệu 100 năm nữa còn có ai còn hát Trịnh Công Sơn?

    Ta là ai? Ta từ đâu đến? Ta đi về đâu? Trong tất cả tài sản của nhân loại đã khám phá và tích lũy từ hàng chục ngàn năm qua, có lẽ tài sản lớn nhất là toàn bộ những câu trả lời cho câu hỏi cũ kỹ ấy. Trong tất cả các thứ tài sản mà nhân loại đã tích lũy được, bất cứ tài sản nào cũng có thể kế thừa, thế hệ sau không cần phải lặp lại những thí nghiệm, trải nghiệm của các thế hệ trước. Chỉ riêng tài sản tư tưởng thì không, nó buộc mỗi người tự đặt câu hỏi rồi tự mình đi mà tìm lấy câu trả lời và chỉ chấp thuận sau khi lặp lại đúng các trải nghiệm mà người trước đã nêu ra.

    Chính vì thế, chúng ta tin rằng rồi 100 năm nữa, người ta sẽ vẫn hát Trịnh Công Sơn. Những vui buồn thời đại này rồi cũng sẽ qua nhưng những băn khoăn thân phận ấy thì một ngàn năm nữa con người ta cũng vẫn vậy.

    Bài viết của Hồ Trung Tú trên báo Người Lao Động
    Vẫn không nguôi nhớ Trịnh Công Sơn
    Trịnh Công Sơn về với cõi tạm đã nửa tuần trăng. Tuy không đột ngột nhưng nỗi nhớ tài năng âm nhạc đặc biệt này dường như vẫn khôn nguôi. Đâu đâu người ta cũng bàn tán về Trịnh Công Sơn. Các địa nhạc Trịnh Công Sơn tưởng như đã bão hoà mấy hôm rồi lại trở nên đắt khách. Một người ngũ tuần hơ hớ: "Trịnh Công Sơn là quái nhân chứ không phải người thường vì bát hát nào của ông ấy cũng hay". Một nhà báo lão thành lâu nay rặt nghe nhạc đỏ bỗng nhờ tôi kiếm hộ đĩa Sơn Ca Bảy, đĩa Đoá Hoa Vô Thường. "Mấy giá tớ cũng mua"- Không chịu được sự chờ đợi, ông giục tôi.

    Nhiều người bỏ buổi làm để xem chương trình truyền hình âm nhạc đặc biệt tưởng nhớ Trịnh Công Sơn. có người nói "Thích nhạc bác Sơn bao nhiêu em càng thất vọng về chương trình - Khánh Ly không thể quên được và vì thế em không thấy ai trong buổi ấy diễn thành công, Hồng Nhung, Thuỳ Dung, v.v... Thậm chí các chị ấy còn có vẻ như tự quảng cáo mình nhiều hơn là tưởng nhớ đến bác Sơn."
    ------------------------------------------------------------------------

    "Những năm vừa qua sáng tác rất ít vì không thấy có nguồn cảm hứng nào lạ cả. Nếu không lạ thì không thể viết được. Vì viết cho có bài hát với đời, sẽ là những cái gì chung chung lặp lại. Năm tháng trước đã viết rồi..."- Đó là lời nhạc sỹ Trịnh Công Sơn năm ngoái được đài BBC phát lại trong một chương trình đặc biệt vừa qua. "Thực ra, ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai cả - Nữ nghệ sỹ Khánh Ly nói - Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương". Nhạc Trịnh Công Sơn gắn liền với một giai đoạn tàn khốc của đất nước. Nỗi đau nhân thế của từng người Việt Nam, cả cuộc đời và tình yêu bị cuộc chiến tranh do người Mỹ gây ra tàn phá, được ông thể hiện trong những ca khúc đi vào tâm trí của cả những thế hệ sinh ra sau ngày giải phóng miền Nam. Nhạc sỹ Phạm Duy nhận xét: "Anh Trịnh Công Sơn phản ánh được cả một thời đại. Nhạc của anh ấy thời kỳ sáu mươi bảy mươi gần như thành những tác phẩm nằm lòng của nhiều bạn trẻ. Bày tỏ lòng yêu nước sâu sắc và phản ánh thời đau buồn bởi chiến tranh. Đấy là hai đặc điểm xuất sắc nhất mà ít nhạc sỹ nào đạt được".

    Các ca khúc về nỗi đau chia cắt đất nước và khát vọng hoà bình đã được hát lên trong những đêm không ngủ của thanh niên sinh viên miền Nam tham gia phong trào phản chiến và từng gây tức giận cho chế độ Sài Gòn thời đó. Tuy nhiên, theo nhạc sỹ Phạm Duy, không nên đơn giản coi những tác phẩm của Trịnh Công Sơn là nhạc phản chiến. "Người ta cứ nói đó là nhạc phản chiến như vẫn quen đánh giá nghệ thuật qua lăng kính chính trị, cái mà cá nhân tôi không có đồng ý lắm - Phạm Duy nói - Nên coi đó là một loại nhạc suy tư, suy tư của một thanh niên". Các ca khúc của Trịnh Công Sơn cũng không được chấp nhận chính thức ở bưng biền vì nhiều người lúc đó cho rằng nhạc Trịnh Công Sơn quá buồn và nói nhiều về nỗi đau do cuộc chiến mang lại. Sau ngày miền Nam giải phóng, nhạc Trịnh Công Sơn vẫn chưa đến được với đông đảo công chúng miền Bắc vì nhiều lý do. Theo lời Hoàng Phủ Ngọc Tường, bạn của Trịnh Công Sơn, sau năm 1975 là thời kỳ Trịnh Công Sơn có nhiều nỗi niềm. Vẫn theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn tâm sự rằng những gì hay nhất ông sáng tác là giai đoạn trước khi kết thúc chiến tranh. "Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, từng ngón tay buồn, em mang em mang, đi về giáo đường, ngày Chủ Nhật buồn, còn ai còn ai, đoá hoa hồng, cài lên tóc mây, ôi đường phố dài, lời ru miệt mài, ngàn năm ngàn năm, ru em nồng nàn, ru em nồng nàn".

    Việc Trịnh Công Sơn ở lại Việt Nam sau ngày giải phóng khiến một số người di tản, với cái nhìn thiếu thân thiện về một nhà nước Việt Nam thống nhất, đặt câu hỏi về sự lựa chọn của ông. Ca sỹ Khánh Ly cho rằng sự lựa chọn của ông là hoàn đúng vì ông không chỉ là một nhạc sỹ, mà còn là người hết mực yêu quê hương, yêu dân tộc và yêu hoà bình.

    Với trên 500 ca khúc bắt đầu từ bài Ướt Mi ra mắt công chúng từ năm 1959, Trịnh Công Sơn đã để lại di sản đồ sộ trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20 đầy kịch tính. Cấu trục phần nhạc không cao siêu tải những lời ca có nội dung hết sức độc đáo. Đến độ nhiều người trong đó có nhạc sỹ Văn Cao xem đó như thơ. Nhạc sỹ Từ Huy còn cho rằng sức cuốn hút của nhạc Trịnh Công Sơn là tình dân tộc và ý thức về sự hữu hạn của cuộc đời. "Nói đến Trịnh Công Sơn là nói đến tất cả những gì gần gũi nhất của mọi con người biết yêu âm nhạc. Trong ca khúc của Trịnh Công Sơn, có sự hiện diện cái vô hạn và hữu hạn của cuộc dời vô thường này"- Từ Huy nói. "Gọi nắng, trên vai em gầy đường xa áo bay, nắng qua mặt buồn lòng hoa **** say, lối em đi về trời không có mây, đường đi suốt mùa nắng lên thân gầy".

    Đi vào lòng người nhất trong số nhựng nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn vẫn là những tình ca về người con gái Việt Nam. Hồi còn sống, Trịnh Công Sơn từng nói: "Ngày sau sỏi đã cũng cần có nhau. Cuộc đời đó có bao lâu đâu. Và đấy chính là những lời tâm tình giữa trai và gái. Những cuộc tình tan vỡ, thiệt thòi thường về phía người phụ nữ nhiều hơn". Với những người từng chia sẻ tình yêu âm nhạc với Trịnh Công Sơn một thời, điều ông để lại cho họ chính là tình người. Vẫn Khánh Ly tâm sự: "Từ ông, tôi thành danh. Và điều quan trọng hơn cả là tôi thành nhân. Tôi đã sống cùng tên tuổi của ông gần 40 năm. Những lời ông đảm bảo là luôn luôn sống giữa đời với một tấm lòng và sống với người bằng sự tử tế". "Gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề, rồi mùa thu bay đi".

    Với thế hệ người Việt Nam lớn lên sau chiến tranh, tình yêu con người và đất nước của Trịnh Công Sơn cũng hoàn toàn thu phục được trái tim họ như ông đã làm trước năm 1975. Ca sỹ Hồng Nhung nói: "Rất nhiêu bạn trẻ yêu mến nhạc của Trịnh Công Sơn. Riêng đối với Hồng Nhung, được gần gũi với anh ấy nhiều, nên có những cảm xúc riêng hơn. Đấy là sự cô đơn trong đời sống và trong âm nhạc. Thế nhưng sự cô đơn không phải thấm đẫm nỗi buồn mà còn toát lên niềm lạc quan và niềm tin, tin tưởng vào sức mạnh tình yêu với những người xung quanh mình". Và bạn bè còn đây anh biết không anh? Ngày tình còn đây anh biết không anh?



    Trịnh Công Sơn và những mảnh hồi ức
    Hoàng Phủ Ngọc Tường: "... Thuở niên thiếu, vì hoàn cảnh riêng, gia đình đã gửi Trịnh Công Sơn vào một ngôi chùa. ở đó, Trịnh Công Sơn phải đứng bên vị sư già chùa Hiếu Quang để lật từng trang kinh cho sư phụ đọc. "Có vài lần tôi tìm đến với Sơn ở B'lao, hồi ấy Sơn làm trưởng nhóm của một ngôi trường ấp chiến lược, chỉ để được hoãn quân dịch. Nơi thị trấn chiến tranh heo hút buồn đó, Sơn và tôi mỗi ngày băng qua một nghĩa trang đầy quạ đen, buổi chiều nghe tiếng chuông báo tử của ngôi giáo đường nhỏ, và đêm ngồi uống cà phê ở quán: Le Caporal nghe lão Tây già nhại tiếng con chim chiến tranh (Oiseau de Guerre) kêu thê thiết trong sương... Đêm ở B'lao, Sơn thường ra ngoài đi lang thang và để đánh lừa kẻ lạ vô nhà, Sơn dùng chiếc drap trắng trùm kín cây ghi ta trên giường, giả vờ người nằm bệnh..."


    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Mỹ Lệ

    Ca sĩ Mỹ Lệ: Có một lần, mọi người đang ngồi trong phòng chờ của sân bay Ban Mê Thuột uống cà phê, có cả Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Tam ca áo trắng... Lệ... kỳ lắm, chú Sơn vẫn hay la mắng, coi như đứa em gái. Hôm ấy, Lệ mặc chiếc áo đầm, cổ hơi hở, đang ngồi thế này, bỗng chú Sơn kêu ra, cốc vào đầu: "Con gái ngồi gì kỳ vậy... Em ơi, em phải nhớ em không phải Hồng Nhung hay như ai... Đi đâu cũng phải nhớ, con gái Huế phải giữ ý!".

    Mỹ Lệ là người may mắn có một chuyến lưu diễn chỉ có hai người với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1998, sang Singapore theo lời mời của Đại sứ quán. Hai người không về khách sạn mà ở nhà người quen - ở đó cô đã được ăn món bít tết do Trịnh Công Sơn làm. Cô cũng cho biết, chính nhạc sĩ là người đầu tiên động viên cô vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp.

    Nhạc sĩ Ngọc Đại (một trong vài người đầu tiên gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi ông ra thăm Hà Nội vào những năm 1978-79): Phải cảm ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thời tôi chưa biết nhạc, nghe nhạc Trịnh Công Sơn thấy yêu nước, yêu người Việt Nam mặc dù nhạc Trịnh Công Sơn, các đường nét, cấu trúc, kỹ thuật hoàn toàn đơn giản.

    Gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại TP HCM tiến hành giỗ đầu 2 lần. Lần thứ nhất, theo tính toán của nhà chùa, nhằm ngày 20/3 dương lịch, một tuần trước đó, các nhà sư đã được mời đến tụng kinh. Trong dịp 1/4 năm nay, dù không nhận lời hát ở đâu, nhưng Trịnh Vĩnh Trinh khẳng định, trong tương lai, "khi nào chưa biết" chị sẽ tiếp tục cho ra "1 năm 2,3 cuốn" hát nhạc của anh mình. Cho đến nay, chị đã có 5 CD và một băng hình hát Trịnh Công Sơn được phát hành trong nước - bản thân chị vẫn đi về giữa trong nước và Canada tùy theo thời hạn visa. Câu chuyện của TP với chị phải ngừng lại nhiều lần vì chị không nén được lòng mình mỗi lúc nhắc đến anh Sơn, chị kể: "Lúc mẹ mất, chúng tôi chưa thấy khủng khiếp như bây giờ vì anh Sơn còn đó. Mấy anh em quấn quít với nhau, anh Sơn thay ba dạy dỗ các em. Hồi còn bé, mỗi khi cô nào có lỗi, là anh Sơn cho sắp hàng đánh đòn cả 4 người còn lại. Sau này lớn rồi, anh có nói một câu nghe tội: "Hồi ấy anh còn trẻ quá, không biết làm thế nào, chỉ sợ em gái lớn lên thành hư! "'

    Một nghệ sỹ qúa cá tính một tính cách ROCK thật sự
    Tiếc là chưa bao giờ là ROCKER


    Canh giữ cho những ĐOÁ HỒNG

    Được sửa chữa bởi - gunsofroses vào 05/04/2002 14:42
  2. CANNIBALCOURTNEY

    CANNIBALCOURTNEY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2001
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    hêh
    tháy cai topic nay ko duoc ai hoi am, toi nghiep qua' :P
    cong nhan la u viet dinh? that day'
    ma ko hieu la u viet hay cop' o dau?? :PP ;)
    ban than trinh la 1 tai nang, am nhac cua trinh con mang tinh' sieu thoat, dung', tam hon cua trinh la 1 tam hon cua rocker, nhung dang' tiec la trinh ko phai la 1 rocker,
    nhung the thi co sao?
    am nhac vn it' ra cung con co' cai' de ma goi la nghe thuat, la am nhac thuc su , chu' con cai' lu lam truong, dan truong( bo khi, type ten cai' bon nay ra, ban ca tay) thi thuc su beu reu nen am nhac cua chung' ta, de moi khi nhac' den cai' lu cu chuoi y', nguoi ta phai thot len rang: am nhac vn la phan am nhac, cai' ma nguoi ta goi la am nhac thuc chat' ko khac' gi tieng cho' sua meo keu
    nhac cua trinh khien' cho chung' ta tu hao ma noi rang, dat nuoc vn it ra con co' 1 thien tai, 1 nhac si , co nghe si lon', niem kieu hanh nho? nhoi con` sot' lai trong cai ' thoi buoi loan lac. ngay nay!
    WHAT'RE U ****ING SAYING ABOUT METAL???

Chia sẻ trang này