1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trịnh không phải là nhạc sĩ tài hoa 1 Vn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ronaldo_carlos, 18/09/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LEDUNG250781

    LEDUNG250781 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng là người thích nhạc Trịnh, nhưng không phải bài nào tôi cũng thích. Tôi thông cảm với bạn Afo_Rhapsody, với bạn quả thật Trịnh Công Sơn là thần tượng mất rồi, và cũng chính vì vậy những nhận xét của bạn không chính xác cho lắm.
    Mới đây tôi đọc một bài báo viết về một người Đức mê nhạc Trịnh, ông ta có nói một câu là nhạc Trịnh hay bởi chính sự đơn giản mà cô đọng trong ca từ, nhạc Trịnh như một bức tranh được vẽ qua loa vài nét chấm phá, ấn tượng mà cũng thật giản dị. Tuy nhiên nếu nghe nhạc Trịnh khoảng 10 bài liên tục bạn sẽ thấy có đơn điệu. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xứng đáng là thiên tài của âm nhạc VN trong thế kỉ 20- đúng. Nhưng nếu nói ông là duy nhất thì sai- sai hoàn toàn. Theo tôi, Văn Cao, Nguyễn Văn Tí, hay Đoàn Chuẩn-Từ Linh đều có những tác phẩm tuyệt vời và họ đều là thiên tài âm nhạc của VN(tất nhiên là theo những chuẩn mực của VN). Bạn nghe thử Trương Chi, Thiên Thai, Buồn Tàn thu...của Văn Cao đi và hãy thử cảm nhận xem đó có phải là những tuyệt tác không?(Cá nhân tôi đánh giá, nhạc Văn Cao có rất nhiều điểm hơn nhạc Trịnh- về ca từ nó cũng đẹp không kém, về nhạc lí nó phong phú hơn hẳn về âm điệu)
    Trịnh Công Sơn đúng là ông yêu quê hương đến tột cùng thật nhưng bên cạnh đó bạn cũng thấy ông viết những câu tôi thấy không thoả đáng lắm. Ví dụ "Hai mươi năm nội chiến từng ngày..."--> nhận định sai về cuộc chiến giải phóng dân tộc. Ông là người có tâm hồn nhạy cảm, thậm chí quá nhạy cảm của một nghệ sĩ lớn nhưng quả thật tôi thích những nhạc sĩ có bản lĩnh hơn.
    Có bạn còn nâng ông lên như một nhà thơ, một hoạ sĩ với ý nghĩ làm như vậy sẽ nâng tầm của ông lên cao chăng? Không, Trịnh chỉ là một nhạc sĩ- một nhạc sĩ thiên tài. Thơ ông- Bình thường. Tranh ông-không đặc sắc. Bạn cũng thấy đấy, ca từ của ông hay vô cùng nhưng không được nhạc nâng đỡ sẽ thành sáo rỗng và vô nghĩa. Nếu cho tôi chọn một con người toàn tài về mặt nghệ thuật- có lẽ không ai hơn được Nguyễn Đình Thi.
    Cuối cùng tôi muốn nói về cách nghe nhạc, tuỳ từng thời điểm, từng tâm trạng mà bạn sẽ nghe những tác phẩm khác nhau, thuộc các thể loại khác nhau và của những nhạc sĩ khác nhau. Hãy để chính tâm trạng của mình quyết định âm nhạc chứ đừng để âm nhạc cuốn mình theo nội dung của nó. Cũng đừng nên tuyệt đối hoá một cái gì cả- như vậy sẽ đời hơn. Và có lẽ cũng sẽ dễ sống hơn.
  2. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Tớ lại thấy câu đó đúng, chẳng sai đâu, cứ nghĩ kĩ mà xem. Tớ ko dám nói thêm vì vấn đề chính trị.
    Topic hay, tặng các bạn tham gia
    Bạn nào ở HN rỗi rãi đi offline anh em gặp nhau làm vại bia nghe nhạc teen-pop, đỡ phải cãi nhau
  3. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Hi hi, với những bạn tự nhận là tín đồ nhạc Trịnh, một câu hỏi vô cùng đơn giản: Ông đã viết được khoảng bao nhiêu bài trong suốt sự nghiệp của ông? Bao nhiêu bài được phép hát ở VN? Khi bạn biết về hai dữ kiện trên thì sẽ không còn dám vỗ ngực tự xưng là con chiên thật sự nữa vì các bạn nào có được đọc hết toàn bộ Thánh kinh đâu?
  4. thienthuongdiahaduyngadocton

    thienthuongdiahaduyngadocton Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với Ledung1981, Trịnh là một nhạc sỹ nhạy cảm, sâu sắc nhưng lại là một người quá yếu đuối. Chính vì vậy mà trong các ca khúc của ông, tôi chủ yếu là thích phần viết về tình yêu và thân phận, còn những ca khúc da vàng thì chỉ thích một số ít bài. Đành rằng những cảnh máu xương trong những bài hát của ông là có thực nhưng từ xưa đến nay làm gì có cuộc chiến tranh nào mà không có đổ máu, nếu lúc đó đất nước ai cũng như Trịnh thì lấy đâu ra người đứng lên hy sinh xương máu bảo vệ dân tộc. Trịnh lúc nào cũng lơ lửng ở giữa và mơ đến những điều không tưởng. Nếu giải pháp hoà bình mà giải quyết được vấn đề thì chẳng ai dại gì mà hy sinh vô ích. Nói rộng ra, nếu trên trái đất này, mọi dân tộc đều chung sống hoà bình và giải quyết các mâu thuẫn dựa trên cơ sở thiện chí, mọi cá nhân đều hướng thiện và yêu thương lẫn nhau thí ắt hẳn thế giới này đã khác. Nếu thấm nhuần tư tưởng Phật giáo thì phải hiểu diệt ác cũng là hành thiện.
    Tại sao Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Cung Tiến, Lê Thương... đều là những tên tuổi lẫy lững với những tác phẩm sống mãi cùng năm tháng nhưng nhìn chung dấu ấn để lại trong lòng người nghe cũng như lượng thính giả yêu mến so với Trịnh vẫn không thể bằng được. Lý do rất đơn giản:
    1) Xét về số lượng tác phẩm, Trịnh có khoảng 600 bài trong đó những bài hay và được nhiều người biết đến là khoảng 100 bài, trong khi đó nổi tiếng như Đoàn Chuẩn cả cuộc đời sáng tác được chưa tới 20 bài trong đó chỉ có khoảng10 bài là được nhiều người biết đến như: Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Gửi người em gái, gửi gió cho mây ngàn bay, Tình nghệ sỹ, Lá thư, Chuyển bến, Cánh hoa duyên kiếp , vĩnh biệt , đường về miền bắc, lá đổ muôn chiều.
    2) Xét về sắc thái, nhạc Trịnh sâu sắc, gần gũi với con người hơn là chất lãng mạn, hào hoa, sang trọng, lãng đãng, mơ màng của dòng tiền chiến.
    Lấy ví dụ so sánh với âm nhạc của Văn Cao
    Chính Trịnh cũng từng nói: "anh Văn Cao đi ở trên trời còn tôi đi ở dưới đất", "trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một chàng hoàng tử"
    Sự sâu sắc, nhạy cảm của Trịnh phản ánh sâu đậm trên tác phẩm, chính vì vậy tác phẩm của ông luôn để lại dấu ấn sâu đậm và lâu dài trong lòng người nghe.
    Trịnh là người kín đáo, nhạy cảm nhưng yếu đuối nên luôn mangtrong mình những nỗi niềm sâu kín không thể tỏ bày cùng ai, "tiếng nói thầm kín không thể nói thành lời, nếu nói cũng chỉ là những tiếng nói dở dang", "một điều dấu kín trong tim con người là điều giấu kín tôi" nên ông đã truyền hết những điều thầm kín ấy vào tác phẩm ,vì thế ông cũng đã vô tình nói hộ được tâm sự của nhiều người. Người ta nghe Trịnh vì ít nhiều tìmđược sự đồng cảm trong ca từ của ông bởi vì suy cho cùng, con người ai mà chẳng có phần yếu đuối chỉ có điều người ta thường cố gắng che dấu nó đi mà thôi. Chính vì vậy mà người ta nghe Trịnh từ khắp hang cùng ngõ hẻm tới thành thị, từ những người dân lao động tới tầng lớp trí thức, từ những người chẳng biết đó là bài hát của ai thậm chí không nghe trọn được cả bài bởi chỉ bất chợt nghe được vài câu hát khi đang đi trên đường nhưng ko hiểu sao ko thể nào quên tới những người nghe Trịnh thành đam mê sưu tập mọi thứ về ông.
    Ở trên đây tôi thấy có người còn đưa Phạm Duy vào so sánh thì hơi lạ bởi theo tôi, chỉ xét về tư cách thì PD cũng ko xứng đáng được nêu tên.
    Tác giả dù nổi tiếng đến mấy cũng đều có cái hay cái dở riêng, điềuquan trọng là phải phân biệt được cái hay, dở đó để hiểu và xếp ai vào đúng vị trí của người ấy.
    Vài lời với bạn Afo rhapsody: Dân tộc Việt Nam quả là một dân tộc nhược tiểu nhưng ko phải vì thế mà ko vĩ đại. Bạn là người Việt Nam mà lại có những tư tưởng coi thường dân tộc như vậy thì quả là phải xem xét lại. Đành rằng các chính trị gia và bộ máy lãnh đạo luôn ít nhiều mị dân nhưng tuyệt đối ko qua được mắt tầng lớp trí thức. Tư tưởng của bạn ko phải là sáng suốt hơn người khác mà là bị lệch lạc. Cái quyển Amanach là tuyển tập văn minh nhân loại, ko thể đem ra làm dẫn chứng để nhận xét VN được. Là người VN thì phải tự hào về truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc vệ quốc của cha ông chứ ko thể đánh giá theo con mắt của người ngoài cuộc như bạn được. Mà bạn có biết theo Amanach, trong 10 trận đánh nổi tiếng thế giới thì VN của chúng ta góp mấy trận ko, đó toàn là những trận đánh vệ quốc hào hùng của dân tộc ta đấy.
    Hẹn sẽ tranh luận kỹ hơn với bạn về đề tài lịch sử này.
  5. thienthuongdiahaduyngadocton

    thienthuongdiahaduyngadocton Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Tiêu Viễn Sơn trả lời Mộ Dung Bác
    Nghe Trịnh vì đơn giản là thích nghe, thế thôi chứ đâu cần phải biết là ông ấy sáng tác bao nhiêu bài, bao nhiêu bài được phép hát. Chúng ta ko phải là ca sỹ hay chính trị gia. Mà suy cho cùng, có phải bài nào của Trịnh cũng hay đâu.
    Nhiều khi nghe mà ko biết của ai nhưng thích thì vẫn thích. Kiểu nghe của bạn là khoe nhạc chứ ko phải là nghe nhạc. Chúng ta là con người chứ đâu phải con bò.
  6. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Nhiều điều bạn thienthuong...gì đấy(xin lỗi tên quá dài) phát biểu tôi rất đồng ý.Nhạc của Văn Cao,hay Đoàn Chuẩn vì sao lại không có sức hút đối với người nghe nhạc hơn là nhạc Trịnh.Như bạn thienthuong...đã nói số lượng tác phẩm của Đoàn Chuẩn khá ít,còn số lượng tác phẩm của Văn Cao cũng chỉ nhiều hơn Đoàn Chuẩn khoảng hai chục ca khúc.Nhạc của Văn Cao sang trọng và có vẻ phức tạp hơn với những bản trường ca bất hủ.Những bản nhạc của Văn Cao như Thiên Thai,Bến Xuân,Cung Đàn Xưa,Trương Chi,Thu Cô Liêu và nhiều bài khác của ông không phải là mới nghe là thấm ngay đâu mà những bản đó càng nghe mới càng thấy hay.Những bản nhạc của Trịnh như Diễm Xưa,Hạ Trắng,Tuổi Đá Buồn,Cát Bụi,Biển Nhớ và rất nhiều bản khác...liệu chúng ta có thể không cảm nhận được khi nghe chúng lần đầu?Số lượng tác phẩm chưa chắc đã khẳng định được vị trí của một nhạc sĩ.Có nhiều nhạc sĩ có số lượng ca khúc lớn nhưng chất lượng lại không được ổn,Trịnh Công Sơn có số lượng ca khúc vào loại lớn đấy và may thay chất lượng cũng tuyệt vời.Số lượng ca khúc của Văn cao ít bởi vì có một thời gian dài khoảng 40 chục năm ông mất cảm hứng sáng tác do buồn chán với chế độ.Nhạc sĩ Phạm Duy thậm chí học nhạc từ Văn Cao nhưng do ông này có tư tưởng tự do sáng tác nên số lượng ca khúc của Phạm Duy rất lớn(khoảng 1000 ca khúc).Có một điều chắc chắn đúng là "Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ được công chúng yêu mến nhất" còn ông đã là nhạc sĩ Tài Hoa nhất chưa thì có lẽ câu trả lời cho câu hỏi này chỉ mang tính tương đối và theo tôi không có câu trả lời.Làm sao bạn có thể so sánh được Trịnh Công Sơn và Văn Cao ai tài hoa hơn ai?điều đó cũng giống như có bạn định so sánh Niu-tơn với Ác-Si-Mét hay Anh-x-tanh ai giỏi hơn ai vậy.
     
     
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
    Để làm gì em biết không?
    Để gió cuốn đi.
    PauLennon
  7. LEDUNG250781

    LEDUNG250781 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    1
    Thêm một điều để nhạc Trịnh đi sâu vào đời sống hơn các nhạc sĩ khác. Đó là nhạc ông khá đơn giản(hầu hết viết cho cung Mi thứ) và nói chung là khá dễ hát. Các tác phẩm của Văn Cao, Đoàn Chuẩn- Từ Linh... khó hát hơn rất nhiều.
    Hãy để nhạc Trịnh và con người của Trịnh đúng với vị trí của nó. Tôi thấy nhiều bạn tán dương nhạc Trịnh bằng những tính từ thái quá. Đừng nhân danh "tôi yêu nhạc Trịnh" để nói những điều tương tự. Bản thân Trịnh là một con người khiêm tốn, tại sao các bạn cứ bắt ông phải khác đi với chính con người ông vậy.
  8. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Còn theo tôi, chỉ xét về tư cách thì bạn chưa đủ tư cách để nhận xét về tư cách của Phạm Duy.
    Sorry các Mod, lang thang vào đây, đọc được cái topic khá thú vị này, ngứa tay viết vài dòng vậy ! Cứ xóa đi nếu thấy cần.

    Ta trả lại anh một nửa dòng sông, một nửa đời ta trong mát... Đi qua cơn khát, anh còn giữ không ?...
  9. thienthuongdiahaduyngadocton

    thienthuongdiahaduyngadocton Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Ừ, đúng vậy. Những người như tôi làm gì có đủ tư cách để nhận xét PD. Chắc chỉ có những người có tư cách tuyệt vời giống ông ấy như bạn mới có đủ tư cách.
    Đạo bất đồng bất tương vi môn, dài dòng nữa chỉ tổ phí lời.
  10. ronaldo_carlos

    ronaldo_carlos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong 1 vài bài,tôi thấy nản quá !không muốn bày tỏ thêm điều gì nữa.Nếu như Mod xoá topic của tôi ngay từ đầu có lẽ tốt hơn.Điều an ủi duy nhất là có một hai bài viết giữ cho tôi chút nhiệt tình còn lại để bây giờ ngồi post những dòng này.
    Không biết phải nói từ đâu .
    Có lẽ tôi may mắn được nghe nhạc của những nhạc sĩ tài hoa vào bậc nhất của Vn như :Phạm Duy,Văn Cao,Trịnh Công Sơn,Đoàn Chuẩn,Phạm Đình Chương .....từ hồi còn rất nhỏ nên bây giờ mới vô đây mà tranh luận về đề tài này chớ nếu không thì cũng Đan Trường,Ưng Hoàng Phúc rồi.Trong số đó tôi nghe Phạm Duy,văn Cao,Trịnh Công Sơn nhiều nhất.(Nhưng nếu nói đến những bài hát tôi thích nhất thì ngoài những nhạc sĩ đó ra còn rất nhiều bài của các nhạc sĩ dòng nhạc tiền chiến khác ).Trịnh là nhạc sĩ tôi thích duy nhất mà không thuộc dòng tiền chiến.
    Tôi không đồng ý với nhận xét của Ledung rằng Trịnh đã sai lầm trong nhận định khi viết câu hát :"Hai mươi năm nội chiến từng ngày......".Ai nói với bạn là Trịnh nhận định sai ?Bạn là thành viên của box Trịnh sao không hiểu gì về nhạcTrịnh vậy ?Không biết có ai giống Ledung,ca ngợi Trịnh bằng những lý lẽ ,nhận định rằng ông tượng trưng cho tâm hồn VN,ông tha thiết yêu quê hương .......rồi cuối cùng lại phát biểu 1 câu hết sức "ngô nghê " như vậy!!!???Tôi không hiểu nhiều về Trịnh như 1 số bạn trong box nhưng tôi nghĩ rằng những bản nhạc trước 75 của Trịnh quá tuyệt vời.(Những bản sau 75 kiểu như "Nối vòng tay lớn " chỉ chứng tỏ 1 điều là Trịnh không để mình tự do trong tư tưởng mà sáng tác vì 1 nhu cầu nào đó của chế độ.Tôi không dám nói ai đúng ai sai vì nó đã đụng chạm tới chuyện chính trị nhưng nghệ sĩ cần nhất là tự do tuyệt đối trong sáng tác.Không có điều đó thì không thể nào sáng tạo ra một tuỵet phẩm được.Điều này thì một nhạc sĩ khác lại luôn có 1 cách trọn vẹn,phải chăng đó là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết 1 thiên tài.Hay những bản như "thưở Bống là người " thì đúng là thua xa "Ướt mi",Hạ Trắng ".....).Tôi nghĩ khi phát biểu,bênh vực 1 điều gì thì trước tiên bạn phải hiểu nó dù là hiểu thụ động(do tiếp nhận từ các yếu tố khách quan ).Bạn yêu nhạc Trịnh mà còn hiểu sai hoàn toàn về 1 tuyệt tác của ông thì tôi không tin nổi là bạn sẽ nhận định đúng về những nhạc sĩ khác .
    Còn với bạn Afo_Rhapsody và thienthuongdiahatduyngadocton thì tôi có rất nhiều điều muốn nói .
    Bạn Afo_Rhapsody đưa ra 1 định nghĩa tương đối về thiên tài.Tôi không phản đối điều đó.Nhưng xin lỗi,đọc xong bài của bạn ,tôi xin được kết luận là "BẠN CHƯA HỀ NGHE QUA NHẠC CỦA NHỮNG NHẠC SĨ ĐÓ " vì bạn cho rằng thiên tài không phải là 1 ai trong số những nhạc sĩ tôi đã viết :Phạm Duy,Văn Cao,Đoàn Chuẩn,Phạm Đình Chương .Bạn biết mỗi người trong các vị đó có bao nhiêu bản tình ca vượt thời gian không ?Đó có lẽ nào lại gọi là một phút lóe sáng được .Chỉ nói đến đây có lẽ tôi cũng không cần dẫn chứng thêm những lý lẽ khác của bạn vì tôi có thể "bắt bẻ "quá dễ dàng.Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chắc cũng sẽ không vui hơn khi bạn cực đoan đến vô lý trong nhận định về nhạc Vn để ca ngợi ông trong khi bạn chưa biết nhiều đến những nhạc sĩ khác.Tôi tin rằng ở 1 người nhạc sĩ,nghệ sĩ lớn thì nếu bạn ca tụng quá lời hay không đúng thì họ không vui chút nào đâu bạn.
    Còn bạn thienthuongdiahatduyngadocton với nhận xét "Phạm Duy chỉ xét về tư cách thì cũng chưa đủ để được kể đến " thì tôi xin nói thẳng "Bạn mới là người không đủ tư cách và trí tuệ để được nhận xét về người nhạc sĩ đó ".
    BẠN CÓ BIẾT PHẠM DUY LÀ AI KHÔNG ?
    -
    -
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này