1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    lúc này nhà Trần vua Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho Trần Duệ Tông năm 1372. Duệ Tông là ông vua có hùng tài và tham vọng đã tổ chức những đợt chấn hưng cho đại Việt Sử cũ chép: "Ất Mão (năm 1375),… xuống chiếu chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập nghề võ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là tôn thất đều làm tướng coi quân, đồng thời cho ra khỏi quân ngũ những người lính già cả, ốm yếu, bệnh tật…" ngoài ra còn tổ chức các kỳ thi nho giáo cho các tầng lớp bình dân tham gia khoa thi Đình năm 1374 cả Trạng Nguyên Bảng Nhãn Thám Hoa đều xuất thân từ bình dân, không trong hàng ngũ hoàng tộc. Ông rất coi trọng nho sỹ, coi đó là đại diện văn hiến nước nhà, nên cho ăn yến, áo xấp, tước phẩm…
    Trần Duệ Tông còn rất chú trọng đề cao quy định riêng của triều đại. Ông hạ lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc và không được bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm – Lào.
    sau các cuộc chấn hưng. thanh thế Đại Việt dã hưng thịnh trở lại tháng 8 năm 1374 vua cho dân đinh xung vào quân ngũ.
    Hạng nhất xung vào Lan Đô rồi đến hạng nhì, hạng ba. Người thấp bé nhưng mạnh khỏe cũng được xung lên hạng trên. Trước đây, quân Túc vệ có quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Sau đó, nhà vua cho đặt thêm các quân Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Dực, Thần Dực, Ý Yên, Thiên Trường, Bắc Giang, Điện Hậu, Long Tiệp, thích ba chữ đen vào trán. Các quân Thị vệ, Tạc Ngạch, Hoa Ngạch, Tả Ban, Hữu Ban, Thanh Hóa Nghệ An, Hóa Châu, Thuận Châu, Lâm Bình đều đặt quân hiệu và có đại đội trưởng, đại đội phó làm tướng hiệu. Đến năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh.
    Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục.
    Lúc này Trần Duệ Tông phần vì nhớ thù xưa khi Chế Nga 2 lần đem quân đốt phá Thăng Long lại sẳn dịp khích tướng của Đõ Tử Bình nên quyết dịnh thân chinh cầm quân dẹp Chế Nga bất chấp những lời khuyên can của triều thần tháng 7, Ngự sử Trung tán Lê Tích dâng sớ rằng: "Binh là đồ hung khí, không nên tự mình gây ra. Huống chi ngày nay mới dẹp được giặc trong nước. Ví như cái nhọt lâu năm chưa khỏi, chúa không nên lấy mối tức giận riêng mà dấy quân, tướng không nên cầu công mà đánh liều. Chiêm Thành tuy là không có lòng thần phục, nên sai tướng đi đánh để đợi Trời diệt, nếu xa giá thân đi đánh, thần nghĩ là không nên". Vua không nghe.
    tháng 12 năm 1376 Trần Duệ Tông dẫn 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành sai Lê Quý Ly làm đốc lương đến biển Di Luân Quảng Bình dừng ở đây 1 tháng để luyện sĩ tốt. Trong chuyến nam hạ đánh Chiêm này có cung phi Bích Châu đi theo.
    khi đoàn thuyền chiến vừa đến cửa bể Kỳ Hoa, Kỳ Anh, Nghệ Tĩnh thì trời bỗng nổi cơn phong ba bão táp.
    Đoàn thuyền đành tạm neo ngay lại đấy do mặt biển thường nổi sóng cao và xoáy lốc, ngay sát bờ đã là dãy vực thẳm đầy đá nhọn, ra càng xa thì vực càng sâu, lòng biển lởm chởm hàng khối đá ngầm. Binh thuyền phải vất vả và thương tổn khá nhiều mới ràng nổi dây neo. Tuy nhiên, cơn dông bão vẫn dai dẳng càng lúc càng dữ dội hơn. Đoàn thuyền chiến nhấp nhô đập chúi vào nhau rầm rầm. Nhiều cái bị đứt dây, lao đi vùn vụt đâm vào đá vỡ toang. Quân lính lớp chết, lớp kêu la chới với. Số còn sống ai nấy đều kinh hãi nản lòng. Nhà vua nhất quyết đợi tan cơn bão sẽ tiến binh tiếp. Vua lo lắng, cho đòi một số bô lão địa phương tới hỏi.
    Một cụ tâu: “Mùa này vốn lặng gió. Dân chài chúng tôi thường ra khơi làm ăn. Trận gió lốc này là triệu chứng lạ. Trước mặt đây có một miếu thờ thần biển rất thiêng. Khách đi ghe mành qua lại thường ghé cầu cúng sẽ được yên ổn, nếu không thì thần phạt làm cho buồm gãy lái xiêu. Hoặc giả đó là do thần biển gây ra cũng chưa biết chừng”.
    Rồi trong đêm ấy, vua Duệ Tông mộng thấy một vị thần xưng là Nam Minh đô đốc, thủ hạ của Quảng Lợi đại vương, muốn xin vua ban cho một người thiếp.
    Người này nói rằng nếu được như ý nguyện, mới làm cho bể yên, sóng lặng để thuyền vua đi qua. Sáng hôm sau, mặt biển Kỳ Hoa vẫn tiếp tục nổi cuồng phong dữ dội. Các thuyền chiến chòng chành sắp bị nhấn chìm.
    Vua gọi các quan và phi tần lại và kể lại giác mộng. các phi tần đều sợ hãi chỉ có cung phi Bích Châu tình nguyện hy sinh Quý Phi cũng khuyên vua: “Sau khi thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn, nghĩ võ, tìm dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, nghĩ tới lâu dài cho đất nước…”. Sau đó Bích Châu hy sinh đi tế thuỷ thần. Bà lên 1 chiéc thuyền được quan quân thả xuống biển. thuyền chạm biển thì mất hút trong cơn bão
    hai ngày sau bão mới ngớt dân chúng vớt được xác Bích Châu lên rước đi an táng tại làng Kỳ Hoa. Trần Duệ Tông xem như chẳng có chuyện gì xảy ra dẫn đại quân tiến vào đánh Chiêm Thành.
    __Duc__No_____ thích bài này.
  2. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Mùa xuân, ngày 23 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1377), đại quân đi đến cầu đá ở cửa biển Thị Nại. Bồng Nga dựng trại ở ngoài thành Chà Bàn, sai viên quan nhỏ là Thu Bà Ma giả đầu hàng nói dối là Bồng Nga đã trốn đi, chỉ có thành không, nên chóng tiến quân, chớ để lỡ cơ hội. Ngày 24, vua mặc áo đen cưỡi ngựa Nê thông (ngựa lông sắc trắng, sắc đen xen lẫn), sai Ngự Câu Vương Húc mặc áo trắng cưỡi ngựa trắng, truyền lệnh kịp tiến quân.
    Đại tướng Đỗ Lễ can rằng: "Nó đã chịu đầu hàng, ý muốn được nước là hơn cả. Quan quân vào sâu mà đánh thành là bất đắc dĩ, hãy xin sai một người khéo nói cầm mảnh thư đến hỏi tội, để xem tình hình giặc thế nào đã, như kế sách của Hàn Tín phá nước Yên ngày xưa, Không phải khó nhọc mà có công. Cổ nhân có nói: Lòng giặc khó lường, bệ hạ xét kỹ lại".
    Vua nói: "Ta mình mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi, vào sâu trong đất giặc, không ai dám đương đầu với ta. Ấy là trời giúp cho ta đó.
    Huống chi nay chúa giặc nghe tin đã chạy trốn, không còn lòng dạ đánh nhau. Cổ nhân nói: "Dùng binh quý thần tốc". Nay nếu dừng lại không tiến thì thực là trời cho mà không lấy, để nó lại cơ mưu khác thì hối sao kịp. Ngươi chính là hạng đàn bà".
    Rồi sai lấy áo đàn bà mặc cho Lễ. Trần Duệ Tông thúc quân vào trận,quân lính đầu đuôi không ứng cứu được nhau Quân Chiêm 4 phía phục binh đổ ra đánh, quân Đại Việt thua to, mười phần chết đến 7, 8 phần Duệ Tông bị hãm trong trận, cùng các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn nạp Hoà hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận. Năm đó ông 41 tuổi.
    Đỗ Tử Bình trước đã vu cáo chúa Chiêm, lúc đó lĩnh hậu quân không tới cứu ứng cho Duệ Tông. Lê Quý Ly cũng sợ hãi bỏ chạy. Thượng hoàng Nghệ Tông sai lấy xe cũi nhốt Tử Bình. Khi cũi giải Tử Bình trở về trên thuyền qua Thien truong, dân chúng tranh nhau lấy ngói, gạch ném vào thuyền mà chửi. Tuy nhiên khi về kinh, Quý Ly không hề bị thượng hoàng Nghệ Tông trách cứ, còn Tử Bình chỉ bị đồ làm lính 1 năm, sau đó lại được cất nhắc lên chức vụ cao hơn trước.
    Theo dã sử, vua Trần Duệ Tông bị trúng tên tử trận, bấy giờ Đại tướng Đỗ Lễ cầm cây thương thúc ngựa xông lên đánh với vua Chiêm là Chế Bồng Nga để cho đội ngự binh cướp xác vua rút lui.
    Quân Trần bấy giờ hoàn toàn tan vỡ, không còn ra một đội hình nào cả nên Đỗ Lễ sức cùng lực kiệt bị quân Chiêm xúm lại dùng giáo đâm xối xả khiến vị đại tướng cả người, cả ngựa gục xuống trên chiến trường.
    Khi viết về sự kiện bi thương này của vua quan nhà Trần, tác giả sách Việt sử giai thoại có lời bàn rằng: "Đánh giặc cũng như đánh cờ, có khi trước phải tạm nhường mấy nước miễn sau cùng giành phần thắng thì thôi.
    Đại tướng Đỗ Lễ cẩn trọng, ấy cũng là phép xử thường của kẻ quen xông pha trận mạc. Duệ Tông bất chấp lời can ngăn, lại còn coi khinh mà hạ nhục, bắt Đại tướng phải mặc áo đàn bà trước mặt ba quân, chủ quan háo thắng mà vô mưu đến thế, bảo không thảm bại làm sao được.
    Cổ nhân dạy rằng, dụng binh mà khinh tướng, ấy là nguy. Duệ Tông hạ nhục Đại tướng Đỗ Lễ, có biết đâu là đã tự hạ nhục mình, mà xem ra, cái nhục của Duệ Tông mới thực là nỗi nhục lớn hơn cả".
    __Duc__No_____ thích bài này.
  3. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    trong cuộc chiến thất bại của Trần Duệ Tông thì Một hoàng thân nhà Trần là Ngự Câu vương Trần Húc đã ra đầu hàng quân Chiêm.
    Chế Bồng Nga thừa thế thắng, đem quân đánh đuổi đến tận Thanh Nghệ, đánh tan quân nhà Trần rồi vào kinh đô cướp phá suốt một ngày. Đến khi ra khơi quay về nhà, chiến thuyền của Chiêm Thành bị bão đắm mất nhiều nhưng những đồ cướp được cũng đủ để tiến cống nhà Minh trong năm đó. Chế Bồng Nga lại gả con gái cho Ngự Câu vương Trần Húc rồi tháng 5 năm 1378 đưa y về Nghệ An phong làm trấn thủ và tiếm xưng vương hiệu. Đến tháng 6, Chế Bồng Nga lại đem binh vượt sông Đại Hoàng đánh tan quân của Đỗ Tử Bình, chiếm lấy kinh đô Thăng Long hạ nhục quân Bắc bằng cách bắt quan kinh doãn là Lê Giốc phải sụp lạy nhưng Lê Giốc không chịu nên ông đã cho người giết chết. Lần này quân Chiêm lại cướp bóc được rất nhiều. Vua Nghệ Tông chỉ còn nước đem các vàng bạc châu báu dấu trong núi Thiên Kiến và động Khả Lăng.
    Năm 1380, Chế Bồng Nga lại một lần nữa đem quân bắc phạt, ông cho tuyển binh ngay tại vùng Tân Bình và Thuận Hóa, rồi sau đó đã đánh chiếm Nghệ An vào tháng 3, chiếm Thanh Hóa vào tháng 4. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quý Ly, Đõ Tử Bình đem quân đón đánh quân Chiêm khiến Chế Bồng Nga phải rút quân về. Tuy Chế Bồng Nga bị thua nhưng ở thời kỳ này các châu Nghệ An, Thuận Hóa, Tân Bình vẫn thuộc về người Chăm, còn quan quân nhà Trần thì sợ người Chiêm, đến bài vị, thần tượng của các bậc tiên vương ở các lăng Quắc Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương cũng phải đem dấu đi vì sợ bị phá. Giữa năm 1383, Chế Bồng Nga lại đích thân dẫn quân Bắc phạt. Lê Quý Đôn mô tả:…"vua ra vào Việt Nam như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kinh hoàng". Chế Bồng Nga chiếm giữ Thăng Long, đến năm 1383. Chế Bồng Nga trước đó đã tiếng cống hậu hĩ hàng năm cho nhà Minh, nên vua Minh làm ngơ, không can thiệp. Chỉ gửi thư trách móc
    Năm 1380, thái độ căng thẳng của Minh Thành Tổ bộc lộ trong chiếu chỉ gửi vua Việt Nam: “Ai đúng ai sai ta không biết. Nếu oán giận không được xoa dịu và thù địch không được hóa giải, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Nếu ngươi nghe theo lệnh ta, chấm dứt chiến tranh và nuôi dưỡng dân chúng, điều đó sẽ được phản ảnh lên Thiên kính và ngươi rõ ràng sẽ chứng kiến sự thịnh vượng lâu dài. Nếu ngươi không theo lệnh ta và khăng khăng tiếp tục theo cách của mình, ta e rằng nó sẽ giống như đã xảy ra trong thời Xuân Thu và ngươi sẽ mang tai họa đến cho mình”. Vài tháng sau, chiếu chỉ của hoàng đế gửi cho Chế Bồng Nga cũng chứa đựng sự răn dạy: “Một số nước rõ ràng có khả năng hành động một cách nhân đức và do đó họ phù hợp với Thiên đạo. Những nước này sao mà không tồn tại lâu dài, con cháu kẻ cai trị sao mà không thịnh vượng? […] Nếu ngươi không làm như vậy và vẫn muốn tiến hành tấn công, năm này qua năm khác sẽ trở thành cuộc chiến tranh cay đắng. Không có cách nào để xác định ai thắng ai bại. Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi
    Đến năm 1386, Minh Thành Tổ hạ chiếu viết thư cho Trận Nghệ Tông cho hay sắp đem quân bình định Chiêm Thành và ra lệnh cho Đại Việt sửa soạn 100 thớt voi cùng các trạm lương thực suốt từ Vân Nam tới Nghệ An. Nhà Trần không lấy gì làm phấn khởi trước đề nghị này, lại sợ quân Minh có ý đồ xâm chiếm nước ta nên vội vàng thoái thác. Cùng năm đó, vua Minh cho sứ giả đưa con trai Chế Bồng Nga sau khi ông này sang tiến cống 54 thớt voi về nước. Năm sau người Chăm lại đem cống 51 con voi
    Khoảng năm 1388, sự nhẫn nại của hoàng đế bị cạn kiệt. Chế Bồng Nga phái con trai của mình tới Nam Kinh với một thái độ kính trọng, đồng thời ra lệnh cho người đóng giả cướp biển để trộm đồ cống nạp cho thiên triều trên đường đến từ Campuchia. Hoàng đế hỏi: “Sao ngươi đứng đầu một nước vẫn có thể xúc phạm tàn bạo đối với Thiên tử?”. Sứ thần Chămpa sau đó “đã dâng cống sản phẩm địa phương để thú tội”. Tiếp theo, chúng ta thấy Chămpa trong biên niên sử ở mục ngày 2 tháng 12 năm 1391:
    Quốc sư Tao-bao Jia-zhi được phái đến từ nước Chămpa đã trình biểu chương bằng vàng và dâng cống sừng tê, nô lệ và vải vóc. Hoàng đế nói với Thượng thư Bộ Lễ rằng: “Tất cả những vật này là đồ cướp bóc. Chúng sẽ không được thu nhận!”. Trước đó, Thái sư Chămpa là Ge-sheng đã giết vua và tự lập mình làm vua. Vì vậy mà hoàng đế ra lệnh từ chối đồ cống nạp.
    Chế Bồng Nga đã khôi phục lại được các vùng đất bị mất trước đây như Châu ô Lý và Bố Chính ma Linh Quảng Bình chưa kể ông còn phát triển hơn khi mở rộng ra đến tân bình Nghệ An và Thanh Hóa là những vùng đất từ trước đều là của Đại Việt

    [​IMG]
    Lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của Chế Bồng Nga năm 1380
    __Duc__No_____ thích bài này.
  4. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Năm 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quý Ly cầm quân chống giặc. Lê Quí Ly nghênh địch hơn 20 ngày, kéo hết thuyền lên bờ để đợi. Chế Bồng Nga đóng ở thượng nguồn sông Lương, cho đắp đập ngăn sông ở phía thượng lưu và đóng cọc dày đặc để chống cự. Sau đó, ông bố trị tượng binh và bộ binh mai phục, rồi giả vờ bỏ đi, Lê Quí Ly mắc mưu đem quân truy kích không ngờ bị trúng kế. Chế Bồng Nga hạ lệnh cho phá đập nước, cho voi trận xông ra đánh. Quân Trần bị thiệt hại nặng nề, tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí bị bắt sống, nhiều tướng chết trận. Lê Quý Ly để tuỳ tướng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự cùng với Nguyễn Đa Phương chỉ huy quân Thánh Dực còn mình thì trốn về kinh đô. Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh biết thế yếu không chống cự nổi cũng rút quân về. Chế Bồng Nga đuổi theo đến Hoàng giang, Nghệ Tông sai đô tướng là Trần Khát Chân đem binh chống giữ. vua tôi nhà Trần ôm nhau mà khóc như phút biệt ly sinh tử xem ra tình thế của nhà Trần đã đến mức nguy hiểm cùng cực
    Giai thoại kể rằng: Năm Kỷ Tỵ (1389), quân Champa lại sang đánh. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai Trần Khát Chân làm Đô tướng thống lĩnh quân Long Tiệp đi đánh giặc. Lúc xuất quân, Khát Chân và Thượng hoàng đều khóc tiễn biệt. Quân ta xuất phát từ sông Lô (tức sông Hồng), gặp giặc ở Hoàng Giang. Thấy địa thế không thuận lợi để chống giặc, Khát Chân bèn lui quân về giữ tại sông Hải Triều.
    Thủy quân Champa đóng ở bờ phía Nam, thủy và lục quân Việt đóng ở bờ sông phía Bắc. Chiều 24 tháng Giêng, tên đầu bếp của Chế Bồng Nga tên là Ba Lậu Kê dâng lên vua món giò heo hầm chưa được mềm. Vua ăn không ngon miệng, sai quân đánh Ba Lậu Kê 30 hèo. Sợ bị giết, đêm ấy đầu bếp Ba Lậu Kê thừa lúc tối trời đi thuyền nhỏ trốn sang trại quân Việt đầu hàng, khai báo binh tình của Chế Bồng Nga, chỉ vào chiến thuyền sơn xanh, cho biết đó là thuyền vua. Sáng 25, hai bên khai chiến. Khát Chân hạ lệnh cho quân sĩ nhất tề nã tên đạn vào thuyền Chế Bồng Nga, thuyền bị thủng ván và Bồng Nga trúng đạn chết. Bồng Nga chết, người trong thuyền ồn ào kêu khóc. Nguyên Diệu là 1 viên phó tướng của Chế Bồng Nga cắt lấy đầu Bồng Nga chạy về với quan quân. Đại đội phó Thượng đô quân Long Tiệp là Phạm Nhũ Lặc và đầu ngũ là Dương Ngang liền giết luôn Nguyên Diệu, lấy cả đầu Bồng Nga. Quân giặc tan vỡ.
    Khi dâng đầu Chế Bồng Nga cho Trần Nghệ Tông nhìn thấy đầu Nghẹ Tông hoảng hốt tưởng quân đã thua bị Chế Bồng Nga đến truy sát sau mới biết là thắng. nhìn thấy đầu Chế Nga Trần NGhệ Tông cười ha hả:
    Ta với Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ, thiên hạ yên rồi!
    Hồ Quý Ly sau cái chết của Chế Bồng Nga đã nhanh chóng cho quân lấy lại toàn bộ những vùng đất cũ thuộc Đại Việt mà Chế Bồng Nga đã chiếm đóng
    __Duc__No_____ thích bài này.
  5. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Bị đánh bại năm 1390, tướng La Khải (Ko Cheng) chiếm được xác Chế Bồng Nga mang đi hỏa táng, rồi thu quân về nước. Về Đồ Bàn, La Khải liền xưng vương và chịu triều cống nhà Trần trở lại. Năm 1391, La Khải xin nhà Minh thừa nhận nhưng đến năm 1413 con của ông là Ba Đích Lại mới được nhà Minh tấn phong.
    Chính sách cai trị khắt khe của La Khải gây bất mãn trong nước. Vây cánh của Chế Bồng Nga đều bị La Khải thay bằng những tướng sĩ thân tín, con trai của Chế Bồng Nga tên Chế Ma Nô Dã Na cùng em là Chế San Nô sợ bị ám hại đã chạy qua Đại Việt xin tị nạn. Cả hai được nhà Trần phong tước Hiệu chính hầu. Năm 1397, một hoàng thân tên Chế Đà Biệt, em là Mộ Hoa, con là Gia Diếp cùng toàn thể gia quyến sang Đại Việt tị nạn. Chế Đà Biệt được Lê Quí Ly giao trọng trách bảo vệ biên giới phía nam của Đại Việt đề phòng những cuộc tấn công mới của quân Chiêm Thành. Năm 1400, La Khải mất, con là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) lên ngôi.
    Trong khi đó ở Đại việt. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ năm 1400.
    Vừa lên ngôi Hồ Qúy Ly liền thực hiện chính sách liên tục gây chiến tranh với Chăm Pa để chiếm đất và giành lại thế quyền chủ động trong mối quan hệ với Chăm Pa, chủ trương của ông là muốn khôi phục lại vị thế cường quốc trước Chăm Pa, mở rộng đất đai lãnh thổ đồng thời hy vọng qua các thắng lợi trong cuộc chiến với chiêm thành sẽ củng cố vững chắc vương quyền của ông ta. Bên cạnh đó khi 2 người con trai của Chế Nga chạy sang nương nhờ Đại Việt thì Hồ Quý Ly mừng lắm vì đã có thêm cớ đánh Chiêm Thành.
    1401 trước sức ép của nhà Minh. Quý Ly nhường ngôi cho Hán Thương là cháu ngoại vua Trần Minh Tông và cho sứ sang nhà Minh cầu phong với lý do tôn thất nhà Trần đã chết hết nên xin để cháu ngoại vua Minh Tông là Hán Thương tạm nối ngôi để thờ phụng.
    Bên cạnh đó Quý Ly quyết định mở cuộc tấn công Chiêm thành lấy cớ là vua chiêm không sang triều cống và cho quân xâm phạm Hoá châu đồng thời còn mượn cớ thảo phạt vua chiêm là Ba Đích Lại vì cướp ngôi con của Chế Nga.
    Vào khoảng năm 1401 khi vừa lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Qúy Ly sai sai Đỗ Mãn và Hồ Tùng mang quân đánh Chiêm. Đỗ Mãn cầm quân thủy, Trần Vấn làm phó; Hồ Tùng cầm quân bộ, Đỗ Nguyên Thác làm phó; 4 tướng mang tất cả 15 vạn quân nam tiến. Hồ Tùng đi đánh Chăm Pa, nghe lời Đinh Đại Trung, cho quân bộ đi đường núi, tách xa hẳn quân thủy, gặp khi nước lũ, tướng sĩ ở giữa đường hết lượng đến 3 ngày, phải nướng cả áo giáp bằng da để ăn. Quân thiếu lương ăn không thể hành quân nổi nên phải trở về, Tùng do đi đường hiểm, lỡ mất quân cơ, đáng phải xử chém. Nhưng Quý Ly vì nể Hồ Tùng ngày xưa từng có công ủng hộ mình lên ngôi vua nên tha tội chỉ tước hết bổng lộc, Cho làm xã binh.
    Thất bại trong lần tiến quân trước năm 1402 Hán Thương lại sai Đỗ Mãn làm đô tướng, Nguyễn Vị và Nguyễn Bằng Cử làm chiêu thảo sứ, đem đại quân sang đánh. Khi đại binh kéo đến biên giới, Đinh Đại Trung làm tiên phong, gặp tướng Chăm Pa là Chế Thất Nan (Chế Tra Nan), hai bên giao chiến ác liệt. Vua Chăm Pa là Ba Đích Lại hoảng sợ, sai Bố Điền đem dâng các sản vật địa phương và dâng đất Chiêm Động; để xin cho rút quân.Quý Ly bắt Chăm Pa phải dâng cả đất Cổ Lũy nữa. Rồi Qúy Ly đem hai đất ấy chia làm 4 châu là: Thăng, Hoa, Tư và Nghĩa (từ Đà Nẵng đến quảng ngãi.
    Người Chăm rất hận vì mất vùng đất này. Đây là một tổn thất rất lớn của Chăm Pa vì họ đã lại phải từ bỏ thêm một phần đất nữa, mà người Chăm Pa gọi là Amaravati (một tiểu quốc của Chăm Pa). từ nay Chăm Pa mất những vùng đất ruộng màu mở phì nhiêu với khoáng sản phong phú, rời bỏ kinh Đô cũ của nước Chăm Pa mấy thế kỷ trước, nơi đã tích trữ biết bao nhiêu tài sản châu báu.
    Vua Chăm Pa là Ba Đích Lai không từ bỏ như vậy, ông đã cố gửi sứ sang cầu viện vua Minh, báo về việc Đại Ngu sang xâm lấn nước mình, vua Thành Tổ mới cử sứ giả sang gập vua nhà Hồ, nhưng nhà Hồ Hán Thương đã dùng nhiều vật cống cho Thiên Triều vua nhà Minh lờ qua chuyện này. Nhà Hồ quyết trả thù Chăm Pa về việc này.
    [​IMG]
    Lãnh thổ nước Đại Ngu 1402
    __Duc__No_____ thích bài này.
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Nhà Hồ tiếp quản đất mới từ Chiêm Thành bèn chia Chiêm Động làm hai châu Thăng và Hoa; chia Cổ Lũy thành 2 châu Tư và Nghĩa. Để ổn định đất đai phía nam, nhà Hồ cho An phủ sứ Thuận Hóa là Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa (đến năm 1406 dùng Hoàng Hối Khanh thay Nguyễn Cảnh Chân); cho con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châu Tư và châu Nghĩa, chiêu dụ người Chiêm để chuẩn bị thực hiện cuộc nam tiến tiếp theo. Do Ba Đích Lại đã dời nhiều người Chiêm về nam, đất Tư – Nghĩa ít người, nhà Hồ đưa những người không có ruộng đất ở phía bắc vào khai phá những vùng đất mới này.
    Hồ Quý Ly thấy việc thắng lợi dễ dàng mà lại thêm 1 vùng đất mới trong khi chưa thực sự giao chiến. Thấy bở nên đào mãi và để trả thù việc Chiêm báo nhà Minh nên chỉ 1 năm sau 1403 Hồ Hán Thương bổ dụng Phạm Nguyên Khôi làm đô tướng quân thủy, Hồ Vấn làm phó; Đỗ Mẫn làm đô tướng quân bộ, Đỗ Nguyên Thác làm phó. Quân thủy, quân bộ tất cả 20 vạn, đều phải chịu dưới quyền điều khiển của Nguyên Khôi.
    Nguyên Khôi ra lệnh trong quân rất nghiêm, ai nhút nhát sợ hãi sẽ chém. Quân Đại Ngu nhanh chóng tiến đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành. Trong tình thế nguy cấp, Ba Đích Lại bèn sai sứ cầu cứu nhà Minh. Minh Thành Tổ điều 9 thuyền chiến vượt biển sang cứu Chiêm.
    Phạm Nguyên Khôi vây hãm Chà Bàn trong 9 tháng nhưng không hạ được. Quân Đại Ngu hết lương, đành phải rút về. Quân nhà Hồ về nửa đường gặp quân Minh ngoài biển. Tướng Minh sai người nói với Nguyên Khôi "nên rút quân về ngay, không nên ở lại". Nguyên Khôi không giao chiến với quân Minh mà rút về nước, bị Hồ Quý Ly trách sao không giết hết thủy quân nhà Minh.
    Nhà Hồ đang trên con đường tiến xuống nuốt chửng Chiêm Thành thì bất ngờ đụng phải sự xâm lăng của nhà Minh. năm 1407 Nhà Minh cho quân sang xâm lược với danh nghĩa Phù Trần Diệt Hồ. Sau nhiều trận kháng chiến Nhà Hồ thất bại chạy vào phía nam Nghê an rồi bị bắt.
    Ba Đích Lại nhân lúc Đại Ngu bị quân Minh đánh bèn mang quân bắc tiến để chiếm lại đất cũ của Chiêm Thành. Chế Ma Nô Đà Nan ở Tư Nghĩa một mình chống lại quân Chiêm Thành nhưng không có trợ lực. Do cô thế, Chế Ma Nô Đà Nan bị quân Chiêm giết chết. Quân Chiêm chiếm lại châu Tư, Nghĩa, tức là đất Cổ Lũy trước đây.
    Ba Đích Lại tiếp tục đánh ra châu Thăng, Hoa. Dân cư người Việt mới di cư đến vùng này tan rã bỏ chạy, An phủ sứ lộ Thăng Hoa là Hoàng Hối Khanh không chống nổi quân Chiêm, phải bỏ Thăng Hoa rút về Hoá châu. Các lãnh thổ Chiêm Động (nay là Thăng Bình, Quảng Nam, hay bắc Amavarati), Cổ Lũy (nay là Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Bạt Đạt Gia, Hắc Bạch (nam Quảng Ngãi, bắc Bình Định) và Sa Lý Nha (tức Sa Huỳnh)
    như vậy ba Đích lại đã thu hồi lại được tiểu quốc Amaravati đã bị Hồ Quý Ly chiếm trước đó.
    Trên đà thắng lợi Ba Đích lại bắt đầu cho quân bắc tiến với mục tiêu giành lại vùng đất Indrapura hay còn gọi là Châu Ô Lý tức vùng Thuận Quảng ngày nay.
    nhưng lúc này ông ta dụng ngay địch thủ là tướng quân Đặng Tất là quan nhà Hồ từng được giao trấn giữ Thăng Hoa trước đây.
    [​IMG]
    1407 nước Đại Ngu bị tiêu diệt và sát nhập vào lãnh thổ Đại Minh (Trung Quốc)
    __Duc__No_____ thích bài này.
  7. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Quân Chiêm thành tiến lên Hóa Châu cũng lúc này quân Minh sau khi bắt được cha con họ Hồ cũng tiến vào nam "bình định" Hoá châu. Bị kẹp giữa 2 gọng kìm Đặng tất quyết định tạm hàng quân Minh để rảnh tay tiêu diệt quân Chiêm Thành phía nam. được Trương Phụ cho giữ chức Đại tri châu Hoá châu,
    Đặng tất sau đó thủ thành nhân dân chiến đấu anh dũng đánh bại quân bắc tiến của Ba Đích Lại Ông cùng với quân dân Hóa Châu đã đẩy lùi được cuộc tấn công của quân Chiêm, ổn định được biên giới phía Nam và bắt đầu chăm lo xây dựng lực lượng với mưu đồ khởi nghĩa chống lại quân Minh.
    Lúc này Trương Phụ tiến xuống phương nam và ông ta gửi sớ về triều Minh với mong muốn tiếp tục nam tiến bình định Chiêm Thành nhưng Minh Thành Tổ phản đối với lý do quân đã mệt mỏi sau cuộc chiến với nhà Hồ và ba đích lại vua Chiêm đã triều cống xưng thần với nhà Minh.
    năm 1413 Ba Đích lại được nhà Minh phong vương.
    yên ổn mặt bắc Ba Đích Lại hành quân xuống phương nam ông tiến hành hàng loạt chiến dịch đánh Chân Lạp vương quốc Chân Lạp phía nam đang suy yếu, vì bị Xiêm La đánh phá liên tục. Quân Chăm chiếm được nhiều vùng đất lớn dọc sông Đồng Nai và trên đồng bằng sông Cửu Long. Quân Khmer bị đuổi tới thành phố Chantabun, gần biên giới Xiêm La, vua Chau Ponea Yat phải cầu cứu nhà Minh và quân Minh đã hai lần tiến vào Chiêm Thành (1408 và 1414) làm áp lực Chiêm Thành mới chịu rút quân, Chân Lạp thoát nạn đô hộ. Mặc dầu vậy, quân Chiêm Thành cũng chiếm được thị trấn Nagara Brah Kanda (thị xã Biên Hòa ngày nay).
    __Duc__No_____ thích bài này.
  8. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    năm 1427 Lê Lợi giành độc lập lên ngôi Hoàng Đế mở ra triều Lê, Ba Đích Lại hoảng sợ vội trả lại 1 số vùng đất ở Hóa Châu mà thời Minh ông từng lấn chiếm Lê Lợi tiếp nhận đổi thành lộ Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây và đặt quan cai trị. Việc giao hảo giữa Chiêm Thành và Đại Việt trở nên tốt đẹp.
    Năm 1433 Lê Lợi mất, con là Nguyên Long, 11 tuổi, lên ngôi hiệu Thái Tôn, Ba Đích Lại liền trở mặt. Năm 1434, ông cho quân sang đánh phá các vùng đất (Hóa châu) vừa giao trả trước đó, vua Lê phải cử Lê Khôi và Lê Chiếc ra dẹp, vua Chăm mới chịu triều cống trở lại.
    sau cái chết của ba Đích lại năm 1441 các quan không tôn thái tử là Nauk Glaun Vijaya cho nối ngôi mà đưa người cháu của cố vương là Maha Kilai (Mã Kha Qui Lai) lên ngôi.
    Qui lai là cháu của vua Trà Hòa con rể của Chế Mân dòng chính của vương triều Vijayi, Vì Ba Đích Lại và La Ngai chỉ là những kẻ tiếm ngôi không thuộc vương triều chính thống này.
    vì Qui Lai còn trẻ nên Chú của tân vương là Po Parichanh nhiếp chính. Nhưng ông này quyết định cướp ngôi của cháu và lập ra triều mới lấy tên là Bí Cai. Vua Maha Kilai bị biệt giam. Ông này nhanh chóng gửi thư sang Đại Việt cầu cứu.
    Vừa lên Ngôi Bí Cai liền cho quân cướp phá Đại Việt. có lẽ ông này sau 1 thời gian hòa bình đã bắt đầu coi thường sức mạnh của Đại Việt hoặc thấy lúc này vua Lê Nhân tông con trẻ tuổi mọi việc do thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính nên coi thường.
    Tháng 5, năm 1444 chúa Chiêm Thành là Bí Cai vào cướp thành châu Hóa, cướp bắt nhân dân. Thái hậu Nguyễn Thị Anh (nhiếp chính cho vua Lê Nhân Tông mới 5 tuổi) sai Lê Bôi[1] và Lê Khả ( Trịnh Khả) đem 10 vạn quân đi đánh.
    Tháng 4, năm 1445 Chiêm Thành lại vào cướp thành An Dung của châu Hóa. Ngày 25, triều đình sai Lê Thận, Lê Xí đi đánh Chiêm Thành. Lê Xí thua trận trở về, bị triều đình cho bãi chức, không xử tội.
    sau 2 lần đánh Chiêm thất bại Thái hậu nổi giận Tháng giêng năm 1446, đúng kỳ hội quân lớn, chọn người khoẻ mạnh đi đánh Chiêm Thành. Sai dân phu vận chuyển lương thực tới huyện Hà Hoa. cùng tháng sai Lê Thụ, Lê Khả, Lê Khắc Phục đem hơn 60 vạn quân đi đánh Chiêm Thành.
    Tháng 2, ngày 23, các quân của Lê Thụ đến các xứ Ly Giang, Đa Lang, Cổ Lũy mở thông đường thủy, dựng đắp thành lũy để đánh nhau với giặc, phá tan giặc, thừa thắng đánh thẳng đến cửa biển Thi Nại.
    Tháng 4, ngày 25, các quân của Lê Thụ tiến công thành Chà Bàn phá tan quân Chiêm, bắt được vua Bí Cai và các phi tần, bộ thuộc, ngựa voi vũ khí, cùng các hàng tướng rồi đem quân về.
    Cháu thúc bá của vua Chiêm cũ Bố Đề là Ma Ha Quý Lai đã đầu hàng tứ trước, nay sai bề tôi là bọn Chế Cữu, Ma Thúc, Bà Bị sang chầu, dâng biểu xưng thần, xin cho lập làm vua.
    Tháng 6, chúa Chiêm Thành Bí Cai bị giải đến Thái miếu để làm lễ dâng tù cáo thắng trận. Chúa Chiêm Thành Bí Cai và ba người phi tần giữ lại ở kinh sư. Thái hậu Nguyễn Thị Anh sai sứ đi tìm những người Chiêm ở kinh thành từ trước trao cho tả hữu của vua Chiêm và các hàng trong nước Chiêm cho về nước. Maha Quí Lai được nhà Lê tôn lên làm vua Chiêm Thành và chịu triều cống, quan hệ giữa hai nước tốt đẹp trở lại. Năm 1448, Lê Nhân Tôn đánh dẹp các lực lượng Thượng do những hoàng tôn Chăm lãnh đạo, chiếm xứ Bồn Man (Lãnh thổ của Bồn Man xưa thuộc khu vực phía tây của xứ Nghệ (tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay), tức là tỉnh Xiêng Khoảng và một phần tỉnh Hủa Phăn, đến châu Quy Hợp (vùng biên giới tỉnh Khăm Muộn (Lào) với Hà Tĩnh và Quảng Bình Việt Nam ngày nay).và đặt thành châu Quy Hợp rồi giao cho một vương tôn Chăm thần phục nhà Lê cai quản.
    [​IMG]
    Nước Đại Việt dành lại quyền tử chủ năm 1428. Lúc này Chăm Pa đã lấy lại 2 châu Thăng Hoa và Tư Nghĩa
    __Duc__No_____ thích bài này.
  9. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    1449 Ma Ha Quý Lai bị em là Ma ha Quý Do giết chết, Quý Do truyền lệnh cho Giáo Nhĩ Mỗ, Bàn Thoa sang triều cống cho Triều đình Đại Việt. Hoàng đế Nhân Tông khi đọc tờ biểu thì phán: "Tôi giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, Trẫm không nhận đồ dâng", do đó không nhận lễ vật. Người Chiêm thấy thế liền cho sứ sang nhà Minh Vào năm 1452, Ma Ha Quý Do được Minh Cảnh đế phong làm chúa Chiêm Thành. Từ đây người Chiêm liền bỏ không triều cống Đại Việt nửa. Quý Do bị Trà Duyệt giết và cướp ngôi. Trà Duyệt sau đó truyền ngôi cho Trà Toàn.
    Trà Toàn vừa lên ngôi đã không triều cống Đại Việt lại tự cho mình kiêu ngạo có ý định đánh úp Hóa Châu chiếm lại đất cũ, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Vào tháng 8 AL năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện với nhà Minh, thân hành đem hơn mười vạn quân thủy, quân bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng giữ Hóa Châu là Phạm Văn Hiển đánh nhau với quân Chiêm, không địch nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô. Việc này được Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tháng 8, quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn thân hành đem hơn 10 vạn quân thuỷ bộ cùng voi ngựa đánh úp châu Hoá. Tướng trấn giữ biên thuỳ ở châu Hoá là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành, rồi cho chạy thư cáo cấp.
    Lúc này Đại Việt đang trên đường trở nên hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của Lê Thánh Tông. Trước việc Trà Toàn xâm lấn Lê Thánh Tông chuẩn bị rất kỹ về tất cả mọi mặt từ lương thảo binh thuyền ngựa xe… tháng 10 AL (1470) ông sai Nguyễn Đình Mỹ và Quách Đình Bảo sang nhà Minh kể tội Chiêm Thành đánh úp biên giới, mò trộm trân châu và việc địa phương bị lấn cướp. Sau đó ông trưng thu lương thực ở phủ Thiên Trường, sắc dụ Thừa tuyên sứ phủ Thiên Trường rằng: Dẹp loạn thì trước hết phải dùng võ, quân mạnh vốn là ở đủ lương ăn. Lệnh tới nơi, bọn ngươi phải trưng thu ở các hạng quân sắc, lại viên, sinh đồ mỗi người 15 ống gạo, hạng hoàng đình và người già mỗi người 12 ống, bắt người bị trưng thu lại phải đồ lên thành gạo chín, không được để chậm ngày giờ, đem nộp lên sứ ty. Quan hạt đó đựng làm nhà kho, kiểm nghiệm thu vào rồi làm bản tâu lên. Kẻ nào trốn chạy thì xử tội chém đầu.
    Tháng 11, hiệu định 52 điều lệnh về việc hành binh.
    Trước khi xuất quân, để tăng thêm tinh thần cho binh lính, ông cho soạn tờ chiếu kể tội Trà Toàn và những việc làm sai trái của quân Chiêm đọc trước 26 vạn quân.
    Cơn ác mộng của người Chăm chính thức bắt đầu
    __Duc__No_____ thích bài này.
  10. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Lê Thánh Tông chinh phục Chiêm Thành

    đây là bài chiếu vua Lê Thánh Tông truyền nội thị đọc trước 26 vạn quân trước ngày xuất chinh hạ Trà Toàn.

    Xưa đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế ta dẹp yên loạn lạc gây dựng nước nhà. Thái Tông Văn Hoàng Đế kính trời chăm dân kế chí nối nghiệp, kính nước lớn, thương nước nhỏ. Bên trong thì sửa sang, bên ngoài thì đánh dẹp. Cho nên, đến những kẻ mặc xiêm cỏ, búi tóc dùi cũng trèo núi vượt biển mà sang chầu, muôn nơi đều mến đức, tám cõi cũng phục uy.
    Bọn Chiêm Thành ngu xuẩn kia, thập thò trong hang thỏ, như loài ong độc, được nuôi rồi đốt lại, như giống cầm thú, ăn no lại quên ơn; là kẻ vô đạo lừng khừng, là hạng tiểu trí lẩn quẩn. Thái nhơ nhuốc sờ sờ, quên thân mình không đất ở, lòng gian ác chất chứa, vạch liều kế bắn trời cao. Đức Tiên hoàng ta liền nổi cơn thịnh nộ, tính đến mưu xa, nhưng vì ba năm lặng tiến bát âm mà công ơn lớn chưa hoàn thành được.
    Khi Nhân Miếu lên ngôi cả, thì giống nòi chúng đã rất đông. Nương chốn Cổ Lũy như hang cầy, cậy thành Chà Bàn như tổ kiến. Điên cuồng mất trí, nó xưng bừa là cha chú, gọi đức vua ta là cháu con; mất đức ra oai, ác chất chồng, giấu sao cho nổi? Những lời lăng nhục không thể nêu tường.
    Chúng tụ tập bầy đoàn, dám giở thói như chó kia cắn trộm, chúng lừa khi sơ hở, ngầm xua quân như lũ quạ tụm bầy. Định cướp Hóa Châu, giết quân đồn thú. Kể tầy trời tội ác, chỉ hơn tháng sẽ dẹp yên. Kế đã chẳng thành, mưu kia càng vụng. Chết đã sắp tới, toi mạng hẳn rồi. Đã mù chẳng thấy gì, còn mở mồm nói láo. Kế đã cùng nên lòi quẫn, sắp làm phản phải thẹn thùng.
    Rồi như loài cáo xiểm nịnh với Yên Kinh ton hót để gièm pha người khác, định như giống tằm ăn lấn ra Tượng quận , tính toan đâm trước mặt sau lưng. Mong cột đồng dựng ở Hoành Sơn, để quân Hán xuống đến Bặc Đạo . Rêu rao tố bậy, gièm nhảm chẳng chừa. Lại vu cáo ta điều động binh sĩ muôn người, sắp thôn tính cõi bờ triều Bắc lại bảo ta như hai mặt trời cùng mọc, tự tôn là Hoàng đế nước Nam, bảo là ta cướp mất lễ cống ngọc vàng, bảo là ta tranh mất giống voi cái trắng .
    Coi khinh dân ta hơn là cỏ rác, nảy sinh dã tâm sâu độc hại người; tưởng chiếm nước ta dễ tự chơi cờ, xương Bồng Nga còn hòng đến nhặt. Cứ coi mọi hành vi, lời lẽ của nó, đều là muốn đạp đổ tông miếu dòng giống nhà ta. Mưu kế sâu như vậy, tội ác nào không làm. Khiến nhà Minh ngờ vực, gửi sắc thư hỏi mấy năm liền, vì lũ giặc hung hăng, xe đổ cứ lần theo vết củ. Gông đóng ngập tai cũng đáng, lo đến cháy dạ chẳng sai. Thế nguy như quạ đậu tổ cao, lại dám khinh thường triều sứ,nhìn hẹp tựa ếch ngồi đáy giếng, cả gan chế nhạo sắc thư.
    Ngày một quá, tháng một hơn, kẻ no xướng lũ kia họa. Cùng một duộc gây họa loạn, coi bạo ngược chẳng hề gì. Ngập ngụa tanh loài chó lợn, cướp ngôi giết vua, đuổi con cháu Bồ Đề ra ngoài cõi. Nhảm tin phật quỷ dựng pháp chùa, bịa điều họa phúc, cho dòng giống Trà Toàn được sinh sôi. Cấm mổ thịt làm khốn khó dân trời, cấm nấu rượu, việc tế thần phải bỏ. Con trai, con gái thảy đều lo vất vả chầu hầu, kẻ góa, con côi, chịu mãi cảnh thiêu người, cắt mũi.
    Dân Chiêm Thành thì nặng thuế thảm hình, người Thi Nại thì quan cao tước trọng. Đàn ông, đàn bà của ta nó bắt làm nô lệ, tù tội trốn tránh của ta nó hết thảy bao dung. Dân lưu vong phải chụm chân mà chịu oan, suốt cả nước muốn kêu trời nhưng không lối. Đứa ngủ trọ, nhà sắp bị đốt ,
    càng giở trò gian, mạo xưng phong hóa; kẻ làm ác, trời không cho yên, vẫn thói hung tàn mà làm chính sự.
    Tiểu nhân lên ngôi báu, nước lớn thành kẻ thù. Trong lòng vẫn dòm ngó trẫm, ngoài mặt cống hiến giả vờ. Ví phỏng cáo kêu nơi đế lý 1880 thì mới cam lòng, nào ngờ kiến họp đất Thần Châu để hòng thỏa chí. Ta buông lỏng, nó kéo đàn đến cướp, ta giương cung, lại đuôi vẫy xin tha. Thực là kẻ thù của tông miếu xã tắc, là tai họa của sinh dân muôn đời. Nó nghĩ là roi dẫu dài không quất đến bụng ngựa , gió cuối cơn không cuốn nổi lông hồng. Mang dã tâm gây loạn làm càn, thực phải tội đáng phải giết, đáng phải trị.
    Bậc hào kiệt nghe tin mà nghiến răng tức giận, người trung nghĩa thấy thế mà trong dạ đau thương. Nó đảo lộn hết lẽ thủy chung, trí cỏn con mà đòi mưu lớn. Ta điển chương phép tắc còn đó, gây phản nghịch luật pháp không tha. Không ra oai thì nó không chừa, trừ tàn bạo mưu di cũng trị.
    Trẫm thể lòng thượng đế, nối chí vua cha. Giết kẻ thù chín đời theo nghĩa Xuân Thu , định mưu kế vạn toàn cho yêu đất nước. Cứu muôn dân thoát khỏi vòng điêu đứng, dẹp nước loạn đã trái đạo lâu năm. Đánh phản nghịch, cứu sinh dân, thánh triết phải tỏ bày uy vũ; trồng mầm nhân, nhổ cội ác, đất trời cũng lấy đó làm lòng.
    Bởi vì Di, Địch xưa là mối lo cho nước, cho nên thánh vương khi trước, cung nỏ phải ra oai. Cửu Lê loạn đức, hoàng đế phải dùng binh , Tam Miêu bất kính, Đại Vũ gọi quân sĩ . Tuy dụng binh là điều thánh nhân cựa chẳng đã, nhưng lập pháp cốt để bọn ngoan ngu phải hay. Sương mù sao che nổi ánh mặt trời, giường mình há để kẻ ngoài nằm ngáy.
    Ta đã chọn hàng loạt tướng tài, đã mộ vô vàn quân giỏi. Tỳ hổ vạn người, thuyền ghe ngàn dặm. Binh sĩ trăm lần dũng cảm, người người chỉ một quyết tâm. Ai cũng nắm tay đua nhau lên trước, tuân lệnh đợi lúc ra tay. Nguyện xin đắp cồn chôn xác giặc, mong cho sử sách mãi ghi công. Ra quân có danh nghĩa, phạm tội quyết không tha.
    Trẫm chỉ huy cờ võ, hiệu lệnh binh thần. Kính đem mệnh lệnh của trời, làm việc đánh giết kẻ ác. Bóng cờ rợp đồng nội, như mây cuốn như gió bay; lưỡi búa loáng trên không, tựa nắng chang, tựa sao chói. Dễ dàng như bóc mo nang, thuận lợi như bẻ cành mục. Giặc tận mắt nhìn, sấm sét gấp bung tai nào kịp, quân đi trên chiếu , lửa bừng bừng vèo cháy mảy lông. Công một buổi sẽ hoàn thành, hận trăm đời sẽ rửa sạch. Lại vì dân trừ loài sâu độc, chẳng để giặc cho con cháu đời sau. Khinh Vũ Đế nhàm võ không thôi, khen Văn Vương mở mang bờ cõi .
    Ôi! giặc cùng mổ dê không máu ; nên học xưa tháng 6 ra quân , Cõi Nam thấy lợn lấm bùn chẳng đợi 7 tuần phục. Bá cáo trong nước, cho mọi người nghe
    __Duc__No_____ thích bài này.

Chia sẻ trang này