1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trịnh Lữ nói chuyện tình yêu với Vi Thùy Linh

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 13/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    (Tình cờ vào đây xem topic của HV , tks về bài TL-DTH)
    DTH đúng là không bình thường về thần kinh, kết quả của vịêc sống trong xì chét và cô đơn quá nhiều năm. Người ta thấy con nhím xù lên như thê nào khi có ngưòi đụng vào, kỳ thực con nhím đang tự vệ một cách yếu ớt và không mấy hiệu quả khi có đối thủ không sợ gai của nó.
    Cũng đã qua tuổi hoàng hôn rực rỡ, hết mọi hào quang dù là thật hay nguỵ tạo, cho nguời khác cảm giác ghê ghê ngài ngại, và chắc hẳn sẽ có một kết cục đau buồn .
    Tiếc một giọng văn cá tính và tinh tế thời những năm 80!
    Ở TQ cũng có 1 phụ nữ như thế là lãnh tụ của cuộc bạo động Thiên An môn, sau khi sang HK lánh nạn đã qua Mỹ cư trú chính trị , đến bây giờ vẫn u ám vì không thoat được ám ảnh quá khứ , mà quá khứ thì luôn bị hiện tại phủ lấp, huống chi là tuơng lai. Bà sống bằng viết hồi ký TAN và làm 1 số phim nhưng không được về nước. Cuộc đời lưu vong chính trị cũng bi ai và úa tàn. DTH không biết sẽ thế nào??? Con trai lớn của DTH cũng đã có thời làm cơ quan mình, cũng phiêu bạt...và lập dị. May mà anh ta không viết văn.
  2. baconcua

    baconcua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    theo gio-o,
    http://www.gio-o.com/aongon2.html
    Tam Bản
    Truyện Mme Dương đi Niu Dóoc
    Trên ghế Bắc Kỳ Cái ngoi đít ***
    Dưới sân Dịt Gia Ôn ngẩng cu rầu
    (thơ Hậu Hiện Đại)
    Mấy hôm nay có bà nhà dzăng Dương Thu Hương được các liền anh liền chị CIA với Phòng Nhì Tây dẫn từ trong nước dẫn ra, và nắm tay bà ta đi khắp Paris, Berlin, London, Milan, Newyork để đánh bóng qúa kỹ. Chuyện mắc cừ là họ dộng vào miệng bà Dương Thu Hương các thứ qúa ư là quốc tế vĩ đại. Mà làm như cái miệng bà Dương Thu Hương phát ngôn một đàng và những lời nói vĩ đại của các ngài văn chương CIA và Phòng Nhì Pháp của thế giới đi một nẻo. Khi đọc những cái tựa vĩ đại của bài viết bà Dương Thu Hương, ta tự hỏi không biết bao nhiêu phần trăm các lời sấm truyền do CIA và Phòng Nhì Pháp dộng vô miệng bả. Họ chuẩn bị bà này cũng như chuẩn bị cho Nguyễn Huy Thiệp etecera đã lâu. Nhưng coi bộ cái màn phát chẩn của Tây Mẽo phát giải thướng Putlizer mí lị Nobel cho Dương Thu Hương và Nguyễn Huy Thiệp không được suôn sẻ như phát chẩn cho Cao Hành Kiện etcetera.
    Bà Dương Thu Hương ư, chỗ ngồi hợp nhất cho bà này là nên để cho cái điếm trạm talacu tụ họp mấy ông chèo đò và mổ trâu bây giờ đang làm lớn ở Việt Nam đến, rồi kêu Cựu Cọng Cái aka Bắc Kỳ Cái Dương Thu Hương vén váy lên chửi cho đã. Talacu làm đúng nhiệm vụ: Chửi & Tục Muôn Năm! Mấy ông chèo đò và lái trâu học đúng bài: Làm Thế Nào Để Chửi Hàng Tôm Hàng Cá Ở Lin Cơn Cen Tơ. Và bà nhà văn nhược tiểu Việt Nam đại diện đúng gia tài văn hóa VC nửa thế kỷ dưới ảnh hưởng của Mác và Lé: Đây: Văn Hóa Chửi Của CBN Bắc Kỳ Vi Xi Cái
    Cái khẹt khẹt của bữa tiệc do các CIA mí lị Phòng nhì Pháp bày ra ở Niu Dóoc, theo lời kể của thày thông dịt Trịnh Lữ trên talacu là thầy hông dịt Nguyễn Qúi Đức khi nghe mùi mắm tôm của Bắc Kỳ Cái Dương Thu Hương đã đíu lưỡi dịch không thành lời.
    Thông dịt viên Nguyễn Qúi Đức y hình làm cho Mẽo đã thâm niên. Mâm cỗ nào có "fund" dịt (Việt Nam mình gọi là "phân") là ở đấy có thầy thông NQĐ. Tiếng Anh tiếng u thầy dịt dọt đưa bao nhiêu nhà văn nhược tiểu An Nam trở thành nhà văn vàng danh thế giới (vì được dịt sang tiếng Mẽo! That ''s! Các nhà dzăng VN rất là tội nghiệp. Chỉ mơ thơ văn của mình được dịt sang tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Kangaroo là sung sướng vô cùng! Nghe nói có mấy nhà dzăng Kiều Bẩn phải về Việt Nam thuê mướn phu Việt Nam dịt bài mình sang tiếng Mẽo, vì không thấy ai dịt cho mình cả! Hu hu hu) không lẽ bữa hổm thầy ngọng à. Chuyện vô lý. Hay tại thầy thông dịt Nguyễn Qúi Đức đứng cạnh Cọng Cái aka "Giặc Cái" (chữ này của sư phụ Hoàng Hải Thủy), thầy sợ mùi mắm tôm của "Giặc Cái" qúa mà mất hồn dịt không thành lời! Thật tội nghiệp! Mà đọc bài tường thuật về biến cố đíu lưỡi của thầy thông dịt Nguyễn Qúi Đức từ một thông dịt gia khác là Trịnh Lữ trên talacu thấy coi bộ nhà thông dịt TL ngửi mùi rắm talacu thông hơn nên thầy thong thả "méc bu" đủ thứ kinh nghiệm trên talacu. Từ chuyện thầy đối ẩm với Cọng Cái Con là Zi Thùi Lin trên talacu vào dịp lễ Tình Iu vừa qua. Nay thầy lại "méc bu" kinh nghiệm hửi mắm tôm của "Giặc Cái" khác là Dương Thu Hương trên talacu ngay sau khi thày lặn lội từ xứ Cà Na sang chiêm ngưỡng dung nhan bác Dương. Khiếp!
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Gio o dạo này thô bỉ, hậu "hại điện" thế này sao?
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Uh tiếc thật, tớ cũng đã từng thích thú đọc "Những thiên đường mù", "Bên kia bờ ảo vọng"... của DTH. Tuy nhiên thật lòng mà nói thời đó DTH cũng đã có 1 giọng văn khá hàng tôm hàng cá rồi.
  5. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    DVD về buổi trò chuyện nè
    http://rapidshare.de/files/19154478/WTBA17.part01.rar.html
    http://rapidshare.de/files/19157123/WTBA17.part02.rar.html
    http://rapidshare.de/files/19159372/WTBA17.part03.rar.html
    http://rapidshare.de/files/19161450/WTBA17.part04.rar.html
    http://rapidshare.de/files/19163324/WTBA17.part05.rar.html
    http://rapidshare.de/files/19165072/WTBA17.part06.rar.html
    http://rapidshare.de/files/19166636/WTBA17.part07.rar.html
    http://rapidshare.de/files/19168080/WTBA17.part08.rar.html
    http://rapidshare.de/files/19168566/WTBA17.part09.rar.html

    pass:
    wicked
  6. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    ừm mạng down chậm thật, em liên hệ bạn em nó gửi cái link xong là em pót share với các bác luôn chứ cũng đang chờ dài cổ nè.
  7. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Không biết Tam Bản là ai mà kéo tiếng Việt xuống bùn xuống sình như thế, để cuối cùng phỉ báng ai đây?
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ ồn ào nổi lên xung quanh bài viết của TL, trên Talawas hôm nay có đến 2 bài phản hồi, mà tớ dán lên đây 1 bài để bà con tham khảo, xem xét, đánh giá:
    Trần Việt Mai
    Dương Thu Hương có cần Dissident ?" For Dummies của Trịnh Lữ không?

    Mặc dù tới một giới hạn nào đó tôi cũng chia sẻ cảm giác của ông Trịnh Lữ đối với phong cách nói chuyện của Dương Thu Hương, bởi tôi có cơ hội được đến nghe buổi nói chuyện của bà tại Maison des Écrivains tại Paris tối ngày 1.2.2006 và cũng có cảm giác nhà văn hoàn toàn có thể tỏ ra nữ tính và elegant hơn, nhưng tôi có thể nói bài viết của ông về buổi nói chuyện của Dương Thu Hương tại New York đã làm tôi rất bất bình.
    Thứ nhất, tôi không hiểu bài viết này của ông Trịnh Lữ thuộc thể loại gì. Đây không phải là tường thuật báo chí, vì ông đã phạm phải một trong nguyên tắc cơ bản nhất của journalism ethics ?" đó là tính khách quan. Nhưng mặc dù ông Trịnh Lữ khẳng định trong bài của mình: ?otôi chỉ muốn viết lại cho thật đúng những gì mình nghe được và cảm thấy trong buổi hội thoại đó?, có vẻ ông chỉ làm được vế thứ hai: đó là viết những gì ông cảm thấy, chứ tất cả mọi chi tiết, tỉ mỉ nhất, ông nhìn thấy, nghe thấy đều đã bị tường thuật lại với độc giả dưới một con mắt méo mó đầy chủ ý, chỗ rõ ràng đến mức thô lỗ, chỗ mỉa mai ẩn ý. Tôi nghĩ không cần phải đưa ra dẫn chứng cho nhận xét này của mình, vì (a), điều này quá rõ đối với độc giả, và (b) nếu chưa đủ rõ, xin đọc và so sánh bài viết của ông với một bài tường thuật khác cùng chủ đề của Nường Lý đăng cùng ngày.
    Vậy nếu bài của ông không viết lại được đúng những gì diễn ra, mà chỉ viết được những gì ông cảm thấy, liệu tôi có thể xếp bài viết của ông vào trường hợp đánh giá, bình luận không? Nếu có, thì tôi có thể nói đây là một bài bình luận vô trách nhiệm, và đó là lý do thứ hai tôi bất bình với nó. Ông đã đưa ra những lời bình luận nặng nề, thậm chí mang tính lăng mạ, phỉ báng. Nếu xét đến quyền tự do ngôn luận, tôi tạm chấp nhận điều này, vì đó là ý kiến cá nhân của ông. Nhưng điều quan trọng ở đây là ông không đưa ra được justification nào cho những lời đánh giá của mình, nhất là những lời đánh giá ?omạnh dạn? như vậy. Hình như ông đã lại phạm phải nguyên tắc viết bình luận, mà cũng là nguyên tắc sống nói chung của người phương Tây mà một người sống ở nước ngoài khá lâu như ông lại có vẻ không nhớ ra: Never give any comment without backing it up, không bao giờ đưa ra bình luận mà lại không tìm hiểu trước đó để có thể đưa ra dẫn chứng hoặc cơ sở cho lời bình luận của mình. Toàn bộ bài viết của ông chỉ dựa trên cảm xúc cá nhân của ông đối với những gì Dương Thu Hương nói mà không hề đưa ra một lý lẽ nào đáng kể (những cảm xúc theo tôi, là vô cùng kỳ lạ, tôi sẽ nói ở dưới); đặc biệt ông còn cho mình được quyền nói thay ý kiến người khác bằng những gì ông tưởng tượng ở họ (?oTrong giây phút im lặng tiếp theo, tôi cứ ngỡ mình đã nghe thấy Stone thì thầm: ?oThật đáng tiếc???. ?oCô gái bên cạnh cũng nhìn sang tôi với một vẻ thắc mắc như vậy?, v.v..).
    Với kiểu dẫn lời của Dương Thu Hương ra rồi bình luận những câu mập mờ không giải thích, dẫn chứng như ?o? tôi cũng vẫn còn thấy xấu hổ vô cùng, cho ai và vì cái gì thì tôi không muốn nghĩ đến?, ?oMột cảm giác ngao ngán xâm chiếm lấy tôi?, ?oTôi biết nói gì nữa đây??, quả thật rất khó hiểu nổi ông bất bình với nhà văn vì lẽ gì: Vì cách nhà văn trả lời hay vì nội dung những câu trả lời đó?
    Nếu ông không thích cách nhà văn nói, tôi xin được nói rõ như sau: Nếu ở trên tôi viết tôi cũng không được thoải mái lắm với phong cách trả lời của nhà văn, như thế không có nghĩa tôi không cho rằng nhà văn đáng bị ông ném, và độc giả bài viết của ông đáng bị đọc, những lời xúc phạm về nhà văn như vậy (ít nhất là hai chỗ ông viết ý nghĩ của ông bằng tiếng Anh ?" đoạn nhà văn nói về sữa dùng nuôi gia súc, và đoạn nói về thủ tướng Việt Nam, tôi cũng không tiện nhắc lại), vì theo tôi, phong cách (nói trước công chúng) của một người thuộc về tính cách và con người cá nhân, không thể dùng làm yếu tố quyết định để đánh giá trí tuệ hay sự nghiệp của người đó.
    Nếu nội dung là những gì ông phản đối, tôi lại xin được hỏi tiếp: ông phản đối vì ông nghĩ nhà văn nói không đúng sự thật? Hay ông bực mình vì ông nghĩ nhà văn quá, như ông viết, ?ostupid?, không đủ kiến thức? Nếu ông cho rằng nhà văn đã nói không đúng sự thật, xin ông lấy dẫn chứng, và đưa ra đáp án của ông. Nếu ông bực mình vì ông cho rằng nhà văn không đủ kiến thức (mà theo tôi đây là điều chính làm ông bực mình nhất), ông lại không đưa ra dẫn chứng nào thuyết phục, mà chỉ có chuyện ông nghe thấy bà nói bà ?ophải ăn ngô của lợn, ăn ruột đu đủ?, bà không viết bài hát, bà đọc thơ Petofi, bà từ chối không nhận là nhà văn chuyên nghiệp, bà chỉ là ?omột mụ đàn bà răng đen mắt toét?, thì thưa ông, tôi thấy đây thật là một nỗi bực mình quá nực cười. Đó chính là con người của nhà văn, chính là những gì tạo ra bà, tạo ra tài năng, ra tác phẩm, tạo ra sự nghiệp văn chương và cả sự nghiệp ?otrouble-maker? của bà. Và thậm chí có vẻ ông cũng không thèm tìm hiểu tại sao họ nói thế. Theo tôi lần sau, trước khi đi nghe một nhà văn nào nói chuyện, ông nên tìm hiểu rõ hơn về họ, về cuộc đời, hoàn cảnh sống và sáng tác của họ, và nếu thấy có khả năng họ sẽ nói về quá khứ khốn khó của họ, về con người và những khiếm khuyết của họ - những điều có vẻ có nguy cơ chạm phải tự trọng của ông, thì ông nên ở nhà thì hơn. (Điều này cũng làm tôi hơi ngạc nhiên, hóa ra người Mỹ, hoặc những người sống ở Mỹ, lại không tự hào về chuyện nói về quá khứ khốn khó của họ như tôi tưởng.) Hay ông cho Dương Thu Hương là stupid chỉ vì ông nghĩ chắc bà chưa đọc cuốn Utopia ông mới dịch? Về chuyện này thì, xin lỗi ông, tôi phải nói rằng chính Thomas More, người viết nên Utopia, chắc cũng không có thái độ xúc phạm như vậy đối với những người chưa đọc tác phẩm đó.
    Giá tôi là một chuyên gia tâm lý, sau khi xem xét những nguyên do có thể vừa kể trên, cùng với tính đến vô vàn chi tiết nho nhỏ tưởng như vô tình thừa thãi khác (cuốn Utopia ông dịch, chuyện những người đến từ California, chuyện ông tỏ ra ?osắc sắc không không? với cõi đời trần tục bằng cách sưởi nắng ngắm hoa sau khi nghe nói chuyện, chuyện ông chê trách Nguyễn Quí Đức đủ điều rồi lại tả chuyện sau đó Nguyễn Quí Đức ra bắt tay ông), tôi sẽ chẩn đoán nỗi bực mình và xấu hổ kỳ lạ đó của ông trong bài viết này rốt cuộc rất có thể bắt nguồn từ, có thể mượn chữ của Dương Thu Hương, một đầu óc ?ovĩ nhân tỉnh lẻ?.
    Nhưng rất tiếc tôi không phải là bác sĩ tâm lý, chỉ là một độc giả, và tôi nghĩ tôi có quyền đòi hỏi ông tôn trọng độc giả hơn trong các bài viết sau này. Dịp 14/2/2006 ông từng viết một dạng bài tường thuật như vậy về cuộc nói chuyện trên truyền hình cùng Vi Thùy Linh tại Hà Nội. Dù bài viết này cũng sa vào chuyện mỉa mai châm biếm, nhưng vì ông viết nó với tư cách người trong cuộc nên có thể chấp nhận hơn. Nhưng đúng là lần này thì bài viết của ông quá là vô trách nhiệm, và kém chất lượng, như tôi trình bày ở trên.
    Nhân nhắc đến chuyện phiên dịch, tôi cũng có góp ý nhỏ với ông về chuyện ông dịch Faith and Reason thành Xác tín và Lẽ phải. Chắc ông hoàn toàn đồng ý với tôi về quan điểm trước khi dịch sang sản phẩm đích, dịch giả phải hiểu đối tượng nguồn trước đã. Thực ra Faith và Reason, hai con đường đối lập nhau để đến với truth, như ông có thể biết rồi, là hai nội dung khá cơ bản bắt nguồn từ tôn giáo, giờ mở rộng nghĩa sang những lĩnh vực khác nữa, và theo tôi nên dịch chúng là Đức tin và Lý trí. Nếu ông dịch Reason thành Lẽ phải thì rõ ràng ý nghĩa đã bị sai lệnh khá nhiều, bởi, Lý trí là cá nhân, còn Lẽ phải, nhiều khi, là do đám đông quy định. Yếu tố cá nhân ở đây, theo tôi, là phù hợp hơn với chủ đề của Liên hoan Văn học Quốc tế lần này, nơi người ta quan tâm đến vai trò cá nhân của nhà văn trong cuộc chống lại đám đông để phản ánh sự thật.
    Cuối cùng, để trả lời cho câu hỏi tôi tự nêu ra trong tiêu đề bài viết này: Tôi nghĩ Dương Thu Hương không cần sách dạy làm Dissident, mà đúng hơn, thay vào đó, Trịnh Lữ có thể tham khảo một số sách cơ bản về kiến thức hoặc viết tường thuật cho báo chí, hoặc viết bình luận, và tôi chắc có rất nhiều những quyển như vậy, (ông không nhất quyết phải trung thành với? for Dummies, mà những Basics on?, hoặc Introduction to?, hoặc Guides to? vẫn tốt như thường!) Còn nếu ông muốn bày tỏ chính kiến của mình, ông nên đầu tư một số thời gian và công sức nhất định để tìm hiểu và bảo vệ ý kiến của mình trước khi đặt bút xuống. Khi đọc một bài tường thuật, độc giả có quyền được biết sự thật để có được cái nhìn đúng, và, khi đọc một bài bình luận, họ có quyền được người viết tôn trọng đủ để không phải đọc những phán xét vô trách nhiệm.
    © 2006 talawas
  9. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Faith and Reason mà TL dịch là Xác tín và Lẽ phải thì tệ hại thật, lỗi nặng vì động tới chuyện lớn như Sự thật của Con người, của Văn học.
    Reason dịch là Lẽ phải lầm lẫn giữa phương tiện và cứu cánh, khác nào như lầm lẫn giữa đôi đũa (để ăn cơm) và hạt cơm. Còn Xác tín thì không có nghĩa gì hết hoặc mù mờ theo hướng sai. Chữ "xác" trong đây là gì, là "xác nhận" chăng"? Xác tín là niềm tin đã được xác nhận? Ai xác nhận? Đức giáo hoàng hay Chủ tịch đảng?
    TVM dịch Faith là Đức tin lại cũng sai vì trong tiếng Việt, Đức tin chỉ dùng trong niềm tin tôn giáo. Nhưng lỗi này nhẹ.
    Tiếc cho TL bị tấn công nặng vào ngay chuyện nghề nghiệp và rất cơ bản, đòn này khó đỡ.
    Nhưng ngoài ra, tôi không đồng ý với TVM về đạo đức báo chí của TL (TVM kỳ thị tiếng Việt thế nào mà cho rằng tiếng Việt không đủ trình độ nói tới một chuyện lớn như vấn đề đạo đức của người viết báo, phải dùng tiếng Anh (journalism ethics) mới nói được).
    Phải phân biệt một bài đăng tin của thông tấn xã về một sự kiện (cần khách quan) và bài viết bình luận, hay cảm nhận, loại này không chủ quan thì không viết được. Người đọc có tin hay không tuỳ thuộc vào uy tín của cá nhân (reputation, dịch ra tiếng Anh cho TVM trường hợp anh/chị Mai không hiểu tiếng Việt) người viết và tuỳ thuộc vào quan sát, lý lẽ và hành văn của bài.
    Về điểm này thì TL rất thuyết phục tôi, bài viết duyên dáng, tinh tế và trung thực.
    Tôi cố ý dùng chữ "trung thực" ở đây để trở lại vấn đề đạo đức báo chí: Người viết vẫn giữ được đạo đức nếu trung thực với chính mình và KHÔNG khách quan. Ngồi nghe và quan sát một buổi nói chuyện với nhà văn, ghi chép lại không phải chỉ bề mặt mà cả những thứ lửng lơ trong không, tôi e là TVM có mang theo một túi đạo đức đến đó cũng không khách quan được.
    Báo chí cần sự duyên dáng và tinh tế của người viết, là những thứ chủ quan. Nếu sợ loại bài này, thôi đừng đọc, hãy về đọc tin của các thông tấn xã.
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Câu chuyện Trịnh Lữ với Vi Thuỳ Linh khiến tôi nhớ đến Goethe với Bettina. Đó là cái lố bịch của đời người dưới ống kính truyền thông.

Chia sẻ trang này