1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trình độ kỹ thuật quân sự của các nước "bạn"

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hello_Vietnam, 04/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyen2

    nguyen2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Ai kiểm soát được Việt Nam, người đó kiểm soát cả Đông Nam Á
    Lịch sử có những cuộc gặp gỡ thật tình cờ! Luôn "có duyên" với ngày 7/11, hôm nay, người Việt Nam đón chào ngày đất nước "bước chân ra biển lớn". Những dự báo "tối đa 10 năm nữa thôi, thay vì nói về sự thần kỳ của Trung Quốc, người ta sẽ nói về sự thần kỳ của Việt Nam" của một nhà nghiên cứu đến từ quê hương Cách mạng Tháng 10 Nga đã thể hiện niềm tin và tình yêu lớn đối với quốc gia hình chữ S này.
    Là một nhà nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam, giáo sư Pavel Pozner khẳng định: "Nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cổ đại - từ cội nguồn cho đến thế kỷ X - đã giúp tôi hiểu rất nhiều về những gì đang diễn ra trong thế giới hiện đại. Ví dụ như, tôi hiểu được tại sao trong quá khứ Trung Quốc lại ủng hộ Khơ-me Đỏ đến thế, tại sao người Việt Nam lại khác biệt so với người Trung Quốc, tại sao (trong lịch sử) Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam và phải chịu thua nặng nề.
    Tôi còn thấy rõ, không phải Việt Nam sợ Trung Quốc mà thậm chí ngược lại. Tôi nghĩ rằng, chỉ 5 năm nữa thôi, hoặc tối đa là 10 năm nữa, thay vì nói về sự thần kỳ của Trung Quốc, người ta sẽ nói về sự kỳ diệu của Việt Nam".

    Dưới đây là một phần của cuộc phỏng vấn với giáo sư Pozner do tạp chí Giới chính trị (Politichesky Class) và báo Tin tức Matxcơva thực hiện.
    Việt Nam - một quốc gia không thể tưởng tượng được
    [...] Dự báo của ông về sự thần kỳ của Việt Nam có đáng thuyết phục?
    Pavel Pozner: Năm 1979, tôi đã đưa ra những dự đoán của mình về Việt Nam trong 10-15 năm sau. Evgenia Primakov (sau này là Thủ tướng Nga dưới thời Tổng thống Elsin), khi đó đang là Giám đốc Học viện của tôi (Viện Phương Đông), đã phẩy tay: "Anh là người trung cổ, anh chả hiểu cái gì trong thời buổi hiện nay hết". Nhưng những dự báo của tôi đã đúng 100%. Bởi lẽ, nếu dự báo mà không tính đến các yếu tố truyền thống và văn hóa, thì ngay cả những tính toán chính trị thông thường nhất cũng chẳng có giá trị.
    Ví dụ, anh đang lưu tâm đến một mỏ dầu nào đó của người Hồi giáo chẳng hạn. Phương án thứ nhất có thể là: anh đến và ngồi với họ trong suốt 4 ngày, uống trà, ăn cháo, cùng trao đổi về một đoạn nào đó trong Kinh Koran, rồi đến ngày thứ tư người ta sẽ hỏi anh rằng, "vậy anh cần gì". Ngay lập tức, họ sẽ lệnh cho cấp dưới phải giải quyết vấn đề. Nhưng cũng có một phương án khác: Anh đến và luôn liếc nhìn đồng hồ, nhanh chóng bắt tay vào việc cần làm. Tuy nhiên, nguyên tắc "thời gian là vàng bạc" ở đây chả có nghĩa gì, bởi vì anh hoặc là sẽ chả nhận được gì, hoặc là sẽ phải chịu một cái giá đắt gấp năm so với giá trị thực của nó.
    Cách làm như vậy chắc chắc sẽ dẫn đến thảm họa. Đây cũng chính là điều dẫn đến sự thảm bại của người Mỹ ở Việt Nam, cũng như của người Liên Xô ở Afghanistan, và hiện nay của người Mỹ đối với những thảm họa ở Afghanistan và Iraq. Nếu như họ (người Mỹ) bước chân vào Iran thì quy mô của thảm họa sẽ rất khó có thể đoán trước. Vậy thì, rút cuộc những người như ngài George Bush và bà Condoleezza Rice muốn gì?
    Điều gì khiến ông nghĩ rằng, sự thần kỳ của Việt Nam sẽ hơn hẳn sự thần kỳ của Trung Quốc và nó sẽ tác động đến chúng ta như thế nào?
    Việt Nam và Trung Quốc không có chung một nguồn cội. Phần lãnh thổ phía Bắc, tiếp giáp với nước Nga, là một phần; một phần khác là Trung Hoa cổ nằm giữa hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử, nơi xuất hiện nền văn minh ở thời nhà Hán. Còn phần thứ ba là lãnh thổ phía bờ Nam sông Dương Tử, nơi phân chia rõ ràng thành 3 vùng: vùng trung tâm, vùng Tây Bắc - gồm Vân Nam và Tứ Xuyên, vùng Đông Nam - gồm Quảng Đông và Quảng Tây. Ở Quảng Đông, người ta nói bằng thứ ngôn ngữ mà những người ở miền Bắc Việt Nam có thể hiểu, nhưng người Bắc Kinh thì không.
    Và mỗi khi Việt Nam trở nên mạnh hơn, thì ở Trung Quốc, người ta sẽ rất sợ khuynh hướng phân liệt ở phần lãnh thổ phía Nam. Tâm trạng đó vẫn luôn luôn tồn tại. Người ta thường nói về sự nhảy vọt thần kỳ của Trung Quốc, nhưng hãy xem bộ phận dân chúng nào bị cuốn vào nó? Sự thật chỉ chưa đến 10% dân số (Trung Quốc) mà thôi, trong khi đại bộ phận nhân dân vẫn sống ở các làng quê. Thật khó mà kết luận rằng, mức sống ở Trung Quốc đã được cải thiện trong 20 năm trở lại đây. Điều đó có nghĩa gì đối với đại đa số người dân? Nếu như trước kia, mỗi ngày họ ăn hai bát cơm và một ít hoa quả, thì nay họ ăn ba bát và một trong số đó có thêm thịt. Đấy, chỉ thế thôi.
    Nếu biết về lịch sử Trung Quốc và lịch sử triết học Trung Quốc thì sẽ hiểu được rằng, ở đó (Trung Quốc) chưa bao giờ có và chưa từng tồn tại chủ nghĩa cộng sản. Dĩ nhiên, tôi luôn ý thức trước vấn đề mình nói, nhưng riêng với trường hợp Trung Quốc thì cần phải nhắc tới Khổng giáo. Chính đạo Khổng đã tạo dựng những tư tưởng quan trọng trong các trường phái triết học Trung Hoa cổ và các tư tưởng của đạo Phật, rồi đến chủ nghĩa cộng sản trong 100 năm trở lại đây. Văn hóa Trung Quốc "tiêu hóa" được mọi điều mới lạ của ngoại quốc. Có thời người Mông Cổ đã đến Trung Quốc và lập ra triều Nguyên, nhưng chỉ sau có 100 năm thì người Mông Cổ đã trở thành "người Trung Quốc". Một căn nguyên chính đối với sự "tiêu hóa văn hóa" là đạo Khổng, cái mà nhiều người vẫn nhầm lẫn là tôn giáo, chứ thực tế đó lại là sự giáo dục về việc tổ chức nhà nước.
    Khác Trung Quốc, Việt Nam từng bị thuộc địa hoá. Nhưng có một điều rất quan trọng rằng, họ từng là thuộc địa của Pháp. Có hai hình mẫu thuộc địa - kiểu Anh và kiểu Pháp. Nếu như người Pháp cố gắng áp đặt văn hóa của mình lên các quốc gia thuộc địa thì người Anh lại không. Ở Việt Nam xuất hiện một hiện tượng hoàn toàn đặc biệt: ngày nay, không phải giới thượng lưu ở Việt Nam, mà là đại đa số dân chúng đang hấp thụ văn hóa châu Âu. Đây chính là điều khiến họ khác người Trung Quốc về căn bản.

    Hấp thụ có nghĩa là gì ?

    Thế giới quan của người Việt mang tính mở, trong khi thế giới quan của người Trung Quốc gần như bị bịt kín. Người Việt Nam không chịu sự áp đặt về tư tưởng, mà hấp thụ nó thành các phần riêng biệt, song song, và kết quả là nền tảng tư tưởng của họ được mở rộng ra. Ở đây, tôi không nói về văn hóa truyền thống, mà nói về hệ tư tưởng xã hội. Không nghi ngờ gì, họ chào đón đạo Khổng, nhưng đạo Khổng đã trở nên phóng khoáng hơn so với khi (đạo Khổng) ở Trung Quốc. Chính điều này đã giúp cho người Việt Nam hấp thụ được văn hóa châu Âu.
    Một người Pháp từng ở Việt Nam trong chiến tranh 1945-1954 đã kể cho tôi những điều kỳ lạ. Từ hai chiến hào của người Việt và người Pháp, trong khi tất cả đang im ắng thì phía chiến hào Việt Nam có tiếng nói vọng sang: "Này, các ngài, các ngài có thuốc lá không?". Từ chiến hào Pháp, một bao thuốc được ném sang chiến hào Việt Nam. Một lúc sau từ phía Pháp lại có tiếng nói to: "Này, đồng chí, các anh có rượu không?" và từ phía Việt Nam, họ ném sang cho lính Pháp một chai rượu gạo tự nấu. Họ không hề nói với nhau về những trận bắn phá hay đau thương. Đó là cuộc chiến tranh giữa những con người tôn trọng lẫn nhau. Nhưng khi người Mỹ đến Việt Nam thì ở đó bắt đầu một cuộc chiến tranh khác hẳn. Sau chiến tranh, người Việt Nam vẫn giữ một quan hệ riêng - mang tính tình cảm - với người Pháp, còn với người Mỹ, quan hệ giữa họ gần như nguội lạnh.
    Đến đây thì tôi nhớ tới một câu chuyện hài hước rất thú vị. Người ta hỏi một người Ba Lan rằng: "Anh sẽ chiến đấu với ai nếu nước anh cùng lúc bị Đức và Nga tấn công?" Anh ta đã trả lời: "Trước tiên là với Đức, còn sau đó là với Nga". "Tại sao?" - "Vì đầu tiên là với các khoản nợ, còn sau đó là sự thỏa mãn".
    Trong suốt 40 năm, chiến tranh đã diễn ra không ngừng ở Việt Nam. Năm 1939 người Nhật tấn công Việt Nam và xâm chiếm toàn bộ đất nước. Sau đó là cuộc kháng chiến trong Thế chiến II, mà chính nhờ làn sóng này, Hồ Chí Minh đã giành được chính quyền. Năm 1945 thì bắt đầu cuộc chiến với người Pháp, đến năm 1956 thì được thay bằng người Mỹ và cho mãi tới năm 1975, người Mỹ mới rút khỏi Việt Nam. Nhưng lúc ấy lại xuất hiện Khơme Đỏ với sự ủng hộ của Trung Quốc, và năm 1979 thì diễn ra chiến tranh biên giới Việt - Trung. 40 năm! Với các đối thủ thật đáng gờm: Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.
    Chỉ từ năm 1980, Việt Nam mới sống trong hòa bình, và đến năm 1985 thì thực sự thay đổi. Những gì diễn ra ở đất nước đó quả thật là không thể tưởng tượng được.
    Sự phát triển độc đáo của Việt Nam
    Vậy ông sẽ khuyên chính phủ chúng ta (Nga) nhanh chóng củng cố lại quan hệ với Việt Nam chăng?
    Chắc chắn rồi. Ngay từ thời trung đại Việt Nam đã là một nước quan trọng ở Đông Nam Á. Họ thống trị nơi đó. Phải rất thiển cận mới đi từ chối một căn cứ quân sự như Cam Ranh, khi mà giá thuê mỗi năm chỉ tốn của chúng ta có 1 triệu USD. Đó là căn cứ quan trọng trong khu vực. Người Việt Nam không hất cẳng chúng ta, mà người đưa ra quyết định này là Boris Nikolaevich (Tổng thống Nga Elsin) - người được Tổng thống Putin ủng hộ. Còn chuyện tại sao lại ra một quyết định như vậy, thì nói thật là tôi cũng không thể hiểu được.
    Những dự đoán của ông về sự thần kỳ Việt Nam nghe có vẻ rất nghịch lý. Trên vũ đài quốc tế chỉ có sự tham gia của Trung Quốc và Ấn Độ, chứ Việt Nam thậm chí còn không được nhắc đến trong cả sai số.
    Châu Âu luôn có khuynh hướng thích quan tâm đến những gì to tát. Trung Quốc là một quốc gia nhiều đoạn khúc, mà về nguyên tắc có thể bị chia cắt. Còn ở Ấn Độ, bước ra khỏi cửa khách sạn sang trọng bậc nhất chỉ 500 mét thôi anh có thể bắt gặp ngay một người với lối sống hoang dã. Nếu như ở đấy (Ấn Độ) cũng có khí hậu như ở nước Nga thì chắc chắn dân số của họ sẽ ít đi một nửa. Họ chỉ cần ghép hai tấm kim loại lại với nhau đã thành một túp lều, hình ảnh ấy ở ngay chính thủ đô Deli. Còn ở Việt Nam không bao giờ gặp những điều tương tự.
    Và đây, thêm một ví dụ nữa. Quận 13 ở Paris vốn dĩ xa xưa là khu vực của người Trung Quốc, ở đấy luôn tồn tại một trật tự riêng, và cảnh sát Paris thậm chí cũng không muốn can thiệp. Nhưng 30 năm trở lại đây, 3/4 các điểm buôn bán đã nằm dưới sự kiểm soát của người Việt.
    ông muốn nói rằng họ còn đồng hóa và bành trướng hơn cả người Trung Quốc ?
    Tất nhiên rồi. Họ đã quen với việc phải một mình cùng lúc chống lại cả chục. Vấn đề không phải nằm ở chỗ họ chỉ có khả năng kinh doanh và duy trì các nhà hàng. Ở Việt Nam có rất nhiều người có trình độ cao.
    Phải chăng đó là kết quả của chủ nghĩa xã hội?
    Không chỉ có vậy. Nhiều người dân đã hưởng nền giáo dục Pháp trước cả khi chúng ta đến Việt Nam. Việt Nam ngày nay năng động không thể tưởng tượng được, về điều này thì tiếc rằng, rất ít người trong chúng ta biết được.
    Đầu tư vào Việt Nam - Lợi thế ảnh hưởng sang toàn khu vực
    Thế hiện nay ai đang đặt cược vào Việt Nam?
    Pháp. Điều này không được nói đến nhiều, nhưng sự hiện diện của người Pháp ở Việt Nam là rất lớn. Họ đang cố mang đến đó (ảnh hưởng) và khôi phục vị thế của mình như người Mỹ đã từng có.
    Vậy chúng ta và người Việt Nam có còn gì gần gũi nữa không?
    Cho đến nay họ vẫn cảm ơn vì những gì mà chúng ta đã làm cho họ trong chiến tranh. Họ luôn đưa ra sự so sánh song song giữa những mất mát của người Việt Nam và những mất mát của người dân Xô-viết trong chiến tranh. Tỉnh Hà Tĩnh của họ còn kết nghĩa anh em với thành phố Khatưni của Belarus, và họ vẫn nhớ điều này cho tận đến ngày nay.
    Ớ đó (Hà Tĩnh) hiện nay vẫn còn rất nhiều người biết tiếng Nga, và ở các cấp chính quyền thì có những người đã từng học ở nước Nga. Nếu hành động một cách thông minh, thì chúng ta vẫn có thể quay lại nơi đó. Nhưng chúng ta đã đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác mà không hiểu ra một điều đơn giản - theo quan điểm của cá nhân tôi - ai kiểm soát được Việt Nam thì người đó sẽ kiểm soát được cả Đông Nam Á.
    Vài nét về giáo sư Pavel Pozner:
    Sinh ra vào cuối Thế chiến II tại New York (Mỹ) trong một gia đình người Nga di cư, Pavel Pozner từng phiêu dạt khắp các nước trên thế giới.
    Mặc dù được sinh ra ở Mỹ, nhưng năm 1946, cha ông - từng là chủ nhiệm hãng phim MGM-International, đã bị buộc thôi việc vì bị tình nghi là gián điệp và có "cảm tình với cộng sản", đã quyết định đưa cả gia đình trở về Nga, nhưng chuyến đi đã không tới được đích mà dừng lại ở Đông Đức. Pavel đã học phổ thông tại đó.
    Tháng 12/1952, cả gia đình Pozner mới về tới Nga. Tại đây, Pavel Pozner đã tốt nghiệp đại học, rồi nhận bằng tiến sĩ lịch sử về chuyên ngành Việt Nam học và là một trong số ít những chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu Việt Nam ở Viện Phương Đông, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga.


    Nguồn: Politichesky Class, Tin tức Matxcơva
    Nguyễn Thắng (dịch)
    http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=35&msgid=6058
  2. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Không phải là ta không làm được, mà là những loại xe trên không phải là ưu tiên trong chiến lược phát triển quân sự của VN. Chúng ta tập trung vào những mảng khác cho phù hợp, đơn giản là vì chúng ta nghèo hơn chúng nó.
    Gần đây mảng đóng tàu đã được cải tiến đáng kể. Trong tương lai sẽ là nghiên cứu thiết kế sản xuất máy bay loại nhỏ. Công nghệ thông tin sẽ được ứng dụng chú trọng nhiều trong việc sản xuất thiết bị.
    Mấy cái vớ vỉn này thì mua công nghệ là được thôi, chúng ta thiếu cơ sở kỹ thuật để sản xuất chúng trong thời điểm hiện tại. Lục quân hiện nay tạm được coi là ổn,dành tiền nghiên cứu cho hải quân và không quân.
    Các bác cứ yên tâm nhé, phấn đấu đều, 20 năm nữa chúng ta có cơ bằng Indo và lucky thì = Thái Lan như hiện nay.
  3. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Theo em nghĩ thì việc lắp ráp có rất nhiều cái lợi. Thứ nhất là chắc chắn giá cả sẽ hạ xuống một chút so với mua. Thứ hai là giải quyết được khối việc làm. Thứ ba là khơi dậy tính sáng tạo ở trong nước để qua đó dần dần nắm công nghệ tự sản xuất.
    Các bác chê những chiếc xe bọc thép chở bộ binh đó chứ thực ra nó cũng đang được cả các nước tiên tiến sử dụng đấy. Nó có thể bị tên lửa chống tăng quất cái bụp, nhưng dù sao cũng tốt hơn "xe giải phóng" của chúng ta. Nó có thể đỡ được đại liên, tiểu liên, súng ngắn..., "xe giải phóng" có làm được điều đó kô?
    Nhìn qua những gì Indo đã tự làm được, tôi thấy Việt Nam chúng ta cần phải học hỏi nhiều. Không phải học hỏi về công nghệ mà học hỏi về tính tự lực. Chúng ta cũng cần biết thừa nhận thành tích của người khác để qua đó tự phấn đấu bản thân. Chứ thấy người ta làm được cái gì mình chê cái đó thì làm sao mà tiến bộ được.
    Theo tôi, những gì Indo, Malay, Sing làm được chưa thể so sánh với các nước tiên tiến, không nói tới Mỹ, chỉ cần nói tới Hàn Quốc, Đài Loan... Nhưng dù sao so với ta họ cũng hơn hẳn rồi. Họ làm được vệ tinh bắn lên quỹ đạo, ta chỉ mới làm được chiếc máy bay bay cách mặt đất 2.000m thôi. Chúng ta phải thừa nhận điều đó mới có cơ hội vượt qua được họ. Chứ cứ chê, miệt thị mãi thì chắc chắn chẳng bao giờ.
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 08/11/2006
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hơn khá là nhiều đấy các bác ạ. Ít nhất họ có thể tự túc (phần lớn) các vũ khí nặng cơ bản như bom, pháo, đạn.... trong khi ta thì chưa. Đến lúc có chiến tranh, không mua sắm gì được thì biết tay nhau ngay.
    Cái con xe trên kia ít ra cũng ngang với đám BTR mà nhà ta đang dùng đầy rẫy. Lúc xung phong được thêm 1 chiếc như vậy yểm trợ cũng là quý lắm rồi.
  5. saiyan_vegeta

    saiyan_vegeta Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    1.322
    Đã được thích:
    0
    Ai kiểm soát được Việt Nam, người đó kiểm soát cả Đông Nam Á
    Nghe nổi hết cả da gà, tưởng như VN đã thành rồng thành hổ rồi mà mình chẳng biết.
    VNnet đổi title rồi
  6. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Cái câu vàng vàng đó hé mở ra một triển vọng, đúng không?
    Tôi nghĩ VN ta cũng nên tiến hành theo cách này. Hợp tác làm và sau đó tiếp nhận công nghệ. Hồi trước ta chỉ có việc tiếp nhận của thằng LX và thằng Khựa về xài nên cái tính lười biếng, ỉ lại nó nảy nở. Bây giờ phải thay đổi tư duy. Phải của mình làm để xài thì mới tốt. Mua của thằng Khựa mà hy vọng được hàng tốt ư? Nó dại gì bán cho mình đồ hoàn hảo để lúc tức khí lên mình uýnh nó à?
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 08/11/2006
  7. NgocLuu

    NgocLuu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ nhiều người đang đánh giá VN mình ghê, các bác nhẩy.
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    nhân đọc bài ai kiểm soàt được VN ... có bác nào rõ nói cho em biết với là tại sao ta cho Nga thuê Cam Ranh với giá tốt như vậy mà nó lại bỏ đi không ?
  9. nhung_em

    nhung_em Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Câu này có thể hiểu nhũn nhặn hơn là : Ai kiểm soát được VN, thì có thể kiềm chế được ... anh bạn nhỏ của chúng ta. Cũng đúng đó chớ.
  10. DTMK

    DTMK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Nhìn thấy tấm hình này các bác hải ngọai lại tưởng nhớ về một thời "để thương để nhớ" lắm đây
    [​IMG]

Chia sẻ trang này