1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trịnh Công Sơn và hội hoạ

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi lionqueen, 05/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2

    Nhật nguyệt​
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 06/06/2003
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    lys còn một số bức tranh nữa trong quyển Tuyển tập những bài ca không năm tháng (4 bức Chân dung và một bức tranh bìa sách có tên Người chơi Đại hồ cầm, chưa scan lên được. Anh chị cô bác nào có hảo tâm làm hộ lys cái, bổ sung cho đầy đủ....
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  3. nhactruong

    nhactruong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Sao mình chỉ thấy có mỗi bức khói trời mênh mông của Trịnh là đẹp nhỉ . Hình ảnh một người con gái tay dài ngoẵng còn đây thì Trịnh lại khắc hoạ bằng một cái cổ dài .... hơi trừu tượng nhưng đẹp .
    xin em giữ mãi kỉ niệm bông hồng thuỷ tinh

    ID:nmdvietnam
  4. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    xem tranh của TCS vẽ 1088 tôi cũng có chút cảm nhận như nghe nhạc của ông vậy. có cái gì đó hư hư thực thực, nửa gần gũi đời thường, nửa như xa xăm ở một cõi riêng nào đó- có thể là một giấc mơ chăng? tất cả có vẻ mỏng manh lung linh và nhẹ nhàng như sương khói.dường như có thể tan biến bất cứ lúc nào. về bố cục, màu sắc thì không dám bàn nhiều nhưng chắc rằng ông đã vẽ cũng như sáng tác ra những bài hát bằng tất cả tâm hồn của mình.
    "Bây giờ còn lại ba điều này: Ðức Tin, Hy Vọng
    và Tình Yêu. Song điều lớn nhất là Tình Yêu."
  5. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0

    A thấy tranh của monet hiện thực lắm, nhưng quá đẹp, Tigerlily ạ!

    Do you think you can tell
    And did they get you to trade
    Your heroes for ghosts ?
    Hot ashes for trees ?
    Hot air for a cool breeze ?
    Cold comfort for chains?
    How i wish you were here
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Trịnh muốn sống hết mình trong "từng sát na" của hiện tại, thì Monet hối hả nắm bắt từng thay đổi của luồng sáng trong mỗi giây mỗi phút... Như vậy có phải là ý thức về nỗi "vô thường" không nhỉ? (Cám ơn bác Tao_lao và các bác khác đã giảng về Vô Thường)
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  7. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Đẹp đúng khổng ? Thật đến huyền ảo . Thật thật, ảo ảo , hư hư thực thực , giống như nhạc Trịnh vậy . Nhưng Trịnh thì ảo mà thực còn Monet thực mà ảo . 2 con người , 2 nhân cách , nhưng đều yêu cuọc sống đến mãnh liệt , Monet luôn tìm cách giữ lại mọi khoảnh khắc của thiên nhiên cuộc sống của thời gian trong những bức tranh , còn Trịnh Công Sơn , ông thể hiên tình yêu cuộc sống qua những ca từ
    Je m'aime donc je suis ( @_@ )
    Let yesterday go away !
    Kẻ thích gây sự !
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Nữ hoàng sư tử (Hà Đông) đã mở một chủ đề thật lí thú. Vì nói đến nhạc mà không nói đến hội hoạ thì thật là thiếu xót.
    Khi tui học lớp "Nhận thức nhạc cổ điển" thì trong bài giảng đầu tiên giáo viên cho chúng tôi ...xem tranh (thay vì nghe nhạc). Muốn hiểu nhạc cổ điển (hay từ chính xác hơn là nhạc nghệ thuật, art music) thì cần có sự am hiểu , liên hệ với hội hoạ đồng đại. Hãy thử làm một đối chiếu về hai lãnh vực này.
    Thời kì đầu tiên là thời Trung Cổ (middle age, 450-1450, trước nữa thì hổng chơi vì xa quá tía ai mà biết). Thời này thì người ta chỉ "chơi" với mấy em thiên thần, thiên đàng, nhà thờ thui nên tranh cũng toàn là vẽ mấy nhóc thiên thần bay qua bay lại hay "mẹ bồng con" (bức Madonna and Child Enthoned by an anonymous Byzantine). Vậy nên nhạc thời này toàn là nhạc thánh nhà thờ . Chúng rất "khô", gần như không có cảm xúc. Chúng cũng như tranh thời này, rất "bằng phẳng" (flat), nhìn vô cũng hổng cảm xúc luôn (ngoài trừ cảm giác "nghiêm trang", tranh nhà thờ mà quí vị).
    Thời kì thứ 2 là thời phục hưng (renaissance, nghĩa là tái sinh hay re-birth, 1450-1600). Hội hoạ thời này đã thấy các hoạ sĩ áp dụng các định luật hình học, nhất là tính tuyến tính (cộng thêm chiều sâu cho tranh) hay luật gần lớn xa nhỏ gần tỏ xa mờ, góc nhìn (perspective, view point). Bà con cứ so sánh hai bức "mẹ bồng con" (bức thời phục hưng là Madonna del Granduca (1505) by Raphael) thì tất thấy sự khác nhau ngay. Bức sau rõ ràng là có chiều sâu và đã bắt đầu có chút "cảm xúc" vô. Một cái nữa là đề tài về con người (ngoài đề tài thần thánh) lần đầu xuất hiện (bức tượng nude David của Michelangelo). Và trong âm nhạc, nhạc ngoài nhà thờ cũng bắt đầu xuất hiện, kĩ thuật "word painting" được áp dụng rộng rãi (nôm na là nhạc tả cảnh uýnh lộn thì phải có tiếng dao búa hay súng ống vô). Nhạc có cảm xúc hơn và tạo cảm giác không gian tuyến tính chứ không như thời phục hưng.
    Thời kì thứ 3,4,5 là thời Baroque (chữ này hổng biết tiếng Việt dịch là gì nhưng có thể tạm dịch là "thô thô" (nói chơi thui),1600-1750), Cổ điển (Classical,1750-1820), Lãng mạn (romantic, 1820-1900). Mấy thời này xin phép bà con cho tui bỏ qua (nói 2 cái đơn giản ở trên mà nhừ hết cả tay, mấy cái thời này nói đến gãy tay chưa chắc đã xong). Bỏ qua cũng hổng sao vì cái trào lưu mà tôi muốn hướng đến là Trào lưu ấn tượng (Impressionism). Trào lưu này đầu tiên phát sinh từ hội hoạ Pháp với các đại diên là Pissaro (hổng nhớ chính xác tên của vị tiên sinh này viết sao,bà con sữa giùm), Monet, đánh dấu bằng cuộc triễn lãm tranh ở Pháp năm 1874. Monet được xem là cha đẻ (Ultimate Impressionist) của trường phái ấn tượng , tiểu biểu là bức Bình minh (Sunrise).
    Từ hội hoạ, phái Ấn tượng bắt đầu tấn công sang các lĩnh vực khác như thi ca, âm nhạc. Trong thi ca, trường phái "ấn tượng" được đổi tên thành thi pháp tượng trưng (symbolism). Trong thi ca VN, hai vị nổi tiếng về thi pháp tượng trưng là Hàn Mặc Tử và Thanh Tâm Tuyền (sinh sống ở miền nam trước 1975), anh chị em nào thích tìm hiểu về thi pháp tượng trưng thì có thể tìm đọc 2 vị này. Sở dĩ tôi nói đến hội hoạ ấn tượng và thi pháp tượng trưng vì, theo tôi, ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn tiên sinh mang "chất thơ" của thi pháp tượng trưng. Đây chỉ có thể xem là một đề nghị, một giả thuyết. Còn thật sự thế nào thì chúng ta phải đi sâu vào phân tích ca từ của Trịnh tiên sinh (mà nói thiệt, tính tui làm biếng, chỉ đứng xúi người ta thui chứ kêu làm thì tui chịu thua).( Mở ngoặc lần nữa ,sở dĩ có bài viết dài ngoằn ngèo này nhằm tìm liên hệ giữa Trịnh Công Sơn với Monet là hoàn toàn dựa vào ý của bé "cọp" tigerily ở trên).
    Sở dĩ tôi chỉ nói về ca từ của Trịnh tiên sinh mà không nói đến phần nhạc vì thật sự một nốt nhạc bẽ đôi tui cũng hổng biết. Xin "nhường phần" phân tích lại cho các anh chị em cao thủ nhạc lí . Một đề nghị nữa :có hay không chủ nghĩa hiện sinh (bên cạnh thi pháp tượng trưng) trong nhạc Trịnh Công Sơn. Đề nghị vậy vì tui " nghe đồn" trường phái triết học chủ đạo ở miền Nam trước năm 1975 là chủ nghĩa hiện sinh. Biết đâu "hay hổng bằng hên", "vô tình lượm được bí kiếp" chúng ta phát hiện được cái gì mới mẽ trong nhạc Trịnh thì sao? (ai được lên báo hay vô sách đừng có quên công tui nghen..hihihi).

    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 12/09/2003
  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bác đúng là tào lao. Mới học lớp Nhận thức nhạc cổ điển mà một nốt nhạc bẻ đôi không biết thì vô lý đùng đùng.
    Cảm ơn bác nhắc lại cho em bài học về các trường phái hội hoạ từ trung cổ chí kim. :D
    Còn về nhạc Trịnh, thì đã có nhiều người kể TCS cũng như nhiều người khác thời đó bị ảnh hưởng khá nhiều của tư tưởng triết học hiện sinh, điển hình là triết gia Albert Camus... Chiện này tớ không dám nói nhiều ở đây, vì thực ra không hiểu lắm. Nhưng tớ có nhặt nhạnh được một ít tư liệu về Albert Camus và huyền thoại Sysiphe của ông, đã đăng ở trong box Nhạc TRỊNH này trong topic Dã Tràng ca. (mời các bạn tìm đọc:D).
    Chiện hội hoạ tớ cũng không biết nhiều lắm, chỉ sưu tầm được gần 200 bức tranh của Monet, cất trong máy tính làm của để dành mà thôi. Thỉnh thoảng lôi ra "ngẫu hứng" xem xem một tí, nhưng cũng không dám bàn nhiều ở đây.
    Em có cái bài này viêts hồi lâu lâu, chắc khi đó bác Tao_lao chưa lượn qua box này. Hôm nay lôi lại dedicate Tao_lao, gọi là mượn chuyện làm quà mọn gửi bác đọc chơi:
    Nắng chiếu xiên xiên trên mảng tường khuất. Rọi vào chiếc lá khô... Ừ thì phơi tình cho nắng khô mau.... Lá khô rồi, nhưng nó cứ đứng im lìm trên tường như thế từ mùa thu năm nay sang mùa thu năm sau, mùa xuân sẽ tới nhưng vẫn phải để chiếc lá ở đó làm chứng tích cho một mùa tàn.
    Nắng rực rỡ rồi nắng tàn phai. Mảng sáng trên tường vàng ngời ngợi rồi đỏ quạch, rồi thẫm dần... Bỗng dưng nghĩ đến Monet, nếu ông ở đây, ngồi ở chỗ tôi đang ngồi này, thì ông sẽ căng bao nhiêu toan vẽ nhỉ? Chắc hẳn sẽ vội vàng, sẽ hối hả để nắm bắt cho được cái màu tàn phai trong từng sát na hiện diện trên mảng tường khuất. Lại nghĩ đến Trịnh. Nếu ông cũng ngồi ở chỗ này, bây giờ, thì chắc chắn sẽ là một ly rượu, một trầm mặc, một ngậm ngùi....nắng buồn hơn mưa...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys


    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 12/09/2003
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Một nốt nhạc bẽ đôi thì ai biết nó thành cái gì đâu. Không biết thì nói là không biết thôi. À, mà "cọp" trách tui tào lao cũng phải, bài viết trên chủ yếu là muốn nói mối liên hệ giữa Trịnh Công Sơn với Monet thui mà nói lòng vòng chẳng đâu vào đâu (tại tính nói cho nó ra đầu ra đuôi...hichic..ai dè....).
    Cái tính "nắm bắt sát na" của Trịnh và Monet tôi nghĩ không phải là tính riêng của hai người họ vì nó chính là công việc, đặc tính của nghệ sĩ nói chung. Nhưng tôi tin( bắt chước bé "cọp" thui) là có một sự liên hệ nào đó giữa Monet và Trịnh. Gần đây tôi có coi cọp một quyển sách nhan đề Monet và Nhật Bản do Viện nghệ thuật Úc xuất bản. Theo sách thì tranh của Monet chịu ảnh hưởng rất nhiều của các bậc thầy hội hoạ Nhật Bản (cụ thể là trong bức vẽ một cha chủ tiệm có thấy treo một bức có hình thiếu nữ Nhật). Quyển sách đã vẽ ra một mối liên hệ ,so sánh khá rõ ràng giữa hội hoạ Monet và Nhật Bản (còn liên hệ thế nào xin bà con xem sách sẽ rõ, còn tui thì tui nói đại thui, biết đâu hên trúng sùm).
    Tại sao tui nhắc đến Nhật Bản ở đây? Vì theo ...(theo ai đó mà tui hổng nhớ,trí nhớ củ chuối quá..huhu) thì nhạc Trịnh đã phản ánh được nhiều khía cạnh triết lí, đặc điểm thú vị trong văn hoá Nhật Bản (Phật giáo chăng?). Chắc không phải tự nhiên mà Nhật đã mời Trịnh Công Sơn ghi âm mấy đĩa nhạc vào năm 1972 (nếu tui hổng nhớ bậy). Còn cụ thể nhạc Trịnh đã phản ánh được những nét đặc sắc văn hoá Nhật gì thì xin nhờ bà con chỉ giáo.
    Rất cảm ơn bé "cọp" đã có nhã ý gửi lên nhiều tranh của Trịnh Công Sơn cho mọi người thưởng thức (200 bức coi chắc là tới mù mắt luôn). Nói thưởng thức thì chắc là với anh chị em am hiểu, chứ tui thì tui coi tranh như "thầy bói xem voi" thui. Nhân tiện cũng nhờ sự giúp đỡ của anh chị em, nếu có thể được thì anh chị em có thể giải thích ( interpreting) mấy bức tranh của Trịnh tiên sinh được không, đặc biết là mấy hoạ phẩm có tên trùng với mấy bài nhạc như Nguyệt Ca, Đêm thấy ta là thác đổ, Gọi tên bốn mùa v.v. Rất cảm ơn sự giúp đỡ của anh chị em.

    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny

Chia sẻ trang này