1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện bên bàn nước và bên lề chuyến đi

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi Cao_Son_new, 26/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Đoàn chúng tôi có 5 người, mình chị là nữ. Anh bạn cùng cơ quan không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lồ lộ của chị. Tôi sắp xếp anh đèo chị để 2 người có cơ hội gần gũi nhau trong suốt chuyến đi. Đêm đầu tiên ở thung lũng Mai Châu, anh và chị đều không ngủ. Chị thức vì cảm xúc với thiên nhiên bất chợt dâng trào. Một thế giới mới không có khói thuốc bồ đà và rượu mạnh, không có những nỗi đau ám ảnh. Còn anh thức vì chị.
    Tôi bảo chị ?osống ở đời, làm người là khổ rồi, là gái còn khổ hơn. Gái xấu thì khổ một, gái đẹp khổ gấp trăm lần. Ngày mai, trên đỉnh đèo hoang vắng kia, chị hãy đái đứng một lần như đàn ông, xem cuộc đời có bớt khổ hay không?. Chị cười rồi trả lời ?otôi đi với ông đến nơi khỉ ho cò gáy như thế này để gạt bớt bụi trần, cho lòng thanh thản, ông đừng lắm chuyện?. Tôi lơ mơ rồi chìm vào trong giấc ngủ giữa chốn đại ngàn. Bên tai tôi vẫn thoang thoảng tiếng rì rầm của anh, tiếng cười hinh hic của chị. Trong giấc mơ, tôi thấy chị hoá tiên, bay lượn ở trên giời rồi thỉnh thoảng lại nhổ một bãi nước bọt vào thằng đàn ông nào đó. Tôi hoàn toàn không xác định được rằng, lúc đó tôi cũng thành tiên ông bay lượn với chị hay cùng đám đàn ông nơi hạ giới nháo nhác chạy tìm chỗ trú ẩn. Có lẽ tôi nằm trong đám hạ dân trần thế vì chị thấy tôi mê sảng, hò hét và vùng vẫy. Chị đánh thức tôi dậy. Người tôi bải hoải. Tôi chợt thấy tiếc, giấc mơ đó đáng lẽ dành cho chị, chị sẽ phần nào bớt đau đớn. Anh và chị ngồi bên cạnh cửa sổ. Ánh trăng bàng bạc sau lưng. Tiếng côn trùng nỉ non. Tiếng cọt kẹt của ván nứa nhà sàn. Tôi thức mà như ngủ. Bỗng nhiên tôi thấy sợ.
    Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm để khởi hành. Đôi mắt anh thâm vì mất ngủ nhưng không giấu được niềm hân hoan. Trong suốt chuyến đi, anh chăm sóc chị như người bạn gái thân thiết. Tôi mong cho mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.
    Một thời gian sau, tôi thấy anh thần sắc trễ nải, công việc không trôi chảy. Thỉnh thoảng anh lại buông một tiếng thở dài thườn thượt, rồi lại ngơ ngác nhìn mọi người xung quanh. Với tư cách là đồng sự, là người hướng dẫn trong công việc, tôi phải nói chuyện với anh.
    _ Có chuyện gì không ổn à?
    _ Có chút rắc rối. Anh lưỡng lự rồi trả lời tôi. Anh đang kịch chiến với phụ huynh vì lý do đi chơi về muộn, thỉnh thoảng lại không ngủ ở nhà. Và đáp trả sự mất nết của cậu con trai, phụ huynh anh cấm vận không cho anh sử dụng xe máy.
    Tôi cố kìm tiếng thở dài. Đây là bi kịch của bất cứ cậu học sinh cấp III nào đang tập làm người lớn. Tôi thấy thương anh, ngần này tuổi đầu vẫn chưa đủ vững vàng để thoát khỏi vòng cương toả của phụ huynh. Tôi thấy thương chị vì có người đàn ông như thế theo đuổi. Tôi thương tôi vì ngộ nhận người đồng nghiệp. Tôi vớt vát an ủi anh
    _ Cũng chẳng sao đâu, mọi chuyện rồi sẽ qua.
    _ Tôi sẽ thuê nhà ở riêng ông ạ. Anh bất chợt hào hứng đưa ra một kế hoạch ?ođộng trời?.
    Sau buổi nói chuyện ấy, tôi không dám gặp chị. Tôi sợ chị hỏi thêm về anh. Tôi sẽ không biết trả lời chị thế nào. Một người đàn ông vẫn bị bố cấm vận không cho dùng xe máy, liệu có thể che chở cho chị giữa cuộc đời giông bão không!? Câu trả lời không nói ra nhưng ai cũng hiểu.
    Chị đã thôi đi chơi đêm và chuyển đến một chỗ làm mới. Tôi biết rằng, chị đang cố thoát khỏi quá khứ. Bất luận vì động cơ gì đi chăng nữa, tôi cũng mừng cho chị.
    Rút cuộc thì cuộc chiến của anh với phụ huynh cũng đến hồi kết. Các cụ nhượng bộ để anh sử dụng xe máy. Và công cuộc thuê nhà riêng của anh coi như phá sản toàn tập. Tôi coi đây là một cuộc đấu tranh cách mạng không triệt để, cuộc khởi nghĩa tự phát không định hướng rõ ràng. Và chắc chắn, nó sẽ bị dìm trong bể máu.
    Tôi đợi ngày anh dũng cảm đưa chị về giới thiệu với gia đình. Tôi khắc khoải đợi trong sự tuyệt vọng. Ngày ấy chắc sẽ chẳng bao giờ đến.
    Tôi thấy anh vui hơn. Công việc bắt đầu suôn sẻ. Anh đã lấy lại phong độ như ngày nào, một người đàn ông chững chạc và có vẻ bản lĩnh. Tôi vẫn hi vọng rằng những gì tôi đã nghĩ về anh là sai hoặc biết đâu cuộc sống còn nhiều điều bất ngờ mà tôi không lường trước được. Tôi vẫn hay nghĩ về tương lai với một ảo tưởng, anh sẽ quì gối cầu hôn chị như những chàng hoàng tử trong chuyện cổ tích.
    Tôi bỗng phát hiện, không hiểu từ lúc nào, có lẽ từ khi quen chị, hôm nào đi làm anh cũng xách theo một chai lavie đựng một thứ nước đen đen nhờ nhờ. Lúc đầu tôi cũng không quan tâm lắm, một người đàn ông như anh thì có thể xách theo bất kỳ cái gì mẹ đưa cho vào buổi sáng trước khi đi làm giống như ngày xưa mẹ đưa cho tôi chai nước vối khi đi mẫu giáo. Nhưng tôi bắt đầu quan tâm, khi bắt gặp anh uống thứ nước ấy một cách vụng trộm, giấu giếm. Một lần anh sơ ý để quên chai nước trên bàn, tôi uống trộm một ngụm để thẩm định. Vị giác của tôi mách bảo đây là mùi thuốc bắc chứ không phải nước thuốc phiện. Ám ảnh về chuyện anh nghiện ma tuý được xoá sạch trong tâm thức. Có lẽ anh bị bệnh gì chăng!?
    Nhiều ngày như thế, tôi thấy quen với hình ảnh anh nhớn nhác nhìn mọi người trong phòng rồi tu vội một ngụm nước đen đen. Một lần, nhân lúc trong phòng chỉ có hai người, tôi lựa lời hỏi anh.
    _ Anh em mình đều là đàn ông cả. Ông uống cái gì đấy, cho tôi uống với.
    _ Anh sững người một lúc rồi bật khóc. Ông ơi tôi khổ quá. Tại sao ông giời lại đầy đoạ tôi như thế. Thanh niên trai tráng khoẻ mạnh như tôi mà lại bị ?otrên bảo dưới không nghe?.
    Đến lượt tôi bàng hoàng. Cho dù trí tưởng tượng của tôi phong phú đến đâu, tôi cũng không thể tưởng tượng được tình huống này. Bất giác tôi than: ?oChị ơi, sao đời chị khổ thế này?
    Thưa anh Marijuana và anh Cao Xà Lá. Thú thực, tôi thấy cực kỳ khó khăn khi viết về chị và những người xung quanh chị. Viết về những người gần gũi với mình dễ mà hoá khó. Dễ vì mình có nhiều tư liệu để tham khảo, chọn lọc. Khó vì sợ mất lòng, sợ nhân vật không hiểu hết cái tình mình dành cho họ.
    Câu chuyện ?otình? tôi kể trên không có hồi kết các anh ạ. Nguyên nhân thì mọi người cũng mù mờ biết, nhưng chị là người biết rõ nhất. Chính vì vậy, tôi mới liệt anh vào nhóm những người không đáng nhớ của chị. Nhưng lại là rất đáng nhớ của tôi.
  2. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Thưa người Cao Xà Lá.
    Hôm qua anh có nhắn tin thông báo thời tiết không thuận lợi cho chuyến đi tới. Cũng không hẳn thế đâu anh ạ. Trời đang mưa Ngâu. Ngưu Lang Chức Nữ đang khóc trên cầu Ô thước. Dưới hạ giới cũng sẽ có kẻ khóc trên cầu Tạ Khoa. Đến ông giời còn thương cho đôi tình nhân ấy, lẽ nào chúng ta là những người bạn lại không đội mưa đội gió vì họ.
  3. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Thưa người Cao Xà Lá.
    Hôm qua anh có nhắn tin thông báo thời tiết không thuận lợi cho chuyến đi tới. Cũng không hẳn thế đâu anh ạ. Trời đang mưa Ngâu. Ngưu Lang Chức Nữ đang khóc trên cầu Ô thước. Dưới hạ giới cũng sẽ có kẻ khóc trên cầu Tạ Khoa. Đến ông giời còn thương cho đôi tình nhân ấy, lẽ nào chúng ta là những người bạn lại không đội mưa đội gió vì họ.
  4. tamlytrilieu

    tamlytrilieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi bận quá, giờ mới đọc được bài của các anh. Xin chia buồn với anh chàng phong độ nhưng thiếu thiên chất của người đàn ông.
    Khổ lắm, trẻ thế mà mắc bệnh đấy thì thà chết còn hơn.
  5. tamlytrilieu

    tamlytrilieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi bận quá, giờ mới đọc được bài của các anh. Xin chia buồn với anh chàng phong độ nhưng thiếu thiên chất của người đàn ông.
    Khổ lắm, trẻ thế mà mắc bệnh đấy thì thà chết còn hơn.
  6. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Lệnh Hồ Xung, Người đàn ông vác kiếm.
    Hai anh kính mến. Hôm trước tôi đã kể sơ qua về một người đồng nghiệp bị yếu sinh lý. Hôm nay, mưa gió bão bùng, khách khứa không có, tôi nhẩn nha kể thêm về một người đàn ông trong số những người không đáng nhớ của chị.
    Tôi vốn sức yếu, nên cũng cố tập một môn công nào đó để phòng thân. Cũng chính vì cái sự gửi gắm một phần đời cho võ thuật nên tôi rất thích những người đàn ông phỉ chí giang hồ. Nhất là có một người đàn ông phi xe máy thay ngựa với thanh kiếm treo trên vai. Phải nói trước, chuyện về người đàn ông này do mọi người kể lại và tôi chọn lọc sắp xếp. Thông tin có thể đúng, có thể chỉ đúng một phần, hoặc có thể sai hoàn toàn. Nhưng cá nhân tôi, ít nhất 3 lần tôi đã nhìn thấy người đàn ông đó, và tất nhiên, không thiếu thanh kiếm lủng lẳng trên vai.
    Tôi nghiệm thấy có 3 cách đeo kiếm. Các quan võ An nam ngày xưa đeo một kiểu, ngày nay ta vẫn nhìn thấy qua những vở tuồng. Vỏ kiếm đuợc nối với 1 sợi dây treo tòng teng ở bên trái thắt lưng. Võ quan vừa đi khệnh khạng vừa chống tay vào đốc kiếm. Trông thế mới uy nghi. Các Samurai nhật bản dùng 2 thanh kiếm, một dài một ngắn. Cả 2 thanh đều được giắt thẳng vào thắt lưng chắc chắn và gọn gàng. Trông họ thực sự là những chiến binh. Còn các cao nhân bôn tẩu giang hồ bên đất Tầu, kiếm thường được bọc vào túi vải và treo ở sau lưng. Đàn ông thì túi trắng, đàn bà thì túi hồng. Sở dĩ kiếm được bọc một cách kỹ lưỡng như vậy, vì các cao nhân thường giấu danh phận và hay dùng kiếm quí. Kiếm của họ như một cuốn hộ chiếu ngày nay. Kiếm được rút ra là biết họ là ai, thuộc chi nào, môn công gì, tiếng tăm giang hồ tới đâu?
    Có phải vì thế mà anh cũng dùng một thanh kiếm có túi vải bọc ngoài. Cái túi ấy, màu xanh lá cây.
    Lần đầu tôi thoáng gặp anh ở trên đường. Anh đèo chị đi làm. Chuôi kiếm mầu đỏ, thập thò trong cái túi xanh, trông vô cùng ấn tượng. Tôi sững người nhìn theo họ và miên man với những suy tưởng. Trước hết, tôi thấy vui, tôi mừng cho chị. Cuối cùng thì chị cũng tìm được một trượng phu, một người nghĩa khí. Mặc dù, đeo kiếm ra ngoài đường tôi cũng hơi thấy kỳ kỳ. Rồi tôi tự giải thích thanh minh cho anh, chắc sáng nay anh có cuộc biểu diễn? Hoặc anh mang theo để tự vệ vì có băng nhóm giang hồ nào đó định hãm hại anh. Tôi tìm thấy một tỉ lý do biện minh cho hành vi ấy. Kể cả lý do anh hơi dở người. Mà hâm thì cũng có sao đâu, ngay như tôi, nhiều hôm động cỡn tôi xách súng lang thang ngoài phố cho oai để rồi phải lục ví trình giấy phép sử dụng khi bị công an hỏi. Nhất định hôm nào gặp chị tôi sẽ hỏi về anh ấy.
    Sự ám ảnh của thanh kiếm chuôi đỏ túi xanh khiến tôi không thể đợi được đến lúc gặp chị. Tôi nhấc máy điện thoại gọi cho chị
    _ Alô, chị khoẻ chứ. Tôi không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào cho hợp lý.
    _ Cảm ơn anh, tôi khoẻ.
    _ À. Hôm nay tôi nhìn thấy chị ngoài đường. Tôi ra vẻ hào hứng như chợt nhớ ra điều ấy. Anh nào đèo chị thế?
    _ Ha ha ha. Chị cười một cách sảng khoái. Lúc khác sẽ kể cho anh nghe. Hay lắm. Chị giải thích thêm.
    _ Bây giờ không được sao?
    _ Không được, bây giờ không tiện.
    Cuộc đối thoại khiến tôi càng tò mò về con người hảo hán kia. Tôi gọi điện cho các bạn trong làng võ hỏi xem võ lâm VN bây giờ ai đang là cao thủ kiếm thuật. Các bạn tôi cũng không cung cấp được gì nhiều. Một phần vì bận làm ăn, không quan tâm đến cung kiếm. Phần nữa môn võ bây giờ được ưa dùng là võ mồm, võ lưỡi mềm mại, nên họ chỉ có thể phỏng đoán. Người thì bảo hình như ông A, người thì bảo có thể anh B? Sau một hồi tham khảo và dùng phương pháp loại trừ, tôi vẫn không thể xác định được anh là ai trong những cao thủ võ lâm. Tôi thở dài, thế kỷ 21, máy tính và vũ khí nguyên tử đã tiễn đưa thanh kiếm, biểu tượng của quyền lực một thời, vào thế giới của những câu chuyện cổ tích. Tôi càng kính phục anh.
    Lần thứ 2 tôi nhìn thấy anh cũng ngoài đường. Anh vẫn đèo chị. Đi rất nhanh và hoà vào dòng người nườm nượp. Cái chuôi kiếm đỏ đỏ xanh xanh thoắt ẩn thoắt hiện.. Nhất định thanh kiếm của anh là kiếm quí. Không khéo là thanh Thượng Phương Bảo kiếm của vua chúa ngày xưa cũng nên. Tôi tiếc ngẩn ngơ vì không kịp gọi
    Đến cơ quan tôi bèn bốc ngay điện thoại. Lần này tôi không gọi cho chị nữa. Tôi nghĩ chi đang say sưa với với những đường kiếm hiểm hóc và nhất định sẽ không kể gì về anh cho tôi nghe. Tôi gọi cho người bạn gái thân của chi với một hi vọng mong manh: Chị ấy sẽ biết gì đó. Bạn chị kể lại với tôi rằng, chị ấy có một lần đi chơi với anh và chị. Suốt cả buổi đi chơi, anh rất hào hứng kể lại các trận huyết chiến anh đã từng tham gia. Nào là đá một cái, một thằng ngã xuống mương và gẫy 2 xương sườn. Nào là đấm bụp bụp thằng kia nhanh hơn Mohamet Ali khiến đối phương tối tăm mặt mũi, máu trào ra cả đằng tai. Rồi thì đốn người như đốn chuối khiến tôi liên tưởng đến truyện ?oChém treo ngành?. Tôi hỏi lại kỹ càng xem có thấy anh dùng kiếm không? Chị bạn bảo không. Tôi nghĩ chắc trình độ kiếm thuật của anh đã đạt đến độ thượng thừa như Lệnh Hồ Xung. Đấu kiếm mà không dùng kiếm, chỉ dùng kiếm ý, tức là tưởng tượng ra các đường kiếm đánh nhau mà cũng phân thắng bại. Nhất định tôi sẽ phải diện kiến anh, hi vọng anh bảo ban cho đôi đường kiếm luận.
    Ngày nào anh cũng đưa chị đi làm và đón chị về. Tối, anh chị lại đi chơi. Thời gian của chị hoàn toàn không có kẽ hở để tôi len vào. Gọi điện chỉ nghe được tiếng chị cười hi hí rồi khất lần lúc nào gặp sẽ kể: Hay lắm! Thôi thì hay đến độ nào tôi không biết, nhưng cứ thấy chị vui thế này là tôi mừng rồi.
    Bận bịu với cơm áo gạo tiền làm tôi quên mất bổn phận người con. Dễ có đến vài tháng tôi chưa qua thăm các cụ. Kẻ giang hồ thường đặt 4 chữ: Trung, Hiếu, Nghĩa, Dũng lên đầu. Tôi không làm tròn chữ Hiếu. Tôi thấy có lỗi với cha mẹ và tự cảm thấy xấu hổ với anh, một người hoàn toàn chưa thấy mặt. Tôi bèn điện thoại hỏi thăm cha mẹ. Bố tôi ở nhà đọc báo. Mẹ tôi đi vắng. Bố tôi bảo bà dạo này tham gia câu lạc bộ phụ lão, tối thì đi múa quạt, sáng thì đi tập ba la chuỳ và kiếm. Tôi động viên bố tôi sinh hoạt cùng mẹ tôi cho khuây khỏa. Người già không hoạt động sẽ lắm bệnh tật. Bố tôi bảo: ?osáng sáng tao đi bộ một mình cũng được, tập múa kiếm với ****** quả dưa hấu tròn tròn, bổ ra làm tư cứ nhứ múa tuồng ấy?. Tôi đính chính lại ?oThái cực kiếm? đấy bố ạ.
    Đặt ống nghe xuống rồi. Tôi bỗng giật thót mình. Lại kiếm? Mẹ tôi đi tập kiếm! Người đàn ông vác thanh kiếm! Có gì liên hệ với nhau đây? Tôi không đợi được nữa, phóng xe ngay về thăm bố mẹ tôi.
    Bố tôi rất ngạc nhiên thấy tôi về đột xuất. Ông hỏi có việc gì không? Tôi ậm ừ cho qua chuyện rồi hỏi mẹ đi đâu, bao giờ về. Ông bảo không biết. Tôi đành ngồi đợi.
    Bỗng tôi thấy góc nhà có một cái túi xanh dài dài, thò ra một cái đỏ đỏ. Tôi chùi mắt một lần, hai lần, cái túi xanh xanh vẫn không biến mất. Tim tôi đập mạnh, chân tay bủn rủn. Tôi tiến gần cái túi xanh một cách thận trọng, như thể một sơ xuất nhỏ cũng làm nó biến mất.
    Cái túi xanh vẫn đứng nguyên ở góc nhà. Chuôi kiếm mầu đỏ thò ra thách thức.
    Tôi thò tay nắn thử. Hình như là kiếm. Tôi tự véo mình một cái. Đau quá, không phải là mơ. Tôi cầm lên. Chắc chắn là kiếm rồi. Tôi khẽ rút ra khỏi vỏ. Ánh thép sáng loà. Thân kiếm dập nổi 4 chữ Nhật Nguyệt Thần Kiếm. Tôi xây xẩm mặt mày, đút vội thanh kiếm vào vỏ và đặt trở lại vị trí cũ. Mặt tôi tái nhợt, tôi quay lại và lắp bắp hỏi bố tôi xem thanh kiếm từ đâu tới. Bố tôi nhìn tôi lạ lẫm, cứ ngỡ tôi bị cảm. Ông bảo mua thanh kiếm này ở Trịnh Hoài Đức cho mẹ tôi đi tập thể dục buổi sáng.
    Tôi như đang đi trên mây, thực giả lẫn lộn. Tôi phóng vội ra Trinh Hoài Đức để kiểm tra. Không thể tin vào mắt mình, kiếm ở đây nhiều đến mức có thể trang bị đầy đủ cho toàn bộ quân cấm vệ của bất cứ triều đại nào. Giá cả đồng hạng 30 ngàn cho các thanh kiếm chuôi đỏ có khuyến mại túi đeo mầu xanh. Người ta giải thích bây giờ nhiều cụ già thích tập múa kiếm.
    Tôi như người mất hồn, thảng thốt gọi điện cho chị yêu cầu được gặp. Thấy tình hình có vẻ không ổn, chị hẹn chiều đi làm về sẽ tạt qua cơ quan tôi.
    Lần thứ 3 tôi nhìn thấy anh. Anh đèo chị qua gặp tôi. Lần này tôi lau kính thật sáng để nhìn anh cho rõ. Tôi dường như không tin vào mắt mình. Mặt anh búng ra sữa. Thiếu 2 tháng anh mới tròn 16, cái tuổi điên điên dở dở.
    Bất giác tôi lại than lên rằng ?o Chị ơi, sao chị khổ thế chị ơi?.
    Được Cao Son sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 31/08/2004
  7. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Lệnh Hồ Xung, Người đàn ông vác kiếm.
    Hai anh kính mến. Hôm trước tôi đã kể sơ qua về một người đồng nghiệp bị yếu sinh lý. Hôm nay, mưa gió bão bùng, khách khứa không có, tôi nhẩn nha kể thêm về một người đàn ông trong số những người không đáng nhớ của chị.
    Tôi vốn sức yếu, nên cũng cố tập một môn công nào đó để phòng thân. Cũng chính vì cái sự gửi gắm một phần đời cho võ thuật nên tôi rất thích những người đàn ông phỉ chí giang hồ. Nhất là có một người đàn ông phi xe máy thay ngựa với thanh kiếm treo trên vai. Phải nói trước, chuyện về người đàn ông này do mọi người kể lại và tôi chọn lọc sắp xếp. Thông tin có thể đúng, có thể chỉ đúng một phần, hoặc có thể sai hoàn toàn. Nhưng cá nhân tôi, ít nhất 3 lần tôi đã nhìn thấy người đàn ông đó, và tất nhiên, không thiếu thanh kiếm lủng lẳng trên vai.
    Tôi nghiệm thấy có 3 cách đeo kiếm. Các quan võ An nam ngày xưa đeo một kiểu, ngày nay ta vẫn nhìn thấy qua những vở tuồng. Vỏ kiếm đuợc nối với 1 sợi dây treo tòng teng ở bên trái thắt lưng. Võ quan vừa đi khệnh khạng vừa chống tay vào đốc kiếm. Trông thế mới uy nghi. Các Samurai nhật bản dùng 2 thanh kiếm, một dài một ngắn. Cả 2 thanh đều được giắt thẳng vào thắt lưng chắc chắn và gọn gàng. Trông họ thực sự là những chiến binh. Còn các cao nhân bôn tẩu giang hồ bên đất Tầu, kiếm thường được bọc vào túi vải và treo ở sau lưng. Đàn ông thì túi trắng, đàn bà thì túi hồng. Sở dĩ kiếm được bọc một cách kỹ lưỡng như vậy, vì các cao nhân thường giấu danh phận và hay dùng kiếm quí. Kiếm của họ như một cuốn hộ chiếu ngày nay. Kiếm được rút ra là biết họ là ai, thuộc chi nào, môn công gì, tiếng tăm giang hồ tới đâu?
    Có phải vì thế mà anh cũng dùng một thanh kiếm có túi vải bọc ngoài. Cái túi ấy, màu xanh lá cây.
    Lần đầu tôi thoáng gặp anh ở trên đường. Anh đèo chị đi làm. Chuôi kiếm mầu đỏ, thập thò trong cái túi xanh, trông vô cùng ấn tượng. Tôi sững người nhìn theo họ và miên man với những suy tưởng. Trước hết, tôi thấy vui, tôi mừng cho chị. Cuối cùng thì chị cũng tìm được một trượng phu, một người nghĩa khí. Mặc dù, đeo kiếm ra ngoài đường tôi cũng hơi thấy kỳ kỳ. Rồi tôi tự giải thích thanh minh cho anh, chắc sáng nay anh có cuộc biểu diễn? Hoặc anh mang theo để tự vệ vì có băng nhóm giang hồ nào đó định hãm hại anh. Tôi tìm thấy một tỉ lý do biện minh cho hành vi ấy. Kể cả lý do anh hơi dở người. Mà hâm thì cũng có sao đâu, ngay như tôi, nhiều hôm động cỡn tôi xách súng lang thang ngoài phố cho oai để rồi phải lục ví trình giấy phép sử dụng khi bị công an hỏi. Nhất định hôm nào gặp chị tôi sẽ hỏi về anh ấy.
    Sự ám ảnh của thanh kiếm chuôi đỏ túi xanh khiến tôi không thể đợi được đến lúc gặp chị. Tôi nhấc máy điện thoại gọi cho chị
    _ Alô, chị khoẻ chứ. Tôi không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào cho hợp lý.
    _ Cảm ơn anh, tôi khoẻ.
    _ À. Hôm nay tôi nhìn thấy chị ngoài đường. Tôi ra vẻ hào hứng như chợt nhớ ra điều ấy. Anh nào đèo chị thế?
    _ Ha ha ha. Chị cười một cách sảng khoái. Lúc khác sẽ kể cho anh nghe. Hay lắm. Chị giải thích thêm.
    _ Bây giờ không được sao?
    _ Không được, bây giờ không tiện.
    Cuộc đối thoại khiến tôi càng tò mò về con người hảo hán kia. Tôi gọi điện cho các bạn trong làng võ hỏi xem võ lâm VN bây giờ ai đang là cao thủ kiếm thuật. Các bạn tôi cũng không cung cấp được gì nhiều. Một phần vì bận làm ăn, không quan tâm đến cung kiếm. Phần nữa môn võ bây giờ được ưa dùng là võ mồm, võ lưỡi mềm mại, nên họ chỉ có thể phỏng đoán. Người thì bảo hình như ông A, người thì bảo có thể anh B? Sau một hồi tham khảo và dùng phương pháp loại trừ, tôi vẫn không thể xác định được anh là ai trong những cao thủ võ lâm. Tôi thở dài, thế kỷ 21, máy tính và vũ khí nguyên tử đã tiễn đưa thanh kiếm, biểu tượng của quyền lực một thời, vào thế giới của những câu chuyện cổ tích. Tôi càng kính phục anh.
    Lần thứ 2 tôi nhìn thấy anh cũng ngoài đường. Anh vẫn đèo chị. Đi rất nhanh và hoà vào dòng người nườm nượp. Cái chuôi kiếm đỏ đỏ xanh xanh thoắt ẩn thoắt hiện.. Nhất định thanh kiếm của anh là kiếm quí. Không khéo là thanh Thượng Phương Bảo kiếm của vua chúa ngày xưa cũng nên. Tôi tiếc ngẩn ngơ vì không kịp gọi
    Đến cơ quan tôi bèn bốc ngay điện thoại. Lần này tôi không gọi cho chị nữa. Tôi nghĩ chi đang say sưa với với những đường kiếm hiểm hóc và nhất định sẽ không kể gì về anh cho tôi nghe. Tôi gọi cho người bạn gái thân của chi với một hi vọng mong manh: Chị ấy sẽ biết gì đó. Bạn chị kể lại với tôi rằng, chị ấy có một lần đi chơi với anh và chị. Suốt cả buổi đi chơi, anh rất hào hứng kể lại các trận huyết chiến anh đã từng tham gia. Nào là đá một cái, một thằng ngã xuống mương và gẫy 2 xương sườn. Nào là đấm bụp bụp thằng kia nhanh hơn Mohamet Ali khiến đối phương tối tăm mặt mũi, máu trào ra cả đằng tai. Rồi thì đốn người như đốn chuối khiến tôi liên tưởng đến truyện ?oChém treo ngành?. Tôi hỏi lại kỹ càng xem có thấy anh dùng kiếm không? Chị bạn bảo không. Tôi nghĩ chắc trình độ kiếm thuật của anh đã đạt đến độ thượng thừa như Lệnh Hồ Xung. Đấu kiếm mà không dùng kiếm, chỉ dùng kiếm ý, tức là tưởng tượng ra các đường kiếm đánh nhau mà cũng phân thắng bại. Nhất định tôi sẽ phải diện kiến anh, hi vọng anh bảo ban cho đôi đường kiếm luận.
    Ngày nào anh cũng đưa chị đi làm và đón chị về. Tối, anh chị lại đi chơi. Thời gian của chị hoàn toàn không có kẽ hở để tôi len vào. Gọi điện chỉ nghe được tiếng chị cười hi hí rồi khất lần lúc nào gặp sẽ kể: Hay lắm! Thôi thì hay đến độ nào tôi không biết, nhưng cứ thấy chị vui thế này là tôi mừng rồi.
    Bận bịu với cơm áo gạo tiền làm tôi quên mất bổn phận người con. Dễ có đến vài tháng tôi chưa qua thăm các cụ. Kẻ giang hồ thường đặt 4 chữ: Trung, Hiếu, Nghĩa, Dũng lên đầu. Tôi không làm tròn chữ Hiếu. Tôi thấy có lỗi với cha mẹ và tự cảm thấy xấu hổ với anh, một người hoàn toàn chưa thấy mặt. Tôi bèn điện thoại hỏi thăm cha mẹ. Bố tôi ở nhà đọc báo. Mẹ tôi đi vắng. Bố tôi bảo bà dạo này tham gia câu lạc bộ phụ lão, tối thì đi múa quạt, sáng thì đi tập ba la chuỳ và kiếm. Tôi động viên bố tôi sinh hoạt cùng mẹ tôi cho khuây khỏa. Người già không hoạt động sẽ lắm bệnh tật. Bố tôi bảo: ?osáng sáng tao đi bộ một mình cũng được, tập múa kiếm với ****** quả dưa hấu tròn tròn, bổ ra làm tư cứ nhứ múa tuồng ấy?. Tôi đính chính lại ?oThái cực kiếm? đấy bố ạ.
    Đặt ống nghe xuống rồi. Tôi bỗng giật thót mình. Lại kiếm? Mẹ tôi đi tập kiếm! Người đàn ông vác thanh kiếm! Có gì liên hệ với nhau đây? Tôi không đợi được nữa, phóng xe ngay về thăm bố mẹ tôi.
    Bố tôi rất ngạc nhiên thấy tôi về đột xuất. Ông hỏi có việc gì không? Tôi ậm ừ cho qua chuyện rồi hỏi mẹ đi đâu, bao giờ về. Ông bảo không biết. Tôi đành ngồi đợi.
    Bỗng tôi thấy góc nhà có một cái túi xanh dài dài, thò ra một cái đỏ đỏ. Tôi chùi mắt một lần, hai lần, cái túi xanh xanh vẫn không biến mất. Tim tôi đập mạnh, chân tay bủn rủn. Tôi tiến gần cái túi xanh một cách thận trọng, như thể một sơ xuất nhỏ cũng làm nó biến mất.
    Cái túi xanh vẫn đứng nguyên ở góc nhà. Chuôi kiếm mầu đỏ thò ra thách thức.
    Tôi thò tay nắn thử. Hình như là kiếm. Tôi tự véo mình một cái. Đau quá, không phải là mơ. Tôi cầm lên. Chắc chắn là kiếm rồi. Tôi khẽ rút ra khỏi vỏ. Ánh thép sáng loà. Thân kiếm dập nổi 4 chữ Nhật Nguyệt Thần Kiếm. Tôi xây xẩm mặt mày, đút vội thanh kiếm vào vỏ và đặt trở lại vị trí cũ. Mặt tôi tái nhợt, tôi quay lại và lắp bắp hỏi bố tôi xem thanh kiếm từ đâu tới. Bố tôi nhìn tôi lạ lẫm, cứ ngỡ tôi bị cảm. Ông bảo mua thanh kiếm này ở Trịnh Hoài Đức cho mẹ tôi đi tập thể dục buổi sáng.
    Tôi như đang đi trên mây, thực giả lẫn lộn. Tôi phóng vội ra Trinh Hoài Đức để kiểm tra. Không thể tin vào mắt mình, kiếm ở đây nhiều đến mức có thể trang bị đầy đủ cho toàn bộ quân cấm vệ của bất cứ triều đại nào. Giá cả đồng hạng 30 ngàn cho các thanh kiếm chuôi đỏ có khuyến mại túi đeo mầu xanh. Người ta giải thích bây giờ nhiều cụ già thích tập múa kiếm.
    Tôi như người mất hồn, thảng thốt gọi điện cho chị yêu cầu được gặp. Thấy tình hình có vẻ không ổn, chị hẹn chiều đi làm về sẽ tạt qua cơ quan tôi.
    Lần thứ 3 tôi nhìn thấy anh. Anh đèo chị qua gặp tôi. Lần này tôi lau kính thật sáng để nhìn anh cho rõ. Tôi dường như không tin vào mắt mình. Mặt anh búng ra sữa. Thiếu 2 tháng anh mới tròn 16, cái tuổi điên điên dở dở.
    Bất giác tôi lại than lên rằng ?o Chị ơi, sao chị khổ thế chị ơi?.
    Được Cao Son sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 31/08/2004
  8. tamlytrilieu

    tamlytrilieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Vậy đoàn Tây bắc sắp tới cũng nên mua mỗi người một thanh bảo kiếm treo ở lưng đi cho hoành tráng.
  9. tamlytrilieu

    tamlytrilieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Vậy đoàn Tây bắc sắp tới cũng nên mua mỗi người một thanh bảo kiếm treo ở lưng đi cho hoành tráng.
  10. ExtraMarijuana

    ExtraMarijuana Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Lá thư gửi người Bà Triệu thứ ba!
    Những câu chuyện ái tình buồn bã mà anh kể ra thật cũng đã đủ để chấm thêm một gam màu buồn cho cuộc sống tình cảm mong manh và ảm đạm của chị, nhân vật chính trong cuộc trò chuyện của chúng ta!
    Không biết anh có đồng ý với nhận định của tôi không, nhưng thực ra trong lòng tôi vẫn cảm thấy rằng dường như phảng phất đâu đây câu trả lời rằng lỗi vẫn thuộc về những người thuộc giới của chúng ta! Trường hợp thứ nhất, phải chăng sự tự ti đã giết chết những cảm xúc thánh thiện mới bắt đầu chớm nở trong lòng của người đàn ông đó, và tất nhiên cũng giết chết những hy vọng về một sự hồi sinh trong con tim của chị! Tuy rằng anh không kể về một cuộc nói chuyện đầy sự tủi hổ hay những lời đàm thoại đầy chất gồng mình đến đáng thương để đi đến một lời chia tay, nhưng tôi nghĩ đó là một điều vô cùng khó đối với giới mày râu chúng ta! Tôi không bao giờ đánh mất quan điểm rằng sự độc ác là thiên chức của phụ nữ, sự đớn hèn là thiên chức của đàn ông, nhưng trong đầu tôi vẫn luôn ám ảnh một suy nghĩ rằng phải chăng những thiếu sót mang đầy dấu ấn của tạo hoá mà những sinh linh của chúng ta đang nỗ lực vuợt qua một cách đầy tuyệt vọng như vậy lại có thể chia rẽ được tình cảm của những con người đang yêu nhau? Vậy trong chuyện này ai là người có lỗi? Tôi vẫn cứ mong manh suy nghĩ rằng đó là lỗi của anh ấy, không phải vì sự khiếm khuyết mà đời sống đã đặt lên vai anh, mà chính vì sự đeo bám của tự ti và mặc cảm, anh đã không bao giờ vượt qua nổi chính mình! Tôi tiếc cho anh ấy, và tiếc cho cả chị nữa!
    Còn về mối tình thứ hai mang cái tên Lệnh Hồ Xung, tôi thấy đó dường như là một cảm xúc đam mê nhưng mong manh vẫn thoáng qua, hay đúng hơn là luôn thấp thoáng trên đầu mỗi con người trần tục như chúng ta! Có thể, đó là một ngọn lửa đam mê cháy bỏng của cậu bé 16 tuổi, choáng ngợp trước vẻ đẹp mặn mòi, quyến rũ và đầy từng trải như chị! Cũng có thể, đó là những giây phút vĩ đại nhất của một người đàn ông, tôi không phân biệt giữa một cậu bé 15 tuổi và một ông già 70, đứng trước sự bất hạnh, khổ đau và nước mắt của chị đã giang rộng vòng tay và bờ vai của mình, bất kể dư luận, bất kể những định kiến, bất kể cả thói quen xì xào xấu xa của thiên hạ! Tôi tôn trọng những cảm xúc đó, thậm chí trân trọng! Nhưng để vượt qua được, họ không có nhiều thứ, thậm chí thực sự là họ trắng tay! Họ cũng bất hạnh như chính chúng ta vậy!

Chia sẻ trang này