1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    vai trò của người Hoa trong công cuộc nam tiến:
    Vào năm 1679 tức năm Khang Hy thứ 18 nhà Ðại Thanh có di thần của nhà cựu Minh bên Tàu vì không chấp nhận quân Thanh triều đến xin hàng phục nhà Nguyễn. Bọn di thần nhà Minh gồm có Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Ðịch, Phó tướng Hoàng Tiến, và Tổng Binh các phủ Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình mang 3000 binh lính thủ hạ và gia quyến trên 50 chiến thuyền đến cửa Tư Dung và Ðà Nẵng xin được làm thần dân của chúa Nguyễn.
    Vào thời điểm nhóm người Hoa xin tị nạn, biên giới Việt–Champa phía Nam còn dừng lại ở sông Phan Rang, cho nên chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho người đưa thư đến Ang Nan (vị phó vương đang được chúa Nguyễn bảo vệ) yêu cầu chia cấp đất cho họ vào làm ăn sinh sống quanh vùng đất Sài Gòn và Ang Nan đã đồng ý. Vậy là, nhóm Trần Thượng Xuyên đến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Biên Hòa) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar (Mỹ Tho) vì lúc này đất Biên Hòa Bến Nghé Sài Côn Mỹ Tho… trên danh nghĩa chỉ là đất mượn của Chân Lạp.
    Ban đầu nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân[6] (ngày nay thuộc Biên Hòa) lập nghiệp. Khi đó, vùng đất này còn là rừng rú. Vốn là người ở vùng Đông Nam Trung Quốc, thạo nghề mua bán và công nghệ, họ đã phát hiện ra Cù lao Phố, một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai), trải dài trên 7 dặm, bề ngang bằng 2/3 bề dài. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy, có thể ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, và phía Nam có thể ra biển Cần Giờ hay sang tận Cao Miên.
    Cho nên một phần lớn nhóm người Hoa, đã chuyển từ Bàn Lân đến Cù lao Phố. Và cùng với nhóm lưu dân người Việt đến trước, Trần Thượng Xuyên và lực lượng của mình tiến hành khai khẩn quy mô lớn. Với biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu ông đã biến vùng đất hoang sơ trở thành thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định, tức Nam bộ ngày nay.
    Từ sự phát đạt của thương nghiệp đã lôi kéo những ngành nghề thủ công khác đến như: dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo …
    cùng bên cạnh đó Nhóm Dương Ngạn Địch đến Mỹ Tho cho dựng nhà cửa, họp người Kinh, người Di, kết thành làng xóm. Sau đó dựng 9 trường biệt nạp là Quy Ang, Duy Hoá, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Gian Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Cạnh, Tân Thạch; cho dân lập ấp khai khẩn ruộng đất cày cấy lại lập thành trang trại, man, nậu, nhân dân đều theo nghề nghiệp của mình làm ăn để nộp thuế.
    hong tục của Định Tường-Mỹ Tho cũng giống Gia Định, nhưng vật lực có hơn, cho nên cũng ham vui và thích chơi nhiều hơn. Phục sức xa xỉ cũng hơn., phụ nữ nuôi tằm, dệt vải cũng hơn, mà nhà nông cày cấy cũng hơn.
    Nhờ đợt di cư này mà ảnh hưởng của nhà Nguyễn tại đất Thủy Chân Lạp ngày càng to tát. Các tướng nhà Minh giờ làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Họ cũng góp phần xông pha trận mạc mở rộng lãnh thổ cho nhà Nguyễn, nổi bật là Thống Binh Trần Ðại Ðịnh con của Trần Thượng Xuyên triều chúa Ninh Vương. Người Minh vốn cùng văn hóa với người Việt nên hợp nhau khai hoang khẩn đất, lập chợ, xây dựng phố phường, buôn bán tấp nập. Những nơi như Gia Ðịnh, Biên Hòa, Thủ Ðức, Cần Thơ không mấy chốc trở nên sầm uất vô cùng. Triều đình nhà Nguyễn lại được dịp có thêm dân thêm đất và thêm thuế thu nhập.
    9 năm sau phó tướng của Hoàng Tiến là Dương Ngạn Địch giết ông này và cướp vị trí chủ tướng. Hoàng Tiến giết chủ tướng là Dương Ngạn Ðịch ở Mỹ Tho rồi tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai Tướng Quân thống lĩnh quân sĩ Long Môn người Minh đóng đồn ở Ðịnh Tường. Hoàng Tiến thả quân qua Cao Miên cướp của giết người. Vua Cao Miên là Nặc Ông Thu bất bình vì việc làm sai quấy này và ngờ là chủ ý của Thiên Vương nhà Nguyễn. Vua Nặc Ông Thu quyết định bỏ triều cống và chuẩn bị binh lính chống lại triều đình nhà Nguyễn.
    Nhân cơ hội này Tháng Giêng năm 1690 Chúa Nghĩa sai lão tướng là Vạn Long mang quân đến Rạch Gầm dàn trận. Vạn Long dùng kế bắt được Hoàng Tiến rồi xua quân qua Cao Miên đánh thốc tới Nam Vang và Long Úc (thành Oudong). Vua Cao Miên cả sợ dâng 30 thớt voi, 150 lạng vàng, 600 lạng bạc, 6 con tê giác để xin hòa và giữ lệ triều cống như xưa. Quan quân nhà Nguyễn rút về Phú Xuân tháng 8 năm đó.
    sau đó Năm 1698 chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi đánh Cao Miên và kinh lược mấy tỉnh miền nam. Lễ Thành Hầu chia cắt giới phận, canh cải địa điền, kiểm kê nhân khẩu, lập sổ đinh điền cho có nề nếp. Lúc đó toàn miền nam có dân số 40,000 gia đình (hộ) đất đai mở ra 1000 dặm. Thành quả này đạt được trong vòng 70 năm.
    sự xuất hiện của Nguyễn Hữu Cảnh đánh dấu quyền kiể soát vùng đất đông nam bộ chính thức thuộc về Đại Việt. Từ đấy, Nguyễn Hữu Cảnh đã ra sức ổn định dân tình, hoạch định cương giới xóm làng, lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để quản trị. Nha thuộc có 2 ty là Xá sai ty (coi việc văn án, từ tụng, dưới quyền quan Ký lục) và Lại ty (coi việc tài chính, do quan Cai bộ đứng đầu). Quân binh thì cơ, đội, thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hộ vệ. Đất đai mở rộng ngàn dặm, cho chiêu mộ lưu dân từ Bố Chánh châu trở vô, đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, điền và lập bộ tịch đinh điền. Từ đó con cháu người Hoa ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi ghép vào sổ hộ tịch Từ đó người Thanh ở buôn bán đều thành dân hộ [của ta].
    Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu (Ang Saur, có sách ghi Nặc Ong Thu - Chey Chettha IV) đem quân tiến công Đại Việt. Trước đó, năm 1689, anh trai của Nguyễn Hữu Cảnh là Nguyễn Hữu Hào đã theo lệnh chúa Nguyễn đi bình định Nặc Thu nhưng không thành công.
    Chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh, cùng với Phó tướng Phạm Cẩm Long, Tham tướng Nguyễn Hữu Khánh đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an dân. Và thủy binh của Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến thẳng đến thành La Bích (Nam Vang), đánh tan quân của Nặc Thu.
    Sau khi vua Chân Lạp qui hàng, Nguyễn Hữu Cảnh cho thuyền ghé lại thăm nom, khích lệ dân chúng, dù Khmer, Hoa hay Việt, hãy cùng nhau gìn giữ tinh thần thân thiện, tắt lửa tối đèn có nhau. Những hành động khoan hòa, thiết thực, những cử chỉ ưu ái thật lòng của ông đã làm cho đồng bào vô cùng cảm mến.
    Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao (sử cũ gọi Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc, sau dân địa phương nhớ ơn ông, nên gọi là Cù lao Ông Chưởng.
    đến 1700 gần như trọn vẹn đất đông nam bộ và 1 phần nam bộ đã thuộc quyền quản lý của Đại việt
    [​IMG]
    Lãnh thổ Đại Việt năm 1708 khai phá đến vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang ngày nay
    __Duc__No_____soccer thích bài này.
  2. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Năm 1671 có người Minh tên là Mạc Cửu quê ở Lôi Châu, Quảng Ðông mang gia quyến binh lính 400 người và 10 chiếc thuyền di cư sang Thủy Chân Lạp đổ bộ lên bờ biển Panthaimas vịnh Thái Lan. Mạc Cửu đến Oudong xin yết kiến vua Nặc Ông Thu và ở lại hợp tác giữ chức Óc Nha cho đến năm 1681. Lúc ấy thấy chính sự Chân Lạp rối ren, ông xin vua Chân Lạp cho đi khai khẩn vùng đất hoang Panthaimas. Vua thuận cho. Mặc Cửu chiêu tập đám cướp biển lại mở sòng bạc, chiêu mộ dân phiêu bạt chạy trốn nhà Thanh về lập nên 7 xã là: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Konpong Som), Sài mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Ngoài ra còn có người Ấn Ðộ, người Nam Ðảo, người Kinh, người Thái, người Cao Miên đến sinh sống. Thủ phủ đặt tại Hà Tiên tức Căn Khẩu. Mạc Cử đặt tên vùng đất của mình là ‘Căn Khẩu Quốc’. Lãnh địa này thuộc Chân Lạp nhưng vua Chân Lạp không đủ sức cai quản nên được qui chế tự trị. Không bao lâu Căn Khẩu Quốc của Mạc Cửu trở nên giàu có, người đi vào buôn bán, cờ bạc, đổi chác tấp nập.
    Thấy kinh tế vùng Căn Khẩu nổi lên như sóng vua Xiêm chuẩn bị thôn tính vùng đất này. Năm 1678 quân Xiêm tràn sang cướp phá bắt Mặc Cửu và gia quyến về Muang Galapuri (Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau nhân lúc nước Xiêm có loạn ông mang quyến thuộc trốn về lại Căn Khẩu. Ông lại bắt tay khôi phục lại Căn Khẩu. Mạc Cửu nhiều lần xin triều đình Chân Lạp cứu nhưng Vương triều Chân Lạp lúc đó quá yếu, tự giữ mình còn không xong nên từ chối không thể giúp gì cho họ Mạc. Năm 1711 Mạc Cửu cùng tùy tùng là Trương Cầu, Lý Xá mang vàng lụa đến gỏ cửa Khuyết ở Huế xin thần phục chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Mạc Cửu được giữ chức Tổng Binh toàn quyền cai trị xứ Căn Khẩu mà không phải nộp thuế cho triều đình. Nghe được tin này vua Xiêm cho 20,000 quân tấn công Căn Khẩu quốc, một thuộc địa mới của nhà Nguyễn. Mạc Cửu thua chạy về Gia Ðịnh xin triều đình Huế cứu giúp. Quân Triều Nguyễn đánh đuổi người Xiêm đi và trả lại toàn vẹn đất đai cho Mạc Cửu cai trị nhưng đổi tên Căn Khẩu thành Hà Tiên Trấn với mục đích lưu lại dấu ấn của triều đình họ Nguyễn. Mạc Cửu chết con là mạc Thiên tứ thay thế cai quản Hà Tiên
    Mạc Thiên Tứ cai trị trấn Hà Tiên rất thịnh vượng. Tứ mở văn đàn làm thơ, phổ nhạc, vịnh phú, lập Chiêu Anh Các để chiêu nạp nhân tài. Về võ công Tứ cũng lẫy lừng không kém. Năm 1739 Tứ dẹp tan một trận tấn công của vua Cao Miên. Năm 1747 Tứ dẹp yên bọn cướp biển ở Long Xuyên
    [​IMG]
    Từ 1736 – 1739 Lãnh thổ Việt Nam mở rộng đến tận mũi Cà Mau như ngày nay
    __Duc__No_____soccer thích bài này.
  3. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Năm 1753 vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên (Ang Snguôn) hà hiếp người Chăm từ Chiêm Thành tị nạn Việt Nam qua Cao Miên đồng thời thông mưu với chúa Trịnh ngoài Bắc để đánh úp chúa Nguyễn đòi lại đất đai đã mất. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) sai Nguyễn Cư Trinh hưng binh đánh Cao Miên mùa hạ năm 1754. Binh triều đi tới sông Vàm Cỏ thì quân địch cả sợ ra hàng. Nặc Nguyên chạy ra Vĩnh Long. Ở vùng Vàm cỏ Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ người Chăm tị nạn bây giờ không nơi nương tựa có tới 10,000 người và hộ tống họ đi về Ðồng Tháp Mười (Tà Vô Ân). Ở đây phục binh của vua Cao Miên ùa ra đánh giết người Chăm chết mất 5000 người. Quân tiếp ứng của ông Thiện Chính đến không kịp để cứu. Về sau Vũ Vương gián ông Thiện xuống làm Cai Ðội. Nguyễn Cư Trinh cứu được 5000 người Chăm cho về định cư ở núi Bà Ðen, Châu Ðốc. Nguyễn Cư Trinh lại tuyển người Chăm khoẻ mạnh đưa cho khí giới thúc họ đi tiên phong đánh quân Cao Miên. Quân triều đi sau ủng hộ. Thanh thế to lớn nên vua Cao Miên bỏ chạy xuống Hà Tiên nhờ Thiên Tứ cứu mạng. Vua Cao Miên nhờ Tứ xin với Võ Vương cho dâng hai phủ Tầm Bôn (Gò Công) và Lôi Lập (Tân An) để chuộc tội. Chúa Nguyễn thuận cho và truyền cho nhập vào châu Ðịnh Viễn. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho vua Cao Miên Nặc Ông Nguyên về nước. Vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên băng hà năm 1758. Dòng họ vua Cao Miêntranh nhau làm vua. Mạc Thiên Tứ giúp cho Nặc Ông Tôn làm vua nên được tặng Tầm Phong Lâm (Meat Chruk) tức Châu Ðốc và Sa Ðéc. Nội chiến ở Cao Miên vẫn không dứt. Các vua Cao Miên lại sang triều Nguyễn dâng đất cầu cứu. Thế là Nặc Ông Thuận (Thommo Réchea) hiến Sóc Trăng, Bạc Liêu. Nặc Ông Tôn (Ang Tong) hiến hết đất từ núi Thất Sơn, Sa Ðéc, Kiên Giang và Long Xuyên về sau đều thuộc chủ quyền chúa Nguyễn.
    Quá trình nam tiến chính thức kết thúc
    [​IMG]
    bản đồ lãnh thổ Việt Nam vào năm 1757
    __Duc__No_____, warhorsessoccer thích bài này.
  4. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Vị trí của nước Thủy Xá và Hỏa Xá căn cứ Mộc bản nhà Nguyễn

    Theo Mộc bản sách Đại Nam thực lục thì nước Thủy Xá và Hỏa Xá xưa gọi là Nam Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lập cho con cháu vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn, ở phía tây núi Thạch Bi, cắt đất từ núi Thạch Bi trở về phía Tây ban cho. Nước có độ hơn 50 thôn, trong nước có núi Bà Nam rất cao, Thủy vương ở phía Đông núi, Hỏa vương ở phía Tây núi. Bản triều ta thời sơ quốc cho là địa giới giáp Phú Yên, nên 5 năm một lần sai người đến nước đó ban cho các phẩm vật.

    Tháng 4 năm 1840, vua Minh Mạng sai người đi xem xét bờ cõi, núi sông của hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá. Trấn Tây dâng sớ tâu: Hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá ở gần nhau, nếu đi từ phía Đông huyện Sơn Bốc, trải qua 15 hôm mới đến chỗ Quốc trưởng nước Thủy Xá ở. Đất ấy phía Đông giáp nước Hỏa Xá, phía Tây giáp huyện Sơn Bốc, phía Nam giáp man Đen Đen, phía Bắc giáp man Lai. Chỗ ở ba mặt có núi ngăn trở, một mặt là cánh đồng rộng, trong có nhà dân ước 100 nóc. Còn Quốc trưởng nước Hỏa Xá thì ở cách Thủy Xá ước độ 3 ngày. Đất của Hỏa Xá toàn là cánh đồng rộng, không có núi sông hiểm trở.

    Huyện úy Sơn Bốc tên là Liệt lại tâu: Đường đi từ huyện Sơn Bốc đến chỗ ở của Quốc trưởng Thủy Xá ước 6 ngày đường, cách chỗ ở của Quốc trưởng Hỏa Xá ước 2 ngày đường. Đất của Thủy Xá phía Đông giáp Hỏa Xá, phía Tây giáp Man Phủ Nôn và tiếp giáp các huyện: Sơn Phủ, Sơn Bốc, Quế Lâm, phía Nam và phía Bắc tiếp giáp các Lạc man không rõ đến tận đâu. Nơi ấy dẫu nhiều núi khe nhưng cũng thấp nhỏ, không rõ hình thể to lớn thế nào.

    Vua lại ban dụ cho người đi dò xét lần nữa thì đến tháng 12, Suất đội Nguyễn Văn Quyền của thuộc trấn Phú Yên tâu: Đất nước Thủy Xá, phía Tây giáp nước Hỏa Xá, phía Đông giáp đồn Phúc Sơn thuộc tỉnh hạt Phú Yên và giáp thuế Man ở Thạch Thành, phía Bắc giáp hoang Man ở Bình Định. Còn đất Hỏa Xá, phía Nam và Bắc đều giáp Lạc man. Giao giới của Thủy Xá và Hỏa Xá là hai quả núi đứng cao, địa thế như nóc nhà.
    __Duc__No_____soccer thích bài này.
  5. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Đời sống văn hóa của Thủy Xá và Hỏa Xá

    Theo Mộc bản sách Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập thì đời sống văn hóa của Thủy Xá và Hỏa Xá gần giống nhau. Rượu thì đổ lẫn với nước lã cho vào cái chum, lấy ống trúc hút vào uống. Trong nước không đặt quan chức, cũng không bắt lính đặt hình pháp. Dân không biết chữ, có vay mượn thì lấy dây thắt nút để ghi nhớ; cách sinh nhai thì chặt cây đào đất trồng cấy, không có cày bừa. Hàng năm không có nộp tô nộp thuế, Quốc trưởng cũng không trách thu. Khi Quốc trưởng muốn đi chơi, chỗ gần thì người đi theo độ 3, 4 người, chỗ xa cũng chẳng qua hơn 10 người, cưỡi 3 thớt voi, lấy nón lá che đầu, không có dù lọng.

    Về phong tục của Thủy Xá và Hỏa Xá, khi trai gái bằng lòng nhau, thì bên trai đưa đủ trâu rượu đến nhà gái, mời dân sở tại đến họp, thế là thành hôn. Đại ước ra ở riêng thì ít, đi gửi rể thì nhiều. Khi chết không quan quách, chỉ đặt lên trên giường. Họ hàng đến thăm, khóc viếng, mỗi người lấy một nắm cơm nhỏ nhét vào miệng người chết. Cơm nhét vào mồm đã đầy rồi, người sau đến lấy tay móc cơm cũ ra, cho cơm mới vào. Đủ ba ngày thì đưa thây và giường đi, đào huyệt chôn, đắp thành nấm làm lễ cúng rồi về. Con cháu áo mặc vẫn như thường, chỉ có trong 3 tháng phải xõa tóc, gặp ngày giỗ cũng đem phẩm vật ra cúng ở mộ.

    Phong tục của hai nước nói là đêm không nói là ngày, cứ thóc chín là 1 năm, không nói đến năm. Quan gọi là Lung, sứ giả không dám xưng là Lung, nên gọi là Ma.

    Về âm nhạc thì dùng 5 chiếc chiêng đồng lớn và nhỏ, 1 chiếc thanh la đồng, 1 chiếc trống, việc hiếu hỷ đều dùng cả.

    Tương truyền Thủy Xá có 2 khối đá và 1 đoạn roi mây, Hỏa Xá có 1 chiếc dao ngắn, được xem là vật rất thiêng đời đời truyền lại cho nhau, không rõ linh nghiệm thế nào mà không cho người khác đến gần để xem. Dân có ốm đau thì đem lễ vật nhỏ mọn đến cầu khấn là khỏi, người người đều cho là thần. Mọi người khi đến đền cúi lạy không dám trông thẳng, vì cớ là tục dân trọng việc quỷ thần.

    Hai Quốc trưởng của hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá chưa từng gặp nhau bao giờ, vì nếu gặp nhau thì có một người chết. Quốc trưởng tuổi già thì truyền cho cháu gọi bằng chú bác, chứ không truyền cho con.

    Thủy Xá và Hỏa Xá dẫu có quốc trưởng, nhưng không có quân lính, thành quách, tự cày lấy mà ăn, tự dệt lấy mà mặc, không khác gì các sách trưởng. Chỉ có nêu tiếng thần thánh để nương nhờ, được mọi người tôn lên, dân Man phụng thờ như bậc thần linh mà thôi. Còn quyền sinh sát, việc tranh đấu đều do ở sách trưởng tự chuyên, Quốc trưởng không dự đến. Tương truyền khi mưa dầm mà cầu đảo thì mưa, nên gọi là Thủy vương. Chỗ ở của Quốc trưởng Hỏa Xá 3 mặt đều núi, một mặt cách đồng rộng, dân cư ước độ hơn trăm nóc nhà, gian giữa đặt cái giường tre, hai bên cắm dù lọng, chiêng trống treo ở giá, bên tả để 1 cái đồng hồ lớn, 1 cái bình đất, 2 cái bành voi bành bò, 1 cái hộp sơn khảm xà cừ, 2 cái mâm bồng sơn. Quốc trưởng Hỏa Xá người hơn 70 tuổi, đầu bịt khăn vải trắng, mình mặc áo vải trắng, dưới mặc quần vải hở cả đùi và đầu gối.

    Ở giữa có một cái nhà sàn, Quốc trưởng ngồi giường bằng tre, mặc áo màu vàng thêu đầy hoa, đội khăn nhiễu màu xanh, mặc quần vải trắng; bên tả hai cái nhà sàn thờ cúng thần kỳ. Khi Quốc trưởng sai khiến làm việc, chỉ dùng người thân, không có binh giáp. Nước có việc thì họp dân làm binh, mang dao, vác nỏ, không việc thì giải tán về ruộng làng. Trị nước không có pháp luật hình phạt. Phàm thuộc man trái lệnh thì Quốc trưởng trù ếm cho dịch lệ và hỏa tai rất ứng nghiệm, cho nên dân man sợ như thần, dân có thịt rượu dâng Quốc trưởng thì đánh chiêng đánh trống, tay múa, chân nhảy làm lễ thờ vua. Phong tục tin ma quỷ, có đau ốm thì chỉ biết cầu đảo mà thôi. Tính quen nắng, giỏi bắn cung, dân cư nhiều mà gạo thì ít, họ khai khẩn núi rừng, chỉ trồng khoai, ngô, bông sợi, dưa bí để đổi chác cho người buôn.

    Khi vua Minh Mạng sai sứ đến hai nước ấy tặng phẩm vật, thì Quốc trưởng hai nước ấy đều họp dân Man lại khoảng vài chục người, mổ một con trâu. Sứ thay phiên vương cúng thần, cầu khẩn. Cúng xong, Quốc trưởng đem thịt trâu cho mỗi người 1 bát rồi nói rằng: Không ăn thì có sự đau ốm. Khi sứ về, hai Quốc trưởng gửi Phiên vương gạo nếp và vừng mỗi loại đều 2 bầu và sáp ong đều 1 phiến. Quốc trưởng lấy phiến sáp ấy hơ lửa rồi in bàn tay lên trên, dặn rằng nếu gặp gió to, mưa lớn, nắng dữ, hoặc binh đao, tật bệnh, thì lấy miếng sáp ấy đốt làm 2 cây đèn, kêu cầu Thủy vương (vua Nước), Hỏa vương (vua Lửa) cùng phù hộ, rồi lấy gạo, vừng ấy đều 1 nhúm ném tản mát các nơi, thì đều được thỏa nguyện.
    __Duc__No_____soccer thích bài này.
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    Từ năm 1830-1834, vua Minh Mạng cho sáp nhập các vùng đất của các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên, ngày nay nhưng Vua vẫn cho 2 quốc vương thủy xá hỏa xá này hưởng quy chế tự trị
    Mối bang giao giữa triều Nguyễn và hai nước Thủy Xá, Hỏa Xá

    Bản triều ta buổi đầu cho là địa giới của Thủy Xá và Hỏa giáp Phú Yên, nên 5 năm một lần sai người tới nước đó cho các phẩm vật như áo mũ gấm, nồi đồng, xanh đồng và đồ sứ như chén dĩa. Hai nước được ban phẩm vật liền mang các vật phẩm của địa phương như kỳ nam, sáp vàng, lộc nhung, ******* và voi đực sang dâng.

    Năm Tân Mùi, Thế Tông Hoàng đế năm thứ 13 (1751), hai nước đến cống, vua hậu đãi rồi cho về. Về sau họ cứ theo lệ thường, đến cống. Tới khi có loạn Tây Sơn, hai nước không đến cống nữa. Đầu năm Gia Long, sứ hai nước đến Phú Yên nộp lễ vật, vua thết đãi sứ giả rồi cho về.

    Minh Mạng năm đầu, Quốc trưởng Thủy Xá là Ma Ất sai sứ mang các vật đã được ban cho là đồng thau, sáp vàng làm tin, tới bảo Phúc Sơn, trấn Phú Yên, nộp lễ vật xin cống. Năm Nhâm Ngọ, Minh Mạng thứ 3 (1822), Ma Ất chết, việc sang cống không làm xong. Năm Quý Mùi, Minh Mạng thứ 4 (1823), người trong nước suy tôn em của Ma Ất là Ma Mú lên làm vua, Ma Mú cố từ chối, chỉ tạm thay làm việc nước. Ma Mú lại sai sứ xin cống nhưng chưa đi thì Ma Mú chết, em Ma Mú là Ma Lam nối dựng, thường muốn sang thông hiếu nhưng không tìm được người để sai đi sứ.

    Tháng 3 năm Kỷ Sửu, năm Minh Mạng thứ 10 (1829), Thánh Tổ Nhân Hoàng đế cho rằng nước ấy không đưa lễ cống, nên sai Suất đội ở thuộc trấn là Nguyễn Văn Quyền đến dò xét tình hình. Khi Nguyễn Văn Quyền đến, Ma Lam rất mừng, tỏ bày hết tình hình, rồi sai bọn thuộc hạ là Ma Diên, Ma Xuân đem một chiếc ngà voi theo Quyền xin thông hiếu giữ lễ cống. Trấn thần tâu lên, vua sai thưởng cho Quốc trưởng nhiễu màu đỏ, màu lam mỗi thứ một tấm, sa nam 20 tấm và bọn Ma Diên áo quần bằng sa, chừu, bạc lạng.

    Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nước Hỏa Xá sang cống, sứ đến Phú Yên, vua cho vào Kinh chào lạy và triệu vào ra mắt, vua hỏi: “Nay đến triều cống là tự bởi lòng thành của Quốc trưởng, hay người trong nước đều muốn cả”. Sứ thưa rằng: “Quốc trưởng tôi đã lâu vẫn mến đức hóa của thiên triều, lại nghe người già ở trong nước nói nếu đem lòng thành thần phục thượng quốc thì nhân dân yên vui, thóc lúa được mùa, nên từ Quốc trưởng cho đến thần dân đều muốn thần thuộc để nhờ phúc thừa”. Vua sai ban thưởng rồi cho về. Vua lại định ra kỳ cống hiếu, lấy những năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu làm mức, 3 năm một lần sai sứ sang cống. Phẩm vật tiến cống là 2 chiếc ngà voi, 2 chiếc sừng tê. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), sứ sang cống, vua cho sứ thần bộ áo đại triều thất phẩm, bắt phải diễn tập và quỳ lạy ở sân rồng. Sứ giả làm đều hợp lễ tiết. Vua khen ngợi, ban dụ cho bộ Lễ rằng: “Nước họ ở mãi phương xa hẻo lánh, thắt nút dây làm việc chính trị, tự cày cấy lấy mà ăn, phong tục còn giữ thói cổ chất phác. Nhưng người đã có tóc có răng, tính trời sinh ra cũng có hiểu biết, man di thành trung hạ, cũng nên lấy lễ nghĩa bảo ban cho họ, thời dẫu đến loài có vảy có mai cũng có thể đổi thay mà mặc áo xiêm được; huống hồ nước ấy gần đây dốc lòng sửa chức cống, biết rõ nghĩa vua tôi, tỏ là nước có đạo. Vậy Quốc trưởng nước ấy tên là Lam, chuẩn cho họ là Vĩnh tên là Bảo. Các chiếu sắc viết thẳng là Hỏa Xá Quốc vương, để biết có đầu mối danh phận. Còn sứ thần tên Duyên thì cho họ là Lĩnh, tên Tài thì cho họ là họ Kiệu; lại thưởng thêm cho sa lụa có thứ bậc khác nhau”.

    Tháng 11, năm Minh Mạng thứ 18 (1837), gặp ngày thất tuần đại khánh tiết (mừng thọ 70 tuổi) của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, nước ấy sai sứ mang phương vật tới kính chúc thọ, hậu cho ăn yến và ban thưởng rồi cho về. Tháng 12, Quốc vương Vĩnh Bảo chết, người trong nước theo phong tục lập cháu gọi bằng cậu là Liệt nối làm Quốc trưởng. Quốc trưởng sai sứ sang cống, vua ban cho vị vương mới nối theo họ Vĩnh, nhưng vẫn theo tên cũ là Liệt, cho rõ dòng họ, lại ban cho sắc thư và thưởng rất hậu.

    Tháng 4, năm Minh Mạng thứ 21 (1840), gặp lễ ngũ tuần vạn thọ đại khánh tiết (mừng thọ 50 tuổi) của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, nước ấy sai sứ mang 2 lễ là hạ phẩm và cống phẩm dâng lên. Vua nhận rồi bảo về.

    Tháng 2, Thiệu Trị năm thứ nhất (1941), vua chuẩn cho bộ Lễ bàn định cải chính lại quốc hiệu nước Thủy Xá (nguyên trước xưng lẫn với Hỏa Xá, nay đổi lại là Thủy Xá); rồi lại chuẩn cho Quốc trưởng nước Hỏa Xá là Ma Thát được mang họ Cửu, tên là Lại, cho hợp với Thủy Xá; kỳ tiến cống vẫn theo lệ năm Minh Mạng thứ 12, lấy các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu định 3 năm 1 lần đến cống, chuyển cho nước Thủy Xá sai sứ kính đệ cống phẩm (Thủy Xá 2 chiếc ngà voi, 2 cái sừng tê, Hỏa Xá 1 chiếc ngà voi, 1 cái sừng tê), đến tại hành cung Phú Yên bái vọng dâng cống lễ, đợi lĩnh sắc thư và nhận lễ vật về nước chia cho Hỏa Xá. Vua lại cho là hai nước trong lòng hâm mộ phẩm phục của triều đình nên đặc cách chuẩn ban cho. Tháng 6 năm ấy, vua ban cấp triều phục cho Quốc trưởng hai nước Thủy Xá và Hỏa xá sắc thư, vóc lụa.

    Tháng 6, năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), hai nước sai sứ sang cống, sứ đến Phú Yên rồi tâu: Hai nước bị đói kém, tật dịch, tình hình rất quẫn bách. Vua lấy làm thương, cho vọng bái ở hành cung Phú Yên rồi ban thưởng.

    Giáp Thìn, năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), mùa đông, tháng 12, vua ban lịch cho hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá. Vua xuống dụ rằng : “Nước Đại Nam ta, đức hóa thấm khắp, thanh giáo rộng ban. Khoảng năm Minh Mệnh, vua nước Thủy Xá là Vĩnh Liệt đã phụ thuộc vào nước Nam. Khi trẫm mới lên nối ngôi, vua nước Hỏa Xá là Cửu Lại cùng nước Thủy Xá cho sứ sang tỏ lòng thành, dâng lễ cống. Trẫm khen lòng hướng mộ ấy, đã cho sửa đổi quốc hiệu, cho tên hay, ban mũ áo, châm chước định lệ cống. Nay hai nước đã theo lễ chư hầu, đời đời làm phiên thần, lịch của triều đình đã ban cho, nên coi như dân một nước. Chuẩn cho từ nay trở đi, hằng năm phát cho một bản quan lịch, 50 bản dân lịch, giao cho tỉnh Phú Yên chuyển cấp, bắt đầu từ năm Thiệu Trị thứ 5”.

    Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), tháng 5, gặp lễ tứ tuần vạn thọ đại khánh tiết của Hiến Tổ Chương Hoàng đế, hai nước sai sứ sang cung tiến 2 lễ: Lễ vật chúc mừng và cống phẩm vật tiến cống. Vua thưởng cho bồi thần là bọn Sơn Thí, Kiệu Mộc triều phục ngũ lục phẩm hàng võ, mỗi người đều 1 bộ và ban yến thưởng. Từ đó hai nước cứ theo lệ thường, 3 năm 1 lần sang cống.

    Năm Kỷ Mão, Tự Đức thứ 32 (1879), vua hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá sai Sơn Ngôi, Kiều Tầm đến dâng lễ chúc mừng là 2 chiếc ngà voi, vua liền ban cho vua hai nước ấy sắc Dụ và phẩm vật gồm kim tiền hạng vừa có 2 con rồng, mỗi người 1 đồng; kim tiền có chữ “Vạn sự như ý”, mỗi người 1 đồng; ngân tiền phi long hạng lớn, hạng nhỏ đều 1 đồng; ngân tiền có 2 con rồng hạng nhỏ đều 1 đồng; tiền đồng lớn mỹ hiệu mạ bạc 10 đồng; sa vũ hoa sắc đỏ 2 tấm, sa hoa chính tơ 2 tấm; chén uống rượu bằng pha lê trắng đều 1 bộ, chén độc bạt sắc trắng vẽ vàng của nước Tây 4 cái; ấm pha chè bằng sứ vẽ hoa văn cây mẫu đơn và con phượng 2 cái; đĩa hạng vừa bằng đồ sứ hình bầu dục vẽ hình con voi, con hổ, cổ đồ, hoa cỏ 2 cái.
    Trong các lần tiến cống, nhiều lần sứ bộ chỉ đến Phú Yên dâng lễ cống và nhận tặng phẩm như các năm: 1803, 1822, 1842, 1855, 1859, 1868, 1878. Trường hợp các sứ giả được phép đến kinh, thì tỉnh Phú Yên phải chuẩn bị phương tiện đi lại và hộ tống họ từ Phú Yên ra kinh đô và ngược lại.


    Về chi phí cho cuộc hành trình đi về kinh đô, năm 1834, vua Minh Mạng quy định tiền thức ăn và tiền đi lại của đoàn đại biểu gồm:


    - 30 quan tiền đồng;


    - 1 con lợn, 5 con gà, 5 con vịt;


    - 20 giạ gạo nếp;


    - 5 giạ gạo trắng;


    - Cá ướp muối và nước mắm;


    - 1 vò rượu;


    Trầu và cau đầy đủ số lượng;


    + Phương tiện đi lại được ấn định bằng đường thủy.

    Sau khi nhận được cống vật, các vua triều Nguyễn bao giờ cũng tặng lại cho vua Thủy Xá, Hỏa Xá và các sứ thần một số phẩm vật có giá trị.


    Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), vua ban tặng vua Hỏa Xá 1 tấm sa có vôn màu xanh, 1 tấm sa có vôn màu đỏ, 20 tấm sa nam. Năm 1832, vua Minh Mạng quy định: tặng cho vua Hỏa Xá 2 mảnh gấm thêu kim tuyến thời nhà Tống, 2 cuốn sa tanh, 2 tấm nhiễu đen, 8 mảnh nhiễu địa phương, 10 tấm lụa địa phương, 1 tấm lụa thêu màu đỏ, 1 tấm lụa màu chàm. Ngoài ra, vua Hỏa Xá còn nhận thêm một số hiện vật quý như:


    + 1 bộ ấm trà phương tây;


    + 1 bộ đồ uống rượu bằng thủy tinh;


    + 1 cái hộp bằng thủy tinh có chân mạ vàng;


    + 1 hộp thủy tinh trang trí 2 biểu tượng nhỏ bằng đá.


    Đến năm Tân Sửu (1841) đời vua Thiệu Trị, tặng phẩm cho vua Thủy Xá được quy định:


    + Khăn nhiễu màu lam dài 8 thước,


    + Áo dài bằng sa dày, màu lam, màu trắng, một cặp;


    + Áo nhung vải trong lót lụa màu, tay hẹp, 1 cái;


    + Áo sa dày màu lam trắng, tay hẹp, 1 cặp;


    + Áo sa nam toàn tơ tay hẹp các màu, 5 chiếc;


    + Quần nhiễu màu lam hồng mỗi màu, 1 chiếc;


    + Quần lụa nam màu cánh kiến 2 chiếc;


    + Một bộ đồ uống rượu có 1 cái nậm, 3 cái chén, 1 cái khay.


    Đồng thời, vua nước Hỏa Xá cũng được nhận thêm:


    + Một cái khăn nhiễu màu lam dài 8 thước;


    + Áo dài bằng sa dày màu lam, màu trắng, 1 cặp;


    + Áo nhung vải trong lót lụa màu, tay hẹp, 1 chiếc;


    + Áo sa nam màu hồng mỗi màu, 1 chiếc;


    + Một bộ đồ uống rượu;


    + Mỗi vua được nhận 1 cặp áo hàm tam phẩm.


    Năm Kỷ Mão (1879) vua Tự Đức ban tặng phẩm cho Thủy Xá và Hỏa Xá kim tiền lưỡng long, kim tiền vạn sự như ý, ngân tiền phi long, ngân tiền lưỡng long, đồng tiền mỹ hiệu mạ bạc, sa vũ hoa sắc đỏ, sa hoa chính đỏ, chén độc bạc sắc trắng của phương Tây, ấm pha trà, chén đĩa bằng sứ, kim loại.


    Ngoài ra, các sứ bộ cũng được nhận một phần tặng phẩm như: Năm Giáp Ngọ (1834), vua Minh Mạng ban tặng cho sứ bộ Hỏa Xá bộ triều phục hàm “thất phẩm”; năm Đinh Dậu (1837) sứ bộ Hỏa Xá được vua Minh Mạng ban yến; năm Bính Ngọ (1846) đời vua Thiệu Trị, sứ thần Thủy Xá, Hỏa Xá được xem diễn trò ở nhà Duyệt thị.


    Nước Thủy Xá, Hỏa Xá không còn được gọi tên nữa mà thay vào đó là tên gọi vùng đất Tây Nguyên ngày nay. Y Di Y Ông, Di nghĩa là thủy; Y Vui Y Ông, Vui nghĩa là hỏa.
  7. soccer

    soccer Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.346
    Đã được thích:
    505
    Thanks Bác Atlast nhiều, các bài biên khảo và bản đồ Việt nam từng giai đoạn của bác rất hay và chi tiết ! Bác nên chuẩn bị lấy bằng Tiến sĩ nha ! :)
    __Duc__No_____ thích bài này.
  8. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    6.201
    Đã được thích:
    3.185
    em góp nhặt từ nhiều nơi thôi
    __Duc__No_____ thích bài này.
  9. Vangngayxua

    Vangngayxua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2017
    Bài viết:
    696
    Đã được thích:
    1.203
    Ông nào bem nik tôi đấy ehhehee
    __Duc__No_____ thích bài này.
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.188
    Đã được thích:
    5.587
    Ông Ất post link là được rồi, đâu cần phải copy paste hoành tráng thế này
    __Duc__No_____ thích bài này.

Chia sẻ trang này