1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trịnh Lữ nói chuyện tình yêu với Vi Thùy Linh

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 13/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Argus

    Argus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng thì Trịnh Lữ, dù khéo léo đến mấy, cũng đã lộ nguyên hình.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Lữ
    Thư ngỏ gửi talawas và báo Lao Động

    (Bài ?oDương Thu Hương trong ?~Xác tín và Lẽ phải?T? của tác giả Trịnh Lữ đăng trên talawas ngày 05.5.2006. Ngày 09.5.2006 và ngày 10.5.2006, báo Lao Động số 126 và 127 đã tự ý đăng lại bài viết này, không nêu xuất xứ, nhưng kèm theo phần giới thiệu về tác giả Trịnh Lữ cũng như phần thông tin và bình luận về nhà văn Dương Thu Hương, đồng thời lại cắt xén, thêm thắt và sửa đổi mà không hề được sự cho phép của tác giả Trịnh Lữ và talawas. Như vậy, báo Lao Động đã tùy tiện đăng một văn bản bị bóp méo so với nguyên bản của bài viết này. Chúng tôi phản đối hành động vi phạm bản quyền, vi phạm đạo đức nghề nghiệp đó và yêu cầu báo Lao Động lập tức có những ứng xử thích đáng để sửa lại hành động của mình trong sự việc này.)
    talawas
    Trước hết, tôi xin cám ơn talawas đã cho đăng bài ghi chép của tôi về buổi trò chuyện của Dương Thu Hương với Robert Stone, cũng như các bài viết và ý kiến ngắn của nhiều độc giả nhân đọc bài ghi chép này, đúng với tinh thần của một diễn đàn dân chủ.
    Nhưng lí do chính để tôi phải viết thư ngỏ này là việc báo Lao Động ở Việt Nam đã tự động dùng bài viết nói trên của tôi trái ngược hẳn với cung cách nghề nghiệp của một tờ báo lớn vẫn có uy tín với công chúng Việt Nam. Tôi thấy cần phải nói rõ mấy việc như sau:
    Thứ nhất, tôi không phải là phóng viên hoặc cộng tác viên của bất kì tờ báo nào, ở Mỹ cũng như ở Việt Nam. Bài ghi chép của tôi hoàn toàn là một ghi chép cá nhân, và việc tôi để talawas và một vài tờ báo điện tử khác ở Mỹ đăng tải đều là do được đề nghị chính thức và có thỏa thuận phải đăng nguyên văn, không có chỉnh sửa thêm thắt hoặc bình phẩm gì ngoài lề.
    Thứ hai, việc báo Lao Động tự ý đăng bài, tự ý cắt xén, tự ý thêm những thông tin và bình luận về Dương Thu Hương cũng như tự ý đăng ảnh và đưa thông tin về bản thân tôi, và đặc biệt là tự ý sửa đổi câu chữ khiến cho bài viết mang một thái độ miệt thị khác hẳn nguyên bản là một việc làm vi phạm đạo đức báo chí rất thô bạo và không thể chấp nhận được. Độc giả có thể thấy rõ những tự ý sửa đổi của Lao Động ở phần phụ lục kèm theo.
    Thứ ba, tôi luôn luôn chịu trách nhiệm về nguyên văn bài viết của mình, nhưng tuyệt đối không can dự vào và chịu bất cứ trách nhiệm gì về những hành động sử dụng, xuyên tạc bài của tôi vào mục đích tuyên truyền của bất kì một cá nhân hoặc tổ chức nào. Việc làm của Lao Động đã gây tổn hại lớn cho uy tín của một người cầm bút độc lập như tôi.
    Thứ tư, bài viết của tôi là theo thôi thúc cá nhân, việc tôi muốn chia sẻ nó với mọi người cũng là ý muốn của riêng tôi, và độc giả ai cũng có quyền hiểu và cảm nó theo căn duyên riêng của mình. Việc tôi chưa phúc đáp những ý kiến phản hồi về bài viết này không có nghĩa là tôi có ý coi thường độc giả, mà trái lại, tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để tôi tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người. Biết đâu, khi gió đã lặng, lòng đã tĩnh, mà độc giả vẫn còn quan tâm đọc lại bài ghi chép ấy, những gì tôi muốn nói giữa hai dòng chữ kia, mà nói theo lối của tôi, mới lại có cơ hội hiển lộ và bình an đến được với độc giả.
    New York, 10 May 2006
    Phụ lục
    So sánh bản đăng trên talawas ngày 05.5.2006 với bản đăng trên báo Lao Động ngày 09.5.2006 và 10.05.2006 của bài viết ?oDương Thu Hương trong ?~Xác tín và Lẽ phải?T?:
    1. Toàn văn bản đăng trên talawas, không kể phụ đề cho ảnh, gồm 4480 chữ. Bản đăng trên Lao Động bị cắt 920 chữ, gồm những đoạn, câu, và đoạn câu sau:
    * ?oChủ nhật trời nắng đẹp tuyệt trần. Mọi thứ hoa đều nở rộ. Tôi đi bộ ra ga tầu điện ngầm, trong balo có hai cái potato roll kẹp dăm-bông và một chai Poland Spring làm bữa trưa, với một cuốn Utopia bằng tiếng Việt vừa dịch và xuất bản ở Hà Nội. Tôi nghĩ Dương Thu Hương, cũng như những nhân vật phản kháng khác ở bất kì đâu, chắc phải có đầu óc utopia, mà có khi cũng chưa đọc cuốn sách nhỏ vĩ đại này. Biết đâu cuốn sách lại là một món quà hay của tôi ở buổi sơ giao này.?
    * ?oNhững thành viên của PEN bao gồm nhiều tên tuổi lớn trong làng văn nhân loại: W. H. Auden, James Baldwin, Willa Cather, Robert Frost, Allen Ginsberg, Langston Hughes, Thomas Mann, Arthur Miller, Marianne Moore, Eugene O?TNeill, Susan Sontag, John Steinbeck?
    Tôi biết đến chi hội PEN tại Hoa Kỳ đầu tiên là nhờ cuốn Cẩm nang cho dịch giả văn học của tổ chức này, trong đó có khẳng định vai trò đồng tác giả của người dịch và cách thực hiện vai trò này trong quan hệ nghề nghiệp với các nhà xuất bản cũng như các tác giả. Có lẽ một vài thông tin sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ tại sao Dương Thu Hương lại có mặt ở New York City lần này: Ngoài những hoạt động bảo vệ tự do và an toàn sinh mạng cho các nhà văn bị ngược đãi và cầm tù, Chi hội PEN tại Hoa Kỳ tranh đấu cho tự do diễn ngôn, phản đối kiểm duyệt tại Hoa Kỳ và hải ngoại, bảo trợ các chương trình và diễn đàn công cộng về các vấn đề văn chương và chính trị đương thời, nuôi dưỡng tài năng và khả năng thưởng thức văn học của học sinh phổ thông, cổ võ hỗ trợ văn học quốc tế và dịch thuật văn học, tổ chức các giải thưởng văn học, đem văn học đến với tù nhân trong các trại cải huấn của Hoa Kỳ, và trợ cấp cho các nhà văn đang phải đương đầu với các tai ương tài chính hoặc sức khỏe.
    Trong thể chế dân chủ Tây phương, chuyện nhà văn bị chính quyền ngược đãi là chuyện rất bình thường, và những người viết văn đã biết họp nhau để đấu tranh tự bảo vệ mình từ hàng thế kỷ nay rồi. Cái hay của dân chủ Tây phương là vậy: nó dạy người ta đừng ảo tưởng; muốn xã hội tốt hơn thì phải biết tranh đấu cho những xác tín tốt đẹp của mình chứ không thể trông chờ ở ơn trên nào hết.?
    * ?oToà nhà thư viện công cộng ở góc đại lộ 5 và phố 42 vốn quen thuộc với tôi từ bao năm nay, nhưng khi rảo bước qua những hành lang đá hoa cương đầy cột và vòm cuốn với những chặng kiểm soát và lên xuống thang máy, chỗ nào cũng đầy nhân viên an ninh đồng phục đen, tôi có cảm giác mình đang vào thăm ai đó trong một nhà tù đặc biệt. Tôi bước vào phòng hội thoại với những cảm xúc không rõ rệt.?
    * ?otrông anh vẫn thế, lúc nào tôi cũng có cảm giác anh đang làm một việc gì đó chưa đúng ý mình, và anh chỉ làm cho vui vui thế thôi.?
    * ?oThực ra tôi có quen với em gái của Hương, và cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy Hương là cả hai chị em đều có nét nhan sắc của đàn bà đất Kinh Bắc: sắc sảo, có ý thức rõ rệt về nữ tính mạnh mẽ của mình.?
    * ?oPEN nên rút kinh nghiệm khắc phục tình trạng nhất bên trọng nhất bên khinh về ngôn ngữ đối thoại trong một liên hoan văn học quốc tế kiểu này.?
    * ?oNhững gì tôi viết lại trong bài này là dựa vào những ghi chép tại chỗ của tôi. Không có máy ghi âm, cũng không có ý định làm tài liệu, tôi chỉ muốn viết lại cho thật đúng những gì mình nghe được và cảm thấy trong buổi hội thoại đó. Đây là câu chuyện của tôi về buổi gặp gỡ ngày hôm đó. Trong đời sống con người, ai cũng có một câu chuyện riêng của mình về cùng một sự kiện nào đó.?
    * ?oHãy để tôi kể tiếp về buổi hội thoại ấy cái đã.?
    * ?oTôi chợt nhớ đến nhan đề của bộ phim Lost in Translation, mặc dù chuyện phim chẳng liên quan gì ở đây.?
    * ?oỒn ào ra về. Trong lúc một đám người xúm quanh Hương để chụp hình, Nguyễn Quí Đức chạy ra bắt tay tôi. Đã 5 năm rồi chúng tôi mới gặp lại nhau. Nhóm quay phim đang phỏng vấn một người đàn ông Việt. Màn diễn nào lúc kết thúc cũng ngơ ngác như vậy thôi. Tôi chưa đề tặng gì vào cuốn Utopia. Ra đến ngoài, tôi ngồi hưởng nắng xuân New York và ăn hết cả hai cái potato roll kẹp dăm-bông. Lũ bồ câu quẩn chân tôi ríu rít mà chẳng có con nào tỏ ý thân thiện gì. Tôi chợt nẩy ra ý nghĩ nên có một cuốn How to Be a Dissident ?" For Dummies. Nhiều khi lẩm cẩm cũng là khởi đầu của cái gì đó, biết đâu đấy.?
    2. Bản đăng trên Lao Động đã sửa câu:
    ?oTôi không phải là Phan Văn Khải?, Hương đáp, ?onhưng tôi nghĩ ông Phan Văn Khải không có lựa chọn nào khác.?
    thành:
    ?oTôi không phải là Thủ tướng Việt Nam?, Hương đáp, ?onhưng tôi nghĩ ông Thủ tướng không có lựa chọn nào khác.?
    3. Bản đăng trên Lao Động đã sửa đại từ nhân xưng ?ochị? chỉ Dương Thu Hương thành ?ochị ta?, tổng cộng 8 lần, trong đoạn từ: ?oAnh nhà văn Pháp tiếp tục dẫn câu chuyện?? đến hết.
    4. Bản đăng trên Lao Động đã thêm dấu ngoặc kép (?o ?) vào cụm từ người phản kháng ở cuối bài.
    5. Báo Lao Động đã thêm dấu (!?) vào cuối câu: ?oHương bảo là vì mấy người ấy đã có ý thức đầy đủ về bản thân và quyền làm người của họ?.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Bài trên có lẽ gửi lên box Báo chí để các bác nhà báo cho ý kiến thì đúng hơn. Có bác nhà báo nào qua đây phát biểu cho anh em nghe cái, chứ báo LD của ta làm như thế e rằng thiếu chuyên nghiệp quá.
  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Quá thừa tính chuyên nghiệp đấy chứ. Phải có tính định hướng mà lị. Chờ xem Trịnh Lữ làm gì được báo Lao Động. Thế mới chán
  5. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Website báo Tiếp thị & gia đình ? H.V chỉ với nhé, cần tìm 1 cái ảnh trong số báo ra ngày 16- ?-? , google ko thấy.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trần Ninh
    Sự thật và các nghịch lý của nhà văn Việt Nam

    Cảm ơn Trịnh Lữ về bài tường thuật cuộc gặp gỡ của Dương Thu Hương với các nhà văn thế giới trong chương trình Liên hoan Văn học Quốc tế New York. Các chi tiết được tường thuật trong đó được dùng làm cơ sở cho một số phân tích trong bài viết này. Nói như vậy có nghĩa là những phân tích dựa trên cứ liệu của Trịnh Lữ có thể bị đặt vào tình trạng hoài nghi nếu những cứ liệu ấy thiếu chính xác. Nhưng một người ngồi ở Việt Nam có thể làm gì khác hơn? Đành chấp nhận nguy cơ, và tin vào sự trung thực của bài tường thuật.
    Nghịch lý thứ nhất: nhà văn và không là nhà văn
    Có lẽ Dương Thu Hương đã rất hiểu chính mình khi tự nhận xét: «Tôi có hai con người, một chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, và người kia là một mụ đàn bà răng đen mắt toét», đồng thời luôn luôn nói rằng mình không phải là nhà văn. Tuy nhiên Dương Thu Hương được thế giới biết đến như là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Việt Nam hiện nay, nếu tôi không nhầm.
    Sự thừa nhận quốc tế về tư cách văn học của Dương Thu Hương, theo tôi, được hậu thuẫn bởi sự thừa nhận về thái độ can đảm, bất phục tùng, ý thức đấu tranh của nhà dân chủ Dương Thu Hương; và bởi sức sống quật cường của người đàn bà răng đen mắt toét Dương Thu Hương. Trong khi đó, những nỗ lực tuyệt vọng về cách tân nghệ thuật của một số nhà văn Việt Nam hầu như không gây được sự chú ý cho thế giới. Có lẽ các nhà cách tân cũng cần phải suy nghĩ về điều này. Phải chăng thiên chức của nhà văn xưa nay vẫn được quan niệm là người bảo vệ và đấu tranh cho lẽ phải và sự thật? Điều này vừa đúng vừa không đúng, và đúng hay không tuỳ thuộc vào quan niệm về sự thật. Bởi vì, suy cho cùng, mọi cách tân thực sự về hình thức thực chất là kết quả của những tìm kiếm sự thật. Và sự thật luôn luôn gắn liền với sự can đảm, với tự do, và với tri thức, với sự hiểu biết. Dương Thu Hương đã có đủ can đảm để tự do hành động theo ý muốn của bà, tự do viết theo sự thức nhận của bà, bất chấp những ràng buộc và cấm đoán từ bên ngoài. Điều đó giải thích tại sao thế giới thừa nhận bà chứ không phải bất kỳ một nhà văn nào khác. Chỉ có thể tới được sự thật bằng con đường tự do, tự do theo nghĩa đích thực của khái niệm là tự do bên trong, tự do tự quyết định, tự do lựa chọn và sống cuộc sống của mình; không có một đảng nào, nhà nước nào có thể cho nghệ sĩ thứ tự do đó nếu anh ta không tự tặng nó cho mình. Cũng không có một đảng nào, nhà nước nào có thể tước đi của người nghệ sĩ thứ tự do đó một khi anh ta đã quyết định tự tặng nó cho mình. Không thể phủ nhận rằng Dương Thu Hương đã có được tự do đó. Tuy nhiên từ tự do tới sự thật, chặng đường không đơn giản.
    Nghịch lý thứ hai: sự thật và việc đơn giản hoá sự thật
    Tác phẩm của Dương Thu Hương đã khiến bà được nhìn nhận như một người tìm kiếm và bảo vệ sự thật. Nhưng những gì bà bộc lộ trong các cuộc gặp gỡ và trả lời phỏng vấn cho thấy bà đã đơn giản hoá sự thật đến mức nó trở nên đáng ngờ. Và sự thật, một khi đã bị đơn giản hoá thì liệu có còn là sự thật?
    Chiến tranh là một sự thật không hề đơn giản của nhân loại. Ẩn ý đó của Stone khi đưa ra nhận định của William James đã được Dương Thu Hương đáp lại bằng sự đơn giản hoá thường thấy ở bà: «Chiến tranh là cái tất cả chúng ta ai cũng phải lên án, bất kỳ ở đâu và lúc nào». Bà đã quên mất rằng nhân dân Việt Nam đã từng nhận được sự ủng hộ to lớn của các dân tộc và các trí thức lớn trên thế giới cho cuộc chiến của mình. Sự thật về chiến tranh không đơn giản như vậy.
    Tôi thuộc thế hệ lớn lên sau chiến tranh, không hề bị lừa để rồi tham gia cuộc chiến, cũng không hề bị lừa vì những luận điểm giải thích chính thống về cuộc chiến. Tuy nhiên tôi luôn luôn tự hỏi đâu là nguồn gốc của những sức mạnh to lớn đã giúp người Việt Nam chiến thắng hai cường quốc trong một thời gian dài như vậy. Đâu là sức mạnh giúp họ vượt qua những khó khăn thiếu thốn (những gì mà Dương Thu Hương kể lại, và nhiều người khác cũng kể lại). Lòng yêu nước hay ý thức chính nghĩa không đủ để giải thích. «Bị lừa» lại càng không phải là lý do xác thực. Thật khó tin rằng sự ngu dốt có thể làm nên chiến thắng. Tất cả mọi cuộc chiến đều phi nghĩa, nhưng đúng như W. James nhận xét, không thể phủ nhận được nghịch lý: nó là điều kiện để con người bộc lộ những phẩm chất tốt của mình. Sự đơn giản hoá cuộc chiến thành một bản anh hùng ca hay thành một khúc bi ca trong cảm hứng ca tụng đơn thuần hoặc phê phán đơn thuần đều không thể đi tới sự thật về chiến tranh. Liệu có thể hy vọng được đọc một tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam vượt lên khỏi mọi định kiến, một tác phẩm giúp độc giả hiểu về cuộc chiến như chính nó đã diễn ra trong thực tế. Nhưng làm thế nào để nhà văn có thể đạt tới sự thật?
    Không dễ trả lời câu hỏi đó.
    Có lẽ trước tiên phải có ý muốn mãnh liệt nói lên sự thật, bất chấp sự thật đó làm tổn thương chính mình, trước tiên và đau đớn nhất là nó làm tổn thương chính mình. Và mong muốn nói lên sự thật không đủ. Phải có khả năng vượt qua các giới hạn để đến với sự thật. Đến đây, đụng phải một vấn đề khác. Làm thế nào để biết được rằng ta đang ở giới hạn nào [1] ?
    Bằng cách nào một nhà văn Việt Nam có thể biết được sự thật về chiến tranh? Và bằng cách nào để biến những sự thật đó thành những trải nghiệm cá nhân trong một tác phẩm văn học? Bằng cách nào để biến những trải nghiệm cá nhân đó thành những trải nghiệm có tính phổ quát? Và trên tất cả những thứ đó, làm thế nào nhà văn biết được sự thật về chính mình? Bằng cách nào nhà văn có đủ can đảm nói lên sự thật về chính mình?
    Không ai có thể trả lời hộ nhà văn các câu hỏi đó, nếu như họ không xem chúng như là các vấn đề nội tại của chính họ và tự tìm lấy câu trả lời, mỗi người theo một cách thức riêng.
    Không ai biết sự thật có gương mặt như thế nào, nhưng sự thật chỉ đến với những ai đi tìm nó, chứ không có ở những người tự cho mình là đại diện của chân lý. Sự thật, rất khó đạt tới, rất khó nhận diện, và một khi đã đạt tới nó thì rất có thể nó không còn là sự thật nữa. Nhưng dù sự thể xảy ra như vậy thì cũng không thể ngừng tìm kiếm nó, để đi từ xác tín này tới xác tín khác. Và như vậy sự thật không bao giờ chỉ là một sự thật duy nhất, mà là một chuỗi sự thật.
    Thật đơn giản khi từ chối trả lời câu hỏi của Stone: «Đạo lý của nghệ thuật là ở chỗ nó nhận diện được sự thật. Văn chương cũng vậy. Chị nghĩ gì về điều này?», bằng cách nói rằng «tôi không phải là nhà văn». Nghịch lý của Dương Thu Hương là ở chỗ bà đấu tranh cho những sự thật theo xác tín của bà. Bà chấp nhận chết để bảo vệ những xác tín ấy, nhưng trước một câu hỏi giúp bà có thể phát triển và khẳng định xác tín của mình thì bà lại từ chối trả lời, và lại từ chối bằng một cách thức rất thiếu trách nhiệm, và tự hạ mình xuống một đẳng cấp thấp hơn người đối thoại. Chữ «thương» được dùng trong trường hợp này có vẻ như đi ngược lại với toàn bộ nguyên tắc của bà: bà đã làm giặc, tức là không cần tới bất kỳ một tình cảm «thương» nào. Có lẽ không phải vậy, đúng hơn là bà tìm cách tránh câu trả lời.
    Tôi không có ý định hạ thấp Dương Thu Hương, tôi cũng không thể hạ thấp Dương Thu Hương. Những phản ứng của bà khiến tôi suy nghĩ về vị thế của trí thức Việt Nam trong tương quan với trí thức thế giới. Điều gì khiến cho một biểu tượng can đảm của văn sĩ Việt Nam trở nên thiếu can đảm trước một đồng nghiệp hết sức tôn trọng bà và không hề muốn tước quyền tự do của bà? Điều gì?
    Tôi không thể đơn giản hoá vấn đề bằng cách tìm kiếm câu trả lời ở mặc cảm tự ti về sự thiếu bình đẳng trong uy tín nghề nghiệp, về sự thiếu bình đẳng trong nhận thức, sự thiếu bình đẳng về phương diện tri thức, thiếu khả năng diễn đạt, hay thậm chí không đủ vốn từ để diễn đạt, hay cho rằng đấy là cách nói gây ấn tượng theo kiểu nhà văn?
    Nghịch lý thứ ba: xác tín và sự thật
    Xác tín của Dương Thu Hương được giải thích trong ba yếu tố đang kìm giữ Việt Nam trong tăm tối, và đồng thời bà cũng nói rõ trách nhiệm của bà là vạch trần sự phi lý của chiến tranh, giúp cho người dân Việt Nam tránh khỏi bị lừa, và thôi không còn phải hít những xác chết chiến tranh nữa. Xác tín đó trùng hợp với sự thật ở mức độ nào? Sự ngu tối của nhân dân có phải chỉ là ở nhận thức về chiến tranh không thôi? Và thực sự hiện nay, chiến tranh còn có bao nhiêu tác động tới đời sống xã hội? Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về cuộc chiến? Giới trẻ Việt Nam ngu tối ở những phương diện nào? Nếu như thực sự người dân Việt Nam «chưa biết phải sống thế nào mới là ra cuộc sống con người» thì có phải chỉ đơn giản là do họ nhận thức sai lệch về chiến tranh? Chiến tranh không phải là đáp án đầy đủ cho tình trạng kém phát triển hiện nay. Tính phi lý của chiến tranh không giải thích được tính phi lý của xã hội hậu chiến.
    Mặt khác, nghịch lý của Dương Thu Hương còn ở chỗ: bà muốn vạch trần sự phi lý của cuộc chiến, muốn thức tỉnh nhân dân, muốn họ không còn bị lừa, bà tin rằng «tôi phải làm giặc để giúp dân tôi mở mắt ra và biết sống cuộc sống của con người»? Nhưng cái nhân dân mà bà nói đến có được đọc tác phẩm của bà, có chịu ảnh hưởng của bà không? Thực tế cho thấy phần lớn tác phẩm của bà bị cấm và không được in trong nước. Vậy làm cách nào bà thực hiện được nhiệm vụ như bà tuyên bố? [2]
    Dương Thu Hương có bao giờ nghĩ đến tính hiệu quả của cuộc đấu tranh mà bà đang tiến hành? Nói rộng ra, các nhà dân chủ Việt Nam có nghĩ tới tính hiệu quả của phong trào dân chủ? Tại sao sức mạnh kỳ diệu của người Việt trong cuộc chiến chống ngoại xâm không được phát huy trong cuộc chiến chống độc tài và chống tình trạng trì trệ, tăm tối, kém phát triển?
    Phải chăng cuộc chiến đó đòi hỏi một sức mạnh khác. Một sức mạnh mà bản thân các trí thức và các nhà dân chủ Việt Nam cũng chưa có được. Sức mạnh đó là gì?
    Câu trả lời nằm trong các cuốn sách chưa được đọc, hoặc đã được đọc nhưng chưa được hiểu một cách đầy đủ; hay nằm trong những thực tế chưa được trải nghiệm, hoặc đã trải nghiệm nhưng chưa được phân tích thấu đáo?
    Cuối cùng: thuận lý của các nghịch lý
    Bất chấp tất cả các nghịch lý vừa nêu, Dương Thu Hương vẫn là biểu tượng của sự can đảm và khả năng tồn tại trong cô lập của trí thức Việt Nam. Bị cô lập và tự cô lập. Sự tồn tại trong cô lập giúp Dương Thu Hương giữ được bản lĩnh của mình nhưng nó khiến bà không thể có ý kiến gì về quá trình hoà giải giữa Việt Nam và Mỹ, ngoài việc đưa ra một phán đoán «tôi nghĩ ông Phan Văn Khải không có lựa chọn nào khác». Và nó cũng không giúp bà hiểu được con người và các vấn đề của Việt Nam hiện nay.
    Tác phẩm của Dương Thu Hương đã nói lên được sự thật, cho dù còn có những sự thật khác bà không biết đến. Một người phụ nữ như bà xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Những giới hạn của bà không chỉ là của riêng bà. Nói một cách công bằng, khi dừng lại trong những giới hạn của mình, bà đã vượt qua được một số giới hạn mà những người khác không vượt qua được.
    © 2006 talawas
    [1]Liệu có thể hình dung rằng một nhà văn ngồi trong tháp ngà và có thể đạt tới sự thật bằng cách viết ra một cuộc chiến tưởng tượng trong đầu, không cần đến các kinh nghiệm, các số liệu, các bằng chứng về cuộc chiến?
    [2]Thực ra, Dương Thu Hương chỉ cần viết cho bà, cho một mình bà, cho sự thật của chính bà cũng đã có thể thực hiện một cách đầy đủ thiên chức của một nhà văn. Nghịch lý là khi nhà văn không thực hiện được điều mà anh ta tưởng rằng có thể thực hiện. Nhưng ảo tưởng cũng là một thành tố văn học.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chu Việt
    Nghịch lý Dương Thu Hương

    Về buổi nói chuyện của hai nhà văn - Robert Stone và Dương Thu Hương - trong chủ đề ?oOn Faith and Reason? do trung tâm PEN Mỹ tổ chức tại Thư viện Thành phố New York ngày 30 tháng 4. 2006 vừa qua, tôi xin có vài nhận xét. Một phần, tôi dựa vào những thông tin trong bài viết của Trịnh Lữ và những phân tích trong bài của Trần Ninh mà tôi rất tâm đắc và phần khác đến từ cảm nghĩ của tôi sau khi may mắn được xem buổi nói chuyện đó chiếu trên đài truyền hình STBN.
    Trước hết tôi thấy rõ ràng đây không phải là một cuộc mạn đàm mà thực chất là một cuộc phỏng vấn, thậm chí cật vấn ráo riết nhà văn Dương Thu Hương. Một bên (nhà văn Robert Stone và Antoine Audouard) ung dung chủ động đặt câu hỏi vì đã chuẩn bị, còn bên kia (Dương Thu Hương, Nguyễn Quí Đức) lúng túng thụ động trả lời vì thiếu chuẩn bị. Ông Audouard cũng không làm trọn nhiệm vụ điều hợp (moderator) của mình; đúng lý ra ông phải gợi ý hay mời Dương Thu Hương đặt câu hỏi mới phải. Đó là một cuộc đối thoại thiên lệch, bất cân xứng, lỗi ở Ban tổ chức.
    Sở dĩ có sự ồn ào của nhiều phản hồi nghịch âm chung quanh buổi nói chuyện này vì đây là lần đầu cô [1] Dương Thu Hương đến Mỹ, và trong tư thế một nhà văn đối kháng được người Việt hải ngoại và thế giới chú ý qua những bản dịch tác phẩm của cô, Dương Thu Hương lại là hiện thân của những ?onghịch lý?, nói theo Trần Ninh. Nói vậy cũng đúng thôi vì bất cứ chủ thể nào cũng là một sự cộng sinh (symbiosis) của hai mặt tương tác và tương tranh: niềm tin và lý trí, mà Pascal đã gói trọn trong câu: ?ole Coeur a des raisons que la Raison ne connait pas?. Trước những hiểm hoạ của thế giới ngày nay gây ra bởi cuồng tín + bạo động đối chọi với lý trí nhân bản + dân chủ, PEN đặt vấn đề: ?oVăn học có thể làm gì để hàn gắn sự nứt rạn này?? Vì thế mới có buổi nói chuyện?
    Có điều là hình như ai cũng ngộ nhận khái niệm ?olàm giặc? của cô Dương Thu Hương. Theo tôi, ở đây phải hiểu theo ý hướng của thành ngữ ?ođược làm vua, thua làm giặc?. Nghĩa là, đã có một thời cô đi theo phe ?ođược? nhưng sau khi nhìn ra sự thật là cô bị tuyên truyền những điều không đúng với hiện thực, nên sau khi được, cô thà làm phe ?othua?, ?olàm giặc?. Đơn giản, cô là một nhà văn ?odissident? tranh đấu cho tự do dân chủ, gọi là một ?orebel? cũng được, nhưng nhất định không phải là một ?otrouble maker?, một kẻ chuyên quậy phá vô cớ, theo nghĩa xấu. Trong một chế độ cực quyền toàn trị, ?olàm giặc? trong những tác phẩm văn học cũng như trong những phát biểu chính trị của mình, Dương Thu Hương là một nhà văn và một con người dũng cảm, đáng kính nể.
    Trần Ninh cho rằng Dương Thu Hương đã đơn gỉản hoá sự thật của chiến tranh. Theo tôi, đó chỉ là một kiểu nói thậm xưng trong lời phát biểu khi lên án chiến tranh một cách chung chung vì có lẽ cô biết sự thật không đơn giản chút nào. Tôi thấy trong cuốn Tiểu thuyết vô đề, văn phong của cô đầy ngôn ngữ bộc trực thậm xưng như vậy. Thật ra, cuộc chiến tranh mà cô chủ yếu muốn kết án ở đây là ?ocuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước? cô đã tham dự, mà sự thật là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn được cô ví một cách hình tượng: hai bên là những tampons (trái độn, buffer hay stopper) giữa hai toa tầu. Cô còn nặng lời cường điệu: ?oĐó là một cuộc chiến phi lý, một trò đùa man rợ của lịch sử.? Bỏ qua sự cường điệu, tôi đã thấy không ít người (kể cả trong nước) đồng ý với cô về nhận định này (sự phi lý, vô ích của cuộc chiến). Nhưng tôi không nghĩ cô muốn lên án cuộc kháng chiến giành độc lập 1946-1954 mà cô chưa thể tham dự. Ở đây, thiết tưởng cũng nên nói lại cho đúng sự thật: Việt Nam chưa hề chiến thắng hai cường quốc [Pháp, Mỹ] bao giờ cả. Một bộ phận của đoàn quân viễn chinh Pháp (tương đương một sư đoàn) bại trận ở Điện Biên Phủ. Đúng. Nhưng toàn bộ thì không. Còn khi gần như toàn bộ lực lượng chính quy Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến chiếm Sài Gòn thì quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam từ lâu rồi. Đó là lý do tại sao Dương Thu Hương nói rằng ?omọi người vẫn còn mê muội trong hào quang chiến thắng?, ý cô muốn nói là ?oảo tưởng chiến thắng?.
    ?oNhững sức mạnh to lớn đã giúp người Việt Nam [miền Bắc] chiến thắng? trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước này, thưa ông Trần Ninh, đó là những hoả tiễn SAM-2, đại pháo 122mm và 130mm, xe tăng T-54 và những súng đạn, quân viện không giới hạn mà nguồn gốc ở đâu chắc ông cũng đã rõ. Ngoài ra cũng còn có sự yểm trợ của tình báo Nga-Xô và những chí nguyện quân phe xã hội chủ nghĩa (320 ngàn công binh và xạ thủ phòng không Hồng quân Trung Hoa, 801 phi công Bắc Hàn, chuyên gia Cuba). Nói vậy tôi không có ý phủ nhận tinh thần chiến đấu cao của bộ đội miền Bắc do được tuyên truyền ?ochống Mỹ cứu nước? mà chính Dương Thu Hương cũng từng bị mê hoặc. Bởi vậy nên cô muốn ?ogiải ảo? (debunk) cuộc chiến đó, nói nôm na là lột cái vỏ ?ochống Mỹ cứu nước? quẳng đi để cho sự thật cốt lõi hiển lộ ra là một cuộc chiến giữa những người ?oda vàng mũi tẹt? với nhau. Sức mạnh giúp họ [bộ đội miền Bắc] vượt qua những khó khăn thiếu thốn, theo tôi, chính là lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm. Như vậy chưa đủ sao, thưa ông Trần Ninh? Chả lẽ phải đi mượn diễn dịch hình thức của William James (the moral equivalent of war) rằng: nhờ có chiến tranh họ mới bộc lộ được những phẩm chất đó? Thật là một ngụy biện quá nguy hiểm.
    Nghịch lý của Dương Thu Hương là cô được thế giới bên ngoài biết đến, thậm chí vinh danh nhưng lại là một nonperson đối với chính quyền và đa số người trong nước. Văn chương của cô giầu cảm tính, có khả năng đi thẳng vào lòng người; cô mô tả những tình huống, nhân vật đã gây cho cô những cảm xúc bất nhẫn trong đời sống thật dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (xem Những thiên đường mù). Dương Thu Hương không phải là nhà văn làm dáng với những lý luận hay triết lý trừu tượng, ?ođao to búa lớn?, ví dụ như ?oĐạo lý của nghệ thuật là ở chỗ nó nhận diện được sự thật? hoặc ?ocái đồng đẳng đạo lý của chiến tranh?T?T (lời dịch của Trịnh Lữ). Tôi rất muốn được nghe Robert Stone thuyết giảng như thế nào về những điều này với tư cách một học giả. Dẫu sao đó cũng là mặt hạn chế của Dương Thu Hương. Trần Ninh đã nhìn rõ vấn đề, và tôi tâm đắc với lời kết sâu sắc của ông: ?oNói một cách công bằng, khi dừng lại trong những giới hạn của mình, bà đã vượt qua được một số giới hạn mà những người khác không vượt qua được?. Nói thế chứ tôi nghĩ Dương Thu Hương cũng đã phát biểu được vài triết ngôn sáng giá như: ?oCái đẹp không phải lúc nào cũng thắng? và ?ovăn minh cũng có lúc phải qui hàng? .
    Đặt Robert Stone, một nhà văn-học gỉả, cặp đôi với Dương Thu Hương, một nhà văn-cựu chiến binh, một mụ đàn bà ?orăng đen mắt toét? (như cô đã hãnh diện tự nhận) trong buổi nói chuyện cũng là một việc khiên cưỡng vì Stone chưa hề chiến đấu ở Việt Nam mà chỉ là phóng viên một thời gian ngắn năm 1971. Trong bảy cuốn tiểu thuyết của ông cũng không có quyển nào nói về chiến tranh Việt Nam. Tôi không nghĩ ông hiểu biết nhiều về thực tế chiến tranh Việt Nam. Theo tôi, nếu mời được một nhà văn cựu chiến binh Mỹ, ví dụ như Tim O?TBrien, để đối thoại với Dương Thu Hương chắc sẽ lý thú và có ý nghĩa hơn. Nhưng tiếc thay PEN không phải là trung tâm William Joiner.
    Về chuyện Utopia, cuốn sách mà ông Trịnh Lữ dịch, vừa được xuất bản tại Hà Nội, mà ông hồ hởi cho là ?ovĩ đại? và có ý định tặng nhà văn Dương Thu Hương, tôi thấy ông đã tự mâu thuẫn. Ông nói: ?oTôi nghĩ Dương Thu Hương, cũng như những nhân vật phản kháng khác ở bất kỳ đâu, chắc phải có đầu óc utopia?. Tôi không nghĩ là họ có đầu óc utopia, hiểu theo nghĩa có những lý tưởng tốt đẹp nhưng viển vông để cải thiện cuộc sống con người. Trái lại tôi chắc họ biết họ muốn gì: họ muốn xoá bỏ độc tài đảng trị, vô sản chuyên chính để dân tộc được sống trong tự do và dân chủ, những lý tưởng trên hầu hết thế giới văn minh ngày nay. Đó không phải là utopia. Ở một đoạn khác, ông lại viết: ?oCái hay của dân chủ Tây phương là vậy: nó dạy người ta đừng ảo tưởng; muốn xã hội tốt hơn thì phải biết tranh đấu cho những xác tín tốt đẹp của mình chứ không thể trông chờ ở ơn trên nào hết.? Đó chính là điều mà Dương Thu Hương và những nhân vật phản kháng khác đang làm đấy ông ạ. Ông thử nghĩ lại xem ai có đầu óc utopia: Dương Thu Hương hay những nhân vật trong Bộ Chính trị **********************? Ngoài ra ông còn chứng tỏ đã là một học sinh không xuất sắc lắm. Cùng thế hệ với Dương Thu Hương, cùng là học trò phổ thông ở Hà Nội những năm 1960 mà ông không thuộc lòng thơ Petofi hay sao? Theo tôi thì ý nghĩa của đoạn thơ Petofi mà Dương Thu Hương đã dẫn còn đẹp và đi xa hơn cái nhận định chung chung có hơi sáo mòn của Stone: ?oNhà văn là người khiến cho sự thật hiển lộ và được nhận diện?.
    Dương Thu Hương phát biểu: ?oNhững phản ứng của người Việt Nam hiện nay đều là để phản kháng lại chính quyền?. Trong một khía cạnh nào đó, cô nói đúng. Sự kiện thanh niên Việt Nam nồng nhiệt đón mừng Bill Gates là một hình thức hoan nghênh sự thành công của thị trường tự do không có cái đuôi ?ođịnh hướng xã hội chủ nghĩa?, ông Trịnh Lữ không thấy sao? Sở dĩ Dương Thu Hương vẫn mải mê lục lại quá khứ chiến tranh như nhà văn người Pháp nói là vì quá khứ đã làm nên hiện tại. Nếu không có hôm qua làm sao có hôm nay? ?oÔn cố tri tân? là vậy. Muốn sống cho ra cuộc sống con người hôm nay để xây dựng một tương lai tốt đẹp, phải lục lại quá khứ, từ bỏ những sai lầm tàn bạo, những định kiến mê muội và những vinh quang giả trá. Đó là thông điệp gói ghém trong những phát biểu của Dương Thu Hương, tuy lời lẽ có đôi khi gồ ghề hay ác khẩu như một mụ quê mùa răng đen mắt toét.
    Về việc hoà giải Việt-Mỹ, Dương Thu Hương cũng nói không sai khi cô cho rằng ?oông Phan Văn Khải không có lựa chọn nào khác?. Muốn qua sông thì phải lụy đò, có thế thôi, và đó là sự khôn ngoan cũng không khác chi ông Hồ Cẩm Đào. Còn Dương Thu Hương có phải là nhà văn khi đối thoại với đồng nghiệp Tây phương hay không thì Trịnh Lữ nên phân biệt viết văn với lý luận trừu tượng trong đàm thoại. Dương Thu Hương không phải là một học giả có tài hùng biện và cô cũng thiếu chuẩn bị, nhưng chắc chắn cô là một nhà văn có tài và có tâm. Bởi vậy nên cô đã mượn đoạn cuối trong Truyện Kiều để biểu lộ tâm trạng và tư thế của cô thay vì lý luận trừu tượng.
    Tựu chung, một phần của tình trạng ?oông chẳng bà chuộc? giữa R. Stone và Dương Thu Hương và ngộ nhận nơi những người viết về buổi nói chuyện này cũng do sự thông dịch và phiên dịch mà ra. Nguyễn Quí Đức là một nhà văn viết tiếng Anh mà tôi quý mến, nhưng thông dịch khác viết văn hay phiên dịch. Thông dịch đòi hỏi sự lanh trí thiên bẩm mà không phải ai cũng có. Tôi thấy anh Đức dịch rất trôi chảy nhưng không chính xác lắm. Còn phiên dịch thì vô cùng khó khăn vì phải thông hiểu không những cả hai ngôn ngữ mà còn phải trải nghiệm cả môi trường văn hoá liên hệ. Là người đã từng dịch và thông dịch (Ông đại sứ, Xứ tuyết, và 17 cuốn chuyên đề (monograph) về chiến tranh Việt Nam cho Trung tâm Quân sử Hoa Kỳ), tôi rất thông cảm và không có ý kiến gì. Dịch không những là phản, có khi lại là ?odiệt? nữa. Tài năng đến như Nina McPherson khi dịch cuốn Những thiên đường mù của Dương Thu Hương cũng đã vấp phải vài sai lầm khó tha thứ, không tiện nói ở đây, bởi cô phải dịch qua tiếng Pháp và thiếu trải nghiệm văn hoá nông thôn miền Bắc Việt Nam.
    © 2006 talawas
    [1]Với tư thế một người cao niên ở tuổi cổ lai hy, theo thông tục Việt Nam, tôi dùng từ ?ocô? cho thân mật, không có ý gì khác.
  8. lesromansfrancais

    lesromansfrancais Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cùng một chủ đề này.
    Mình thấy bảo bạn này viết gửi lên mấy tờ báo mạng hải ngoại đều ko nhận đăng.
    Mấy người như ông Trịnh Lữ và talawas đều rạch mặt ăn vạ khác gì Cô Thái tuyệt thực với Chí Phèo đòi lương thiện đâu.
    Trịnh Lữ & trò dân chủ ăn vạ của talawas.
    Đọc thư ngỏ của ông Trịnh Lữ gửi ngày 13.5 trên tờ talawas mà tôi không khỏi phì cười. Nguyên văn của sự tình là việc bài viết của ông về Dương Thu Hương trên talawas bị báo Lao động trong nước copy cắt xén đăng lên không có xin phép ông trước. Sự ?ophì cười? của tôi xin được diễn giải dành cho khái niệm ?o dân chủ kiểu ăn vạ ?o mà tôi gán nghép cho talawas. Sự tình này có liên quan tới kinh nghiệm riêng của cá nhân tôi trong việc liên hệ với talawas. Kinh nghiệp riêng tư này là một sự vụ rắc rối nho nhỏ của tôi trong mục ý kiến ngắn tại talawas vào giữa tháng 4. vừa rồi ( tôi xin phép được diễn giải sau ) .
    Trở lại câu chuyện của ông Trịnh Lữ đòi dân chủ. Ông Trịnh trong thư ngỏ còn nhắc lại lời cảm ơn tới talawas vì tinh thần dân chủ được áp dụng cho ông từ đầu tới cuối. Tôi cho rằng, với bất kỳ một phát ngôn nào có tính chất báo chí thì tiêu chí này đã là mặc nhiên, được áp dụng cho tất cả mọi người. Sự việc nhắc lại nguyên tắc tối thiểu này chỉ minh chứng cho trường hợp mà những vấn đề nó đưa ra đã chạm tới lý do cơ bản nhất, buộc phải nhắc đến tận gốc của vấn đề. Vậy nên tôi cho rằng chỉ trong trường hợp bài viết của ông Trịnh suýt soát không được talawas áp dụng nguyên tắc dân chủ thì câu cảm ơn của ông mới có nghĩa. Nếu không câu cảm ơn của ông dành cho talawas với một bức thư gửi tới cả talawas và báo Lao Động thực là một câu hết sức thừa và ngơ ngẩn. Với talawas khi nhận bức thư của ông thì câu cảm ơn đó đã tới đúng đối tượng. Còn với báo Lao Động thì câu cảm ơn đó có ý nghĩa gì ???
    ?oTrước hết, tôi xin cám ơn talawas đã cho đăng bài ghi chép của tôi về buổi trò chuyện của Dương Thu Hương với Robert Stone, cũng như các bài viết và ý kiến ngắn của nhiều độc giả nhân đọc bài ghi chép này, đúng với tinh thần của một diễn đàn dân chủ?
    ( Trịnh Lữ. Thư ngỏ gửi talawas và báo Lao Động.13.5.2006 )

    Tôi xin mạo muội giải ý của ông Trịnh Lữ khi gửi lời cảm ơn talawas đan chủ tới báo Lao động như sau: ?o Ông Trịnh cảm ơn talawas chứ không cảm ơn báo Lao động, vì talawas cho tôi đăng bài còn anh/chị báo Lao động thì ăn cắp bài của ông Trịnh đăng lên. Ông Trịnh không cảm ơn vì như thế là không dân chủ ?o.
    Sau đó ông Trịnh Lữ nhắc lại những nguyên tắc tối thiểu cho sự vận hành của một toà soạn báo là khi đăng bài của tác giả thì phải được tác giả đồng ý trước, sau đó khi chỉnh sửa gì thì phải hỏi ý kiến, thoả thuận trước của tác giả. Vì thế báo Lao động copy bài của ông rồi cắt xén mà không hỏi ý kiến ông là vi phạm đạo đức báo chí.
    Tôi hết sức đồng ý với ông Trịnh Lữ điều này.
    Tuy nhiên trao đổi với ông Trịnh Lữ thêm là khi ông gửi lá thư ngỏ của ông cùng lúc tới talawas( báo hải ngoại, trụ sở tại Đức và bị nhà nước Việt nam kỳ thị bằng tường lửa, coi là đồ ********* cấm không cho dùng) và báo Lao Động ( một tờ báo lớn, đường hoàng trong nước, đại diện cho công đoàn, lớn chỉ sau báo nhân dân đại diện cho đảng ). Hành động mà ông TRịnh gửi cùng lúc như vậy đã là một sự miệt thị dành cho báo Lao Động. Vì nhất thiết báo Lao Động không thể ngang hàng với talawas. Việc không ngang hàng này( với những vấn đề rắc rối tế nhị của nói ) tôi cho rằng việc ban biên tập báo Lao động có quyền cho rằng việc họ cóp bài của ông tại talawas đã là ?omột sự ban ơn và ông không thèm cám ơn họ lại còn ăn vạ?. Chi tiết này hết sức tương ứng với câu cảm ơn tinh thần dân chủ kệnh cỡm của ông dành talawas gửi tới tờ Lao Động.
    Trở lại tiêu đề của bài viết, tại sao tôi lại phát biểu talawas là ?o dân chủ kiểu ăn vạ ?o và ông Trịnh Lữ là ?o cảm ơn tinh thần dân chủ của talawas gửi tới Lao Động một cách kệch cỡm? ?
    Tôi cho rằng sự tình ông Trịnh Lữ cảm ơn talawas cũng quả thật không có thừa vì, theo kinh nghiệm của riêng tôi ?o sự tình dân chủ của talawas chỉ áp dụng cho một số người có chọn lọc và chủ ý chứ không phải tất cả mọi người đều có quyền hưởng sự dân chủ này ngang bằng nhau trước talawas ?.
    Như vậy tinh thần dân chủ của talawas có thực sự là dân chủ không ?
    Nếu đúng như vậy thì talawas không phải là một tờ báo/diễn đàn dân chủ tuân theo đạo đức/ luật báo chí mà ông căn cứ vào đó tố cáo báo Lao Động. Tôi cho rằng với những độc giả của talawas cũng không phải là người xác thực điều này hộ ông khi nội dung thư ngỏ của ông được đăng tải trên talawas.
    Chi tiết được chứng minh này xin được dẫn giải liên quan tới câu chuyện rắc rối của ban biên tập talawas liên quan tới kinh nghiệm thất vọng về tinh thần dân chủ của talawas của riêng cá nhân tôi, người viết bài viết này. Những trường hợp khác có kinh nghiệm thất vọng về talawas giống như tôi, rất tiếc tôi không có đủ cơ hội để được biết để chứng minh thuyết phục hơn.
    Tuy nhiên, trước hết tôi cũng lấy làm mạo muội mà xin lối ông Trịnh Lữ vì dám đem cá nhân tôi, một người đã trẻ tuổi, lại còn hữu danh vô thực chưa hề có tên tuổi trong văn nghệ văn giới lại dám đem so sánh với ông, một người đã nhiều tuổi, không những thành công trong con đường công danh, lại thành công trong con đường văn nghiệp.
    Xin mạo muội được kể lại : Tôi được biết tới trang talawas vào cuối năm 2003. Sau đó tôi cũng có gửi bài và viết email trao đổi với ban biên tập talawas, tuy nhiên có thể do chất lượng, bài viết của tôi không được đăng tải. Vào thời điểm tháng 6, 7 năm 2004. Trang talawas bị tường lửa, do vậy tôi suy đoán là họ có đối phó bằng cách thu thập địa chỉ email của các độc giả trong nước đã cộng tác hoặc qua giới thiệu thân tín và gửi talawas từng ngày theo địa chỉ này. Thời điểm tháng 6, 7. 2004 đó tôi có viết email từ chối tới ban biên tập talawas không nhận thư talawas kiểu này với lý do tự tôi có thể tìm đọc talawas (trên một số cửa hàng internet công cộng) một cách độc lập được. Họ đồng ý. Sau đó tới tháng 4 .2006, tôi mới phát hiện ra là dòng thư tôi gửi tới talawas ?o bị động từ chối nhận thư talawas? được ban biên tập talawas cho vào mục ý kiến ngắn từ năm 2004. Tôi hết sức tức giận và gửi email tới talawas hỏi lại chuyện này, vì trước đó ban biên tập đăng trên mặt báo không có hỏi ý kiến tôi. Sau đó talawas dẫn giải hết sức rắc rối về sự tình tôi có liên quan gửi bài, rồi ban biên tập đã tuyên bố mặc nhiên tường lửa các thư từ thì không có xin phép vv? làm tôi không sao hiểu được. Suy nghĩ rất kỹ tôi hiểu lờ mờ là ban biên tập talawas đã đồng nhất việc tôi bị động/ phản hồi từ chối thư ?ođề nghị đọc bài vở ?ocủa talawas thành chủ động/ gửi bài ý kiến tới talawas. Sự vụ này ông Trịnh Lữ có thể vào talawas mục ý kiến ngắn xem lại.
    Tuy nhiên sau đó tôi rút ra kết luận là talawas vì sự tình tường lửa( có nghĩa là bị báo chí trong nước kỳ thị tảy chay, cấm đoán) thì có thể vin vào đó mà tuỳ tình huống có lợi hay không để bất chấp quy tắc đạo đức báo chí. Qui tắc này thực chất đã được tuyên bố một cách mập mờ bởi cách hành văn trên lời dẫn của ban biên tập
    ?oQua việc gửi bài và ý kiến đến talawas, tác giả đồng ý với quyền biên tập và chọn lựa của talawas?
    ( talawas, toà soạn http://www.talawas.org/talaDB/info.html )
    Theo tôi hiểu tinh thần của talawas là ngay trong thời điểm gửi bài thì tác giả đã mặc nhiên đồng ý với quyền biên tập của talawas. Tức là có quyền sửa, cắt mà không có thoả thuận trước với tác giả. Còn khái niệm ?ogửi bài?của talawas là bất kể thư từ gì mà ?o liên quan được? tới email của talawas( không nhất thiết tác giả muốn đăng trên trang hay không ) mặc nhiên là gửi bài (để được đăng lên trang).
    Phân tích sự tình này với câu chuyện của ông Trịnh Lữ tôi có một vài câu chia sẻ với ông. Nếu như ông cho rằng đòi hỏi ở những người như Dương Thu Hương/ Vi Thuỳ Linh cần phải bản lĩnh tỉnh táo hơn nữa, sâu sắc hơn nữa hãnh diện về bản thân mình hơn nữa, bớt ngây ngô hơn nữa và chín chắn hơn nữa trước khán giả VTV Việt nam hoặc trước khán giả VTV quốc tế, thì theo tôi bản thân ông hãy đòi hỏi điều này ở chính mình trước, trước khi mà ông tự cho mình cái quyền đòi hỏi ở người khác. Nếu như ông thất vọng ở sự dân chủ báo chí không có mặt ở Lao Động và nghi ngờ dân chủ báo chí có mặt ở talawas thì hà cớ gì ông phải viết thư ngỏ gửi lời cảm ơn tinh thần dân chủ báo chí cho chúng tôi vào đọc vào mà? ngộ chữ?làm gì. Như vậy thực chất hành động gửi thư của ông không khác gì việc vẽ mặt bôi hề ăn vạ dân chủ giống như talawas tự xưng danh vỗ ngực.
    TP Hồ Chí Minh, ngày 15.5.2006
    Nguyễn Thị Thuý Quỳnh.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Gửi các bác tham khảo thêm: (from DCV)
    Cuộc đối thoại ông chẳng bà chuộc
    Đông La
    Qua các trang báo mạng, tôi rất thích thú nhưng không ngạc nhiên theo dõi diễn biến tâm trạng của Trịnh Lữ (người dịch cuốn ?oCuộc đời của Pi?) khi dự cuộc đối thoại của Dương Thu Hương với Robert Stone về ?othực tế chiến tranh, tình trạng kiểm duyệt và vai trò của nhà văn trong xã hội Việt Nam? trong khuôn khổ Liên hoan Văn học Quốc tế New York do chi hội PEN tại Mỹ tổ chức. Từ hành động ông ?ovội mua vé? đi dự, rồi ý định tặng sách- ?omột món quà hay ở buổi sơ giao?- đến thái độ ?ongạc nhiên hết sức?, ?oxấu hổ?, ?ongao ngán?, rồi cuối cùng phải bật lên trong đầu chữ ?ostupid!? và đòi người ta cái điều họ không thể có: ?olàm giặc cũng phải có kiến thức chứ?!
    Chỉ mới hiểu Dương Thu Hương bằng ?onhững tin tức có phần đồn thổi về những gì chị đã làm bên ngoài văn chương? thì Trịnh Lữ có sự thay đổi thái độ như trên, khi được tận mắt chứng kiến ?othần tượng? của mình, cũng không có gì là lạ. Riêng tôi, nếu được tham dự như Trịnh Lữ, sẽ không ngạc nhiên, vì cách đây mấy năm tôi đã viết ?ocó những tài năng lọt thỏm trong ngôi nhà tên tuổi mênh mông của họ? , và mới đây trên một diễn đàn tôi cũng đã viết ?ongười ta đã dựng lên những ngọn cờ, rồi cờ thì có thật, nhưng chỉ là cờ đuôi nheo mà thôi? . Tiếc là trong thực tế, không chỉ có riêng trường hợp Trịnh Lữ hiểu về Dương Thu Hương ?oqua đồn thổi?, mà giờ đây, trong thời đại thông tin chồng chất, rồi tiêu chí, chuẩn mực của những hệ giá trị lại ngược nhau, người ta cũng thường chỉ biết về những nhân vật này nọ một cách ?ođồn thổi? như vậy thôi, chứ có mấy ai hiểu đúng và đủ về ai!
    Chính vì thế, khi có dịp được ?onhìn gần? những ?othần tượng? của mình, nguời ta mới hay bị bất ngờ, người ta mới thấy lạ là có những nhà ?ođại triết học? như Hoàng Minh Chính lại đọc không ?othủng? những nguyên lý của một triết thuyết, người ta nói một đằng lại đi phê một nẻo, như việc lấy quy luật phát triển của nền văn minh phê phán quy luật phát triển xã hội của Mác (bài phát biểu ở Đại học Havard); có những nhà ?ođại phê bình? như Trần Mạnh Hảo, đến những khái niệm cơ bản nhất như ?oSiêu thực?, ?oẤn tượng?, ?oTượng trưng? cũng không hiểu nên nói lung tung (tôi đã viết cụ thể trong một số bài viết). Giờ đây với Dương Thu Hương cũng vậy, một tên tuổi lừng lẫy, một ?ochiến sĩ dân chủ? kiên cường nhất, một người tự cho mình là sáng mắt, có trí khôn, còn cả dân chúng Việt (theo hoặc không chống Đảng) đều mù quáng; một người dám cho chế độ do Đảng dựng lên, một Đảng từng dẫn dắt dân tộc đánh thắng sự xâm lược của cả đế quốc Pháp và Mỹ và hiện đang làm cho đất nước ổn định, kinh tế tăng trưởng cao (tất nhiên còn nhiều yếu kém, kể cả tiềm ẩn những nguy cơ mà ai cũng biết),... là một ?othể chế man rợ?, dân chúng ?o không đủ khôn và khát vọng để sống?, cần phải được ?omở mắt ra và biết sống cuộc sống con người!?... Nhưng lại hiện nguyên hình là một người đàn bà, ngoài chuyện bạo miệng, chua ngoa, không còn gì khác. Vì thế, ở cuộc gặp gỡ giữa ?omột chiến sĩ? đang ở trên ?otuyến đầu? như thế với cái hội ?oNgoài những hoạt động bảo vệ tự do và an toàn sinh mạng cho các nhà văn bị ngược đãi và cầm tù, Chi hội PEN tại Hoa Kỳ tranh đấu cho tự do diễn ngôn, phản đối kiểm duyệt tại Hoa Kỳ và hải ngoại, bảo trợ các chương trình và diễn đàn công cộng về các vấn đề văn chương và chính trị đương thời...?, cử tọa không được thấy trí tuệ đối đáp với trí tuệ, hiểu biết đối đáp với hiếu biết, không thấy có sự giao hoà, cảm thông giữa những người văn minh ngoại hạng, lịch thiệp và mẫn tiệp ngoại hạng với nhau, mà chỉ là một cuộc đối thoại khấp khểnh, ông chẳng bà chuộc!
    Dương Thu Hương đã sai lầm khi mang đến nơi sang trọng đó cái bảo bối từng làm cho tên tuổi mình vang dội ?" thái độ của một người đàn bà đành hanh và thứ ngôn ngữ chợ búa. Một người hiểu biết và lịch thiệp không thể dùng câu ?oTôi chọn con đường làm giặc? để chỉ sự dấn thân của mình, trong giao tiếp quốc tế. Vì thực chất Dương Thu Hương nói mình ?olàm giặc? là với hàm ý làm giặc một cách văn minh, chính nghĩa chứ không phải theo nghĩa đen, nhưng làm sao người phiên dịch có thể dịch được ẩn ý này, vì thế ông Nguyễn Quí Đức mới dịch dịu đi là ?otrouble-maker?, không đúng với tinh thần của Dương Thu Hương. Là người đối thoại, Dương Thu Hương lại không hiểu ý người đối thoại, nên mới có tình trạng có những câu trả lời không đúng ý người hỏi, có chỗ ông hỏi trời bà nói đất như Trịnh Lữ đã cho biết: ?okhi Stone hỏi: ?o... đầu tiên chị theo đuổi tham gia phục vụ sự nghiệp của dân tộc mình; sau này thì có vẻ như chị lại đi theo quan niệm về chân lí của riêng mình. Chị có thể nói về chuyện này được không?? thì ông chỉ nhận được câu trả lời chẳng ăn nhập gì: ?oTôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp như ông!?
    Đảng từng dẫn dắt dân tộc đánh thắng sự xâm lược của cả đế quốc Pháp và Mỹ và hiện đang làm cho đất nước ổn định, kinh tế tăng trưởng cao ?" Đông La
    Có lẽ mục đích những người tổ chức đối thoại muốn biết được những suy nghĩ độc đáo hơn và sâu sắc hơn về sự xả thân, về tự do sáng tác và sứ mệnh cao cả của văn chương của Dương Thu Hương khi được gặp trực tiếp người đàn bà lừng danh này, để trưng ra cho cả thế giới được biết. Nhưng rồi chỉ được thưởng thức ở Dương Thu Hương những phỉ báng, thóa mạ, những nhận định thiển cận cực đoan về lịch sử, về chế độ và về dân chúng của chính đất nước mình, kể cả sự xuyên tạc vô lý và buồn cười (như cho việc thanh niên Việt Nam nồng nhiệt chào đón Bill Gates, khách mời của chính Thủ tướng Việt Nam, là hành động chống Chính phủ Việt Nam), những món quá cũ, như thể bà sợ người Mỹ chưa hiểu hết tinh thần chống cộng của mình vậy, khiến ông nhà văn Mỹ chủ trò phải chưng hửng, từ ngạc nhiên qua cử chỉ nhún vai đến lúc hết kiên nhẫn phải phát cáu, khi từ câu hỏi này đến câu hỏi khác của ông không được trả lời thỏa đáng và nghiêm túc, nghĩa là chính bản thân ông, chứ không riêng gì đất nước Việt Nam, cũng không đuợc tôn trọng. Cũng theo tường trình của Trịnh Lữ:
    ?oÔng nói: ?oĐạo lí của nghệ thuật là ở chỗ nó nhận diện được sự thật. Văn chương cũng vậy. Chị nghĩ gì về điều này??.
    Hương đáp: ?oÔng quá thương tôi nên mới hỏi tôi một câu to tát như vậy. Tôi đã nói tôi không phải là nhà văn mà, thưa ông. Tôi xin cám ơn vì ông đã tốt với tôi như thế.?
    Nguyễn Quí Đức dịch cái ý ?othương? và ?otốt với tôi? ấy của Hương bằng từ ?ocompassion?. Và Stone lập tức phản ứng một cách khá gay gắt: ?oCompassion is not required here!? Rồi ông nói thêm vài lời nữa, như thể tự biện chứ không phải cho cử toạ nghe, rằng chúng ta đến nói chuyện với nhau ở đây hôm nay không phải là vì thương cảm xót xa gì với nhau, mà là vì muốn tìm hiểu ý kiến của nhau mà thôi?.
    Thật xấu hổ! Tôi chẳng có gì dính dáng đến Dương Thu Hương cả cũng cảm thấy xấu hổ, đơn giản chỉ vì tôi cũng là một người Việt Nam. Với tôi, Dương Thu Hương là một nhà văn có tài văn trung bình khá, văn của bà không thể xuất chúng được, vì văn chương hiện đại không chỉ là những câu chuyện kể hay mà còn phải chứa đựng những tư tưởng, mà tư tưởng văn chương lại luôn liên quan đến cao thấp, đúng sai, phải trái. Dương Thu Hương chỉ có sự thông thái bình dân nên nhiều vấn đề đặt ra trong tác phẩm không được đa số ủng hộ. Bà được ca tụng ngoài biên giới phần nhiều vì tinh thần chống chế độ. Ví dụ cụ thể nhất về khả năng tư duy của Dương Thu Hương chính là tâm trạng của bà khi chiến tranh kết thúc và miền Nam được giải phóng mà bà đã bộc bạch không chỉ ở cuộc đối thoại lần này: ?oMọi người đều vui sướng còn tôi thì khóc như cha chết vì đội quân thắng trận lại thuộc về một thể chế man rợ hơn bên bại trận?; ?oCuộc chiến ấy là một trò đùa man rợ của lịch sử?, ?ovà nó cho thấy cái đẹp không phải lúc nào cũng thắng, văn minh có lúc phải qui hàng?.
    Nếu dựa trên lịch sử và hoàn cảnh nước ta mà xét thì nhận định như vậy không thể đúng được.Từ khi vua Thành Thái, Duy Tân bị đi đầy, thì giai cấp phong kiến Việt Nam đã đánh mất vai trò của mình. Những người như Khải Định rồi đến Bảo Đại lên làm vua thực chất chỉ là vua bù nhìn, riêng Bảo Đại thì đã bú sữa và ăn bánh mì Pháp, lớn lên ở Pháp, nên thành người Pháp mất rồi. Dân ta đã thực sự bị mất nước.
    Đông La: "Đất nước ổn định, kinh tế tăng trưởng cao" - Nguồn: polarinertia.com
    Với có lẽ đến 99% là dân nghèo thì việc sinh ra một Đảng Cộng Sản là đảng của những người nghèo là một lẽ tự nhiên, rồi dân tin theo Đảng thực hiện công cuộc giải phóng và thiết lập một thể chế với lý tưởng công bằng bác ái cũng là lẽ tự nhiên. Còn cái ý ngu đần mà tôi đã đọc ở đâu đó là sao dân ta không ngoan ngoãn lệ thuộc để giờ sung sướng hơn thì nếu tất cả những cuộc xâm lăng trên thế giới không bị chống lại không biết thế giới ngày nay sẽ như thế nào? Nó sẽ thuộc về quân Nguyên xưa hay thuộc Hít-le...? Như vậy, làm sao một thể chế được hình thành do chiến thắng ngoại xâm lại man rợ hơn một thể chế được nước ngoài dựng lên để thực hiện cuộc chiến ý thức hệ? Cuộc xâm lăng với ý thức thống trị và ý thức hệ của đế quốc không thể là ?otrò đùa? và việc tự vệ và chống xâm lược càng không thể là ?otrò đùa?! Giờ đây chúng ta đã khép lại quá khứ, bang giao với tất cả các nước, nhiều cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam yêu Việt Nam còn hơn nhiều người Việt Nam, nhưng sự xâm lược đối với lương tri và một trí óc lành mạnh sẽ mãi mãi không bao giờ có thể là ?ocái đẹp?, là ?ovăn minh? được!
    Dương Thu Hương nói vậy, không phải là người thiểu năng trí tuệ thì cũng là một người bị bệnh! Ngay cả lấy việc tụt hậu và yếu kém của nước ta và sự tha hóa của một số cán bộ hiện tại để chứng minh những điều đó cũng là việc làm đơn giản và thiển cận. Còn tại sao lại tụt hậu, tại sao lại yếu kém, làm sao để khắc phục, sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản phải thay đổi ra sao cho phù hợp với xã hội Việt Nam hiện đại?... là những bài toán rất lớn, đã nhiều người phân tích, kể cả trên diễn đàn của Đại hội Đảng và Quốc hội, bản thân tôi cũng đã viết ít nhiều trên mạng, mong đóng góp được những lời giải nho nhỏ vào công cuộc giải những bài toán lớn ấy, nhưng không phải ở bài viết này.
    Tp. HCM 7/5/2006
  10. chua

    chua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2005
    Bài viết:
    841
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc được bài vè rất Việt Nam và tớ cũng đọc được bài của các bạn về Dương Thu Hương
    Tớ chẳng biết phân tích phê bình đáng giá ..tớ chỉ up bài vè này lên ,các bạn cùng suy nghĩ
    Về chữ Vô
    Chịu ơn không biết
    Là người vô ơn
    Không gì quý hơn
    Gọi là vô giá ( không có gì quý hơn độc lập tự do )
    Chẳng làm gì cả
    Là người vô can
    Tàn ác gian tham
    Là quân vô lại
    Không hề tồn tại
    Gọi là vô hình
    Nói năng linh tinh
    Là người vô ý
    Không hề thiên vị
    Là người vô tư
    Không biết dạ thưa
    Là người vô lễ
    Sai đúng mặc kệ
    Là kẻ vô tâm
    Vứt bỏ chẳng cần
    Là đồ vô dụng
    Không có chủ bụng
    Là kẻ vô tình
    Không ai thắng mình
    Là người vô địch
    Không tên ,tung tích
    Gọi người vô danh( những liệt sĩ vô danh) của chúng ta
    Cuộc sống an bình ( ở một nước tiến bộ ...khôn hay dại )
    Gọi là vô sự
    Không hiểu mọi thứ
    Là kẻ vô tri
    Chẳng biết hướng đi
    Gọi là vô định
    Không chữa khỏi bệnh
    Gọi là vô phương
    Của để ngoài đường
    Là thứ vô chủ
    Không bao giờ đủ
    Gọi là vô cùng
    Tự dưng nổi khùng
    Đúng là vô cớ
    là người vô ...gì nhỉ

Chia sẻ trang này