1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện cùng "Vườn Xưa" - Chương trình "Vườn Xưa" tại Australia - Thái Hoà và các bạn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi quyhutmau83, 29/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Cac ban than men,
    Suot may tuan nay TH qua ban cac chuyen cong tac lien tuc, nguoc xuoi tu China den Chau Uc roi ve VietNam 2 tuan lo cong viec gia dinh, rat it doc thu va bai tren ttvnol...
    Xin tran trong cam on tat ca nhung cam nhan va suy tuong cua cac ban tren dien dan ve CD Vuon xua cua toi. Hy vong Album nay se tiep tuc gop mot phan nho vao nhung tieng hat tu mot the he "đe^.m" song hanh cung nhac Trinh sau thoi cua Co Mai, anh Thanh Hai,...
    Goi cac ban may dong cam xuc rat that cua Thai Hoa trong nhung ngay thuc hien Album Vuon xua... Hy vong la nhung chia se chan thanh cua tac gia voi ban yeu nhac Trinh ve dau an cua Album nay - chu de Sieu thuc va Thanh thoat...
    (Bài viết bị lỗi font, đã được post lại ở dưới)
    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 21/08/2006
  2. tast

    tast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Post lại bài anh Dodua để mọi người có thể đọc được.
    Có một Trịnh Công Sơn siêu thực và thanh thoát . . .
    (Lời tự sự của tác giả với Album Vườn xưa, Tình khúc Trịnh Công Sơn - siêu thực và thanh thoát )
    Anh Sơn đã đi xa rồi, nhưng những gì anh để lại cho đời không chỉ là những bản tình ca mà còn đó cái cảm nhận mênh mông, siêu thực về một cõi nhân sinh đa đoan, thanh thoát chung quanh một chữ Tình. Việc ?ocảm thụ? nhạc Trịnh như thế nào, đang trở thành một khái niệm thời thượng, thậm chí còn bị ngộ nhận như là thói đời của những kẻ học làm sang (?). Thật ra cái xúc cảm hiện hữu đó cũng rất tinh tế như dấu ấn mà ca khúc của Trịnh Công Sơn đã để lại trong lòng nhiều thế hệ. Đối với riêng tôi, cách cảm nhận sâu sắc hay hời hợt của mỗi người với nhạc Trịnh còn hàm chứa một thước đo tinh thần và triết lý sống trên đời. Cuộc đời sẽ thật thú vị và hạnh phúc biết bao khi ta chạm được vào những cảm nhận mang mác, sâu lắng trong tận đáy tim mình. Ở nơi đó ?ochất người? trong ta rất thật.
    Và cũng giống như bao người đã bén duyên cùng nhạc Trịnh, cuộc sống và tình yêu của tôi luôn song hành cùng âm nhạc Trịnh Công Sơn, rồi lưu giữ lại cho riêng mình biết bao kỷ niệm khó quên với những bài ca không năm tháng...
    Ngày... , một buổi chiều cuối năm 2004, bên bờ Địa Trung Hải của thành phố Nice thơ mộng.
    Tôi bên cây guitar thùng ngêu ngao hát nhạc Trịnh cùng mấy anh em nhóm Vietnamiti, Pháp-Ý: Vườn xưa, Cỏ xót xa đưa, Rừng xưa đã khép,... Những bài hát mà khi cảm nhận được cái đẹp thanh thoát đầy triết lý của ca từ đã là điều hạnh phúc...?oTrên đời người trổ nhánh hoang vu, trên ngày đi mọc cành lá mù, những tim đời đập lời hoang phế?... Anh Thiện, người bác sĩ chân tình với anh Sơn ở Paris năm nào đã buột miệng thốt lên: ?oSiêu thực! Hòa có thấy anh Sơn viết những câu này siêu thực giống y như tranh Picasso vậy không? ?... Tôi giật mình ngẩm lại: ừ nhỉ, hình như đã có nhiều người vẽ chân dung anh, nhưng có ai diễn tả được tình mà qua ca từ của anh Sơn đã len sâu vào mọi ngõ ngách trong tim người.
    Siêu thực và thanh thoát!
    Quả thật có một cảm nhận ?omơ mơ, tỉnh tỉnh, muội muội, mê mê? như thế trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Và từ sau đêm hôm đó tôi đã nhen nhóm ý đồ cho một album mới của mình qua một cái nhìn siêu thực. Sao lại không nhỉ? Hãy để xem thế hệ chúng tôi hiểu cái chất siêu thực ấy của Trịnh Công Sơn như thế nào.
    Ngày ... , một buổi tối tháng bảy năm 1996, trên đỉnh núi Bạch Mã cao nhất miền Trung.
    Bên dòng thác chảy xiết giữa chốn hoang sơ của núi rừng, tôi đã hát say sưa Trịnh Công Sơn cho thầy tôi, võ sư Nguyễn Văn Dũng và các bạn võ sinh Karate Huế nghe ngay sau khi hướng dẫn các võ sinh thực hành xong bài thi quyền huyền đai nhất đẵng trong một chuyến hành hương của Hệ phái ... ?oTrời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo, mùa xanh lá loài sâu ngũ quên trong tóc chiều? ?" Dấu chân địa đàng, rồi Người về bỗng nhớ, Chiếc lá thu phai,... Sáng hôm sau thầy Dũng thức tôi dậy thật sớm và đi theo thầy, trèo lên tận mỏm đá cao vút để cắt về mấy cọng lau trắng của Bạch Mã, tôi chưa từng thấy ở nơi đâu có những ngọn lau dài và đẹp đến thế. Thầy tôi bảo: ?oAnh cố đem về Sài Gòn gởi tặng cho anh Sơn giúp thầy, chỉ vì thầy quá cảm kích mấy câu hát ... chập chờn lau trắng trong tay... của Trịnh Công Sơn mà anh đã hát đêm qua, thầy nghĩ mãi về cái tư duy thiên tài của Trịnh Công Sơn khi cảm nhận kiếp nhân sinh này?... Tôi ngỡ ngàng thích thú trước rung động từ tâm hồn của một võ sư Karate với âm nhạc của một người nhạc sĩ đồng hương xứ Huế. Dường như nghệ thuật không hề có biên giới, và họ đã gặp nhau thật lạ lùng trong một đêm trên đỉnh Bạch Mã Sơn. Những ngọn lau hoang dã ấy mãi đến mấy năm sau này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn thích thú lưu giữ trong phòng khách của ông như một kỷ niệm về sự tao ngộ của những tấm lòng đồng điệu.
    Sau ngày anh Sơn mất, thầy Dũng lặn lội vào tận Sài Gòn và theo gia đình tôi lên mộ thắp cho Trịnh Công Sơn một nén hương của một người đồng điệu. Buổi trưa hôm đó tôi lại hát cho thầy nghe Chiếc lá thu phai, bên mộ phần của người quá cố ...?ochiều hôm thức dậy, ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay?... Một lần nữa tôi hát bằng cảm nhận của một chữ Tình.
    Ngày 3/5/2003... , Đêm tưởng niệm Trịnh Công Sơn giữa lòng Paris nước Pháp.
    Tôi ôm đàn hát bài kết thúc đêm nhạc chủ đề Hòa Bình và Tình yêu mà cố ngăn dòng nước mắt... ?oCó một ngày, có một ngày như thế anh đi,... Có nhớ trong em từng ngày yêu dấu, có biết trong em tình mãi bền lâu, trong em mặt trời khô héo, trong em ngày tháng vực sâu một đời?... Tôi biết mình đã dấn thân vào một thế giới âm nhạc siêu thực đầy ẩn dụ và thanh thoát của Trịnh Công Sơn. Hạnh phúc mà cũng nhiều trăn trở của những kiếp đa đoan. Bác Trần Văn Khê hôm đó ngồi nghe với bố mẹ tôi đã rất xúc động ôm lấy tôi sau đó mà nhắn nhủ: ?oCon đã trưởng thành, thầy mừng cho con?. Tôi cũng không nhớ mình đã hát như thế nào, và chỉ biết đã trãi lòng ra để đi vào từng câu chữ mà thật sự tôi chỉ có thể hiểu bằng cảm tính.
    Ngày 1/4/2006 mới đây, Đêm nhạc Hàng cây thắp nến ở Hội quán hội ngộ, Bình Quới.
    Thế mà đã là Giỗ 5 năm của Trịnh Công Sơn! Một người tưởng chừng như chưa hề vắng mặt trong cuộc sống của tôi suốt những tháng ngày qua. Tôi cố sắp xếp công việc đang bề bộn, bay về chỉ được chừng 48 giờ để tham dự đêm tưởng niệm ở HQHN. Nhìn các ca sĩ ngôi sao trong thành phố cùng tụ họp về đây với hơn 10 ngàn công chúng có mặt từ rất sớm, như một cuộc hành hương, tôi và chú Cao Lập nắm chặt tay nhau sung sướng, không ngờ một sân chơi mang chất du ca với nhạc Trịnh hôm nào đã trưởng thành như thế.
    Vườn xưa và Đành vậy với tình yêu...
    Suốt mấy tháng nay, nhóm chúng tôi đã ngồi lại cùng nhau để thực hiện một album mang chủ đề siêu thực như mong ước. Những lời đọc thoại của Hoàng Lan, giọng hát bè của Jennifer, những tiếng đàn violon, piano, guitar của Tú, của Luận, của Huy, ... mỗi người một vẻ đều hoài niệm anh Sơn theo cách của riêng mình. Những ca khúc trong cuốn Album này là một lời than thở nhẹ nhàng ?ođành vậy với tình yêu? của Trịnh Công Sơn được thể hiện đặc biệt qua giọng thoại nhẹ nhàng, tha thiết của nàng ?oKiều? trong Hoa vàng một thưở. Tôi đã thật thanh thản trong cách hát của mình trên nền nhạc giao hưởng của Luận để đưa âm nhạc của anh Sơn đi vào một không gian mới: thánh thiện, sang trọng mà vẫn chân tình, mộc mạc qua Vườn xưa, Từng ngày qua, Chuyện đóa quỳnh hương, Cỏ xót xa đưa. Hoàng Công Luận hoàn toàn tự do để đắm mình trong sáng tạo hoà âm và phối khí, đã như vẽ lại ca khúc của anh Sơn với nhiều mãng màu lung linh, siêu thực, nghe như những đoạn nhạc trong phim tình cảm phương Tây. Xen kẻ đây đó một vài điểm phá cách nhẹ nhàng của R&B trong Như cánh vạc bay, Tình xót xa vừa, Vết lăn trầm. Và một chút ?oFlamenco? xen lẫn vào chất du ca sôi nỗi ở Rồi như đá ngây ngô, Người về bỗng nhớ,... Những cố gắng của chúng tôi trong phần âm nhạc lần này mong giới thiệu một lăng kính đa chiều cho nhạc Trịnh và hy vọng sẽ làm vừa lòng người nghe cổ điển và cả những người nghe trẻ...
    Trong thiết kế của Album này, tôi còn may mắn có được một loạt tranh vẽ Trịnh Công Sơn của bạn bè thân hữu yêu thương ông. Những bức tranh chân dung tuyệt đẹp của Bữu Chỉ, Đinh Cường, Trần Như Hiển, và đặc biệt là Đinh Trường Chinh, con trai họa sĩ Đinh Cường, một người bạn trẻ có lẽ trạc tuổi tôi và đồng cảm với nhạc Trịnh qua cách anh thể hiện chân dung Trịnh Công Sơn mà tôi vô cùng tâm đắc.
    Tôi đã chọn thay cho lời kết cho album này bằng giọng hát trong vắt của Jennifer với Người về bỗng nhớ, một người bạn khả ái mà anh Sơn rất quý mến và chúng tôi cũng đang rất nhớ cô trong dịp Giỗ 5 năm này. Không biết rồi đây chúng tôi sẽ hài lòng được bao nhiêu phần khi chiêm nghiệm lại ấn phẩm của mình trong cố gắng thể hiện chữ Tình của Trịnh Công Sơn qua những cảm nhận thật siêu thực và thanh thoát. Nhưng trên đoạn đường thực hiện Album này, tôi biết chắc mình đang hạnh phúc trong cái buồn man mác của một ?ongười đi tìm kiếm giữa mịt mùng, người đi tìm mãi suốt con đường... tấm lòng kia?
    Thái Hòa
    Tháng 4, năm 2006.
  3. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Anh Thái Hoà viết rất hay. Không phải là người theo nghề hát, nhưng lại có vị trí trong nghiệp hát. Mong anh luôn giữ được ngọn lửa của tình cảm thật tâm và đam mê trong lòng.
    "Vườn Xưa" của anh, có lẽ còn hơn cả một CD nhạc. Cảm ơn vô cùng những gì anh đã dành cho khán giả qua CD đó. Nếu được, mong anh có thể kể một chút kỷ niệm về quá trình làm CD, chuyện ngoài lề về những người bạn, những giây phút trao đổi tâm sự để đi đến một sản phẩm quá đẹp.
    Bọn em cũng sẽ kể thêm về những tình cảm đã có khi nghe CD của anh.
  4. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Các bạn yêu Trịnh thân mến,
    Cuộc sống thật đáng giá hơn nhiều khi con người biết trân trọng những rung động thật và cảm xúc riêng tư trong lòng mình... có những lần chạm đầu tiên mà như quá đỗi thân quen từ tiền kiếp... và cả những điều thầm kín của một đời sẽ giữ mãi trong lòng, để chỉ còn biết nhếch miệng cười cay đắng khi một buổi sớm đón Nắng lên...
    Tôi cũng như các bạn đã may mắn hội ngộ cùng Trịnh Công Sơn trong cõi tình hư vô ấy. Và những gì thuộc về những rung động chân thật sẽ còn tồn tại mãi... chỉ cần hiện hữu trong lòng của ít nhất một người cũng là quá đũ.
    Làm xong một Album như Vườn xưa, quả thật mệt nhoài... Nên sung sướng đến phát khóc và muốn bay ngay về Hà Nội để gặp ngay BreakingNews, Saobien, Khucmua thu,... những người đồng điệu (như sợ cứ chần chừ biết đâu sẽ lạc nhau mất - như lạc một tâm hồn ta đã đợi từ lâu...). Gặp để chia sẽ từng giọt mưa có thật từng đọng trên cánh quỳnh hương của vườn đêm xao xuyến, và những cuộc tình sao cứ mãi bão tố lênh đênh....
    Thật mong gặp các bạn lắm, dù chỉ để một lần được nắm tay, nghêu ngao ca hát cùng Hà Nội, để giữ nguyên dòng máu Trịnh trong người, như cảm giác lần đầu tôi run run ngồi hát bên anh Thanh Hải ở Paris, cùng Cô Mai ở Thụy sĩ,...
    Vườn xưa đã là tình bạn, là tình yêu gởi gắm vào trong đó biết bao nhiêu kỷ nệm ... Bài hát này ban đầu mang tên Mái nhà, rồi vì một lý do nào đó, Mái nhà ngày xưa của người con gái bỏ Huế vào Nam đã biến thành một khu Vườn xưa vắng, cửa cài đóng then, hành lang tối tăm, mãi mãi u uất trong lòng người.
    Bài Vườn xưa này là bài hát "ruột" của Hoạ sĩ Trần Như Hiển, người em rể thân thiết của Cậu Sơn - người anh đáng quý của cả nhóm Thái Hòa-Công Luận-Thanh Huy. Còn nhớ lần về ghé thăm anh ở Montreal, Canada. Anh đàn và hát cả đêm rồi mong ước vẫn vơ: Ước gì có mặt cả ba đứa em của anh cùng có mặt ở đây để xem tranh anh vẽ anh Sơn, Hòa nhỉ... Tôi thấy thương quý anh vô cùng về cái ước muốn thật nghệ sĩ đầy ngẫu hứng nhu thế,...
    Vườn xưa từ đó đã là một kỹ niệm trong lòng... Suy cho cùng, đời người cuối cùng cũng sẽ chỉ còn lại kỷ niệm mà thôi. Kỷ niệm dù có buồn hay vui khi đã vào thơ, nhạc cũng là hạnh phúc... và Vườn xưa đã từng dược ghi âm giữa đêm khuya dễ dàng như hơi thở, như dòng chảy tự đáy lòng, không dàn dựng, không cần phải chăm chút - trong cái quỹ thời gian quá chật hẹp của những ngày chạy vạy kiếp làm thuê....
    Nguyệt ca ơi, mong các em cố gắng tổ chức được một đêm nhạc từ thiện nào đó để hò hẹn nhau ở Hà Nội em nhé...
    Vì đêm nay tôi đang ngồi viết những dòng tâm sự nhiều cảm xúc gởi cho các bạn trong một nỗi buồn mất mác quá lớn - vừa đột ngột mất đi một người anh Văn nghệ - Nhạc sĩ Trịnh Thế Hiền, người đã phối và đàn bài Dấu chân địa đàng (từ năm 1993 ở Canada theo phong cách Jazz) trong Album Cõi tình mới qua đời ở tuổi 47 tại Việt Nam trong một tai nạn trên biển khi lao vào giòng nước mong cứu một người em ở Nha Trang... Hai anh em vừa mới hội ngộ sau gần 10 năm, cùng đi xem World Cup, anh có nghe Vườn xưa, khen và hẹn sẽ phối thêm cho vài bài theo chất du ca ngày xưa của Trịnh... Vậy mà...
    Cuộc sống đôi khi quá tàn nhẫn...
    Xin lỗi các bạn vì nỗi buồn riêng sợ làm mất một đêm an lành...
    Thượng Hải, rạng sáng 19/8/2006
    Thái Hòa
  5. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh Thái Hòa. Trái đất rất tròn. Hữu duyên, sớm muộn rồi cũng gặp.

    Có một đợt, em loay hoay thu xếp thời gian để đi từ Anh qua Mỹ chỉ vì mong được nghe cô Khánh Ly hát live một lần. Tính mãi rồi thời gian cứ dở dang không dứt ra được, đằng tặc lưỡi. Tri âm không cần cứ phải gặp mặt. Sống ở đời, đôi khi, một sự nhớ nhau cũng đủ kéo dài những tình thương.
    Em nghe anh hát "Chuyện Đoá Quỳnh Hương", thấy giật mình vì độ sâu sắc truyền tải qua lời hát. Ít người thể hiện được bài hát này được như vậy. Bài hát hợp chất giọng của anh. Và có lẽ, hợp cả cái sự tư duy và suy nghĩ trong con người anh. Một thế hệ, không phải trải qua nhiều mất mát của thời cuộc chung như của thế hệ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng vẫn biết nặng tình đối với những sự đi và ở.
    Viết tặng anh và mọi người, những cảm nhận em đã có khi nghe "Chuyện Đoá Quỳnh Hương"
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TỰ HỌA QUỲNH HƯƠNG.
    Trong CD Vườn Xưa của Nguyễn Hữu Thái Hòa, ngoài bài hát "Vườn Xưa", tôi còn đặc biệt cảm tình với cách anh thể hiện "Chuyện Đoá Quỳnh Hương".
    Lần đầu tôi nghe "Chuyện Đoá Quỳnh Hương" là do Hồ Quỳnh Hương hát. Những câu chữ rất thánh thót, rất con gái. Câu chuyện về một Đoá Quỳnh, vì thế mà trở nên nhẹ bẫng, mông lung. Tôi nghe và đồng tình với cách diễn tả ấy, thấy nó vẽ ra được cái chất trong trẻo và duyên dáng của nhạc Trịnh, giống như "ta mang cho một đoá quỳnh" trong "Quỳnh Hương" và "mây và tóc em bay trong chiều gió lộng" của "Tuổi Đời mênh mông?
    Nhưng khi nghe Thái Hòa, trầm ấm một chất giọng nam nhiều tâm sự, xen kẽ những nốt nhạc bằng những khuông tình trong một cách kể chuyện lặng lẽ mà nồng nàn, tôi thấy lòng mình đổi ý. Hoá ra, câu chuyện về một đoá Quỳnh, không chỉ là những trong veo và tí tách, mà còn là, những tiếng trăn trở và níu kéo, khó nắm bắt nhưng không tài nào dứt ra.
    "Giọt mưa lặng lẽ trên nụ Quỳnh
    Quỳnh Hương một đoá thoáng hương thầm
    Vườn đêm xao xuyến..."
    Lời mở đầu bài hát, thầm kín và nồng nàn như hoa Quỳnh và hương Quỳnh mà những người không yêu Quỳnh không thể nào biết đến. Ý quyện với nhạc tình tứ, sâu như đêm và mang mang như làn hương phảng qua gió nhẹ. Hoa Quỳnh hiếm lạ vì vẻ đẹp không phải để phơi bày. Hương Quỳnh khó giữ vì chỉ xôn xao dưới cánh mở về đêm. Những từ "lặng lẽ", "thầm", "đêm", "xao xuyến" của đoạn mở đầu bài hát đã gói trọn tính chất của Hoa Quỳnh.
    Vẻ trong trẻo và thẳm sâu của Hoa Quỳnh được ví như:
    "Một đôi lần đến như người tình
    Để cho trời đất báo tin lành
    Vẫn bình yên"

    Khi lòng người bình an, và nhất là chớm nở một Tình Yêu, mọi sự sẽ bắt đầu một nỗi niềm hân hoan và bay bổng. Như hương Quỳnh đột ngột bao trùm lấy không gian và toả ra những ý niệm mát lành.
    "Mùa mưa tới
    Cành hoa trắng ngần
    đã ra đời
    đùa vui phút giây
    Sau một lần đến bên người
    khép lại tấm lòng
    nghìn năm nhớ ai"

    Có những cuộc tình được gìn giữ bằng nhiều đau khổ. Vì thế, kỷ niệm bỗng là những vết thương. Còn trong "Chuyện Đoá Quỳnh Hương", nó chỉ còn là một câu kể giản đơn nhưng nhiều hàm ý: "sau một lần đến bên người"!
    Tôi ngưỡng mộ sự sâu sắc nhiều ẩn dấu qua một vẻ ngoài nhẹ nhõm đó. ?oSau một lần đến bên người!?. Một lần đển để một đời thương nhớ. Tôi biết có những câu chuyện tình như thế. Lời nhạc đi xuống, trầm trầm, lặng lẽ, lột tả được sự da diết của tình cảm và nhớ thương. Người ta có thể dùng câu hát ấy để gói những thầm kín trong lòng sau những đổ vỡ ngổn ngang của ?osau một lần đến bên người?.
    Dư âm mênh mang và tha thiết của câu chuyện tình gói trong lời kể của một đóa hoa Quỳnh còn tiếp nối với những lời kết:
    "Còn nơi nào biết
    những chuyện tình
    tựa như chuyện những đoá Hoa Quỳnh
    một đời thương nhớ?
    Người đi tìm kiếm giữa mịt mùng
    người đi tìm mãi suốt con đường
    tấm lòng kia?

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người trung thành quá sức với sự tìm kiếm một tấm lòng, một tình yêu và một sự níu kéo không cùng. Những khi thấy mình dằng dai với những tình cảm bộn bề, tôi thường muốn bật nhạc Trịnh. Lúc ấy, thấy mối liên hệ của mình với đời sống này rộng và dài như có thể trải dài suốt đời và suốt hành trình khám phá chính mình và những gì đang xảy đến ngoài kia. Tôi thích lời cuối của ?oChuyện Đóa Quỳnh Hương?. Nó là lời khẳng định rất nhẹ nhàng của một triết lý sống mà những người thương mến nhạc Trịnh thấy mình mong muốn mãi được theo đuổi:
    ?oNgười đi tìm kiếm giữa mịt mùng
    Người đi tìm mãi suốt con đường
    ?tấm lòng kia?.

    Và như thế, ?oChuyện Đóa Quỳnh Hương? đã không là một câu chuyện vu vơ về vẻ đẹp của một làn hương rất nồng nàn trong đêm.
    Và như thế, ?oChuyện Đóa Quỳnh Hương?, đã là một bức tranh vẽ nên bởi một người tình rất dịu dàng ?osau một lần đến bên người?!.

  6. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Quỳnh hương một đoá thắm hương thầm ...
  7. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Quỳnh,
    (thân tặng BN và các bạn)
    Tôi thích đóa Quỳnh ở cái đẹp giản dị và kiêu sa. Nhưng yêu nhất là quãng đời tồn tại quá sức ngắn ngũi và mong manh của nàng. Sống cho thật đáng sống. Như tình yêu nồng nàn của một người con gái đẹp tựa pha lê, thủy chung mà dể vở.
    Đêm qua đọc lại Bảo Ninh - Thời tiết của ký ức - câu chuyện tôi đã từng đọc từ nhiều năm trước,... gặp lại một cô Quỳnh của Hà Nội xưa ".. mưa rơi, lá rụng...", gặp lại cái cảm xúc tràn đầy của những mảnh đời ngang trái và sự trêu ngươi của tạo hóa dành cho trái tim tội nghiệp của con người...
    ... Lặng người cả đêm, tôi thầm hiểu vì sao mình yêu Quỳnh đến thế, Chuyện đóa quỳnh hương té ra đã ở trong lòng tự thưở nào...
    Hỡi những người yêu nhạc Trịnh và Chuyện đóa Quỳnh hương, bạn đã đọc chưa ? Có thể tìm ở nhiều tiệm sách - Văn Mới - Truyện Ngắn của Bảo Ninh - Tản mạn viết lúc kẹt xe... Thời tiếc của ký ức... Bạn có tin tôi không: Trịnh và Bảo đã gặp nhau trên một đoá Quỳnh như thế ?
    Hy vọng tôi sẽ có thời gian để đánh máy lại câu chuyện này gởi tặng các bạn ở xa Việt Nam...
    Thân mến,
    Do dua
  8. Phong_X

    Phong_X Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Cái cậu mở topic này nhầm sao chứ , tin đưa 1 đằng lại đưa ảnh 1 nẻo ...
    Cd " Vường xưa " có ảnh khác mà , cái ảnh cậu đưa là " Lặng lẽ nơi này [​IMG]
    Còn đây để nghe http://www3.tuoitre.com.vn/media/Index.aspx?Comc=AlbumList&Type=CD#javascript:void(0)
    Hôm nọ trong chương trình " Sức sống mới " trên Vtv1 có Thái Hoà trả lời phỏng vấn , điều dễ nhận ra nhất là cách tìm hiểu và hát những bài nhạc Trịnh của ông rất nghiêm túc . Khác xa với cái cách hát sai lời > sai nghĩa so với một số ca sĩ trẻ bây giờ
    Được Phong_X sửa chữa / chuyển vào 03:48 ngày 29/08/2006
  9. daydreamer

    daydreamer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2002
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    té ra anh Hoà cũng dùng từ " té ra " ! ( từ tủ của em ! )
    khi nào rảnh anh ngồi gõ lại cái truyện đó đi !
  10. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thân gởi các bạn yêu nhạc Trịnh,
    Giữ lời hứa với các bạn ở xa Việt Nam, tôi đã nhờ một người thân đánh máy lại câu chuyện này. Để chia sẻ tấm lòng với Nàng Quỳnh trong lòng tôi... cùng Nàng Quỳnh của Chuyện đoá quỳnh hương trong chủ đề này... Như thời tiết của ký ức...
    Thời tiết của ký ức
    Mưa từ chiều, suốt buôi tối, qua đêm đến bây giờ gần sáng rồi mà vẫn còn đang miên man mưa mãi. Phố dài, vắng lặng, ngâm mình trong mưa, tù mù những vũng đèn đường. những mảnh bờ tường. Những khúc vỉa hè. Các vòm cổng. Mái hiên. Những vuông của sổ. Và mấy cây bàng. Mấy cây cột điện. Ướt át, nhòa mờ, lạnh lẽo.
    Trong phòng, tiếng mưa thấm vào qua khe cửa. Những hạt mưa rời rã, đậu xuống, trượt đi, vẽ mãi, vẽ mãi những bức vẽ trong suốt lên mặt kính. Ngay dưới cửa sổ, một chậu quỳnh, hoa nở một bông từ đêm, đã hơi rũ xuống. Trên bàn, một ấm trà đã pha mà chẳng uống, nguội ngắt. Ông Phúc ngồi ở đi văng, khuất khỏi quầng sáng của ngọn đèn bàn nấp dưới cái chao màu xanh. Mắt nhắm nhưng mà không tài nào ông chợp mắt. Những nỗi niềm đã yên nghỉ từ lâu âu sầu thức dậy, lần lượt hiện hình, lần lượt trôi qua, dằng dặc và chậm rãi, theo nhịp đếm của chiếc đồng hồ để bàn.
    Hà Nội, tiết tàn thu, buổi đầu đông, gió thổi, mưa rơi, lá rụng .. Ấy là hơi thở của thời xa xưa, là Thời tiết của ký ức.
    Ngẫm lại, vậy mà, đã non bốn chục năm rồi còn gì, từ bấy tới nay. Dĩ nhiên với dòng đời vô cùng vô tận thì bốn mươi năm có là bao, chỉ là một khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người, đó là cả một cõi thời gian mênh mang như biển mà từ bờ này qua bờ kia ngang với từ kiếp này sang kiếp khác.
    Ngày ấy, sau những tháng bị giữ trong Hỏa Lò, can phạm Trần Văn Phúc vừa chính thức thụ án, sắp phải chuyển về trại giam ở tỉnh xa, đã lần đầu tiên được nhận quà. Một cái áo len, ba cặp bánh chưng, hai túi thuốc lá, một ít tiền và một phong thư mỏng. Quà Tết của Quỳnh. Muốn khóc nhưng không sao khóc nổi, chỉ một nỗi đau câm lặng thọc trong tim làm cho nghẹt thở, làm cho mờ mịt hai con mặt và làm cho run bắn hai bàn tay.
    ?o? Sự thẻ đã như thế này xin anh đừng hối tiếc và oán hận làm gì cho khổ thêm anh ạ, mà hãy cùng em thuận lòng cam theo số phận, - Quỳnh viết ?" Phần em thì dù rằng từ nay đời có thế nào em vẫn một lòng cảm ơn số phận đã run rủi cho em lạc khỏi gia đình để về lại với anh. Nhờ vậy mà giờ đây dù có phải xa lìa, dù có phải mất anh mãi mãi em vẫn sẽ mãi mãi còn anh??
    Lá thư vội vã, những dòng ngắn ngủi. Và Phúc đã không hiểu, đã không hiểu ngay ra. Lá thư rồi cũng bị thất lạc trong một lần chuyển trại và dần dần Phúc cũng đã quyên, hầu như chẳng còn nhớ, chẳng còn mảy may vương vấn gì nữa với lời nhắn nhủ ẩn trong những dòng cuối cùng ấy của mốt tình đầu.
    *
    * *
    Hối tiếc, oán hận là những tình cảm về sau mới cộm lên, chứ thoạt đầu Phúc chứa chan hy vộng. Dĩ nhiên khi vừa bị công an điệu khỏi nhà đẩy lên xe đưa về sở thì không khỏi kinh hoàng nhưng mà đã mau chóng trấn tĩnh được. Phòng xét hỏi thoáng mát, không có những dụng cụ tra tấn, tường quét vôi màu ve, cửa sổ mở rộng trông ra vườn hoa. Và hơn nữa người trực tiếp thẩm cung không ngờ lại là Định, bạn cùng một lớp đệ tứ ở trường Bưởi năm nào. Chín năm Kháng Chiến kiến Định như già sọm đi, sắc diện khắc khổ, gầy yếu, đôi môi nhợt nhạt mím chặt, cặp mắt âm thầm, song Phúc vẫn lập tức nhận ra, và lập tức lóe lên trong lòng niềm hy vọng thoát nạn. Chỉ kín đáo giấu đi những gì cần giấu còn thì Phúc khai tất cả. Những tưởng Định sẽ chiếu có, những tưởng một khi mình đã thành thực vậy rồi thì mình sẽ được khoan thứ, những tưởng khi buổi thẩm vấn kết thúc, rời phòng hỏi cung là sẽ được tha về với Quỳnh. Nào ngờ lại phải tra tay vào còng vào nằm trại tạm giam.
    Lần hỏi cung sau cùng, không đợi Định phải hỏi, Phúc đã hớt hả khai ra gần trọn những gì lần trước chưa khai. Van vỉ, thề thốt, Phúc gần như cuống quyùt trình bày tấm lòng thành của mình. Phúc một mực cam đoan rằng mình chưa phải là Đại Việt như ai đó đã mật báo với Định, mà mới chỉ là cảm tình viên thôi. Và đúng là Phúc có thời làm việc ở Tòa Thủ hiến nhưng là nhân viên hành chính cấp thấp. Về sau do không muốn nhận lương của Tây nữa nên Phúc mới xin chuyển sang Phòng thông tin Hoa Kỳ. Được người Mỹ đồng ?Z nhận vào làm là bởi một lẽ đơn giản, Phúc thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh.
    - Nhưng tôi cũng thạo và nhiều người khác nữa còn thạo hơn, đúng không? Nhưng không phải ai cũng dính dấp với bọn tối ********* Đại Việt, và càng không phải ai cũng sẵn sàng lăn lóc hết từ giường Tây qua nệm Mỹ như anh ?" Định bình thản bác những biện bạch của Phúc ?" Chỉ chừng ấy thôi đã đủ để khó tin rằng anh ở lại ngoài này không vì một âm mưu nào. Đừng từ huyễn hoặc mình, đừng cho rằng có thể qua mắt được chúng tôi, tôi khuyên anh đấy. Bởi vì tôi thấy rõ thái độ thành thật nửa vời hết sức không biết điều của anh đang từng giờ từng phút một làm hại anh thế nào, tôi khuyên anh nên?.
    Hòan toàn đuối?Z?Z và hoàn toàn không có cơ hội nào để gợi lại tình bằng hữu ngày trước, Phúc đành nhắm mắt nghe theo lời khuyên của Đinh, khai hết và nhận hết. Biết rằng sẽ phải tù, những khi k?Z vào bản cung Phúc vẫn ôm hy vọng là Định sẽ gỡ bớt tội cho mình và sẽ xin cho mình một án nhẹ. Nào ngờ, tội làm gián điệp cho Mỹ, án mười năm.
    Phúc rời Hỏa Lò, ngồi xe bịt bùng, lên đường thụ án. Ngoài xe, Hà Nội xuân sang. Thì ra sự khoan hồng mà Định nhử mình là như thế này đây, Phúc thầm nghĩ, cay đắng trong lòng. Mình đúng là một thứ nạn nhân của tình bạn. Tình bạn, rốt cuộc chính là sợi thòng lọng mà mình đã tự đút cổ vào.
    *
    * *
    Trại giam đầu tiên Phúc được đưa tời nằm trên vùng đồi nổi lên trơ vơ giữa một đồng nước trũng mênh mông, tít nơi xa cùng khuất nẻo nhất của miền châu thổ. Ở trại này phạm nhân phải làm ruộng để tự túc một phần lương thực. Nhưng những ngày mưa, nước ngậm đồng thì không đi đâu được, không làm lụng gì được, cả tù nhân cả quản giáo chỉ nằm, chỉ ngồi, nhìn và nghe mưa xối.
    Buổi sáng, mới tờ mờ đất, chân trời đã đặc mây. Những đám mây rách rưới, im phăng phắc. Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng các đám mây vẫn neo nguyên một chỗ, chẳng mảy may biến màu đổi dạng. Suốt ngày chỉ những mây là mây. Những lối đi đen sì bùn lầy.
    Canh khuya, sau hiệu kẻng tắt đèn, mọi người ngủ cả, Phúc ngồi thừ trên sạp nứa, nặng nề nhìn vào một điểm bất định như muốn moi ra cho bằng được từ đấy những hình bóng vô hình của bóng tối. Lâu dần, thậm chí bóng tối cũng biến mất nhường chỗ cho cõi trống rỗng, một cõi mà trong đó không còn cái gì khác ngoài cái không gì cả của cuộc đời và số phận. Mười năm, điều ấy vượt ra khỏi yù niệm thời gian, Phúc không sao mường tượng nổi. Cái chết ngay tức khắc dễ mường tượng hơn nhiều. Chết chẳng khó khăn gì và chết là điều rất tốt. Chỉ có điều vẫn còn một ước nguyện âm thầm đau nhói trong tim khiến Phúc chưa thể nào mạnh dạn tự ra tay với mình. Chính cái điều khoản ?oba trăm ngày? của Hiệp đinh Giơnevơ là móc xích cuối cùng đang níu giữ cuộc đời Phúc.
    Khi chỉ còn hai tuần nữa là điều khoản định mệnh ấy hết hạn, một buổi trưa, Phúc được đưa lên nhà khách của trại giam. Định đang chờ ở đấy. Tử tế bắt tay, mời ngồi, tử tế mời trà, mời thuốc, và không nề hà thái độ khuôn phép cố tình, một bẩm cán bộ hai bẩm cán bộ của Phúc, Định thong thả trò chuyện, hỏi han. Thời gian trôi qua, chậm rãi. Định từ tốn nói, còn Phúc một mực cúi đầu, hờ hững nghe và khẽ khàng thưa bẩm. Không mảy may tin vào lòng tốt của người bạn cũ, và vì thế trong suốt cuộc gặp gỡ cứ băn khoăn tự hỏi ngọn gió nào, gió lành hay gió dữ đã đưa anh ta tới đây, nhưng dù sao thì Phúc vẫn có được một chút hài lòng bởi vì Định đã không hệ lên giọng khuyên răn dạy bảo cũng không bày đặt vẻ ngoài chí thiện, động viên với lại an ủi này nọ. Mãi đến lúc chia tay, trong lời từ biệt, Định mới hàm ?Zmột ý hứa hẹn :
    - Chẳng biết tới bao giờ chúng ta mới gặp lại nhau. Có thể còn lâu lắm. Nhưng có lẽ sẽ không phải mất tới mười năm. Và tôi chắc rằng khi chúng ta gặp lại nhau, anh đã ở trong hoàn cảnh khác với bây giờ.
    Đã chực nín lặng bởi đã nhất quyết là sẽ không một lận nữa nhẹ dạ cả tin vào con người này, vậy mà cuối cùng Phúc lại đã thổ lộ. Đã chẳng nói gì lúc chia tay, im lặng về tới lán rồi, nghĩ ngợi thế nào Phúc lại hớt hả xin được đưa trở lại nhà khách để gặp Định. Ô tô đã chuyển bánh nhưng Định vẫn bảo tài xế đỗ lại và mở cửa xe bước xuống. Hai người đứng với nhau một lát ở hành hiên nhà khách. Trong trời mưa như thác đổ. Run rẩy, lập cập Phúc kể ra hết với Định điều khổ tâm duy nhất còn lại đang day dứt trong lòng, và rồi nghẹn ngào Phúc nài xin, van vỉ :
    - Phận tôi tôi không mong gì cả. Tôi đáng bị như thế. Tôi chỉ dám mạo muộn cầu xin Ông một điều ấy thôi cho Quỳnh. Bởi tôi mà cô ấy đã lưu lại ngoài này. Bây giờ cũng bởi tôi nên cô ấy mất hết tất cả, bơ vơ, không người thân thích, không nơi nương tựa? Không. Không. Xin ông đừng vội chối từ. Ngoài ông, chúng tôi còn biết cậy nhờ ai khác nữa trên đời. Dù gì thì ngày xưa, tôi với ông cũng đã cùng nhau một chút tình bằng hữu. Tôi xin ông. Nay hạn ba trăm ngày sắp mãn rồi, nhưng vẫn chưa phải là đã quá muộn nếu ông ra tay cứu giúp?
    Định rời khỏi trại trong mưa. Dưới chân đồi, bốn bề đồng không mông quạnh. Chiếc xe con của Định là một chấm đen nhưng rất lâu sau vẫn chưa mất hút hẳn ở đường chân trời xám ngắt. Khi đó Phúc chẳng thể ngờ rằng nhiều chục năm về sau sẽ có lúc mình mong mỏi biết là chừng nào gặp lại được con người ấy.
    *
    * *
    Từ đấy Phúc thôi hẳn y định tự vẫn mặc dù tuyệt nhiên chẳng còn một chút vướng bận nào ngăn trở làm như vậy. Có thể vì không còn vướng bận gì với ngoài đời nên dễ dàng thích nghi hơn với đời sống trong tù. Phải di chuyển qua nhiều trại, có trại không đến nỗi nào nhưng cũng có trại rất cực, Phúc đều thản nhiên an phận. Gọi là ngồi bóc lịch, nhưng Phúc chẳng đếm ngày tính tháng. Mười năm hay mười lăm năm hay chung thân cũng vậy cả thôi, ngày lại ngày trôi qua, yù niệm thời gian rơi rụng.
    Hay tin Mỹ - Diệm đã chối bỏ Hiệp thương và vì thế sẽ không có Tổng tuyển cử, đất nước sẽ vĩnh viễn bị chia cắt, Phúc chẳng bận lòng. Bởi vì cuộc thế thì có can hệ gì tới cuộc sống tù. Một khi đã trong tù thì vĩnh viễn là người ngoài cuộc. Trại giam không song sắt không rào kẽm gai nhưng đã có một bức tường thật dày tự thân dựng lên trong tâm trí vĩnh viễn hãm Phúc vào với hiện tại bất động. Đôi khi trí nhớ mòn mỏi cũng cố len lỏi lần về với những vùng sâu lặng của dĩ vãng, nhưng dĩ vãng đã mất hết sinh lực, đã vĩnh viễn tắt ngóm, không thể nào mà hồi tỉnh lại. Dĩ vãng chỉ sống trong những ai còn có một tương lai. Khi đã không còn biết trông chờ gì ở ngày mai thì ngày hôm qua cũng không còn gì nữa để trông về.
    Chính cái trạng thái tinh thần vô vọng ấy đã khiến Phúc hầu như vô cảm trước tự do. Bị án mười năm, chỉ hơn hai năm đã được ân xá, vậy mà chẳng chút vui mừng. Chẳng hề tự hỏi vì đâu, vì ai. Chẳng sung sướng, chẳng đau buồn, chẳng ơn ai, chẳng oán ai. Thờ thẫn ra khỏi cổng trại giam, như thể miễn cưỡng. Và cả khi đã về tới Hà Nội, đã bước đi dọc phố xá, giữa cảnh vật, giữa đám đông và tiếng ồn ào quen thuộc mà Phúc vẫn như thể chưa tìm ra được cho mình một l?Zyù do để thực sự trở về.
    Phố Hàng Đẫy đã là phố Nguyễn Thái Học. Ngôi biệt thự của gia đình họ Đặng đã thành một nhà mẫu giáo. Sau một hồi lâu đứng im ngoài hàng rào sắt, lặng nhìn lũ trẻ nô đùa trên sân, Phúc ủ rũ, chẳng nói chẳng rằng bỏ sang bên kia đường khi người gác cổng bước tới cất lời hạch hỏi.
    Bên kia đường, đối diện nhà họ Đặng là nhà họ Trần, cũng ngôi biệt thự hai tầng, ngày xưa luôn kín cổng cao tường nhưng nay cửa vào sân mở toang. Hoàn toàn ngoài chủ định, Phúc lẳng lặng rẽ vào đấy. Khắp sân lá rụng. Lối sỏi rêu xanh, bồn hoa um tùm cỏ dại. Bể non bộ khô khốc, một bên thành bị vỡ và hòn núi giả thì đổ sụp. Tầng trên, tầng dưới ngôi nhà tất cả các cửa sổ đều đóng chặt. Phúc thầm lấy làm lạ. Chẳng lẽ qua suốt từng ấy thời gian kể từ ngày họ Trần ra đi mà người ta vẫn bỏ không đấy chưa sung công ngôi nhà này?
    Phúc quay ra, vừa đến cổng thì chạm mặt một người đàn ông dắt xe đạp từ ngoài đường đi vào. Nhìn sững Phúc, người nọ để truội ghi đông khỏi tay. Chiếc xe đạp ngã đổ vào thành cổng.
    - Ông là? Ông là? - Anh ta lắp bắp, mặt nhợt nhạt ra.
    - Vâng, - Phúc thở dài ?" Tôi đấy, anh Bách ạ.
    - Thế họ thả cho anh ra ư ? Tôi những tưởng là họ sẽ chẳng đời nào?
    - Vâng. Thì tôi cũng tưởng thế. Cho nên tôi?
    Bách ngắt lời Phúc, hỏi vội, giọng khàn đi :
    - Thế họ cho phép người như anh cư ngụ ở Hà Nội ư?
    - Tôi chẳng biết. Chẳng thấy có lệnh cấm. Nhưng mà tôi chỉ ghé ngang nhìn lại ngày xưa một chút. Rồi sẽ đi xa khỏi đây. Chứ còn gì nữa đâu, còn ai nữa đâu mà cư ngụ lại.
    - Thì tôi cũng vậy thôi, - Bách nói, mắt cụp xuống ?" Nhà này hiến cho chính phủ làm công sở rôi. Tôi chỉ ở lại tạm ngày nay ngày mai.
    - Nhưng mà, trời ơi! Làm sao anh lại đang ở ngoài này? ?" Chợt thấy sửng sốt, đớ người ra, rụng ròi Phúc hỏi, giọng thảng thôt ?" Tôi nhớ rõ ràng là gia đình bên anh đã vào trong đó cùng một lần với gia đình bên tôi cơ mà. Thế sao mà bây giờ lại?
    - Anh lại còn phải hỏi nữa ư? ?" Bách đáp, rất khẽ, môi mím lại.
    - Thế nghĩa là? Chao ôi! ?" Thương cảm, Phúc than lên ?" Anh trở ra đây tìm cô ấy? Trời, sao lại có thể như vậy chứ! Anh ra lúc nào vậy? Ra lúc nào mà để đến nỗi không hay biết rằng cô ấy đã vào trong đấy, anh Bách?
    Bách im lặng cúi xuống nhấc chiếc xe lên.
    - Tôi quá bận, - Anh ta nói, không nhìn Phúc ?" Chỉ qua nhà một lát rồi phải đi ngay có việc. Không mời anh vào nhà được, mong anh thứ lỗi.
    Lẳng lặng, Bách đẩy xe đạp vào sân, lẳng lặng Phúc đi ra đường, nhằm hướng nhà ga, lê bước. Không nơi nương náu, không bóng người thâm, đối với Phúc thành phố quê hương đã cạn tình.
    Trên toa, chỗ của Phúc kề cửa sổ. Hà Nội lần cuối cùng lướt qua trong đêm, nhưng Phúc nhắm mắt lại, không nhìn ra.
    *
    * *
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này