1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện cùng "Vườn Xưa" - Chương trình "Vườn Xưa" tại Australia - Thái Hoà và các bạn

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi quyhutmau83, 29/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thời tiết của ký ức
    Nhà họ Đặng được bốn cậu con trai, nhận nuôi thêm Phúc nữa là năm. Mỗi người mỗi phòng ở tầng dưới. Tầng trên là của ông bố bà mẹ và của Quỳnh, cô con gái rượu, cô em út trong nhà.
    Được coi là bậc anh, nhưng Phúc ngang tuổi Quỳnh. Ngày được gia đình Quỳnh đón về sau hai cái tang lớn, mất mẹ rồi mất cha trong cùng một năm, Phúc còn bé, đang học đồng ấu, Quỳnh cũng vậy. Họ lớn lên bên nhau, êm ấm và hạnh phúc những năm dài, trong tình anh em và trong sự hết lòng yêu thương đùm bọc của cả nhà, một gia đình trí thức cao sang, trầm lặng.
    Các anh của Quỳnh đều học hành giỏi giang, đỗ đạt cao và nếu thời cuộc không thình lình biến động có lẽ đều sẽ thành đạt không kém gì cha. Một gia đinh giàu có nhưng đầm ấm, luôn luôn yêu thương nhau. Ai ngờ một gia đình như vậy về sau lại bất hạnh và tan tác thảm thương đến thế.
    Tai họa khởi đầu từ anh Bình, con cả. Mặc dù sau ngày ********* lên, gia đình họ Đặng sóng kín cổng cao tường né tránh mọi tiếp xúc với bên ngoài, vậy mà anh ta bằng cách nào đó vẫn trở thành đảng viên Quốc dân đảng. Anh ta biệt tích trong đêm xảy ra vụ Ôn Như Hầu. Tiếp đến là anh Tùng, con thứ. Tùng vốn là một nhà thơ vô cùng đa cảm, không hiểu sao lại cũng dự vào chính trị, ngầm tham gia một tổ chức thân Pháp để đến nỗi phải bỏ trốn và mãi mãi không trở về. Công an ********* vây nhà, soat thấy cả truyền đơn cả vũ khí chất dưới tầng hầm và trong gầm cầu thang.
    Tiếp nữa là thời kỳ tản cư. Mặc dù chỉ non một năm chịu vất vả ở nhà quê, vừa ngưng tiếp súng là đã lập tức hồi cư, dắt díu nhau trở về thành nhưng ông bố vẫn không gượng nổi. Về tới nhà là ông lâm bệnh, nằm nhà thương được hơn một năm rồi qua đời. Huy và Hoàng, hai người anh trai còn lại của Quỳnh đứng ra cáng đáng gia đình. Họ được người Pháp trọng dụng và đã sớm trở thành những nhân vật có vai vế ở Hà Nội. Riêng Phúc, mặc dù còn trẻ tuổi, tính tình thì nhu nhược và mặc dù chưa có một yù nguyện chính trị rõ rệt, nhưng do được hai anh Huy Hoàng hướng dẫn nên vẫn gia nhập đảng Đại Việt, và còn được hai anh thu xếp cho vào làm việc ở Tòa Thủ hiến, nhờ vậy mà cũng bắt đầu có được một tiền đồ nhiều triển vọng.
    Thế nhưng giữa thời loạn lạc, phúc họa khôn lường, bình yên như treo đầu sợi tóc. Mùa thu năm 1953 lại một đại nạn nữa giáng xuống mái ấn nhà họ Đặng. huy cùng một số sỹ quan Pháp bị quân cảm tử của ********* quăng lựu đạn giết chết trong một cao lâu ngay giữa lòng Hà Nội. Hoàng cũng có mặt tại đó nhưng may mắn thoát hiểm chỉ phải gửi lại bữa tiệc ấy một bàn chân. Sụp mất trụ cột, đời sống gia đình như bên bờ vực. Của nả trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Người ăn kẻ ở đã phải cho nghỉ việc gần hết và ngay cả ngôi nhà, mẹ Quỳnh cũng đã tính tới chuyện phải bán. Tuy nhiên vào những ngày cuối năm 53 đầy hiểm họa, bất động sản ở Hà Nội bán chẳng ai mua, giá rẻ như bèo. Lúc bấy giờ mặc dù đã sang làm việc ở Phòng thông tin Mỹ, lương tiền khá hậu song cũng đã phải dần dần mang công mắc nợ Phúc mới có thể tàm trì níu được cho những người thân còn lại một mức sống bề ngoài có vẻ chưa đến nỗi quá sa sút so với ngày xưa. Nhưng mà thời cuộc ngày càng gấp bước khiến cho đất đai rung chuyển, lo cho ngày mai của gia đình, mẹ Quỳnh tất nhiên không thể trong mong vào cái mức sống hàng ngày do Phúc chèo chống. Bà hiểu rằng phép màu duy nhất có thể trả lại cho gia đình cuộc sống và vị thế tốt đẹp thuở xưa ấy chính là cuộc hôn nhân của Quỳnh với Bách.
    *
    * *
    Sau này ngẫm lại những ngày tháng cuối cùng của thời thanh xuân có thể là tươi đẹp nhưng đầy tai ương ấy, tự hỏi rằng hạnh phúc nhiều hơn hay đau khổ nhiều hơn, Phúc cũng chẳng biết nữa. Cũng thế, Phúc chẳng còn nhớ nổi tình yêu đã tới tự bao giờ và như thế nào. Dường như là từ trong tình anh em, thuở còn thơ dại, đã lâu lắm rồi, không thể nào nhận thấy. Có thể là khi đã lớn hơn, ở tuổi dậy thì, đang học trung học, hoặc có thể mãi về sau, trong thời tản cư, rồi lúc về thành. Mối tình dường như nhuốm màu tội lỗi, chẳng khác gì một vết thương khía thêm vào những thương tích của gia đình. Cho nên yêu nhau mà tuyệt đối âm thầm không dám một lời thổ lộ, thậm chí không dám thú thực với ngay chính lòng mình. Cả đến khi gia đình họ Trần dạm hỏi Quỳnh cho Bách, Phúc cũng không mạnh dạn có được một lời nào. Chỉ một mình Quỳnh yếu ớt cưỡng lại yù mẹ. Nhưng cô chẩng thể thắng nổi sự kiên quyết gả bán của mẹ và lòng si mê kiên trì của Bách. Giữa hòan cảnh trăm bề rối ren, phải khổ công lo tính để gấp gáp chuyển hết vào Nam toàn bộ tài sản đồ sộ của dòng họ, vậy mà Bách vẫn thu xếp được một lễ ăn hỏi đàng hoàng, sang trọng. Lễ cứới được dự định vào mùa xuân, sau Tết ta, tại Sài Gòn.
    Bách muốn sau lễ ăn hỏi Quỳnh và gia đình sẽ phải đi Nam ngay, nhưng Quỳnh cứ trùng trình mãi không chịu lên đường. Mặc cho tình thế ngày một gấp gáp, viện cớ ốm đau, cô lẳng lặng sống thu mình trong buồng, âm thầm như chiếc bóng. Tuy nhiên kết cục tất phải đến đã đến. Đến từ thời cuộc, Ngày ********* về tiếp quản Hà Nội đã gần kề. Quỳnh không thể nấn ná được nữa. Gia đình cô không thể ở lại, anh trai cô không thể chung một gầm trời cùng chế độ mới, mẹ cô không thể nào sống một cuộc sống thiếu sự giàu sang.
    Riêng Phúc quyết định ở lại. Người Mỹ đã tạo thuận lợi cho quyết định ấy. Họ trả trước cho Phúc hai năm lương và chỉ giao một nhiệm vụ hết sức nhẹ nhàng là ở lại, sống bình thường, hợp pháp, và thong thả, kiên tâm chờ đợi một sự móc nối, nếu có. Chỉ thế thôi và chỉ trong hai năm trời. Đợi đến buối tổi trước hôm cả nhà rời Hà Nội xuống Hải Phòng, Phúc mới nói cho anh trai của Quỳnh hay là mình sẽ không đi bởi vì không thể đành lòng lìa xa thành phố quê hương; hơn nữa cần có người ở lại để gìn giữ cửa nhả và chăm nom phần mộ những người thân đã khuất. Phúc trao gần trọn khối tiền lương được ứng trước cho Hoàng và gửi anh ta một lá thư từ giã dặn rằng khi nào xuống tàu thủy rồi thì trao cho Quỳnh. Hôm sau mọi người khởi hành trên bốn chiếc xe hòm của gia đình Bách nên ngoài Hoàng không ai biết là Phúc đã ở lại.
    Bấy giờ đã đầu tháng Mười, mưa thu mờ mịt. Buổi giao thời, đêm thành phố hỗn mang. Một mình Phúc trong tòa nhà trông vắng. Gần sáng, mưa tạnh, gió nổi lên xua quang mây, trăng hạ tuần lướt trên các mái nhà. Tiếng lá cây xào xạc, Phúc mở của sổ. Trên sân, ánh trăng mờ mờ trong không khí ẩm ướt. Gió lay động hàng cây dọc lối đi rải sỏi làm Phúc tưởng như có bóng người. Nhưng. Không phải là bóng cây, không phải là gió lay. Một người vừa đi qua sân, bước lên thềm. Không phải trong mơ.
    Phúc lao khỏi phòng, chạy đâm xuống cầu thang, Quỳnh để rơi chiếc va ly trên tay xuống ngưỡng cửa. Phúc lặng lẽ ôm lấy Quỳnh, lặng lẽ ghì chặt, cảm thấy một trái tim khác đập cạnh trái tim mình.
    Trong giây phút ấy, đối với Phúc, cách mạng không còn là bóng tối, không còn là tai ương. Không có cách mạng, không có thời đại mới đang tới gần kia, làm sao có nổi một phút giây chói lọi như thế này trong cuộc sống tầm thường, ảo não, dài lê thê của những khiếp người.
    So với bao người khác, có thể là Phúc đã hướng về với cách mạng một cách quá đỗi muộn màng và dường như là đầy vị kỷ, nhưng chắc chắn là Phúc đã rất thực lòng và rất thiết tha chờ đón với cái nghĩa cách mạng là tình yêu, là sự giải phóng, cách mạng là viễn cảnh hạnh phúc, là vận hội không ngờ, là số mệnh mới mẻ, đột ngột và tuyệt vời từ trời cao rót xuống.
    Nhưng bởi vì chẳng phải mất công gì cả chỉ phải nhẹ nhàng đưa tay đón lấy, nên hạnh phúc quá ngắn ngủi. Phúc và Quỳnh tự do bên nhau một tuần thì bộ đội tiến về tiếp quản Hà Nội. Đã được Quỳnh khuyên là nên ra trình diện và khai báo tất cả, nhưng Phúc lại trùng trình do dự. Và lệnh bắt giữ rốt cuộc đã sập đến trước khi Phúc kịp tỏ ra can đảm được như Quỳnh, mạnh dạn đoạn tuyệt quá khứ để sống cuộc đời mới.
    *
    * *
    Một người bạn tù cùng được trả tự do một ngày rủ Phúc về sống ở quê hương của anh ta, miền đồi rừng Bố Hạ. Phúc về qua Hà Nội, sau đó đi tàu lên đấy. Xuống một ga xép. Rồi đi bộ, đi bộ nhiều chục cây số, tít tắp vào vùng heo hút.
    Đã trải cảnh tù nên gian lao những năm về sau chẳng bõ bèn gì. Làm lụng cật lực cho quên đời, dần rồi cũng dựng được một ngôi nhà, có được đôi chút tiền nong của nả, và cũng đã vài ba lần toan chuyện vợ con mà chẳng thành. Chẳng mấy chốc mà thành người lớn tuổi, thành ông già. Nhưng vẫn tứ cố vô thân.
    Chiến tranh kết thúc, sóng gió thời đại lặng dần. Đất trời ngày một tĩnh mịch. Một buổi sáng mùa thu, trong gió heo may, ông Phúc vĩnh biệt cuộc đời hai mươi năm trong góc rừng, một mình lặn lội vào Nam. Bấy giờ chưa có đường sắt Thống Nhất, gần một tháng đi từng đoạn xe đò chen những chặng dài cuốc bộ, ông mới vào tới Sài Gòn. Vất vả đường trường như vậy để làm gì, tự ông dường như cũng không biết rõ. Thành phố xa lạ đắm mình trong mưa mùa như thác đổ. Ông Phúc lầm lũi đi dưới những mái hiên ướt át, đầu óc mông lung, vô định, tìm đến đâu, tìm tới ai. Dăm ba cái địa chỉ cầu may mà ông lưu được trong trí nhớ đều vô dụng. Tất cả những người bạn làm cùng sở ngày xưa, năm 54 di cư vào Nam, nay hoặc đã bỏ sang Pháp, sang Mỹ hoặc đang đi tập trung cải tạo. Ngay đến địa chỉ cuối cùng, của nhà họ Trần, bất đắc dĩ ông phải tìm tới cũng là địa chỉ không người. Dưới thời Mỹ Ngụy, gia đình mại bản này không ngừng phát đạt, nổi tiếng giàu có và thế lực, dĩ nhiên chẳng một thành viên nào trong gia đình họ ở lại Sài Gòn để chờ quân Giải phóng.
    Nghe người ta khuyên, ông Phúc lần đến tòa soạn một tờ báo nhờ đăng mẩu tin tìm người thân. ?oTrần Văn Phúc, trước tháng 10 năm 1954 ngụ ở nhà số 47 phố Hàng Đẫy Hà Nội mong được gặp người thân là ?? Nhưng người thân là ai? Ông do dự, đã ghi tên Quỳnh, song lại ngập ngừng ngần ngại tự thấy mình vô l?Zyù bèn đổi yù, ghi Đặng Hoàng.
    Cái mẩu tin phập phù ấy không ngờ lại công hiệu, Báo ra ngày hôm trước thì ngày hôm sau Đặng Hoàng tìm tới nơi trọ của ông Phúc. Ông Hoàng nom già sọm, cằn cỗi và buồn thảm, dáng dấp xưa chẳng còn gì ngoài sự tàn phế.
    - Hồi đó cứ liều ở lại ngoài ấy như cô chú lại hóa may, - Sau phút ban đầu anh em gặp lại mừng mừng tủi tủi, ông Hoàng ảo não kể lể - Chứ như tôi, tay trắng vào đây, lại què cụt thế này, không còn địa vị, mất hết vai vế nên cứ nghèo hèn lụn bại mãi, chẳng sao mà ngóc đầu lên nổi ở cái xã hội nhẫn tâm bạc ác chỉ biết có tiền trong miền Nam này. Mẹ tôi thì như chú biết đấy, bà cụ không chịu được sự nghèo, lại thêm chuyện cô Quỳnh, thành ra ốm liệt giường ngay từ khi mới vào đến. Đầu năm 57 thì cụ mất. Cứ thế vận nhà sa sút mãi.
    - Vậy chứ bên nhà ông Bách không giúp đỡ nhà mình một chút gì ư?
    - Bách nào? ?" Ông Hòang ngạc nhiên hỏi, trán nhăn lại ngẫm nghĩ một lúc ?" À, Bách. Chú hỏi lạ. Chuyện như thế rồi, còn tình nghĩa gì nữa mà họ phải giúp.
    - Vâng, - Ông Phúc thở dài ?" Tôi cũng nào ngờ lại xẩy ra như thế. Một lần tôi có gặp Bách.
    - Phải. Nào ai ngờ. Mẹ tôi khổ tâm lắm. sức cứ suy đi từng ngày. Ốm đau mòn mỏi, nhưng cụ bảo là phải sống rốn để chờ cho hết hạn hai năm hiệp định mẹ con gặp được nhau đã. Nên vừa hết hạn hai năm, quá tuyệt vọng, mẹ tôi lặng lẽ đi ngay. Chẳng biết khi bà cụ mất, ngoài đấy cô ấy có linh cảm thấy không? Bởi vì chú cũng biết đấy, trong mấy anh em nhà này, có cô ấy là mẹ tôi thương nhất.
    - Nhưng?anh vừa nói vậy là có nghĩa thế nào hả anh? ?" ông Phúc hỏi, giọng lạc đi, tim thắt lại ?" Anh vừa nói cô ấy ngoài đấy là anh nói Quỳnh ư? Nhưng đã năm 57 thì sao lại còn ngoài đấy được nữa?Quỳnh đã vào từ năm 55 khi còn hạn ba trăm ngày cơ mà. Thế bây giờ Quỳnh ở đâu, anh Hoàng?
    Ông Hoàng như giật nảy mình, miệng há ra, không nói được, trừng trừng nhìn ông Phúc.
    - Chú vừa hỏi tôi Quỳnh ở đâu à? ?" Mãi rồi ông mới thốt được ra lời ?" Nhưng tôi đang muốn hỏi chú thế cơ mà? Chú bảo là năm 55 à. Nhưng, vậy là sao hả trời? Năm 58, từ Hà Nội cô ấy gửi bưu thiếp vào. Năm 59 thì trong này nhận được. Sao bây giờ lại?
    Ông Phúc rụng rời, tê điếng, đụng tay vào ấm trà. Nước đổ lênh láng mặt bàn. Ông đã vụt hiểu tất cả và tất cả vụt tối sầm.
    (còn tiếp)
  2. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thời tiết của ký ức
    Tờ bưu thiếp ấy, ông Hoàng đã để mất, nhưng địa chỉ thì còn nhớ rõ, bởi vì vẫn là địa chỉ xưa, số 47 phố Nguyễn Thái Học.
    Trở ra Hà Nội, ông Phúc lại tìm đến đấy. Bây giờ ở đó không còn là nhà mẫu giáo mà là một chung cư xập xệ đông đúc, chen chúc nhiều hộ gia đình. Người ta không hiểu ông Phúc muốn gì. Họ Đặng nào, Quỳnh nào? Chỉ có ông Quỳnh, cán bộ đường sắt, người Nghệ An thôi, họ Lê bên nhà Bách cũng vậy. Người ta nhún vai. Ai mà biết nổi chủ nhân xưa hồi Tây của ngôi nhà này là ai. Chỉ biết trước đây nhiều năm là trụ sở của Đoàn Thanh Niên, về sau là cơ quan Phụ nữ và bây giờ là nhà tập thể của nhiều cơ quan.
    Mịt mờ, vô vọng và với tâm tính đầy thụ động, chẳng còn hơi sức và nghị lực để bỏ đi đâu nữa, ông Phúc cạy cục thuê được một căn buồng nhỏ ở góc đường Sinh Từ không xa Hàng Đẫy. Sinh kế lần hồi, ông nhận dịch và đánh máy thuê. Một chiếc Rờ - manh ?" tông già nua, những con chữ đã quá đát của nó loc xọc làm lụng, lên tiếng mổ róc róc đêm ngày. Thoảng hoặc ông cũng ló khỏi hang lần ra đường đi dạo, đôi khi khá xa, dọc Hàng Đẫy, lòng vòng quanh Cửa Nam, Quanh Hỏa Lò. Nhưng nói chung là ông chẳng đi đâu cả, ủ rũ, suy nhược, tuyệt đối âm thầm, tuyệt đối chẳng trò chuyện, chẳng giao du, dường như chẳng hề quen biết bất kỳ một ai trên đời.
    Nhiều năm như vậy lẳng lặng trôi qua. Mười năm hay hai mươi năm, không biết nữa. Thời gian không cánh mà bay. Một buổi tối nọ, ông vừa đi dạo về thì có tiếng gõ cửa. Chắc là ai đấy cần ông đánh máy một cái gì.
    - Chào anh, anh Phúc! ?" Cửa mở, một người đàn ông lạ mặt, tóc bạc, vận quân phục, chậm rãi bước vào, giọng rất trầm ?" Tôi là Định.
    Thoạt tiên, tự ông Phúc cũng thầm thấy ngạc nhiên trước sự điềm tĩnh của mình. Có vẻ như ông không xúc động, tim không dồn đập, thái độ vẫn như thường, nói năng thong thả, không run giọng, bình thản hoàn toàn với cuộc gặp gỡ không ngờ này. Nhưng giữa chừng cuộc hàn huyên, lẳng lặng nước mắt chắt ra, dần dần giàn giụa, không cầm được, lòng nhói đau.
    - Cuối năm 55, tôi nhận nhiệm vụ vào Nam hoạt động. Xa hẳn Hà Nội từ đấy. Sau giải phóng, mỗi năm tôi cũng chỉ rời thành phố Hồ Chí Mính ra Hà Nội họp ngắn ngày một đôi lần, - Ông Định nói ?" Năm 75, tôi đã đọc thấy lời nhắn tin của anh trên báo, toan tới thăm anh ngay nhưng vì bận nên khi tới thì anh đã trở ra. Tôi nhớ người anh cần tìm là Đặng Hoàng, nhưng cũng chỉ là nhớ vậy thôi, không cố công tìm, rồi cũng bẵng đi. Mãi đầu năm nay, con trai ông này xin xuất cảnh theo diện HO, tôi đọc hồ sơ, tình cờ thấy tên bố, Đặng Hoàng. Tìm gặp ông ta, nghe ông ta kể mà thất kinh trong lòng. Làm sao cơ sự lại ra nông nỗi như thế? Làm sao anh lại không biết là chị ấy vẫn ở lại ngoài này? Vì sao khi được ra tù, anh không hỏi, không tìm? Và sao đến tận bây giờ vẫn không tìm?
    Ông Phúc nín lặng, nét mặt bơ phờ, đầu rũ xuống.
    - Ngày ấy hạn ba trăm ngày đang còn, nên dù rất khó, tôi vẫn có thể thu xếp để chị ấy đi. Có điều là chị ấy đâu có muốn thế. Chị ấy bảo sẽ sinh cháu ở ngoài này và hai mẹ con dù có thế nào cũng sẽ mãi mãi đợi anh, chứ bỏ vào trong kia cháu nó sinh ra sẽ vĩnh viễn không còn cha. Hoàn cảnh chị ấy khi đó thật tội, song tình cảm chị ấy như thế, tôi còn biết nói gì, tôi chỉ thấy mừng thay cho anh. Tôi nghĩ khi ra tù còn gia đình, còn nhà cửa anh sẽ dễ dàng làm lại cuộc đời. Khi đó mặc dù thuộc diện bị thu nhà nhưng chị ấy vẫn được sử hữu một phòng ở tầng trên. Anh ra tù đầu năm 58 đúng không? Vậy mà theo tôi biết thì cho đến khi mất, là cuối năm 59, chị ấy vẫn ở tại căn phòng đó chứ có rời đi đâu đâu.
    Ông Phúc không thể thốt nổi nên lời. Không phải sự kinh ngạc, không phải tâm trạng buồn đau hay thất vọng mà là một nỗi khiếp sợ đến tê dại khiến ông tái nhợt đi.
    - Sau khi gặp ông Hoàng, tôi bay vội ra Bắc và lật đật tới ngay ngôi nhà năm xưa tôi đã đến gặp chị ấy. Phòng đã đổi chủ từ lâu. Chẳng ai biết chị ấy. Nhưng nếu thế thì phải chịu khó tìm mà hỏi chứ, anh Phúc. Nhờ công an quận họ rà lại sổ thôi, có khó khăn gì đâu. Cố nhiên là tôi đã nhanh chóng tìn ra và gặp lại. Có điều không phải là chị ấy nữa mà là cô con gái. Ngày xưa khi tôi gặp chị Quỳnh, cô bé còn trong bụng me, mà nay đã là thiếu phụ rồi. Bởi biết chị Quỳnh đã mất, tôi mới không nhầm. Hai mẹ con hoàn toàn một gương mặt, chỉ hơi khác một chút vì người tôi gặp bây giờ tuổi nhiều hơn người tôi gặp ngày xưa.
    Lặng đi một hồi, rồi khẽ thở dài ông Định nói tiếp :
    - Hạnh, nó là giáo viên cấp một, đã lấy chồng, co hai con. Nhà ở Bạch Mai, chật chội, sống cũng vất vả. Căn cứ vào chính sách hiện nay, tôi đã thu xếp để vợ chồng cô ấy được sử hữu lại một phần tài sản của dòng họ. Nghĩa là toàn bộ tầng trên của ngôi nhà đường Nguyễn Thái Học. Thủ tục vừa xong hôm nay và tuần sau gia đình Hạnh sẽ chuyển về ở. Âu cũng là tình đời run rủi, cũng đúng hôm nay, người tôi nhờ tìm đã tìm ra địa chỉ của anh và đã điện ngay cho tôi. Từ đấy sang đây, ba phút đi bộ. Tôi nghĩ anh cần chuyển sang đấy ở cùng cháu Hạnh.
    - Còn tôi? Ôi không, tổi chưa thể đến được? - Ông Phúc thều thào, mếu máo, nước mắt lã chã ?" Tôi cám ơn anh vô cùng? nhưng tôi?
    - Tùy anh, anh Phúc ạ. Thư thư cũng được, nhưng rồi thế nào anh cũng phải sang với cháu. Thú thực là còn một chuyện nữa anh đấy mà không biết anh sẽ tính sao. Nghĩa là..bởi vì mồ côi mẹ khi mới bốn tuổi nên Hạnh, cháu nó biết rất ít về mẹ. Nó chỉ biết có ông bố. Có điều, ông bố mà Hạnh nó nói lại không phải anh. Nó chẳng hay biết gì về anh cả. Có thể chị Quỳnh có nói nhưng còn quá nhỏ nên Hạnh nó không hiểu, không nhớ chăng. Thậm chí nó hề không biết ông bố của nó không phải bố đẻ. Có lẽ bởi vì ông này đã là người rất gần gũi với cháu từ lâu trước khi mẹ cháu qua đời.
    - Đấy là Bách, có phải không? ?" Ông Phúc thì thầm, cặp môi run rẩy ?" Trần Văn Bách?
    - Khi Hạnh nó bảo bố cháu nằm kia, trong một giây, vì bất chợt, tôi đã nghĩ nó nói anh, anh đang nằm ở đó. Ông ta bị chứng nhũn não, vô tri và bất động tại giường như thế đã hơn hai năm. Khuôn mặt người ốm khiến tôi ngờ ngợ, dĩ nhiên tôi thấy rõ không phải là anh. Tôi hỏi bố cháu tên gì. Tên Bách. Thì ra là thế. Tôi sực nhớ. Người này nhiều năm về trước tôi đã gặp. Gặp chính trong thời kỳ tôi thụ lyù?Z?Z vụ án có tên anh. Cháu đẻ năm nào, tôi hỏi. Năm 55. Tôi chẳng hỏi gì thêm nữa. Và cho đến nay tôi vẫn giữ kín, chưa hề bất cẩn nói lộ ra với Hạnh một điều gì. Mà thực ra tôi có thể nói gì. Chuyện đã thế rồi, lại sau chừng ấy thời gian. Chẳng nói từ 55, chỉ từ 75 tới giờ nào ai biết đã bao nhiêu nước chảy qua cầu. Thế nhưng ấy là nói vậy, chứ dù thế nào thì cháu nó vẫn phải được chính anh kể cho biết sự thật. Một sự thật của cả đời người. Một sự thật như thế mà cháu nó không hay biết thì coi như không hề được biết ?Z yù?Z nghĩa của cuộc đời.
    *
    * *
    Ngay hôm sau ông Định bày vào và từ đấy không trở ra Bắc một lần nào nữa. Và cũng không thư từ gì với ông Phúc.
    Ông Phúc thì vẫn thế, một mình một bóng, qua ngày. Nếu để ?Zy, người ta sẽ thấy ông năng đi dạo hơn trước và chỉ dạo loanh quanh một khúc ngắn trên đường Nguyễn Thái Học. Ông thường ngồi hàng giờ tại một quán nước ở vỉa hè bên số chẵn, nhìn dòng đời qua lại và nhìn sang ngôi nhà bên kia đường. Mắt kém nên ông không sao thấy nổi nét mặt của những người đi ra từ ngôi nhà ấy, nhưng ông lại không thể dạn lên để lần sang.
    Thực ra đã bao lần ông đi từ nhà tới đây với yù?Z định quả quyết là sẽ bước vào cổng nhà 47, sẽ lên cầu thang và sẽ gõ cửa phòng cô giáo Hạnh. Ông nhẩm thuộc lòng những điều ông sẽ nói với con gái mình. Nhưng rồi lần nào đến phút cuối cùng ông cũng tự lùi bước. Thái độ ngập ngừng do dự đã trở thành cố hữu. Con người ông ngày một nguội đi. Đầu óc buồn ngủ, trái tim uể oải. Và rời rã, buông xuôi trong buồn nản.
    Mùa thu năm nay mưa tầm tã. Và mới tàn thu đã gió mùa đông bắc. Trên trang nhất một tờ báo của Sài Gòi ra từ tuần trước, người ta đăng ảnh và tiểu sử của ông Định giữa một khung đen, đường viền in đậm nét, Tờ báo từ Thành phố gửi ra cho ông Phúc theo đường điện phát chuyển nhanh, kèm một phong thư. Đeo kính lên, chầm chậm ông Phúc lần đọc những dòng tiểu sử, tóm tắt cuộc đời chiến đấu đầy sóng gió của người bạn học thuở xưa. Rất lâu, ông ngắm bức ảnh người đã khuất. Trái tim già nua nhức nhối và nước mắt nóng rực đau nhói trong mắt như kim châm. Ông chỉ đọc được một dòng đầu của lá thư rồi không đọc tiếp được nữa. Mắt nhòa đi. Thư của Hạnh. Cô xưng con. ?oCon nhận được điện, vào đến nơi, vừa kịp buổi chiều cuối cùng của bác Đinh??
    Suốt đêm, ông Phúc ngồi ở đi văng, mắt nhắm mà không tài nào chợp mắt. Ngoài cửa sổ, Hà Nội tiết tàn thu, gió thổi, mưa rơi, lá rụng.
    Ông nhìn những dòng chữ nắn nót, nét chữ mềm mại của lá thư con gái ông. Nhưng dường như không phải ông đọc thấy những dòng chữ của lá thư mà là từ trong tâm trí ông những dòng chữ tự thân hiện lên. Những dòng của quá khứ xa vời vợi, đêm nay mới trở về từ đáy sâu quên lãng. ?oNhờ vậy mà giờ đây dù có phải xa lìa, dù có phải mất anh mãi mãi em vẫn sẽ mãi mãi còn anh??
    Tôi muốn nói, lẽ đời là vậy đấy. Bởi vì là một nỗi đau nên quá khứ còn sống mãi. Và bởi nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có được một quãng đời êm lặng, một nếp sống bình yên, một tư duy thư thả, một tấm lòng khoang thứ và một cảm giác có hậu với cuộc đời cùng số phận.
    Bảo Ninh
    (trích tập truyện ngắn Lan man viết lúc kẹt xe)
  3. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Than goi cac ban,
    Vuon xua den Sydney, Uc Chau...
    Do dua
    "Anh em thân hữu của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người hâm mộ ở Sydney, Úc Châu sẽ kết hợp với chùa Phước Huệ, Sydney tổ chức một đêm nhạc chủ đề:
    "Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Vườn Xưa"
    do ca sĩ Thái Hòa đến từ Canada cùng các nghệ sĩ địa phương:
    Văn Hùng, Kim Thoa, Ái Phương, Minh Trang
    kết hợp trình diễn.

    Buổi trình diễn sẽ bắt đầu vào lúc
    7:30 tối ngày 30/9/2006 và dự kiến kéo dài trong 3 giờ.
    Địa điểm: Chùa Phước Huệ, 369 Victoria Street, Wetherill Park, NSW 2170, Sydney, Australia
    Buổi trình diễn gồm 3 phần:
    Tình yêu ?" Quê hương ?" Thân phận
    do những người yêu nhạc Trịnh nhằm để tưởng nhớ đến một thiên tài âm nhạc đã khuất bóng, được tổ chức tại chùa nên không bán vé.
    Anh chị em bằng hữu, thân quyến - những người yêu mến âm nhạc Trịnh Công Sơn đều được hoan hỉ đón mời.
    TM Ban Tổ Chức chùa Phước Huệ, Sydney, Úc Châu.
    [​IMG]
  4. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng anh Thái Hòa. Hy vọng sẽ được xem hình và ảnh về đêm diễn. Nhân tiện cũng hỏi thăm luôn, bao giờ anh có thể bố trí thời gian về Việt Nam để tham gia chương trình của bọn em? Nhiều giọng ca, em tin rằng, rất xứng đáng để đứng chung sân khấu với anh.
    Đọc "Thời Tiết của Ký ức", em thấy nổi lên một nỗi ám ảnh. Nỗi ám ảnh về những giá trị đẹp và hoài niệm. Giờ, không mấy ai sống được như thế anh ạ. Và vì không sống được, nên cũng không hiểu hết được. Em cũng không dám nghĩ em hiểu, chỉ biết rằng, có những xúc cảm mang mang không tài nào lý giải nổi khi đọc đến dòng cuối. Vô vi, âu cũng một kiếp người. Tình Yêu cho đi mà không biết đến ngày mai, không cần vào Tương lai, thời nào cũng có.
    Gửi lên đây những dòng viết mới:
    Những dòng viết ở Sài Gòn
    Tôi vào Sài Gòn, không đi qua những ngày nắng lạ vì giờ thành phố không còn là lạ nữa. Đi taxi, được hỏi ?oVì sao em dùng từ Sài Gòn?, bỗng thấy ngộ ngộ. Ừ thì cứ dùng như một thói quen vậy thôi. Có những thứ, chỉ có thể dùng hai từ ?oSài Gòn?. Người ta nói ?oBáo Sài Gòn Giải phóng?, chứ ai lại nói ?oBáo Thành phố Hồ Chí Minh Giải phóng?. Người ta nói, ?oMùa Xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh?, nghe hùng tráng và rắn rỏi hơn hai tiếng Sài Gòn. Và cứ thế nhập tâm mà nói thôi. Như luôn luôn có những sự hợp lý theo sự chi phối của trái tim. Như tôi, với những kỷ niệm với Sài Gòn. Như tôi, với những buồn vui gắn bó với Sài Gòn.
    Tôi đã yêu Sài Gòn bằng một Tình Yêu trong văn vắt. Lần đầu tiên vào theo bác ruột, tôi đi cùng cô em họ khó tính say xe ngất ngư của mình. Tất cả ít khi ra ngoài, chỉ mình tôi thích lang thang. Những bức ảnh ngày xưa, gửi cho mấy người bạn ở Úc, mọi người còn không tin tôi đã chụp tại Sài Gòn. Nắng quá đẹp, cảnh quá hay, và vì tôi nói đi đông người sao ảnh chỉ luôn có một mình.
    Tình yêu viên mãn và bé bỏng, dần dần đã được thay thế bằng sự quan sát kỹ lưỡng hơn. Lần gần nhất, mới mấy ngày qua, tôi và những ly rượu trên bàn lẻ loi tại bar Carmen đã phải thú nhận: Tôi đã rất yêu Sài Gòn. Nhưng giờ đây, tôi phải học lại cách yêu Sài Gòn. Tôi đã từng rất yêu anh. Nhưng giờ đây, tôi phải học lại cách yêu như một người yêu.
    Không có gì đâu, chỉ có những sự khám phá nho nhỏ soi rọi vào những nỗi niềm tưởng vô cùng thấu đáo. Tôi đã nghĩ, mình gần với Sài Gòn nhiều lắm. Ấy vậy mà chưa hẳn. Tôi đi xem phim một mình tối thứ 7. Thấy mình chết chìm giữa những lộn xộn và ầm ĩ. Tôi đi uống rượu một mình trong đêm. Thấy mình không thể nào say nổi vì cảm giác không an toàn thường trực. Tôi đi ăn sáng uống cà phê với bạn tại một không gian dễ chịu, thấy mình đau bụng quằn quại vì những thứ quá liều. Tôi đi về phòng ngủ, thấy mình lại sắp phải lao ra đường vì những cuộc hẹn.
    Những tình cờ rồi qua, những buồn đau rồi mờ mịt. Chỉ có, những ấn tượng về một buổi ban đầu là còn nguyên. Vì ấn tượng một năm nào trẻ con yêu thương chân thật một vùng đất lạ, tôi đã xây đắp rất nhiều những cảm tình không có thật. Vì ấn tượng một xúc cảm trong buổi gặp đầu tiên, tôi đã khăng khăng tin vào một điều vu vơ hoàn toàn khác hẳn. Rồi đến, rồi đi. Rồi hợp, rồi tan. Tôi đã từng rất yêu Sài Gòn. Và giờ đây, tôi thấy mình đang phải học lại để yêu được Sài Gòn.
    ?oTôi đã yêu Anh bao ngày nắng
    Tôi đã yêu Anh bao ngày mưa
    Yêu anh...
    ... bên đời lặng lẽ...
    Tôi đã đưa Anh qua nhiều phố
    Những sáng mênh mông tôi ngồi nhớ
    Yêu anh...
    ... trái tim thật thà...
    Yêu đầy mùa nắng mùa mưa
    Yêu trong nỗi đau tình cờ
    Đâu ngờ, tình như lá úa
    Khiến tôi chia lìa những giấc mơ
    Tôi đã yêu Anh trong mùa gió
    Khi lá cây khô bay đầy ngõ
    Yêu anh...
    ... không cần vội vã...
    Tôi đã yêu Anh như trẻ thơ
    Đâu biết đôi khi có lìa xa
    Yêu trong...
    ... nỗi đau tình cờ...

    Được breaking_news sửa chữa / chuyển vào 20:23 ngày 13/09/2006
  5. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Hi BN & các bạn,
    Nếu làm đựơc chương trình thì hay quá. Nhưng cũng tùy nhân duyên và những ngày phù hợp. Lịch làm việc tháng 10 của mình thì quá căng... Có lẽ 2 tuần sau của tháng 11/06 thì OK nếu làm cuối tuần. TH vẫn nghĩ sẽ có một ngày về lại Hà Nội để hát nhạc Trịnh và tìm gặp nhà văn Bảo Ninh. Mong nhìn thấy chương trình cụ thể của các bạn...

    Mình sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, gọi là TPHCM thấy ngượng miệng sao ấy (dù mình đã từng nhiều năm là học sinh giỏi và tự hào là con cháu của Bác). Giống như muốn gởi tặng BN mấy câu như thế này:
    "... Sài Gòn (thay cho Hà Nội) tiết tàn thu buổi đầu đông, gió thổi, mưa rơi, lá rụng, ấy là hơi thở của người xưa, là thời tiết của ký ức...."
    Nghe buồn cười lắm đúng không, cần phải trả những gì thuộc về Hà Nội cho Hà Nội, những gì thuộc về Sài Gòn cần trở về với Sài Gòn - như Mat-xco-va, như St. Per-tech-pua,...
    Những gì đọng lại trong lòng người mới thật sự là quan trọng, còn lại tất cả đều phù du... Anh mừng vì thấy BN đã cảm thấy có chút gì mang mang sau khi đọc những dòng cuối của "Thời tiết của ký ức" - Vậy cũng là quá đủ cho công tình của người viết và người đánh máy...
    Thân mến,
    Do dua
  6. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Mến gửi anh Thái Hòa,
    Trong chương trình "Hãy Nhìn Lại" sắp tới, bọn em sẽ làm một presentation về Nhạc sĩ và các hình ảnh liên quan. Nếu anh có tư liệu giúp bọn em với.
    Ngoài ra, cũng rất mong nhận được các hình ảnh giới thiệu do chính anh biên soạn, giới thiệu về quá trình ca hát của mình, CD Vườn Xưa và các bạn bè thân hữu. Nhạc Trịnh tồn tại ở nhiều nơi, nhiều phong cách sống, nhiều con người với những tính cách khác nhau, nhiều Tình Yêu và Nỗi Đời khác nhau. Em hy vọng sẽ có thể khắc hoạ được phần nào sự đa dạng đó trong chương trình "Hãy Nhìn Lại" này.
    Cuối cùng, lâu em không nghe nhạc. Anh có chuyện gì hay cứ kể nhé. Hôm nay, Hà Nội trời se lạnh, ngồi làm việc muộn lại muốn viết một điều gì đó mà lại thôi
  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Happy Birthday Breaking_News!!!!!
  8. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    BN xin được chuyển bài viết của bạn Nguyen_Aus về đây. Bài viết phù hợp với Topic này vì cũng là những thông tin liên quan đến ca sĩ Thái Hoà và Album "Vườn Xưa".
    Trân trọng
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Đêm nhạc được diễn ra vào tối thứ 7, 30/9 tại một câu lạc bộ của Úc ở Sydney, thay vì tại Chùa Phước Huệ như dự kiến lúc ban đầu. Một số thành phần rất cực đoan trong tổ chức gọi là ?oCộng đồng người Việt tự do? ra sức vu khống và xuyên tạc rằng đêm nhạc là do ?oCộng sản Việt Nam? tổ chức, và gây áp lực cho Chùa Phước Huệ không cho ban tổ chức đêm nhạc sử dụng hội trường của Chùa. Đài SBS cũng phụ họa theo họ tìm cách tẩy chay đêm ca nhạc. Một số người còn gửi email, gọi phone đe dọa bất cứ ai muốn đi nghe nhạc. Hai ca sĩ đã nhận lời hát hoảng quá phải hủy bỏ lời hứa. Nhưng ban tổ chức đã dự đoán được mấy trục trặc kiểu này nên đã chuẩn bị trước và việc hủy bỏ của họ chẳng có hề hấn gì đến đêm nhạc cả. Dù chỉ được thông báo trong vòng một tuần và thay đổi địa điểm trong vòng 24 giờ, mà số bạn bè đến ủng hộ chương trình ca nhạc lên đến con số 110.

    Suốt 3 giờ liền, Thái Hòa từ Canada với sự phụ trợ của nhạc sĩ Vũ Hùng (Sydney) đã đem lại cho khán giả những giây phúc thoải mái qua những nhạc phẩm nằm trong ba chủ đề chính là tình yêu, quê hương và ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn.

    Buổi diễn dù gói gọn trong khuôn khổ ?odu ca thính phòng?, một chiếc đàn guitar, một dàn âm thanh tối thiểu với một cái amplifier+ mixer và hai chiếc loa trong một căn phòng gọn và ấm cúng. Bài trí sân khấu thật đơn sơ, một bàn thờ nhỏ với bức chân dung TCS, một chai rượu ******-loại mà sinh thời nhạc sĩ họ Trịnh ưa thích và hai chén rượu rót, một gói thuốc lá, thuốc được châm để sẵn, cánh hoa hồng vàng (cũng là loại hoa mà TCS thích).

    Phần trình diễn của hai nhạc sĩ được phụ họa bằng hậu cảnh quê hương, và một số hình ảnh và kỉ niệm về Trịnh Công Sơn. Thái Hòa nổi bật trong giọng ca điêu luyện, truyền cảm qua những nhạc phẩm như Lời thiên thu gọi, Diễm xưa, Còn tuổi nào cho em, Dấu chân địa đàng, Chiếc lá thu phai, Người mẹ Ô lý,
    Bài ca trên những xác người, Đại bác ru đêm, Hãy sống dùm tôi, Gia tài của mẹ, Lặng lẽ nơi này, Chuyện đoá Quỳnh hương, Chiều trên quê hương tôi, Vườn xưa, Người về bỗng nhớ, Cát bụi, Cho một người nằm xuống v..v?

    Suốt buổi diễn, khán thính giả không chỉ là đến để nghe nghe, mà nhiều trong số họ là những nhân chứng sống của một thời lửa đạn, của một thời với những đứa bạn ?ocòn xanh nấm mồ? với TCS, nên họ đã được sống trở lại, họ đắm chìm trong điệu nhạc để được trở về với những ký ức của họ. Khán giả như thật sự đang lên đồng! Người ngây ngất., kẻ lắc lư, người gật gù, kẻ tư lự, người vỗ nhịp hoà ca, người nước mắt lăn dài?

    Buổi diễn kết thúc với bài hát lại Người mẹ Ô lý qua phần đệm playback (trước đó do sự cố kỹ thuật, Thái Hoà hát tự đệm guitar) có vocal của Jennifer Thomas và phần hoà âm độc đáo đã làm cho cả khán phòng như bị ?ochôn chân?, không gian im lặng tuyệt đối rồi bỗng vỡ ra với những tràng pháo tay. Dù đã nói lời chia tay, nhưng hầu như không một ai rời khỏi chỗ ngồi. Như muốn mời mọc nhưng cũng thương cảm Thái Hoà đã hát hết minh, và dường như anh đã thấm mệt sau một chuyến bay dài trong đêm hôm trước, và một ngày không một phút ngưng nghỉ để chuẩn bị cho đêm diễn. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng phải tàn, không được nghe hát thì cũng phải được nghe nói và chụp hình, mọi người đều nấn ná ở lại để trò chuyện và chụp hình lưu niệm.
    Phải nói đây là một chuyến lưu diễn mở đầu tại Úc bất đắc dĩ, trắc trở và đầy nhân duyên của Thái Hoà. Có lẽ đây là một kỷ niệm đẹp, không quên trong hành trình gắn bó với nhạc Trịnh của Thái Hoà và của những thân hữu cũng như những người ái mộ nhạc Trịnh tại Sydney. Nhưng đó là một đêm diễn thành công về mọi mặt. Chúc mừng Thái Hoà và hy vọng, những ?ođêm không ngủ? như vậy nữa sẽ diễn ra ở Sydney đều đặn hơn.

    Quang Nguyen


  9. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Kinh goi cac ban yeu nhac Trinh,
    Thai Hoa da tro ve binh yen sau mot chuyen di dai nhieu ky niem cung 2 dem nhac tai Uc, o Sydney (30/9) va Melbourne (2/10).
    Xin chan thanh cam on tat ca nhung tam long cua nguoi yeu nhac Trinh tai Uc da vuot qua moi bien co, chia re, ty hiem, von rat xa la voi dong nhac Trinh day nhan ban va suy ton trai tim con nguoi - de den voi 2 dem nhac day ap tinh thuong yeu, sau lang ...
    Hy vong nhung gi Thai Hoa va ban be da thuc hien va van con tiep tuc voi am nhac Trinh Cong Son se vun xen them nhung niem tin yeu trong cong dong, lap di nhung ho ham cua thu han, nhung ngan cach tinh nguoi va xoa diu phan nao nhung vet chan thuong chien tranh con han sau trong long nhieu the he...
    Nhung dem nhac chan tinh nhu the hy vong se con co dip tai ngo cong chung tai Uc trong nhung dip sau.
    Than men,
    Thai Hoa
    PS. than goi moi nguoi mot so hinh anh moi nhat ve dem nhac Trinh tai Uc.
  10. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

Chia sẻ trang này