1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.674
    Đã được thích:
    1.889
    Em thấy vầy :

    Nếu mà nói ông Huệ chỉ là tướng, đã trọn chưa ? Vì ngày xưa ông Nguyễn Hoàng cũng từ tướng, mà thành Chúa rồi sau này mới có vua Nguyễn ?

    Đẳng cấp của một viên đại tướng, thì cũng chỉ là nghe lệnh người khác là cùng. Cỡ Võ Văn Nhậm cũng gọi là tướng hết số rồi.

    Đằng này ông Huệ có phải dân vô học đâu. Cái tầm con người như vậy là tầm của bậc Đế Vương rồi. Tướng nào mà oai ngất trời như vậy.
    __Duc__No_____ thích bài này.
  2. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Huệ - 18 tuổi đã cầm quân . Ở tuổi 25 đã đánh nam dẹp bắc rồi đấy ! Mấy người làm được ? Số má giang hồ đến thế là hết . Tiếc là lên ngôi có hơn 4 năm là chết ... Ai thắng thì tui có nói rồi. Mời đọc lại những gì tui post đi ông ạ ... Tàm xàm
  3. megaidep

    megaidep Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    1.560
    Đã được thích:
    1.915
    Hơn 1000 chiến thuyền mà chỉ có 18000 thuỷ quân (26000 - 8000 lính đóng thuyền), thế thì mỗi thuyền chưa đc 20 thằng thì đi đánh cá à?

    Nguyễn Ánh có 139000 quân chưa kể bọn an ninh bảo vệ, tổng chắc phải 150k, Nhạc Lữ Huệ nhiều đất nhiều dân chắc phải 200k, tổng cộng lại hơn mẹ nó 1/2 tổng số quân của Thanh triều rồi (63 vạn)
    __Duc__No_____, anhtrai81nongdanHN thích bài này.
  4. anhtrai81

    anhtrai81 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2004
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    566
    Cái này là nói đặc điểm tiêu biểu thôi. Đương nhiên là Huệ được dạy dỗ cẩn thận từ nhỏ rồi. Nhưng chỉ 1-2 ông thầy không thể bao phủ hết các vấn đề về kinh tế chính trị quân sự được. Điểm mạnh nhất của Huệ là quân sự, còn về mặt kinh tế, chính trị thì ko nổi bật lắm.
    __Duc__No_____ thích bài này.
  5. zhaokuangzin

    zhaokuangzin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    760
    Bình thuốc độc , ngọn lửa hồng
    Thành xưa ghi dấu anh hùng còn đây .
    Nhờ hai người này cầm chân quân Tây Sơn mà Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân .
    Quang Trung mặc dù anh hùng cái thế , võ công có thể nói vô địch đương thời nhưng cũng là người rất đa nghi nên nếu Quang Trung còn sống thì có thể chính ông ta thanh toán các công thần khác như đã từng làm với Vũ Văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh (Cống Chỉnh ngông nghênh ngạo mạn quá chết là đáng rồi ;)) ) . Quang Trung chết thì nội bộ Tây Sơn lại lục đục , thanh trừng lẫn nhau khiến Tây Sơn mất một số hổ tướng có thể kể như Ngô Văn Sở , Lê Chất(đầu hàng Gia Long)...Chưa kể giới sĩ phu Bắc Hà cực kỳ không ưa nhà Tây Sơn tiêu biểu có thể kể đến anh chàng Tiêu Sơn tráng sĩ Phạm Thái . Ai có đọc Chiến tụng Tây Hồ phú thì có thể thấy thái độ của Phạm Thái đối với Tây Sơn thế nào . Ngay cả thi sĩ Tố Như cũng có thời gian chống lại Tây Sơn
    Quang Trung hay Gia Long đều là anh hùng ở thời đại đó . Lịch sử cũng nên có sự nhìn nhận công bằng cho họ . Dạo trước hay tô hồng Tây Sơn mà dìm hàng Gia Long quá đỗi . Việc Gia Long trả thù tàn bạo với các thành phần chủ chốt Tây Sơn cũng có lý do của nó . Thử hỏi trước đó Tây Sơn đã làm thế nào với lăng tẩm các chúa Nguyễn và những người thân gần gũi nhất với Gia Long ? Gieo nhân nào thì hái quả đó là lẽ thường .
    __Duc__No_____ thích bài này.
  6. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.674
    Đã được thích:
    1.889
    Theo em chính trị Quang Trung cũng cực giỏi. Quân sự thời chiến nó ko tách rời khỏi chính trị. Và nếu chỉ biết có quân sự không thì sợ việc lớn đã ko thành....
    __Duc__No_____ thích bài này.
  7. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.674
    Đã được thích:
    1.889
    Thực chất mấy việc trả thù và thanh lý môn hộ nó cũng chỉ là cái nhỏ nhặt. Việc lớn thì xong rồi.

    Có điều, nói thế nào thì cái đất đàng trong đấy nó có rất nhiều công ơn của 9 đời chúa Nguyễn...Nói không ngoa thì đất đấy là đất của chúa Nguyễn.
    --- Gộp bài viết: 14/06/2018, Bài cũ từ: 14/06/2018 ---
    Tôi biết điều này : Ông Nguyễn Du ngày xưa cũng ko thích Tây Sơn. Chắc Tây Sơn sát phạt quá.
    __Duc__No_____ thích bài này.
  8. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Bố ông Dù là Nguyễn Khản theo Hoàng Ngũ Phúc đánh Nguyễn và Tây Sơn. Tiếp nhận sự đầu hàng của Tây Sơn với nhà Trịnh
    Vậy mà Huệ Nhạc sau đó đánh Trịnh cướp ngôi Lê phá tan cơ nghiệp nhà Nguyễn Du
    Vậy thì Nguyễn Du ko thù mới lạ
    __Duc__No_____ thích bài này.
  9. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.674
    Đã được thích:
    1.889
    Ông hiểu thế này là hiểu thiếu sót dù ông còn biết nhiều hơn tôi.

    Vì Tây Sơn có mời ông ND ra làm đại quan mà ông ý cũng ko làm.

    Thì nó ko thể chỉ hiểu ở vấn đề chức tước.
    --- Gộp bài viết: 14/06/2018, Bài cũ từ: 14/06/2018 ---
    Đại thi hào Nguyễn Du có dặm đường 10 năm gió bụi phiêu bạt ra Thăng Long và sang Tầu du hí.

    Sau có ngâm câu thơ gì mà " Tây Sơn sụp đổ, ta lại về Nam..."
    --- Gộp bài viết: 14/06/2018 ---
    Nguyễn Du về sau học Phật và ngộ được kinh kim cang đó
    __Duc__No_____ thích bài này.
  10. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Tháng Năm năm Nhâm Tý (1792), chúa Nguyễn lại gửi thư cho triều đình Xiêm La cho hay một bầy tôi của ông trước đây bị Nguyễn Huệ bắt được nhưng lại tha tội cho làm quan. Viên quan này thường thường tìm cách báo cáo các kế hoạch của bên Tây Sơn cho Nguyễn Ánh. Những tin tức mới nhất mà chúa Nguyễn nhận được là vua Quang Trung đã bố trí lực lượng tại Bắc Hà và toan tính đem quân đánh sang Lào rồi tiến xuống Chân Lạp. Chúa Nguyễn cũng nhấn mạnh rằng một khi Nguyễn Huệ chiếm được Chân Lạp rồi, ông sẽ chia binh hai mặt thủy lục đánh vào Bangkok.

    Ðể đối phó với tình hình này, Nguyễn Ánh yêu cầu Bangkok đưa một đạo quân theo đường phía bắc đánh ngang hông Ðàng Ngoài. Cùng lúc đó, chúa Nguyễn sẽ đem hai mặt thủy bộ đánh Quy Nhơn và Huế. Khi nào Xiêm La cử binh xin thông báo cho Gia Ðịnh bằng một văn thư chính thức để hai bên tiện việc phối hợp điều binh.

    Triều đình Bangkok đã trả lời như sau:

    … Xứ Bắc Hà đã cử quân đánh Vientiane. Quân Lào đã chặn đánh quân Việt tại Phuan và quân Bắc Hà bị đánh bại phải tan vỡ. Quân Vientiane đã lùng bắt được 4.000 người cả đàn ông lẫn đàn bà, trẻ lẫn già, và đưa họ xuống đây [Bangkok]rồi.

    Còn chuyện Ông Long Nhương [Nguyễn Huệ] dự định báo thù và toan tính tấn công Ai Lao và Bangkok thì đó là chuyện của ông ta. Chúng tôi không coi đó vào đâu cả. Về việc vua An Nam [tức Nguyễn Ánh] muốn được thông báo một khi Bangkok phát binh để vua An Nam có thể phối hợp tấn công vào Qui Nhơn và Huế thì quả thực Bangkok đang tiến hành việc điều động quân đội từ các khu vực phía đông và ngay từ kinh đô nữa. Sở dĩ có việc này cũng vì tại khu vực này viên trấn thủ Miến Ðiện tại Tavoy là Maengchancha đã xin thần phục Xiêm La.

    Maengchancha và những viên chức Miến Ðiện xin được nhà vua che chở nay tình nguyện tấn công vào Martaban và Rangoon. Chiến dịch đánh Ava [tức Miến Ðiện, gọi theo tên một triều đại cũ đóng đô ở Ava] vào lúc này xem ra đầy hứa hẹn và chúng tôi nhất định sẽ đi đến thắng lợi.

    Tuy nhiên trong trường hợp nếu chúng tôi cử binh đánh Ông Long Nhương thì sẽ gửi một văn thư có quốc ấn cho vua nước An Nam. Chúng tôi mong vua An Nam [tức chúa Nguyễn] chăm lo việc quốc sự và giữ cho bền vững.
    Những áp lực mới về quân sự, những tiến bộ nhảy vọt của chúa Nguyễn và các lực lượng đối đầu đưa tới sự cảnh giác về tình hình khiến Nguyễn Huệ không có nhiều thì giờ để củng cố vương quốc của mình. Tuy không rõ rệt nhưng theo tài liệu rải rác ở nhiều nơi – kể cả sử Việt Nam – vào giữa năm Nhâm Tý (1792), Nguyễn Huệ đã thân chinh sang đánh Lào và lâm bệnh (có thể là thương hàn hay sốt rét ngã nước), về nước một thời gian thì từ trần. Ngay trước khi mất, ông đã chuẩn bị một cuộc hành quân quy mô toan đánh xuống Gia Ðịnh nhưng chưa thực hiện được. Cái chết tương đối bất ngờ của ông sau khi thân chinh đánh Vạn Tượng trở về có thể ngẫu nhiên nhưng cũng không thể bỏ qua những nguyên nhân cụ thể mà biến chuyển về tương quan lực lượng bạn thù là một yếu tố lớn.

    Mặc dù Nguyễn Huệ vẫn tự tin vào sức mạnh và khả năng cầm quân của mình, ông không khỏi e ngại khi thấy đối phương đã chiếm được ưu thế khi cải cách được lực lượng hải quân, có nguy cơ làm chủ được mặt biển. Vì thế, ông tìm cách chuyển các mặt trận lên đất liền và tiến hành việc phân định biên giới với Xiêm La để vô hiệu hóa địa bàn hoạt động của chúa Nguyễn, dồn lực lượng Nguyễn Ánh vào khu vực Gia Ðịnh để dễ dàng hoạch định kế sách bao vây và tấn công. Nguyễn Huệ cũng vận động sự can thiệp của triều đình Mãn Thanh để yêu cầu Xiêm La đứng ngoài các cuộc tranh chấp nhưng chính sách ngoại giao đó chưa đạt được kết quả như mong đợi.
    https://www.google.com.vn/amp/s/ngh...8/tuong-quan-xiem-viet-cuoi-the-ki-xviii/amp/
    --- Gộp bài viết: 14/06/2018, Bài cũ từ: 14/06/2018 ---
    Dù thù Tây Sơn thì sao làm quan cho Tây Sơn được?
    Ông ta còn định trốn vào năm theo Nguyễn Ánh mà xui bị bắt lại
    __Duc__No_____nongdanHN thích bài này.

Chia sẻ trang này